Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1

.DOC
39
203
74

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1" A.PHẦN MỞ ĐẦU I./ Lý do chọn đề tài: - Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới .Sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục các cấp. - Trong đó giáo dục Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng thế nên nền có vững chắc thì hiệu quả đào tạo ở các bậc học trên mới đạt yêu cầu. Vì vậy muốn xây dựng nền tảng vững chắc ở bậc Tiểu học, người giáo viên phải có ý thức xây dựng những kiến thức cơ bản đạt yêu cầu cho từng môn học được quy định trong chương trình. Trong đó môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học ,có đọc thông viết thạo ,hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra .Nghĩa là học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt cc mơn học khc,m cịn biết sử dụng Tiếng Việt vo hoạt động giao tiếp ,góp phần phát triển tư duy hình thnh v pht triển nhn cch cho cc em.Thơng qua mơn Học vần,Học sinh sẽ được rèn kĩ năng nghe,nói,đọc,viết .Nghe để phát âm đúng và khi phát âm đúng thì cc em sẽ viết đúng chính xác các vần,tiếng,từ.Nếu học sinh không được học phần học vần một cách chắc chắn thì khơng thể biết đọc ,biết viết .Quy trình đầu tiên của việc dạy đọc,viết là dạy học vần ,mà đọc,viết có mối quan hệ hữu cơ với nhau,đọc đúng thì mới viết đúng và ngược lại.Có nhiều em học vần không tốt khi học ở các lớp các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đọc tiếng,từ mà đặc biệt là những tiếng,từ có nhiều âm tiết hoặc vần khó … đây cũng là vấn đề khá bức xúc rất cần thiết phải có nội dung nghiên cứu để dạy học phân môn Học vần như thế nào có hiệu quả nhằm thực hiện để rút kinh nghiệm đồng thời nâng cao chất lượng dạy học. 1. Cơ sở lý luận: 1.1. / Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh (Theo Đại học Sư phạm Hà Nội I ) Đối với học sinh lớp 1 là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống của trẻ . Từ đây hoạt động chủ đạo của trẻ , hoạt động vui chơi ở giai đoạn mẫu giáo đã chuyển sang một giai đoạn mới , hoạt động học tập . các em trở thành những “cậu học sinh “ những ‘cô học sinh “ , có một địa vị trong gia đình và ngoài xã hội .. Tuy vậy , ở giai đoạn đầu lớp 1 ( học âm – chữ , vần ) những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ. chẳng hạn đến lớp các em phải thuộc bài , ngồi ngay ngắn , phải kiểm tra bài , phải thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên … hơn nữa trong nhận thức của các em địa vị của người giáo viên lớp 1 cũng khác với cô giáo mẫu giáo . Giáo viên có chỗ ngồi riêng , có cách nói riêng , có sự đánh giá cho điểm . Những điều này làm cho một số em trong giờ học vần thường rụt rè , không dám đọc to , đọc lạc cả giọng …. Làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học vần . Dạy Học vần nhằm tạo kỹ năng và thói quen không thể có được nếu không lặp đi lặp lại các hành động cần thiết . Do đó , trong quá trình dạy vần giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều , viết nhiều . Đồng thời phải luôn thay đổi nội dung học đọc , học viết nếu không việc học sẽ nhàm chán , hiệu quả học vần sẽ hạn chế . 1. 2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn học vần 1.2.1.Vị trí: - Trang bị cho học sinh những tri thức và kĩ năng có tính chất công cụ mở đầu cho việc học phân môn học vần một cách có hệ thống , nề nếp để tiếp tục học lên các lớp trên hay vận dụng vào thực tế cuộc sống rộng rãi . - Góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ phương pháp làm việc học tập chủ động , khoa học tích cực cho học sinh. - Góp phần làm cho học sinh thành những con người có nhân cách ,phát triển toàn diện như: hình thành rèn luyện nề nếp phong cách và tác phong làm việc khoa học giáo dục ý chí và những đức tính tốt… 1.2.2 Nhiệm vụ: - Với vị trí quan trọng nêu trên để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở lớp 1 có những nhiệm vụ cụ thể như sau : - Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các âm vị trong phân môn học vần : các nét cơ bản , nguyên âm , phụ âm , thanh điệu , các bảng chữ ghi âm và bảng chữ cái … vì hệ thống kiến thức đó là một bộ phận của vốn văn hoá rất cần thiết để phân môn học vần và các phân môn khác trong bộ phận môn Tiếng việt môn học khác . - Dạy học sinh biết ghép các nét cơ bản thành âm , biết ghép các âm thành vần , nắm được vị trí các âm trong vần , biết ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng . - Biết đọc các nét cơ bản đọc đúng chính âm , viết đúng các nét cơ bản , viết đúng chính tả về các âm và vần , biết đọc đúng các từ ngữ , các câu ứng dụng . - Rèn kĩ năng nghe , đọc , viết cho học sinh - Giúp cho học sinh nắm được phương pháp học tốt , phát triển hứng thú học tập , phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh . 2. Cơ sở thực tiển: ……………………..? II. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 1.1. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa về một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Học vần cho học sinh lớp 1C Trường Tiểu học mỹ Phước D. 1.2.Đối tượng nghiên cứu: - Biên pháp nâng cao chất lương môn học vần. 1.3. Phương pháp nghiên cứu: - Nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Học vần tôi sư dụng một số phương pháp sau: 1.3.1. Phương pháp trò chuyện Trò chuyện với phụ huynh học sinh và học sinh đem lại nhiều thông tin bổ ích , như tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh , trao đổi việc học tập của các em qua tiếp xúc với phụ huynh , trò chuyện với học sinh biết được những thắc mắc của học sinh khi học phân môn học vần hoặc các môn học khác . Từ đó tôi tự tìm cho mình một hướng đi thích hợp về phương pháp dạy phân môn học vần nhằm nâng cao chất lượng dạy-học. 1.3.2. Phương pháp đọc sách tài liệu : - Đọc sách và tài liệu l phương pháp không thể thiếu được của việc nghiên cứu , nó được sử dụng ngay từ khâu chọn đề tài nhằm tham khảo , xây dựng đề tài nghiên cứu kiến thức cho bản thân. - Xem sách giáo viên Tiếng Việt 1 - Sử dụng gio trình phương pháp dạy học Tiếng Việt. - Đọc tài liệu đổi mới phương pháp dạy học. - Xem băng đĩa có liên quan đến phân môn Học vần. - Nghin cứu cc loại sch gip em học tốt mơn Học vần. 1.3.3 . Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm là phương pháp thu thập sự kiện bằng cách phân tích các sản phẩm vật chất của hoạt động tâm lý qua khảo sát đầu năm , bài tập thực hành ở lớp , kiểm tra thường xuyên … Giúp tôi nắm được kết quả học tập của học sinh từ đó có những kế hoạch bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. 1.3.4 .Phương pháp trực quan Phương pháp trực quan bao gồm : phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan . Hai phương pháp này có mối quan hệ với nhau . Cụ thể là khi trình bày trực quan như: vật thật , tranh phóng to … Để minh hoạ , học sinh tiến hành quan sát chúng một cách có khoa học dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức và không gây biểu tượng sai lầm . 1.3.5 . Phương pháp đàm thoại Phương pháp đàm thoại chiếm một vị trí quan trọng trong việc dạy và học .Nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình học tập nhằm gợi cho học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới , tìm ra những tri thức mới , rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như kinh nghiệm đã được tích luỹ trong đời sống ; củng cố , ôn tập , mở rộng và đào sâu những tri thức mà học sinh đã nắm bắt được ; kiểm tra việc nắm bắt tri thức của học sinh . Chẳng hạn : khi hướng dẫn học sinh học phân môn học vần theo phương pháp đàm thoại ta thường dùng một hệ thống nhiều câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ từng bước để tìm ra được tiếng mới , từ mới . 6. 6. Phương pháp trò chơi Trong các xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại , phương pháp trò chơi giúp học sinh lĩnh hôị tri thức , kĩ năng , kĩ xảo và các kĩ năng hoạt động sáng tạo điển hình . Phương pháp trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng,hấp dẫn , lôi cuốn học sinh vào học tập tích cực vừa chơi , vừa học và học có kết quả nhất là đối với học sinh lớp 1 . *Một số phương pháp trên trong các phần sau là phần giải pháp sẽ minh hoạ cụ thể hơn . III. Giới hạn đề tài: - Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu về phạm vi môn học vần lớp 1 ở tại đơn vị Trường Tiểu học Mỹ Phước D. IV. Các giả thuyết nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao hơn nữa về biện pháp dạy – học cho học sinh tại đơn vị hạn chế tình trạng học sinh yếu. V. Kế hoạch thực hiện: - Để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã nghiên cứu qua thời gian cụ thể như sau: Thời gian Nội dung 15/9/2010 - Đăng Ký Thi Đua, Đăng Ký Tên Đề Tài: Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Học Vần Lớp 1c Trường Tiểu Học Mý Phước D 1/10/2010 đến 22/10/2010 - Xây dựng đề cương, trình tổ khối trưởng, ban giám hiệu góp ý Từ 24/11/2010 đến 5/12/2010 - Nghiên cứu tài tiệu: SGK, SGV, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, băng đĩa VV… Từ 6/12/2010 - Viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh, đến trình hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của 10/12/2010 trường xét duyệt. Ghi chú B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG1: THỰC TRẠNG VÀ CÁCVẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Trong giảng dạy bản thân gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường . - Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh. - Tập thể giáo viên đoàn viên trao đổi , học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau - Thiết bị dạy-học tương đối đầy đủ - Có một số học sinh ham học , thích được đến trường . 2/ Khó khăn: - Đa số học sinh vùng nông thôn, phương tiện đi lại còn gặng nhiều khó khăn, gia đình nghèo thường xuyên phải đi làn ăn xa, việc quan tâm của cha mẹ học sinh đôi lúc vẫn còn hạn chế, từ đó phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Một số học sinh học trước quên sau, không nhớ hết âm, không biết ghép âm vần thành tiếng , chưa biết đánh vần để đọc thành tiếng . - Một số học sinh chưa qua mẫu gio nn phần nhiều cc em cịn bỡ khi cc em tiếp xc cc mặt chữ,cch cầm bt… 3 / Các nguyên nhân 3.1 / Từ phía học sinh : - Địa bàn nơi tôi công tác đa số học sinh ở sâu trong kinh Mới và kinh Tám Thước, ...Chiếm 60% mặc dù chương trình phù hợp với độ tuổi nhưng đa số học sinh chưa qua lớp mẫu giáo,đối với lớp 1 mà phải nhớ và nhận dạng hết 29 chữ ghi âm trong 6 tuần đầu thì khơng phải l việc lm dễ đối với các em.Lại càng khó hơn đối với học sinh yếu tiếp thu chậm .Vì hơm nay học bi ny hơm sau lại học bi mới thì lại qun bi hơm qua. 3.2. Từ phía phụ huynh Qua tiếp thu với phụ huynh có một số ý kiến : - Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn , vất vả , bận lo làm ăn nên không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em . - Do thay đổi chương trình và chương trình mới học nhiều hơn chương trình cũ . - Chưa phân bố thời gian như giờ học , giờ chơi ở nhà để các em học tốt . - Hiện nay chỉ tiêu chất lượng dạy học là : Day thật , học thật tránh ngồi nhầm lớp , mặc dù sau những giờ ra chơi dành 7 -10 phút kèm thêm học sinh yếu , tổ chức bồi dưỡng thêm buổi chiều, phụ đạo thêm ngày nào có 5 tiết .Qua đó nếu không có sự phối hợp của phụ huynh học sinh thì cũng khó đạt kết quả . Vì giờ học ở lớp ít hơn so với thời gian ở nhà . CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Qua kết quả thực tế của học sinh hồi đầu năm học bản thân luôn suy nghĩ rất nhiều là giáo viên đứng lớp truyền thụ nội dung kiến thức trong chương trình của lớp đầu cấp ở bậc tiểu học lòng không yên , băn khoăn lo nghĩ và phải làm sao để giúp học sinh mình học tốt và đạt kết quả . Muốn vậy bản thân tôi cần nắm được quan điểm , mục tiêu và các biện pháp cơ bản để dạy học đạt yêu cầu . Tuy nhiên để dạy học một cách sáng suốt , giáo viên tìm tòi nghiên cứu cơ sở tri thức qua sách báo , dự giờ rút kinh nghiệm , chuyên đề , thao giảng , xem băng hình .. Đa dạng hoá các biện pháp dạy học , nhất là tìm cách dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh . Để giúp các em học tốt phân môn Học vần tôi cần bồi dưỡng cho học sinh và chuẩn bị các mặt sau : - Về kiến thức phân môn Học vần . - Về thiết bị dạy- học - Xây dựng nề nếp lớp học - Công tác kết hợp giữa “ nhà trường- gia đình- xã hội” - Về kiến thức xây dựng lớp học - Kiểm tra đánh giá nghiên cứu sản phẩm của học sinh . - Công tác bồi dưỡng học sinh . 1. Một số kinh nghiệm và biện pháp 1.1.Về kiến thức phân môn hoc vần 1.1.1.Kĩ năng đọc Nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản của phân môn Học vần : Đọc, viết thành thạo đúng chính xác, nghe phát âm chuẩn, nói rõ ràng tròn câu, viết đẹp… Ngay từ đầu năm học giáo viên cần dạy kĩ cho học sinh nắm vững các nét cơ bản và sau đó nắm vững âm và chữ ghi âm. Vì nếu học sinh nắm vững chắc được phần này thì sang phần vần học sinh học sẽ dễ dàng hơn. Trên tiết dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các nét cơ bản, bằng cách đọc gắn liền với nhận dạng trên bảng lớp, trong vở đặc biệt là các đồ vật có thực tế ở lớp, ở trường.. - Đối với dạy các nét cơ bản : Ví dụ : Nét sổ (| ) giống như cây thước để đứng hay cạnh thẳng đứng của khung cửa lớp ra vào, nét móc ngược ( ) giống như lưỡi câu cá , nét cong kín (O) giống như chiếc vòng đeo tay… Bên cạnh đó nhằm giúp học sinh tránh nhầm lẫn giữa nét này với nét khác, để khắc sâu kiến thức cơ bản giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh so sánh để nhận biết điểm giống nhau giữa các nét. Ví dụ : Nét cong hở – phải ( C ) và nét cong hở – trái ( ) đều giống nhau là nét cong khác nhau là nét cong hở phải thì hở bên phải, nét cong hở tri thì hở bên trái . - Đối với âm- chữ ghi âm Giáo viên cho học sinh nhận dạng âm – chữ ghi âm mẫu trên bảng lớp rồi phân tích để nắm được cấu tạo của âm và chữ ghi âm đó. Chẳng hạn như âm d. + Giáo viên : âm d gồm mấy nét và những nét nào? + Học sinh : gồm nét cong kín và nét thẳng Giáo viên gọi học sinh tìm đồ vật có trong thực tế giống với chữ ghi âm đó để học sinh nhớ lâu hơn. Ví dụ : Âm d giống như cái gáo múc nước Âm n giống như cái cổng… Tiếp theo giáo viên gọi học sinh tìm âm d ở trong bộ chữ thực hành cài vào bảngci. Điều đáng chú ý là sau mỗi lần giáo viên gọi học sinh tìm các âm trong bộ chữ cài vào bảng, giáo viên nên đôn đốc, khuyến khích học sinh cá nhân hay tổ nào tìm nhanh v ci đúng thì được khen. Bên cạnh đó giáo viên phát hiện những học sinh tìm chậm để có biện pháp giúp đỡ. Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đi sâu vào trọng tâm bài, giáo viên gọi học sinh so sánh để nhận biết điểm giống và khác nhau giữa âm này với âm khác. Ví dụ : Khi dạy : d và đ giáo viên hỏi học sinh: + Giáo viên : giữa âm d và đ giống và khác nhau ở điểm nào? + Học sinh : âm d và đ giống nhau là d, khác nhau là đ thêm dấu ngang . Để học sinh nhớ một cách chắc chắn hơn, giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc câu: “ d , đ hai chữ giống nhau Chữ khác bởi trên đầu gạch ngang” Tương tự như trên GV hướng dẫn học sinh nhận biết giữa âm e , ê giống nhau là e , khác nhau là ê có thêm dấu mũ . Hay Gv hướng dẫn học sinh học thuộc câu : “ e , ê giống tựa như nhau ê thì đội mũ, e thì trống trơn” Mặc dù những âm – chữ ghi âm đã học xong đã được nhận dạng trên bảng lớp , nắm được cấu tạo qua phân tích hay nhận dạng trên bộ chữ thực hành …. Nhưng tôi vẫn còn nhận thấy nhầm lẫn âm này với âm khác . Ví dụ : Như âm d, q để giúp học sinh khác khắc phục tình trạng trên vào các tiết ôn tập ( âm chữ ghi âm ) tôi đố học sinh một câu đố để giúp các em thư giãn trong giờ học , đồng thời củng cố lại các âm và các nét cơ bản : “ Quả gì ở tận trên cao Chẳng phải giếng đào mà có nước trong “ ( là quả gì ? ) + Học sinh trả lời : là” quả dừa” ơ’ trên cao .giáo viên hỏi tiếp : + Hỏi : tiếng dừa có âm gì đứng trước đã học rồi ? Trả lời : âm d giáo viên hỏi tiếp : Am d gồm mấy nét ? Đó là những nét nào ? Học sinh trả lời : có 2 nét : nét cong kín và nét thẳng ; đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết dừa có chữ d , như vậy nét thẳng đứng sẽ lên cao trên nét cong , q thì ngược lại . - Đối với vần : Tương tự như các âm – chữ ghi âm , để giúp học sinh học tốt phần vần , giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng vần trên bảng lớp rồi phân tích để nắm được vị trí của các âm trong vần từ đó học sinh đọc một cách dễ dàng hơn . Ví dụ : Dạy bài 47 : en –ên , giáo viên hướng dẫn học sinh qua câu hỏi gợi mở . + Hỏi : Vần en có mấy âm ? Học sinh trả lời : có hai âm + Hỏi : Am nào đứng trước , âm nào đứng sau ? học sinh trả lời : âm e đứng trước , âm n đứng sau . Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét xem bạn trả lời đúng , sai, đồng thời kiểm tra học sinh trong lớp có chú ý theo dõi bài không . Tương tự như vậy đối với vần ên . Song giáo viên gọi học sinh thực hành ghép vần trên bộ chữ thực hành để nắm cấu tạo vần đồng thời khắc sâu kiến thức . e n en Hay ê n ên Sau khi học sinh ghép vần xong , giáo viên gợi ý cho học sinh đánh vần và đọc e đứng trước đọc trước , n đứng sau đọc sau . Từ đó gọi đánh vần và đọc . Trường hợp học sinh đánh vần chưa đạt , giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh ( e –nờ – en ; đọc en ) - Đối với tiếng : Để giúp học sinh đọc tốt các tiếng , giáo viên cho học thực hành ghép tiếng , rồi phân tích để nắm được vị trí các âm , vần ,và dấu thanh , rồi đánh vần và đọc như: + Hỏi : các em đã có vần en muốn được tiếng sen ta phải làm gì ? + HS trả lời : Ghép âm s trước vần en . Giáo viên gọi HS khác trong lớp nhận xét . + Hỏi : Tiếng sen có âm gì đứng trước? Vần gì đứng sau ? + Trả lời : có âm s đứng trước vần en đứng sau . + HS : Đánh vần : sờ - en – sen đọc:sen Để cho lớp học thêm sinh động GV tổ chức cho HS , học mà chơi – chơi mà học . Bằng cách ghi tìm các tiếng hoặc từ có vần vừa học ở ngoài bài , nhằm giúp học sinh ôn luyện , củng cố âm , vần v mở rộng vốn từ . Ví dụ : Dạy bài 48 : in –un - GV yêu cầu tìm tiếng hoặc từ có vần in – un vừa học ở ngoài bài viết vào bảng con , em nào tìm đúng và nhanh được tuyên dương . - Chọn 5 tiếng hoặc 5 từ đúng và nhanh nhất trình bày bảng lớp - Lớp nhận xét và đọc kết quả VD: số chín , quả mìn, say xỉn , gỗ mun … + Đối với lớp 1 tôi đang dạy có nhiều học sinh yếu thì tơi dnh nhiều thời gian cho cc em đánh vần vần ,tiếng đ học nhằm gip cc em cĩ thể hình dung ra cấu tạo của chữ viết một cch r rng. + Tăng cường hoạt động nhận diện âm ,vần đ học trong phần kiểm tra bi cũ v củng cố bi được minh họa cho hai hoạt động này nhằm tạo cho các em vui tươi trước và sau khi học vì ở lớp 1 “học m chơi-chơi mà học”như sau: -Học sinh nghe giáo viên đọc 1 dy từ,nếu nghe thấy tiếng mang m vần ấy thì giơ cao thẻ mang âm vần đang có và đọc trơn tiếng đó.( GV chuẩn bị trước cho các em) -Đọc câu thơ ,câu ca dao… trong đó có chứa tiếng mang âm vần đ học,học sinh lắng nghe v pht hiện cc tiếng ,từ ấy v ghi vo bảng con. VD: * Dạy bi 47:vần en,n Trong đầm gì đẹp bằng sen L xanh bơng trắng lại chen nhị vng. Học sinh pht hiện tiếng “ sen,chen” cĩ vần en vừa học. * Bi 63:em,m Con cị m đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. -Cho 3 câu ,mỗi câu với một chỗ trống ,GV đưa ra 3 từ,cả 3 từ đều có chứa âm hay vần đang học,đề nghị HS chọn từ thích hợp để điền. VD; Cho 3 vần ua,ay.oi Gió từ t…. mẹ. Gió l…. kẽ lá. Giữa trưa ….. ả. - Đối với câu (hoặc đoạn thơ ) Để giúp học tốt giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hoặc cuộc thi nhỏ như : đọc nối tiếp theo nhóm . Tuy cuộc thi tiến hành trong 2 -3 phút nhưng nó đem lại không khí vui vẻ , giúp học sinh bớt uể oải trong giờ học . Qua đó giúp học sinh đọc tốt bài đọc để sang phần luyện tập tổng hợp đọc được tốt hơn . Ví dụ : Đoạn thơ ứng ở bài 48 có 4 dòng thơ : “ ủn à ủn ỉn Chín chú lợn con An đã no tròn Cả đàn đi ngủ” Giáo viên chọn hai nhóm mỗi nhóm 4 em ( mỗi em đọc một dòng thơ) thi đọc , nhóm nào đọc đúng lưu loát , biết ngắt nghỉ ( hơi ) đúng sau mỗi dòng thơ được tuyên dương . Sau khi các nhóm thi đọc xong , giáo viên gọi học sinh khác nhận xét để phát hiện học sinh đọc nhỏ , chưa lưu loát … Từ đó giáo viên nhắc nhở , rèn cho học sinh đọc to (vừa đủ nghe ) . 1.1.2 / Kỹ năng viết Bên cạnh phần đọc là phần viết, nếu đọc thông thì sẽ viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo , hai yếu tố này được phối hợp nhịp nhàng với nhau khi dạy phân môn Học vần . Trước tiên giáo vin cần có ý thức viết chữ đẹp , đúng mẫu , rõ ràng và cần phải chú ý tạo cho các em có thói quen ngồi viết đúng tư thế . Từ đó giúp thể lực của các em phát triển , đó cũng là nguyên nhân chống mệt mỏi trong giờ học và chống được các bệnh sau này như : cận thị , viễn thị , cong quẹo cột sống … Song giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm cơ bản về dòng kẻ ,toạ độ chữ viết điểm đặt bút , điểm dừng bút , tên gọi các nét , cấu tạo chữ cái , vị trí dâú thanh , các khái niệm liên kết nét chữ , hoặc liên kết chữ caí… Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng , độ cao , sự cân đối , tính thẩm my của chữ viết , đồng thời giúp các em củng cố thêm các nét cơ bản , âm – chữ , vần … khi đọc . - Về dòng kẻ: GV dạy HS nắm vững từng dòng kẻ như : vị trí của dòng kẻ ngang số 1 nằm ở dưới , tiếp đó là dòng kẻ ngang số 2 tương tự như vậy đối với dòng kẻ 3,4 VD: - Về tạo độ chữ nét cơ bản viết ; điểm đặt bút điểm dừng bút và tên gọi các Chẳng hạn : Nét hỏi: móc ngược ( Hỏi : Nét móc (Nét móc ngược ngược điểm đặt bút bắt đầu từ dòng kẻ nào ? đặt bút ở dòng kẻ 3 ). ) , GV cho HS xem chữ mẫu và Hỏi : Cao mấy đơn vị : cao 1 đơn vị ( 2 ô li ) - Giáo viên viết mẫu vừa nêu quy trình viết : đặt bút từ dòng kẻ ngang 3 kéo thẳng xuống dần đến dòng kẻ ngang 1 lượn cong nét bút sang bên phải về phía trên dòng kẻ ngang 2 - HS nhắc lại để nắm rõ qui trình viết Ví dụ: 1/ Là điểm đặt bút 2/ Là điểm uốn 3/ Là điểm dừng bút -Về cấu tạo chữ cái và liên kết cấu tạo chữ: Chẳng hạn như chữ cái C,giáo viên gợi ý,đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết phân tích,hình dáng,cấu tạo chữ như: chữ C gồm mấy nét,là những nét gì?Cao mấy đơn vị?Điểm đặt bút,điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẽ? Về vị trí dấu thanh : Giáo viên cần dạy cho học sinh nắm vững cách ghi dấu thanh.Chẳng hạn: Ở các tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần dấu thanh đượcđặt dưới hoặc trên âm chính , như: “lo” dấu nặng được đặt dưới o, “be:” dấu ngã được đặt trên ê. Ở các tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và có âm cuối vần,dấu thanh được đặt trên chữ ghi âm đơn là âm chính. Ví dụ : Tiếng “mía” dấu sắc ( / ) đặt trên i. Tiếng “lụa” dấu nặng (. ) được đặt dưới u -Về liên kết trong bộ phận vần giáo viên hướng dẫn học sinh viết liền mạch từ chữ này với chữ khác. Ví dụ: Vần em viết từ e nối liền mạch sang m. 1.1.3 Kỹ năng nói : Song song với kỹ năng đọc , kỹ năng viết là kĩ năng nói . Để học sinh nói đủ to rõ ràng thành câu : Giáo viên cần phải theo dõi tâm sinh lý của từng học sinh để phát hiện học sinh năng động và thụ động . Từ đó quan tâm học sinh thụ động nhiều hơn , thường gọi học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên yêu cầu , rồi học sinh khác nhận xét , nếu trả lời đúng đươc tuyên dương . Qua đó vào những giờ ra chơi giáo viên nên gần gũi với học sinh thường hay nói chuyện , để học sinh có những thói quen khi tiếp xúc . Từ đó các em nói mạnh dạn hơn . Biện pháp này tôi đạt kết quả tốt đối với những em : Minh, Kiệt, Thịnh,Nhật Huy… Đầu năm các em này rất thụ động , đôi khi nói nhỏ ,nhưng có sự quan tâm , tác động của giáo viên và những tràng vỗ tay , biểu dương của các bạn , những em này nói rất tốt . Đối với những học sinh nói chưa thành câu , giáo viên có thể hướng dẫn học sinh như sau : Ví dụ : Dạy bài 88 vần : ip , up . Giáo viên gọi học sinh so sánh điểm giống và khác nhau ,giữa vần ip , up thì học sinh khá giỏi trả lời rất tốt : rõ ràng , lô gic , tròn câu . Còn đối với những em nói chưa tốt chỉ trả lời đúng nội dung câu hỏi nhưng chưa tròn câu . Do đó giáo viên gọi học sinh khá giỏi trả lời trước . Sau đó giáo viên lặp lại câu hỏi và gọi những em nói chưa tròn câu trả lời . giúp đỡ những em yếu Nói tròn câu : chẳng hạn : giữa vần ip –up giống nhau âm p đứng sau , khác nhau : âm i và âm u đứng trước . Giáo viên giúp các em nói tròn câu trong mọi tình huống giao tiếp . Chẳng hạn như : đầu giờ giáo viên vào lớp , học sinh biết nói câu : “ chúng em kính chào cô ( thầy )”. Trước khi đi học (hoặc đi học về )phải biết kính thưa ông ba, cha mẹ….như: thưa ông , bà cháu đi , hay thưa ba mẹ con đi học về . - Tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết dạy : Khác với chương trình cũ , chương trình mới có thêm phần luyện nói trong tiết học , giúp học sinh tự tin , mạnh dạn trong giao tiếp và rèn kỹ năng nói phần luyện nói tôi tiến hành như sau : Khi dạy vần : ăn – ân + Học sinh nêu chủ đề luyện nói : Nặn đồ chơi . + Giáo viên : Trong tranh vẽ các bạn đang là gì ? ( các bạn nặn đồ chơi ) + Các bạn nặn những con gì , vật gì ? ( Các bạn nặn con chim , con gà , con thỏ , chú bộ đội … ) + Đồ chơi thường được nặn bằng gì ? ( Đồ chơi được năn từ đất , bột gạo nếp , bột dẻo … …………………. + Em có thích nặn đồ chơi không ? ( Em thích nặn đồ chơi ) + Sau khi nặn đồ chơi xong , em phải làm gì ? ( Em thu gọn lại cho ngăn nắp và sạch sẽ , rửa tay ,chân ) Giáo viên tổ chức cho nhiều em được nói , nếu em nào nói không tròn câu giáo viên cho em tập nói lại theo bạn . 1.1.4. Kỹ năng nghe: Để giúp các em nghe hiểu trong giờ học trước tiên giáo viên cần phải phát âm chuẩn,lời nói ngắn gọn đảm bảo nội dung. Chẳng hạn nghe để nhận biết sự khác nhau của âm,các thanh,nghe hiểu câu hỏi đơn giản ,nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu của giáo viên… - Về nhận biết sự khác nhau của âm: Ví dụ: Như âm e - ê giáo viên hướng dẫn học sinh bằng câu hỏi gợi mở đê nghe hiểu và nhận biết sựkhác nhau của các âm trên dấu mũ e. - Giáo viên : Giữa âm e, ê khác nhau ở điểm nào ? - Học sinh : Giữa e, ê khác nhau ở dấu mũ( nón ), âm ê có cái nón trên đầu . - Về nhận biết sự khác nhau của các thanh Giáo viên giúp học sinh nhận biết sự khác nhau giữa dấu huyền và dấu sắc GV hướng dẫn HS nhận biết bằng cách Hỏi : Dấu huyền là nét xiên bên nào ?( nét xiên bên trái ) Hỏi : Dấu sắc là nét xiên bên nào ? ( nét xiên bên phải ) Từ đó HS nghe hiểu nhận biết và trả lời tốt 1.2. Về thiết bị dạy học Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh , thực hiện chương trình sách giáo khoa mới . Ngoài việc thực hiện các phương pháp và nội dung dạy học tôi cũng cần chú ý đến phương tiện để phục vụ cho bài học ở từng dạng bài , từng phần trong chương trình , đây là một vấn đề tôi cần suy nghĩ xem để được mục tiêu của bài học nói chung cần phải sử dụng những đồ dùng nào , những phương tiện dụng cụ nào không thể thiếu trong tiết dạy . Qua đó tôi cần xem lại các danh mục về thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc bản thân đã tích luỹ được từ trước , để xác định được những đồ dùng dạy học đó học sinh sẽ phải chuẩn bị gì , giáo viên sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong thiết kế bài học và nhớ chuẩn bị chúng. Có như vậy trong tiết dạy mới thu hút, hấp dẫn học sinh phải tạo ra hứng thú học tập cho các em. 1.3. Xây dựng nề nếp học tập Đối với những học sinh ít tập trung trong giờ học , đôi lúc còn gây mất trật tự trong lớp. Giáo viên cần bao quát các em trong quá trình dạy học , làm thế nào để huy động sự tập trung của học sinh , trong tiết học tránh tình trạng mất trật tự ảnh hưởng tới lớp học. Vì ở lứa tuổi học sinh lớp 1 rất hiếu động một số em khó ngồi yên trong suốt tiết học , tôi sắp xếp đổi chỗ xen lẫn với những em nghiêm túc học tập để các em bắt chước bạn tham gia học tốt. Kết quả các em này đã chú ý và học tương đối tốt. Trường hợp tình huống có vấn đề xảy ra trong giờ học giáo viên phải khéo léo xử lý đối tượng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh phải tạo không khí quá lơi lỏng để học sinh vô kỉ luật. Giáo viên cũng cần khơi gợi khí thế học tập thoải mái , sôi nổi tìm những phương pháp mới lạ , sử dụng nhiều hình thức dạy học mỗi hoạt động phải được tổ chức 1 cách hợp lí , tác động , kích thích hứng thú học tập cho học sinh như phần giới thiệu tranh , chuyển ý … Phải hấp dẫn , sinh động để thu hút học sinh say mê học tập , học sinh chú ý và linh hoạt trong điệu bộ , cử chỉ.. của giáo viên khi giảng bài , ánh mắt không rời học sinh để hiểu tâm trạng của học sinh như thế nào để có biện pháp thích ứng. 1.4. Công tác kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội Để nâng cao chất lượng dạy – học giáo viên chủ nghiệm cần tổ chức nhiều hình thức như họp phụ huynh học sinh , thăm gia đình , thư hoặc điện thoại liên lạc để nắm rõ từng đối tượng , xem học sinh có làm bài và học bài ở nhà hay không và học được những gì để có biện pháp bồi dưỡng. Bên cạnh đó nhờ lực lượng gia đình hỗ trợ và nhắc nhở và sắp xếp thời gian ở nhà , đồng thời trao đổi tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình của học sinh , có ý kiến đề xuất về Ban Giám hiệu , Hội khuyến học… giúp đỡ để các em có niềm tin trong học tập. Song đó giáo viên cần nêu rõ tầm quan trọng của việt học sinh cho phụ huynh biết. Vì lớp 1 đầu cấp , là nền tảng cơ bản cho các em học tiếp tục học lên các lớp trên. Đối với giáo viên chuyên tôi liên hệ trao đổi thường xuyên để nắm vững tình hình kịp thời , phát huy những mặt tốt , những tấm gương điển hình, uốn nắn, điều chỉnh khắc phục tình trạng yếu kém học sinh trong lớp . Môi trường gia đình và cộng đồng ở địa phương chưa thật sự thuận lợi cho việc học tập nói chung , việc học tập của học sinh nói riêng. Vì vậy cần kết hợp với nhà trường vận động gia đình học sinh và cộng đồng cùng hình thành nề nếp tự học, quản lý và động viên tự học của học sinh, xây dựng góc học tập và tổ chức học cá nhân, học nhóm hưóng dẫn học sinh cách tự học(ơ’trường và ở nhà ) tạo cho học sinh niềm vui và niềm tin vào kết quả học tập của bản thân và của các bạn. Tóm lại sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – gia đình –xã hội cần có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp của nhà trường nói chung, bản thân giáo viên chủ nhiệm nói riêng giữ vai trò chủ đạo không thể thiếu sự kết hợp giữa gia đình và các lực lượng giáo dục của cac đoàn thể xã hội. 1.5. Về ý thức xây dựng lớp học Khi dạy phân môn học vần , đầu giờ học giáo viên nên kiểm tra lại dụng cụ học tập của học sinh như bảng con, viết , bộ chữ thực hành học vần . . .nhắc nhở các em luôn giữ trật tư chăm chú nghe cô giảng bài,tích cực tham gia phát biểu,xây dựng bài học…Tập cho học sinh có thói quen nề nếp trong giờ học bằng một số ký hiệu thầy trò cùng nhau hoạt động., giữa giáo viên và học sinh có sự thống nhất với nhau Ví dụ : C : Chú ý bài mới b : Bảng con S : Sách Tiếng Việt VBT: Vở bài tập Tiếng V iệt Song đó khi truyền thụ kiến thức cho học sinh giáo viên cần chú ý đến tính vừa sức,phát huy tích cực sáng tạo,hệ thống bài học lôgic,tập cho học sinh trả lời tròn cây rõ ràng,chính xác. 1.6/ Kiểm tra nghiên cứu đánh giá sản phẩm của học sinh Trong lớp học cần phải coi trọng việc kiểm tra đánh giá kết quả việc làm cá nhân của học sinh không để các em hoạt động một cách hình thức mà phải theo dõi,giúp đỡ sữa sai,động viên khen ngợi kịp thời…Tránh lối dạy học đồng loạt,bình quân chung chung mà cần phải thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt,suy nghĩ và đóng góp ý kiến lẫn nhau. Điểm cần lưu ý trong việc kiểm tra nghiên cứu đánh giá sản phẩm của học sinh như:kiểm tra thường xuyên kiểm tra định kì,…Để giáo viên tìm hiểu mức độ khẳ năng tiếp thu kiến thức của học sinh như thế nào.Từ đó giáo viên đánh giá nhưng đánh giá phải đảm bảo tính khách quan,chính xc và công bằng phụ thuộc vào sản phẩm ( bài làm )của học sinh.Đây là nguyên tắc hàng đầu, quan trọng bậc nhất của việc đánh giá. 1.7.Công tác bồi dưỡng học sinh Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học công tác bồi dưỡng cho học sinh là công tác không thể thiếu được đối với lớp học nào hay ở cấp học nào. Ông bà ta thường nói :“Trong một bàn tay thì có ngón tay dài , ngón ngắn” và thực tế cũng đã chứng minh điều đó. Nhưng đối với lớp học thì cũng có những em học khá, giỏi, yếu…Cho dù người thầy có hay và bản lĩnh cỡ nào thì ít nhiều cũng gặp phải. Nhưng điều quan trọng là giáo viên phải biết khéo léo, xử lý tốt các đối tượng. Do đó giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh và thực hiện phân loại ngay từ đầu năm học để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Cụ thể là - Đối với học sinh yếu kém, do năng lực nhận thức hạn chế cần được bồi dưỡng thêm về phương pháp, về kỹ năng học tập, cần bổ sung kiến thức kịp thời, yếu chỗ nào bồi dưỡng chỗ đó. Bồi dưỡng bất cứ thời gian nào nếu có thể. Nhằm lắp dần lỗ hỏng kiến thức cho các em để các em có thể theo kịp trình độ chung của cả lớp. - Đối với học sinh khá giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt,giáo viên cần tăng cường các hoạt động độc lập,phát triển tư duy,sáng tạo cho học sinh,để học sinh có đều kiện phát huy khả năng,đồng thời nâng cao chất lượng dạy-học. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận và đề xuất: Thông qua việc làm đã nêu trên kết quả dạy học phân môn học vần ở lớp tôi đã từng bước khắc phục thực tế ở lớp học đã cho thấy rõ qua kiểm tra giữa kì I như sau: Thời gian TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 26 0 6 10 10 Giữa HK I 26 9 9 4 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất