Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5...

Tài liệu skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5

.DOC
24
3096
130

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó là nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng toàn dân tộc và của toàn ngành giáo dục để đào tạo nguồn lực nhân tài, góp phần vào sự phát triển của đất nước, đáp ứng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vai trò của ngành Giáo dục và Đào tạo là rất quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ “Trồng người” đó chính là những thầy, cô giáo- Những “Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” ngày đêm miệt mài với nghề dạy học để ươm mầm tương lai cho tổ quốc. Đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Là giáo viên đã có nhiều năm làm công làm công tác chủ nhiệm, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi trước đây bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện cho HS nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này giúp tôi hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm Tiểu học để trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm về công tác tác quản lý lớp, giáo dục toàn diện cho học sinh ở cấp Tiểu học - nhất là học sinh lớp 5. Từ đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy và chủ nhiệm lớp cho bản thân. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : 1 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nghiệm lớp ở bậc tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5, năm học 2013- 2014. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở thực tiến: Trong bậc học Tiểu học, hầu hết các giáo viên văn hóa đều làm công tác chủ nhiệm lớp. Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm, chúng ta hiểu cùng hiểu với nhau là: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Sao, Hội đưa ra. Hiện nay, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sát sao của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm còn non trẻ hoặc sử dụng phương pháp giáo dục chưa linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt huyết với nghề nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt thực tế vẫn còn một số lớp chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao và không chú ý đến các phong trào thi đua của nhà trường đề ra.Tôi thiết nghĩ đề tài này không mới bởi vì nó thường lặp đi lặp lại nhưng điều cần thiết đối với những giáo viên chúng tôi là được tham gia thảo luận, bàn bạc kỹ về công tác này để rút ra phương pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong thời đại mới. 2. Cơ sở lí luận: Để trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, tổ 2 chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặt biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Đặc biệt phải đặt mình vào vai trò của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả… 3. Thực trạng vấn đề: Giáo viên Tiểu học là “Nhà sư phạm tổng thể” không chỉ trực tiếp dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải đặt lên vai trọng trách làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, người giáo viên Tiểu học Không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi năng lực tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn đối với người thầy giáo. Học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang bước giai đoạn biến đổi về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt là sự thay đổi về tâm lí tình cảm, các em dễ bị dễ bị tác động xấu bởi những tệ nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt. Năm học 2013- 2014, tôi được phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5C. a, Đặc điểm tình hình lớp: - Tổng số: 36 học sinh, trong đó nữ 13 em, nam 23 em. - Học sinh khuyết tật 3, trong đó khiếm thị 1, thiểu năng 2. - Hoàn cảnh kinh tế: Hộ nghèo và cận nghèo 18, éo le 1. b,Thuận lợi: - Được nhà trường, Ban giám hiệu và địa phương luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. - Cơ sở vật chất của trường khá đảm bảo cho việc dạy và học. - Khoảng cách đi học của học sinh không quá xa; sách giáo khoa, đồ dùng học tập đầy đủ; phụ huynh học sinh quan tâm con em. - Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nế nếp học tập của các em. 3 - Đa số học sinh ngoan. - Bản thân tâm huyết với nghề dạy học, nhiệt tình trong công tác. Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm lớp 5. - Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt. b. Khó khăn : - Là một xã thuộc vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao; đa số gia đình học sinh đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; một số em còn thiếu đồ dùng học tập; hầu hết bố mẹ các em đi làm ăn xa các em phải ở với ông bà nên thiếu sự phối hợp giáo dục từ phụ huynh học sinh; phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến con em, còn phó mặc cho thầy cô giáo, ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi tình học tập, rèn luyện của con em ở lớp cũng như ở nhà; trình độ tiếp thu bài chưa đồng đều; chất lượng đầu năm rất thấp. - Là lớp có đến 3 học sinh khuyết tật (Em Dương, em Ánh là thiểu năng và em Thành Tân khiếm thị). Một số em có hoàn cảnh khó khăn, éo le (em Hoa, em Hiền,...); những em chậm, yếu, nên có tâm lí chán học (Việt Hà, Tam, Tùng, Trương...). Từ thực tế trên, tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh này. 4. Biện pháp thực hiện: Từ tình hình thực tế nêu trên, tôi tự lên kế hoạch cụ thể cho mình để từng bước thực hiện một số biện pháp sau: 4.1. Biện pháp thứ nhất: Nắm chắc tình hình của lớp, đối tượng học sinh đê đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp: - Sau khi nhận lớp GVCN cần khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp và qua phụ huynh. - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, éo le. + Học sinh khuyết tật. 4 + Học sinh các biệt về đạo đức. + Học sinh chậm, yếu. + Học sinh có những năng lực đặc biệt. * Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: - Với những học sinh nghèo không thể mua nổi sách, vở…để đi học, từ đầu năm học, tôi đã báo với nhà trường, liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để giúp đỡ cho các em có được bộ sách vở khi đi học. Năm ngoái tôi cũng dạy lớp 5, đến cuối năm tôi tổ chức quyên góp sách cũ (Những em không có em, không dùng đến bộ sách lớp vận động các em gom góp gửi vào thư viện để dành cho những em học sinh khó khăn trong năm học sau). Vào đầu năm học tôi tổ chức cho lớp xây dựng quỹ “vì bạn nghèo”: 3000 đồng/1 học sinh, để mua bổ sung vở bài tập, dụng cụ học tập cho học sinh còn thiếu. Sau một tuần dặn mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập, vở, sách…nếu em nào còn thiếu, tôi lấy ý kiến chung cả lớp – bổ sung số sách cũ của năm ngoái và dùng số tiền quỹ vì bạn nghèo của lớp để mua vở bài tập, dụng dụng cụ học tập tặng các em…Về đóng góp các khoản, tôi hướng dẫn phụ huynh học sinh viết đơn xin miễn giảm các khoản đóng đậu, tham mưu Ban giám hiệu có kế hoạch miễm giảm cho các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, éo le và cả học sinh khuyết tật. Kết quả các em được miễm giảm một phần đáng kể, giúp các em yên tâm học tập hơn. Bản thân tôi đến gia đình các em động viên chia sẻ với gia đình, với các em, giúp các em tự tin khi đến trường. * Đối với học sinh khuyết tật: Như chúng ta đã biết, nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ tham gia học tập hòa nhập không có những khó khăn, thiệt thòi. Chúng có thể lực phát triển bình thường; có thể tham gia các hoạt động (ngoại trừ hoạt động học tập) hòa nhập với các trẻ bình thường. Bằng những quan sát thông thường, chúng ta đều nhận thấy, những trẻ này dường như không hề có khuyết tật và không cần bất cứ một sự trợ giúp đặc biệt nào cả. Tuy nhiên, mọi khó khăn chỉ xuất hiện khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Vì vậy, các em cần nhận được những liệu pháp tâm lý để cải thiện tình 5 trạng. Điều quan trọng là cần giúp trẻ tự tin hơn để trẻ có thể phát triển lành mạnh. Cho nên giáo viên cần: - Thiết kế điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng nội dung, từng hoạt động; tạo cơ hội động viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. - Thông qua sự tác động phù hợp giúp trẻ nâng cao nhận thức, phát triển khả năng giao tiếp. - Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với cộng đồng. Tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn, được tôn trọng giúp trẻ khuyết tật bớt mặc cảm, tự ti; trẻ bình thường đồng cảm chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ bạn...bằng cách giáo dục ý thức, xây dựng vòng tay bạn bè (nhóm bạn bè). - Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với gia đình trẻ nhằm trao đổi thông tin, phối kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy, kỹ năng giao tiếp cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Các thông tin trao đổi với phụ huynh cần đảm bảo ngôn ngữ dể hiểu ngắn gọn rõ ràng và tích cực. - Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu và đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bằng các biện pháp này, 2 em Ánh và Dương đã có tiến bộ rõ rệt. Các em đã biết đọc và tính toán, tự tin hơn trong học tập. Còn em Thành Tân khiếm thị nhưng học lực khá. Em đã không có mặc cảm về mình. * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: - Tìm hiểu về gia đình: Gia đình có hòa thuận hay không, gia đình thiếu quan tâm không hay có thể bị bạn bè, kẻ xấu rủ rê….Hoặc trẻ có những đức tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được… - Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng hình thức trách phạt, giáo viên cần gần gũi các em, tâm sự, chia sẻ với trẻ trong vai trò là một người bạn lớn và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Gắn trách nhiệm cho các em bằng cách giao cho các em một chức vụ trong lớp để từng bước điều chỉnh mình (HS cá biệt về đạo đức lớp tôi không có). * Đối với học sinh chậm, yếu: 6 - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể về nhà các em phải giúp việc gia đình nên không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc không được sự quan tâm, nhắc nhở của bố mẹ, để cho các em thoải mái vui chơi, xem ti vi, chơi game... Giao hẳn việc học tập cho giáo viên và nhà trường. Do vậy, những em đó mất gốc về kiến thức nên cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng học tập. - Giáo viên cần lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng những việc cụ thể như sau: + Tranh thủ thời gian giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu chưa rõ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp. + Khi hỏi bài các em này, cần đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó và những câu gợi mở để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú học tập và củng cố niềm tin ở các em. + Lên lớp phải thường xuyên kiểm tra bài để giúp các em chăm chỉ học tập hơn. + Cần phát huy phương pháp học nhóm để tạo cơ hội cho các em thể hiện mình và học hỏi bạn, để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; xếp chỗ ngồi hợp lí: Em khá ngồi gần em yếu để giúp bạn cùng tiến. + Thăm gia đình học sinh, gặp gỡ cha mẹ các em để trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em và chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn, quản lí con em học ở nhà để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Phải yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với các em.Tránh có thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải hiểu tâm lí lứa tuổi, lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, khen chê đúng lúc và phối hợp với phụ huynh và các tổ chức khác để giáo dục các em và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 4.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp; xếp chỗ ngồi, học nội quy lớp. 7 * Như chúng ta đã biết, muốn công việc có hiệu quả trước hết ta phải lập kế hoạch rõ ràng, khoa học cho công việc đó. Công tác chủ nhiệm lớp cũng vậy. Đó là một nhiệm vụ khó khăn vất vả và đòi hỏi sự làm việc khoa học, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu khoa học. Vì vậy, người giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, kế hoạch, chủ đề, chủ điểm của nhà trường, của liên đội theo tháng xuyên suốt cả năm học, phải nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp mình từ đó vạch ra các yêu cầu trọng tâm từng tháng, từng học kì, cả năm học, rồi phác thảo kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát đúng, phù hợp. Khi đã có kế hoạch chủ nhiệm cần đưa ra thống nhất trước tập thể lớp. Trong kế hoạch giáo dục phải thể hiện được mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp chính. Cần lưu ý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác để đạt mục đích đề ra. Kế hoạch phải phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp. Biện pháp thực hiện cần thể hiện tính phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần vận dụng linh hoạt thay đổi phù hợp với thực tế công việc để đạt hiệu quả cao. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, phát huy được hiệu quả giáo dục học học sinh: + Nắm được kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường, + Nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm và các thông tin thu thập được từ các thông tin nói trên giáo viên chủ nhiệm phác thảo kế hoạch chủ nhiệm lớp thông qua các hoạt động trọng tâm chung rồi đến hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, học kì, năm. + Để kế hoạch chủ nhiệm hoàn hảo hơn thì khi phác thảo kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến các đồng nghiệp đế có được bản kế hoạch tốt nhất. + Phổ biến rõ kế hoạch trước lớp, thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể để đạt hiệu quả như mong muốn. - Việc điều hành và quản lí lớp tốt cần sự phối phối hợp với đội ngũ cán bộ tự quản thực hiện và điều hành công việc quản lý lớp. 8 - Theo dõi kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động để các hoạt động theo như kế hoạch đề ra. - Sau một giai đoạn cần có tổng kết, đánh giá, phát huy ưu điểm, rút kinh nghiệm. - Cần tuyên dương, khen ngợi tập thể hay cá nhân tốt, phê bình các cá nhân thiếu tích cực, thiếu cố gắng. - Triển khai kế hoạch hoạt động tiếp theo. Kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các chỉ tiêu cụ thể trong năm học để phấn đấu. Ví dụ: Với lớp tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu như sau: + Duy trì sĩ số 100%. + VSCĐ 85% đạt loại A. + Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ đạt 100% + Học lực đạt trung bình trở lên 100% (trong đó: khá 56%, giỏi 22%). + Đạt lớp tiên tiến xuất sắc, Chi đội vững mạnh. + Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động được giao. Với việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm như trong năm học qua, lớp tôi chủ nhiệm đã hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định và đạt được nhiều thành tích cao và tôi mạnh dạn tiếp tục áp dụng với năm học này, năm học 2013- 2014 bước đầu rất có hiệu quả. * Sau khi nhận lớp, GVCN đã có kế hoạch chủ nhiệm thì tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh. GVCN phải xem trước hồ sơ của từng học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong năm học trước để nắm được học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Khi sắp chỗ ngồi nên chia đều những học sinh có học lực khá, giỏi ngồi xen lẫn với những học sinh có học lực trung bình, yếu. Sau khi xếp chỗ ngồi xong GVCN lập sơ đồ lớp và dán tại bàn giáo viên để giáo viên bộ môn tiện theo dõi. Cách sắp xếp chỗ ngồi như vậy các em học khá giỏi sẽ giúp GVCN kèm cặp được những học sinh yếu. GVCN cần phát động các phong trào như: “Đôi bạn cùng tiến”, 9 “ Vòng tay bè bạn”, ... Tuyên dương và khen thưởng những em giúp bạn vượt yếu trong học tập. Lớp tôi với cách làm này, các em yếu đã có tiến bộ đáng kể như em Việt Hà, Trường, Trương, ... mà đầu năm các em rất yếu. Lưu ý: Nếu trong lớp đã có học sinh cá biệt thì không nên cho các em ngồi gần nhau. Không nên cho các em tùy tiện chọn chỗ ngồi, vì những học sinh ham chơi, hay nói chuyện riêng, hay đùa nghịch thường thích ngồi gần nhau. Sau khi sắp xếp chỗ ngồi, GVCN tiến hành cho HS học nội quy lớp học để các em thực hiện đúng các quy định của lớp và thực hiện một cách nghiêm túc. GVCN phát cho mỗi em một thời gian biểu rõ ràng, giờ nào việc ấy (Nhắc các em dán vào góc học tập của mình). Giúp các em hình thành thói quen làm việc khoa học, cũng là cách giúp cha mẹ các em quản lí tốt con em ở nhà. THỜI KHÓA BIỂU LỚP 5C Thời gian Sáng: Vào học: 7h 15p Tan trường: 10h 30p Chiều: Vào học: Thứ 2 Chµo cê TËp đäc To¸n Thể dôc ChÝnh t¶ Mỹ thuật Anh văn Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 To¸n T.L.V¨n Tập đọc LTVC To¸n To¸n §¹o ®øc LTVC Thể dôc K. ChuyÖn Kỹ thuật Khoa häc Tin học L. T. Việt Học bài 1h 45p Tan trường: và làm Nhạc L. Toán L. Viết Anh văn §Þa lÝ Thứ 6 T.L.V¨n To¸n Khoa học LÞch sö L. T. Việt Tự chọn HĐTT bài ở nhà 4h 15p Lưu ý: 1, Chuẩn bị bài, sách, vở, đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp. 2, Đi học đầy đủ, đúng giờ, phải ăn sáng mới đi học, đồng phục thứ 2, thứ 4, thứ 6. THỜI GIAN BIỂU Sáng : từ 5 giờ đến 6 giờ 30 tập thể dục , làm vệ sinh cá nhân , ăn sáng, quét 10 nhà , xem lại bài . Từ 6 giờ 30 phút đến trường học tập, hoạt động đến 10 giờ 30 phút. Từ 11 giờ đến dưới 13 giờ, về nhà giúp gia đình, ăn cơm, ngủ trưa (bắt buộc). Từ 13 giờ đến trường học tập, hoạt động đến 16 giờ 15 phút về nhà. Từ 16 giờ 45 phút giúp đỡ gia đình : quét nhà , học bài , tắm rửa , nấu ăn, rửa chén … Từ 18 giờ 30 phút đến 19 giờ: Nghỉ ngơi, giải trí, xem phim( Chọn 1 bộ phim mình yêu thích, nhưng phải bù thời gian cho hợp lí) Từ 19 giờ đến 21 giờ ,học bài và làm bài. Sau 21 giờ đánh răng, vệ sinh cá nhân, đi nằm ngủ. (Nhờ Quý phụ huynh nhắc nhở con em thực hiện nghiêm túc thời gian biểu này; kiểm tra sách vở, vở bài tập, đồ dùng học tập trước khi đến lớp góp phần giúp các em học tốt hơn). NỘI QUY LỚP HỌC 1/ Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép phải có ý kiến, chữ kí của phụ huynh. 2/ Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, học thuộc bài trước khi đến lớp, giờ nào việc ấy, không làm việc riêng trong lớp. 3/ Lễ phép, kính trọng vâng lời thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi, tôn trọng và thương yêu giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ. 4/ Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân và môi trường. 5/ Không nói tục, chửi thề ,đánh nhau, chia bè kết cánh gây mất đoàn kết. 6/ Tham gia đầy đủ các hoạt động do Nhà trường , Đội, lớp tổ chức . 7/ Biết bảo vệ và giữ gìn của công, không bẻ cành lá, vã bậy, viết bậy, làm bẩn các bức tường lớp học. 11 8/ Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường và xã hội; chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. GVCN: Nguyễn Văn A Với việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lí; tổ chức học tập, quán triệt nội quy lớp, lớp tôi đã đi vào nề nếp, kỉ luật tốt. Đến bây giờ, chất lượng lớp tôi so đã tiến bộ nhiều so với đầu năm, hứa hẹn năm học này sẽ đạt được nhiều thành tích cao. 4.3. Biện pháp thứ ba: Bầu ban cán sự lớp quản lí, điều hành lớp. Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn ban cán sự lớp là hết sức quan trọng, vì đây là đôi ngũ đắc lực giúp GVCN quản lí mọi hoạt động của lớp khi không có giáo viên quản lí trực tiếp. Một đội ngũ cán bộ lớp giỏi cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp, kỉ cương lớp học là vô cùng cần thiết. Để chọn những “Thủ lĩnh” cần phải chú ý đến các chỉ tiêu: Học lực, thực hiện kỉ luật tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ tham gia các hoạt động của lớp, của trường, đối xử với bạn bè, ... Sắp xếp “Bộ máy” quản lí lớp: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó học tập, 1 lớp phó phong trào. Các tổ trưởng, tùy vào số lượng HS để chia tổ cho phù hợp, lớp tôi có 3 tổ trưởng, 3 tổ phó, các tổ chia thành nhóm, mỗi tổ 4 nhóm, một nhóm trưởng giúp việc quản lí tổ tốt hơn. GV cần định hướng cho các em xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình: Lớp trưởng quản lí, chỉ đạo chung các hoạt động của lớp, lớp phó học tập phụ trách mảng học tập như chữa bài tập, chỉ đạo, phối hợp cùng các tổ trưởng, tổ phó kiểm tra bài tập các bạn, phụ đạo các bạn yếu, ... , lớp phó phong trào chỉ đạo mảng văn nghệ và các phong trào bề nổi ... Ví dụ: Ở lớp tôi, tôi hướng dẫn các em làm như sau: - Hằng ngày, các “Thủ lĩnh” tiến hành công việc như sau: + Đầu buổi học: Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra các thành viên về việc: Vệ sinh cá nhân, đem sách vở theo thời khóa biểu hay chưa, đồ dùng học tập, ý thức 12 chuẩn bị bài, học bài cũ, đi học đúng giờ, đi giày dép đúng quy định hay không, ... rồi tổ trưởng chấm điểm (chéo giữa các tổ) thi đua theo quy định (vi phạm mỗi nội dung trừ 1 điểm). + Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó vừa học tập vừa theo dõi ý thức học tập, tinh thần phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong giờ học.(Mỗi thành viên đạt điểm 10 cộng 5 điểm, điểm 9 cộng 3 điểm; nói chuyện, làm việc riêng trừ 2 điểm/ 1 lần vi phạm; phát biểu xây dựng bài cộng 1 điểm/ 1 lần). + Cuối tuần, cuối tháng tổng kết phong trào thi đua, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân; tặng phần thưởng: Bút, vở viết. Cách làm này giúp các em có hứng thú học tập, phấn đấu hơn, có nhiều em tiến bộ rõ rệt. Khi các em được giao việc và nhất là được thầy cô tin tưởng, phát huy tính dân chủ và tự quản các em rất phấn khởi và tất nhiên phải rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời (trong một năm học, ban cán sự ít nhất được động viên, khen thưởng hai lần vào dịp sơ kết học kỳ I và tổng kết năm học). Vì vậy, việc lựa chọn ban cán sự lớp quan trọng là phải chọn được những học sinh nhiệt tình và có năng lực công tác. Song, dù có năng lực tốt thế nào thì các em vẫn đang ở lứa tuổi còn nhỏ, do đó GVCN phải giáo dục cho học sinh ý thức được đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của người cán bộ lớp để các em thực sự có trách nhiệm, và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao. 4.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng các hình thức thi đua từng tổ, từng cá nhân. Đầu năm học, GVCN xây dựng các tiêu chí thi đua về nề nếp, học tập và thông qua trước tập thể lớp. Giao trách nhiệm ban cán sự lớp, đặt biệt là các tổ trưởng, tổ phó theo dõi sát từng tổ viên qua bản theo dõi, nếu có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng phải báo ngay với GVCN để xử lý kịp thời. GVCN phải hiểu rằng tâm lí học sinh tiểu học đặc biệt rất thích khen, thích động viên và đặc biệt là được phát thưởng. Vì thế, tôi hướng dẫn các em că cứ các tiêu chí thi đua mà tôi đã cung cấp chấm điểm từng thành viên cụ thể, lấy kết quả đó để tuyên dương khen thưởng. 13 Cuối tuần các tổ trưởng nhận xét đánh giá tổ viên của mình vào tiết sinh hoạt lớp và tổ chức cho các em bình bầu 1 hoặc 2 bạn xuất sắc của tổ. Đến cuối tháng GVCN tổng hợp kết quả và mời ban cán sự lớp cùng bình bầu 4 đến 5 em xuất sắc để khen thưởng (Phần thưởng có thể là vở, bút, giấy kiểm tra). Cách làm này động viên được tập thể, cá nhân, là nguồn động lực cho các em cùng nhau phấn đấu đưa tập thể lớp đi lên. Ví dụ: Lớp tôi áp dụng hình thức khen thưởng như là: - Cuối tháng tặng 1 bút/ thành viên xuất sắc nhất tổ; 1 bút cho bạn đạt điểm 10/ mỗi môn kiểm tra định kì, 1 bút cho bạn đạt thành tích cao trong các phong trào của nhà trường, 3 quyển vở/ thành viên xuất sắc trong tháng (Nguồn trích từ quỹ lớp). 4.5. Biện pháp thứ năm: Tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng đổi mới. Như chúng ta đã biết thực chất của đổi mới PPDH là “Lấy học sinh làm trung tâm” và khi đó người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Do đó, để đổi mới PPDH mỗi giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh nhằm thực hiện 3 chức năng của PPDH, gồm nắm vững, giáo dục, phát triển. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học sinh hàng mấy chục năm. Đây là vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và vấn đề này đòi hỏi sự nổ lực không chỉ của GVCN mà cả hệ thống giáo dục. Bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi phương pháp truyền đạt kiến thức cho các em làm sao phù hợp với khả năng nhận thức của các em, làm sao tất cả các em nắm bắt được kiến thức mới. Bên cạnh đó cần chú trọng, đổi mới cải tiến cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh làm sao sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của ngành và đồng thời phát huy được năng lực, sở trường của các em và góp phần 14 đào tạo học sinh giỏi, những chủ nhân tương lai, phát triển “ mũi nhọn” cho lớp, cho trường. 4.6. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp: Lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ nên khả năng tự tổ chức giờ sinh hoạt lớp chưa tốt như học sinh các cấp trên. Vì vậy, GVCN lên kế hoạch sinh hoạt riêng cho lớp mình, hướng dẫn các em trong ban cán sự lớp cách thức tổ chức, giúp các em thành thạo cách tổ chức, phong cách trước đám đông … giúp các em chủ động kế hoạch cho những giờ sinh hoạt lớp tiếp theo. Trước tiết sinh hoạt, Giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải duyệt trước kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, rồi giáo viên chủ nhiệm lên một kế hoạch sinh hoạt riêng cho mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển của lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá, so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng, tạo cho các em tư tưởng cầu tiến, chú ý không nên chỉ trích, quát mắng. Tiến trình giờ sinh hoạt có thể theo các bước như sau: (Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt lớp, GVCN là người dự, góp ý kiến, nhận xét cuối buổi). 1. Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả theo dõi nề nếp, học tập của tổ. Thành viên trong tổ phát biểu ý kiến. 2. Cờ đỏ lớp nhận xét, đánh giá hoạt động tuần qua, đọc kế hoạch đội tuần tới. 3. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về nề nếp, học tập của lớp tuần qua và đề xuất kế hoạch tuần tới (các lớp phó tham mưu trước giờ sinh hoạt cho lớp trưởng, GVCN duyệt trước kế hoạch sinh hoạt lớp). 4. GVCN nhận xét chung, biểu dương và nhắc nhở kịp thời và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Nêu kế hoạch tuần tới. 5 Thư kí biên bản và thông qua trước lớp (Trong đó mẫu theo dõi và ghi biên bản do GVCN xây dựng từ đầu năm học). Tuy nhiên, trong thực tế khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp không nên rợp khuôn một quy trình cứng nhắc mà cần hướng dẫn các em tổ chức một cách linh hoạt, thay đổi hình thức tổ chức. Giờ sinh hoạt lớp không nên thường xuyên phê bình 15 như “hát dặm” mà nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh bằng một tấm gương, hay một mẩu chuyện nhỏ. Đôi khi có thể lồng vào giờ sinh hoạt những hoạt cảnh về các chủ đề như: sự lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước tuổi trẻ, sống đẹp mỗi ngày,... Có thể thay những lời phê bình bằng một câu chuyện nào đó. Chẳng hạn: Để nhắc nhở các em lười học, chưa cố gắng trong học tập, tôi tổ chức cho các em kể câu chuyện về anh Nguyễn Ngọc Ký, nhắc những em chữ viết chưa đẹp tôi kể lại câu chuyện “Văn hay chữ tốt”. Kết quả là các em lười học nay đã tiến bộ hẳn, những em viết chữ chưa đẹp nay đã viết đẹp hơn… Như vậy, giờ sinh hoạt không thấy kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm một cách nhẹ nhàng, thấm thía, làm cho giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả. 4.7. Biện pháp thứ bảy: Rèn kỹ năng sống cho học sinh. Trong cuộc sống, khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải có những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện KNS cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS tiểu học việc hình thành các KN cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Vì vậy, chúng ta cần chú ý rèn luyện cho các em các KNS cơ bản qua các hoạt động học tập và trong cuộc sống: + Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. + Kỹ năng sống hợp tác: Thông qua các tiết học, trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp các em học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ 16 giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn và là điều kiện được học hỏi, cơ hội được thể hiện mình. + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng và phương pháp khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của các em. + Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, các em cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ như những kỹ năng khác: đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Kĩ năng này giúp các em thoải mái khi trao đổi về một ý tưởng hay những suy nghĩ mới... Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẳn sàng học mọi thứ. Ngoài môi trường giáo dục ở nhà trường, giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh ... 4.8. Biện pháp thứ tám: Phối hợp với các lược lượng giáo dục khác: - Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để thực hiện đúng các chủ điểm, kế hoạch của: Nhà trường, chuyên môn, Công đoàn, Đội- Sao, tổ khối, … nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm và thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường… phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, các tổ chức đoàn thể để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Trên cơ sở đó, lớp lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá 17 nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. Trong đầu năm học này, Đội phát động phong trào “Ủng hộ bạn nghèo” lớp tôi đã quyên góp hoàn thành và vượt mức kế hoạch; tham gia và đạt giải cao trong các đợt thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đặc biệt đạt nhiều giải cao trong Hội khỏe Phù đổng cấp trường: 3 giải nhất, 2 giải nhì cá nhân, 2 giải nhất đồng đội. - Phối hợp với giáo viên bộ môn: Luôn trao gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe những nhận xét, đánh giá của giáo viên bộ môn về học sinh của lớp mình, Từ đó tìm kiếm giải pháp tối ưu để phát huy những mặt mạnh, hạn chế các khuyết điểm để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập để nâng cao chất lượng giáo dục các môn đặc thù. Phối hợp với các giáo viên khác để dạy học có hiệu quả ở lớp chủ nhiệm. Đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan. Cụ thể do thường xuyên phối hợp được với giáo viên bộ môn nắm được toàn diện về học sinh. Từ đó đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp, trong năm nayđến giữa HK1 tôi đã giúp cho các học sinh như em: Tùng, Vũ, Quang Hùng, Thắng, Việt Hà, Tam … phát huy được năng khiếu văn nghệ - TDTT và đạt các giải cao trong các Hội thi như đã nói trên. Không những thế mà còn giúp các em chăm chỉ học tập tốt hơn so với đầu năm và có ý thức đạo đức tốt. Đối với tập thể lớp thì các em luôn chuẩn bị bài cũ ở nhà, làm bài tập về nhà đầy đủ, hăng hái phát biểu ý kiến. Chất lượng giữa kì 1 đã có tiến bộ hơn. - Phối hợp với cha mẹ học sinh. Từ đầu năm học, giáo viên tiến hành họp phụ huynh lớp bàn bạc, thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường. Đặc biệt là thống nhất được các biện pháp giáo dục để thực hiện. Mặt khác, phải định hướng bầu chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp với các tiêu chuẩn sau: Kinh tế gia đình ổn định; có tâm huyết, nhiệt tình cống hiến vì con em, năng động; hiểu biết về lĩnh vực giáo dục, có con em học khá, giỏi. Đây là điều kiện 18 đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm phát huy được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác tổ chức lớp học. + Tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh thường kì do nhà trường đề ra. + Thăm gia đình học sinh và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi cần thiết. + Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. + Thường xuyên liên lạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh để cụ thể hoá các hoạt động của hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục. + Thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại và qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh thực hiện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. + Tiết sinh hoạt cuối tháng, mời trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự để nắm bắt tình hình, góp ý cho thời gian tới. + Cập nhật thông tin hai chiều thường xuyên giữa gia đình và nhà trường qua sổ liên lạc. Chú ý: Khi có học sinh vi phạm, tùy vào mức độ, GVCN có thể nhắc nhở, phê bình nếu cần thì thông báo với phụ huynh bằng văn bản, điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất các biện pháp giáo dục. Biện pháp này tôi và nhiều đồng nghiệp đã làm và có hiệu quả, học sinh tiến bộ và phụ huynh phấn khởi, thoải mái. Nhờ vậy, những năm qua làm chủ nhiệm lớp tôi luôn nắm bắt được tình hình cụ thể của từng học sinh và phụ huynh thường xuyên biết được kết quả việc học tập, rèn luyện của con em mình. Học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, không vi phạm nội quy, chất lượng giáo dục tốt hơn. Ví dụ: Như em Tam không bỏ học đi bắn chim nữa, em Việt Hà, em Trương, em Thế Cường đã chăm học và gia đình cũng quan tâm đến việc học hành của con em hơn… Tóm lại, nếu biết kết hợp với các lực lượng giáo dục, chắc chắn công tác chủ nhiệm sẽ thành công và đạt hiệu quả cao như mong muốn. 19 5. Kết quả đạt được: Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đúc rút được các biện pháp nêu trên và đã áp dụng vào thực tế tôi thấy có hiệu quả cao. Trong năm học này, tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp trên cho công tác chủ nhiệm cùng với sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, các lực lượng giáo dục, lớp 5C do tôi chủ nhiệm đã đạt được những kết quả như sau: Kết quả đến giữa HKI năm học 2013 – 2014: * Về tập thể: - Duy trì sĩ số 100%. - 5 tuần nhận cờ thi đua chi đội xuất sắc. - Giải Nhất môn bóng đá; giải Nhất nội dung kéo co trong HKPĐ cấp trường. - Tham gia và đạt thành tích tốt chào mừng Ngày 20/ 10; Ngày 20/11. - 1 giải Nhất đồng đội Hội thi Giao lưu Toán tuổi thơ cấp trường. - Về học lực: + Đầu năm học: Môn T. Việt Toán G SL 0 0 K % 0 0 SL 9 7 TB % 25 19 SL 17 16 Y % 47 52 SL 10 13 % 28 36 + Kết quả đến giữa HKI: Môn T. Việt Toán G SL 1 3 K % 2,7 8,33 SL 14 13 TB % 39,3 36,11 SL 17 15 Y % 47 41,67 SL 4 5 % 11 13,89 * Về cá nhân: - 1 em đạt giải Nhất môn cờ vua (em Nguyễn Quốc Vũ); 1 em đạt giải Nhất môn bóng ném (em Nguyễn Quang Hùng); 1 em đạt giải Nhất môn bật xa (em Nguyễn Quang Tùng); 1 giải Nhì môn chạy 60m (em Nguyễn Quang Tùng); 1 giải Nhì môn bật xa (em Trần Thị Thùy Linh) trong HKPĐ cấp trường. - 1 giải Nhì Hội thi Giao lưu Toán tuổi thơ (em Trần Thị Mai Linh). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan