Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát tri...

Tài liệu Skkn một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ

.DOC
46
330
56

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI NGHĨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ” Lĩnh Vực: Giáo dục mẫu giáo Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Giáo viên: Mẫu giáo 4 – 5 tuổi Tài liệu kèm theo là đĩa CD Năm học: 2013 - 2014 0 MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG I . Lý do chọn đề tài .................................................................. 3 CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 4 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 4 1.1 Một số quan điểm nhìn nhận về màu sắc của các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống ............................................................................................. .4 1.2 Một số công trình nghiên cứu về vai trò của màu sắc đối với sự phát triển của trẻ em ............................................................................................... 4 2 . Một số vấn đề chung về màu sắc ...........................................................4 2.1 Màu sắc là gì ?................................................................................ …..4 2.2 Phối hợp màu là gì ? ............................................................................5 2.3 Cảm thụ màu ........................................................................................6 3 . Đặc điểm khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi .............................................................................................................8 4 . Một số phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình.................................9 CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ KHẢ NĂNG TÔ MÀU CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI ………………………………………………………………… 10 1 . Khái quát điều tra thực trạng .............................................................10 1.1 Mục đích điều tra ................................................................................10 1.2 Đối tượng điều tra và địa bàn điều tra ................................................10 1.3 Nội dung điều tra .................................................................................10 1.4 Phương pháp điều tra ..........................................................................11 2 . Một số tiêu chí đánh giá khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc của trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động tạo hình theo mẫu ....................................... 11 2.1 Các tiêu chí đánh giá ...........................................................................11 2.2 Thang đánh giá ....................................................................................12 3 . Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................13 3.1 Kết quả điều tra điều kiện cơ sở vật chất ............................................13 3.2 Những nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành ................................................................................14 3.3 Kết quả quy trình tổ chức hoạt động vẽ của trẻ ( hoạt động tạo hình theo mẫu ) ..................................................................................................... 15 1 3.4 Kết quả điều tra sự hiểu biết của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy trẻ sử dụng màu sắc ............................................................................... 16 .3.5 Về các nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thục và thể hiện màu sắc .......................................................................................................... 17 3.6 Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động ...............................................18 CHƯƠNG IV : MỐT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP THEO MẪU NHẰM PHÁT TRIỂN KHĂ NĂNG CẢM THỤ MÀU CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUÔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 19 1 . Đề xuất một số biện pháp phối hợp màu và quy trình dạy trẻ..........19 1.1 Một số biện pháp phối hợp màu theo mẫu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi …………………….………..19 1.2 . Thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 25 1.3 Kết quả thực nghiệm ............................................................................30 KẾT QUẢ SO SÁNH SỰ TIẾN BỘ VỀ KHẢ NĂNG CẢM THỤ VÀ SỬ DỤNG MÀU SẮC CỦA TRẺ HAI NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM ................................................................31 KẾT LUẬN ..............................................................................................32 1 . Kết luận chung ......................................................................................32 2 . Kiến nghị sư phạm ...............................................................................33 2 CHƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Dựa trên quan điểm giáo dục toàn diện, trẻ em ở trường mầm non được chăm sóc và giáo dục sao cho phát triển một cách hài hòa tất cả các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Năm yếu tố này không tách rời mà được thực hiện đồng thời, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. Ta nhận thấy rằng để hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ, một trong số những nhiệm vụ không thể thiếu là phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Phát triển thẩm mỹ cho trẻ chính là giúp trẻ hòa mình vào nghệ thuật, cảm nhận được cái đẹp và làm phong phú, thanh lọc tâm hồn trẻ, hướng trẻ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cách tiếp cận nghệ thuật phù hợp nhất với trẻ là vẽ. Hoạt động vẽ vốn là một nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ Đối với trẻ em, thế giới xung quanh vô cùng rộng lớn và đầy bí ẩn. Thế giới ấy trong đôi mắt trẻ thơ là vô vàn những màu sắc kỳ diệu. Màu sắc của cuộc sống là màu sắc của thiên nhiên hòa quyện với màu sắc tâm hồn các em. Vì thế mà nó hết sức huyền ảo và đa dạng. Những màu sắc được trẻ thể hiện trong tranh chính là một cách hiện thực hóa những mảng màu vô hình ấy. Nó mang đến những rung động và làm tươi mới tâm hồn trẻ, đem lại tình yêu và hứng thú với vạn vật xung quanh. Khả năng cảm thụ màu sắc phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và sự lớn khôn của trẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi có khả năng cảm thụ màu sắc khá tốt. 3 Cùng với đó là khả năng thể hiện màu sắc trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo nhỡ cũng khéo léo hơn so với những độ tuổi trước đó. Tuy nhiên, những điều trẻ thể hiện trong tranh vẽ vẫn mang đậm tính chất hồn nhiên và gắn với những xúc cảm mạnh mẽ. Trẻ đem cả yêu, ghét, thích, giận vào tranh. Do vậy, khi xem tranh trẻ vẽ, người lớn đọc được những suy nghĩ và tình cảm của trẻ trong đó. Tuy nhiên, việc thể hiện màu sắc đầy cảm tính như vậy một phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ màu ở trẻ. Trong một chừng mực nào đó, trẻ cần có một sự hài hòa trong cách thể hiện màu sắc bằng cảm nhận riêng của bản thân mà không làm mất đi giá trị hiện thực của bức tranh. Nếu trẻ nắm bắt được tinh hoa và sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và cuộc sống thì một cách rất tự nhiên, trẻ đã có trong tay những chất liệu tuyệt vời để vẽ nên cảm xúc tâm hồn mình. Để giúp trẻ làm được điều đó, những nhà sư phạm cần tham gia vào việc cung cấp cho trẻ những hiểu biết đầu tiên và cơ bản nhất về màu sắc. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ” làm đề tài nghiên cứu của mình. CHƯƠNG II .CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1.1 . Một số quan điểm nhìn nhận về màu sắc của các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Màu sắc là bí ẩn muôn đời mà con người luôn tìm cách để định nghĩa và lý giải sự kỳ diệu của nó. Màu sắc đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau trong cuộc sống. Trong lĩnh vực vật lý, màu sắc đặt cơ sở cho khoa học ánh sáng màu theo thuyết ánh sáng của Newton. Nghiên cứu về mắt và sự nhìn màu trong sinh lý học cũng được phân chia thành một bộ môn khoa học chuyên biệt. Sự ảnh hưởng của màu sắc tới các phản ứng tâm lý mang đến ngành nghiên cứu tâm lý màu sắc. Trong âm nhạc, các nốt là sự hiện thân của các màu cơ bản và tổ hợp gam được nhìn nhận như các hòa sắc trong hội họa. Ngoài ra, ngành mỹ thuật ứng dụng như thiết kế đồ họa, quảng cáo, thời trang, nội thất… đã sử dụng màu sắc hết sức triệt để và sáng tạo mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Trong hội họa, những họa sĩ thực sự là những “nhà màu sắc học” vì họ đã sử dụng chúng như một công cụ đắc dụng để diễn tả cảm xúc về cái đẹp cũng như diễn tả cảm xúc tâm hồn họ. 1.2 . Một số công trình nghiên cứu về vai trò của màu sắc đối với sự phát triển của trẻ em. Ở Việt Nam: Các tác giả Bùi Thị Ngọc Dung , Lê Hồng Vân đã kết luận: trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có khả năng lĩnh hội được đầy đủ 7 màu cơ bản và một số sắc độ của màu, cùng với các màu trung gian (đen – xám – trắng) nếu việc giáo dục cảm giác màu sắc cho trẻ được quan tâm một cách đầy đủ. Các tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Hồng Nga đều cho rằng màu sắc trong tranh vẽ của trẻ có quan hệ chặt chẽ và được quy định bởi yếu tố tâm lý của trẻ qua hứng thú xúc cảm, tình cảm. Nhìn chung, màu sắc là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ngay từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại ở nhiều 5 lĩnh vực khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của màu sắc đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn thêm vào vai trò của màu sắc đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ thơ những đóng góp có ý nghĩa. 2. Một số vấn đề chung về màu sắc. 2.1. Màu sắc là gì? Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường sử dụng từ “màu sắc” trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho những câu nhận định hay bày tỏ quan điểm, cảm xúc như: mang màu sắc thời gian, màu sắc dân tộc, màu sắc tôn giáo, màu sắc hài hòa… Theo Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển Tiếng Việt, “màu sắc” là “các màu khác nhau nói chung” . Từ rất nhiều nguồn cơ sở khác nhau, ta có thể tạm hiểu như sau: Màu sắc mà mắt ta cảm nhận được là dựa trên bước sóng ánh sáng. Các bước sóng khác nhau sẽ tạo ra các màu khác nhau. Các vật thể dưới tác động của ánh sáng chiếu vào sẽ phản xạ lại và được thị giác của con người ghi nhận. Một số khái niệm căn bản: - Màu: là từ chỉ các màu như đỏ, xanh, vàng. - Sắc: là từ chỉ màu do một hoặc một tập hợp các màu khác nhau tạo nên. Ví dụ sự kết hợp giữa màu đỏ và màu vàng tạo ra sắc da cam. Hoặc một màu gọi là đỏ nhưng lại có sắc cam (đỏ cam), một màu vàng nhưng lại có sắc xanh (vàng chanh). - Độ sáng tối: chỉ lượng ánh sáng phản chiếu hay truyền đi từ một màu hoặc một tập hợp màu. Trắng có độ sáng lớn nhất, đen có độ sáng kém nhất. - Cường độ: chỉ mức tinh khiết mạnh yếu hay độ bão hòa của một hoặc một tập hợp màu. Ví dụ một màu có cường độ mạnh quá (da 6 cam) đi với một màu có cường độ yếu quá (xanh tím than) tạo cảm giác gắt. Hai màu cùng có cường độ yếu (nhất là có diện tích màu tương đương nhau) như hồng nhạt đi với xanh da trời nhạt gây cảm giác nhợ, đơn điệu. - Tương phản: chỉ mức độ (mạnh – yếu) tạo nên cảm giác khi hai hay nhiều sắc màu tương tác vơi nhau tạo nên. Ví dụ vàng tươi và tím là hai sắc màu tương phản mạnh vì khi đặt chúng cùng nhau tạo cho ta cảm giác cả hai đều nổi bật. Hoặc nâu trung bình và đen là hai sắc màu tương phản yếu vì khi đặt chúng vào cùng nhau tạo cho ta cảm giác không sắc màu nào nổi bật cả. - Gam: trong hội họa, gam dùng để chỉ các cấp độ của màu. Ví dụ “gam đỏ” chỉ chung các màu đỏ từ nhạt nhất đến đậm nhất. - Tông: được dùng trong hội họa với nghĩa “loại”. Có hai cách dùng: “tông đỏ” có nghĩa tương đương với “gam đỏ” chỉ chung các màu đỏ từ nhạt nhất đếm đậm nhất. “Tông màu ấm” chỉ chung tất cả các màu mang lại cảm giác ấm (đỏ, vàng, cam…). Tuy nhiên cách dùng thứ hai chuẩn nghĩa hơn và được sử dụng phổ biến hơn. 2.2. Phối hợp màu là gì? Động từ “phối màu” được sử dụng thường xuyên trong mỹ thuật, cả trong ngành nghệ thuật trang trí lẫn nghệ thuật tạo hình. Vây, phải hiểu “phối màu” như thế nào cho đúng? Phối màu được hiểu theo hai nghĩa Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, 2008: “Phối màu: 1. Pha trộn các màu tạo ra màu mới; 2. Sử dụng màu sắc một cách hài hòa, thích hợp”. Trong giới hạn của SKKN này, chúng ta sẽ hiểu động từ “phối màu” với ý nghĩa thứ hai là sử dụng màu sắc một cách hài hòa, thích hợp. Việc phối màu là sắp đặt các màu cạnh nhau theo những tương quan nhất định để đạt 7 được hiệu quả về sự hài hòa. Qua việc tạo nên sự hài hòa cho màu sắc của bức tranh, trẻ sẽ dần cảm nhận và hiểu được quy luật biến đổi của màu sắc, ý nghĩa và tác dụng của các màu khi đặt cạnh nhau… Nhờ đó, trẻ có thể sáng tạo với màu sắc, tiến đến làm chủ được màu sắc, sử dụng màu sắc như một công cụ hữu hiệu để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ của mình. 2.3 . Cảm thụ màu. Sự cảm nhận tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã hội. Nó được bắt nguồn từ một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có thể nó cũng xuất phát từ một câu chuyện, một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ sự vận dụng suy nghĩ, suy luận và liên hệ bản thân từ mỗi tác giả trước hiện tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được xuất hiện hình thành từ nhu cầu sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần của nghệ sĩ. Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó, mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được thiết lập. Trong quá trình phát triển của một đứa trẻ cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhờ có những cảm giác mà các thuộc tính riêng lẻ của sự vật (màu sắc, âm thanh, hình dáng…) được phản ánh trên vỏ não. Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Khác với cảm giác, tri khác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ cúa sự vật hiện tượng mà phản ánh sự vật nói chung trong tổng hòa các thuộc tính của nó. Như thế không có nghĩa tri giác là tổng số các cảm giác riêng lẻ mà là một mức độ mới của nhận thức cảm tính. Cảm thụ màu sắc chính là mức độ cao của khả năng tri giác, nhận biết về màu sắc của con người. Sự cảm thụ về màu sắc phụ thuộc vào một số yếu tố và điều kiện: 8 * Yếu tố sinh học: Khả năng cảm thụ màu sắc trước hết chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của mắt, cơ quan thị giác của con người, mà hoạt động của mắt trước hết lại phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh di truyền. Như vậy, ở những trẻ có cấu tạo cơ quan phân tích thị giác bình thường, cảm nhận sắc giác phát triển bình thường. Còn với những trẻ gặp phải rối loạn chức năng võng mạc do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền sẽ kéo theo những rối loạn về sắc giác. * Yếu tố vật lý: Ngành khoa học Vật lý về màu sắc chuyên nghiên cứu vấn đề này. Màu sắc trong thiên nhiên luôn luôn biến đổi do ánh sáng không ngừng biến đổi. Khi ánh sáng biến đổi, ánh sáng khúc xạ lên bề mặt của khí quyển và sự vật cũng biến đổi theo. Vì vậy, những hình ảnh về màu sắc trong thiên nhiên chạy qua mắt người rất nhanh. Hiện tượng này làm cho con người có cảm giác hỗn hợp về màu sắc. Thiên nhiên có được sự phong phú về màu sắc cũng như sự hòa sắc là nhờ sự rọi sáng chung và các tia phản xạ trong không gian. Màu sắc của sự vật sẽ thay đổi về độ sáng khi sự rọi sáng thay đổi. Cơ sở vật lý của độ sáng là độ chói của bức xạ chiếu trực tiếp và bức xạ phản chiếu. Độ sáng tăng lên mạnh thì những khác biệt về màu sắc của màu càng giảm xuống. Yếu tố tâm lý: Sự ảnh hướng của tâm lý cá nhân tới sự cảm thụ màu sắc thể hiện khá rõ nét. Không phải ngẫu nhiên mà cùng đứng trước một cảnh tượng, một sự vật mà mỗi họa sĩ lại có một bức tranh với các gam màu hoàn toàn không có sự trùng lặp. Dù rằng màu sắc có tính chất sinh lý, phụ thuộc bởi các quy luật 9 về thị giác màu sắc nhưng sự cảm thụ màu sắc lại mang tính chất chủ quan, mang đậm dấu ấn cá biệt của chủ thể cảm thụ. - Sự cảm thụ màu sắc của trẻ là một thành tố của quá trình cảm thụ nghệ thuật ở trẻ. Do đó, các tác động giáo dục phù hợp sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng cảm thụ màu sắc của trẻ. Bởi vậy, giáo dục có vai trò định hướng cho sự cảm thụ màu sắc ở trẻ. Nhờ các tác động giáo dục mà sự cảm thụ màu sắc của trẻ được định hướng phát triển thành sự cảm thụ thẩm mỹ về màu sắc. Các tác động giáo dục cũng định hướng cho những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ của trẻ từ màu sắc phù hợp với các chuẩn mục mang tính xã hội. Từ sự tri giác màu sắc đến quá trình lĩnh hội kiến thức, vốn hiểu biết về màu sắc và quan trọng hình thành thái độ tình cảm với màu sắc, sự thể hiện màu sắc của trẻ cần có sự hướng dẫn, tổ chức một cách khoa học của người lớn. 3. Đặc điểm khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc của trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Khả năng cảm thụ màu của trẻ 4-5 tuổi là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài của trẻ thông qua hoạt động tạo hình từ lứa tuổi bé (3-4 tuổi) . * Trẻ 3-4 tuổi: Trẻ độ tuổi này cảm thụ màu sắc như một giá trị độc lập, ngoài quan hệ với màu sắc thực sự của sự vật. Trẻ không có nguyện vọng sử dụng nhiều màu, bởi ở giai đoạn đầu, sự chú ý của trẻ tập trung nhiều hơn vào sự vận động và biến đổi của các đường nét, vì vậy trẻ thường sử dụng một màu cho cả bức vẽ. Tuy nhiên, trẻ đã có thể liên hệ màu với hình ảnh của vật khi màu sắc gợi ta sự liên tưởng trong thể hiện hình ảnh nào đó: màu đỏ - mặt trời; màu xanh – lá cây… Trẻ thường chơi với bút màu như một loại đồ chơi mới và có thể bôi tất cả các màu vào tranh vẽ hoặc chỉ dùng một màu mà nó cảm thấy thích và lựa 10 chọn. Một điểm đáng chú ý ở lứa tuổi này là: các công trình nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy một số trẻ 3-4 tuổi đã bắt đầu có thái độ khác nhau với các màu khác nhau. Ví dụ “màu đáng yêu” là những màu tươi sáng (đỏ, vàng, da cam, xanh lam…); “màu đáng ghét” là những màu tối, lạnh (đen, nâu, tím, xám…). Trẻ có thể tập sử dụng các màu sắc đó để thể hiện quan hệ tình cảm của mình với các đối tượng miêu tả. Trẻ 3-4 tuổi thường có xu hướng tự do thể hiện “màu không bắt chước” (màu không giống với màu có ở sự vật thật). Vì thế trẻ thường phá vỡ hình ảnh trọn vẹn của sự vật thành các bộ phận chi tiết rời rạc khi tô chúng thành các màu khác nhau. * Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ lứa tuổi này đã bắt đầu tập sử dụng “màu bắt chước” (màu tương ứng với màu của sự vật có trong hiện thực). Trong quá trình học vẽ, trẻ loại bỏ dần kiểu tô màu trang trí, bắt đầu biết nhận biết, phân biệt được màu sắc thật của một số đồ vật, hoa quả như một dấu hiệu bắt buộc, như nét đặc thù của mọi vật. Tuy nhiên, trẻ áp dụng vẽ bằng những màu có tính quy định bắt buộc đó mà không cần quan tâm tới đặc điểm chiếu sáng, đặc điểm thời gian, không gian trong hiện thực. Cảm xúc vẫn đóng vai trò là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn bút màu ở trẻ: cái gì yêu thích thì tô vẽ bằng màu sáng, cái gì ghét hoặc sợ thì thường tô màu tối. Nhìn chung, khả năng cảm nhận của trẻ 4-5 tuổi đã có sự phát triển vượt trội so với các lứa tuổi trước – nhờ vào sự phát triển mạnh của hoạt động nhận biết. Trẻ 4-5 tuổi có khả năng nhận biết được các sắc thái của một số màu. Một số ít trẻ đã có khả năng pha trộn màu để tạo ra màu mới. Tuy vậy, khả năng thể hiện màu sắc vào tranh của trẻ còn hạn chế. Nhìn chung một gốc thường được trẻ quy tụ lại ở một màu đại diện 11 . Ví dụ Màu xanh lá cây có nhiều sắc độ khác nhau, trẻ có khả năng nắm bắt được các sắc độ đó trong quá trình tri giác, nhưng khi thể hiện trẻ thường vẽ bằng một màu chung. Vì thế màu trong tranh của trẻ rất cô đọng, đơn giản và mang sắc thái rất rõ rệt. Hầu hết trẻ độ tuổi này vẫn chưa có khả năng pha trộn màu. Trẻ chỉ có thể lựa chọn những màu sẵn có để tô. Hơn nữa, trẻ chỉ tô theo bảng màu bẹ mà chưa biết chuyển nhiều màu trong một mảng. Tóm lại, màu sắc trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo nói chung và của trẻ 4-5 tuổi nói riêng rất tươi, mạnh do trẻ thường sử dụng các màu cơ bản. Đặc điểm này thể hiện rõ sự hạn chế trong khả năng cảm nhận và thể hiện màu sắc của trẻ. 4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình. Theo TS. Lê Thanh Thủy, có thể hiểu “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là hệ thống tác động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo”. Trước kia, người ta phân chia các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình thành ba nhóm phương pháp chính như sau: - Nhóm phương pháp trực quan. - Nhóm phương pháp dùng lời. - Nhóm phương pháp thực hành. Ngày nay, nhận thấy ba nhóm phương pháp trên không còn đủ khả năng đáp ứng mục đích, nhiệm vụ giáo dục và sự phát triển của hoạt động tạo hình, người ta đã phân chia các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hinh thành bốn nhóm phương pháp khác, dựa trên đặc điểm nhận thức, xúc cảm tình cảm và khả năng hoạt động của trẻ mầm non. Bốn nhóm phương pháp đó là: - Nhóm phương pháp thông tin – tiếp nhận: 12 Là nhóm các phương pháp có vai trò cung cấp cho trẻ những ấn tượng, những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật… về phương thức hoạt động, đồng thời hình thành ở trẻ các xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ. - Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện: Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình, giúp trẻ bổi dưỡng các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các kinh nghiệm biểu cảm. - Nhóm phương pháp tìm tòi – sáng tạo: Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tìm kiếm khám phá, bồi dưỡng cho trẻ các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. - Nhóm các biện pháp mang tính chất vui chơi (các biện pháp trò chơi): Là các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình có sử dụng yếu tố trò chơi. Đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ KHẢ NĂNG TÔ MÀU CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI 1. Khái quát điều tra thực trạng. 1.1. Mục đích điều tra. Việc điều tra thực trạng về việc tổ chức cho trẻ sử dụng màu sắc ở các hoạt động tạo hình và khả năng tô màu của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non nhằm nắm được tình hình thực tế. Từ đó có thể biết được mức độ thực hiện nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ đang được thực hiện ở mức độ nào, khnn của trẻ đến đâu, trên thực tế có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục… Quan trọng nhất, dựa trên kết quả điều tra thực trạng, chúng tôi có thể đưa ra những 13 biện pháp phối hợp màu theo mẫu phù hợp nhất với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để đạt được mục tiêu phát triển khả năng cảm thụ màu cho trẻ. 1.2. Đối tượng điều tra và địa bàn điều tra. Đối tượng điều tra của đề tài nghiên cứu là trẻ em mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Địa bàn điều tra thực trạng là trường mầm non Đại Nghĩa – Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội 1.3. Nội dung điều tra. * Những điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vẽ cho trẻ: - Về thiết bị - Về môi trường hoạt động. * Những nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành: + Đối với giáo viên: - Nhận của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. - Những nội dung đã giáo dục nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu cho trẻ. - Những phương pháp, biện pháp đã được sử dụng trong quá trình giáo dục. - Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quan trọng giáo dục. + Đối với trẻ: - Khả năng nhận biết và cảm thụ màu sắc: Nhận biết và phân biệt màu sắc, chọn màu, hiểu một số tính chất của màu sắc. 14 1.4. Phương pháp điều tra. a) Phương pháp quan sát: Quan sát toàn bộ quy trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một số trường mầm non, chú ý đến những màu sắc mà cô giáo hướng dẫn trẻ sử dụng và những màu được trẻ sử dụng. b) Phương pháp điều tra trực tiếp: - Trao đổi đàm thoại với giáo viên về việc tổ chức hướng dẫn dùng màu và trẻ tô màu nói chung: những cách phối màu đã được đưa ra, những khó khăn vướng mắc trong quá trình hướng dẫn trẻ… - Đưa ra hệ thống câu hỏi để tìm hiểu những thói quen và sở thích của trẻ khi sử dụng màu sắc. c) Phương pháp điều tra gián tiếp: Dùng phiếu (30 phiếu) để lấy thông tin, ý kiến của giáo viên tại trường thực nghiệm cùng một số trường khác về những vấn đề liên quan đến màu sắc và màu sắc trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. d) Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Thu thập những bức tranh mà trẻ tô màu ở nhiều chủ đề khác nhau và một số sản phẩm ở các hoạt động khác để phân tích, đánh giá đặc điểm nhận thức, mức độ cảm thụ màu sắc và sở thích dùng màu của trẻ. 2. Một số tiêu chí đánh giá khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc của trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình theo mẫu. Khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc của trẻ trong hoạt động tạo hình theo mẫu được đánh giá qua mức độ nhận thức, qua quan sát quá trình trẻ hoạt động thực tiễn cùng với việc phân tích tranh vẽ của trẻ. 2.1. Các tiêu chí đánh giá. a.Nhận biết về màu sắc: Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên được các màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím và các màu hồng, nâu, đen, xám, trắng (12 màu). 15 b. Phân biệt sắc độ của màu: Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả các sắc độ khác nhau của hai màu chính: xanh – đỏ. c. Hiểu khả năng biểu cảm của màu sắc, sử dụng màu sắc sáng tạo, thể hiện thái độ, tình cảm: Trẻ hiểu được tính biểu cảm của màu sắc trong tranh vẽ và có ý thực lựa chọn sử dụng các màu sao cho phù hợp với nội dung thể hiện và cảm xúc bản thân của trẻ. d. Kỹ năng tô màu: Trẻ có các kỹ năng tô màu cơ bản, tô theo một chiều hoặc xoay tròn, tô từ ngoài vào trong hoặc tô theo một hay nhiều hướng khác nhau tùy theo hình dáng của đối tượng, tô minh và không chờm ra ngoài nét vẽ. e. Khả năng phối hợp màu sắc: Trẻ có khả năng phối hợp màu sắc theo các cách tương phản hay tương đồng, nóng – lạnh một cách hài hòa. Sử dụng linh hoạt phối hợp các biện pháp phối hợp màu vào bức vẽ. 2.2. Thang đánh giá. a. Nhận biết về màu sắc: Loại tốt: Nhận biết được từ 10-12 màu. Loại khá: Nhận biết được từ 8-10 màu. Loại trung bình: Nhận biết được 6-8 màu. Loại yếu: Nhận biết dưới 6 màu. b. Phân biệt sắc độ của màu: Loại tốt: Phân biệt được sắc độ của màu, diễn đạt mạch lạc. Loại khá: Phân biệt được sắc độ của màu nhưng diễn đạt chưa mạch lạc. Loại trung bình: Phân biệt được sắc độ của màu khi gợi ý. 16 Loại yếu: Không phân biệt được sắc độ của màu. c. Hiểu khả năng biểu cảm của màu sắc, sử dụng màu sắc sáng tạo, thể hiện thái độ, tình cảm: Loại tốt: Diễn đạt tốt ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong tranh của trẻ qua đàm thoại. Loại khá:Diễn đạt tương đối tốt ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong tranh của trẻ qua đàm thoại. Loại trung bình: Diễn đạt kém ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong tranh của trẻ qua đàm thoại. Loại yếu: Không diễn đạt được ý đồ sử dụng màu sắc và tình cảm trong tranh của trẻ qua đàm thoại. d.. Phân biệt sắc độ của màu: Loại tốt: Có kỹ năng tô màu thuần thục, lựa chọn màu sắc phù hợp với nội dung miêu tả, sử dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp phối hợp màu sắc để thể hiện thái độ tình cảm của mình. Loại khá: Có kỹ năng tô màu, lựa chọn màu sắc phù hợp với nội dung miêu tả, biết sử dụng biện pháp phối hợp màu sắc để thể hiện thái độ tình cảm của mình. Loại trung bình: Có kỹ năng tô màu, lựa chọn màu sắc theo khuôn mẫu, biết phối hợp màu sắc một các đơn giản, có cố gắng thể hiện tình cảm. Loại yếu: Kỹ năng tô màu hạn chế, sử dụng màu ngẫu nhiên, không phối hợp với nội dung miêu tả, không biết phối hợp màu sắc. 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng. 3.1. Kết quả điều tra điều kiện cơ sở vật chất. - Về trang thiết bị: 17  Bàn ghế cho cả ba độ tuổi bé, nhỡ, lớn có kích thước bằng nhau. Không có giá vẽ cho mỗi trẻ mà trẻ đặt giấy trực tiếp lên mặt bàn phẳng để vẽ.  Ở các lớp đều có bút màu sáp và màu nước. Tuy nhiên, trẻ được sử dụng chủ yếu là màu sáp. Màu sáp được chia thành nhiều rổ. Trong mỗi rổ có nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên, các màu trong mỗi rổ không đầy đủ sắc độ do trẻ thường mang màu từ rổ này sang rổ khác và lấy hết màu mình thích từ tất cả các rổ màu. Điều đó gây khó khăn cho việc thể hiện màu sắc ở trẻ. Màu nước, màu bột và những loại màu khác trẻ rất hiếm khi được sử dụng do phương diện vệ sinh và yêu cầu sử dụng các loại màu này tương đối phức tạp, đa số trẻ không có kỹ năng sử dụng.  Giấy vẽ cho trẻ là giấy A4 trắng hoặc những giấy đã dùng một mặt do phụ huynh cung cấp cho lớp. - Về môi trường hoạt động: Trẻ được vẽ trong lớp học . Trong đó, có thể nhận thấy chưa có sự quan tâm đến việc tạo môi trường thẩm mỹ cho quá trình hoạt động tạo hình của trẻ. Ở tất cả các lớp học đều có rất nhiều màu sắc. Tuy nhiên, những màu sắc đó không tuân theo một quy luật nào cả. Đó chỉ là một tập hợp hỗn độn của những màu sắc khác nhau. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất như tường đã quá cũ, màu sơn bạc và quá nhiều đồ đạc khác nhau trong lớp học làm cho không gian lớp bị bó hẹp, thiếu ánh sáng tự nhiên. Chính vì thế mà ở các lớp đều phải bật đèn điện cả ngày, trừ giờ ngủ. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến sự nhận biết không chuẩn về màu sắc của trẻ cũng như ảnh hưởng đến thị giác của trẻ nói chung. Tóm lại, điều kiện cơ sở vật chất tại các trường mầm non hiện nay tuy đã có rất nhiều thay đổi tích cực so với trước đây nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế dẫn đến chất lượng của giờ dạy tạo hình nói riêng chưa cao, khả năng cảm thụ màu sắc của trẻ chưa có điều kiện phát triển tốt. 18 3.2. Những nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành: Quá trình giáo dục bao gồm các thành tố cơ bản như mục đích, nội dung, phương pháp và biện pháp, phương tiện, hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục. Các thành tố này có quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, để có thể tìm ra các biện pháp giáo dục bồi dưỡng khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc cho trẻ, cầm xem xét cả quá trình giáo dục, với yếu tố đầu tiên là mục tiêu giáo dục. * Mục tiêu giáo dục Với mục tiêu “… phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự lực, độc lập, sáng tạo…, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị học tập ở tiểu học và các bậc học sau có kết quả” thì việc phát triển khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc cho trẻ trong hoạt động vẽ góp phần phát triển năng lực sáng tạo, do đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mầm non. * Nội dung phát triển khả năng cảm thụ và thể hiện màu sắc cho trẻ Trên thực tiễn giáo dục, nội dung phát triển khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc cho trẻ 4-5 tuổi được thể hiện trong các chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non: - Trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ được thực hiện từ đầu thập kỷ 90 (chương trình cải cách) nội dung giáo dục phát triển khả năng cảm thụ và sử dụng màu sắc cho trẻ được đặt ra với các yêu cầu cụ thể như sau:  Trẻ thích tìm hiểu cái đẹp trong tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, nhận biết được sự thay đổi của thiên nhiên, của loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục.  Trẻ biết phân biệt và sử dụng các màu: đỏ, vàng, xanh, xanh lá cây, da cam, nâu, tím, đen, trắng.  Dạy trẻ dùng màu để tô vẽ theo cảm xúc. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất