Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự chương trình khối 8,9 bậ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự chương trình khối 8,9 bậc trung học cơ sở

.PDF
34
5809
81

Mô tả:

SÔÛ GIAÙO DUÏC & ÑAØO TAÏO ÑAÊK LAÊK PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG NĂNG Tác giả : TRần Thị Phương SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH KHỐI 8,9 BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ. Đắk Lắc , tháng 3 năm 2016 1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG NĂNG TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH KHỐI 8,9 BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ. Giáo viên : Trần Thị Phương Tổ : Ngữ văn. Đắk Lắc , tháng 3 năm 2016 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong quá trình phát triển tư duy của con người. Là môn học thuộc lĩnh vực xã hội , môn Ngữ Văn có vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người- nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm con người – biết yêu thương con người, hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái , tôn trọng lẽ phải , sự công bằng ,lòng yêu nước và đặc biệt biết phê phán , căm ghét cái xấu, cái ác. Bởi vậy nhà văn M.Gorki nói: “ Văn học là nhân học.” , có nghĩa văn học làm nảy sinh trong con người khát vọng hướng tới Chân- Thiện- Mĩ. Đồng thời Ngữ văn cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môm Ngữ văn tác động tích cực đến môn học khác và ngược lại học tốt các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn là mục tiêu cơ bản , là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Chính tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao đó mà môn Ngữ văn ở các bậc học nói chung và ở bậc THCS nói riêng chiếm một dung lượng không nhỏ với ba phân môn: Văn bản- Tiếng Việt – Tập làm văn. Đặc biệt phân môn Văn bản chiếm một khối lượng kiến thức lớn và một vị trí quan trọng trong chương trình trung học cơ sở. Bởi qua văn bản học sinh trực tiếp cảm thụ được giá trị của tác phẩm văn học.Trong đó tác phẩm là văn bản tự sự chiếm một khối lượng không nhỏ ,được bố trí rải rác chủ yếu ở tất cả các khối 6,7,8,9 .Để hiểu, cảm thụ được tác phẩm tự sự thì yêu cầu tối thiểu là học sinh phải tóm tắt được tác phẩm . Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì? Là trình bày lại nội dung của văn bản gốc theo một mục đích đã định trước . Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn hơn so với văn bản gốc . Việc lựa chọn thông tin để đưa vào văn bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích tóm tắt . Mục đích tóm tắt là nhân tố hàng đầu chi phối việc tóm tắt văn bản . Tuy nhiên văn bản tóm tắt phải mang tính khách quan , phản ánh trung thực văn bản gốc . Từ đó học sinh nắm được cái cốt lõi của câu chuyện. Nếu khi học văn bản tự sự giáo viên không định hướng cho học sinh có kĩ năng tóm tắt thì học sinh khó hiểu hoặc thậm chí không hiểu được giá trị của tác phẩm trong quá trình đọc , hiểu văn bản tự sự hoặc khi học xong không nhớ được cốt truyện sẽ lẫn lộn sự việc của văn bản này với sự việc của văn bản khác , làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bài học nói riêng và chất lượng bộ môn nói chung. Bởi vậy Rudis chollaer – một chuyên gia giáo dục người Bỉ có nói : “chất lượng dạy học không có hiệu quả thì mọi phương sách cải tiến giáo dục chỉ lãng phí thời gian mà thôi”. Trong thực tế giảng dạy tác phẩm tự sự , giáo viên luôn yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản trước khi đọc – hiểu văn bản , nhưng số lượng học sinh tóm tắt đúng , đủ theo yêu cầu còn hạn chế, phần lớn các em còn lúng túng trong khâu tóm tắt hoặc không tự tin khi tóm tắt . Mặt khác , các tác phẩm tự sự càng lên lớp trên thì dung lượng sự việc càng dài , càng phức tạp hơn, nếu học sinh không tóm tắt được thì gặp khó khăn cho các em trong quá trình cảm thụ văn bản . Xuất phát từ những lí do trên, là giáo viên dạy văn tôi luôn suy nghĩ , trăn trở để tìm ra giải pháp tối ưu giúp học sinh nhớ kĩ, nhớ lâu về nội dung tác phẩm tự sự. Với kinh nghiệm qua quá trình dạy - học tác phẩm tự sự , tôi quyết định mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng trong dạy- học với đề tài : “ Một số biện 3 pháp rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự chương trinh khối 8, 9 –Bậc Trung Học Cơ Sở” I. 2. MỤC TIÊU , NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. * Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài là rèn luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự để tiết dạy- học văn bản tự sự học sinh dễ dàng ghi nhớ , hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản tự sự trong phần đọc – hiểu văn bản.Đồng thời qua đó khơi gợi được hứng thú cho các em trong giờ học ngữ văn nói chung và học tác phẩm tự sự nói riêng và giúp các em vận dụng kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự để kể cho người khác nghe, để minh họa cho một ý kiến, một sự việc nào đó của mình trong cuộc sống. * Nhiệm vụ của đề tài. Với mục tiêu như đã trình bày trên, tôi chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm: : “ Một số biện pháp rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự chương trinh khối 8, 9 –Bậc Trung Học Cơ Sở ” với hi vọng sẽ giúp giáo viên đạt được mục tiêu của dạy học tác phẩm tự sự , và học sinh sẽ ghi nhớ lâu nội dung của văn bản tự sự , giúp các em cảm thụ tác phẩm tốt hơn. I. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Phú Xuân I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Phương pháp dạy văn là vấn đề chung trong nhà trường THCS.Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu một phạm vi hẹp thuộc phân môt Văn bản. Đó là: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự chương trinh khối 8, 9 –Bậc Trung Học Cơ Sở”. I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học tác phẩm tự sự: + Sách giáo khoa, sách tham khảo + Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn. - Vận dụng phương pháp khảo sát , năm bắt tình hình , phân tích, phát hiện và những đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn dạy-học tác phẩm tự sự trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp cho vấn đề. II. PHẦN NỘI DUNG. II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. - Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa được ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QD-BGD & ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT . - Thực hiện nghị quyết số 04/2001/ CT-TTG của Thủ Tưởng chính phủ Nguyễn Tẫn Dũng về đổi mới chương trình giáo dục . Trong những năm gần đây toàn ngành giáo dục đã và đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và có định nghĩa nêu rằng : “ Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong chỉ đạo , tổ chức nhằm giúp cho học sinh chủ động đạt được mục tiêu dạy học.” Trong những năm qua các bậc học nói chung và bậc Trung học cơ sở nói riêng trên toàn quốc ngày càng có nhiều tiết dạy có chất lượng góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Đạt được điều đó đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Ngữ văn nói riêng không ngừng rèn luyện , trau dồi kiến thức , tìm ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy để giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn hơn. Từ đó góp phần đào 4 tạo cho đất nước những công dân có ý thức tu dưỡng , sống có lí tưởng, ước mơ hoài bão cao đẹp , có tấm lòng nhân ái hướng tới Chân- Thiện- Mĩ. Dạy và học phân môn văn bản cũng như các môn học khác , trong quá trình dạy – học học sinh phải tích cực , chủ động biến quá trình lĩnh hội kiến thức thành quá trình tự học tập, còn người giáo viên thì giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt dộng lĩnh hội của học sinh. Theo phương pháp dạy học này thì người giáo viên phải tích cực hóa hoạt động của người học, tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh đều tìm hiểu, phân tích , suy nghĩ và tự nhận ra tri thức của bài học một cách chính xác . Trong một giờ dạy, giữa nội dung và phương pháp dạy - học luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau . Mỗi bài dạy, mỗi mục dạy và mỗi đơn vị kiến thức đòi hỏi phải có một phương pháp dạy học phù hợp. Văn bản tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện , biến cố và hành vi con người . Ở đây tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu vào sự kiện và hành động của nhân vật, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình , khiến cho người đọc có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định, đang tồn tại , phát triển , không phụ thuộc vào tình cảm , ý kiến người viết. Để hiểu được nội được nội dung phản ánh , để phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự thì điều quan trọng đầu tiên là phải tóm tắt tác phẩm tự sự . Có thể xem tóm tắt tác phẩm tự sự trong quá trình học văn bản tự sự là yêu cầu có tính chất tạo nền , là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn đề khách quan của tác phẩm. Cách tóm tắt tác phẩm tự sự thể hiện mức độ thâm nhập tác phẩm , năng lực bao quát và khả năng diễn đạt cô đúc, gãy gọn của người tóm tắt. Tuy nhiên qua những tiết giảng dạy văn bản tự sự một bộ phận giáo viên còn xem nhẹ việc tóm tắt hoặc tự tóm tắt luôn cho học sinh nghe để nhanh đi vào phần tìm hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm tự sự, khiến tiết học trở nên tẻ nhạt , học sinh hiểu tác phẩm mơ hồ, không hứng thú dẫn đến bài dạy không thành công như mong muốn. Vì vậy để thành công trong giảng dạy tác phẩm tự sự thì giáo viên cần rèn cho các em kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự là vô cùng cần thiết. II.2 THỰC TRẠNG. a. THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN. * Thuận lợi. - Luôn được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Krông Năng đã mở các lớp tập huấn chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục. - Bên cạnh đó , lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và coi chất lượng giảng dạy là mục tiêu hàng đầu trong công tác chuyên môn. Thường xuyên dự giờ thăm lớp , mở chuyên đề chuyên môn, sinh hoạt tổ.... để trao đổi nâng cao chất lượng dạy học. Không những thế, các trang thiết bị được trang bị đầy đủ như các sách tham khảo, máy chiếu , tranh ảnh góp phần thực hiện tốt cho công tác dạy và học. - Được sự quan tâm của Hội phụ huynh học sinh và gia đình các em. - Đặc biệt hầu hết trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn , giáo viên trẻ, nhiệt tình , tâm huyết với nghề. Yêu nghề, yêu học sinh , luôn tìm tòi những giải pháp phù hợp để giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. - Bản thân học sinh cũng muốn được vươn lên , cố gắng nhiều làm tốt bài tập theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy cô giáo. * Khó khăn. 5 - Phần lớn các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ chưa thực sự quan tâm , động viên, nhắc nhở các em học tập mà giao khoán việc học cho các em,cho nhà trường. Chính điều đó dẫn đến không ít em hổng kiến thức cơ bản do chưa có ý thức tự giác cao trong học tập còn ham chơi. - Hiện nay do xu thế xã hội , đa phần các em chỉ dành thời gian cho các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên , dần dần dẫn đến các em không còn hứng thú với các môn học khoa học xã hội trong đó có môn văn nên khó phát huy được sự sáng tạo trong học tập của các em ở các môn này. - Phân môn văn bản nói chung và thể loại văn bản tự sự nói riêng để cảm thụ được tác phẩm văn học thì ngoài lí trí ra còn phải có một tâm hồn, trái tim nhạy cảm và sự hứng thú , nhưng phần lớn các em chỉ học đối phó để hoàn thành chương trình gây khó khăn không ít cho giáo viên trong quá trình dạy tác phẩm tự sự . Đặc biệt học sinh lười đọc tác phẩm , học theo kiểu “ Cưỡi ngựa xem hoa” nên việc yêu cầu tóm tắt tác phẩm tự sự đối với các em trong tiết học là một vấn đề khó khăn. Điều đó làm cho chúng tôi – những giáo viên dạy Ngữ văn thực sự trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu để góp phần hạn chế khó khăn trên. b. THÀNH CÔNG - HẠN CHẾ. * Thành công: Áp dụng nội dung sáng kiến trong quá trình dạy lớp 8 và lớp 9 trường THCS Phú Xuân các em không những hiểu bài mà còn hứng thú trong tiết học .Các em biết vận dụng kiến thức bài học vào làm bài tập và viết văn. *Hạn chế: Tuy thời gian dành cho từng bài học tác phẩm tự sự là có hạn nhưng lượng kiến thức và sự tiếp thu của các em lại khác nhau . Bởi vậy giáo viên cần linh động phân bố thời gian hợp lí để đảm bảo yêu cầu tóm tắt đối với văn bản tự sự. c. MẶT MẠNH – MẶT YẾU. * Mặt mạnh: Khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy một số mặt mạnh như sau: - Đề tài phù hợp với thực tiễn, bổ ích và có hiệu quả. - Ở khối 8 và khối 9 khi dạy tác phẩm tự sự tôi áp dụng một số giải pháp trong đề tài đã tạo được hứng thú của học sinh. Các em thích tìm tòi , khám phá cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, các em đã thành công khi tóm tắt tác phẩm tự sự. * Mặt yếu: Do học lực của học sinh không đồng đều, nhận thức còn chênh lệch. Một số em chưa chịu khó chuẩn bị bài ở nhà nên ảnh hưởng nhiều đến khâu tóm tắt tác phẩm tự sự. d. CÁC NGUYÊN NHÂN, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG. * Nguyên nhân chủ quan: Đề tài thực sự không quá khó nhưng để thành công cần có sự chuẩn bị chu đáo , hợp lí của cả giáo viên và học sinh. * Nguyên nhân khách quan: Học sinh được khảo sát thuộc một trường nằm ở địa bàn nông thôn , có nhiều thôn cách xa trung tâm xã ; dân cư chủ yếu là dân di cư vào làm kinh tế mới nên điều kiện học tập của con em còn nhiều hạn chế. e. PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG MÀ ĐỀ TÀI ĐẶT RA. 6 Trong quá trình giảng dạy tác phẩm tự sự ở lớp 8 và lớp 9 , trước khi phân tích giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm tôi đều yêu cầu các em tóm tắt . Tuy nhiên , khi tóm tắt tôi nhận thấy các em thường gặp những hạn chế sau: - Các em thường nhầm lẫn giữa kể tác phẩm tự sự ( Thậm chí đọc thuộc) với tóm tắt tác phẩm tự sự dẫn đến mất thời gian , công sức vì ghi nhớ một cách máy móc. - Các em gặp khó khăn trong việc xác định sự việc chính dẫn đến tóm tắt thiếu sự việc cơ bản , trọng tâm ; không nắm khái quát được tác phẩm, dẫn đến khống nắm được cốt lõi của câu chuyện , nhớ sai sự việc , thậm chí học xong thì lẫn lộn giữa tên nhân vật của tác phẩm này với tên nhân vật của tác phẩm khác. - Khi viết văn bản tóm tắt, khọc sinh thường viết rườm rà “ Dây cà ra dây muống” dẫn đến khó hiểu và khó nhớ. - Một số trường hợp ít đọc thậm chí không chịu đọc tác phẩm cần tóm tắt mà chép ngay trong sách giải văn bản tóm tắt sẵn hoặc chờ nghe giáo viên tóm tắt dẫn đến không hiểu bản chất của sự việc cũng như tính cách nhân vật mà các em học vẹt như một cái máy. - Học sinh chưa phân biệt được hai cách tóm tắt văn bản tự sự: + Tóm tắt theo diễn biến cốt truyện ( theo bố cục). + Tóm tắt theo sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính. - Một số giáo viên khi dạy tác phẩm tự sự không trú trọng đến khâu tóm tắt, thường gọi một em khá giỏi đứng lên tóm tắt và giáo viên nhận xét nhanh chóng để đi vào phần phân tích tác phẩm, dẫn đến nhiều học sinh trung bình , yếu chưa nắm được nọi dung tóm tắt của văn bản nên khi đi vào phân tích các em này thường mơ hồ, khó hiểu và không hứng thú trong giờ học, làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy –học môn ngữ văn nói chung và phần tác phẩm tự sự nói riêng. - Một số giáo viên không chú trọng đến cách đọc, không bao quát lớp dẫn đến một bộ phận không nhỏ học sinh ngồi không chú ý đến bài, không đọc tác phẩm dẫn đến không hiểu tác phẩm, khả năng diễn đạt kém và không tóm tắt được tác phẩm.Trước thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo nghiệm về khả năng tóm tắt tác phẩm tự sự của học sinh ở các lớp 8, lớp 9 đem lại kết quả như sau: Trước khi chưa áp dụng đề tài: Đánh giá qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm về kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự của các em. Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu/ kém 8A 3% 24 % 58 % 15 % 8B 4,5 % 25 % 56,5 % 14 % 9C 2,5% 26 % 54,5 % 17 % 9D 1,5 % 22 % 61 % 15,5 % Từ kết quả số liệu khảo sát trên cho thấy số lượng học sinh biết tóm tắt theo đúng yêu cầu còn quá thấp , là một giáo viên dạy ngữ văn trung học cơ sở tôi vô cùng trăn trở , suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp các em học sinh tóm tắt tác phẩm tự sự.Tôi đã tìm tòi và vận dụng một số biện pháp rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự cho học sinh khối 8, khối 9 trong tiết học văn bản tự sự , tôi nhận thấy trong tiết học số lượng học sinh biết tóm tắt tác phẩm tự sự tăng lên, tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hiểu bà và đặc biệt là các em hứng thú hơn khi học tác phẩm tự sự. II. 3 . GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP. 7 a. MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP. Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( Bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật chính) của văn bản đó . Nội dung chính của văn bản tự sự chính là cốt truyện .Do vậy khi tóm tắt văn bản tự sự cần phản ánh trung thực nội dung của văn bản được tóm tắt thì mới giải mã được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm vào trong tác phẩm. Có nghĩa tóm tắt văn bản tự sự là cách giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó . Vậy làm thế nào để tóm tắt được văn bản tự sự? Để tóm tắt được tác phẩm tự sự trước tiên cần đọc kĩ tác phẩm để hiểu nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm . Chính vì vậy viện sĩ G. V. Stepanov đã viết: “ Nghĩa trong văn bản văn học là một thực tại đã được cải tạo một cách đặc thù gắn liền với chính văn bản ấy chứ không gắn với cái gì khác . Văn bản nghệ thuật truyền đạt được bằng “ Quan niệm ngữ nghĩa” . Đổi thay cách diễn đạt có nghĩa là kéo theo sự phá vỡ nghĩa của nó hoặc là tạo ra nghĩa mới.” ( Ngôn ngữVăn học- Thi pháp học- trang 149). Khi đọc và hiểu được văn bản giáo viên cho học sinh cần xác định nội dung chính cần tóm tắt , sau đó cần sắp xếp các sự việc chính theo một thứ tự hợp lí và cuối cùng là diễn đạt thành văn bản tóm tắt. Giáo viên cần lưu ý học sinh khi tóm tắt cần hạn chế tối đa sử dụng nguyên văn câu của tác giả , không được dùng lời thoại của nhận vật vào văn bản tóm tắt. Làm được như vậy, học sinh mới nắm được bao quát toàn bộ tác phẩm thì tiến trình đọc - hiểu văn bản nới thành công và tạo được hứng thú học tập ở học sinh. b. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP. Sau quá trình nghiên cứu đề tài này, bằng năng lực và kinh nghiệm của bản thân tôi xin trình bày cách thực hiện các biện pháp sau: * Đối với giáo viên: - Chuản bị tốt bài dạy kết hợp với kế hoạch dạy – học cụ thể, đặc biệt là khâu tóm tắt tác phẩm tự sự. - Chuẩn bị giải pháp tóm tắt phù hợp với nội dung từng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh :Giỏi- khá- trung bình- yếu- kém. * Đối với học sinh: - Cần phải chủ động học thập theo hướng dẫn của thầy cô. - Có ý thức đọc tác phẩm tự sự và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Trong tiết học, tích cực phát biểu để hoàn thiện văn bản tóm tắt. ( Có thể tóm tắt trực tiếp bằng lời nói hoặc tóm tắt bằng văn bản). * Các biện pháp thực hiện: b.1Giải pháp 1:Đọc văn bản và tóm tắt văn bản ngắn gọn. ( Giải pháp này thường dành cho học sinh khá , giỏi) b.1.1 Yêu cầu chung. - Học sinh cần đọc và nghiên cứu kĩ bài học ở nhà. - Giáo viên: Chuẩn bị bài chu đáo, phân bố thời gian tóm tắt cho phù hợp với từng bài học. b.1. 2 Cách tiến hành. - Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản . - Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. 8 - Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản tự sự vừa đọc. - Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. * Lưu ý: Giáo viên lưu ý học sinh có thể tóm tắt theo cốt truyện hoặc tóm tắt theo sự việc chính. Cách 1: Tóm tắt theo cốt truyện: Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn . Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự trưởng thành, đặc điểm của mỗi tính cách cũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách . Cũng nhờ cốt truyện , nhà văn tái hiện được các xung đột xã hội , dù đa dạng, mỗi cốt truyện đều trải qua một quá trình hình thành , phát triển và kết thúc. Muốn tóm tắt cốt truyện , học sinh cần phải nắm được các vấn đề sau: - Hoàn cảnh xã hội, thời kì lịch sử mà tác phẩm phản ánh, tái hiện. - Chủ đề của tác phẩm, vì cách tổ chức cốt truyện của nhà văn bao giờ cũng gắn với sự thể hiện có hiệu quả chủ đề tư tưởng của tác phẩm . Vì thế , hiểu chủ đề, ý đồ tư tưởng của nhà văn chúng ta mới định hướng đúng sự phát triển của cốt truyện cũng như nội dung của tác phẩm. Ví dụ: Văn bản 9 – tiết 16,17 : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Cách 1: Tóm tắt theo cốt truyện: Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản . Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản theo cốt truyện. “ Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về con đã biết nói . Một hôm, ra viếng mộ mẹ và xưng với con là cha, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối nào cũng đến. Trương buồn và ghen , đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối ngồi bên đèn với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường và nói : “ Bố Đản đến kìa.” Lúc đó mới biết mình lầm thì không kịp nữa. Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi dân ta . Vì thế mới có tình tiết chàng Trương gặp vợ một lần nữa, nằng ngồi trên kiệu hoa, lúc ẩn , lúc hiện , đa tạ tình chàng rồi từ từ biến mất.” Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. Cách 2: Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính . - Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản sảy ra với nhân vật chính . Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc. - Khi tóm tắt cần: + Đọc kĩ văn bản , xác định nhân vật chính và mối quan hệ giữa nhân vật chính với các nhân vật khác . Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm , có vai trò chi phối đối với các nhân vật khác và góp phần chủ yếu thể hiện nội dung , bộc lộ chủ đề của tác phẩm . Bởi thế chúng ta cần quan tâm đến những bước ngoặt trên đường đời nhân vật chính. + Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. - Tóm tắt các hành động , lời nói, tâm trạng của nhân vật chính theo diễn biến của các sự việc . Ví dụ: Văn bản 9 – tiết 16,17 : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản . 9 Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt theo nhân vật chính. “ Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương , là người con gái thùy mị, nết na tư dung tốt đẹp, nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực. Đất nước có chiến tranh , Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con, chăm sóc mẹ già . Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn một người cha khác mà đêm đêm vẫn đến , về đến nhà chàng mắng chưởi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng hết mực thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được tiên rẽ lối nàng trở thành tiên. Ở nhà, đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi là cha, Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ mình thì quá muộn. Ở dưới thủy cung Vũ Nương luôn hướng về gia đình , nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang, Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.” Bước 5 : Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.2 Giải pháp 2. Cho dữ kiện sẵn ( Nhân vật, nội dung chính, sự việc cơ bản) sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt. ( Áp dụng với học sinh trung bình, yếu). b.2.1. Yêu cầu chung: - Học sinh: Đọc bài, nghiên cứu kĩ trong quá trình chuẩn bị ở nhà. Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ kiến thức bài dạy, chuẩn bị sẵn dữ kiện phần tóm tắt ( Ghi vào bảng phụ hoặc dùng máy chiếu) b.2.2. Cách tiến hành: - Bước 1: Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản . - Bước 2: Giáo viên đọc mẫu – gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên treo bảng phụ các dữ kiến ( nhân vật , nội dung chính, các sự việc cơ bản). - Bước 5: Học sinh quan sát vào dữ kiện và tóm tắt. - Bước 6: Giáo viên nhận xét, chốt lại nội dung văn bản tóm tắt. b.2.3 Ví dụ: Văn bản 8. Tiết 9: TỨC NƯỚC VỠ BỜ Bước 1: Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản . Bước 2: Giáo viên đọc mẫu – gọi học sinh đọc văn bản. Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên treo bảng phụ các dữ kiện ( nhân vật , nội dung chính, các sự việc cơ bản). Cho các dữ kiện sau: - Nhân vật : Chị Dậu ( chính) , anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng. - Nội dung chính: Chị Dậu chăm sóc chồng và chống trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. 10 - Các sự việc: + Nhà chị Dậu nghèo, thiếu sưu thuế. + Anh Dậu bị đánh đập, được trả về như xác chết. Chị Dậu chăm sóc chồng. + Bọn cai lệ, người nhà lí trưởng xông vào tróc nã sưu thuế. + Chị Dậu van xin hết lời nhưng không được. + Chị liều mạng chống trả chúng. Bước 5: Dựa vào các dữ kiện trên, em hãy tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Trích Tắt Đèn” ? “ Gia đình chị Dậu nghèo và đang thiếu sưu thuế. Anh Dậu sau khi bị hành hạ , đánh đập được trả về rũ rượi như xác chết . Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng, được bà hàng xóm cho bắt gạo , chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì thình lình bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào tróc nã sưu thuế. Mặc cho chị Dậu hết lời van xin , cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu, tát chị Dậu. Thế là chị liều mạng chống trả chúng”. Bước 6: Giáo viên nhận xét , bổ sung ( nếu cần) và hoàn thiện bản tóm tắt. b.3 Giải pháp 3: Cho những dữ kiện ( Sự việc cơ bản gắn với nhân vật chính) sắp xếp lộn xộn, sau đó yêu cầu học sinh sắp xếp cho hợp lí để hoàn thành bản tóm tắt. b.3. 1. Yêu cầu chung: - Học sinh chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp. - Giáo viên: Nghiên cứu bài, chuẩn bị những dữ kiện phần tóm tắt ghi sẵn vào bảng phụ. b.3.2. Cách tiến hành: - Bước 1: Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên giới cho dữ kiến sắp xếp lộn xộn. - Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại để hoàn thành bản tóm tắt. - Bước 6: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.3.3 Ví dụ: Văn bản 8. Tiết 13,14: LÃO HẠC Bước 1: Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên giới cho dữ kiện sắp xếp lộn xộn. Dữ kiện sắp xếp lộn xộn như sau: a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “ cậu Vàng”. b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. e.Một hôm lão xin Binh Tư ít bã chó. g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. h. Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo. Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh sắp sếp các sự việc trên theo một trình tự hợ lí và viết hoàn thành văn bản tóm tắt. - Xắp xếp lại theo thứ tự: b ─> a ─> d ─> c ─> g ─> e ─> i ─> h ─> k . 11 - Học sinh viết hoàn thành bản tóm tắt: “ Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và con chó vàng .Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cung chiều nó như con, luôn miệng gọi “ cậu Vàng” . Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán cho để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốm phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bã chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bổng dưng chết- cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo và Binh tư hiểu ra tất cả , vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc. Bước 6: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.4 Giải pháp 4: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thành bản tóm tắt. ( áp dụng với đối tượng học sinh trung bình, yếu). b.4. 1. Yêu cầu chung. - Học sinh đọc bài, chuẩn bị kĩ bài học ở nhà. - Giáo viên chuẩn bị kĩ bài dạy, chuẩn bị dữ kiện phần tóm tắt( còn thiếu sự việc) vào bảng phụ và cho các đáp án để học sinh lựa chọn để điền vào sự việc còn thiếu. b.4. 2 Cách tiến hành. - Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2: Giáo viên đọc mãu- gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên cho dữ kiện tóm tắt còn thiếu sự việc quan trọng, sau đó học sinh chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thành bản tóm tắt. - Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung ( Nếu cần). b.4.3 Ví dụ: Văn bản 9. Tiết 61,62 . LÀNG Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bước 2: Giáo viên đọc mãu- gọi học sinh đọc văn bản. Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên cho dữ kiện tóm tắt còn thiếu sự việc quan trọng. Dữ kiện như sau: (GV cho treo bảng phụ đoạn văn tóm tắt hoặc dùng máy chiếu): Sau khi thực dân Pháp trở lại tái chiếm nước ta ( 1946) , Hồ Chủ Tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Giặc đánh lên Bắc Ninh , ông Hai và gia đình chấp hành lệnh tản cư . Trong những ngày buộc phải xa nhà , lúc nào ông cũng nghĩ và nhớ đến làng Chợ Dầu quê ông. Ông tự hào về sự giàu có, trù phú của làng, về phong trào du kích đánh Tây mà ông đã tham gia. Nghe …………………( 1)……………, ông Hai cảm thấy đau đớn ,nhục nhã vô cùng. Ông giận dữ, nguyền rủa những kẻ đã bôi nhọ truyền thống tót đẹp của làng. Khi đích thân ông chủ tich làng Chợ Dầu lên báo tin …………….( 2) ………... thì ông Hai mừng rỡ, vội đi báo tin cho mọi người rằng cái tin làng Chợ Dầu làm “ Việt gian” chỉ là tin đồn nhảm , tình yêu và niềm tự hào về làng của ông Hai càng tăng lên gấp bội. Bước 5: Giáo viên yêu cầu chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong 3 đáp án sau cho từng câu: Vị trí ( 1) giáo viên cho 3 đáp án sau: a. Báo dăng tin dân làng Chợ Dầu phản động ,làm Việt gian cho Pháp. 12 b. Những người dân chạy giặc ở dưới xuôi lên bảo rằng dân làng Chợ Dầu phản động , làm Việt gian cho Pháp. c. Bà chủ nhà bắn tin dân làng Chợ Dầu phản động,làm Việt gian cho Pháp. Vị trí ( 2) giáo viên cho 3 đáp án sau: a. giặc Pháp càn vào làng , cướp phá , đốt nhà , trong đó có cả nhà ông. b. Làng Chợ Dầu đánh thắng giặc Pháp. c. Dân làng Chợ Dầu giết được nhiều giặc Pháp khi chúng càn vào làng Bước 6: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề: Đáp án đúng điền vào chỗ trống như sau: Vị trí ( 1) đáp án: b Vị trí ( 2) đáp án : a b.5 Giải pháp 5: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh ( dùng bảng phụ hoặc máy chiếu) để học sinh dựa vào đó tóm tắt. b.5.1. Yêu cầu chung: - Học sinh đọc, chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước ở nhà, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên chuẩn bị bài dạy kĩ lưỡng, chuẩn bị tranh ảnh ( Treo bảng phụ hoặc dùng máy chiếu) liên quan đến các sự việc cơ bản và nhân vật trong câu chuyện. b.5. 2. Cách tiến hành. - Bước 1:Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2 : Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh có liên quan đến câu chuyện và dựa vào đó để tóm tắt. - Bước 5 : Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.5.3 Ví dụ:Văn bản 9 . Tiết 16,17 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG. Bước 1:Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bước 2 : Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc văn bản. Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh có liên quan đến câu chuyện và dựa vào đó để tóm tắt 13 14 - Học sinh quan sát vào tranh sẽ hoàn thành văn bản tóm tắt bằng lời như sau: “Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương , là người con gái thùy mị, nết na tư dung tốt đẹp, nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực. Đất nước có chiến tranh , Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con, chăm sóc mẹ già . Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Nững tưởng hành phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn một người cha khác mà đêm đêm vẫn đến , về đến nhà chàng mắng chưởi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng hết mực thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được tiên rẽ lối nàng trở hành tiên. Ở nhà, đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi là cha, Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ mình thì quá muộn. Ở dưới thủy cung Vũ Nương luôn hướng về gia đình , nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang, Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.” Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt lại văn bản tóm tắt. b.6 Giải pháp 6: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh kèm dữ kiện về bức tranh ( Treo bảng phụ hoặc máy chiếu) và yêu cầu học sinh tóm tắt. b.6.1. Yêu cầu chung: - Học sinh đọc, chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước ở nhà, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên chuẩn bị bài dạy kĩ lưỡng, chuẩn bị tranh ảnh kèm theo dữ kiện giới thiệu tranh( Treo bảng phụ hoặc dùng máy chiếu) liên quan đến các sự việc cơ bản và nhân vật trong câu chuyện. 15 b.6. 2. Cách tiến hành. - Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2 : Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh kèm theo dữ kiện giới thiệu về mỗi bức tranh có liên quan đến câu chuyện và yêu cầu học sinh quan sát để tóm tắt. - Bước 5 : Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.6.3. Ví dụ: Văn bản 9 . Tiết 71,72. CHIẾC LƯỢC NGÀ - Bước 1: Vào bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2 : Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc văn bản. - Bước 3: Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh kèm theo dữ kiện giới thiệu về mỗi bức tranh có liên quan đến câu chuyện và yêu cầu học sinh quan sát để tóm tắt. Lúc anh Sáu vừa nhìn thấy con Anh Sáu đứng sững lại nhìn theo con Trước lúc anh Sáu quay lại chiến trường. 16 Thu nhảy tót ôm chặt lấy cổ ba. Thu dặn dò ba. Những ngày anh sáu về lại chiến trường. - Học sinh quan sát vào hình ảnh và dữ kiện kèm theo sẽ tóm tắt bằng lời như sau: “ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Hòa bình, ông Sáu có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên má không giống người cha chụp cùng má trong ảnh . Bé đối xử với cha như người xa lạ. Được bà ngoại giải thích, em nhận ra cha thì cũng là ngày cha phải lên đường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương đúa con bé bỏng của mình vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con. Nhưng đáng tiếc, trong một trận càn, ông Sáu bị hi sinh . Phút lâm chung, ông kịp trao chiếc lược cho người bạn , nhờ bạn thay mình làm tròn lời hứa với con.” Bước 4 : Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.7 Giải pháp 7: Tóm tắt có yêu cầu về số lượng dòng. b.7.1. Yêu cầu chung. 17 - Học sinh chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp. - Giáo viên nghiên cứu bài trước khi đến lớp, chuẩn bị bản tóm tắt có quy định về số lượng dòng và bản tóm tắt không quy định về số lượng dòng. - Giáo viên lưu ý học sinh: Để tóm tắt được một văn bản ngắn gọn, dễ hiểu thì người tóm tắt không chỉ nhớ đầy đủ, chi tiết sự việc , nhân vật mà còn phải có khả năng phan tích và tổng hợp cao. Yêu cầu tóm tắt đoạn văn càng ngắn thì càng đòi hỏi người tóm tắt phải sử dụng ngôn từ có tính khái quát, cô động hàm súc để truyền tải được cốt truyện của văn bản. b.7. 2. Cách tiến hành. - Bước 1:Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc. - Bước 3:Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt có yêu cầu về số lượng dòng hoặc không yêu cầu về số lượng dòng. - Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.7.3. Ví dụ: Văn bản 8. Tiết 29,30 : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG. Bước 1:Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc. Bước 3:Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt có yêu cầu về số lượng dòng hoặc không yêu cầu về số lượng dòng. Giáo viên yêu cầu: Tóm tắt truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” khoảng 20 dònghọc sinh tóm tắt như sau: “Giô-xi và Xiu là hai họa sĩ trẻ sống trong một khu phố nghèo. Giôn- xi đang ốm nặng và có thể qua đời vì viêm phổi. Cô nhìn thấy những chiếc lá rơi từ một cây thường xuân bên ngoài cửa sổ căn phòng của mình . Cô nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng sẽ chết.Trong khi đó Xiu cố gắng ngăn bạn mình có những suy nghĩ như vậy. Một nghệ sĩ già tên Bơ men sống ở tầng dưới của Giôn –xi và Xiu . Ông có ước mơ sẽ vẽ một kiệt tác. Xiu gặp ông và kể rằng bạn mình sắp chết vì viêm phổi và Giôn –xi luôn cho rằng chiếc lá cuối cùng rơi khỏi cây thường xuân ngoài cửa sổ thì cô sẽ chết. Cụ Bơ men lên thăm Giôn –xi và xem cây thường xuân. Đêm hôm đó , có một cơn bão lớn và gió thổi, mưa đập vào của sổ . Xiu đóng rèm cửa và nói Giôn –xi đi ngủ, mặc dù chỉ còn một chiếc lá trên cây. Giôn –xi không muốn đóng cửa nhưng Xiu quyết tâm làm vậy bởi cô không muốn Giôn –xi nhìn chiếc lá cuối cùng. Vào sáng hôm sau, Giôn- xi muốn nhìn thấy cây thường xuân để chắc rằng tất cả các lá đã rụng , nhưng trước sự ngạc nhiên của họ, vẫn còn lại một chiếc lá trên cây. Dù ngạc nhiên khi chiếc lá vẫn còn đó, Giôn- xi chắc mẩm nó đã rơi tối hôm qua . Nhưng đến ngày hôm nay nó vẫn còn trên cành. Điều này khiến Giôn –xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết . Cô lấy lại niềm tin , khao khát sống và hồi phục nhanh chóng. Vào buổi chiều , một bác sĩ nói chuyện với Xiu , bác nói rằng cụ Bơ men đã qua đời vì viêm phổi.Mọi người không biết ông ở đâu trong đêm giông bão đó , dù tìm thấy một chiếc đèn bão còn sáng, một chiếc thang đã bị chuyển khỏi chỗ, mấy chiếc bút lông 18 vương vãi và một bảng pha màu xanh vàng trộn lẫn. Nhìn ra cửa sổ bên kia, thấy một chiếc lá thường xuân không bao giờ rụng.Đó là kiết tác của cụ Bơ men đấy.” - Tóm tắt tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng khoảng 5 đến 7 dòng , học sinh sẽ tóm tắt như sau: “Cụ Bơ- men, Xiu và Giôn-xi là những họa sĩ nghèo sống trong một khu phố tồi tàn phía tây Oa-sin-Tơn. Mùa đông giá lạnh Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô tin chắc rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cô sẽ lìa đời . Xiu nói điều này với cụ Bơ Men và hai người rất lo lắng.Mặc cho Xiu hết lòng chăm sóc , Giôn- xi vẫn bướng bỉnh giữ ý nghĩ kì quặc ấy. Nhưng lạ thay, sau một đêm mưa gió dữ dội đến sáng hôm sau chiếc lá vẫn còn đó .Điều này khiến Giôn Xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu cho Giôn xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh do cụ Bơ men vẽ bí mật trong đêm mưa gió để cứu Giôn xi , trong khi đó chính cụ chết vì bệnh viêm phổi.” Bước 5 : Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.8 Giải pháp 8: Cho các dữ kiện về nhân vật và sự việc theo sơ đồ tư duy, sau đó yêu cầu hs tóm tắt . ( Áp dụng đối với học sinh trung bình, yếu) b.8.1. Yêu cầu chung. - Học sinh chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp. - Giáo viên nghiên cứu bài trước khi đến lớp, chuẩn bị bản đồ tư duy có sự việc và nhân vật của văn bản cần tóm tắt. b.8. 2. Cách tiến hành. - Bước 1:Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc. - Bước 3:Giáo viên nhận xét cách đọc. - Bước 4: Giáo viên treo bản đồ tư duy đã chuẩn bị có sự việc quan trọng của văn bản cần tóm tắt ( treo bảng phụ hoặc máy chiếu). - Bước 5: Học sinh quan sát vào bản đồ tư duy giáo viên đã chuẩn bị và tóm tắt thành lời. - Bước 6: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. b.8.3. Ví dụ: Văn bản 8. Tiết 21,22 : CÔ BE BÁN DIÊM. Bước 1:Vào bài mới , giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bước 2: Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc. Bước 3:Giáo viên nhận xét cách đọc. Bước 4: Giáo viên treo bản đồ tư duy các sự việc cơ bản trong văn bản “ Cô bé bán diêm”. 19 Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào bản đồ tư duy tóm tắt bằng lời trước lớp . - Hoc sinh tóm tắt đạt các yêu cầu sau: “ Cô bé bán diêm sống trong gia đình rất nghèo khổ , mồ côi mẹ, bà –người thương yêu em nhất cũng đã mất. Tài sản tiêu tán nên cô phải phán diêm cho người bố rất tàn nhẫn, hay đánh cô.Vào một ngày cuối năm , cô không bán được bao diêm nào . Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh. Đem giao thừa trời giá rét , cô ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà . Đêm càng lạnh giá , cô quẹt diêm để sưởi. Mỗi lền quẹt diêm cháy sang là một mộng tưởng đến với cô nhưng khi diêm tắ cô lại trở về với sự thật phủ phảng.Lần thứ nhất, cô thấy lò sưởi. Lần thứ hai , cô thấy bàn ăn và ngỗng quay.Lần thứ ba cô thấy cây thong Nô-en. Lần thứ tư cô thấy bà hiện về.Lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đó cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc. Bưởi sang đầu năm ,người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười.” Bước 6: Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề. c. ĐIỀU KIÊN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP , BIỆN PHÁP. - Giáo viên: + Soạn bài theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. + Sử dụng tài liệu có liên quan đến bài học. + Chuẩn bị bảng phụ, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, máy chiếu. + Chọn giải pháp tóm tắt văn bản tự sự cho phù hợp với từng kiểu bài, phù hợp với đối tượng học sinh. - Học sinh: + Đọc bài , soạn bài chu đáo trước khi tiết học diễn ra. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng