Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trườn...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường thpt

.PDF
20
611
140

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT LONG THÀNH Người thực hiện: PHAN THANH MINH Lĩnh vực nghiên cứu:  - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: PHAN THANH MINH 2. Ngày tháng năm sinh: 01 - 05 - 1985 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 278 – 280 Lê Duẫn – Thị trấn Long Thành – Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0909387347 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý dạy học 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa hữu cơ III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý dạy học Số năm có kinh nghiệm: 02 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT LONG THÀNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hàng năm Sở GD-ĐT Đồng Nai đều có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năm học này Sở tiếp tục có công văn số 1995/SGD-ĐT-KTKĐCLGD ngày 28/8/2014 về “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014-2015” trong đó có chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi rất chặt chẽ. Điều này đã đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường và nhất là người phụ trách chuyên môn phải suy nghĩ để tìm ra biện pháp sao cho phù hợp và hiệu quả. Trong vài năm gần đây, chất lượng giáo dục các mặt của trường THPT Long Thành có nhiều tiến bộ trong đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo quan tâm rất nhiều, số giải học sinh giỏi cấp tỉnh được tăng lên. Tuy nhiên,số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm không ổn định, chất lượng các giải không cao, liên tiếp vài năm không có giải nhất ở hầu hết các môn. Đặc biệt, riêng lẻ ở vài môn số lượng giải còn ít hơn một số trường trong khu vực, mà ở một vài môn, đội tuyển học sinh giỏi không đủ số lượng (8HS/1môn). Mặt khác, một số phụ huynh không muốn cho con mình học bồi dưỡng vì nội dung kiến thức học bồi dưỡng và cách ra đề thi không gần gủi với thi đại học. Vì thế phụ huynh cho rằng học bồi dưỡng học sinh giỏi không thiết thực và hiệu quả…Đó là những vấn đề trăn trở mà với trọng trách của người lãnh đạo chuyên môn của nhà trường tôi phải suy nghĩ tìm ra biện pháp tháo gỡ để bảo đảm sao cho phong trào học tập của học sinh được duy trì tốt nhất và việc bồi dưỡng học sinh giỏi-phong trào mũi nhọn của nhà trường đạt được kết quả tốt II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Các nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, của Ngành giáo dục: - Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần 8 của BCHTW khóa XI về“Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạođáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Trong đó có nêu: Đối với GD phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; 3 - Căn cứ Kế hoạch số 5428/KH–UBND của UBND Tỉnh ngày 20/6/2014 về kế hoạch thời gian năm học 2014 -2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai; - Chỉ thị 23/CT-UBND ngày 08/9/2014 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học tỉnh Đồng Nai năm 2014-2015; - Công văn số 1995/SGD-ĐT-KTKĐCLGD ngày 28/8/2014 của Sở GD-ĐT Đồng Nai về “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014-2015”; - Công văn số 2001/SGD-ĐT-GDTrH ngày 28/8/2014 của Sở GD-ĐT Đồng Nai về “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014-2015”. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. THỰC TRẠNG Trong vài năm gần đây, công tác BDHSG của trường THPT Long Thành có tiến bộ, số giải tăng lên. Tuy nhiên số lượng giải tăng không ổn định và chất lượng giải không cao, có vài năm không có giải nhất ở hầu hết các môn. Đặc biệt, riêng lẻ ở vài môn số lượng giải còn ít hơn một số trường trong khu vực, trong khi đó chất lượng đầu vào của trường THPT Long Thành lại cao hơn do trường được thi tuyển đầu vào lớp10. Có năm đội tuyển học sinh giỏi không đủ số lượng (8HS/1môn) mà Ban giám hiệu chưa có biện pháp cụ thể. Mặt khác, một số phụ huynh không muốn cho con mình học bồi dưỡng vì nội dung kiến thức học bồi dưỡng và cách ra đề thi không gần gủi với thi đại học, như môn Lý, Hóa, Sinh thi HSG tỉnh, hình thức làm bài là tự luận, trong khi đại học lại là hình thức trắc nghiệm. Vì thế phụ huynh cho rằng học bồi dưỡng học sinh giỏi không thiết thực và hiệu quả. Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng là tổ trưởng bộ môn và những giáo viên lớn tuổi, có người còn vài năm về hưu. Các giáo viên này mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng sức khỏe hạn chế nên sự nhiệt tình và việc đầu tư giảng dạy có phần nào giảm sút. Từ thực trạng trên, năm học này tôi mạnh dạn thực hiện một số biện pháp sau đây, với mong muốn cải thiện và nâng cao được tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh. 2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2014-2015 2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là điều cần làm đầu tiên để bảo đảm cho công việc BDHSG diễn ra theo đúng hướng và đạt được hiệu quả. Nội dung bản kế hoạch phải nhằm đạt được mục tiêu đề ra của năm học 2014-2015 Căn cứ để xây dựng bản kế hoạch : - Dựa trên bản kế hoạch chung (kế hoạch năm học) của Hiệu trưởng; 4 - Dựa trên chỉ tiêu nhà trường đặt ra cho công tác BDHSG cả 2 khối 12,10 là 50 học sinh đoạt giải và phấn đấu đoạt giải có chất lượng cao - Dựa trên nguồn lực chủ yếu nhà trường hiện có: - Đội ngũ giáo viên: Giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng lực chuyên môn tốt, có tâm huyết - Học sinh : Chất lượng đầu vào tương đối cao so với các trường trong khu vực - Cơ sở vật chất: Đảm bảo thuận lợi cho công tác BDHSG cấp tỉnh Biện pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Tuyển chọn học sinh giỏi vào đội tuyển Tuyển chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Chuẩn bị CSVC, tạo điều kiện hỗ trợ công tác BDHSG Động viên khen thưởng 2.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là khâu mà người quản lý trực tiếp ra các quyết định để chọn nhân sự và tổ chức giảng dạy một cách khoa học, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kế hoạch đề ra 2.2.1. Tuyển chọn học sinh đưa vào đội tuyển - Đối với khối 12: Bắt đầu tuyển chọn học sinh từ khi kết thúc năm học trước. - Đối với khối 10: Bắt đầu tuyển chọn học sinh từ khi kết thúc học kỳ I. - Trước đây, đội tuyển được thành lập do GVBD lựa chọn, nên chưa nắm chắc được đối tượng học sinh nào thật giỏi và xứng đáng. Chỉ học sinh nào thích thì đăng ký, các em chưa hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc học bồi dưỡng. Vì thế chất lượng đội tuyển không cao, động cơ học tập chưa đúng, tinh thần học tập chưa cao. - Vì vậy trong năm học này, tôi mạnh dạn giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm xem xét đề xuất trên cơ sở qui định điểm số theo văn bản do Sở hướng dẫn và tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn lớp. 2.2.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên - Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng quyết định kết quả của công tác BDHSG, nếu không có đội ngũ giỏi, tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm thì hiệu quả sẽ không cao. Đội ngũ giáo viên BDHSG sẽ được Phó hiệu trưởng tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định. - Lựa chọn giáo viên dạy BDHSG: Đây là những giáo viên của các tổ bộ môn, căn cứ để chúng tôi lựa chọn là năng lực, sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Trong hai năm liên tiếp, chúng tôi đã thay đổi giáo viên bồi dưỡng không hiệu quả, thường là giáo viên lớn tuổi trong đó có một số là tổ 5 trưởng chuyên môn, mạnh dạn giao cho giáo viên trẻ (đã qua thử thách). Quyết định sự thay đổi này chúng tôi cũng đã phần nào bị không ít áp lực từ một số giáo viên, nhưng bù lại là nhà trường đã có được đội ngũ kế thừa và hiệu quả BDHSG năm nay tăng nhiều so với các năm trước. - Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: - Nhận thức là cơ sở để xác định động cơ và hành động, từ nhận thức đúng sẽ có động cơ đúng và hành động đúng, Nhà trường cần quán triệt cho đội ngũ CBQL, GV, HS và phụ huynh toàn trường nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở nhà trường trung học phổ thông là góp phần đào tạo nguồn nhân tài, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở các đơn vị trường học hiện nay, công tác này còn được xem trọng, bởi lẽ nó còn góp phần nâng cao uy tín nhà trường trong phụ huynh và xã hội.Giáo viên nhận thức được tầm quan trong của công tác BDHSG sẽ làm việc hết mình vì trách nhiệm đối với nhà trường và xã hội. - Nhìn nhận lại, bản thân tôi trước đây cũng chưa thật sự làm tốt công tác này, nên trong đội ngũ BDHSG chưa thật sự quyết tâm và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc BDHSG, thậm chí có người còn cho rằng việc BDHSG Sở Giáo dục nên giao nhiệm vụ chủ yếu cho trường chuyên Lương Thế Vinh. - Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV, HS về vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, không chỉ là biện pháp tức thời, trước mắt là việc làm có tính lâu dài, thường xuyên. Có thể thực hiện thông qua các buổi họp hội đồng hoặc triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban tỉnh và Sở Giáo dục 2.3. Quản lý chặt chẽ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Chúng tôi đã quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các biện pháp sau: 2.3.1. Quản lý ngày giờ công - Quản lý giáo viên: Bảo đảm giờ giấc lên lớp, giáo án giảng dạy, bài dạy ( thể hiện qua lịch báo giảng) - Quản lý học sinh: Bảo đảm sĩ số, đi học đúng giờ, tác phong học tập nghiêm túc - Do dạy BDHSG đồng loạt một ngày thứ hai, nên thuận lợi trong việc quản lý và tạo nên không khí học tập, học sinh đi học ngày này là vinh dự ( chỉ có học sinh giỏi mới vào trường học trái buổi ngày này) 2.3.2. Quản lý thời gian giảng dạy và chất lượng học tập 2.3.2.1. Thời gian tiến hành giảng dạy 6 - Đối với khối 12: Thường bắt đầu từ tuần thứ hai của tháng tám, nhà trường tập hợp học sinh để học bồi dưỡng. Sở dĩ phải cho học trước vì phải mất khoảng gần hai tháng cho ôn tập học kỳ I và nghỉ tết nguyên đán. Giáo viên sẽ dạy và kết thúc trước ngày thi một tuần - Đối với khối 10: Thường bắt đầu từ tuần đầu của học kỳ II. Giáo viên cũng sẽ dạy và kết thúc trước ngày thi một tuần - Số tiết học: Khối 12 học 3 tiết/1 môn /1 tuần ; Khối 10 học 5 tiết/1 môn/1 tuần - Thời gian học: Tập trung vào ngày thứ hai (khối 12 học vào buổi chiều, Khối 10 học vào buổi sáng). Trước đây, để tạo điều kiện cho giáo viên nên nhà trường cho phép giáo viên được đăng ký ngày dạy từ thứ hai đến thứ bảy. Việc này thuận lợi cho giáo viên nhưng lại gây khó khăn cho công tác quản lý. Năm học này, chúng tôi cho dạy tập trung vào một ngày và điều này rất thuận lợi giúp cho bộ phận chuyên môn dễ dàng quản lý việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh - Theo qui định số tiết BDHSG là 60 tiết x 1,5 = 90 tiết và nhà trường tính trên số này. Nhưng thực tế ở khối 12 có một số môn như sinh, hóa, sử giáo viên tự nguyện dạy trên 100 tiết để học sinh có được kiến thức tương đối vững vàng đi thi. Nhà trường ghi nhận tâm huyết, công sức của giáo viên và Hội Cha mẹ học sinh, rất cảm kích về việc này 2.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá về hiệu quả việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh - Trong đợt bồi dưỡng HSG có từ 3 đến 5 lần kiểm tra. Mục đích rèn cho học sinh phương pháp làm bài và đánh giá kiến thức, khả năng của học sinh. - Điểm kiểm tra từng đợt được báo về bộ phận chuyên môn của trường để theo dõi. - Thăm các lớp học tập để có sự động viên về mặt tinh thần và lắng nghe ý kiến học sinh( nếu có) 2.3.3. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất( CSVC) tạo sự thuận lợi cho giáo viên giảng dạy - Bộ phận CSVC thường xuyên kiểm tra CSVC và nếu có tình huống xảy ra sẽ kịp thời xử lý để bảo đảm giờ dạy của giáo viên - Cán bộ thư viện luôn có mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh đến mượn sách. 2.4.Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường 2.4.1. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn khác Phối hợp trong việc tuyển chọn, đề xuất danh sách: 7 - GVCN thường tham khảo ý kiến của GV bộ môn trước khi gửi danh sách đề nghị cho bộ phận chuyên môn - Đối với học sinh khối 12, trong việc chọn học sinh có năng lực để bồi dưỡng, tôi đã chỉ đạo cho GVCN chọn những học sinh có thành tích hoặc năng lực đặc biệt đối với một môn học nào đó. Cuối năm lớp 11, GVCN sẽ lập thành danh sách ( có ghi điểm trung bình cuối năm của môn học) gửi bộ phận chuyên môn, sau đó bộ phận chuyên môn sẽ chọn điểm từ cao đến thấp khoảng từ 12 đến 15 em. - Đối với học sinh khối 10, GVCN căn cứ vào điểm kiểm tra học kỳ I để đề nghị vào đội tuyển, và cũng tương tự như vậy bộ phận chuyên môn sẽ chọn điểm từ cao đến thấp khoảng từ 12 đến 15 em. - Sau khi chọn xong danh sách này, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo rộng rãi cho học sinh, phụ huynh biết để có sự động viên học sinh và bản thân mỗi học sinh có tư thế để chuẩn bị cho việc học tập được tốt. - Bước đầu tất cả các em học sinh đều được học bồi dưỡng, Riêng khối 12, khoảng tháng 01 giáo viên dạy bồi dưỡng căn cứ kết quả của các lần kiểm tra và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm (cung cấp điểm số), sàng lọc để chọn ra đội tuyển chính thức 8 học sinh (8/15 học sinh) là những em ưu tú nhất để tiếp tục bồi dưỡng ráo riết ở giai đoạn còn lại. Khối 10, căn cứ vào điểm các lần kiểm tra giáo viên sẽ chốt lại danh sách chính thức (7-8 học sinh ) vào đầu tháng ba và tiếp tục bồi dưỡng. Phối hợp trong việc giảng dạy: - GVCN làm việc với GV bộ môn khi học sinh đi thi nhưng có tiết kiểm tra cần cho kiểm tra lại - GV dạy bồi dưỡng phối hợp với GV cùng bộ môn đang đứng lớp để nắm bắt thêm về tình hình học tập của học sinh và có sự phối hợp trong giảng dạy 2.4.2. Phối hợp với phụ huynh học sinh (PHHS) - Nhà trường thông báo kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho Ban Đại diện cha mẹ học sinh và cho từng phụ huynh có con em học bồi dưỡng để biết rõ nội dung của kế hoạch, từ đó có sự ủng hộ về tinh thần và vật chất cho công tác này. Trong vài năm gần đây nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Hội PHHS, kinh phí ủng hộ hàng năm là 100.000đồng/1 học sinh, riêng năm học này là 400.000đồng/1 học sinh. - Mặt khác, phụ huynh còn hỗ trợ nhà trường trong việc nhắc nhỡ và quản lý giờ giấc học tập của học sinh 3. Tạo điều kiện về CSVC, tư liệu để bồi dưỡng học sinh giỏi Nhà trường tạo điều kiện về CSVC: Sử dụng các phòng học có đủ điều kiện thuận lợi như ánh sáng, bảng, bàn ghế, đèn, quạt… bảo đảm thoáng mát. Thư viện 8 được trang bị đầy đủ sách tham khảo nâng cao dành cho giáo viên dạy bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguồn sách này được trang bị bổ sung hàng năm, do tổ chuyên môn đề xuất, lựa chọn đầu sách nào cần thiết và phù hợp mua về trang bị cho thư viện. Giáo viên và học sinh có thể mượn đọc tại chỗ hoặc mang về nhà để tham khảo, thường cứ mỗi đầu sách có từ năm đến mười quyển nên không trở ngại gì khi giáo viên và học sinh đến mượn Ngoài nguồn tư liệu trên, Ban giám hiệu còn khuyến khích, động viên giáo viên tham khảo tài liệu của đồng nghiệp ở các trường có uy tín, trao đổi, học tập kinh nghiệm về chuyên môn để công tác bồi dưỡng càng ngày càng đạt hiệu quả. 4. Động viên khen thưởng Căn cứ vào kết quả của kỳ thi, những giáo viên có học sinh đoạt giải đều được khen thưởng, phần thưởng của giáo viên nhận được nhiều hay ít phụ thuộc vào số giải nhiều hay ít (Tiền thưởng cho giải nhất > giải nhì> giải ba > giải khuyến khích ). Nhà trường hàng năm, trong kỳ Hội nghị viên chức đã qui định mức kinh phí dành cho khen thưởng giáo viên và học sinh. Việc khen thưởng của nhà trường nhằm ghi nhận sự đóng góp công sức của giáo viên, động viên, khích lệ tinh thần của giáo viên, vì vậy phải bảo đảm tính khách quan, công bằng thì việc khen thưởng mới có ý nghĩa. Kinh phí dành cho khen thưởng được lấy từ nhiều nguồn: Ngân sách, quỹ khuyến học, vận động từ cựu học sinh, từ các công ty đóng chân trên địa bàn như công ty Global dyeing ở khu công nghiệp Long Thành, công ty Daeyangvinaprecision ở khu công nghiệp Long Thành. Hàng năm, kinh phí được huy động dành cho khen thưởng và học bổng trung bình từ 100 triệu đến 150 triệu. 9 V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Bảng thống kê số lượng học sinh trong đội tuyển và số lượng giải đạt được của bốn năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Giải Số lượng đội tuyển (10, 12) I II III Giải KK Số lượng đội tuyển (10, 12) I II III KK Số lượng đội tuyển (10, 12) 5 16 I Giải II III KK Số lượng đội tuyển (10, 12) 1 2 3 16 1 4 10 4 2 16 3 9 16 2 8 6 4 16 1 2 4 5 15 6 5 I II III KK 1 3 1 4 2 3 3 1 10 TOÁN 8 LÝ 3 1 16 1 3 2 10 HÓA 8 2 6 16 2 1 8 15 SINH 8 1 6 16 1 10 16 VĂN 8 3 16 2 4 14 SỬ 5 16 2 9 16 2 ĐỊA ANH VĂN 7 2 11 1 4 11 1 6 16 6 4 15 6 3 16 1 2 5 7 1 7 1 2 9 1 2 10 1 2 3 2 4 8 28 1 5 5 29 2 2 12 21 56 150 4 25 37 158 15 31 56 TIN HỌC MÁY TÍNH CẦM TAY TỔNG TỔNG SỐ GIẢI 16 Giải 2 8 2 2 10 2 5 34 67 9 30 164 67 39 164 1 2 2 4 150 83 1 1 66 14 158 1 3 3 105 2. So sánh bảng thống kê bốn năm liên tiếp, chúng tôi nhận thấy: - Số học sinh trong đội tuyển tăng lên và ổn định ở các năm về sau Năm 2011-2012: 67 Năm 2012-2013: 164 Năm 2013-2014: 150 Năm 2014-2015: 158 - Số học sinh đoạt giải tăng lên và riêng năm 2014-2015 số giải tăng đột biến so với năm học trước (41 giải) - Chất lượng giải ngày càng nhiều và riêng năm 2014-2015 số giải nhất nhì ba tăng nhiều:3 giải nhất;15 giải nhì; 31 giải ba; hai môn Sinh và Tiếng Anh gần như đạt 100% 10 - Nhìn chung kết quả BDHSG năm học 2014-2015 đã đạt và vượt chỉ tiêu nhà trường đề ra. Giải Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số 2011-2012 0 0 9 30 39 2012-2013 2 4 21 56 83 2013-2014 0 4 25 37 65 2014-2015 3 15 31 56 105 Năm Ghi chú - Với kết quả trên, nếu không tính trường Lương Thế Vinh thì trường THPT Long Thành xếp thứ tư sau Trường THPT Ngô Quyền, Long Khánh, Trấn Biên - Khi kết quả BDHSG đạt hiệu quả cao, nhà trường tiếp tục làm tốt và phát huy hơn nữa công tác BDHSG cũng sẽ góp phần thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua một năm thực hiện sự đổi mới trong công tác quản lý, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Phải có quan điểm rõ ràng về nhiệm vụ BDHSG đã được nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Sở GD-ĐT…; xác định đây là nhiệm vụ đối với Ngành mà còn là phong trào mũi nhọn của nhà trường, duy trì và phát triển tốt sẽ có tác dụng kích thích, hình thành phong trào học tập sôi nổi trong nhà trường - Phải đánh giá đúng năng lực giáo viên (mặt mạnh, mặt yếu), từ đó sắp xếp, phân công công việc phù hợp, sẽ có tác dụng động viên về mặt tinh thần đồng thời phát huy được năng lực sở trường của giáo viên. - Hỗ trợ giáo viên phát triển về chuyên môn, nhất là giáo viên trẻ, tạo điều kiên cho giáo viên (thời gian, kinh phí) để học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm…để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - Phải quyết đoán trong công việc, mạnh dạn đổi mới, tạo cơ hội cho đội ngũ trẻ được tiếp cận công việc, phát huy năng lực của mình đồng thời cũng thực hiện được công tác “bồi dưỡng cán bộ”trong nhà trường. - Phải có sự động viên khen thưởng và phê bình nhắc nhỡ. Thưởng phạt cần rõ ràng công minh, làm tốt điều này sẽ tạo ra được động lực trong đội ngũ giáo viên “Thi đua dạy tốt ” 11 Công tác BDHSG của trường THPT Long Thành năm học 2014-2015 đạt kết quả tốt là do công sức của đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng, sự tích cực học tập của học sinh, sự quan tâm ủng hộ của Hiệu trưởng, sự phối hợp trong Ban giám hiệu và chỉ đạo quyết liệt đổi mới, sâu sát của Phó hiệu trưởng chuyên môn. - Hiện nay, cán bộ quản lý của các trường đều được kinh qua lớp học tập bồi dưỡng về công tác quản lý, với các biện pháp trên, chúng tôi nghĩ rằng, các trường bạn tùy theo điều kiện cụ thể có thể xem xét và dễ dàng thực hiện. Rất mong được sự góp ý của quí đồng nghiệp. - NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Thanh Minh 12 BẢN CHÚ THÍCH HS : Học sinh BDHSG : Bồi dưỡng học sinh giỏi THPT : Trung học phổ thông CSVC: Cơ sở vật chất GVBD: Giáo viên bồi dưỡng CBQL: Cán bộ quản lý GV: Giáo viên 13 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 2 1. THỰC TRẠNG 2 2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2014 – 2015 2 3. TẠO ĐIỀU KIỆN VỀ CSVC, TƯ LIỆU ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 6 4. ĐỘNG VIÊN KHEN THƯỞNG 7 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 8 V. ĐỀ XUẤT, KHUYỄN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 9 BẢN CHÚ THÍCH 12 14 PHỤ LỤC SỞ G D - ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT LONG THÀNH Độc lập -Tự do -Hạnh phúc Số: 04 /KH-THPT Long Thành, ngày 04 tháng 9 năm 2014 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014 – 2015 - Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; - Căn cứ Kế hoạch số 5428/KH–UBND của UBND Tỉnh ngày 20/6/2014 về kế hoạch thời gian năm học 2014 -2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai; - Căn cứ Hướng dẫn số 1995/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/8/2014 của về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Khảo thí và Kiểm định CLGD năm học 20142015; - Căn cứ Hướng dẫn số 2001/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2014-2015; - Căn cứ Nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 và tình hình thực tế của đơn vị. Trường THPT Long Thành xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh năm học 2014-2015 như sau: I. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG 1/ Tình hình về trường lớp. - Tổng số lớp: 34 lớp gồm 10 lớp 10 (ban cơ bản); 12 lớp 11 (ban cơ bản) và 12 lớp 12 ( ban cơ bản). - Tổng số học sinh: 1301 trong đó có 868 nữ (61.7 %) gồm 413 học sinh lớp 12; 515 học sinh lớp 11 và 439 học sinh lớp 10. 2/ Tình hình đội ngũ giáo viên. - Tổng số CB, GV, NV: 87 (57 nữ: 65.5%) trong đó: + CBQL: 03 + Giáo viên: 77 (Tỉ lệ: 2, 26 GV/ 1 lớp) + Nhân viên: 07 - Nhu cầu: + Giáo viên: đủ. + Nhân viên: đủ - Trình độ đào tạo: 15 + 06 thạc sĩ (5 giáo viên và 1 CBQL) và 09 giáo viên và 1 CBQL đang theo học chương trình sau đại học. + 81 tốt nghiệp Đại học (1 cán bộ thư viện tốt nghiệp Đại học Văn hoá ngành thư viện, 1 kế toán tốt nghiệp đại học ngành kế toán). 3/ Tình hình chất lượng học sinh năm học 2013-2014 - Giỏi : 245 học sinh, đạt 17.1% - Khá : 679 học sinh , đạt 47.4 % - Trung bình : 465 học sinh , đạt 32.5% - Yếu : 43 học sinh, đạt 3% - Kém : 0 học sinh, đạt 0,0%  Học sinh khối 10: điểm đầu vào là 21,75 điểm 4/ Tình hình cơ sở vật chất ( thuê mượn của trường Tri Thức) - Số phòng học hiện có : 20 phòng/ 34 lớp - Có 4 phòng chức năng: Thực hành, Tin học, - có 01 phòng hành chánh - Thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đủ. II. THUẬN LỢI- KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi: - Giáo viên các bộ môn đủ số lượng, nhiều giáo viên đã có thâm niên giảng dạy, có năng lực chuyên môn vững vàng và có nhiều tâm huyết. Ý thức tổ chức kỷ luật của giáo viên tốt. - Hoạt động của các tổ chuyên môn đi vào nề nếp và có hiệu quả, đa số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, với 1 phòng máy tính nối mạng đã giúp giáo viên cập nhật công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. - Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Nhà trường với Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí minh và Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho công tác chuyên môn, nhất là phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi 2. Khó khăn: - Trường đang xây dựng, phải thuê mướn của trường Tri Thức nên gặp khó khăn trong việc sắp xếp phòng cho bồi dưỡng học sinh giỏi ( BDHSG). III. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VỀ BDHSG TRONG NĂM HỌC 2013-2014: Căn cứ vào kết quả các mặt trong năm học 2012-2013; căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường THPT Long Thành đưa ra một số chỉ tiêu BDHSG như sau: - Khối 12: 25 giải ; Khối 10: 25 giải ; Phấn đấu tăng chất lượng các giải 16 IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP, THỜI GIAN THỰC HIỆN THÁNG NỘI DUNG THỰC HIỆN 8/2014 - Tập hợp học sinh khối 12 theo danh sách Bồi dưỡng HS giỏi các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa, Tin học (9 môn) - Thông báo thời gian, địa điểm học BDHSG cấp tỉnh - Thông báo danh sách GV dạy BD từng môn - Thầy Danh ( ĐTN) ổn định, điểm danh và thông báo các nội dung và báo cáo cho Phó HT phụ trách - Kiểm tra cơ sở vật chất ( CSVC), sửa chữa bổ sung nếu có - Tiến hành dạy BD - Theo dõi kết quả BDHSG qua kiểm tra chất lượng lần một - Ban CSVC -GV được phân công - P.HT chuyên môn - 9/2014 - Duyệt kế hoạch và giáo án dạy BDHSG của giáo viên - Kiểm tra Sổ đầu bài dạy BD - Kiểm tra sĩ số học sinh. Nếu vắng sẽ báo PH biết qua điện thoại - Theo dõi kết quả BDHSG qua kiểm tra chất lượng lần hai 10/2014 - Kiểm tra Sổ đầu bài dạy BD - Kiểm tra CSVC và theo dõi số lượng GV, HS mượn sách ở thư viện - kiểm tra chất lượng lần ba, báo cáo kết quả cho PHTCM -Tổ trưởng CM 11/2014 - Kiểm tra Sổ đầu bài dạy BD - Tiếp tục dạy BD 12/2014 - Tạm ngưng dạy BD khối 12 do HS ôn tập thi HKI, GV canh thi, chấm thi và hoàn tất điểm số HKI 1/2015 - Tiếp tục dạy BD, kiểm tra chất lượng lần bốn - Chốt danh sách đội tuyển chính thức, báo P.HTCM ( Căn cứ điểm thi HKI và chất lượng các lần kiểm tra ) 17 - P.HT chuyên môn - GV BD - P.HT chuyên môn - P.HT chuyên môn - P.HT chuyên môn - P.HT chuyên môn - Ban CSVC và GV Thư viện - GVBD - GVBD - GVBD- GVCN 2/2015 3/2015 4/2015 5/2015 - Nộp hồ sơ và báo danh sách HS dự thi khối 12 về Sở - Gặp gỡ học sinh học BD khối 12, nghe báo cáo tình hình học tập - Lập danh sách HS BD khối 10 các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa, Tin học (9 môn) - Thông báo thời gian, địa điểm học BDHSG cấp tỉnh khối 10 và danh sách GV dạy BD từng môn - Khối 10 kiểm tra lần một - Duyệt kế hoạch và giáo án dạy BDHSG khối 10 - Khối 12 làm bài thi thử cuối đợt - Ổn định nề nếp dạy và học khối 12,10 - Kiểm tra Sổ đầu bài dạy BD khối 12,10 - Khối 10 kiểm tra lần hai - Chuẩn bị cho HS khối 12 đi thi -Tổ chức đưa HS khối 12 đi thi - Khối 10 tiếp tục học và làm bài thi thử cuối đợt - Chuẩn bị cho HS khối 10 đi thi -Tổ chức đưa HS khối 10 đi thi - Thầy Khôi - P.HT chuyên môn - GVCN khối 10 - P.HT chuyên môn - GVBD - Tổ trưởng CM - GVBM - P.HT chuyên môn - P.HT chuyên môn - GVBD - Xe, kinh phí -Cử GV đưa đi - GVBD - Xe, kinh phí -Cử GV đưa đi - Lâp danh sách học sinh học BDHSG -GV CN phối hợp khối 12 của năm học tới ( 12 đến 15 với GVBM học sinh). Căn cứ kết quả lớp 11 - Báo danh sách cho PHTCM, báo cho - GVCN học sinh và phụ huynh biết để chuẩn bị KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Phan Thanh Minh 18 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Long Thành, ngày 25 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Long Thành Họ và tên tác giả: Phan Thanh Minh Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: THPT Long Thành Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 19 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng