Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học s...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thpt

.DOC
20
1
72

Mô tả:

Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MÔT ̣ SÔ IỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SÔNG CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng Tổ Ngữ văn Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 1 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức, sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề đòi hỏi mỗi người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết một cách hiệu quả. Trường học có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn tiếp xúc với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương , đa chiều. Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần phải có bản lĩnh, có những kĩ năng riêng để xử lí. Bởi vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy nội dung kiến thức sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh thiếu các kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hóa giải căng thẳng… Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách của học sinh. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 2 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005 điều 2 chương 3 đã quy định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe , thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Theo tổ chức UNESCO, Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: - Học để biết - Học làm người - Học để sống với người khác - Học để làm Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại. Giúp con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh. Mặt khác, tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet… gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kĩ năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với mọi người xung quanh; khả năng ứng phó thích hợp trước những tình huống phức tạp của cuộc sống. Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như sau: - Kĩ năng sống về sức khỏe: chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giãn, giải tỏa stress… - Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên… - Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân cách , xác định giá trị cuộc sống. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 3 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT - Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp, so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc… 2. Giải pháp thay thế Đưa các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biê ̣n pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 3. Vấn đề nghiên cứu Vận dụng các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biê ̣n pháp giáo dục tích cực có nâng kết quả giáo dục KNS cho học sinh không? 4. Giả thuyết nghiên cứu Vận dụng các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biê ̣n pháp giáo dục tích cực sẽ nâng cao kết quả giáo dục KNS cho học sinh THPT. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 11B3 và 11B4 Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà năm học 2019- 2020 do cô giáo Hoàng Thị Giang và Hà Thị Ngọc Dũng làm chủ nhiệm. Lớp 11B3 gồm 44 học sinh, lớp 11B4 gồm 42 học sinh, hầu hết các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập và rèn luyện. 2. Thiết kế Chúng tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra sau tác động. 3. Quy trình nghiên cứu Giáo viên chủ nhiệm sử dụng các giải pháp tích cực giáo dục kĩ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt hàng tuần. Nội dung cụ thể như sau: 3.1. Ky năng sông à gìi 3.1.1 Khái niêm ̣ ky năng sống Các tổ chức trên thế giới đã đưa ra rất nhiều quan niệm về kĩ năng sống: * Theo UNESCO Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 4 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. *Theo Tổ chức y tế thế giới ( WHO) Kỹ năng sống là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. *Theo UNICEF Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại để củng cố. *Kết uâ ̣n: - Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Một kỹ năng có thể có những tên gọi khác nhau: Kỹ năng hợp tác còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng quản lí cảm xúc; kỹ năng thương lượng còn gọi là kỹ năng đàm phán, kỹ năng thương thuyết. - Các kỹ năng thường không tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Kỹ năng không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tâp, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra trong và ngoài hệ thống giáo dục. Kỹ năng sống vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. Kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của giai đình, cộng đồng, dân tộc. - Nô ̣i dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bâ ̣c THPT hiê ̣n nay là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại, thích ứng, vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 3.1.2. Phân loai ky năng sống Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. *Ky năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v… *Ky năng nâng cao: Là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi … Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây: Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 5 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT + Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống. + Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí. 3.2. Các biêṇ pháp nâng cao hiệu uuả giáo dục ky năng sông cho học sinh THPT 3.2.1. Nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ ky năng sông - Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp học sinh nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, các em sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp học sinh sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. - Hiện nay, do áp lực công việc của giáo viên quá nhiều do: Hồ sơ giáo án, dự giờ kiểm tra, các phong trào thi đua… chiếm nhiều thời gian công việc quá lớn. Nhưng chúng ta đã không vì áp lực công việc mà thiếu đi quan tâm giáo dục chuẩn mực, vì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các em…Vì vậy, bên cạnh việc dạy kiến thức còn cần phải quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. 3.2.2. Cụ thể hóa nội dung của những ky năng cơ bản mà giáo viên cần dạy cho học sinh THPT a. Ky năng tự nhnn thcc bản thân Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác. b. Ky năng xác ịịnh giá trị Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó…Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế,… Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 6 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác. c. Ky năng kiểm soát cảm xúc Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: Xử lý cảm xúc , kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc. Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Kỹ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kỹ năng này. d. Ky năng cng phó vɳới căng thẳng Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều dộ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xung quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân,… Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các kỹ năng sống khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn đề. e. Ky năng tìm kimm sự hỗ trợ Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: - Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ. - Biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy. - Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó. - Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp. Khi tìm đến các địa chỉ cần hỗ trợ, chúng ta cần: - Cư xử đúng mực và tự tin. - Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn. - Giữ bình tĩnh khi gặp sự cố đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi. - Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm kiếm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 7 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời để phát huy hiệu quả của kỹ năng này, cần kỹ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kỹ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn. f. Ky năng thể hiện sự tự tin Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống. Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm. g. Ky năng giao timp Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đìnhnguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kỹ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát cảm xúc. Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng. h. Ky năng lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 8 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp. Người có kỹ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng. Kỹ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. i. Ky năng thể hiện sự cảm thông Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc. k. Ky năng thương lượng Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề gì đó. Kỹ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn. Một người có kỹ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giả quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên. Kỹ năng thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. l. Ky năng hợp tác Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Biểu hiện của người có kỹ năng hợp tác: - Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 9 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT - Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm. - Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm. - Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động. - Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung. - Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra. m. Ky năng tư du phê phán Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra. Để phân tích một cách có phê phán, con người cần: - Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng…đó từ nhiều nguồn khác nhau. - Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều. - Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng…là gì? - Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống. Kỹ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những tình huống phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp…thì kỹ năng tư duy phê phán càng trở lên quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kỹ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một người có được kĩ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị. n. Ky năng tư du sáng tao Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan niệm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ. Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi; có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn các người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt. Tư duy sáng tạo là một kỹ năng sống quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 10 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Khi một người biết kết hợp tốt giữa kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng được tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất. o. Ky năng kiên ịịnh Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác. Kiên định khác với hiếu thắng, nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâm đến quyền và nhu cầu của người khác. Thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là cần thiết song cần có cách thức khác nhau để thể hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau. Khi cần kiên định trước một tình huống/ vấn đề, chúng ta cần: - Nhận thức được cảm xúc của bản thân. - Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng. - Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói và hành động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin. Kỹ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kỹ năng kiên định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. Kỹ năng kiên định giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả. Để có kỹ năng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp. p. Ky năng ịảm nhnn trách nhiệm Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan đến kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề. q. Ky năng quản lý thời gian Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 11 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thẳng do áp lực công việc. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm. r. Ky năng bảo vɳệ bản thân Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với độ tuổi học sinh của các em. Điều này đòi hỏi em đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. 3.3. Xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc dạy học sinh ky năng sông - Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh , cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh . Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. - Cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục các em một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẫm mĩ. Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. - Cần giúp các em có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc các em có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa học sinh đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho học sinh sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của các em. - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. 3.4. Lựa chọn hình thức phu hhp để giáo dục ky năng sông cho học sinh Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiê ̣n linh hoạt thông qua nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào từng nô ̣i dung bài học, những kỹ năng cần phát triển cho học sinh, đối tượng học sinh, điều kiê ̣n cơ sở vâ ̣t chất của nhà trường, địa phương… giáo viên có thể cân nhắc và lựa chọn mô ̣t hình thức phù hợp hoă ̣c phối hợp nhiều hình thức khác nhau để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiê ̣u quả cao nhất. Các hình thức giáo dục kỹ năng Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 12 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT sống cho học sinh rất đa dạng như: Tích hợp vào các môn học, giáo dục qua hoạt đô ̣ng giáo dục ngoài giờ lên lớp, phối hợp với cha mẹ học sinh… 3.4.1. Rèn ky năng sống hiệu quả qua vɳiệc tích hợp vɳào các môn học - Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả giáo viên có thể vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lí, Giáo dục thể chất, Công nghệ, Sinh học .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. + Ví dụ : Môn Ngữ văn ở các khối lớp của bâ ̣c THPT đều có phần Tiếng Việt. Thông qua nội dung học tập sẽ chuẩn bị cho việc hình thành một số kỹ năng như: viết thư; giới thiệu địa phương; kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Khi học các bài học đó, giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Vì vậy người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết. Để giáo dục kỹ năng sống có hiệu qủa, giáo viên có thể vận dụng khá nhiều trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Thông qua đó các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kỹ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. 3.4.2. Giáo dục ky năng sống hiệu quả qua các timt sinh hoat lớp, hoat ịộng giáo dục ngoài giờ lên lớp Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, giáo viên cần cho học sinh làm quen với nô ̣i quy của trường, lớp và phát động các phong trào: cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh, tránh áp đặt, nói nặng lời để giáo dục các em. Để rèn kỹ năng sống có hiệu quả còn vận dụng thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể; hoạt động giáo dục theo chủ điểm, tham quan, du lịch…Qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp, giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của các em. Vì đối với học sinh THPT trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong viê ̣c rèn kỹ năng sống cho các em. Các em lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 13 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Không những thế,khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản thân cùng các em tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, để rèn kỹ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn. Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn chú ý đến công tác động viên, khen thưởng học sinh qua biện pháp sau: 3.4.3. Động vɳiên, khen thưởng Viê ̣c động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các em sẽ tạo cho các em có một động cơ tốt.Vì vậy, các em thi đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được khen .Mỗi học kì, tổng kết một lần để khen thưởng những xuất sắc bằng những phần quà nhỏ.. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. 3.5. Phôi hhp với các bâ ̣c phụ huynh về sự cần thiết phải giáo dục ky năng sông cho con em và mô ̣t sô ky năng cơ bản cần giáo dục để phụ huynh cung phôi hhp với nhà trường trong viêc̣ giáo dục để đạt hiêụ uuả cao nhất Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em học sinh và đảm bảo an toàn cho các em.Tạo điều kiê ̣n tốt nhất cho các em vui chơi. Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận sau này. Giáo viên có thể tuyên truyền và hướng dẫn phụ huynh phối hợp cùng nhà trường dạy con em mình mô ̣t số kỹ năng cần thiết. Ví dụ: Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể: Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao?... Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua học tập ở trường, sinh hoạt ở nhà là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 14 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT 3.6. Tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ ky năng sông Nhằm tạo môi trường thuâ ̣n lợi và phù hợp giúp viê ̣c giáo dục và rèn luyê ̣n kỹ năng sống cho học sinh tốt hơn, giáo viên có thể tham mưu với nhà trường để trang bị thêm các đầu sách cho thư viê ̣n thư viện, tổ chức nhiều hoạt đô ̣ng ngoại khóa thiết thực như: thi các trò chơi dân gian, thi kể chuyê ̣n, thi thể dục thể thao, tổ chức thăm quan du lịch… để tạo nhiều cơ hô ̣i cho học sinh được trải nghiê ̣m và thể hiê ̣n bản thân. 3.7. Đo ường: Sau khi thời gian thực nghiệm kết quả thu được là tin cậy. IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ÀN LUẬN 1. Trình bày kết uuả Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học sinh đã giúp chúng tôi đạt được một số kết quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: + 100% số học sinh được điều tra đều được giáo viên giáo dục những kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vê ̣ bản thân, kỹ năng hợp tác , Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ… + 100 % số học sinh được giáo dục, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường. + Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 99% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến. Qua điều tra về khả năng vâ ̣n dụng mô ̣t số kỹ năng sống vào thực tế cuô ̣c sống của học sinh ở lớp chúng tôi đang chủ nhiệm đã thu được kết quả khá khả quan, cụ thể sau: Bảng 1: Kmt quả trước tác ịộng Năm học 2018- 2019 Kết uuả khảo sát về khả năng vâ ̣n dụng các ky năng sông của học sinh bâ ̣c THPT KN tìm KN tự KN KN bảo vê ̣ KN hhp tác kiếm sự phục vụ giao tiếp bản thân hỗ trh Khôi Lớp 11 3 42,3 % 48 % 41,3 % 50,6 % 39,5 % Lớp 11 4 60,6 % 59 % 49,6 % 56,5 % 46,5 % Bảng 2: Kmt quả sau tác ịộng Học kì I- Năm học 2019- 2020 Kết uuả khảo sát về khả năng vâ ̣n dụng các ky năng sông của học sinh bâ ̣c THPT vào thực tế sau khi áp dụng SKKN Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 15 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Khôi KN tự phục vụ KN giao tiếp KN hhp tác KN tìm KN bảo vê ̣ kiếm sự bản thân hỗ trh Lớp 11 3 70,9 % 67,2 % 59,3 % 67,8 % 72,2 % Lớp 11 4 79,4 % 80,5 % 69,0 % 75,2 % 86,4 % 2. Phân tích dữ iệu Qua bảng 1 ta thấy kết quả hai nhóm trước tác động là tương đối thấp. Nhưng sau tác động cả hai nhóm đều tăng. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS là rõ rệt. Như vậy giả thiết về đề tài một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT nâng cao được kĩ năng sống của học sinh đã được kiểm chứng. 3. àn uận Như vậy, sử dụng các giải pháp tích cực để nâng cao kĩ năng sống cho HS THPT thu được kết quả cao. Tuy nhiên để thực hiện tốt tác động này thì người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết uận Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc giáo dục kỹ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kỹ năng sống của học sinh. Kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Chính vì vậy việc thực hiện giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ năng sống diễn ra nhanh hay châ ̣m phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ky năng sống cho học sinh THPT” vào thực tiễn tại trường THPT nơi tôi công tác đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: Giáo viên chú trọng hơn đến nội dung giáo dục KNS cho HS; nội dung giáo dục KNS cho HS không còn chung chung mà đã được cụ thể hóa bằng những nhóm KNS cơ bản phù hợp với lứa tuổi; 100% đối tượng HS khảo sát đều được Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 16 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT giáo viên dạy những KNS cơ bản;… Khả năng vận dụng các KNS vào thực tế của HS cao hơn. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất đó là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học ịể bimt, Học ịể làm vɳiệc, Học ịể tự khẳng ịịnh mình vɳà Học ịể cùng chung sống. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc áp dụng nội dung đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ky năng sống cho học sinh THPT” vào giảng dạy chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm thêm nhiều biện pháp mới, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THPT đạt hiệu quả cao hơn nữa. 2. Khuyến nghị a. Một số ịiều giáo vɳiên vɳà phụ hu nh cần làm ịể giáo dục vɳà rèn ky năng sống cho học sinh bnc THPT ịat hiêụ quả cao: - Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng và đảm bảo an toàn cho các em. - Việc học của các em nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì các em sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. - Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng khộng cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của các em. b. Một số diều giáo vɳiên vɳà phụ hu nh cần tránh khi giáo dục ky năng sống cho học sinh THPT: - Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ. - Không dọa nạt: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe dọa hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn. - Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. - Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 17 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT - Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh. - Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ các em. VI. LỜI KẾT - Với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, chúng tôi xin được đưa ra sáng kiến “Mô ̣t số biêṇ pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ky năng sống cho học sinh THPT” . Các suy nghĩ trên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót chung tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các động nghiệp để cùng nhau xây dựng các hoạt đô ̣ng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bâ ̣c THPT đạt hiệu quả cao hơn nữa. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 18 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tâm lí học lưa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Biên soạn ThS. Đỗ Văn Thông – Đại học An Giang, 2008). 2.Tình huống tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Tác giả Đỗ Thị Châu – NXB GDHN, 2005). 3.Rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS ( Tác giả Nguy ễn Thanh Lâm, Nguy ễn Tú Phương – NXB ĐH QGHN, 2014). 4.Rèn kỹ năng sống dành cho học sinh ( Tác giả Lê ̣ Nguy ễn Khánh Hà – NXB ĐHSP, 2016). 5.Ngôn ngữ cơ thể( Dịch giả Lê Huy Lâm – NXB Tổng hợp TPHCM, 2017). 6. Tổ chức cuô ̣c sống từ A đến Z ( Tác giả Lê ̣ Hăng – NXB Tuổi tre năm, 2005). 7. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ( Tác giả Thuy Chi – NXB Lao đô ̣ng năm, 200)) 8. Nhâ ̣p môn kỹ năng sống ( Tác giả TS. Hùnh Văn Sơn – NXB Giáo dục, 2010) 9. Khi yêu thương là tôi có thể ( Nhiêu tác giả Lê ̣ Hăng – NXB Kim Đồng, năm 200)) 10. Tủ sách kỹ năng sống dành cho học sinh ( Dịch giả Nguy ễn Thu Hương – NXB Đại học Sư phạm, năm 2016 11. Kỹ năng sống để làm chủ bản thân ( Tác giả Phương Liên, Minh Đức – NXB Tre, năm 2006) 12. Mô ̣t số tài liê ̣u về Hoạt đô ̣ng giáo dục ngoài giờ lên lớp Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 19 Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI...........................................................................................................................................1 II. GIỚI THIỆU.............................................................................................................................................2 1. 2. 3. 4. III. Hiện trạng............................................................................................................2 Giải pháp thay thế...............................................................................................3 Vấn đề nghiên cứu...............................................................................................3 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................3 PHƯƠNG PHÁP......................................................................................................................................3 1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................3 2. Thiết kế.................................................................................................................3 3. Quy trình nghiên cứu............................................................................................3 IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.............................................................................................14 5. Trình bày kết quả...............................................................................................14 6. Phân tích dữ liệu................................................................................................15 7. Bàn luận.............................................................................................................15 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................................15 1. Kết luận:.............................................................................................................15 2. Khuyến nghị:......................................................................................................16 VI. LỜI KẾẾT...................................................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................17 Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan