Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sin...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8

.DOC
28
1
143

Mô tả:

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TIÊN TIẾN TÊN ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY SINH HỌC 8” Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hoài Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh ––––*––– - 1- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY SINH HỌC 8” SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: - Ngày sinh: - Năm vào ngành: - Đơn vị công tác: Nguyễn Thị Thanh Hoài 17/12/1976 1997 TrườngTHCS Lương Thế Vinh- Thị trấn Phùng. Huyện Đan Phượng. - Trình độ chuyên môn: Đại Học sư phạm - Hệ đào tạo: Từ xa - Trình độ chính trị: Sơ cấp - Đã đạt danh hiệu: CSTĐ - 2- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. TÊN ĐỀ TÀI “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8” II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thế kỷ XXI – Thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo những con người lao động mới: thông minh, tích cực, chủ động, sáng tạo. Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm rất lớn. Sinh học 8 là môn học Cơ thể người và vệ sinh người , có phương pháp đặc thù là nghiên cứu dựa trên quan sát, thực hành thí nghiệm. Học sinh sẽ được hướng dẫn quan sát, thí nghiệm để từ đó tìm ra kiến thức. Và để có được những mẫu vật chuẩn, những mô hình, tranh vẽ, sơ đồ,… chứa đựng những thông tin một cách trực quan sinh động cho học sinh quan sát nghiên cứu thì việc ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy là điều cần thiết. Vì những ưu điểm của việc đưa công nghệ thông tin vào dạy học mà ở trường THCS Lương Thế Vinh nơi tôi đang công tác từ 5 năm trở lại đây phong trào dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được phát triển mạnh mẽ ở mọi khối lớp, ở mọi môn học. Nhóm giáo viên sinh học – công nghệ của trường chúng tôi nhanh chóng hoà nhập với không khí đó. Việc đưa công nghệ thông tin vào bài học đã giúp cho chất lượng của các bài giảng tăng lên rõ rệt. Hứng thú của các em với môn Sinh học cũng tăng theo, qua đó thì kiến thức về công nghệ thông tin của tôi cũng dần được bổ sung và mở rộng. Từ hiểu biết có được qua một thời gian dài áp dụng thành công việc đổi mới phương pháp dạy học, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy . Tôi mạnh dạn viết ra những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8” - 3- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Phạm vi thực hiện: Học sinh lớp 8B, 8D, trường THSC Lương Thế Vinh. Năm học 2011- 2012. IV.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: A. Thực trạng vấn đề và số liệu điều tra thực tế: 1. Thực trạng vấn đề Nhiệm vụ của Sinh học lớp 8 là môn học cung cấp cho các HS những kiến thức về hình thái cấu tạo, các cơ chế sinh lý diễn ra trong cơ thể con người trong mối quan hệ với môi trường từ đó có biện pháp giữ gìn cơ thể.Do vậy phương pháp đặc thù của bộ môn là quan sát, thực hành thí nghiệm.Việc quan sát nghiên cứu vật sống, mô hình, mẫu mổ hoặc hình vẽ, học sinh sẽ phát hiện ra những thông tin. Tuy nhiên tranh vẽ, sơ đồ, mẫu mổ hay mô hình chỉ giúp HS phát hiện ra những thông tin về hình thái, giải phẫu của cơ thể người, chứ không giúp học sinh phát hiện những cơ chế sinh lý của cơ thể. Do vậy trong những giờ học có kiến thức về các hiện tượng và các hoạt động sinh lý học sinh hiểu bài, GV thường phải giảng giải nhiều, học sinh phải nghe nhiều, giờ học nặng nề, GV mệt, HS thụ động. Để tránh tình trạng này nhiều năm nay tôi đã đổi mới phương pháp dạy học của mình bằng cách áp dụng một số biện pháp cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học môn sinh học 8. 2. Số liệu điều tra thực tế trước khi thực hiện đề tài: Điểm kiểm tra khảo sát đầu học kỳ I năm học 2011-2012 của hai lớp 8B, 8D như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình 8B 39 HS 23% 42% 35% 8D 35 HS 16% 29% 55% - 4- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 B. Các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy học: 1. Biện pháp 1: Chuẩn bị bài tốt cho mỗi giờ lên lớp: a) Chuẩn bị của giáo viên + Xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định được khi học xong bài, học sinh cần nắm được những kiến thức, kĩ năng gì? Thái độ của học sinh ra sao? + Thiết kế các hoạt động dạy học: Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải hình dung ra bài học gồm mấy hoạt động? Mỗi hoạt động được tổ chức như thế nào? Với thời gian là bao nhiêu? Cho học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác trong nhóm hay thảo luận cả lớp? + Soạn hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp với các đối tượng học sinh. Các câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, gây hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, kiểm tra, đánh giá. Các câu trả lời cô đọng, súc tích. + Làm việc trên máy với các phần mềm tin học: PowerPoint, Window movie maker,…tạo ra các thông tin có tính hệ thống trên các Slide (trang trình chiếu). + Sưu tầm, thu thập những thông tin cần thiết như hình ảnh, video clip hay những thông tin có tính thời sự và phù hợp với bài giảng để đưa vào các slide sao cho phù hợp. + Tạo các hiệu ứng trên các slide để khi trình chiếu các kiến thức, câu hỏi, câu trả lời, các hình ảnh được lần lượt hiện ra theo đúng ý tưởng ban đầu. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra. + Chuẩn bị các phương tiện dạy học trước khi lên lớp: Máy vi tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh, mô hình,... b) Chuẩn bị của học sinh: + Học bài cũ theo hướng dẫn. + Chuẩn bị bài mới. 2. Biện pháp 2: Mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn - 5- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 Trong một bài giảng, điều gây ấn tượng nhất là mở đầu bài giảng. Trong vài phút ngắn ngủi, nếu ta mở bài tốt sẽ thực sự gây chú ý, hứng thú cho HS. Vậy làm thế nào để mở bài cho tốt? Muốn mở bài tốt, giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học, sau đó suy nghĩ để có thể mở bài một cách ngắn gọn nhưng trong đó phải thiết lập được mối quan hệ giữa những điều các em đã biết ( qua bài học cũ, qua thực tế) với bài mới, đồng thời đưa ra mục tiêu bài học. Nhằm kích thích trí tò mò, khao khát tìm hiểu những điều mới lạ đang sắp mở ra trước mắt. Mỗi bài học giáo viên có nhiều cách để mở bài, chỉ cần tư duy một chút sẽ có một mở bài ngắn gọn, thu hút sự chú ý của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong nhận thức. Vì thế giáo viên không nên xem nhẹ hay bỏ qua khâu mở bài. Ngoài ra khi mở bài cần chú ý thiết lập mối quan hệ giữa giáp viên và học sinh. Tạo được không khí thân thiện ngay từ đầu là hết sức quan trọng, nó sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa người dạy và người học. Có sự tôn trọng lẫn nhau, người học mới cảm thấy vai trò của mình rất quan trọng, tạo cho học sinh vào bài học mới một cách tự tin, phấn khởi. Muốn tạo mối quan hệ thân thiện ấy giáo viên cần chứng tỏ qua cách nói chân thật, ánh mắt thân thiện và nụ cười cởi mở. Với những nội dung thích hợp có thể mở bài bằng cách nêu vấn đề để thầy và trò cùng thảo luận. 3. Biện pháp 3. Nêu rõ mục tiêu bài học cho học sinh trước khi giảng bài mới. Theo tôi trước khi giảng bài mới, sau khi đã ghi đầu bài lên bảng, giáo viên nên nêu ngay mục tiêu bài học cho học sinh nắm được. Vì khi mục tiêu được xác định rõ ràng có nhiều tác động tốt trong quá trình dạy học. - Đối với người học: Mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp cho học sinh có khái niệm rõ ràng về những điều mà học sinh phải đạt được để cố gắng nỗ lực, phấn đấu đạt tới. -Đối với người dạy: Khi mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp giáo viên luôn bám sát những điều mà họ phải dạy, luôn nhắc nhở họ phải dạy chính xác - 6- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 những điều học sinh cần phải đạt chứ không dạy miên man tùy tiện. -Đối với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thì khi mục tiêu học tập được xác định rõ ràng sẽ là chuẩn để học sinh tự đánh giá được mình và giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh được dễ dàng hơn và chính xác hơn. Để khỏi đơn điệu và tăng tính hấp dẫn đối với học sinh, mục tiêu bài học được trình bày dưới dạng khác nhau. 4. Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin(CNTT) hỗ trợ các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn sinh học. Phương pháp đặc thù học tập môn Sinh học 8 là phương pháp quan sát và thực hành thí nghiệm. Việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hai phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao rất cao trong việc tạo chú ý học tập gây hứng thú cho học sinh tự lực tìm tòi, phát hiện kiến thức. Cụ thể: Dùng CNTT hỗ trợ Phương pháp quan sát tìm tòi: Phương pháp quan sát tìm tòi được vận dụng để dạy và học hầu hết các bài trong chương trình sinh học 8 đặc biệt các kiến thức về hình thái, cấu tạo, các quá trình sinh lý trong cơ thể. Đối tượng quan sát bao gồm : - Vật thật: +Vật tươi: Tim lợn, thận lợn, não lợn... +Mô hình: Mô hình cơ thể người, tim người, não người,các cơ quan trong cơ thể người….. - Các phương tiện trực quan khác: Tranh, ảnh, sơ đồ… Khi dạy các bài dạng này là giáo viên cho học sinh quan sát đối tượng rồi hỏi học sinh về hình dạng, cấu tạo, cơ chế hoạt động của đối tượng quan sát. Vậy CNTT có thể giúp gì cho phương pháp này? - CNTT có thể làm động hóa các sơ đồ, tranh vẽ sẽ giúp học sinh dễ dàng quan sát và tìm kiến thức một cách nhanh chóng. Ví dụ 1: Bài 6- Phản xạ có hình vẽ 6-2 mô tả cung phản xạ. Dùng CNTT để - 7- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 động hóa sơ đồ này sẽ giúp học sinh dễ dàng thấy được đường đi của xung thần kinh trong một cung phản xạ, các thành phần của cung phản xạ. Ví dụ 2: Bài 47-Đại não có hình 47-1,2,3 mô tả cấu tạo của đại não nhìn từ các phía. Sử dụng hiệu ứng của phần mềm PowerPoint để làm xuất hiện dần dần các khe, các rãnh, đường liên bán cầu, đường dẫn truyền sẽ giúp học sinh dễ dàng thu nhận các thông tin về cấu tạo của đại não. - CNTT cung cấp thêm những đoạn video clip về cấu tạo, hoạt động của các cơ quan nhằm khắc phục hạn chế của SGK khi chỉ có thể mô tả được hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinh lý của cơ thể, bằng kênh chữ, và hình ảnh tĩnh. Ví dụ 1. Bài 7- Bộ xương có phần III.Các khớp xương . Ở phần này giáo viên phải làm cho học sinh thấy được dựa vào khả năng cử động của khớp mà người ta chia khớp thành 3 loại: Khớp động, khớp bán động, khớp bất động. Thế nhưng SGK chỉ mô tả được cấu tạo của 3 loại khớp qua hình 7-4, chứ không mô tả được khả năng cử động của khớp. Vì thế dùng máy chiếu để chiếu cho học sinh xem những đoạn video clip mô tả hoạt động của từng loại khớp học sinh sẽ tìm ngay được những kết luận cần thiết và nhớ bài rất nhanh. Vi dụ 2. Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch. Ở phần I của bài có Sơ đồ 14-1 , 2,3,4 mô tả 3 hoạt động chủ yếu của bạch cầu nhằm bảo vệ cơ thể khi bị vi khuẩn, vi rút tấn công. Nếu thay thế các sơ đồ trên bằng cách chiếu video clip mô tả 3 hoạt động của bạch cầu sẽ vô cùng hấp dẫn và sinh động. Hoặc có thể sử dụng đoạn phim về hoạt động của phổi và lồng ngực trong bài HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP, phim về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp trong bài VỆ SINH HÔ HẤP, phim nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản trong bài TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG, phim cơ chế thu nhận sóng âm trong bài CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC, vv…… 5. Biện pháp 5: Vận dụng các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá . Đánh giá là một khâu quan trọng trong giảng dạy vì nó giúp cho giáo viên - 8- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 có thông tin phản hồi về mức độ mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu đề ra, mặt khác qua đánh giá giáo viên có thể có được thông tin về phương pháp dạy học của mình có hợp lý hay không để kịp thời điều chỉnh. Có nhiều phương pháp để đánh giá học sinh nhưng phương pháp trắc nghiệm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học vì nó tiện lợi, ít tốn thời gian và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Có nhều nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm sau đây là một số loại: *Trắc nghiệm đa phương án. Cấu trúc của câu hỏi trắc nghiệm đa phương án gồm hai phần là phần cốt lõi và phần trả lời. - Phần cốt lõi có hai dạng có thể là một câu khuyết hoặc một câu hỏi hoàn chỉnh để nêu vấn đề. - Phần trả lời bao gồm 1 đáp án đúng và các đáp án không đúng.( Các câu gây nhiễu) để học sinh lựa chọn và trả lời. * Trắc nghiệm ghép đôi: Cấu trúc gồm: -Tiền đề là một bộ các mệnh đề hoàn chỉnh về một sự việc nào đó hoặc những câu hỏi, thường được bố trí ở bên trái của tờ trắc nghiệm. - Phần thứ hai là danh mục các trả lời được bố trí bên phải tờ trắc nghiệm * Trắc nghiệm điền khuyết: Cấu trúc: Gồm các câu đưa ra không hoàn chỉnh, từ kiến thức đã học, tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. 6. Biện pháp 6. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Với nhiệm vụ nhận thức mà nỗ lực của mỗi cá nhân học sinh chưa đủ, cần có sự tham gia của nhiều người thì cần phải tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung cũng như hình thức hoạt động nhóm: Như - 9- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 nội dung bài tập đưa ra phải rõ ràng, có ý nghĩa, phải lập kế hoạch cẩn thận và phải có k ỹ thuật quản lý để tránh hiện tượng học sinh không thảo luận, trao đổi về kiến thức mà lại làm việc riêng, hay mất trật tự vừa tốn thời gian mà hiệu quả không cao, hoặc tình trạng hoạt động nhóm chỉ là hình thức. Vậy tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm như thế nào? Gồm các bước: -Làm việc chung cả lớp. + Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. + Tổ chức nhóm, nêu nhiệm vụ nhận thức. + Hướng dẫn làm việc, hạn chế thời gian. - Làm việc theo nhóm: + Phân công trong nhóm. + Cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm. + Cử thư ký ghi chép, trình bày ý kiến của nhóm. - Thảo luận tổng kết trước lớp. + Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. +Thảo luận chung + Giáo viên tổng kết, giúp học sinh hoàn thiện và đặt vấn đề tiếp theo. Khi phương pháp dạy học theo nhóm được tổ chức có ý nghĩa rất tích cực ; tạo điều kiện cho nhiều người tham gia, tạo cho mỗi cá nhân học được kiến thức của bạn. Phát triển cho học sinh các kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội ( như nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo…) hiểu thêm về bản thân (tự đánh giá), về bạn bè, thông qua việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Biết lắng nghe làm theo quy định và sự phân công của nhóm. Tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự thích ứng dần với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương lai. - 10- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 C. Minh họa cụ thể: Tiết 15– Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU 1. Xác định mục tiêu bài học. 1.1. Kiến thức: , - Học sinh nêu được khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của hiện tượng đông máu, ứng dụng. - Ý nghĩa của sự truyền máu, các nguyên tắc truyền máu, cơ sở khoa học của nó. 1.2. Kỹ năng: - Quan sát – rút ra kết luận, hoạt động nhóm. - Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế. 1.3. Thái độ. Yêu thích môn học 2. Thiết kế các hoạt động dạy học. Dựa vào mục tiêu bài học tôi thấy bài này gồm 2 hoạt động chính: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ứng dụng hiện tượng đông máu. - Mục tiêu của hoạt động 1 là: Cho học sinh thấy được khái niệm, cơ chế , ý nghĩa của hiện tượng đông máu. Nêu một số hiện tượng đông máu xảy ra trong thực tế, nêu các ứng dụng. . - Để đạt mục tiêu này tôi sử dụng phương pháp: Trực quan( có hỗ trợ của CNTT) + Hỏi đáp+ Hoạt động theo nhóm. - Cách tiến hành: Cho học sinh khai thác thông tin sách giáo khoa, quan sát video clip về quá trình đông máu sau đó hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: - 11- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 - Mục tiêu: Học sinh nắm được thế nào là truyền máu, truyền máu khi nào, sơ đồ truyền máu, các nguyên tắc truyền máu, cơ sở khoa học. - Phương pháp: Trực quan( Có sự hỗ trợ của CNTT) + Hỏi đáp. - Cách tiến hành: Cho học sinh khai thác thông tin SGK, video clip, sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi để rút ra kiến thức cần đạt được. 3. Soạn hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp. * Hoạt động 1: Để đạt được mục tiêu, tôi đưa ra các câu hỏi và phiếu bài tập sau sau: ?1.Khi bị đứt tay,chảy máu em thấy hiện tượng gì? ?2. Đông máu là gì ? ?3.Khai thác thông tin ở SGK và video clip em hãy nêu cơ chế của hiện tượng đông máu ? ?5.Em đã bao giờ bị thương chảy máu? Lớn hay nhỏ, máu chảy nhiều hay ít? Em đã tự xử lý hay đã được xử lý như thế nào? PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. Sự đông máu có ý nghĩa gì với cơ thể? 2. Sự đông máu liên quan đến những thành phần nào của máu. Từ đó cho biết để có máu không đông cần phải làm gì? 3. Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? 4. Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu? * Hoạt động 2: Gồm các câu hỏi sau: ?1.Truyền máu là gì? ?2.Truyền máu có ý nghĩa gì? Cho máu có hại cho cơ thể hay không? ?3.Khai thác thông tin SGK cho biết Các Lanstâynơ đã tiến hành thí nghiệm như thế nào? Từ đó ông nhận thấy điều gì? ?4.Mỗi nhóm máu có đặc điểm gì? - 12- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 ?5.Nhận xét về hiện tượng của hồng cầu ở các ô số 1 và số 2 ? Khi lấy máu người này truyền cho người khác mà hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu người nhận có truyền máu được không? ?6. Nhìn vào hinh15 cho biết người có nhóm máu O có thể cho những nhóm nào? Tương tự người có nhốm máu A,B,AB có thể cho máu những nhóm nào? => Cho học sinh lên hoàn thành bài tập SGK – hoàn thành sơ đồ truyền máu. PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM 1.Máu có cả kháng nguyên A,B có thể truyền cho người có nhốm máu O được không? Vì sao? 2. Máu không có kháng nguyên A,B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao ? 3. Máu có các tác nhân gây bệnh có thể đem truyền cho người khác được không?Vì sao? 4.Nêu các nguyên tắc truyền máu ? 4. Sưu tầm, thu thập tư liệu dạy học: Mạng internet là một kho tri thức vô giá, nhất là đối với giáo viên.Các thông tin ở trên đó vừa phong phú về cả hình hình thức lẫn nội dung, lại luôn là những thông tin mới được cập nhật thường xuyên liên tục. Với những giáo viên dạy môn sinh học 8 như tôi thì quý nhất là những video clip về cấu tạo, hoạt động, các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể. Bởi khi có chúng giáo viên sẽ không phải mất nhiều công để giảng giải về những điều rất trừu tượng. Còn học sinh thì lại rất hứng thú say mê khi đón nhận chúng. Vì vậy tôi thường xuyên lên mạng để lấy những thông tin, hình ảnh, video clip vào hộp tư liệu của mình trên máy. Ngoài ra giáo viên còn có thể thu thập thông tin, tài liệu từ tivi, đài báo, từ thực tế cuộc sống nhằm có kiến thức giúp học sinh giải thích các hiện tượng thực tế. - 13- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 Với bài này tôi đã lấy được 1 đoạn video clip về cơ chế của quá trình đông máu, các kiến thức về truyền máu ……….. 5. Làm việc trên máy với phần mềm Powerpoint, Window movie maker.... tạo ra các thông tin có tính hệ thống trên các Slide (trang trình chiếu). + Nhập văn bản vào các Slide trong Powerpoint. + Chèn các hình ảnh phù hợp với thông tin ở từng Slide. + Tạo hiệu ứng trên các Slide. + Dùng window movie maker để chỉnh sửa cắt phim, chỉ lấy một đoạn phù hợp 6. Chuẩn bị trước khi lên lớp. a. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính cá nhân. - Máy chiếu. - Bảng phụ ghi bài tập: Hoàn thành sơ đồ truyền máu. - Phiếu bài tập b. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ theo hướng dẫn. - Chuẩn bị bài mới: + Trả lời lệnh sách giáo khoa. 7. Tiến trình dạy học 7.1. Ổn định lớp 7.2. Kiểm tra bài cũ 1. Bạch cầu có mấy hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể? 2.Miễn dịch là gì? Phân loại miễn dịch, cho ví dụ về mỗi loại? 7.3. Bài mới. - 14- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 ĐVĐ: Cơ thể người có khoảng 4-5l máu. Nếu bị thương chảy máu và mất khoảng 1/3 lượng máu, tính mạng có thể bị đe dọa. Trong thực tế với những vết thương nhỏ, máu chảy vài phút, chậm dần rồi ngừng hẳn. Đó là khả năng tự bảo vệ cơ thể. Khả năng này có được là do đâu? Ta cùng tìm hiểu bài hôm nay: Sau ghi viết đầu bài giáo viên có thể nêu ngay mục tiêu của bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ứng dụng của hiện tượng đông máu. - Mục tiêu của hoạt động 1 là: *Kiến thức:Cho học sinh thấy được khái niệm, cơ chế , ý nghĩa của hiện tượng đông máu. Nêu một số hiện tượng đông máu xảy ra trong thực tế, nêu các ứng dụng. . * Kỹ năng: Quan sát + Hoạt đông nhóm+ Vận dụng kiến thức vào thực tế. Để đạt mục tiêu này tôi sử dụng phương pháp: Trực quan( có hỗ trợ của CNTT) + Hỏi đáp + Hoạt động theo nhóm. - Cách tiến hành: Cho học sinh khai thác thông tin sách giáo khoa, quan sát video clip về quá trình đông máu sau đó hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG I. Đông máu ?1. Khi bị đứt tay, chảy máu em thấy Y/C: Máu chảy ra, trước hiện tượng gì? lỏng sau đó chảy chậm dần rồi ngừng lại ?2. Đông máu là gì ? Y/C: Là hiện tượng máu không ở thể lỏng mà vón - Khái niệm : Máu cục lại khong ở thể lỏng mà vón cục lại. ?3.Khai thác thông tin ở SGK và video clip em hãy nêu cơ Y/C: Nêu được cơ chế của - Cơ chế : Sơ đồ chế của hiện tượng - 15- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 đông máu ? quá trình đông máu. SGK(tr- 48) Cho học sinh hoạt động nhóm theo HS hoạt động nhóm trả lời nội dung của phiếu các câu hỏi: hoạt động số 1 +2 bàn 1 nhóm + Thời gian 3 phút PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM ( Số 1) 1. Sự đông máu có ý nghĩa gì với cơ thể? 2. Sự đông máu liên quan đến những thành phần nào của máu. Từ đó cho biết để có máu không đông cần phải làm gì? 3. Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? 4. Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu? Hết thời gian thảo luận giáo viên yêu cầu học sinh quay về vị trí và gọi đại diện các nhóm phát biểu , các nhóm khác nhận xét bổ sung HS về vị trí. Nhóm1. Ý nghĩa của đông Y/C : Đại diện nhóm 1 máu với sự sống của con trả lời.Các nhóm khác nhận xét bổ sung. người? Y/C nêu được : đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể, chống mất máu khi bị thương ?5.Em đã bao giờ bị chảy máu. thương chảy máu? Lớn - 16- Ý nghĩa : Bảo vệ cơ thể, chống mất máu khi bị thương chảy máu. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 hay nhỏ, máu chảy nhiều hay ít? Em đã tự xử lý hay HS nêu được hiện đã được xử lý như thế tượng, cách xử lý nào? những vết thương nhỏ. GV bổ sung thêm cách xử lý các vết thương lớn, khó cầm phải được sơ cứu( sẽ được tìm hiểu trong bài thực hành) và được đưa đi cấp cứu kịp thời. Nhóm 2. Sự đông máu liên quan đến những thành Y/C : Đại diện nhóm 2 phần nào của máu. trả lời.Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Y/C nêu được : Sự đông máu liên quan đến nhiều yếu tố nhưng liên quan đến Từ đó cho biết để có máu tiểu cầu là chủ yếu. không đông cần phải làm gì? Y/C :Để máu không đông cần loại bỏ những yếu tố gây đông máu : -Trong thực tế dời sống muốn có máu không đông để làm món ăn thì cho vào máu nước mắm chanh, muối, dùng đũa khuấy nhanh tay. - Trong y học : Cho vào máu chất chống - 17- - Chống đông máu + Thực tế : Cho thêm vào máu : muối, nước mắm chanh.. + Y học : Cho vào máu Natrioxalat. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 Nhóm 3. Máu không chảy đông. Đại diện nhóm 3 trả ra khỏi mạch nữa là nhờ lời. Các nhóm khác đâu? nhận xét, bổ sung. Y/C :Máu không chảy ra khỏi mạch là do khối máu đông bịt kín vết thương. Nhóm 4. Tiểu cầu có vai Đại diện nhóm 4 trả trò gì trong quá trình đông lời. Các nhóm khác máu? nhận xét, bổ sung GV bổ sung thêm kiến Y/C :Giải phóng thức về 3 giai đoạn của enzym tạo ra chất sinh quá trình đông máu. tơ máu, tạo mạng lưới Khẳng định vai trò quan kết giữ các hồng cầu, trọng của tiểu cầu trong tạo ra cục máu đông. quá trình đông máu. Từ đó liên hệ đến bệnh máu khó đông cách xử lý. Hoạt động 2. Tìm hiểu về hiện tượng truyền máu, ý nghĩa, nguyên tắc truyền máu: - Mục tiêu: Học sinh nắm được thế nào là truyền máu, truyền máu khi nào, sơ đồ truyền máu, các nguyên tắc truyền máu, cơ sở khoa học. - Phương pháp: Trực quan( Có sự hỗ trợ của CNTT) + Hỏi đáp. - Cách tiến hành: Cho học sinh khai thác thông tin SGK, sơ đồ động, sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi để rút ra kiến thức cần đạt được. Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?1.Bằng hiểu biêt thực tế Y/C: Là quá trình lấy Ghi bảng em hãy cho biết truyền máu của người này 1.Các nhóm máu ở máu là gì? truyền vào mạch máu người. - 18- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 của người khác. ?2. Người ta thường Y/c: Khi bị thương mất truyền máu khi nào? nhiều máu hoặc bị bệnh nào đó làm cho người ?3. Truyền máu có ý nghĩa gì? Trong thực tế nhiều khi truyền máu lại không cứu được người bênh. Các Lanstâynơ đã làm các TN và phát hiện ra nguyên nhân. ?4. Khai thác SGK Mục II cho biết: Các Lanstâynơ đã tiến hành TN ntn? bệnh bị thiếu máu. -Y/ c: Cứu người . Y/c: Ông đã lấy hồng cầu của một người trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người trộn với hồnh cầu của những người khác. ?5. Sau khi tiến hành thí nghiệm ông nhận thấy điều gì? Y/c: + Có hai loại kháng nguyên trong hồng cầu là A,B. + Có hai loại kháng thể Nêu đặc điểm của từng trong huyết tương là + Có hai loại kháng thể α gây kết dính A trong huyết tương là ß gây kết dính B α gây kết dính A - 19- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học 8 nhóm máu? Dùng máy chiếu để chiếu lên bảng hình ảnh mô tả đặc điểm của các kháng nguyên, kháng thể, cơ chế kết dính kháng thể với kháng nguyên. Đặc điểm của 4 nhóm máuO,A,B,AB. Sau khi làm thí nghiệm ông đã thu được kết quả như sau: GV chiếu lên màn bảng kết quả thí nghiệm ở hình 15 có đánh số thứ tự các ô. Có 4 nhóm máu ở ß gây kết dính B người. Có 4 nhóm máu ở người. Là A, B, AB, O ?8Nhận xét về hiện tượng của hồng cầu ở Ở ô số 1: hồng cầu các ô số 1 và số 2 ? không bị kết dính, ô số 2 Khi lấy máu người hồng cầu bị kết dính. này truyền cho người khác mà hồng cầu của Khi lấy máu người này người cho bị kết dính truyền cho người khác trong máu người nhận mà hồng cầu của người có truyền máu được cho bị kết dính trong không? máu người nhận thì ?10.Nhìn vào hình 15 cho biết người có nhóm không truyền máu được. máu O có thể cho những Nhìn vào bảng kết quả nhóm nào? Tương tự trả lời câu hỏi: người có nhóm máu A,B,AB có thể cho máu Hoàn thành sơ đồ truyền những nhóm nào? Sơ đồ truyền máu: => Cho học sinh lên máu: - 20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan