Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp nhằm tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non

.PDF
20
293
66

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm học 2014 – 2015 Kính gửi: - Phòng giáo dục và đào tạo Quận Hải An. - Hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo Quận Hải An. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hường. Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Cát Bi Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non" Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non 1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết: * Giáo dục mầm non hiện nay đang có những bước cải biến rõ rệt nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Một trong những vấn đề mà ngành học giáo dục mầm non đang được quan tâm khi" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là tổ chức các hoạt động tập thể trong đó có hoạt động lễ hội. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tôi đã tìm một số đề tài, tài liệu liên quan đến việc tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ cho trẻ như: - Sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ MG lớn ” của cô Nguyễn Thị Thu Chung – Trường MN Hoa Hồng - Thanh Xuân Hà Nội - Năm 2014. - Sáng kiến “ Biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các lễ hội tại trường Mầm Non” của cô Phạm Thị Nguyệt Cầm - Trường MN 1- 3 Phú Thọ - Năm 2007. - Tạp chí giáo dục. - Sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động lễ hội trong trường Mầm Non. Nhà xuất bản Giáo Dục. Các sáng kiến và tài liệu này đã đề cập vấn đề tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ trong trường Mầm Non. Những biện pháp này đều mang tính phổ biến mà các trường học mầm non đã thực hiện, trong quá trình thực hiện tôi thấy những giải pháp áp dụng trên có những ưu điểm và hạn chế sau: * Ưu điểm các giải pháp - Giải pháp: “Nghiên cứu tài liệu sách báo, tạp chí, sách gợi ý cho việc tổ chức Lễ hội ”. Qua việc nghiên cứu tài liệu giúp chúng ta nắm được các yêu cầu, phương pháp tổ chức, cách bố trí sắp xếp tạo môi trường các ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm Non. 1 - Giải pháp: “ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực ở trẻ ” Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tĩnh, trẻ hiếu động, trẻ thích tham gia hoạt động tập thể, trẻ không muốn hợp tác hợp tác với bạn trong các hoạt động. Do vậy việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đã giúp tìm ra các hoạt động phù hợp, vừa sức để đảm bảo tất cả trẻ được tham gia hoạt động lễ hội một cách hào hứng và tích cực nhất - Giải pháp: "Phối kết hợp với phụ huynh học sinh". Nhận thức của phụ huynh về việc tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ được nâng cao, tạo sự tin tưởng phấn khởi của phụ huynh khi thấy con mình được tham gia lễ hội, một hoạt động bổ ích nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Sau đó phụ huynh đóng góp vật chất, tinh thần, kết hợp giúp trẻ, giúp lớp tổ chức ngày hội, ngày lễ chu đáo nâng cao hiệu quả trong ngày lễ hội. * Hạn chế các giải pháp đã và đang áp dụng: - Giáo viên chưa có sự nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, chưa nhiệt tình ủng hộ cho phong trào của nhà trường. - Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ hoá trang chưa đầy đủ và đa dạng phong phú. - Nội dung về ngày hội, ngày lễ còn đơn điệu, dập khuôn máy móc chưa có sự sáng tạo. - Trẻ chưa thực sự hứng thú tích cực khi tham gia vào các hoạt động ngày hội ngày lễ. * Giải pháp khắc phục hạn chế: - Xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm học. - Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao nhận thức về nội dung của lễ hội. - Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hoá trang và công tác xã hội hoá giáo dục. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: * Tính mới, tính sáng tạo: Bản sáng kiến có cấu trúc khoa học, hợp lý, mang tính sáng tạo và thực tiễn. Các hoạt động nghiên cứu được thực hiện đảm bảo tính logic khoa học. Các dữ liệu minh chứng của đề tài được trình bày đầy đủ, khoa học mang tính thuyết phục sâu sắc. Các giải pháp mang tính mới, sáng tạo giúp cho giáo viên hiểu thêm về vai trò của lễ hội trong trường mầm non, giáo viên nắm được các kiến thức của từng ngày hội ngày lễ, từ đó giáo viên có kỹ năng tổ chức các ngày hội ngày lễ cho trẻ thông qua các chủ đề của năm học. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực hứng thú tham gia các hoạt động lễ hội. 2 Từ những ưu điểm của các biện pháp trên kết hợp với biện pháp mới chúng tôi đã góp phần vào việc tổ chức tốt hoạt động ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non. * Khả năng áp dụng, nhân rộng: Những biện pháp này được áp dụng vào các ngày hội, ngày lễ tại trường mầm non Cát Bi và có khả năng nhân rộng ở các trường bạn trong và ngoài quận. * Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: a/ Hiệu quả về mặt xã hội: Sáng kiến kinh nghiệm giúp thêm tư liệu nghiên cứu về vai trò của ngày hội, ngày lễ đối với trẻ mầm non và đề xuất một số giải pháp đưa lễ hội đến với trẻ thơ nhằm nâng cao hiệu quả của ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non. - Về phía giáo viên: + 100% các lớp biết xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm. + 90% giáo viên có khả năng tổ chức tốt ngày hội ngày lễ cho trẻ ở lớp + 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày hội, ngày lễ. - Về phía phụ huynh học sinh: + Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh về việc tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non từ đó phụ huynh có tinh thần ủng hộ cho cô và trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. + Việc tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non cũng là một trong những hình thức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. b/ Hiệu quả về mặt kinh tế: - Để tổ chức tốt ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non đòi hỏi phải có đầu tư về mặt kinh phí, nếu áp dụng tốt những giải pháp trên sẽ mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho nhà trường. Với những giải pháp trên trẻ vẫn được tham gia đầy đủ vào các ngày hội, ngày lễ trong năm nhằm mang lại cho trẻ những món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Cát Bi, ngày 3 tháng 2 năm 2015 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ........................................................................... Người viết đơn ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... 3 Nguyễn Thị Thu Hường UBND QUẬN HẢI AN TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Đề tài : "Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non" Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường. Trình độ chuyên môn: Đại Học. Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng. Nơi công tác: Trường Mầm Non Cát Bi Ngày 3 tháng 2 năm 2015 4 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non. 3.Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hường. Ngày/tháng/năm sinh: 08/11/1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Cát Bi. Điện thoại: DĐ: 0912810510, Cố định: 0313977182 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Cát Bi. Địa chỉ: Cát Bi, Quận Hải An,Thành phố HảiPhòng Điện thoại: 0313977182. I. Mô tả giải pháp đã biết Giáo dục mầm non hiện nay đang có những bước cải biến rõ rệt nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Một trong những vấn đề mà nghành học giáo dục mầm non đang được quan tâm khi" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là tổ chức các hoạt động tập thể trong đó có hoạt động lễ hội. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ là một trong những hoạt động giáo dục phát triển được qui định trong chương trình giáo dục mầm non. Các hoạt động ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non được sắp xếp theo suốt thời gian của năm học. Bắt đầu từ ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày hội vui khoẻ 22/12, ngày hội bé khoẻ ngoan, cuối cùng là ngày quốc tế thiếu nhi 1/6. Việc tổ chức ngày hội ngày lễ đã mang lại không khí vui vẻ, phấn khởi, thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, hơn thế còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện 5 mặt giáo dục thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội. Tóm lại, tổ chức ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ bộc lộ những kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội tại thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất định để giáo dục truyền thống, đem lại niềm vui sướng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tôi đã tìm một số đề tài, tài liệu liên quan đến việc tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ cho trẻ như: 5 - Sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ MG lớn ” của cô Nguyễn Thị Thu Chung – Trường MN Hoa Hồng - Cầu Giấy Hà Nội - Năm 2014. - Sáng kiến “ Biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các lễ hội tại trường Mầm Non” của cô Phạm Thị Nguyệt Cầm - Trường MN 1- 3 Phú Thọ Năm 2007. - Tạp chí giáo dục. - Sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động lễ hội trong trường Mầm Non. Nhà xuất bản Giáo Dục. Các sáng kiến và tài liệu này đã đề cập vấn đề tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ trong trường Mầm Non. Những biện pháp này đều mang tính phổ biến mà các trường học mầm non đã thực hiện, trong quá trình thực hiện tôi thấy những giải pháp áp dụng trên có những ưu điểm và hạn chế sau: * Ưu điểm các giải pháp - Giải pháp: “Nghiên cứu tài liệu sách báo, tạp chí, sách gợi ý cho việc tổ chức Lễ hội ”. Qua việc nghiên cứu tài liệu giúp chúng ta nắm được các yêu cầu, phương pháp tổ chức, cách bố trí sắp xếp tạo môi trường các ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm Non. - Giải pháp: “ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực ở trẻ ” Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tĩnh, trẻ hiếu động, trẻ thích tham gia hoạt động tập thể, trẻ không muốn hợp tác hợp tác với bạn trong các hoạt động. Do vậy việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đã giúp tìm ra các hoạt động phù hợp, vừa sức để đảm bảo tất cả trẻ được tham gia hoạt động lễ hội một cách hào hứng và tích cực nhất - Giải pháp: "Phối kết hợp với phụ huynh học sinh". Nhận thức của phụ huynh về việc tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ được nâng cao, tạo sự tin tưởng phấn khởi của phụ huynh khi thấy con mình được tham gia lễ hội, một hoạt động bổ ích nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Sau đó phụ huynh đóng góp vật chất, tinh thần, kết hợp giúp trẻ, giúp lớp tổ chức ngày hội, ngày lễ chu đáo nâng cao hiệu quả trong ngày lễ hội. * Hạn chế các giải pháp đã và đang áp dụng: - Giáo viên chưa có sự nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, chưa nhiệt tình ủng hộ cho phong trào của nhà trường. - Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ hoá trang chưa đầy đủ và đa dạng phong phú. 6 - Nội dung về ngày hội, ngày lễ còn đơn điệu, dập khuôn máy móc chưa có sự sáng tạo. - Trẻ chưa thực sự hứng thú tích cực khi tham gia vào các hoạt động ngày hội ngày lễ. * Giải pháp khắc phục hạn chế: - Xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm học. - Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao nhận thức về nội dung của lễ hội. - Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hoá trang và công tác xã hội hoá giáo dục. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. II.0. Nội dung giải pháp tác giả đề xuất. Từ lâu lễ hội đã gắn bó với đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước. Trải qua bao thế hệ mà nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và ngày càng phát triển. Lễ hội là một hoạt động mang tính truyền thống, mang tính cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi mầm non lễ hội lại là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng,điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ. Hiện nay trong nhà trường vẫn còn một số giáo viên khi tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ còn áp đặt trẻ thực hiện theo ý cô, nặng về hình thức biểu diễn, chỉ quan tâm cho trẻ tập dượt mà chưa chú ý đến phát triển cá nhân, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, chưa tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ, chưa chuẩn bị cho trẻ tham gia tích cực trong ngày hội, ngày lễ. Khi tổ chức giáo viên chưa chú ý đến tất cả trẻ được tham gia, chưa chú ý đến chương trình của lễ hội. Muốn trẻ năng động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn tham gia lễ hội bản thân mỗi giáo viên mầm non phải biết vận dụng những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, tạo điều kiện cũng như cho phép trẻ tự thể hiện bộc lộ ý tưởng của mình, tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, từ thuận lợi và khó khăn của nhà trường, tôi đã suy nghĩ, làm thế nào để giáo viên hiểu hơn về việc trẻ là trung tâm của ngày hội, ngày lễ, làm thế nào 7 để tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ, làm sao cho trẻ mạnh dạn tự tin có những kỹ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động lễ hội. Bản thân tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong trường Mầm Non như sau: Biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm học”. Cũng như bất cứ một hoạt động nào, một công việc gì thì việc lập kế hoạch cụ thể để chỉ đạo là điều vô cùng cần thiết, bởi khi đã có kế hoạch ngay từ đầu năm học thì mỗi quản lí sẽ dễ dàng trong việc chỉ đạo xây dựng môi trường, bồi dưỡng nội dung đầu tư thiết bị, dụng cụ hoá trang và tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ theo đúng nội dung kế hoạch và thực hiện có hiệu quả. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục do bộ giáo dục ban hành, vì vậy mà việc tổt chức ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non cũng cần tổ chức theo chương trình giáo dục để phù hợp với mục tiêu chung của ngành học. Bên cạnh đó tôi luôn lưu ý xây dựng kế hoạch lễ hội phù hợp với từng chủ đề, thời điểm và khả năng nhận thức của cô và trẻ trong nhà trường luôn đảm bảo tính vừa sức, tích cực, năng động, sáng tạo của cô và trẻ đạt hiệu quả cao nhất. VD1. Với ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu. Tôi xây dựng kế hoạch trong tháng 9. Với 2 ngày hội này trọng tâm là ngày hội của trẻ tôi đã kết hợp với các khối trưởng để thống nhất nội dung trọng tâm dành cho cô, trẻ phân công nhiệm vụ cho lớp, giáo viên. Mặt khác nghiên cứu ngày hội phù hợp chủ đề trường mầm non, tôi đã chỉ đạo các khối thực hiện chuyên môn cho phù hợp. VD2. Với ngày nhà giáo Việt Nam nội dung chủ yếu là dành cho cán bộ giáo viên, thực hiện ngày lễ trong tháng 11 tôi khuyến khích giáo viên thực hiện ở các chủ đề khác nhau của mỗi khối tuổi. Như khối 3 tuổi thực hiện chủ đề gia đình, khối 5 tuổi thực hiện chủ đề một số nghề. Nội dung ngày hội tôi phân công người dẫn chương trình đ/c Thảo, đ/c Lan. Người phụ trách văn nghệ chào mừng đ/c Duyên, chuẩn bị mọi khánh tiết cho ngày hội đ/c Hiền chủ tịch công đoàn. VD3: Để giáo dục trẻ “ Uống nước nhớ nguồn” biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc vào mỗi dịp 22/12 chúng tôi đều xây dựng kế hoạch tổ chức sân chơi “những chiến sĩ tí hon” cho trẻ. Với nội dung này chúng tôi nghiên cứu chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ thực hiện các nội dung theo bước chân chú bộ đội như: tập đội hình đội ngũ cho trẻ, tập hành quân như chú bộ đội, tập các bài đồng diễn thể dục nhịp điệu ngoài ra còn tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi nhằm rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin sự phối kết hợp với các bạn trong thực hiện nhiệm vụ. 8 VD4: Với ngày Tết nguyên đán thời gian thực hiện vào đúng tết cổ truyền của dân tộc vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện kết hợp chủ đề TGTV và hoa quả của bé. Với thời điểm tết cổ truyền tôi xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội thân thiện sáng tạo, đối tượng tham gia cô, trẻ trong trường kết hợp phụ huynh học sinh và cả cộng đồng. Nội dung lớn như vậy chúng tôi có kế hoạch cụ thể cho từng khối như khối 5 tuổi phụ trách quầy hàng lưu niệm, khối 4 tuổi phụ trách quầy hàng ẩm thực còn khối 3 tuổi phụ trách rau hoa quả ngày tết. Công việc của các khối được giao trực tiếp cho các đ/c khối trưởng chịu trách nhiệm. Trong quá trình lập kế hoạch lễ hội trong nhà trường chúng tôi luôn chú ý đến nội dung, mục đích, yêu cầu của từng ngày hội, ngày lễ. Từ đó xây dựng trong kế hoạch cụ thể cho từng ngày lễ, ngày hội. Ngày hội, ngày lễ nào nhà trường tổ chức tập chung nhằm tuyên truyền rộng, ngày hội nào tổ chức tuyên truyền nội bộ để giáo viên có được kế hoạch ngay từ đầu năm học có tinh thần xây dựng kế hoạch thực hiện của cô và trẻ theo lớp của mình. Nhờ việc nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm một cách cụ thể mà trong năm học vừa qua việc xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ của trường đã đạt hiệu quả cao. Biện pháp 2: “ Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao nhận thức về nội dung của lễ hội ”. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để thực hiện kế hoạch, do vậy chúng tôi luôn quan tâm nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò và hình thức tổ chức lễ hội cho trẻ thơ. Để đáp ứng yêu cầu, giáo viên cần có vốn tri thức phong phú về lễ hội và thực hiện tốt kế hoạch năm học, chúng tôi đã tích cực họp bàn cùng với tổ chuyên môn của nhà trường để tổ chức lớp bồi dưỡng tìm hiểu về lễ hội bằng nhiều cách. * Tổ chức bồi dưỡng qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn là vô cùng cần thiết. Vì vậy, chúng tôi luôn duy trì đều dặn các buổi chuyên môn hàng tháng ít nhất một lần để cùng trao đổi, thảo luận. Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã dành nhiều thời gian sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng cho giáo viên cùng tìm hiểu về ngày hôi, ngày lễ chung của trường, ngày lễ được tổ chức riêng cho từng nhóm lớp do giáo viên xây dựng nội dung và tổ chức tại lớp mình. - Đối tượng bồi dưỡng: 100% giáo viên được tìm hiểu về lễ hội. - Nội dung bồi dưỡng: Tập trung một số vấn đề trọng tâm. + Tìm hiểu về nội dung của lễ hội đối với trẻ thơ: 9 Tôi đã sưu tầm tài liệu tham khảo trong tạp trí về lễ hội, qua mạng internet, qua sách, báo, thông tin đại chúng… về nội dung, vai trò của lễ hội và giới thiệu cho giáo viên, giáo viên trao đổi thảo luận trong các buổi họp chuyên môn sau đó về viết bài thu hoạch dựa trên đặc điểm tình hình của trường, lớp để có nội dung phù hợp với từng lễ hội, đối tượng tham gia. VD1: Trong ngày hội đến trường của bé đầu năm học. Nội dung chủ yếu tạo cho trẻ tâm lý thích được đế trường, tạo cho phụ huynh học sinh hiểu ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường và từ đó tổ chức nội dung tập trung cho trẻ như văn nghệ chào mừng, trẻ được nhận quà trong ngày hội, trẻ nhận những lời chúc mừng nhắc nhở động viên từ cô hiệu trưởng nhà trường cùng các cô bác lãnh đạo đặc biệt là cô giáo và cha mẹ trẻ đã dành cho trẻ những bộ trang phục đẹp và ngộ nghĩnh nhất. Với ngày hội này chủ yếu trẻ được nhận quà, liên hoan văn nghệ đón nhận lời chúc tốt đẹp đầu năm học. VD2: Trong ngày lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 8/3. Mục đích giáo viên hiểu rõ hơn nội dung ngày hội dành cho cán bộ giáo viên đặc biện là chị em phụ nữ chủ yếu, thông qua ngày hội giáo viên phải biết nâng lưu tôn trọng nghề mình đã chọn là một nghề thiêng liêng cao cả, nghề trồng người từ đó mỗi giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, gợi cho trẻ có cảm xúc biết kính trọng thầy cô, biết bày tỏ tình cảm với bà, với mẹ, với các chị em gái trong ngày 8/3 và khả năng tưởng tượng về một số ngày hội khác như sinh nhật... VD3: Trong ngày hội bé khoẻ ngoan vào cuối năm học. Trong ngày hội này đối tượng tham gia chủ yếu là trẻ, trẻ được thể hiện hết khả năng kiến thức của mình qua quá trình thu nhận từ phía giáo viên qua mỗi nội dung ngày hội và có sự chứng kiến của các bậc cha mẹ. + Công tác chuẩn bị cho lễ hội: Muốn có được một kết quả tốt trong ngày hội, ngày lễ thì công tác chuẩn bị mọi công việc cho lễ hội đã khẳng định một phần lớn về sự thành công của ngày hội. Đặc biệt đối với ngày hội của các lớp mà giáo viên tự tổ chức cho trẻ. Với ngày hội lớn của trường qua kế hoạch và nội dung có thể tổ chức với quy mô toàn trường. Tôi tổ chức họp với các đồng chí giáo viên cốt cán như (tổ khối trưởng, bí thư chi đoàn, kế toán..) và cùng ban giám hiệu phân công công việc cho từng đồng chí, đ/c làm chương trình, đ/c phụ trách tài chính, đ/c phụ trách công tác văn nghệ, đ/c chuẩn bị trang trí khánh tiết, đ/c chuẩn bị về phông bạt bàn ghế loa đài. Mỗi đồng chí chịu trách nhiệm một việc sau một thời gian nhất định kiểm tra công việc của từng đồng chí để chỉnh sửa và bổ xung cho hoàn thiện. 10 Đối với ngày hội ở các lớp tổ chức tôi hướng cho giáo viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị. Cần tạo cho trẻ tâm thế, thích thú tham gia lễ hội. Mỗi giáo viên phải trò chuyện với trẻ giúp trẻ hiểu nội dung ngày lễ trẻ được quan sát, xem qua băng đĩa như trung thu, lễ hội chọi trâu, hội chợ xuân.... Thông qua băng đĩa, tham quan, trò chuyện giúp trẻ hiểu rõ hơn về lễ hội từ đó chuẩn bị tâm thế cho ngày hội được tốt hơn. Cần tạo cho trẻ có môi trường lớp học, đồ dùng phục vụ cho lễ hội của lớp . Bắt nguồn từ nhận thức tư duy trực quan của trẻ, mỗi giáo viên xác định muốn lễ hội có ấn tượng sâu sắc với trẻ của lớp thì ngoài việc để lại tâm thế còn phải chú ý đến tạo môi trường lớp học đẹp, rực rỡ phù hợp với nội dung ngày hội, ngày lễ. Qua các nội dung cơ bản trên chúng tôi đã giúp cho giáo viên hiểu thêm về nội dung vai trò của lễ hội trong trường mầm non. Ngoài ra chúng tôi đã tìm thêm tài liệu về ngày hội, ngày lễ để giáo viên được tham khảo thấy rõ hơn về vai trò lễ hội đối với trẻ thơ đặc biệt trẻ trong độ tuổi mầm non. Qua đó giáo viên hiểu và luôn quan tâm chú trọng đến trẻ qua ngày hội, ngày lễ thông qua các chủ đề của năm học. Biện pháp 3: “ Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hoá trang và công tác xã hội hoá giáo dục”. Để cô và trẻ trong trường thực sự đến với lễ hội đòi hỏi cần phải có điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ hoá trang đầy đủ và đa dạng phong phú. Muốn có được thiết bị, dụng cụ hoá trang đa dạng phong phú theo nội dung của mỗi lễ hội thì việc đầu tiên của nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục . Trong những năm vừa qua trường được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đoàn thể đặc biệt các bậc phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ. Trong năm học 2014-2015 hội cha mẹ học sinh, cùng các ban nghành đoàn thể đã ủng hộ nhà trường kinh phí đầu tư dụng cụ hoá trang, thiết bị đến nay 9/9 lớp đã có máy tính, có 2 bộ loa máy, có đàn, có máy chiếu, một số dụng cụ hoá trang phục vụ cho công tác lễ hội như ( trống cơm, nón quai thao, quạt múa của cô và trẻ, quần áo váy tứ thân, các bộ hóa trang con vật như gà trống, vịt bầu, chuột mic ky và một số hoá trang trang thiết bị khác phục vụ cho ngày hội, ngày lễ). Với kết quả xã hội hoá trên nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm bổ xung một số đồ, dụng cụ cho ngày hội ngày lễ sau đó phân công 11 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là người chịu trách nhiệm chính về ngày hội, ngày lễ của trường, và có kế hoạch đầu tư cho thỏa đáng. Muốn cô và trẻ trường mầm non Cát Bi có được những ngày hội, ngày lễ thực sự có ý nghĩa. Nhận thức được điều đó mà mỗi cô giáo, mỗi phụ huynh, cộng đồng trên địa bàn trường đã làm tốt được công tác xã hội hoá giáo dục để trường có đầy đủ đồ dùng dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ tốt các ngày hội, ngày lễ trong năm học Biện pháp 4: “ Phối kết hợp với phụ huynh học sinh”. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp, việc tuyên truyền của các bậc phụ huynh học sinh tham gia tổ chức ngày hội, ngày lễ có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết tạo sự tin tưởng phấn khởi của phụ huynh khi thấy con mình được tham gia lễ hội, một hoạt động bổ ích nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Sau đó phụ huynh đóng góp vật chất, tinh thần, kết hợp, giúp trẻ, lớp tổ chức ngày hội, ngày lễ chu đáo nâng cao hiệu quả lễ hội. Để có sự quan tâm của các bậc phụ huynh, trước khi tổ chức buổi lễ, chúng tôi mời thường trực hội phụ huynh học sinh, các chi hội trưởng các lớp để báo cáo kế hoạch lễ hội của nhà trường lấy ý kiến xây dựng của chi hội từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể về kinh phí, nội dung, thời gian và hình thức tổ chức sau đó thông báo trên bảng tin để phụ huynh toàn trường nắm được. Đến ngày hội tôi gửi giấy mời chi hội các lớp đến để giúp lớp mình về một số công việc phục vụ lễ hội như chuẩn bị, hoá trang cho trẻ và một số công việc khác. Sau mỗi ngày hội, nhà trường có nội dung đánh giá về công tác phối kết hợp phụ huynh học sinh cho ngày hội chủ yếu là cảm ơn phụ huynh có tinh thần tham gia công tác xây dựng phong trào. Từ những việc làm như vậy mà những phụ huynh không quan tâm đến công tác ngày hội ngày lễ của nhà trường nay đã tích cực tham gia chia sẻ động viên cô và trẻ trong lớp. Còn các phụ huynh đã quan tâm nay lại càng quan tâm nhiều hơn. Từ công tác tuyên truyền mà nhà trường đã nhận được sự quan tâm rất nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh đặc biệt sự quan tâm của chi hội trưởng các lớp đã tạo điều kiện cho nhà trường luôn giữ vững được các phong trào ngày càng lớn mạnh không ngừng. II.1. Tính mới, tính sáng tạo: Bản sáng kiến có cấu trúc khoa học, hợp lý, mang tính sáng tạo và thực tiễn. Các hoạt động nghiên cứu được thực hiện đảm bảo tính logic khoa học. 12 Các dữ liệu minh chứng của đề tài được trình bày đầy đủ, khoa học mang tính thuyết phục sâu sắc. Các giải pháp mang tính mới, sáng tạo giúp cho giáo viên hiểu thêm về vai trò của lễ hội trong trường mầm non, giáo viên nắm được các kiến thức của từng ngày hội ngày lễ, từ đó giáo viên có kỹ năng tổ chức các ngày hội ngày lễ cho trẻ thông qua các chủ đề của năm học. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực hứng thú tham gia các hoạt động lễ hội. Từ những ưu điểm của các biện pháp trên kết hợp với biện pháp mới chúng tôi đã góp phần vào việc tổ chức tốt hoạt động ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non. II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được chúng tôi áp dụng 9//9 lớp từ nhà trẻ cho tới mẫu giáo tại trường Mầm Non Cát Bi và đã thu được kết quả rất cao. Cụ thể là trường mầm non Cát Bi đã tổ chức thành công “ ngày hội đến trường của bé - bé vui hội trăng rằm” được các đ/c lãnh đạo của Quận về tặng quà và đánh giá rất cao công tác tổ chức lễ hội cho trẻ của nhà trường. Gần đây nhất nhà trường đã tổ chức tốt “ Ngày hội vui khỏe” cho trẻ tham gia tích cực và được đông đảo phụ huynh ủng hộ. Ngày hội được PGD Quận đánh giá cao và xếp thứ nhất trong Quận. Một số biện pháp này được ứng dụng trong thực tiễn không riêng ở trường mầm non Cát Bi mà còn được ứng dụng rộng khắp tại các trường mầm non trong và ngoài Quận, vì một số biện pháp này dễ áp dụng, dễ phổ biến; có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong đơn vị, trong toàn ngành giáo dục, được các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khác vận dụng vào việc tổ chức ngày hội ngày lễ tại trường mình đạt kết quả cao. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp * Hiệu quả về mặt kinh tế: Khi áp dụng những biện pháp trên nhà trường sẽ không phải lo lắng tìm đâu ra kinh phí mỗi khi tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ. Với sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể, với sự tận tình của cán bộ giáo viên sẽ đem lại hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất và cũng tiết kiệm được về mặt thời gian và sức lực cho công tác quản lí tổ chức ngày hội, ngày lễ trong nhà trường. * Hiệu quả về mặt xã hội: Sáng kiến kinh nghiệm giúp thêm tư liệu nghiên cứu về vai trò của ngày hội, ngày lễ đối với trẻ mầm non và đề xuất một số giải pháp đưa lễ hội đến với trẻ thơ nhằm nâng cao hiệu quả của ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non. 13 - Về phía giáo viên: + Tạo được sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ mang tính giáo dục cao. + 100% lớp biết xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm + 90% giáo viên có khả năng tổ chức tốt ngày hội ngày lễ cho trẻ ở lớp + 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực thoải mái tham gia vào các hoạt động trong ngày hội, ngày lễ. - Về phía phụ huynh học sinh: + Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh về việc tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non từ đó phụ huynh có tinh thần ủng hộ cho cô và trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. + Việc tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non cũng là một trong những hình thức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. * Những giá trị làm lợi khác: - Những giải pháp trong sáng kiến mà chúng tôi đưa ra không chỉ giúp cho đơn vị trường mầm non Cát Bi tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm, nếu được phổ biến rộng khắp chúng tôi tin rằng sẽ giúp cho các đơn vị bạn tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong đơn vị mình. * Bảng kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài: Nội dung Giáo viên Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài 57% Giáo viên có hiểu biết 100% Giáo viên có hiểu biết cơ bản về nội dung, vai trò cơ bản về nội dung, vai trò tổ của ngày hội, ngày lễ chức lễ hội của lớp 2 Bộ loa máy, 5 đàn, máy chiếu, 2 bộ phông in phun hoá trang, 10 bộ múa Ấn Độ, 1 Bộ loa máy, 2 đàn, 5 bộ 12 áo tắm, 10 váy xòe, 15 bộ Thiết bị, đạo cụ, váy, 3 bộ áo dài, một số quần áo công an, bộ đội các hoá trang dụng cụ âm nhạc xắc xô, loại …..dụng cụ đủ cho cô và kèn, trống. trẻ, một số nhân vật như chuột micky, gà trống, vịt bầu trong các ngày lễ hội Trẻ tích cực, hứng thú 50% 100% 14 III. KẾT LUẬN: Nói đến lễ hội là nói đến bản sắc văn hoá của dân tộc. Ngày hội, ngày lễ là một sự kiện lớn đã đi sâu vào tâm trí của trẻ thơ. Qua các hình thức tổ chức ngày hội, ngày lễ lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa với trẻ. Làm tốt công tác lễ hội là chúng ta đã tìm được một phương pháp dạy học gần gũi nhất với trẻ thơ. Qua việc" lấy trẻ làm trung tâm" giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường. Ngoài ra còn giúp cho mỗi giáo viên có thêm được nghệ thuật tổ chức lễ hội đạt hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau. - Là cán bộ quản lí, người phụ trách chuyên môn trước hết phải nắm vững nội dung kiến thức, kỹ năng các ngày hội ngày lễ trong trường mầm non. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có sự kiểm tra giám sát sau khi giao nhiệm vụ. - Hướng dẫn giáo viên cụ thể khi thực hiện. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời đến giáo viên và trẻ. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giúp đỡ tạo điều kiện nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch. - Bản thân không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập để sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể trong phong trào tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non, song trong năm học tới chúng tôi cần tiếp tục tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hay, hữu hiệu hơn để cùng giáo viên và các cháu trường mầm non Cát Bi tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ cho trẻ. Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện mong các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ........................................................................... Cát Bi, ngày 3 tháng 2 năm 2015 Tác giả sáng kiến ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... Nguyễn Thị Thu Hường 15 CÁC PHỤ LỤC Ảnh minh họa SK đã áp dụng trong thực tế: Tiết mục “Múa trống cơm” của các bé 4 tuổi trong ngày Tết trung thu Tiết mục múa “Chiếc đèn ông sao” của các bé 5 tuổi trong ngày Tết trung thu 16 Tiết mục múa “Cô giáo bản em” của cô và cháu trong ngày hội khai giảng Tiết mục hát múa “Ngày đầu tiên đi học” của cô và cháu trong ngày hội khai giảng 17 Tiết mục đồng diễn thể dục của các bé 5 tuổi trong ngày hội vui khỏe Trò chơi chuyển quả của các bé nhà trẻ trong ngày hội vui khỏe 18 Tiết mục đồng diễn thể dục của các bé 3 tuổi trong ngày hội vui khỏe Tiết mục đồng diễn võ tay không của các bé 5 tuổi trong ngày hội vui khỏe 19 Tiết mục diễn kịch “Sự tích mâm cỗ trung thu” trong ngày Tết trung thu Màn diễu hành của các bé 4 tuổi trong ngày hội khai giảng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan