Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí tốt lớp học trực tuyến...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí tốt lớp học trực tuyến

.PDF
15
1
55

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM QUẢN LÍ TỐT LỚP HỌC TRỰC TUYẾN Giải pháp gồm 4 phần chính : 1. Lí do hình thành biện pháp 2. Nội dung biện pháp 3. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế chủ nhiệm 4. Kết luận của biện pháp I. Lý do hình thành biện pháp 1. Vai trò của biện pháp đối với học sinh Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid 19, ngày 09 tháng 9 năm 2021 PGD và ĐT đã có các công văn Số 986 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2021-2022 cho phép nhà trường linh hoạt trong tổ chức dạy học trực tuyến và trực tiếp, ứng phó kịp thời với tình hình dịch Covid-19. Tại trường THCS Cao Thắng số ca bị F0 sau tết Dương Lịch tăng đáng kể: 89 học sinh. Để đảm bảo an toàn cho thầy và trò BGH nhà trường đã cho toàn thể giáo viên và học sinh dạy và học trực tuyến từ ngày: 21/1/2022 Với phương châm “tạm ngừng đến trường nhưng không dừng việc học” nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập huấn giáo viên, nắm bắt tình hình của học sinh để tổ chức dạy, học trực tuyến. Việc chuyển từ hình thức học trực tiếp sang học trực tuyến không khỏi khiến nhiều học sinh lớp 6 bị lúng túng. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm tôi đã rất băn khoăn về vấn đề trên nên tôi đã tìm tòi nghiên cứu ra một số biện pháp giúp mình quản lí lớp chủ nhiệm trong thời gian học trực tuyến đạt hiệu quả. Giải pháp trên không chỉ giúp giáo viên chủ nhiệm dạy tốt, quản lí tốt lớp học mà còn giúp học sinh chủ động, tích cực, trách nhiệm với việc học tập; lớp học hào hứng có nề nếp, kỉ luật; phụ huynh quản lí, giám sát được việc học của con em nên yên tâm, tin tưởng vào nhà trường. 2.Thực tế tại đơn vị 2.1Thuận lợi Năm học 2021-2022 nhà trường có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ việc dạy và học trực tuyến hiệu quả: 16 phòng học thông minh, trong đó có 5 phòng học đặc biệt, với tổng 200 máy tính, các phòng đều có loa, míc,đường truyền internet ổn định giúp giáo viên vừa kết hợp ghi bảng vừa trình chiếu video khi dạy trực tuyến. Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và sát sao với từng lớp, với công tác chủ nhiệm của giáo viên. Giáo viên bộ môn nhiệt tình, thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm tình hình học tập, ý thức của học sinh trong lớp, nhờ đó giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh kịp thời. Đa phần học sinh có ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Ban cán sự lớp có năng lực quản lý đôn đốc các bạn thực hiện nội quy học tập tốt. Nhiều em có năng lực, phẩm chất tốt. Phụ huynh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của các con. Có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em. Do đó việc thực hiện giảng dạy khá thuận lợi. 2.2 Khó khăn Sĩ số lớp đông (48 học sinh), số học sinh nam 30 , học sinh 18 điều này gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động học tập. Học sinh đang trong lứa tuổi có sự biến động về tâm lý nên đôi khi các em còn mải chơi, thụ động, chưa chăm học còn phải để thầy cô nhắc nhở về ý thức học tập và rèn luyện. Một số em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn: 01em bị khuyết tật trí tuệ; ; 02 em có bố bị khuyết tật, giảm sức lao động; 02 em ở với ông bà già yếu do bố mẹ đi tù; 02 em chỉ có mẹ phụ trách nuôi dưỡng. Một số học sinh không có thiết bị học trực tuyến riêng (máy tính, máy điện thoại thông minh) phải dùng nhờ điện thoại của bố mẹ nên nhiều khi ảnh hưởng đến thời gian ra vào lớp. Một số em có thiết bị nhưng chưa sử dụng hợp lí, thao tác trên máy tính, hoặc điện thoại thông minh còn nhiều lúng túng. 2. 3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Biện pháp “ Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí tốt lớp học trực tuyến” giúp giáo viên quản lí tốt lớp chủ nhiệm trong thời gian học trực tuyến đồng thời giúp phụ huynh quản lí việc học tập của các con hiệu quả. Học sinh chủ động, tích cực trong học tập, duy trì nề nếp và hứng thú với việc học trực tuyến. 2. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP Giáo viên chủ nhiệm muốn quản lý tốt lớp hoc của mình qua hình thức trực tuyến cần phải kết hợp đa dạng nhiều giải pháp Sau đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp học trực tuyến của mình. • Biện pháp 1: Nắm bắt tình hình lớp chủ nhiệm; tư vấn, hướng dẫn phụ huynh, học sinh lựa chọn, cài đặt, sử dụng phần mềm trực tuyến phù hợp và hiệu quả. • Biện pháp 2: Xây dựng nội quy học trực tuyến, phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp, chia nhóm học tập và hướng dẫn học sinh cách học hiệu quả. • Biện pháp 3: Tăng cường sự tương tác với học sinh, phối hợp với phụ huynh và giáo viên bộ môn. • Biện pháp 4: Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh tiến bộ và xử lí học sinh vi phạm. • Biện pháp 5: Trực tiếp thăm hỏi động viên học sinh. 2.1. Biện pháp 1: Nắm bắt tình hình lớp chủ nhiệm; tư vấn, hướng dẫn phụ huynh, học sinh lựa chọn, cài đặt, sử dụng phần mềm trực tuyến phù hợp và hiệu quả 2.1.1: Nắm bắt tình hình tham gia lớp học trực tuyến của học sinh lớp chủ nhiệm Ngay sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo của nhà trường về việc cho học sinh học trực tuyến, tôi đã triển khai nội dung này tới các bậc phụ huynh qua zalo nhóm lớp Một số phụ huynh chưa nắm rõ yêu cầu thiết bị học tập, tôi đã hướng dẫn phụ huynh trang bị phương tiện cho con em tham gia học trực tuyến: máy tính, cam, mic hoặc điên thoại thông minh. Để nắm bắt cụ thể, chính xác tình hình chuẩn bị phương tiện học tập cho các con tham gia học tập trực tuyến tôi đã tạo cuộc khảo sát trên zalo nhóm lớp về tình hình chuẩn bị trang thiết bị học tập của phụ huynh cho con. Ví dụ: Học sinh có những thiết bị nào khi tham gia học tập trực tuyến? Phương án 1: Máy tính. Phương án 2: Điện thoại thông minh Phương án 3: Máy tính + điện thoại thông minh Phương án 4: Không có thiết bị tham gia học tập trực tuyến. aNH (Khảo sát về việc phụ huynh chuẩn bị thiết bị học trực tuyến cho con) Báo cáo số lượng học sinh sử dụng thiết bị học tập trực tuyến lớp 6a3 (48 học sinh) STT Loại thiết bị sử dụng Số lượng học sinh 1 Học sinh sử dụng điện thoại thông minh 35 2 Học sinh sử dụng máy tính 8 3 Học sinh máy tính + điện thoại 5 4 Học sinh không có thiết bị tham gia học tập trực 0 tuyến. * Kết quả: Như vậy là 100% học sinh trong lớp có đủ phương tiện tham gia học tập trực tuyến. 2.1.2 : Tư vấn, hướng dẫn phụ huynh, học sinh lựa chọn, cài đặt, sử dụng phần mềm trực tuyến phù hợp, hiệu quả Hiện nay có nhiều phần mềm dạy học trực tuyến tôi đã quay video hướng dẫn phụ huynh cách cài đặt một số ứng dụng như azota, Google Meet, zoom, phục vụ cho kết nối thông tin và học trực tuyến. Ví dụ 1: Tôi đã hướng dẫn phụ huynh và học sinh lựa chọn phần mềm zoom metting cho lớp tham gia học tập trực tuyến. Bước 1: Để phòng học zoom không bị giới hạn thời 40 phút tôi tạo tài khoản email có “đuôi”: moet.edu.vn Bước 2: Tạo tên lớp học và cài mật khẩu đơn giản, dễ nhớ đối với học sinh. Bước 3: Qua nhóm lớp trên zalo tôi chia sẻ đường link để phụ huynh cùng các con cài đặt phần mềm zoom: zoom.us Bước 4: Chia sẻ video hướng dẫn học sinh cách tham gia học trực tuyến trên phần mềm zoom. -> Chỉ trong một thời gian ngắn học sinh đã biết cách đăng nhập vào phòng học trực tuyến, tham gia các chức năng trên zoom nhanh nhaỵ Ví dụ 2: Tôi đã hướng dẫn phụ huynh và học sinh Cài đặt và sử dụng Azota trong kiểm tra giữa học kì II. Bước 1: HS truy cập vào địa chỉ phòng zoom sau: ID: 4422406946 Mk: 123456 (Phòng zoom có cô giáo coi thi chủ trì, giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc đăng nhập, nhận đề thi của HS). Bước 2: HS truy cập vào trang AZOTA trên trình duyệt, đăng nhập tài khoản cá nhân vào trình duyệt. Tuyệt đối không đăng nhập vào app azota tải về điện thoại. Bước 3: HS nghe cô giáo coi thi phổ biến, nhắc nhở một số nội dung liên quan Bước 4: HS nhấn/click vào mục “Cô THCS Cao Thắng” để nhận đề thi thử và làm bài. Khi làm bài HS chú ý về thời gian (45 phút/ môn) và kiểm tra lại bài thi trước khi nộp bài. HS nhấn nút “Nộp bài” khi đã hoàn thành bài thi. Kết quả : Thông qua hướng dẫn của tôi, tất cả học sinh trong lớp đều biết tạo tài khoản Google cá nhân, đảm bảo 100% học sinh đều biết sử dụng Google meet, zoom, Zalo trong học tập. 100% học sinh đều làm bài kiểm tra trên ứng dụng Azota một cách thành thạo, linh hoạt. 2.2 Biện pháp 2: Xây dựng nội quy học trực tuyến, phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp, chia nhóm học tập và hướng dẫn học sinh cách học hiệu quả Việc học sinh đang học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến sẽ khiến một số học sinh chểnh mảng, lơ là, sao nhãng việc học và nội quy lớp học. Vì vậy để tạo ra một lớp học trực tuyến có kỷ luật và học tập tốt tôi đã làm những việc sau: 2.2.1 Ban hành nội quy học tập trực tuyến Tôi đã xây dựng nội quy riêng của lớp và phổ biến ngay trong buổi học đầu tiên để học sinh nắm được. Nội quy yêu cầu rõ thời gian tham gia lớp học trực tuyến, quy định cách viết tên, yêu cầu về trang phục, tư thế học tập, việc bật/tắt camera, mic khi có yêu cầu.. - Chuẩn bị tốt phương tiện trực truyến có đủ camera, míc, bật camera trong suốt quá trình học. -Vào lớp trước thời gian học 5 phút, ghi tên theo số thứ tự trong sổ điểm để dễ điểm danh. - Trang phục đúng theo quy định, tác phong chuẩn mực, đầu tóc gọn gàng, chọn góc học tập yên tĩnh. - Sử dụng tài khoản email học cố định, tham gia học tập tích cực, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên bộ môn, hoàn thành và trả bài đúng thời gian quy định. - Không chia sẻ những nội dung hình ảnh không liên quan đến nội dung bài học, không vẽ , nói hoặc có những hành vi ảnh hưởng xấu đến giờ học. - Đoàn kết giúp đỡ các bạn trong lớp, cùng nhau xây dựng môi trường học tập trực tuyến có văn hóa và đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Để dễ dàng cho việc kiểm tra sĩ số lớp học tôi yêu cầu học sinh đánh số thứ tự, ghi tên theo đúng sổ điểm lớp như: 01. Vũ Trần Bình An 02. Nguyễn Vũ Lan Anh 03. Đỗ Thị Phương Anh ảNH ẢNH (Học sinh ghi tên theo số thứ tự trong phong học zoom) Với cách thực hiện này có thể dễ dàng kiểm tra được học sinh vắng mặt trong khoảng thời gian ngắn. 2.2.2 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp Để quản lí lớp tốt cần có ban cán sự lớp làm việc hiệu quả vì vậy tôi phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho từng bạn trong ban cán sự lớp. + Lớp trưởng ( Host): Phê duyệt cho các thành viên vào lớp với họ,tên, lớp đầy đủ theo quy định. Chuyển quyền cho các thầy cô bộ môn khi bắt đầu các tiết học. + Lớp phó học tập: Phụ trách việc báo cáo tình hình làm bài và chuẩn bị bài của các bạn trước tiết học. Có quyền yêu cầu một số thành viên trong lớp cho xem vở ghi bài ngay sau khi kết thúc tiết học. + Các tổ trưởng: Nắm bắt sĩ số tổ viên, có trách nhiệm báo cáo cho lý do ra/ vào lớp muộn của các tổ viên ( mạng lag, hay bị out...) * Kết quả: 100% Học sinh tham gia học tập với tên, số thứ tự theo đúng quy định. 100% học sinh tham gia học trực tuyến có trang phục, gọn gàng, tư thế học tập nghiêm túc, tích cực. Ban cán sự lớp làm tốt vai trò của mình. 2.2.2 Chia lớp thành từng nhóm học tập Đối với hình thức dạy học trực tiếp trên lớp, giáo viên có thể trực tiếp quản lí học sinh, có thể tổ chức cho học sinh làm việc nhóm và dễ dàng quan sát các em. Tuy nhiên, khi học trực tuyến theo kinh nghiệm của tôi thì nên chia lớp thành từng nhóm học tập. Mỗi nhóm học tập là khoảng 5 học sinh có đủ đối tượng , nhóm trưởng quản lí nhóm đôn đốc, nhắc nhở tình hình học tập của các thành viên trong nhóm và kịp thời báo cho giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. ẢNH Các nhóm trưởng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Kết quả: Cách làm này mang lại hiệu quả khá cao vừa giúp học sinh biết cách tự quản lí, tạo ra một tập thể làm việc kỉ luật, khoa học và tự giác vừa phát huy sự phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. 2.2.4. Hướng dẫn học sinh học học tập hiệu quả Điều quan trọng để giúp việc học online trở nên hiệu quả hơn cần lập kế hoạch học tập càng chi tiết càng tốt. Tôi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch rõ ràng và cụ thể. Ví dụ: Giờ học trực tuyến? Giờ tự học? Giờ nghiên cứu trước kiến thức?... Khi có kế hoạch rõ ràng học sinh sẽ thực hiện để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của mình. - Hướng dẫn học sinh có thói quen ghi chép lại bài học, thu âm bài giảng: - Động viên học sinh tích cực tương tác thông qua việc báo cáo sản phẩm học tập, việc trả lời câu hỏi và làm bài tập của học sinh. ẢNH 2.3 Biện pháp 3: Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh, phụ huynh và giáo viên bộ môn 2.3.1 Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh Trong dạy học trực tuyến, mọi tương tác diễn ra trên máy tính và đòi hỏi giáo viên phải quan sát kĩ lưỡng để nhận biết kịp thời những “tín hiệu” từ học trò chỉ từ cửa sổ chat hoặc hình ảnh từ camera trên màn hình. Để kiểm soát tốt hoạt động của hoc sinh, hướng các em tập trung vào hoạt động học tập, tôi gọi học sinh trả lời lần lượt đảm bảo em nào cũng được hoạt động. Sau giờ học tôi thường dành thời gian để hỏi han, hướng dẫn các các em các vấn đề liên quan đến nội dung bài học và việc truy cập trực tuyến. Để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn các em vào bài giảng tôi thường chuẩn bị nhiều học liệu khác như video, audio, trò chơi Quizizz, Kahoot trong bài giảng của mình trong các giờ sinh hoạt lớp và hoạt động trải nghiệm.. Các trò chơi được tạo trong Powerpoint, hoặc phần mềm khác như Quizizz, Kahoot … vừa có tính “học mà chơi,chơi mà học” vừa giúp giáo viên kiểm tra đánh giá nhanh kiến thức của học sinh. ẢNH 2.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh Để công tác dạy học và quản lí học sinh trực tuyến mang lại hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ và kịp thời với phụ huynh học sinh. Do đó tôi thường xuyên kết nối thông tin với phụ huynh qua điện thoại, zalo để truyền tải các kế hoạch và thông báo của nhà trường và tình hình học tập của học sinh tới phụ huynh. ảNH Kết nối với phụ huynh qua nhóm Zalo - Tư vấn cho phụ huynh học sinh việc - Tư vấn cho phụ huynh sử dụng các ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh để thống kê thời lượng sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Facebook, Zalo, Google Meet,… ->giám sát, kiểm tra độ an toàn của các trang thiết bị phục vụ học trực tuyến. Sử dụng App thống kê thời gian sử dụng các ứng dụng trên điện thoại 2.4.4 Tăng cường sự tương tác, phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn Trong hoạt động dạy học, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo bộ môn có vai trò quan trọng, là sợi dây liên kết, là một mắt xích vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện học. - Bởi vậy, công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giữa gia đình và nhà trường là thực sự cần thiết. Để làm tốt công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong hoạt động giảng dạy và quản lý học sinh trực tuyến tôi đã: - Tạo nhóm Zalo bao gồm cả học sinh và giáo viên bộ môn của lớp. Khi cần thông tin nội dung gì thì giáo viên bộ môn sẽ nhắn lên nhóm Zalo. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm cũng nắm được tình hình học tập của lớp. Tạo nhóm Zalo có đầy đủ giáo viên bộ môn - Cung cấp cho giáo viên bộ môn danh sách học sinh có đính kèm thông tin về địa chỉ, số điện thoại phụ huynh. Thông tin cho giáo viên bộ một một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt như ba mẹ li hôn, gia đình khó khăn, lười học,… để kịp thời phối hợp khi cần. - Tôi luôn lắng nghe, tiếp thu những đánh giá, nhận xét của giáo viên bộ môn về học sinh của lớp mình chủ nhiệm đồng thời cũng lắng nghe những phản hồi từ phía học sinh về các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn. Từ đó sẽ có được thông tin hai chiều tìm ra phương pháp giáo dục học sinh tốt nhất. 2.4 Biện pháp 4: Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh tiến bộ và xử lí học sinh vi phạm Với học sinh tiến bộ, có tinh thần học tập tốt Về học tập: Sau mỗi buổi học tôi đều có lời khen với những học sinh tích cực trong các giờ học để khích lệ tinh thần học tập của các em. Những lời khen này không chỉ được đưa lên trong nhóm học sinh của lớp mà còn được thông báo trên zalo nhóm phụ huynh để các phụ huynh nắm bắt kịp thời. Việc làm này giúp học sinh thấy mình được ghi nhận do đó các em rất hăng hái, tích cực thi đua học tốt. Về đạo đức: trong giờ sinh hoạt lớp tôi thường nêu giương tốt những bạn học sinh xuất sắc các lớp khác để học sinh phấn đấu. Kết quả: học sinh tích cực thi đua, lập thành tích bằng cách hăng hái tương tác trong các giờ học, học bài và làm bài đầy đủ, vào lớp đúng giờ… với tinh thân tự giác, tích cực cao. Với học sinh mắc lỗi, vi phạm nội quy Tôi phân loại lỗi vi phạm và mức độ vi phạm để xử lí, có trường hợp có thể nhắc nhở ngay trước lớp để học sinh sửa ngay lúc đó nhưng cũng có trường hợp tế nhị thì nhắc riêng qua zalo. Với những trường hợp nghiêm trọng hoặc phức tạp thì tôi chủ động trao đổi riêng với phụ huynh qua điện thoại zalo hoặc vào tận nhà để tìm hiểu nắm bắt rõ vấn đề rồi đưa ra biện pháp xử lí phù hợp.. Một số trường hợp tôi kết hợp với giáo viện bộ môn để khuyên nhủ học sinh. 2.5. Biện pháp 5: Trực tiếp thăm hỏi động viên học sinh kịp thời Trong thời gian học trực tuyến, lớp tôi có nhiều học sinh bị F0, tôi đã bố trí thời gian đến thăm hỏi, động viên kịp thời. Món quà tuy nhỏ nhưng đã giúp học sinh được động viên an ủi, giúp các em cố gắng khắc phục khó khăn để nhanh chóng tiếp tục học tập. Thăm hỏi học sinh bị F0 III. HIÊU QUẢ THỰC HIỆN CỦA BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ GIẢNG DẠY Biện pháp giúp tôi quản lý và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm sát sao, khoa học, thích ứng kịp thời với các hình thức dạy học trực tuyến, được phụ huyh tin tưởng và học sinh yêu quý. Với các biện pháp trên lớp có 100% học sinh tham gia học trực tuyến, học sinh nhanh chóng thích ứng với việc học, nề nếp lớp học ổn định, học sinh hứng thú học tập và kết quả thi giữa hoc kì II cao hơn so với cuối kì I. Khảo sát việc hứng thú của học sinh với việc học trực tuyến như sau: 6a3 Sĩ số Trước khi áp dụng biện pháp 48 Rất % hứng thú Hứng thú % Không hứng thú % 5 20 42% 23 30% 28,% Sau khi áp dụng biện pháp Rất % hứng thú Hứng thú % Không hứng thú % 27 32 32 4 10 58 Hầu như các phong trào do Liên đội, nhà trường phát động lớp đều tham gia tích cực, nhiệt tình, hăng say phát huy hết khả năng của mình và đã đạt giải cao trong các cuộc thi: - Đạt giải ba cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc. Kết quả kiểm tra giữa kì II vừa diễn ra khá khả quan: -> Với việc áp dụng “Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý tốt lớp học trực tuyến ” trong quá trình chủ nhiệm của năm học 2021-2022 tôi thấy học sinh vẫn duy trì được nề nếp học, kết quả học tập được nâng lên, vẫn tham gia các hoạt động do nhà trường đề ra. IV. Kết luận áp dụng nội dung trình bày 1.Kết luận - Đây là biện pháp nhằm nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong quản lý lớp học trực tuyến sao cho khoa học và hiệu quả, xây dựng cho các em một môi trường học tập lành mạnh, có nhận thức đúng đắn về mục tiêu học tập và rèn luyện đạo đức, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả đức lẫn tài. - Tôi hy vọng rằng với nội dung và cách tổ chức quả lý lớp như tôi đã trình bày, thì quý thầy cô sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp trồng người. Tạo cho tình thầy trò gần gũi hơn, tình bạn của các em trong sáng và cao đẹp hơn. Từ đó góp phần tạo ra những con người ưu tú cho xã hội. 2. Kiến nghị: + Để nâng cao vai trò quản lý lớp học của mình trong thời gian học tập trực tuyến nhà trường cần Thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về trao đổi về phương pháp chủ nhiệm lớp để giáo viên có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giúp nhau phát triển. - Với Phòng giáo dục, Sở giáo dục : Phổ biến các sáng kiến, giải pháp, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập. Trên đây là biện pháp “Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý tốt lớp học trực tuyến” được tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh lớp 6a3 trường THCS Cao Thắng. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban GK. Chúc hội thi thành công rực rỡ. Tôi xin cảm ơn. Biện pháp này lần đầu được áp dụng để đăng ký tham gia Hội thi giáo vên chủ nhiệm giỏi THCS cấp thành phố năm học 2021-2022 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NGƯỜI BÁO CÁO TRƯỜNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan