Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng ở trường thpt....

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng ở trường thpt.

.DOC
56
876
64

Mô tả:

Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU : I. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................................... 3 II. Mục đích nghiên cứu : ................................................................................................................................... 5 III. Nhiệm vụ nghiên cứu : ................................................................................................................................... 5 III. Giới hạn đề tài : ................................................................................................................................... 6 III. Phương pháp nghiên cứu : ................................................................................................................................... 6 B. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận của đề tài: ................................................................................................................................... 7 1. Khái niệm uy tính .......................................................................................... 7 2. Vai trò uy tính của người Hiệu trưởng ......................................................... 8 3. Biện pháp nâng cao uy tính của Hiệu trưởng ................................................ 9 Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 1 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT II. Đặc điểm tình hình và một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở các trường THPT........................................................................... 24 1. Đặc điểm tình hình :......................................................................................... 24 1.1 Thuận lợi :.................................................................................................... 24 1.2 Khó khăn :.................................................................................................... 25 2. Một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở trường THPT :...................................................................................................................... 25 2.1 Mặt manh :................................................................................................... 25 2.2 Mặt tồn tại :.................................................................................................. 27 III. Một số biện pháp nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng trường THPT :..................................................................................................................... 29 1. Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình........................................... 29 2. Có năng lực đề xuất những cái mới, xây dựng quy chế hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học và tổ chức thực hiện có hiệu quả ........ 30 3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý..... 31 Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 2 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT 4. Có óc tổ chức tốt, mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung quyết định......................... 32 5. Tăng cường chỉ đạo bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị, duy trì tốt mối quan hệ mật thiết với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.................... 33 6. Củng cố khối đoàn kết nội bộ ......................................................................... 34 7. Nâng cao chất lượng giáo dục ......................................................................... 34 8. Xây dựng bộ máy tổ chức vững mạnh............................................................. 36 9. Ổn định tư tưởng, chăm lo đến quyền lợi và nhu cầu của giáo viên................ 37 10. Đổi mới phương thức quản lý......................................................................... 38 11. Không ngừng hoàn thiện năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo............... 40 12. Không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực giao tiếp............................... 41 13. Điều chỉnh phong cách quản lý để phù hợp với trạng thái của tập thể SP..... 43 C. PHẦN KẾT LUẬN:.………………………………………………………46 I/Bài học kinh nghiệm :.................................................................................... 48 Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 3 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT II/ Đề xuất, kiến nghị:...................................................................................... 51 1. Với cấp trên:............................................................................................... 51 2. Với nhà trường........................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 4 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tâm lý học trong quản lý trường học, có đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản lý trường học của người Hiệu trưởng, những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quan hệ quản lý trường học…. Vì thế, hiểu được tâm lý của những nguời dười quyền, hiều được những tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người Hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế đối với từng giáo viên và tập thể sư phạm; biết cách lực chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình; biết cách tự hoàn thiện mình để quản lý tốt hơn…Tâm lý học trong quản lý trường học sẽ giúp người Hiệu trưởng nắm được một hệ thống lý luận, những quy luật tâm lý chung nhất để làm được điều đó. Trong nhà trường quan trọng nhất là người đứng đầu (Hiệu trưởng),có vai trò quyết định đối với chất lượng tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhà trường. Lao động của người Hiệu trưởng mang tính chất đặc thù, không có đồng nghiệp nào có vai trò tương tự như Hiệu trưởng trong trường học. Hiệu trưởng là người có trách nhiệm cao nhất và duy nhất khi đưa ra những quyết định quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của nhà trường đúng hướng và hiệu quả. Do phải đóng nhiều vai khác nhau nên công việc của Hiệu trưởng khá phức tạp. Mỗi ngày, Hiệu trưởng phải xử lý hàng loạt sự việc với nhiều tình huống bất ngờ, có khi căng thẳng và nhiều áp lực. Những sự kiện đa dạng và linh hoạt ấy vừa thách thức vừa chứng minh khả năng lãnh đạo, ra quyết định, tầm nhìn và sự ứng phó… của Hiệu trưởng. Nếu hiểu và giải quyết tốt các hiện tượng tâm lý nảy sinh như : nhu cầu, nguyện vọng, ước mơ, cảm xúc, Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 5 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT tâm trạng, xung đột…. với các cấp quản lý dưới quyền, với giáo viên, công nhân viên…. của nhà trường thì Hiệu trưởng là người có bản lĩnh và uy tính cao, tạo động lực phấn đấu vươn lên cho tập thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Uy tính rất cần thiết cho mỗi chúng ta, nhất là đối với các nhà quản lý. Mọi sự thành công và thất bại trong hoạt động nhà trường đều phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo của người Hiệu trưởng, trong đó uy quyền và sự tính nhiệm của tập thể là yếu tố quyết định. Là phó Hiệu trưởng trường THPT, tôi nhận thấy nếu hoạt động của nhà trường về mọi mặt không được Hiệu trưởng cảm thông, quan tâm và hỗ trợ thì sẽ không đạt kết quả cao, đặc biệt là vai trò, uy tính của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của giáo dục trong nhà trường. Do đó việc tìm hiểu đề tài này đối với tôi có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp với Hiệu trưởng trong thời gian hiện tại và trong những năm tiếp theo. Trong thời gian theo học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tôi rất tâm đắc với các chuyên đề về quản lý giáo dục do quý thầy cô trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo II giảng dạy, trong đó có chuyên đề “Một vài vấn đề Tâm lý học trong quản lý trường học”. Theo tôi đây là chuyên đề rất quan trọng và thật sự cần thiết đối với những ai làm công tác quản lý trường học, chính vì thế nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng ở trường THPT ” với ý nghĩa tìm hiểu và nắm vững lý thuyết bài học, soi rọi lại thực tiễn của đơn vị để tham mưu tốt hơn cho lãnh đạo trong việc hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. Người viết không có tham vọng và không đủ khả năng để trình bày những vấn đề lý luận mang dấu ấn cá nhân nhưng rất có thể đề tài này sẽ gợi lên những suy nghĩ lý thú cho các nhà Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 6 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT nghiên cứu và người đọc nói chung. Đây cũng là một cách đóng góp vào công việc nghiên cưu lý luận về quản lý của chúng ta. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, xin cảm ơn! II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thế nào là uy tín, uy tín có từ đâu, vai trò của uy tín có ảnh hưởng như thế nào đối với người Hiệu trưởng và một số biện pháp để nâng cao uy tín của Hiệu trưởng trong nhà trường hiện nay. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài: “Một số biện pháp nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng ở trường THPT ” - Phân tích một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở các trường THPT . - Đề xuất các biện pháp để nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng trường THPT. - Rút ra kết luận.  Khẳng định vai trò uy tín của người Hiệu trưởng trong công tác điều hành và quản lý nhà trường.  Ảnh hưởng của uy tín đến chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 7 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI : Do điều kiện hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm còn ít ỏi từ quá trình công tác quản lý của bản thân vì thế trong khuôn khổ của đề tài tôi xin được phép giới hạn trong phạm vi như sau : - Tổng hợp và hệ thống hóa những nhận thức của bản thân về các vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan đến uy tính của lãnh đạo trong nhà trường. - Tìm hiểu đặc điểm tình hình và một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở trường THPT. - Phân tích, đánh giá và đối chiếu với lý thuyết để thấy những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng trường THPT. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tiếp xúc trực tiếp với Ban gián hiệu, một số giáo viên, nhân viên, các tổ trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường, Ban đại diện Hội CMHS và chính quyền địa phương. - Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch công tác của trường, các quyết định phân công của Hiệu trưởng, quyết định giải quyết các vấn đề khác của trường. - Phân tích các biên bản họp Hội đồng thi đua khen trưởng, Hội đồng kỷ luật… - Dựa vào những kiến thức đã học để phân tích. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 8 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT B. PHẦN NỘI DUNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Khái niệm uy tín Uy tín của người lãnh đạo là khả năng tác động của người đó lên người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho người khác tin tưởng, phục tùng và tuân theo mình một cách tự giác. Uy tín của người Hiệu trưởng, theo khái niệm đã trình bày, chính là sự thừa nhận của xã hội về tư cách của người Hiệu trưởng; sự đánh giá của nhà trường về sự phù hợp giữa những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng đáp ứng được yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà trường đặt ra. Do đó mà được giáo viên, công nhân viên, học sinh tin tưởng, mến phục và phục tùng một cách tự giác. Như vậy rõ ràng phẩm chất, năng lực của người Hiệu trưởng đáp ứng được sự chờ mong của tập thể sư phạm, của học sinh (cũng như là đáp ứng được yêu cầu mà công tác quản lý nhà trường đòi hỏi) thì sẽ có uy tín, có được sự kính trọng, yêu mến và tuân phục…. ngược lại thì sẽ không có uy tín. Uy tín bao gồm hai mặt : Uy và Tín. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy Anh (NXB KHXH 1992) thì uy tính là có uy quyền mà được người ta tín nhiệm.  Uy quyền : là quyền lực của người Hiệu trưởng do nhà nước cấp cho để anh ta thực hiện nhiệm vụ được giao; nó là vốn liếng ban đầu mà nhà nước cấp và là cơ sở để tạo ra uy tín của người Hiệu trưởng. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 9 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT  Tín nhiệm : là ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, được mọi người tin tưởng, tôn trọng và tuân phục. Đây là cái vốn mà người Hiệu trưởng phải tự tạo ra cho mình trong hoạt động quản lý nhà trường. Rõ ràng có uy mà không có tín thì không thể lãnh đạo được, sớm muộn Hiệu trưởng cũng sẽ bị đào thải. Bởi thế trong việc đề bạt cán bộ quản lý, ta phải chú ý phát hiện những cán bộ có tín rồi giao uy quyền cho họ. 2. Vai trò uy tín của người hiệu trưởng: - Là tiền đề và điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Lênin nói rằng, điều quyết định thành công trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc. Nhờ có uy tín mà người Hiệu trưởng, bằng những yêu cầu, bằng những gợi ý, bằng những lời thuyết phục, bằng những quyết định quản lý của mình, luôn luôn có những khả năng ám thị từng cá nhân và tập thể. Điều đó có nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác, nhờ đó mà người Hiệu trưởng thực hiện có kết quả những mục tiêu quản lý đã đề ra. - Giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên , giáo viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thể sư phạm và của tập thể nhà trường. - Nhờ có uy tín mà người Hiệu trưởng mới tạo ra được sự tin phục của tập thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình, nhờ đó mà :  Giáo dục được tập thể, giáo dục được từng thành viên của tập thể sư phạm và học sinh, góp phần cực kỳ to lớn trong việc ngăn chặn các nhóm và cá nhân lệch chuẩn trong tập thể, ngăn chặn được xung đột trong tập thể, tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 10 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT  Giúp cho người Hiệu trưởng tập hợp, động viên được các lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà trường. - Là động lực bên trong giúp cho tinh thần của người Hiệu trưởng luôn luôn sảng khoái, bình tĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bởi họ biết rằng tập thể coi mọi quyết định của họ là vì tập thể chứ không mảy may xen lẫn chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định của mình. Ngược lại người Hiệu trưởng không có uy tín hoặc có uy tín thấp, luôn lưôn gặp phại sự chống đối, tâm trạng luôn u ám, nặng nề. 3. Biện pháp nâng cao uy tín của Hiệu trưởng: Muốn lãnh đạo tốt, người Hiệu trưởng cần phải có uy tín. Để nâng cao uy tín của mình, người Hiệu trưởng cần phải hình thành cho được sáu nhóm phẩm chất và năng lực sau đây : 3.1 Nhóm một : Những phẩm chất đạo đức của người Hiệu trưởng  Có lòng yêu nghề, yêu học sinh tha thiết, có trách nhiệm cao với công việc. Sống và làm việc theo những nguyên tắc và đạo đức đã được xã hội quy định.  Đối xử công bằng với mọi người (Trong đánh giá phê bình, khen thưởng, bố trí công việc, quan hệ cá nhân…), không thiên vị hoặc ghét bỏ ai.  Có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm.  Không vụ lợi, không vun vén cho cá nhân, điều gì có lợi cho tập thể thì khó mấy cũng quyết tâm làm, điều gì không có lợi cho tập thể thì phải hết sức tránh.  Khiêm tốn, không tự cao, tự đại, cố tình phô trương vị trí vai trò của mình trước tập thể. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 11 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT  Tôn trọng giáo viên – công nhân viên, gần gũi, quan tâm đến chí hướng, nguyện vọng của họ một cách hợp lý, hợp tình, đối xử nhân ái, vị tha, độ lượng với họ. Tuyệt đối không được làm tổn thương đến nhân cách của họ (quát tháo, cáu gắt, nổi nóng, nói năng cộc lốc, không chịu nghe ý kiến của họ mà dùng quyền lực để trấn áp, phê bình nặng nề, quy chụp có tính chất chỉ trích...) 3.2 Nhóm hai : Năng lực chuyên môn Dạy tốt bộ môn của mình (ít nhất từ khá trở lên), có năng lực am hiểu phương pháp bộ môn của các môn học khác trong nhà trường. Nhờ đó mà khả năng phân tích, đánh giá giờ dạy vững vàng nhằm giúp giáo viên nâng cao và hoàn thiện chuyên môn của mình. 3.3 Nhóm ba : Năng lực tổ chức quản lý  Có khả năng thấy được chiều hướng phát triển của nhà trường trong tương lai gần và tương lai xa trên cơ sở biết phân tích quan hệ giữa thực trạng của nhà trường với những đòi hỏi mà ngành và xã hội đặt ra cho nhà trường (số học sinh tương lai, yêu cầu cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ…). Từ đó mà xác định được những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong từng năm học, trong từng thời ký phát triển của nhà trường cùng những quyết định chiến lược tối ưu để đưa nhà trường đạt đến mục tiêu đã định.  Có đầu óc thực tế, nhạy bén phát hiện được những vấn đề nãy sinh hoặc sắp nãy sinh trong quản lý và đưa ra được những quyết định đúng nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả.  Năng lực biết đề xuất những cái mới (xây dựng cơ cấu những tổ chức mới của nhà trường, quy chế hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học) và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 12 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT  Có khả năng hiểu đúng từng con người, sử dụng họ một cách hiệu quả, phù hợp với phẩm chất, năng lực và nguyện vọng hợp lý của từng người. Nhờ đó mà phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân và mang lại tối đa lợi ích cho tập thể.  Tin tưởng giao nhiệm vụ và ủy quyền hợp lý cho cấp dưới để buộc họ nâng cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc, còn bản thân thì biết tập trung trí tuệ giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của nhà trường. Do đó tăng cường được khả năng quản lý bản thân.  Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý những phương pháp quản lý : phương pháp tổ chức – hành chính, phương pháp kinh tế (kết hợp việc yêu cầu GV – CNV, thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ được giao với việc sử dụng những kích thích vật chất và tinh thần làm đòn bẩy), phương pháp xã hội tâm lý (động viên, thuyết phục, cảm hóa từng cá nhân và tập thể….) nhằm tác động hiệu quả đến từng cá nhân buộc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.  Năng lực xây dựng tổ chức bộ máy của nhà trường có hiệu quả. Năng lực này gồm một số nội dung sau : + Xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người, mỗi bộ phận. Trách nhiệm và quyền hạn đó phải phù hợp và cân đối với nhau. + Quy định rõ các mối quan hệ làm việc theo chiều ngang (giữa những người, tổ, bộ phận cùng cấp) và theo chiều dọc (giữa Hiệu trưởng với những người, những bộ phận dưới quyền) sao cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp, không trục trặc hoặc cản trở nhau. + Bố trí đúng việc, đặt đúng từng người vào đúng vị trí của mình theo nguyên tắc : phẩm chất, năng lực đến đâu thì bố trí công việc tương xứng đến đó, một người không đảm trách nhiều chức vụ. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 13 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT + Biết tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, hợp lý, thiết thực, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Không làm mất nhiều thời gian, sức lực giáo viên vào các hoạt động phô trương, hình thức.  Có khả năng tư duy vừa sâu vừa rộng, nhạy bén, linh hoạt. Nhờ đó mà khả năng vận dụng sáng tạo, hợp lý các quy định của cấp trên vào hoàn cảnh thực tế của nhà trường và khả năng phát hiện nhanh, giải quyết có hiệu quả các tình huống xảy ra trong quản lý. Đây là một năng lực cực kỳ quan trọng của người Hiệu trưởng, những quy định của cấp trên hoặc của nhà trường dù đúng nhưng không phải bao giờ cũng phù hợp với mọi đối tượng, mọi thời gian. Do đó trong quá trình quản lý, năng lực tư duy nhạy bén, linh hoạt, hợp lý giúp người Hiệu trưởng tránh được lối làm việc thụ động, rập khuôn, máy móc, cứng nhắc. Nó cho phép người Hiệu trưởng đưa ra những quyết định thích hơp trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường, trong từng tình huống quản lý cụ thể với những con người cụ thể. “Những tiêu chuẩn, những quy định… chỉ đúng nếu nó phù hợp với thực tế, nếu không phù hợp với thực tế của từng cá nhân, từng bộ phận thì nó sẽ không đúng”. Vì vậy mới cần năng lực này để nhạy bén vận dụng đúng đắn cái chung vào cái riêng trong quản lý.  Năng lực thuyết phục, lôi cuốn, tổ chức lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh. 3.4 Nhóm 4 : Những phẩm chất ý chí của cá nhân  Phải có lòng dũng cảm, kiên quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước tập thể một khi quyết định đã được cân nhắc thận trọng và bản thân cho là đúng. Kiên trì thực hiện quan điểm đúng của mình, chống lại cách làm việc, cách giải quyết vấn đề theo thói quen, nay không còn mang lại hiệu quả cao cho công việc. Dũng cảm vượt qua Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 14 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT những rào cản, những trở ngại về thói quen, về dư luận để hướng tới việc tìm tòi và thực hiện kiên định cách giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất (dũng cảm sử dụng con người mới, cải tổ lại bộ máy quản lý và những quy chế hoạt động của nhà trường, của từng bộ phận; dũng cảm bảo vệ quyền lợi của tập thể và từng cá nhân trước cấp trên nếu đó là đúng đắn…). Những phẩm chất này trái với tính nhu nhược hoặc thiếu quyết đoán của người Hiệu trưởng – một phẩm chất phá hoại mạnh mẽ uy tính của họ.  Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình (nóng giận, cáu gắt, nôn nóng…) để bình tĩnh tìm ra cách đối nhân xử thế, cách giải quyết công việc sao cho có lợi nhất. 3.5. Nhóm năm : Những phẩm chất thuộc về năng lực giao tiếp của người Hiệu trưởng  Biết sử dụng giao tiếp để thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý của bản thân. Thông tin – đó là đối tượng, là sản phẩm lao động của người Hiệu trưởng. Không có thông tin hoặc thong tin không đầy đủ thì không thể phát hiện “tình huống có vấn đề” và không thể ra quyết định kịp thời, đúng đắn. Vì vậy cần phải biết tận dụng thời gian, điều kiện khi tiếp xúc với giáo viên, công nhân viên để hiểu họ, nắm thông tin từ họ và tác động tư tưởng lên họ. Người Hiệu trưởng cần thiết phải biết thu thập thông tin trong thời gian tiếp xúc với họ. Mi – khe – ep có nói : “Để phát hiện tâm trạng, nguyện vọng và chí hướng của cấp dưới, người lãnh đạo không chỉ có trí thông minh mà còn phải nhạy cảm và hiểu biết tâm lý con người; lịch thiệp và phải biết cách làm cho người đối thoại cởi mỡ, làm cho người đó biết “giải bày gan ruột của mình”. Để tiếp xúc cá nhân với cán bộ, giáo viên có hiệu quả, người Hiệu trưởng cần vạch kế hoạch trò chuyện với họ và chú Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 15 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT ý khía cạnh sau đây của đối tượng khi giao tiếp, để ứng xử thích hợp nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp :  Đặc điểm, tính cách của người trò chuyện với mình (bồng bột, sôi nổi, kín đáo, tế nhị….)  Tâm trạng của họ (bối rối, bình tĩnh, vui vẽ, giận dữ…)  Thái độ của họ đối với mình (thiện cảm, ác cảm, tin tưởng, nghi ngờ)  Thái độ của họ đối với vấn đế ta định trao đổi (thờ ơ, bang quan hoặc quan tâm, thích thú…)  Để sự giao tiếp được cởi mở cần : + Không nên nhấn mạnh sự khác nhau về chức vụ, vị trí của mình với người trao đổi, + Biết chăm chú và tỏ ra thích thú, nghe sự trình bày của họ, không cắt ngang, không tranh nói hết lời của họ. + Xử sự một cách tự nhiên khi trò chuyện + Tỏ ra quan tâm đến việc riêng, nhu cầu, sở thích của họ. Biết mở đầu và kết thúc câu chuyện một cách đúng lúc, hợp lý, để lại ấn tượng tốt cho người nghe. Đối thoại với cán bộ, giáo viên dưới hình thức cá nhân – cá nhân hay cá nhân – tập thể là một hình thức giao tiếp giúp Hiệu trưởng tiếp cận rất gần với nguồn tin (từng cán bộ, giáo viên). Nếu đảm bảo những yêu cầu trên sẽ giúp Hiệu trưởng thu được nhiều thông tin bổ ích cho công tác của mình.  Có khả năng nhạy cảm và hiểu biết tâm lý của con người. Lịch thiệp để phát hiện tâm trạng, chí hướng và nguyện vọng của cấp dưới. Nhạy cảm trong giao tiếp là biết đặt mình vào vị trí của ngưới đối thoại, là khả năng của con người đối với cái gọi là “sự thấu cảm” tức là đồng cảm nhớ có bản lĩnh biết tự đặt mình vào vị trí của người khác qua trí tưởng tượng của mình. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 16 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT Từ đó mà thấu hiểu con người; là “thấy” được thế giới nội tâm của họ, nắm được nhu cầu cũng như động cơ hành động của họ; có thể phán đoán được ở một mức độ nào đó họ sẽ hành động như thế nào trong một tình huống cụ thể. Do đó năng lực hiểu rõ con người được coi là một năng lực cực kỳ quan trọng của người lãnh đạo. Nhạy cảm và hiểu biết con người, cùng với kinh nghiệm quản lý từng trải sẽ giúp cho người Hiệu trưởng dễ dàng phát hiện được tâm trạng, chí hướng, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, hiểu được động cơ hành động của họ, từ đó mới có cách đối xử phú hợp với từng cá nhân. Đó là cái cách mà người ta thường nói “đi guốc vào bụng họ”. A. An – pha – na – xep có một nhận xét rất đúng rằng “Một trong những điều kiện để người lãnh đạo làm việc có kết quả với cấp dưới là phải có cách đối xử riêng với từng người dực trên sự hiểu biết đặc điểm tâm lý của họ, đặc điểm động cơ lao động của họ”. Lịch thiệp trong cư xử biểu hiện rõ khi đánh giá, phê bình giáo viên trước tập thể. Không nên đánh giá bản thân con người nói chung mà đánh giá phê phán những hành động cụ thể trong công tác của họ. Lịch thiệp thể hiện trong cách nói năng, ứng xử chân thành, tế nhị của người Hiệu trưởng khi giao tiếp với giáo viên, công nhân viên và với mọi người. Nói vấn đề gì và nói như thế nào là có lợi nhất, nói như thế nào để cấp dưới dễ nghe, dễ chấp nhận, dễ tiếp thu vấn đề nhất, nếu không dù anh nói sự thật 100 % người ta vẫn không tiếp thu được. Trong đối nhân xử thế phải nhân ái, khoan dung, độ lượng, biết bỏ qua những khuyết điểm vô tình của cấp dưới; lắng nghe họ trình bày ý kiến một cách kiên trì. Phải học cách đối xử kiên trì và thận trọng với cấp dưới để hiểu hết những đặc điểm tâm lý đa dạng của họ. Tuyệt đối tránh cáu gắt, thô bạo trong giao tiếp vì đó là biểu hiện của sự bất lực và kém văn hóa. Hãy đối xử với người khác như muốn họ đối xử Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 17 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT với mình, hãy đặt mình vào địa vị người và đặt người vào vị trí của mình, điều đó sẽ giúp ta cư xử đúng khi giao tiếp.  Có khả năng nói chuyện cởi mở, biết kích thích cấp dưới nêu vấn đề Hiệu quả của việc cán bộ, giáo viên “giải bày gan ruột” như thế nào là phụ thuộc vào thái độ của người Hiệu trưởng đối với họ. Nếu ta không để ý gì đến họ, không hiểu biết về họ và không chú ý đến công tác, nguyện vọng của họ thì sự giao tiếp sẽ trở nên tẻ nhạt, gượng gạo, gò ép. Tác giả Mi – khe – ep có nhận xét “Tác phong lãnh đạo độc đoán, về bản chất của nó, loại trừ mọi sự chân thực của người lãnh đạo và tập thể. Trong bầu không khí độc đoán, dù muốn hay không cấp dưới cũng sẽ thông báo thông tin sai lệch cho thủ trưởng của mình”. Tác giả Nguyễn Phúc Ân nêu lên những bí quyết sau đây để cuộc nói chuyện được tự nhiên, cởi mở, nhờ đó mà người Hiệu trưởng được nghe cán bộ, giáo viên nói hết mọi vấn đề :  Phải tạo ra môi trường tự nhiên không xếp đặt, gò bó, không dùng các thủ tục tổ chức hành chính mà chỉ trao đổi bình đẳng giữa hai trí tuệ, hai nhân cách, không có hàng rào ngăn cách cấp bậc, chức vụ.  Không nói chuyện theo kiểu thẩm vấn, theo kiểu hỏi đáp vì sẽ tạo ra ức chế, mất bình tĩnh cho người đối thoại.  Người tìm hiểu (Hiệu trưởng) không nên nói nhiều mà chỉ gợi ý để đối tượng nói nhiều hơn. Nếu ta nói nhiều thì kết quả sẽ ngược lại : đối tượng hiểu ta nhiều hơn ta hiểu đối tượng.  Phải chân thành : muốn người khác nói ra điều chân thành thì ta phải chân thành trước đã. Phải thành thật chú ý nghe họ, nói với ánh mắt đôn hậu và tấm lòng trong sáng; biết thể hiện sự tế nhị, lịch lãm, có văn hóa khi nói chuyện. Trong quá trình tiếp xúc, biết tạo ra những cử chỉ, dáng điệu thân Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 18 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT thiện với những nụ cười tươi tắn, lời nói chân tình, ánh mắt trung thực, đôn hậu, cảm thông.  Luôn tỏ ra biết tên từng người mà họ đang tiếp xúc với mình, tuyệt đối không để xảy ra sự nhầm lẫn tên khi gọi tên người đang tiếp xúc với mình. Luôn luôn tỏ ra nắm được hoàn cảnh gia đình, tất cả những việc làm và mối quan hệ của đối tượng, biết dựa vào ánh mắt, cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ của đối phương mà tiến hành trao đổi cho phù hợp. Tăng cường biểu lộ những cảm xúc tích cực, những biểu hiện thân thiện qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của mình.  Biết lắng nghe : là một phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của người Hiệu trưởng nếu muốn thành công trong công tác quản lý. Nói sao cho người khác chịu nghe và nghe sao cho người khác chịu nói là một năng lực giao tiếp cực kỳ quan trọng của người Hiệu trưởng. Biết lắng nghe gồm cả nghe sự phê phán bản thân mình và bộ máy quản lý của mình. Những người Hiệu trưởng tốt thường có khả năng chịu đựng sự phê phán bản thân mình và bộ máy quản lý của mình cho dù khó chịu đến đâu. Nhu cầu lắng nghe phải trở thành phẩm chất hành đầu của người Hiệu trưởng nếu muốn nắm được thực chất của tình hình, muốn công việc xuất phát từ thực tế, tôn trọng thực tế để hoạt động theo quy luật khách quan. Muốn lắng nghe tốt phải tạo ra không khí thuận lợi cho mọi người bộc lộ hết tư tưởng và nói hết những ý nghĩ của mình. Thái độ của Hiệu trưởng phải gần gũi, thân mật, khiêm tốn, chân thành, bình tĩnh suy xét cân nhắc khi nghe những đề nghị, những bình luận, những thắc mắc, những tin tức một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nên “rời bỏ chức vụ” của mình để đứng vào vị trí của người đối thoại mới có thể hiểu được, hiểu đúng những đề nghị của họ. Muốn nghe tốt cần : Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 19 Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT  Đừng cắt ngang câu nói của người đối thoại bởi ta hay phản ứng tức thời với lời nói của người khác, đặc biệt là những lời nói ấy trái với ý của mình. Trước khi nói lại, phải để cho người khác nói hết ý kiến. Bằng biểu hiện của mình hãy chứng tỏ cho người khác thấy ta thích thú khi nghe họ nói.  Để tránh hiểu lầm, khi người đối thoại nói hết, ta có thể nhắc lại một vài điểm chủ yếu để hỏi xem có phải anh ta muốn nói như vậy không.  Đừng vội vã kết luận. Hãy cố hiểu cho đến cùng quan điểm của người đối thoại. Nếu một trong hai người hay cả hai người bị xúc động mạnh khi đối thoại thì người biết lắng nghe luôn luôn tự kiềm chế.  Khi nghe cần cố gắng chắt lọc nội dung thông tin cần thiết cho mình, đừng quá chú ý đến đặc điểm của người nói như : nói châm chạp, đơn điệu, tẻ nhạt, bởi vì nếu chú ý đến những điều đó sẽ làm ta thiếu kiên nhẫn hoặc nghe lơ đãng, làm cho người đối thoại mất hứng thú.  Hãy thận trọng khi nghe những kẽ thiếu trung thực.  Khả năng biết kiềm chế khi giao tiếp Phải biết làm chủ tâm trạng của mình khi giao tiếp, phải thận trọng trong cách đánh giá vấn đề đang bàn. Khi trao đổi, cấp dưới thường hay đề ý đến thái độ của Hiệu trưởng (tán đồng hay không tán đồng đối với vấn đề). Nếu cấp dưới thấy Hiệu trưởng tỏ vẽ hài long thì có thể họ sẽ thêm cho sự việc được tròn trịa, còn nếu họ thấy Hiệu trưởng bất bình với họ thì họ sẽ né tránh bằng cách trình bày những thong tin thứ yếu hoặc làm nhệ mức độ của sự việc. Vì vậy cần phải biết kiềm chế các cảm xúc khi giao tiếp. Nếu khả năng kiềm chế yếu, khi trao đổi với người đối thoại, hai bên dễ dàng đỗ lỗi cho nhau khiến câu chuyện mất tính khánh quan và thông tin bị bóp méo theo suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Do đó trong các cuộc tiếp xúc công tác, bàn luận một vấn đề nào đó mang tính chất công việc, người Hiệu trưởng tránh không nên lập tức tỏ rõ thái độ với cấp dưới Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng