Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp phát huy tính sáng tạo giúp học sinh lớp 1 học tốt giải to...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát huy tính sáng tạo giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn

.DOC
26
2046
111

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo của bậc Tiểu học. Môn học này góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện học tập một cách khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho học sinh, góp phần giáo dục ý trí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập. Dạy học toán có lời văn là một bộ phận kiến thức toán học hoàn chỉnh cho HS tiểu học. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề. Nếu các em làm tốt được bài toán thì những vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống sẽ được các em vận dụng toán học để tìm ra giải pháp giải quyết tình huống. Bởi vậy, việc dạy học giải toán cần được xác định rõ ràng ngay từ những lớp đầu cấp về mục đính yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học. Trong dạy toán ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, giải toán có lời văn là một trong nội dụng dạy học quan trọng bậc nhất vì nó được coi là hoạt động nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kĩ sảo đã được hình thành. Thứ hai, giải toán có lời văn giúp phát triển tư duy cho học sinh. Ở lớp Một các em chưa hình thành được kĩ năng tìm hiểu đề toán và cách giải loại toán này. Vì ở lứa tuổi học sinh lớp Một các em rất hồn nhiên ngây thơ, ham chơi, bởi vậy vốn kiến thức ngôn ngữ, nói, viết còn hạn chế. Chính vì thế nên đôi khi các em ghi được phép tính nhưng không nêu được câu lời giải. Một mặt các em chưa quen nề nếp học tập. Chưa biết xác định đúng về nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc học tập, chưa có hứng thú học tập cao dẫn đến chưa xác định được các dạng toán giải có liên quan đến lời văn. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1, tôi nhận thấy học sinh thường mắc lỗi như sau trong giải toán có lời văn: 1 + Đa số các em còn lúng túng khi quan sát tranh viết phép tính. + Học sinh đọc không hiểu bài toán hỏi gì? Cho biết gì? + HS chưa nêu được lời giải của bài toán. + Viết sai đơn vị hoặc thiếu đơn vị. + Không biết tóm tắt hoặc tóm tắt không đúng. + Cách trình bày bài giải chưa đẹp, chưa khoa học. + Đa số các em khá giỏi làm bài còn rập khuôn. Với thực trạng trên khi khảo sát giữa học kì I kết quả môn Toán của lớp tôi còn rất thấp. TSHS 44 9 -10 15 % 34,1 7-8 13 % 29,5 ĐẠT ĐIỂM 5-6 % 8 18,2 4-3 5 % 11,4 2-1 3 % 6,8 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian qua bản thân tôi đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán nói chung và giải toán có lời văn lớp 1 nói riêng, giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn’’ nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 1. II. MỤC ĐÍCH - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn giúp học sinh: - Nhận biết về các dạng toán có lời văn ở lớp 1. - Nhìn tranh nêu được bài toán phù hợp theo tranh. - Nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. - Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán. - Giải toán đơn về thêm (bớt...) bằng một phép tính cộng (trừ). - Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số. - Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1. 2 PHẦN II. NỘI DUNG I/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 1/ Đối với chương trình sách giáo khoa: + Toàn bộ chương trình gồm 140 tiết, 4 tiết/ 1tuần, được sắp theo 4 chương. + Các bài toán có lời văn lớp 1 được dạy từ tuần 7. Các dạng toán có lời văn được sắp xếp theo một cách lôgic. Từ trực quan đến tư duy. Mặc dù đến tuần 22 học sinh mới chính thức học cách giải bài toán có lời văn. Nhưng ngay từ học kì 1 từ bài “ Phép cộng trong phạm vi 3” ở tuần 7 đến tuần 16 hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10 đều có các bài tập thuộc dạng : “Nhìn tranh vẽ viết phép tính thích hợp”. 2/ Đối với giáo viên: Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Giải toán có lời văn là một nội dung dạy học thường mất nhiều thời gian, lại thường ở cuối giờ nhưng tâm lý giáo viên muốn giờ học phải giải được nhiều bài toán. Vì thế giáo viên thường nói trước cách giải hoặc chỉ cho học sinh phép tính để tìm ra kết quả mà chưa quan tâm đến việc khai thác hết những tiềm năng của bài toán. Một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám “thoát li” các gợi ý của sách giáo khoa, sách tham khảo vì sợ không đủ thời gian cho một tiết học. 3 3/ Đối với học sinh: Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu, nhìn vào tranh vẽ không xác định được phép tính cần điền là phép tính gì? Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn trong vấn đề phương pháp giải toán. Đối với các em bài toán dễ hay khó còn phụ thuộc vào việc học sinh đã giải bài toán nào tương tự hay chưa. Nếu khi giải một bài toán mới học sinh biết dẫn dắt bài toán đó về một bài toán mà các em đã biết thì vấn đề trở nên dễ dàng. Nhưng nếu gặp các bài toán mà trước đó các em chưa giải những bài toán tương tự với nó thì học sinh thường lúng túng không làm được.Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác? III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Điều tra phân loại học sinh: Giáo viên điều tra, phân loại, nắm chắc từng đối tượng học sinh: học sinh đọc thông viết thạo, học sinh đọc còn đánh vần và học sinh cá biệt. Nắm chắc đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất giúp học sinh tiếp thu bài chậm biết làm toán, dạng toán có lời văn. 2/ Hướng dẫn học sinh học các dạng toán có lời văn lớp 1: Dạy học giải toán chính là cách thức giúp học sinh hình thành được các thao tác để giải một bài toán theo đúng yêu cầu với những dạng toán khác nhau. Trong dạy học giải toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng vấn đề đặt ra là làm thế nào để một mặt giúp học sinh giải được từng bài toán cụ thể với chất lượng cao. Mặt khác các em phải biết mình đang làm dạng toán nào, thuộc thể loại nào trong dạng toán đó và vì sao lại làm như vậy. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nói riêng, dạy học giải toán ở Tiểu học nói chung thì điều cần thiết là giáo viên phải biết hệ thống hoá và phân dạng bài tập, cũng như 4 cách giải cho dạng bài tập đó. Đặc biệt cần giúp học sinh nắm được bài toán thuộc dạng nào và phương pháp giải các bài toán đó. Sau đây là những dạng toán có lời văn lớp 1: Dạng 1: Bài điền khuyết: Quan sát hình vẽ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Từ tuần 7 các em được làm quen với dạng bài điền khuyết quan sát tranh viết phép tính vào ô trống. Để giúp học sinh hiểu và làm được dạng toán này, giáo viên phải có đầy đủ tranh ảnh phục vụ cho bài dạy. Đối với giáo viên dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho những em học sinh giỏi tập nêu câu trả lời trước, các em yếu nhắc lại. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian ngắn học sinh đều biết nêu đề toán. Khi học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng . Ví dụ: Dạy bài : Luyện tập Bài tập 5a: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 46) Sau khi quan sát tranh vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh tập nêu bằng lời: “ Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?”, rồi tập cho các em nêu miệng câu trả lời: “Có tất cả 3 quả bóng”. Như vậy các em đã được làm quen với bài toán ở dạng quan sát hình minh hoạ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Dạng bài này là bước khởi đầu của dạng bài toán có lời văn các em sẽ được học ở tuần 22 nên tôi hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ rất kĩ và nêu câu hỏi gợi mở giúp các em làm miệng 3 - 5 lần để hình thành bài toán, 5 từ đó đã bồi dưỡng cho các em vốn ngôn ngữ. Bước đầu giúp các em biết diễn đạt bài toán bằng lời văn. Sau đó viết phép tính vào ô trống: 1 + 2 = Ví dụ : Dạy bài: Phép cộng trong phạm vi 4 3 Bài tập 4: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 47) - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi: + Trên cành cây có mấy con chim? Giáo viên kết hợp chỉ vào tranh + Có mấy con chim đang bay đến? Giáo viên kết hợp chỉ vào tranh. + Có tất cả bao nhiêu con chim? Giáo viên kết hợp chỉ vào tranh. - Giáo viên cho học sinh nhìn tranh nêu lại đề toán. + Học sinh nêu: Có 3 con chim đậu trên cành cây, 1 con chim bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim? + Gọi vài học sinh nêu bài toán - cả lớp đọc đồng thanh. + Gọi học sinh nêu phép tính - giáo viên nhận xét. + Giáo viên cho học sinh nêu và viết phép tính vào ô trống. 3 + 1 = 4 Đối với các bài toán liên quan đến phép tính cộng hầu như các em đều viết phép tính và kết quả đúng. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trang quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có thể có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống trong sách giáo khoa. Ví dụ : Dạy bài: Luyện tập Bài tập 4 a: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 53) 6 - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và nêu bài toán chẳng hạn: + Cách 1: Có 2 con ngựa thêm 1 con ngựa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa? + Học sinh viết phép tính: 2 + 1 = 3 + Cách 2: Có 1 con ngựa thêm 2 con ngựa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa? + Học sinh viết phép tính: 2 + 1 = 3 Khi hướng dẫn các em quan sát tranh vẽ minh hoạ để tìm hiểu bài toán. Giáo viên phải quan sát kĩ tranh vẽ, nhận ra dấu hiệu và hiểu ý đồ của tranh vẽ. Trong quá trình đặt câu hỏi khai thác tranh - giáo viên phải kết hợp chỉ rõ ràng từng chi tiết và dấu hiệu của tranh thì mới đạt hiệu quả cao, thành công tiết dạy. Ví dụ : Dạy bài: Phép trừ trong phạm vi 3. Bài tập 3: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 54) + Lúc đầu trên cành cây có mấy con chim? giáo viên phải vừa hỏi vừa kết hợp chỉ tất cả số con chim có trong tranh vẽ. 7 + Có mấy con chim bay đi? giáo viên vừa hỏi kết hợp chỉ vào 2 con chim bay đi. + Trên cành cây còn lại mấy con chim? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp chỉ vào số con chim trên cành. + Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán. + Bài toán: Có 3 con chim, bay đi 2 con chim. Hỏi còn lại mấy con chim? ( Nhiều học sinh nhắc lại bài toán) + Giáo viên cho học sinh nêu và viết phép tính vào ô trống. 3 - 2 = 1 Ở dạng toán trừ học sinh dễ nhầm lẫn nhất. Nếu giáo viên không hướng dẫn kĩ học sinh sẽ viết phép tính: 2 - 1 = 1. Ví dụ : Dạy bài: Phép trừ trong phạm vi 5 Bài tập 4 a: Viết phép tính thích hợp:(SGK Toán 1 - trang 69 - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và đặt câu hỏi: + Có tất cả bao nhiêu quả táo? giáo viên phải vừa hỏi vừa kết hợp chỉ tất cả số quả táo có trong tranh vẽ. + Bạn hái đi mấy quả ? giáo viên vừa hỏi kết hợp chỉ vào theo hướng mũi tên và 2 quả trên tay. + Còn lại trên cành cây mấy quả? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp chỉ vào số quả táo còn lại trên cành. - Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán - cả lớp nhắc lại bài toán. + Bài toán: Có 5 quả táo, bé hái 2 quả táo. Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo? 8 + Giáo viên cho học sinh nêu và viết phép tính vào ô trống. 5 - 2 = 3 Hoặc: - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và đặt câu hỏi như sau: + Có tất cả bao nhiêu quả táo? giáo viên phải vừa hỏi vừa kết hợp chỉ tất cả số quả táo có trong tranh vẽ. + Trên cành còn mấy quả? Giáo viên vừa hỏi vừa chỉ số quả táo trên cành. + Vậy bé đã hái mấy quả táo? Giáo viên vừa hỏi vừa chỉ số táo trên tay bé? - Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán - cả lớp nhắc lại bài toán. + Bài toán: Có 5 quả táo, còn 3 quả trên cành. Hỏi bé hái mấy quả táo? + Giáo viên cho học sinh nêu và viết phép tính vào ô trống. 5 - 3 = 2 Với cách hướng dẫn rõ ràng tỉ mỉ và cụ thể từng chi tiết thể hiện ở hình vẽ nêu trên sẽ giúp các em hình dung ngay được phép tính cần viết vào ô trống là phép trừ, các em không bị nhầm lẫn với phép cộng, hoặc viết phép tính sai. Chú ý: Với mỗi tranh, học sinh có thể nêu các phép tính khác nhau, điều chủ yếu là giúp học sinh chọn phép tính phù hợp với bài toán nêu ra. Ví dụ : Dạy bài Luyện tập. Bài tập 3: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 85) - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, sau đó mô tả lại bức tranh. - Giáo viên cho cả lớp đặt đề và viết phép tính tương ứng theo đề toán mà học sinh đặt. 9 + Cách 1: Có 7 con vịt dưới ao và 3 con vịt trên bờ. Hỏi có tất cả mấy con vịt? + Học sinh viết phép tính: 7 + 3 = 10 + Cách 2: Có 3 con vịt trên bờ và 7 con vịt dưới ao. Hỏi có tất cả mấy con vịt? + Học sinh viết phép tính: 3 + 7 = 10 + Cách 3 : Có tất cả 10 con vịt, có 7 con vịt dưới ao. Hỏi có mấy con vịt trên bờ? + Học sinh viết phép tính: 10 - 3 = 7 + Cách 4 : Có tất cả 10 con vịt, có 3 con vịt trên bờ. Hỏi có mấy con vịt dưới ao? + Học sinh viết phép tính: 10 - 3 = 7 Lưu ý : Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ, giáo viên nên chỉ cụ thể bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới, bên ngoài, bên trong hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ (người, con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay đến,…để các em không nhầm lẫn khi viết phép tính. Ở dạng này giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện theo các bước cụ thể: - Xem tranh vẽ - Nêu bài toán bằng lời - Nêu câu trả lời - Và viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. Dạng 2 : Đọc tóm tắt viết phép tính thích hợp: Từ tuần 16 học sinh làm quen với tóm tắt bằng lời. Ở dạng bài này yêu cầu cao hơn, không có tranh minh hoạ mà phải đọc tóm tắt rồi viết phép tính thích hợp 10 vào ô trống. Học sinh từng bước làm quen với lời thay hình vẽ, học sinh thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung ( SGK- trang 87) Bài tập 5 : Viết phép tính thích hợp: a) Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng Còn : … quả bóng ? Dựa vào tóm tắt bài toán thì rất khô khan khó hiểu, các em không thể tưởng tượng được bài toán nên giáo viên phải đặt câu hỏi gợi mở cho các em. Giáo viên có thể liên hệ thực tế: Có thể đây là Hồng có, hoặc Bình có, hay chị có;… còn cho ở đây có thể là cho Hà, Huệ hoặc cho em, anh,…qua đó hướng dẫn các em nêu thành bài toán như sau: + Hồng có 10 quả bóng, Hồng cho Huệ 3 quả bóng. Hỏi Hồng còn lại mấy quả bóng? Hoặc: + Anh có 10 quả bóng, Anh cho em 3 quả bóng. Hỏi Anh còn lại mấy quả bóng ? Đây là bài đầu tiên nên giáo viên hướng dẫn kĩ cho học sinh hiểu: Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng, phần này là phần cho biết của bài toán. Còn ... quả bóng? đầy là phần câu hỏi của bài toán. Muốn trả lời câu hỏi ta phải dựa vào phần cho biết của bài toán để làm. - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: + Bài toán cho biết gì? (có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng) + Bài toán hỏi gì? (còn lại mấy quả bóng) + Cho đi ta làm phép tính gì? (trừ) + Lấy mấy trừ mấy? (10 – 3) + Vậy 10 - 3 = ? (Giáo viên cho học sinh tự làm sau đó lên bảng chữa bài) 10 - 3 = 7 11 Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung ( SGK trang 89) Bài tập 5 : Viết phép tính thích hợp: a) Có : 5 quả Thêm : 3 quả Có tất cả 5 : … quả ? + 3 = 8 Ở bài này giáo viên có thể liên hệ thực tế: Có thể đây là mẹ có, hoặc bà có, hay chị có;…còn quả ở đây có thể là quả cam, hay na, hay lê,…qua đó hướng dẫn các em nêu thành bài toán như sau: + Mẹ có 5 quả cam, mẹ mua thêm 3 quả nữa. Hỏi mẹ có tất cả mấy quả cam? Hoặc: + Bà có 5 quả na, bà mua thêm 3 quả nữa. Hỏi bà có tất cả mấy quả na? Giáo viên có thể cho các nhóm thi nêu đề toán dựa và tóm tắt. Sau đó giáo viên nhận xét chỉnh sửa cho bài toán đúng hơn. Tóm lại: Ở dạng này giáo viên phải hướng các em dựa vào tóm tắt nêu đề toán sau đó mới viết phép tính thích hợp vào ô trống theo từng bước cụ thể sau: Bước 1: Yêu cầu vài em nêu tóm tắt bài toán. Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu đề toán. Bước 3: Hướng dẫn các em nêu phép tính thích hợp. Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết phép tính vào ô trống. Qua đó các em đã được làm quen dần và cũng là cầu nối với dạng bài toán có lời văn ở tuần 22. Có bài được cài sẵn “cốt câu” hỏi, lời giải vào tóm tắt để các em có thể dựa vào đó mà viết câu lời giải. Dạng 3: Bài toán còn thiếu số và câu hỏi (cái đã cho, cái phải tìm) - Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều cần biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ. - Dạy dạng toán này giáo viên phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu 12 các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Ví dụ : Dạy bài giải toán có lời văn ( SGK trang 117- 118) * Bài toán còn thiếu số (cái đã cho) Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? - Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp. + Bạn đội mũ đang làm gì? (đang giơ tay chào). + Thế còn 3 bạn kia? (3 bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ). + Vây lúc đầu có mấy bạn? (1bạn đội mũ). + Về sau có thêm mấy bạn đang đi tới? (3 bạn). - Giáo viên cho học sinh điền số vào bài toán, đọc cá nhân - đồng thanh. Bài toán 1: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? - Sau khi học sinh quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa rồi đọc bài toán, giáo viên cần giúp học sinh xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Giáo viên đặt câu hỏi để tìm dữ kiện bài toán: + Bài toán cho biết gì? (Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa ) + Nêu câu hỏi của bài toán? (Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn) + Theo câu hỏi này ta phải làm gì? (Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn) - Học sinh trả lời giáo viên dùng phấn màu gạch chân dữ kiện bài toán. - Giáo viên vừa nói vừa chỉ bảng: Như vậy bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số gắn với thông tin mà đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm. 13 * Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm) Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ………………………………………………….? - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và đọc bài toán. + Bài toán này còn thiếu gì? (Bài toán còn thiếu câu hỏi). - Giáo viên cho học sinh nêu câu hỏi của bài toán (Khuyến khích học sinh tự nêu câu hỏi, các câu hỏi có thể khác nhau, chỉ cần nêu đúng) chẳng hạn: + Hỏi có tất cả mấy con gà? + Hỏi cả gà mẹ và gà con có bao nhiêu con? + Hỏi có bao nhiêu con gà tất cả?...Mỗi lần học sinh nêu câu hỏi lại cho học sinh đọc toàn bộ bài toán. Lưu ý: Trong các câu hỏi đều phải có: + Từ “ hỏi” ở đầu câu. + Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ “tất cả”. + Viết dấu ? ở cuối câu. Dạng 4: Bài toán có lời văn đã hoàn chỉnh. Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các 14 mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. Sang phần này nhiều em chưa đọc thông viết thạo, việc học sinh đọc và hiểu đề toán để giải là một điều rất khó. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước, giúp học sinh hiểu và làm được bài. Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn (SGK – trang 117) Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? - Đây là bài đầu tiên hoàn chỉnh của giải toán có lời văn vì vậy giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ và cụ thể từng bước. - Sau khi học sinh quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa rồi đọc bài toán, cần giúp học sinh xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Giáo viên đặt câu hỏi để tìm dữ kiện bài toán: + Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà) + Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà) + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà) (Học sinh trả lời giáo viên dùng phấn màu gạch chân dữ kiện bài toán) - Sau khi đã tìm được dữ kiện bài toán giáo viên có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 5 cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà?) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ là để có câu lời giải: “ Nhà An có tất cả là:” 15 Cách 2: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số con gà nhà An có tất cả là:” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có tất cả…con gà?”. Học sinh viết câu lời giải: “Nhà An có tất cả:”. Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 +4 = 9 (con gà). Giáo viên chỉ vào 9 rồi hỏi: “ 9 con gà ở đây là của nhà ai? ” (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số gà nhà An có tất cả là”…Qua ví dụ trên ta thấy có nhiều cách hướng dẫn giúp các em viết câu lời giải, tuỳ vào trình độ tiếp thu bài của học sinh giáo viên lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp nhất không nên bắt buộc nhất thiết phải theo một kiểu. Sau khi học sinh đã nêu được câu lời giải tiếp tục hướng dẫn các em viết phép tính như sau: Giáo viên nêu tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (5 + 4); 5 cộng 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); Hoặc “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); Hoặc “ Nhà An có tất cả mấy con gà? (5 + 4 = 9). tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà) nên ta viết “con gà” vào dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con g ). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số. Giáo viên cho học sinh đọc bài vài lượt. Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải, nêu lại để nhấn mạnh. Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau: + Viết “Bài giải” + Viết câu lời giải + Viết phép tính (tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc) + Viết đáp số 16 Đây là tiết đầu tiên các em làm toán có lời văn nên các em không biết trình bày bài toán vào sợ sai vì vậy giáo viên rất vất vả phải hướng dẫn thật tỉ mỉ từng bước của bài toán sau đó hướng dẫn cách trình bày vào vở. Giáo viên vừa hướng dẫn vừa trình bày bài toán mẫu (không viết kết quả để các em tự điền kết quả) trên bảng khoảng 1 tuần để các em viết vào vở ô li cho quen dần như vậy sau này các em mới có kĩ năng trình bày bài toán có lời văn. Ví dụ: Dạy bài: Cộng các số tròn chục (SGK - trang 129) Bài tập 3: Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ hai đựng 30 gói bánh. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ? - Cho 3 em đọc bài toán, lớp đọc thầm và gạch chân cái đã cho và cái cần tìm. Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Có 2 cách tóm tắt sau: * Cách 1: (Tóm tắt bằng lời văn) Thùng thứ nhất : 20 gói bánh ? gói bánh Thùng thứ hai : 30 gói bánh Hoặc : Thùng thứ nhất : 20 gói bánh Thùng thứ hai : 30 gói bánh Cả hai thùng : …gói bánh ? * Cách 2: (Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng) Thùng thứ nhất : 20 gói bánh ? gói bánh Thùng thứ hai: 30 gói bánh Hoặc: 20 gói bánh 30 gói bánh ? gói bánh Sau khi các hướng dẫn em đã tóm tắt xong, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để các em đặt lời giải và giải theo hướng sau: 17 Bài giải Số gói bánh cả hai thùng đựng là: 20 + 30 = 50 ( gói bánh) Đáp số : 50 gói bánh Hoặc gợi ý để các em có thể đặt lời giải nhiều cách như sau: + Cả hai thùng có tất cả số gói bánh là: 20 + 30 = 50 ( gói bánh) + Cả Hai thùng đựng được là: 20 + 30 = 50 ( gói bánh) + Hai thùng có số gói bánh là : 20 + 30 = 50 ( gói bánh) + Số gói bánh có tất cả là : 20 + 30 = 50 ( gói bánh) Qua cách gợi ý, các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là giáo viên đã thành công vì đây là học sinh lớp 1 nên giáo viên không nên yêu cầu các em đặt lời giải một cách máy móc rập khuôn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài toán phải phụ thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài toán có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Để giúp học sinh làm tốt bài toán có lời văn tôi tiến hành các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán. Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: “ thêm ”, “ mua thêm”,“ cả hai ”, “có tất cả” “ còn”, “còn lai”… Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: “ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán… Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập. 18 Bước 2: Tìm cách giải bài toán. a. Chọn phép tính giải thích hợp: + Dạng bài làm phép tính cộng: mua thêm, lấy thêm, hái thêm, cả hai, tất cả, dài hơn, nhiều hơn, … + Dạng bài toán làm phép trừ: cho đi, bớt đi, đã ăn, đã dùng, dùng hết, ăn hết, cắt đi, ngắn hơn, ít hơn,… b. Đặt câu lời giải thích hợp. Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 1. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với người dạy. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các cách hướng dẫn thích hợp. Bước 3: Trình bày bài giải: Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định. - Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, sau phần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 - 3 ô vuông, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 - 3 chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải dưới dấu =(có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa). Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp, tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập… 19 Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em. Cùng với việc áp dụng các biện pháp và áp dụng trực tiếp các biện pháp vào các bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn. Khi gặp bài toán có lời văn không cần hướng dẫn cụ thể, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau: Ví dụ 1: Lớp1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? Tóm tắt Bài giải Lớp 1A : 20 bức tranh Lớp 1B : 30 bức tranh Cả hai lớp :… bức tranh? Số bức tranh cả hai lớp vẽ được là: 20 + 30 = 50 ( bức tranh ) Đáp số: 50 bức tranh. Ví dụ 2: Lan gấp được 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu cái thuyền? Tóm tắt Lan gấp : 14 cái thuyền Cho bạn : 4 cái thuyền Còn lại : … cái thuyền? Bài giải Số cái thuyền Lan còn lại là: 14 – 4 = 10 ( cái thuyền ) Đáp số: 10 cái thuyền. Tóm lại: Giải toán có lời văn đòi hỏi các em phải đọc kỹ đề bài và xác định được dữ kiện và yêu cầu bài toán, biết tóm tắt bài toán rồi suy luận để tìm cách giải đúng. Do đó tôi hướng dẫn các em khi làm bài phải thực hiện tốt theo các bước sau: - Đọc kĩ bài toán. - Tìm, gạch chân các dữ kiện bài toán – xác định đơn vị đi kèm kết quả. - Tóm tắt bài toán. + Dùng lời văn. + Dùng sơ đồ. - Căn cứ vào tóm tắt suy luận tìm cách giải bài toán. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan