Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp dạy và học phân môn luyện từ và câu lớp 2....

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy và học phân môn luyện từ và câu lớp 2.

.DOC
13
187
95

Mô tả:

Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 SKKN: Một số biện pháp dạy và học Luyện từ và câu lớp 2. Trần Thị Minh Thu – TH Sơn Thủy PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài: Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn mới mẻ đối với học sinh lớp 2. Và là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng. Trong thực tế, phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khoá mở ra kho tàng văn hoá trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hoá, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc luyện từ và câu có một vai trò quan trọng, nó giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như trong cuộc sống. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt và văn hoá hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khoá mở ra kho tàng văn hoá trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hoá, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc luyện từ và câu có một vai trò quan trọng, giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hoá, trong việc viết văn bản. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em có tư tưởng, tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ những yêu cầu rèn luyện kĩ năng luyện từ, đặt câu cho học sinh Tiểu học, rèn cho các em một số phẩm chất như : óc thẩm mĩ, tính kỷ luật, đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Chính vì vậy, chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng. Có dạy tốt thì kết quả học tập của học sinh mới được nâng cao. Giáo viên có dạy tốt hay không được đánh giá ở chính thành tích học tập của các em. Dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là cần thiết, bởi học sinh không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm được ngôn ngữ như một phương pháp giao tiếp. Việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho học sinh được học tập, phát triển toàn diện. Khả năng giáo dục nhiều mặt của Luyện từ và câu là rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp…và các phẩm chất đạo đức như tính cẩn Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 1 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 thận, cần cù. Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn cho học sinh kĩ năng nói, đọc viết. Do đó, mỗi người giáo viên cần làm thế nào để hướng dẫn học sinh học tập phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao là điều tôi luôn suy nghĩ. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn và nghiên cứu kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy và học Luyện từ và câu lớp 2 ” PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu. 1. Cơ sở khoa học: Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 2. Do đó, trong quá trình học phân môn Luyện từ và câu học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt câu, chữ, từ và sử dụng các từ trong câu hay việc dùng các từ để đặt câu.Trong giao tiếp nhiều khi các em dùng từ, đặt câu chưa chính xác, đôi khiv Nói, viết câu còn lủng củng vì các em còn nhỏ tuổi, chưa có sự trau chuốt trong cách dùng từ, đặt câu. Chính vì vậy cần có sự hướng dẫn của giáo viên để các em được học tốt phân môn này. 2. Cơ sở thực tiễn: Ngay từ đầu chương trình Luyện từ và câu lớp 2, học sinh được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó, kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng trong cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp. Trong giao tiếp nhiều khi các em dùng từ, nói câu chưa chính xác, đôi khi còn lủng củng vì các em còn nhỏ tuổi, các em thường nói và làm như suy nghĩ của mình mà chưa có sự lựa chọn từ, câu cho thích hợp, chưa có sự trau chuốt trong cách dùng từ, câu trong các câu nói. Chính vì vậy cần có sự hướng dẫn của giáo viên, sự định hướng đúng đắn để các em phát triển theo hướng tích cực. Với những cơ sở trên tôi đi sâu vào tìm hiểu khả năng phân biệt từ và câu, khả năng nhận biết từ và cách dùng từ để đặt câu của học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 2 để thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của học sinh trong quá trình học tập nói chung và học phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Qua thực tế nhiều năm dạy học ở lớp 2 và qua một số tiết dự giờ tôi thấy giáo viên đã giảng dạy đúng nội dung chương trình, đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng môn học, học sinh nắm được kiến thức và vận dụng làm bài tập tương đối tốt . Bên cạnh đó còn nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy phân môn này như: - Dạy luyện từ và câu khó so với các phân môn khác, có nhiều từ, câu chưa phân định rõ ràng, nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó, trong khi giảng dạy giáo viên còn bí từ và giải nghĩa từ cho học sinh còn lúng túng. - Giờ luyện từ và câu thường trầm không sôi nổi. Có một số em còn ít chú ý vào bài giảng. - Dạy Luyện từ và câu là khó vì ngay cả giáo viên nhiều khi còn chưa phân biệt chính xác các từ, câu nên rất khó trong việc giải thích cho học sinh hiểu được nội dung bài. Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 2 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 - Nội dung một số bài tập yêu cầu cao so với học sinh trung bình. - Do nhận thức của các em chủ yếu là cảm tính nên sự vận dụng vốn sống vào trong bài tập đôi lúc còn thiếu chính xác. Bên cạnh đó khả năng xác định từ, câu của học sinh chưa tốt, các em còn nhầm lẫn cách sử dụng giữa dấu chấm và dấu chấm hỏi. - Từ việc làm bài tập của học sinh ta dễ dàng thấy được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh là chưa cao, với bài tập đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo thì kết quả làm bài tập của các em còn hạn chế. - Đồ dùng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết họcdo đó trong các tiết dạy giáo viên phải làmthêm nhiều đồ dùng trực quan : vẽ tranh, phóng tranh ở SGK, sưu tầm các hình ảnh.... Qua đợt kiểm tra định kì lần 1 chất lượng môn Tiếng việt ở lớp 2A đạt kết quả như sau: TT Lớp SHS G K TB Y 1 2A 17 em 3 em 3em 6 em 5 em - Qua mỗi đợt kiểm tra, mỗi giáo viên lấy làm định hướng cho quá trình dạy học của mình. Bản thân tôi cũng băn khoăn lựa chọn các biện pháp để nâng cao chất lượng của dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. II. Nội dung phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2. 1. Nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 2 gồm 3 mảng kiến thức: - Về từ gồm có từ vựng và từ loại : Về từ vựng là mở rộng vốn từ và sử dụng từ theo chủ điểm. Về từ loại là bước đầu rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật, hoạt động trạng thái, đặc điểm - tính chất. - Về câu : Lần lượt làm quen với các kiểu câu cơ bản : Ai là gì?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?; các bộ phận của câu ( Trả lời câu hỏi: Ai?, Là gì ?, Làm gì ?, Thế nào ?, Khi nào ?, Ở đâu ?, Vì sao?. ) - Về các dấu câu ( Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm than.) 2. Quy trình giảng dạy I/ Kiểm tra bài cũ Yêu nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho VD minh họa. II/ Dạy bài mới. A/ Giới thiệu bài: b/ Hướng dẫn làm bài tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong Sgk theo trình tự chung: - Đọc và xác định yêu cầu chung của bài tập. - Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập mẫu. - Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của GV. C/ Tổ chức trao đổi, trình bày nhận xét về kết quả. Rút ra những điều ghi nhớ về kiến thức . D/ Củng cố, dặn dò: GV chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập. III. Mét sè biÖn ph¸p gi¶ng d¹y ph©n m«n LuyÖn tõ vµ c©u ë líp 2. Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 3 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 Dạy Luyện từ và câu lớp 2 chủ yếu là hướng dẫn HS thực hành. Thông qua thực hành để híng dÉn häc sinh vận dụng những điều đã biết, đã học vào việc thực hiện các bài tập. Và cũng từ các bài tập, giáo viên sẽ hệ thống hoá những tri thức sơ giản về từ và câu cho học sinh. Để tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tập, mỗi giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau: 1. Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập và hướng dẫn mẫu một phần của bài tập : Mỗi bài tập đều nhằm mục đích rèn luyện một số kĩ năng nhất định. Do tính chất phong phú về hình thức và kiểu loại nên tuỳ theo loại bài tập - GV hướng dẫn cho HS nắm vững yêu cầu của từng bài tập. Ví dụ: - Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. (Tuần 5) Em là học sinh lớp 2. Với bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được yêu cầu của bài tập, sau đó có thể sử dụng câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện câu trên thuộc kiểu câu: Ai là gì? Từ em là bộ phận trả lời cho câu hỏi : Ai? cụm từ: là học sinh lớp 2 là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Là gì?. Từ đó HS sẽ đặt được câu hỏi đúng với yêu cầu của đề bài. - Ai là học sinh lớp 2 ? VÝ dô: XÕp tªn c¸c loµi chim cho trong ngoÆc ®¬n vµo nhãm thÝch hîp ( TuÇn 21) - Gi¸o viªn híng dÉn häc sinh hiÓu yªu cÇu, sau ®ã gäi häc sinh nªu tªn c¸c loµi chim cã trong ¶nh.( Gi¸o viªn tr×nh chiÕu, su tÇm ¶nh vÒ c¸c loµi chim..) cho häc sinh xem. - Gi¸o viªn gi¶i thÝch mÉu vÒ d×nh d¸ng, c¸ch kiÕm ¨n, tiÕng kªu; yªu cÇu häc sinh th¶o luËn theo nhãm ®«i vµ ghi tªn c¸c loµi chim vµo cét theo yªu cÇu. -Gäi ®¹i diªn mét sè nhãm tr×nh bµy kÕt qu¶. Gv cñng cè, ghi kÕt qu¶ ®óng. Gäi tªn theo h×nh d¸ng Gäi tªn theo tiÕng kªu Gäi tªn theo c¸ch kiÕm ¨n tu hó bãi c¸ M: Chim c¸nh côt cuèc chim gâ kiÕn vµng anh qu¹ chim s©u có mÌo 2. Hướng dẫn HS tiến hành làm bài tập : SGV đã hướng dẫn GV khá cụ thể các hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập như : làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc cả lớp, tổ chức trò chơi học tập ...Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện cụ thể, GV có hình thức và biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện cho tất cả HS đều đựợc hoạt động, đều được bộc lộ và phát triển. Việc chọn các biện pháp để các HS trình bày bài tập cũng phải được GV hướng dẫn một cách cụ thể rõ ràng : - Đối với bài tập làm cá nhân: đây là những bài tập yêu cầu một cách cụ thể như trả lời một câu hỏi, nêu ý kiến ... GV nên cho những HS học còn chậm được trình bày trước để các bạn có cơ hội bổ sung sửa chữa. - Đối với bài tập làm việc theo nhóm : Là những bài tập tương đối trừu tượng hoặc có tính khái quát. Bài tập phải giải quyết nhiều đơn vị kiến thức, đòi hỏi có sự thảo luận, trao đổi, bàn bạc để có câu trả lời. - Đối với bài tập làm việc cả lớp : là các dạng bài tập không cần phải suy nghĩ lâu mới trả lời. GV cần quan tâm đến các đối tượng HS khá giỏi. - Đối với trò chơi học tập : Là một hình thức học tập để làm cho lớp học sinh động và hấp dẫn hơn đối với HS. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng có thể tổ chức trò chơi học tập mà GV nên chọn những bài tập có nhiều đơn vị Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 4 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 kiến thức để huy động nhiều em tham gia, tránh tổ chức trò chơi học tập nhưng thực tế chỉ được một nhóm, hoặc một số em chơi khiến cho những HS khác không có cơ hội ®îc tham gia. Ví dụ: Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc. - GV chia lớp thành 4 nhóm – phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ. - Phổ biến luật chơi : Trò chơi diễn ra 2 vòng. + Vòng 1: GV đọc lần lựơt từng câu đố về các loài chim. 1. Con gì biết đánh thức mọi người vào mỗi buổi sáng ? ( con gà trống ) 2. Con chim có mỏ vàng biết nói tiếng người ? ( vẹt ) 3. Con chim này còn gọi là chim chiền chiện. ( sơn ca ) 4. Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu:’’ luống rau xanh sâu đang phá, ....có thích không …( chích bông ). 5. Chim gì bơi rất giỏi sống ở Bắc Cực ? ( cánh cụt) 6. Chim gì có khuôn mặt giống với con mèo ? ( cú mèo) 7. Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất ? ( công ). Mỗi lần GV đọc, các nhóm phất cờ giành quyền trả lời, đội nào phất cờ nhanh, trả lời đúng được 1 điểm, nếu sai không được điểm. +Vòng 2. GV yêu cầu các nhóm đọc từng câu đố nhau. Nhóm 1 đọc câu đố, 2 nhóm kia giành quyền trả lời và đổi lại. Nếu nhóm trả lời được câu đố thì được 3 điểm, nếu không …thì đội ra câu đố bị trừ 2 điểm. - GV theo dõi các nhóm chơi - GV tổng kết, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc. Ví dụ: Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa. - GV phân chia học sinh thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm. - HS thảo luận nhóm, cử thư ký ghi vào phiếu học tập. *Nhóm 1: Mùa xuân có những loại hoa, quả nào ? Thời tiết như thế nào ? (Mùa xuân có hoa mai, đào, hoa thược dược. Quả mận, quýt, xoài, vải, bưởi, dưa hấu…Thời tiết ấm áp có mưa phùn....) *Nhóm 2: Mùa hạ có những loại hoa, quả nào? Thời tiết như thế nào ? (Mùa hạ có hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn… Có quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm…Thời tiết oi nồng, nóng bức...) *Nhóm 3: Mùa thu có những loại hoa, quả nào? Thời tiết như thế nào ? (Mùa thu có loài hoa cúc. hoa sen.. Có quả bưởi, hồng, na...Thời tiết mát mẻ..). *Nhóm 4: Mùa đông có những loại hoa, quả nào ? Thời tiết như thế nào ? (Mùa đông có hoa mận, hoa đào, hoa mai... Có quả cam, lê ... Thời tiết lạnh giá, có mưa phùn gió bấc....). - Gọi đại diện các nhóm báo cáo. 3. Tổ chức cho HS trao đổi, tr×nh bµy nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức: - Ngoài việc tạo điều kiện cho HS làm bài tập , GV cần bố trí cho HS trình bày kết quả mình đã làm được. Đây là cơ sở để GV đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS đồng thời có tác động kích thích HS tích cực làm việc. Tuỳ theo hình thức làm bài : GV chọn cách trình bày của HS như : Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 5 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 * Đối với bài tập làm việc cá nhân, GV cho học sinh trình bày kết quả cho cả lớp cùng nghe rồi trao đổi nhận xét và rút ra kết luận, những học sinh khác tự đánh giá để đối chiếu với kết quả mình làm được để điều chỉnh, sửa chữa. *Đối với bài tập làm việc theo nhóm, GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả, việc trình bày kết quả của nhóm cũng cần lưu ý tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong nhóm trình bày, không nên để nhóm trưởng hoặc một số em khá giỏi trình bày, những em khác chỉ biết phụ thuộc vào bạn. Cũng có bài tập nên cho học sinh trong nhóm tự đánh giá kết quả của mình rồi tự sửa chữa. Quá trình hướng dẫn trao đổi – nhận xét – GV nên tạo điều kiện cho nhiều em trình bày ý kiến của mình, kể cả ý kiến đúng và ý kiến chưa đúng. Đối với những bài tập không có một lời giải duy nhất, GV cần biết xác nhận tất cả các lời giải đúng và nếu được thì nêu lời giải hay và chính xác nhất để các em học tập. VÝ dô: Khi d¹y c©u kiÓu : Ai / lµ g× ? Tríc khi vµo bµi d¹y gi¸o viªn cÇn ph©n tÝch mÉu, cho häc sinh ph©n tÝch vÝ dô vÒ kiÓu c©u::Ai / lµ g× ? Sau ®ã híng dÉn häc sinh thùc hµnh nãi vµ viÕt c©u theo mÉu: Ai / lµ g× ? C©u kiÓu Ai / lµ g× ? tøc lµ giíi thiÖu vÒ ngêi, vËt … nµo ®ã. VÝ dô: - B¹n Hïng / lµ häc sinh giái (Ai / lµ g× ?) Ai lµ g× - Trêng häc / lµ ng«i nhµ thø hai cña em (C¸i g× / lµ g× ?) C¸i g× lµ g× Sau ®ã gi¸o viªn cho häc sinh th¶o luËn theo nhãm ®«i vµ lµm bµi tËp sau: Bµi tËp : §Æt 1c©u theo mÉu díi ®©y råi ghi vµo chç trèng: Ai (hoÆc c¸i g×, con g×) MÉu: B¹n Hµ Vi lµ g× ? lµ häc sinh líp 2A. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………. ………………………………………… Khi häc sinh th¶o luËn lµm bµi, gi¸o viªn bao qu¸t, gîi ý cho c¸c nhãm. Mêi ®¹i diÖn c¸c nhãm nèi tiÕp nªu c©u cña nhãm m×nh. Gi¸o viªn chän nh÷ng c©u ®ñ ý ghi ë b¶ng. Sau ®ã tæ chøc cho c¶ líp nhËn xÐt, ®¸nh gi¸; gi¸o viªn kÕt luËn néi dung bµi tËp. ** Một số biện pháp dạy các dạng bài cụ thể: a. Dạy bài lý thuyết về từ: Ở lớp 2, có những bài dạy về lý thuyết từ như : Từ và câu, từ chỉ sự vật (Danh từ), từ chỉ hoạt động, trạng thái (động từ), từ ngữ chỉ đặc điểm, tình cảm (tính từ)… Những bài học này là tổng kết những kiến thức được rút ra từ những bài tập học sinh được làm. - Công việc đầu tiên của dạy từ là phải làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ, hiểu được tầm quan trọng của việc dạy nghĩa của từ. Muốn thực hiện được điều này người giáo viên phải hiểu nghĩa của từ, phải biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy, phù hợp với đối tượng học sinh. Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp giáo viên đưa vật thật, tranh ảnh… giải nghĩa từ bằng trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở Tiểu học vì nó góp phần Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 6 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị khá công phu. Ví dụ: Bài “Từ chỉ sự vật” (Tuần 3) giáo viên phải giải nghĩa cho học sinh các từ chỉ sự vật như : bộ đội, công nhân,… thông qua tranh và lời nói của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn phải giải nghĩa bằng ngữ cảnh, đó là đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu.. để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Giáo viên ng cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ trong ngữ cảnh. Ví dụ: Bài “Từ và câu” (Tuần 1). Giải thích từ “nhà” giáo viên có thể đưa từ nhà vào trong câu: Nơi em ở là ngôi nhà ba tầng. ++ Các nhúm bài tập về từ : Các loại bài tập, HS có thể đọc và tự xác định yêu cầu. Sau đó cùng nhau trao đổi cả lớp. Nhưng cũng có loại bài tập GV cần nhiều thời gian để hướng dẫn cho cả lớp nắm yêu cầu trước khi thực hành. * Loại bài tập HS đọc và tự xác định yêu cầu là những bài tập thuộc dạng bài tập đã được làm ở các tiết trước hoặc những bài tập yêu cầu thực hiện nhiệm vụ một cách đơn giản . Ví dụ : Bài tập 1: Tìm các từ (tuần 2 ) + Có tiếng học : M : học hành + Có tiếng tập : M : tập đọc. - Bài tập 1: Tìm các từ theo mẫu trong bảng : (một cột 3 từ ) (tuần 4 ) Chỉ người M : học sinh chỉ đồ vật M : ghế chỉ con vật M : chim sẻ chỉ cây cối M : xoài - Đối với các loại bài tập này, GV chỉ cần cho HS tự xác định yêu cầu bài tập, sau đó trao đổi với các bạn để tiến hành làm bài vì những từ đó rất gần gũi với các em, mở rộng thêm vốn từ các em đã được học trước đó. Ví dụ: BT1,2( trang 82.) 1. Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện: “Sáng kiến của bé Hà”. 2. Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết. -Yêu cầu của bài tập 1 là phải nhớ lại, đọc lại câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà” để tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng có trong câu chuyện. Sau đó, vận dụng vào bài tập 2, các em sẽ liên hệ thực tế ở gia đình, các em sẽ kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng của các em. Đối với loại bài tập này, gi¸o viªn híng dÉn häc sinh làm việc chung cả lớp để giúp học sinh t×m vµ biÕt thªm nhiÒu tõ chØ ngêi trong gia ®×nh. Ví dụ: Thím, cậu, dì, mợ, cụ, ..... b. Dạy bài tích cực hoá vốn từ: Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn làm rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập điền từ, bài tập đặt câu, bài tập tạo từ… Ví dụ: Bài “Từ ngữ về tình cảm” (Tuần 12) Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 7 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 Dùng mũi tên ( ) nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng rồi ghi các từ tìm được vào dòng dưới. Yêu thương quý kính mến - Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách : Hướng dẫn các em tạo các từ theo từng tiếng dưới dạng sơ đồ cây. Như tiếng “yêu” ta có các từ : yêu thương, yêu quý, yêu mến… tương tự như vậy học sinh sẽ tạo các từ tiếp theo. Với các dạng bài tập này giáo viên cần cho học sinh phân tích đề bài một cách rõ ràng. Khi cần giáo viên có thể giải thích để các em nắm được yêu cầu của bài tập. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần có những dự tính cho những tình huống và những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời. Ví dụ: Khi dạy bài : “Từ ngữ về muông thú” (Tuần 23) - Sau khi dạy xong bài, phần củng cố giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm tìm tên các con thú nguy hiểm và thú không nguy hiểm thì lúc đó có học sinh nêu: Con rắn. - Khi đó, giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu rắn không phải là loài thú mà là loài bò sát nên kể tên rắn vào đây là sai. Cuối cùng giáo viên phải kiểm tra, đánh giá nhắm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Với những bài làm sai giáo viên không nhận xét chung chung mà cần chỉ rõ sai ở đâu và chuyển từ lời giải sai sang lời giải đúng. c. Dạy bài mở rộng vốn từ: Cơ sở của việc hệ thống hoá vốn từ là sự tồn tại của từ trong ý thức con người, từ tồn tại trong đầu óc con người không phải là những yếu tố rời rạc mà là một hệ thống. Chúng được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định giữa các từ này với từ khác có một nét gì chung khiến ta phải nhớ đến từ kia nên từ được tích luỹ nhanh chóng hơn. Từ mới có thể được sử dụng trong lời nói và khi sử dụng nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh nhanh chóng huy động lựa chọn từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. Với mục đích tích luỹ nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng từ một cách dễ dàng, giáo viên đưa ra những từ theo một hệ thống và đồng thời xây dựng một bài tập hệ thống hoá vốn từ trong dạy từ. Ở lớp 2, các em được học từ theo chủ đề, cứ 2 tuần các em được học một chủ đề. Ví dụ: Khi dạy bài : “Từ ngữ về các môn học” (Tuần 7) Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh nắm được hệ thống của từ như : Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 8 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 - Những môn nào em được học nhiều nhất? (môn Toán và Tiếng Việt) - Ngoài ra em còn học những môn học nào khác nữa? (Tự nhiên – xã hội, đạo đức, nghệ thuật…) - Trong môn Tiếng Việt em học gồm có những phân môn nào? (Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, kể chuyện, tập làm văn) - Trong môn nghệ thuật em được học những phân môn nào? (Thủ công, âm nhạc, mĩ thuật) - Sau đó giáo viên dùng những tấm bìa khác màu để phân biệt các môn học. Giải các bài tập hệ thống hoá vốn từ, học sinh sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn học sinh làm những bài tập này giáo viên cần có vốn từ cần thiết và phân biệt được các loại từ. Ví dụ: Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh: a/ Cháu…… ông bà b/ Con …… cha mẹ c/ Em …… anh chị - Giáo viên phải xác định cho học sinh ở bài tập này phải điền những từ ngữ nói về tình cảm mà các em đã được học. - Sau đó học sinh có thể điền nhiều từ có nghĩa tương tự nhau. Ví dụ: Ở câu a: Cháu…… ông bà (học sinh có thể điền : kính yêu, kính trọng…) d. Dạy bài khái niệm câu. Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra theo các bước sau: - Đưa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm. - Để chuẩn bị dạy khái niệm câu giáo viên cần đặt trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm. Đây chính là nội dung mà giáo viên cần hướng dẫn tốt cho học sinh. Như vậy, để thực hiện giảng dạy phần khái niệm câu trong một bài, giáo viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp như: trực quan, hỏi đáp, phân tích, so sánh và giảng giải để rút ra kiến thức của bài học. Mục đích cuối cùng của việc dạy khái niệm câu trong nhà trường là sử dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống các nhóm bài tập về câu: + Các bài tập đặt và trả lời câu hỏi: - Các bài tập đặt và trả lời câu hỏi đều yêu cầu thay thế từ ngữ trong câu bằng từ ngữ khác có cùng chức năng để tạo câu mới theo gợi ý cho trước về nội dung và kiểu cấu tạo, ngoài ra còn bước đầu giúp học sinh nhận diện thành phần chính (trả lời câu hỏi Ai?/ Cái gì?/ Con gì?/ Là gì?/ làm gì?/ thế nào? …)Thành phần phụ (trả lời câu hỏi ở đâu?; Khi nào ?; Bao giờ ?; Vì sao ?… trong câu. - Khi hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (để tìm thành phần chính của câu). Gi¸o viªn cÇn gợi ý để các em xác định Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 9 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 xem câu cho trước thuộc mẫu câu nào, từ đó nhận biết bộ phận in đậm là thành phần nào trong câu, từ đó häc sinh biÕt c¸ch ®Æt câu hỏi phù hợp. Ví dụ: - Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. (Tuần 5) Em là học sinh lớp 2. Với bài tập này, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện câu trên thuộc kiểu câu: Ai là gì? Từ Em là bộ phận trả lời cho câu hỏi : Ai? cụm từ: là học sinh lớp 2 là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Là gì? Từ đó HS sẽ đặt được câu hỏi đúng với yêu cầu của đề bài. - Ai là học sinh lớp 2 ? Ở các bài tập yêu cầu đặt hoặc trả lời câu hỏi về các thành phần phụ trong câu, vị trí từ ngữ dùng để hỏi sẽ gợi ý vị trí của các từ ngữ trả lời câu hỏi và ngược lại. Ví dụ: a. Hỏi : Khi nào trường bạn nghỉ hè ? Trả lời: Tháng sáu, trường tôi nghỉ hè. (cùng ở đầu câu) b. Hỏi : Bạn làm bài tập này khi nào? Trả lời: Tôi làm bài tập này hôm qua. (cùng ở cuối câu) Như vậy khi trả lời câu hỏi, có thể căn cứ vào nội dung và vị trí của các từ để hỏi mà tìm câu trả lời tương ứng. Chính vì vậy, với những bài tập này,gi¸o viªn có thể linh hoạt hướng dẫn học sinh nhận biết vị trí của từ ngữ dùng để hỏi, từ đó tìm ra câu trả lời phù hợp. + Các bài tập tạo lập câu: Nhóm bài tập này có những kiểu cơ bản sau: a. Đối với các bài tập dùng từ đặt câu: Nhóm này gồm những dạng bài tập chính sau: - Bài tập sắp xếp các từ cho trước thành câu. - Bài tập sắp xếp lại trật tự các từ trong câu cho trước thành câu mới. - Bài tập đặt câu từ những từ cho trước. - Bài tập đặt câu theo gợi ý cho trước (Sự gợi ý có thể là tranh vẽ, là nội dung câu, là mô hình câu…) Đây là những bài tập yêu cầu học sinh đặt câu theo một mẫu đã học với một số từ ngữ cho trước và những gợi ý cần thiết. Học sinh có thể căn cứ vào bài tập mẫu để tạo ra khá nhiều câu mới. Việc đặt câu bao giờ cũng gắn với một mẫu câu nhất định . Chẳng hạn: Nếu ngữ liệu là từ chỉ hoạt động thì mẫu câu cần đặt sẽ là: “ Ai làm gì ?”. Còn nếu là từ chỉ đặc điểm, tính chất thì mẫu câu cần đặt là: " Ai thế nào ?" ... Hướng dẫn HS thực hành các bài tập này, GV cần chỉ rõ được mối quan hệ giữa bài tập và mẫu câu hay mối quan hệ giữa bài tập và ý nghĩa của từ. Khi GV đã làm được điều này, sau đó giúp học sinh tìm hiểu và thực hành làm bài tập. Ví dụ : Bài tập 3 (Tuần 13 ) Chọn và sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu : (1) (2) (3 ) Em, chị em quét dọn, giặt nhà cửa Linh, cậu bé xếp, rửa sách vở, bát đũa, quần áo Khi hướng dẫn HS làm bài tập này, GV sẽ gợi ý để học sinh nhận thấy: bài tập yêu cầu chọn và sắp xếp các từ đã cho để tạo câu theo kiểu: Ai làm gì ? Để tạo thành các câu theo yêu cầu đề bài. HS không cần đảo trật tự các nhóm 1, 2, 3 mà chỉ cần chọn lần lượt ở mỗi nhóm 1 từ có ý nghĩa phù hợp với nhau Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 10 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 để tạo câu theo mô hình mà bài tập đã gợi ý. Với những bài tập như thế. GV cần động viên khuyến khích để HS tạo ra nhiều câu đúng khác nhau như : - Em quét dọn nhà cöa. - Em giặt quần áo. - Linh xếp sách vở. - Linh rửa bát ®ũa ... Ví dụ : Bài tập 3(Tuần 2 ) - Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới . + Thu là bạn thân nhất của em . Học sinh có thể tạo các câu mới . - Em là bạn thân nhất của Thu - Bạn thân nhất của em là Thu - Bạn thân nhất của Thu là em. Sau khi häc sinh lµm xong, gi¸o viªn cñng cè: Tất cả các câu mới được tạo ra đều cùng một cấu trúc với câu cho trước: Kiểu câu: Ai là gì ?. b. §èi víi các bài tập điền từ vào chỗ trống : Đây là các bài tập cßn bỏ trống một số từ, yêu cầu HS chọn từ ngữ thích hợp điền vào để hoàn thiện câu. Muốn thực hiện bài tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa của từ và bước đầu hiểu đặc điểm ngữ pháp của từ. Với những bài tập này, ta gặp 2 trường hợp sau : + Trêng hîp 1: SGK không cho trước từ ngữ cần điền HS phải huy động trong vốn từ của mình đã học ở những bài tập trước đó để chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu . Ví dụ: Bµi tËp 2( Tuần 12). Em hãy chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh. a. Cháu ... ông bà . b. Con .... cha mẹ. c. Em .... anh chị . Những bài tập loại này không khó và sử dụng ngữ liệu là câu có cấu tạo đơn giản, có các từ ngữ gần gũi với vốn sống, vốn hiểu biết của HS. Chỗ dựa để tìm từ ngữ phù hợp là ngữ cảnh và các từ ngữ trong chủ điểm của tuần học. Ở bài tập trên, giáo viên hướng dẫn học sinh điền các từ chỉ hoạt động, trạng thái vào chỗ trống. HS có thể tìm được nhiều từ để điền lần lượt vào một chỗ trống . GV động viên các em chọn được càng nhiều từ để điền và tạo được nhiều câu càng tốt. Ví dụ: a. Cháu (kính yêu, quý mến, kính trọng, yêu quý....) ông bà. + Trêng hîp 2: SGK cho trước một số từ ngữ yêu cầu HS chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu. Ví dụ : BT1( Tuần 31 ) Em chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống .(nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay .) Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác... như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng .... ..Nhà Bác ở là một ngôi ..... khuất trong vườn Phủ Chủ Tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng......, hàng Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 11 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau gìơ làm việc, Bác thường ... chăm sóc cây, cho cá ăn. Thực tế dạy học cho thấy với những bài tập này nếu chỉ xác định yêu cầu rồi cho HS tự chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống, thì do không hiểu nghĩa của từ, HS sẽ sa vào tình trạng " đoán mò" nhiều HS điền từ không phù hợp. Chính vì vậy, cần phải giải nghĩa từ khó trước khi cho HS chọn từ điền vào chỗ trống. Ở bài tập này, GV cần giải nghĩa một số từ mà HS chưa rõ nghĩa như: đạm bạc, tinh khiết...... + Khâu tổ chức làm bài tập giáo viên phải nắm được trình tự làm bài tập và dự tính được những câu trả lời của học sinh và những sai phạm mà các em có thể mắc phải để chuẩn bị sẵn phương án sửa chữa khi học sinh không giải được bài tập thì giáo viên phải gợi ý cho học sinh. + Phải dành thời gian đúng mức cho khâu kiểm tra, đánh giá. Có thể cho học sinh kiểm tra nhận xét lẫn nhau, đánh giá không nhất thiết phải cho điểm nhưng có mẫu lời giải đúng để học sinhh tự đối chiếu, đánh giá bài làm của mình. Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2cũng như nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh. Sau khi áp dụng các giải pháp trên trong việc dạy học, kết quả khảo sát chất lượng lần 2 ( giữa kỳ II) ở lớp 2A đạt được như sau: TT Lớp SHS G K TB Y 1 2A 17 6 7 4 0 Từ thực tế trên tôi thấy kết quả thu được rất đáng mừng. Vì vậy theo tôi biết sử dụngvà kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, linh hoạt, biết quan tâm đến các đối tượng học sinh kịp thời, có hệ thống câu hỏi phù hợp trình độ học sinh là một việc cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Trong quá trình dạy học các môn học nói chung, cũng như để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu thì điều không thể thiếu là đòi hỏi sự nhiệt tình, gần gũi, thương yêu học sinh ở mỗi người giáo viên. Giáo viên cần không ngừng học tập để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể là: - Đối với tất cả các tiết dạy cần soạn bài và nghiên cứu kĩ trước khi đến lớp. - Xác định được mục tiêu cần đạt của bài dạy. - Việc sử dụng đồ dùng cần phù hợp với nội dung bài dạy. - Xác định thời gian hợp lí cho từng hoạt động. - Thực hiện đúng quy trình dạy học, thực hiện linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Cần phân chia các đối tượng học sinh trong lớp để dạy học có hiệu quả, tránh hiện tượng ‘‘quá tải’’ đối với học sinh yếu. Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 12 Mét sè biÖn ph¸p d¹y vµ häc LuyÖn tõ vµ c©u líp 2 - Giáo viên luôn gần gũi, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với tất cả học sinh. -Tham khảo những giờ dạy tốt của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân. 2. Kiến nghị - Đề xuất: Qua việc dạy học tôi xin có những kiến nghị - đề xuất sau: - Đối với học sinh: + Cần đọc trước bài học để tự kiểm tra kiến thức, tìm ra cách làm bài. + Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò tích cực trong hoạt động để có được kỷ năng cần thiết: nghe, đọc, nói, viết. - Đối với tổ chuyên môn và giáo viên: + Mỗi giáo viên cần soạn bài, nghiên cứu kĩ bài dạy; cần tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu để tìm hiểu, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài học, phù hợp đối tượng học sinh. + Mỗi giáo viên cần tích cực tìm hiểu, học hỏi và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy. + Giáo viên phải nắm vững mục tiêu, phương pháp, yêu cầu của phân môn Luyện từ và câu. + Tổ chuyên môn nên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt theo chuyên đề để trao đổi về quy trình, phương pháp dạy học hay hình thức tổ chức dạy học ở một số giờ học cụ thể. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi đã áp dụng thành công trong quá trình dạy học. Tôi rất mong được sự bổ sung, góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng nghịêp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoàn thành, ngày 10 tháng 3 năm 2014. Sang kiÕn kinh nghiÖm - N¨m häc: 2013- 2014 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất