Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học nhóm cho học sinh lớ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới

.DOC
8
694
125

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Thứ nhất: Chuẩn bị các điều kiện cho tổ chức hoạt động nhóm 2.2. Thứ hai: Tiến hành chia nhóm 2.3. Thứ ba: Phân công trách nhiệm trong nhóm 2.4. Thứ tư: Giao nhiệm vụ cho các nhóm 2.5. Thứ năm: Tổ chức cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ 2.6. Thứ sáu: Tổ chức thảo luận chung- Tổng kết vấn đề- Nhận xét quá Trang 1 2 2 4 4 5 7 8 9 9 trình thảo luận. 11 12 12 13 13 III. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG V. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VII. KẾT THÚC VẤN ĐỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thu Dung, Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí giáo dục số 3,5/2011. 2. Trần Thị Thu Mai, Về phương pháp học tập nhóm, Tạp chí giáo dục số 12/2011. 3. Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức hoạt động hợp tác trong nhóm học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí giáo dục số 26/2002. 4. Vũ Thị Sơn, Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm, Tạp chí giáo dục số 114/ 2010. 5. Phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục tháng 7/2011. 6. Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục tháng 5/2013. 7. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình trường học mới- VNEN, Nhà xuất bản giáo dục tháng 5/2013. 1 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học nhóm cho học sinh lớp 2 theo Mô hình trường học mới Họ và tên: Đỗ Thị Bắc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Long Huyện Nho Quan- Tỉnh Ninh Bình Phú Long, tháng 4 năm 2014 3 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học nhóm cho học sinh lớp 2 theo Mô hình trường học mới Họ và tên: Đỗ Thị Bắc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Long I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay; là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh Tiểu học, đặc biệt là trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 2 theo Mô hình trường học mới tại trường Tiểu học Phú Long; tôi nhận thấy hiện nay việc dạy- học đang chuyển dần từ phương pháp dạy- học thụ động sang phương pháp dạy- học tích cực. Nếu như trước đây, giáo viên là chủ thể của mọi hoạt động, là người truyền đạt, mang kiến thức mình có “rót” vào đầu học sinh, còn học sinh chỉ việc ghi nhớ, tái hiện lại, nhắc lại những kiến thức nhận được từ giáo viên thì hiện nay với cách học lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động, đó là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh học tập được kiến thức, rèn luyện được kỹ năng và tích lũy được kinh nghiệm chủ yếu là do các em tự trải nghiệm, tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức thông qua tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, trò và tài liệu qua môi trường hoạt động nhóm. Kết quả học tập cao hay thấp là do mỗi học sinh tích cực tương tác và trao đổi nhiều hay ít trong môi trường học tập đó. Đặc biệt với Mô hình trường học mới, nhóm học tập được coi là một thành tố đặc trưng, quan trọng. Có thể nói, mọi hoạt động của học sinh diễn ra ở nhóm học tập. Học sinh chủ yếu làm việc với nhóm, có thể làm việc với giáo viên, làm việc chung cả lớp chỉ khi cần thiết. Vì vậy tổ chức nhóm học tập tương tác có vai trò quan trọng trong xu hướng dạy- học hiện nay. Giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau. Thông qua thảo luận nhóm, mỗi học sinh có thể tự so sánh biết được tính hợp lý, đúng đắn trong cách giải quyết trình bày của mình, của bạn. Học sinh tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh thể hiện sự hiểu hoặc không hiểu về một nội dung học tập. Từ đó học sinh so sánh, đối chiếu với các thông tin từ bạn bè để tự điều chỉnh nhận thức. Còn giáo viên thì có thể hỗ trợ kịp thời các đối tượng học sinh của mình theo các nhu cầu khác nhau. Nhờ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng làm việc trong một tập thể sau này. Đây là một kỹ năng rất cần thiết và không thể thiếu đối với một con người ở thế kỷ XXI. Vậy tổ chức dạy- học theo nhóm như thế nào để có hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là đối với các lớp đang thực hiện dạy- học theo dự án Mô hình trường học mới khi mà nhóm học tập được thao tác thường xuyên như một chìa khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy- học? Đây chính là vấn đề được nhiều giáo viên trường tôi quan tâm nhất hiện nay. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới ”5nhằm tìm ra cách thức tổ chức dạy học MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM LỚP 2C- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LONG 6 7 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất