Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – họ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông.

.DOC
29
1842
114

Mô tả:

Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ  Mã số:………………… (Do HĐKH Sở GD - ĐT ghi) …………………………………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG” Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Tổ chuyên môn: Sử - Địa – GDCD Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lí giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác:............................. Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015 0 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN - Họ và tên: Nguyễn Thành Trung - Ngày, tháng, năm sinh: 18.08.1987 - Giới tính: Nữ - Địa chỉ: Ấp Phượng Vỹ - Suối Cao – Xuân lộc – Đồng Nai - Điện thoại: 0985 064 162 - Email: [email protected] - Chức vụ: Giáo viên - Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Lịch sử lớp 12A1 – 12A5 và 11C1 – 11C7 - Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Lịch sử - Số năm có kinh nghiệm: 6 năm - Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm 2012: Tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh thông qua cách dẫn nhập bài học Lịch sử. + Năm 2013: Sơ đồ hoá bài học Lịch sử nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức Lịch sử cho học sinh lớp 12. 1 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung MỤC LỤC Mục lục........................................................................................................................... Trang 1 Lời giới thiệu............................................................................................................................. 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................3 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài........................................................4 2.1 Thuận lợi..................................................................................................................... 4 2.2 Khó Khăn...................................................................................................................4 3. Mục đích chọn đề tài........................................................................................................5 4. Nhiệm vụ của đề tài.......................................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài...............................................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài......................................................................................6 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................7 1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 7 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................7 3. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử tại trường THPT Xuân Thọ..............................8 3.1 Ưu điểm.....................................................................................................................8 3.2 Hạn chế...................................................................................................................... 8 3.3 Điều tra cụ thể...........................................................................................................9 4. Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông”..........................................10 4.1 Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.........................................................10 4.2 Một số giải pháp thực hiện.....................................................................................11 5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài..........................................................21 6. Bài học kinh nghiệm......................................................................................................22 C. KẾT LUẬN......................................................................................................................... 23 1. Kết luận.......................................................................................................................... 23 2. Một số kiến nghị.............................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................25 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………….. 26 Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… LỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần thiết về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có được những hiểu biết căn bản nhất về lịch sử; đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh truyền đạt những kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống… Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, con người, mà nhất là tình yêu quê hương, đất nước. Vì vậy, có thể nói với mục đích giáo dục lòng yêu nước sâu sắc cho học sinh thì môn học lịch sử là một bộ môn không thể thiếu trong các trường THPT. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, trách nhiệm của một người công dân với đất nước, với xã hội gắn với các môn học còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các bộ môn xã hội, trong đó có bộ môn Lịch sử. Việc dạy – học Lịch sử ở trường THPT đang phải đứng trước những áp lực từ nhiều phía: yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, sự xuống cấp chất lượng bộ môn và cả áp lực từ xã hội, phụ huynh học sinh cũng như thi cử,…; đa số học sinh học Lịch sử chỉ vì đây là một môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, với suy nghĩ học để đối phó, học cho qua,…chứ không vì muốn lĩnh hội kiến thức, hiểu biết về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc. Chính vì thế, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học bộ môn Lịch sử là một điều rất cần thiết và là một yêu cầu lớn đặt ra cho người giáo viên bộ môn. Sau thời gian giảng dạy tại trường THPT Xuân Thọ, mặc dù chỉ mới được một thời gian ngắn (6 năm) nhưng trong suốt quá trình giảng dạy, tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau và được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp đi trước, tôi cũng đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm trong làm sao để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, từ đó giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, với đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một số yếu tố có thể góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học bộ môn Lịch sử, đó là “Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông”. Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà trường. Tôi chân thành cảm ơn! 1 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG” …………………………….. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”. Như vậy, yêu nước vốn dĩ là một truyền thống quý báu đã có từ rất lâu của dân tộc ta, tuy nhiên, với thực tế ngày nay, khi đất nước ta được sống trong hoà bình, ấm no không có chiến tranh, không có xâm lăng có vẻ như truyền thống ấy bị phai mờ dần, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ được sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong hoà bình. Chính vì thế việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất cần thiết nhất là ở môi trường học đường. Trách nhiệm của người giáo viên vô cùng cao quý và thiêng liêng, đó không chỉ là dạy chữ, dạy các em các làm bài toán này, bài văn kia mà đó còn là làm sao để giáo dục các em biết yêu quê hương, yêu đất nước, cũng để từ đó các em nhận thấy được trách nhiệm của một người công dân đối với xã hội, đối với đất nước như lời bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc day – học các bộ môn văn hoá ở trường phổ thông là rất cần thiết, mà nhất là những bộ môn xã hội như bộ môn Lịch sử. Đối với một người giáo viên môn Lịch sử, qua việc truyền đạt những kiến thức sử học cần thiết cho học sinh thì việc giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho học sinh, giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước là rất cần thiết. Trên cơ sở những luận cứ đó, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về việc “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG 2 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”, lấy thực nghiệm trong chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000, thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 của chương trình lịch sử 12 – cơ bản. Hy vọng với phần trình bày của tôi cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy – học bộ môn. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 2.1 Thuận lợi Giáo viên bộ môn chúng tôi luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp dạy học liên môn, tích hợp chuyên đề…. Tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này sẽ giúp học sinh có thể tự tìm hiểu được lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc, vì chỉ khi tự bản thân các em khám phá, tìm hiểu các em mới thấy yêu thêm đất nước, tôn trọng và ghi nhớ công ơn của ông cha ta đã hi sinh tất cả để các em có được cuộc sống hoà bình, tự do, ấm no như ngày hôm nay. Trường là trường mới, cơ sở vật chất tương đối đáp ứng đầy đủ cho việc dạy – học bộ môn như hệ thống phòng máy chiếu, tranh ảnh, tư liệu, tập bản đồ… Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học liên môn, tích hợp các chuyên đề… Đa số học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà, tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đạt hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Đồng thời, hiện nay, phương tiện thông tin rất gần, rất phổ biến đó chính là Internet, giáo viên và học sinh đều có thể dễ dàng tìm hiểu nhiều thông tin lịch sử thú vị liên quan đến bài học lịch sử. 2.2. Khó khăn Do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cả phụ huynh thường xem bộ môn lịch sử trong trường phổ thông là môn phụ nên ít quan tâm đến. Về khách quan mà nói, tình hình học tập của học sinh chưa có sự đồng bộ, tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, học sinh lười tìm tòi, học hỏi. Do đó việc dạy - học lịch sử vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một khó khăn nữa cho giáo viên khi dạy bộ môn Lịch sử là chương trình quá dài, quá dàn trải, nhưng với thời gian tiết học ngắn nên chỉ đủ dạy kiến thức Lịch sử cho học sinh mà 3 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… chưa thể tích hợp các chuyên đề giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em thông qua việc học tập bộ môn. Đa số học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm việc riêng, việc tiếp thu bài chậm nên từ đó học sinh chưa thể xác định nội dung trọng tâm, cơ bản của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, khó khăn. Điều này làm cho các em một phần lơ là việc học tập bộ môn, một phần cảm thấy tự ti về năng lực của mình, các em càng cảm thấy chán nản và không yêu thích môn lịch sử. Từ đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho các em. 3. Mục đích chọn đề tài Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, mà còn qua đó giáo dục về đạo đức, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước – một truyền thống lâu đời và quý báu của dân tộc ta. Nên khi dạy – học Lịch sử đòi hỏi người giáo viên bên cạnh truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh thì còn một nhiệm vụ rất quan trọng nữa mà giáo viên phải hoàn thành thật tốt đó là giáo dục cho học sinh về truyền thống yêu nước, về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc. Việc giáo viên thông qua bài giảng của mình để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh một cách linh động, hợp lý, không gò bó gượng ép không chỉ giúp học sinh có một tiết học sử đầy thích thú mà còn giúp các em thêm thích, thêm yêu mến bộ môn Lịch sử và quan trọng hơn hết là qua đó sẽ giúp các em thêm yêu yêu hương, đất nước, phát huy niềm tự hào dân tộc, tôn trọng và biết ơn những thế hệ cha ông đi trước đã hi sinh tất cả để các em có được cuộc sống hoà bình, ấm no như ngày hôm nay; để rồi qua đó các em thấy được với thế hệ thanh niên các em, các em cần phải làm gì để cống hiến cho Tổ quốc thân yêu. Điều này sẽ tác động rất lớn đến hành dộng và suy nghĩ của thế hệ trẻ là học sinh. Giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học môn Lịch sử, muốn làm được như vậy giáo viên cần phải có một phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh và từng bài học lịch sử, để qua mỗi giảng Lịch sử, học sinh càng thêm yêu Tổ quốc và ý thức được rằng mình phải làm gì để xây dựng đất nước. 4. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng sáng kiến, tôi xác định những nhiệm vụ của đề tài cụ thể sau: - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học môn Lịch sử” cho từng bài học lịch sử cụ thể thuộc chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 (thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 – chương trình lịch sử lớp 12 – cơ bản) nhằm giáo dục đạo đức, 4 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh thông qua việc dạy – học môn Lịch sử. - Xây dựng quy trình chung và các biện pháp cụ thể trong việc dạy – học môn Lịch sử nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn năm 1975 đến năm 2000 ở lớp 12 THPT. - Xác định được những nội dung trọng tâm, cơ bản của từng bài học lịch sử trong phạm vi nghiên cứu để áp dụng phương pháp dạy – học thích hợp với chuyên đề “giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh”. - Thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh cụ thể tại trường THPT Xuân Thọ Xuân Lộc – Đồng Nai nhằm kiểm tra tính khả thi và phù hợp của đề tài đã nêu. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với thời gian có hạn, sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông” của tôi có giới hạn phạm vi nghiên cứu là chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 (thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 – chương trình lịch sử lớp 12 – ban cơ bản) 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau trong quá trình giảng dạy môn lịch sử. Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao khả năng vận dụng hợp lý đổi mới phương pháp vào quá trình dạy –học bộ môn lịch sử. Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 12 và các tư liệu lịch sử cần thiết cho từng bài học cụ thể. Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng nhận thức về thái độ và tinh thần của học sinh về truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc. 5 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Môn học nào cũng có đặc điểm riêng của nó. Nói đến học tập lịch sử là cả một quá trình nhận thức lâu dài từ quá khứ đến hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vấn đề tồn tại của lịch sử là sự kiện lịch sử quá nhiều làm cho người học khó nhớ, nhiều khái niệm trừu tượng, khó hiểu, xa lạ với học sinh và rất dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán, từ đó đâm ra lười học sử, nhát học sử, thậm chí là sợ học sử chứ chưa nói đến việc giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua dạy – học môn Lịch sử. Vì vậy, làm thế nào để thông qua việc dạy – học môn Lịch sử, giáo viên không chỉ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức sử học mà còn thông qua đó giúp các em thêm yêu Tổ quốc, hun đúc tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc của bản thân. Do đó, biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông là rất cần thiết, người giáo viên cần thiết kế được những bài học lịch sử có thể tích hợp chuyên đề “giáo dục đạo đức” cho học sinh thông qua bài học tạo được khả năng tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hứng thú ở học sinh, đồng thời giúp học sinh có thái độ đúng đắn với Tổ quốc, ý thức được trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước. Khi nói về mối quan hệ giữa dạy học Lịch sử với giáo dục truyền thống yêu nước. Tiến sĩ Vũ Khoan đã chia sẽ: “…Dạy sử bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc, phải truyền được ngọn lửa yêu nước chứ không chỉ dạy về ngày tháng, số liệu, sự kiện…” Hay gần đây nhất, cô Đặng Thị Thu Hà – giáo viên môn Lịch sử trường THPT Lê Hồng Phong (Thành phố Biên Hoà – Đồng Nai) trong sáng kiến kinh nghiệm của mình cô đã nêu rõ tầm quan trọng của việc cần phải cần phải dạy về lòng yêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học môn Lịch sử. Và còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khác đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc làm sao đạt hiệu quả trong việc tích hợp nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc – dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. 2. Cở sở thực tiễn Ngày nay, đa phần học sinh vốn dĩ đã áp đặt suy nghĩ rằng “sử là một bộ môn quá khô khan, quá dài vá khó học” cho nên tiết dạy – học lịch sử của cả thầy và trò đều rất nặng nề, căng thẳng, giáo viên gặp quá nhiều áp lực trong việc dạy sử, trong khi đó thái độ học tập lịch sử của học sinh chưa đúng với yêu cầu và vị trí của nó, các em học sử chỉ vì đây là một môn bắt buộc trong chương trình phổ thông, chính vì vậy, đối với giáo viên dạy môn Lịch sử càng khó khăn hơn cho họ khi muốn thông qua bài giảng của mình để truyền đạt đến cho các em ngoài kiến thức còn là sự khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong 6 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… mỗi con người các em. Do đó, tôi cho rằng làm cách nào để giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức lịch sử một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất mà làm sao để các em yêu sử, yêu quê hương, đất nước, tự hào là người con của đất nước Việt Nam là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay. Đối với từng nội dung kiến thức khác nhau, người giáo viên chúng ta cần biết thiết kế những khâu lên lớp khác nhau, sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với nội dung bài học giúp học sinh nắm được kiến thức ngay tại lớp, đồng thời, chúng ta cần tạo ra một không khí thật sự thoải mái để học sinh cảm thấy không bị ép buộc mà các em tự ý thức, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Như vậy, tiết dạy – học sử của cả thầy và trò sẽ trở nên thật thú vị và dễ dàng hơn. Và khi học sinh đã ý thức được việc học tập bộ môn thì chắc chắn các qua các bài giảng của giáo viên, học sinh sẽ càng thêm yêu đất nước, yêu lịch sử dân tộc, biết trân trọng những gì mà cha ông ta đã để lại cho các em, cũng từ đó các em nhận thức được với thế hệ trẻ, là người chủ tương lai của đất nước, các em sẽ làm dạy để xứng đáng là người con ưu tú của đất nước. Từ đây, có thể kết luận rằng việc có những biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử là rất cần thiết và là yếu tố quan trọng đối với mỗi người giáo viên dạy lịch sử. 3. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử trường THPT Xuân Thọ 3.1 Ưu điểm 3.1.1 Về phía giáo viên Cả 4 giáo viên giảng dạy lịch sử đều còn rất trẻ, nhiệt tình và tâm huyết trong việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh. Các giáo viên luôn cố gắng tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cố gắng kết hợp tốt, hợp lý những phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức… 3.1.2 Về phía học sinh Đa số học sinh chú ý nghe giảng, chịu khó tiếp thu bài mới, cố gắng trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Học sinh tham gia tích cực những tiết thảo luận nhóm, cố gắng nắm vững được những kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học. 3.2 Hạn chế 3.2.1 Về phía giáo viên Xét ở một góc độ nào đó, việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa hoàn toàn phát huy được tính tích cực của học sinh. 7 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Giáo viên chịu áp lực về thành tích môn học từ đó luôn suy nghĩ phải bắt buộc học sinh học sử, thuộc sử một cách cứng nhắc, giáo khoa, mà chưa tìm ra được nhiều biện pháp, hướng khắc phục khó khăn của việc dạy – học sử thật sự phát huy được hiệu quả, vì vậy đã gây nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Cả 4 giáo viên đều còn rất trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhiều tình huống sư phạm không xử lý hợp lý khiến học sinh càng lúc càng cảm thấy chán học sử, căng thẳng khi học tiết sử… 3.2.2 Về phía học sinh Đa số học sinh xem bộ môn lịch sử là một môn phụ, nên không thật sự chịu tìm hiểu, học tập một cách nghiêm túc. Học sinh yếu kém đạt tỷ lệ tương đối cao nên chỉ có khả năng trả lời các câu hỏi của giáo viên như đọc lại bài trong sách giáo khoa, khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế. Đa số học sinh luôn áp đặt cho mình suy nghĩ rằng sử là một môn học quá dài dòng, khô khan và khó nhớ, khó thuộc nên việc học tập bộ môn của các em trở nên vô cùng khó khăn. 3.3 Điều tra cụ thể Tôi được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy 5 lớp 12 từ 12A1 đến 12A5, và một thực tế cho thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng môn sử là bộ môn nhàm chán, chủ yếu giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức bộ môn mà chưa có sự tích hợp các chuyên đề khác như giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước cho học sinh nên đa số học sinh đều không nhìn thấy được giữa việc học môn Lịch sử với giáo dục lòng yêu nước có sự gắn kết, quan hệ mật thiết với nhau. BẢNG TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC Lớp Sĩ Số Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 42 0 0.0 5 11.9 32 76.2 3 7.1 2 4.8 12A2 40 0 0.0 4 10.0 30 75 6 15.0 0 0.0 12A3 45 0 0.0 7 15.5 34 75.6 3 6.7 1 2.2 12A4 39 0 0.0 5 12.8 30 76.9 3 7.7 1 2.6 12A5 39 0 0.0 6 15.4 30 76.9 3 7.7 0 0.0 8 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… 4. Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông”. Để góp phần giúp cho việc dạy – học Lịch sử của giáo viên và học sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và lôi cuốn hơn, đồng thời thông qua việc giảng dạy bộ môn người giáo viên giáo dục về đạo đức, truyền thống yêu nước, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Để làm được như vậy, giáo viên cần thiết kế một cách thuần thục, hợp lý, phù hợp với nội dung mỗi bài học những khâu lên lớp, áp dụng hợp lý các phương pháp dạy học cho từng mảng nội dung kiến thức khác nhau, ngoài việc vận dụng kiến thức chuyên môn giáo viên cần phải luôn luôn tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác. 4.1 Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh 4.1.1 Đối với giáo viên Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án, bản đồ tranh ảnh phục vụ bài dạy (nếu có), sơ đồ hệ thống kiến thức… Khi dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp, thực hiện thuần thục các khâu lên lớp, đồng thời phải liên hệ thực tế. Khi đặt câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, vì nếu đặt câu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinh căng thẳng. Với câu hỏi khó, giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề và mất nhiều thời gian. Nên đặt những câu hỏi liên hệ thực tế, suy nghĩ, cảm nhận hay nhận xét, đánh giá của học sinh về một nhân vật hay sự kiện lịch sử nào đó. Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nên tránh việc hối thúc học sinh, mà cần nêu gợi ý giúp học sinh trả lời đúng ý được hỏi, tạo cho học sinh không khí thoải mái. Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể. Cố gắng truyền tải đến học sinh nội dung bài học thật ngắn gọn, cô động nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài. Đồng thời, giáo viên phải tích hợp tốt các chuyên đề giáo dục khác thông qua bài giảng. 4.1.2 Đối với học sinh: Học sinh cần phải đọc trước bài mới, chuẩn bị câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, xây dựng bài, không tiếp thu máy móc ma phải có suy nghĩ. Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền đạt, học sinh phải biết tự tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác. 9 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Học sinh biết sử dụng bản đồ, lược đồ, trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử (nếu có) dựa trên bản đồ, lược đồ. Học sinh ngoài việc học tập trên lớp nên chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức từ sách, báo, đài hay Internet… 4.2 Một số giải pháp thực hiện việc “giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông” Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 gồm 5 chương, ứng với 5 giai đoạn: 1919 – 1930, 1930 – 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – 2000. Trong đó, 4 giai đoạn đầu học sinh được học về cuộc chiến đấu của nhân dân ta trước hai Đế quốc lớn là Pháp và Mĩ, khi dạy về các giai đoạn này, việc giáo dục truyền thống cho học sinh là rất đơn giản, tuy nhiên cũng làm cho học sinh dễ sa vào suy nghĩ yêu nước là phải hi sinh, yêu nước là tham gia quân ngũ, là đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời chiến, khi chiến tranh qua đi truyền thống yêu nước sẽ lắng xuống, xếp vào một góc của trái tim…Chính vì thế, đối với giáo viên phải làm sao dạy cho các em hiểu trong bất kì giai đoạn nào của Lịch sử dân tộc thì yêu nước luôn cần được phát huy. Đây cũng là nguyên nhân vì sao tôi chọn phần thực nghiệm cho đề tài sáng kiến của mình là chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 (thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử 12 – chương trình chuẩn). Trong phần lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000, nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) được chia thành 3 bài gồm: bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chóng Mĩ cứu nước; bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc(1976 - 1986); bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 -2 000). Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục - đào tạo thì nội dung của lịch sử Việt Nam từ 1975 -2000 được chia thành 4 tiết dạy, bài 24: 1 tiết; bài 25: 1 tiết; bài 26: 2 tiết. Căn cứ vào nội dung của lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000 thì những biểu hiện của lòng yêu nước được chia thành các tuyến kiến thức sau: Thứ nhất, những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực kinh tế, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, thì nhiệm vụ khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh, khôi phục kinh tế được tiến hành gấp rút. Với ý chí, sức mạnh của lòng yêu nước đã đưa nhân dân ta hoàn thành tốt công cuộc khôi phục kinh tế trước thời hạn. Từ 1986, đất nước ta bước vào công cộc đổi mới, từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thứ hai, những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực văn hoá-xã hội. Thứ ba, những bài về đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ xây dựng đất nước luôn đi đôi với bảo vệ tổ quốc, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, và vấn đề biển Đông ngày nay. Ba loại bài trên thể hiện rõ vai trò quyết định, công lao to lớn của quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc 10 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Thứ tư, những bài về quan hệ, hội nhập quốc tế. Thứ năm, những bài về về lịch sử địa phương. 4.2.1 Một số biện pháp giáo dục lòng yêu nước trong giờ nội khoá 4.2.1.1 Những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực kinh tế Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước mắt phải khắc phục hậu quả 20 năm chiến tranh, ổn định và khôi phục kinh tế- văn hoá, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ kéo dài và hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả kéo dài đối với miền Bắc. Giáo viên sử dụng đoạn tư liệu sau: “Gần như toàn bộ các thành phố, thị xã đều bị đánh phá, trong đó có 12 thị xã, 51 thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn, 4000 xã bị đánh phá, trong đó có 30 xã bị phá huỷ hoàn toàn. Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu bị đánh với mức độ huỷ diệt. Tất cả các nhà máy điện đều bị đánh hỏng, 5 triệu mét vuông nhà ở bị phá huỷ. Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông và kho tàng đều bị bắn phá… Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá huỷ hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm” 1. Khi sử dụng đoạ tư liệu này, giáo viên sẽ khắc hoạ lại cho học sinh những tổn thất mà nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân miền Bắc phải gánh chịu, qua đó giáo viên giáo dục cho học sinh lòng căm thù giặc, yêu quý những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng nên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau khi đất nước được giải phóng không chỉ là vấn đề tập trung khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh và khôi phục kinh tế mà còn có nhiệm vụ khác là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976). Để làm rõ nội dung này, giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ, đặt vấn đề, trao đổi, thảo luận câu hỏi : “Vì sao sau khi thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, chúng ta cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?”. Qua trao đổi, thảo luận câu hỏi giáo viên vừa nêu, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cần phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Kết hợp với đặt câu hỏi, giáo viên sử dụng đoạn tư liệu : “Thống nhất đất nước về mặt nhà nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam.” 2 Qua đoạn tư liệu này, học sinh nhận thức được rằng, phát huy truyền thống dân tộc, tinh thần đoàn kết, gắn bó thì thống nhất đất nước về mặt nhà nước là đáp lại nguyện vọng tha thiết của cả dân tộc, mong muốn Bắc- Nam sum họp một nhà. Từ đó, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức đoàn kết, tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. 1 2 ĐCS VN, báo cáo chính trị BCH TƯ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV, trang 37-38 Nghị quyết của ĐCS VN, lần thứ 24 BCH TUĐ 1975 11 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Giáo viên cho học sinh quan sát hình Đại hội VI (12/1986) Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: “Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986 ) của ĐCS VN được xem là đại hội mở đầu công cuộc đổi mới ở nước ta?.” Từ đó giáo viên khái quát cho học sinh biết được tình hình đất nước ta trước khi đổi mới gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Để đưa đất nước vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới đã và đang dành được nhiều thắng lợi. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới là đúng, bước đi công cuộc đổi mới là phù hợp. Giáo viên sử dụng kết hợp với đoạn tư liệu nói về công cuộc đổi mới “Đại hội lần thứ VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng. Thành công lớn nhất của Đại hội là đã hoạch định được đường lối đổi mới toàn diện và triệt để, kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong bối cảnh sự nghiệp cách mạng gặp nhiều khó khăn thử thách, đường lối đổi mới của Đại hội VI thể hiện sinh động của sự phát triển về tư duy lí luận và tinh thần sáng tạo của Đảng, mở đầu cho thời kì đổi mới toàn diện của Việt Nam” 1. Qua đó giáo viên giáo dục cho học sinh tinh thần say mê sáng tạo trong lao động sản xuất, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng yêu quý đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu nước xã hội chủ nghĩa. Từ 1986-2000, đất nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, khẳng định sự nghiệp đổi mới là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là cơ bản phù hợp. Trong khi dạy phần này, giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh về những thành tựu mà chúng ta đạt được sau khi tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về thành tựu kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước 1 Phan Ngọc Liên, Biên niên các Đại hội ĐSCVN, tập II, NXB từ điển bách khoa Hà Nội, 2006 12 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Đồng thời giáo viên có thể hát cho học sinh nghe về những bài hát ca ngợi tinh thần hăng say lao động, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Như bài Thành phố trẻ: “Em đi đâu về, mà tóc đầy me, em ngồi em chải, nghĩ gì vui thế…mà cười một mình. Anh đi đâu về, dầu máy đầy tay, lưng trần gió bể, nghĩ gì vui thế…nhìn người vợ hiền. Thành phố tôi rất trẻ, bạn hãy nghe họ hát…về mình. Bằng trái tim rất trẻ, bằng khát khao bỏng cháy…” Bài ca xây dựng. “Bạn đời ơi, bạn có nghe hay niềm vui của những người dọn đến khu nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong. 13 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Và em thân yêu ơi, ngày mai chúng ta lại lên đường đến những chân trời mới. Niềm vui của đôi ta về ngôi nhà thầm mong ước đã chan hoà trong niềm vui chung như nước sông ra biển lớn... Ơi...” Ngoài ra, giáo viên kể cho học sinh biết những tấm gương say mê trong lao động, trong sản xuất, cải tiến công cụ sản xuất như anh nông dân ở Tây Ninh chế máy cắt cỏ thành máy cắt lúa, tiết kiệm sức lao động cho 19 người, hay anh bộ đội ở Long An chế ra máy gặt đập phù hợp với địa bàn vùng sông nước, chi phí làm ra máy thấp. Hay anh Hồ Giáo được phong tặng anh hùng lao động trong việc nuôi bò sữa. Và rất nhiều tấm gương khác về tinh thần hăng say lao động, sáng tạo của con người Việt Nam. Từ những hình ảnh, bài hát, giáo viên giáo dục cho học sinh về tinh thần say mê sáng tạo trong lao động sản xuất, trong học tập nghiên cứu vì sự phát triển của bản thân, cộng đồng và đất nước. Giáo dục cho học sinh biết ơn những thành quả trong lao động sản xuất mà cha ông đã để lại. 4.2.1.2 Những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực văn hoá- xã hội Được đề cập trong rất nhiều tài liệu, hình ảnh, phim tư liệu, giáo viên có thể khai thác làm cho bài giảng thêm phong phú, qua đó cũng giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần hăng say trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạo đức. Giáo viên thông báo cho học sinh biết những thàng tựu đất nước ta đạt được trên lĩnh vực văn hoá, khoa hoc, kĩ thuật: “Hoạt động khoa học công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới, tỉ lệ người biết chữ trong nhân dân đã nâng lên đạt mức 90%, tỉ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi phô cập tiểu học và số học sinh phổ thông các cấp học tăng. Mạng lưới trường phổ thông mở rộng đến các xã, phường, cơ sở vật chất được cải thiện….”1 Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh mà đất nước ta đạt được trên lĩnh vực văn hoá, xã hội. 1 Lê Mậu Hãn (chủ biên) Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB GD, HN, 2003, trang 321 14 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… Tuy nhiên trên con đường đổi mới đất nước, thành tựu chúng ta đạt được là rất lớn nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Giáo viên sử dụng đoạn tư liệu sau: “Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh, các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng còn thấp…” 1 Việc sử dụng tài liệu, hình ảnh trong bất kì trường hợp nào, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi về một số vấn đề và tự trả lời. “Biểu hiện những thành tựu nước ta đạt được trên lĩnh vực khoa hoc, giáo dục, y tế là gì?” “Những thành tựu mà chúng ta đạt được khẳng định điều gì? “Những yếu kém, hạn chế của nước ta trong công cuộc đổi mới là gì?” Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tích cực để tiếp thu kiến thức mới, đào sâu suy nghĩ những vấn đề cơ bản được đặt ra, trả lời các câu hỏi kiểm tra, phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong việc nêu và giải quyết vấn đề. Rèn luện kĩ năng sử dụng tài liệu, quan sát hình ảnh. Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính yêu quần chúng nhân dân lao động, nhũng người sáng tao nên lịch sử, sáng tạo nên những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, để lại cho hậu thế ngày nay vẫn còn phát huy tác dụng. 4.2.1.3 Những bài về đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, nhân dân ta không muốn gì hơn là được sống yên ổn, đem tài năng và sức lực xây dựng đất nước phồn vinh, cuộc sống văn minh, hạnh phúc, chung sống hòa bình, hữu nghị với các nước, các quốc gia trên thế giới. Song, 1 Theo SGK LS 12 (CTC) trang 215 15 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… công cuộc xây dựng đất nước tiến hành chưa được bao lâu thì dân tộc ta phải đương đầu với những khó khăn và thử thách mới. Trong đó, tiêu biểu là cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới và biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Giáo viên sử dụng đọan tư liệu lịch sử :”Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tập đoàn “Khơ me đỏ” ở Campuchia do Pôn Pốt cầm đầu đã mở những cuộc hành quân khiêu khích, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Đầu tháng 5/1975, chúng cho quân đổ bộ dánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó đánh chiếm đảo Thổ Chu”1 “Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu)”2 Hai đoạn tư liệu trên giáo viên sử dụng để giảng về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975-1979), nhằm để giáo dục học sinh tinh thần xả thân vì quê hương đất nước, bồi dưỡng tình cảm về truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân ta và suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước ngày nay. Hiện nay vấn đề biển Đông được xem là vấn đề nóng hổi và mang tính thời sự, do vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ. Xét về yếu tố lịch sử thì vào khoảng nửa đầu thế kỉ XIX, chính quyền nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, do vị trí và nguồn tài nguyên ở đây đã khiến các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đặc biệt là Trung Quốc. Trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo, “ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn. Các anh ngã xuống đã tô thắm thêm lá cờ của Tổ quốc Việt Nam, là sự tự hào cùa dân tộc Việt Nam.” [6] Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc, nhà nước chúng ta đã có những biện pháp tích cực như tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực bảo vệ chủ quyền, vận động quốc tế, đàm phán, thăm viếng hữu nghị, nhằm giải quyết vấn đề biển Đông bằng con đường hòa bình. Qua đây, giáo viên cũng giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, biến mình trở thành tuyên truyền viên tích cực, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính. 4.2.1.4. Những bài về quan hệ, hội nhập quốc tế Một nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đọan từ 1975 đến 2000 đó chính là vấn đề quan hệ, hội nhập quốc tế. Ở đây, giáo viên có thể lồng ghép vào việc dạy các phần học trên lớp nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính. Chẳng hạn, khi dạy về liên hiệp quốc, giáo viên lồng ghép sự kiện Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977, 1 2 Theo SGK LS 12 (CTC) trang 206-207 Theo SGK LS 12 (CTC) trang 207 16 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung Trường THPT Xuân Thọ Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh… hay khi day phần “tổ chức ASEAN” lồng ghép sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, gia nhập WTO năm 2006, gia nhập APEC… Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh, kết hợp với việc tường thuật, miêu tả việc Việt Nam gia nhập các tổ chức: Việt Nam gia nhập ASEAN 1995 Việt Nam đăng cai hội nghị APEC 2006 17 Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan