Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4

.DOC
39
136
69

Mô tả:

Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mới. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên đất đai là chính và thời đại văn minh cônh nghiệp với nền kinh tế dựa trên tài nguyên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố : Thông tin - Tri thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất; Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất. Như vậy, người lao động ở mọi lĩnh vực trong thời đại ngày nay phải không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức đủ rộng, có tầm nhìn xa mang tính chiến lược và đủ chiều sâu để có thể giải quyết nhanh chóng hơn những công việc cụ thể, góp phần vào sự nhiệp CNH- HĐH đất nước. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo là phải đào tạo đội ngũ những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và làm chủ được công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng giáo dục, coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Tại hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 2 Để khẳng định rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển CNH- HĐH đất nước tại đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa đẫ đề ra: “ …Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”… Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh. Trước những yêu cầu thực tế đó, chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường tiểu học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt quyết định đến sự tồn tại của nhà trường. Chất lượng dạy học ấy phải được thể hiện bằng chất lượng toàn diện của các môn học: Toán, Tiếng Việt , tự nhiên xã hội, nghệ thuật, thể dục… trong đó môn Tiếng Việt là một môn học đặc biệt gồm nhiều phân môn, ở mỗi phân môn cụ thể lại có nội dung, phương pháp, cách thức dạy học khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau theo một logich nhất định : phân môn này chuẩn bị cho phân môn kia, những kỹ năng của phân môn này hỗ trợ cho phân môn kia cùng nhằm đạt mục tiêu của môn tiếng Việt ở tiểu học là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiêng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văv hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Học tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối cần thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn toán và một số môn khác, những kiến thức của môn tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 3 khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn tiếng Việt ( tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện ). Chính vì thế, việc dạy và học làm văn là vấn đề luôn luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau. *Cơ sở thực tiễn Đối với việc dạy cũng thế, trong việc kế thừa cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học có chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể, rõ ràng; Còn với phân môn tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Thực tế dạy học cho thấy: dạy tập làm văn là việc rèn luyện cho học sinh khả năng tổ chức giao tiếp, tổ chức lời nói ngay từ khi học sinh học sinh bắt đầu đi học, đây là một việc làm hết sức khó khăn mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Thường thì giáo viên nào cũng dạy đúng, đủ quy trình các phân môn như tập đọc, luyện từ và câu…, có nhiều giáo viên còn dạy rất tốt các phân môn này. Nhưng với phân môn tập làm văn thì rất hiếm khi có giáo viên nào có đủ dũng cảm chọn nó làm phân môn hội giảng, cũng có rất ít giáo viên có khả năng dạy một giờ tập làm văn sinh động, hấp dẫn. Trong thực tế, giáo viên thường chưa quan tâm, chưa chú trọng lắmm đến phân môn này, thường chỉ hướng dẫn qua loa cho học sinh về nhà tự viết… Còn việc học thì sao?: Ngoài SGK tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho HS, giúp cho HS có có cái nhìn đa dạng, phong phú hơn. Nhưng những cuốn sách tham khảo của phân môn tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà thường đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Một thực tế nữa đó là học sinh lớp 4 tuy các em đã được tiếp xúc và thực hành các bài tập làm văn ở lớp Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 4 2 và lớp 3 xong các em vẫn viết văn theo kiểu công thức cứng nhắc, câu văn chỉ dừng ở mức độ có đủ chủ ngữ, vị ngữ rất ít những câu văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, bài văn thiếu sinh động, hấp dẫn. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên, để khắc phục những hạn chế trong việc dạy tập làm văn ở tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh có kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn miêu tả có chất lượng. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học phân môn tập làm văn nói chung và dạy học thể loại văn miêu tả nói riêng. - Tìm hiểu thực trạng, khảo sát năng lực làm văn của học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Hoµng Hoa Th¸m - ¢n Thi - Hng Yªn. - Tìm ra nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp dạy học tập làm văn lớp 4 ( thể loại văn miêu tả ) 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc dạy học tập làm văn lớp 4, đề xuất một số biện pháp khi dạy văn miêu tả lớp 4. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi Trường Tiểu học Hoµng Hoa Th¸m - ¢n Thi - Hng Yªn với việc dạy và học tập làm văn lớp 4. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu. - Điều tra, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn. - Phân tích, tổng hợp. - Thực nghiệm, kiểm chứng. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 5 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Hoạt động giao tiếp và việc làm văn: - Giao tiếp là giao lưu, trao đổi tư tưởng tình cảm giữa con người với nhau trong xã hội có thể diễn ra bằng nhiều hình thức với nhiều phương tiện khác nhau, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người là ngôn ngữ. - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra giữa hai đối tượng giao tiếp: người sản sinh văn bản và người tiếp nhận ( lĩnh hội ) văn bản với sự tham gia của 5 nhân tố giao tiếp ( điều kiện hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, cách thức giao tiếp ) theo một quy trình khép kín: Người sản sinh văn bản ( người nói, người viết ) tạo lập ra văn bản ngôn từ và thông qua điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp đến với người tiếp nhận văn bản ( người nghe, người đọc ). Trong quy trình đó, làm văn chính là một khâu của hoạt động giao tiếp, đó chính là khâu sản sinh, tạo lập văn bản. Triết học Mác – Lê nin cho rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người , ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy mục đích của việc dạy tiếng Việt trong nhà trường là làm cho học sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, đảm bảo mối liên hệ giữa lời nói và tư duy, giúp học sinh nói có nội dung và phải biết diễn đạt một ý thành những cách nói khác nhau; đặc biệt là giúp học sinh biến ngôn ngữ ấy thành lời văn, thành những văn bản hoàn chỉnh. 2. Văn bản và đặc trưng của văn bản: 2.1. Văn bản : - Nghĩa rộng: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp mà trong đó con người sử dụng các vật liệu ngôn ngữ như: từ, cụm từ, câu, các quy tắc Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 6 kết hợp,... để tạo ra. Văn bản bao gồm một hoặc một số câu đi liền kề nhau theo một trật tự sắp xếp nhất định nhằm thông tin, truyền đạt tới đối tượng tiếp nhận một nội dung tư tưởng tình cảm nào đó để thực hiện mục đích giao tiếp nhất định. Hiểu theo nghĩa rộng này thì văn bản được dùng trùng với khái niệm ngôn bản. - Nghĩa hẹp: Văn bản được dùng theo nghĩa hẹp để phân biệt với ngôn bản. Văn bản là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản dể nhằm thực hiên một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định. 2.2. Đặc trưng cơ bản của văn bản: - Tính liên kết : Là một đặc trưng cần yếu nhất của văn bản. Tính liên kết là sự liên quan, ràng buộc, gắn bó, thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố ngôn ngữ trong cùng một văn bản để cùng tập trung thể hện lên một chủ đề nhất định trong văn bản, thể hiện cả hai phương diện nội dung và hình thức. Về mặt nội dung: biểu hiện ở 2 khía cạnh ( liên kết chủ đề và liên kết logíc ) Liên kết chủ đề là sự liên kết về mặt nội dung ngữ nghĩa giữa các phát ngôn trong cùng một văn bản để cùng tập trung thể hiện lên một chủ đề nhất định thống nhất xuyên suốt toàn văn bản; Liên kết logíc là trật tự sắp xếp các mối quan hệ , các mối liên hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ trong cùng một văn bản theo một trình tự hợp lý hợp với quy luật của hiện thực khách quan và hợp với quy luật của nhận thức phản ánh. Về mặt hình thức: Đó là những biểu hiện cụ thể của liên kết nội dung trong văn bản được thể hiện ở hai phương diện ( phương thức liên kết và phương tiện liên kết): Phương thức liên kết là những biện pháp, cách thức chung trong việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết trong văn bản đó là phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép trật tự tuyến tính, phép so sánh đối chiếu, phép tỉnh lược, phép nối.; Phương tiện liên kết là những biểu hiện cụ thể của các phép liên kết trong việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ làm phương tiện để tạo ra sự liên kết trong văn bản. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 7 - Tính hoàn chỉnh: Tính hoàn chỉnh được hiểu là tính chất trọn vẹn, tính chất rõ ràng, đầy đủ của một văn bản cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện của nó Về mặt nội dung: Tính hoàn chỉnh được biểu hiện là mỗi văn bản phải trình bày thể hiện về một vấn đề nhất định để giúp người tiếp nhận nắm bắt được sự khởi đầu, quá trình diễn biến và sự kết thúc của sự vật hiện tượng, vấn đề được trình bày được thể hiện. Về mặt hình thức: Mỗi văn bản phải được tổ chức theo một kểu kết cấu nhất định thông thường đó là kết cấu 3 phần với mỗi chức năng riêng biệt của mỗi phần trong văn bản Phần mở đầu: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần thể hiện và nêu lên giới hạn, phạm vi, cách thức trình bày vấn đề của người viết. Phần giải quyết vấn đề: Toàn bộ quá trình hình thành một vấn đề cụ thể. Phần kết thúc: tổng kết, thâu tóm, khái quát vấn đề đã trình bày, bày tỏ thái độ, tình cảm, nêu lên tác dụng của vấn đề đã trình bày và liên hệ thực tế. 2.3. Đoạn văn – cơ sở trực tiếp của văn bản: - Khái niệm: Đoạn văn là tập hợp các câu văn đi liền kề nhau trong cùng một văn bản để cùng nhằm tập trung thể hiện một tiểu chủ đề nhất định ( một cấp độ ý nhất định ) trong chủ đề chung của văn bản, được ngăn cách với các đoạn văn khác bằng một dấu hiệu hình thức nhất định đó là sự khởi đầu bằng một chữ cái viết hoa và viết lui vào đầu dòng, kết thúc bằng một dấu chấm xuống dòng. - Các loại hình cấu trúc đoạn văn: Có bốn loại hình cấu trúc đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích.Trong văn miêu tả thường dùng kiểu cấu trúc song hành, đó là loại đoạn văn không có câu chủ đề, mỗi câu có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc thể hiện nội dung chủ đề. 3. Phong cách nghệ thuật và thể loại văn miêu tả: Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 8 3.1. Phong cách nghệ thuật: - Chức năng: Phong cách nghệ thuật có chức năng trình bày thông tin về những vấn đề đa dạng của cuộc sống với một số ngôn ngữ nghệ thuật, với những hiện tượng nghệ thuật để nhằm cung cấp cho người đọc những hiểu biết đa dạng về cuộc sống, góp phần bồi dưỡng, giáo dục họ vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn và dựng xây trong con người những cái đẹp. - Đặc điểm: Phong cách nghệ thuật có tính chất hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá, phong cách nghệ thuật sử dụng mọi loại từ ngữ vốn có trong cuộc sống: từ từ ngữ hiện đại đến từ ngữ cổ điển, từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, từ vay mượn... nhưng được chọn lọc, gọt giũa một cách kỹ lưỡng, công phu nhằm mục đích tạo dựng lên hình tượng nghệ thuật của tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của người viết. Việc sử dụng câu, tổ chức xây dựng toàn văn bản phong cách nghệ thuật cũng hết sức đa dạng, nó tuỳ thuộc vào năng lực, sở trường và mục đích sáng tạo của người viết. Các thể loại văn bản thuộc phong cách nghệ thuật gồm: Tường thuật, kể chuyện, miêu tả, trong đó có thể nói thể loại miêu tả có trong tất cả các thể loại khác ( trong tường thuật cũng có tả, trong kể chuyện cũng có tả ). 3.2. Thể loại văn miêu tả: - Khái niệm: Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh chân dung của đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật cả về hình thức bên ngoài lẫn những phẩm chất bên trong nhằm giúp người tiếp nhận có những hiểu biết và dung cảm cảm nhận về đối tượng đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình. -Đặc điểm: Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 9 viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. - Kết cấu: Kết cấu bài văn miêu tả cũng tuân thủ kết cấu 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cản, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả. Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định. Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả. Như vậy, bài văn là một văn bản gồm ngôn từ, nội dung chứa trong ngôn từ chính là văn. Văn và ngữ luôn sóng đôi với nhau: văn cần đến ngữ để biểu hiện, ngữ cần đến văn để nói lên ý nghĩa.Văn là nghệ thuật của ngôn từ, văn là cái đẹp, có người lại nói văn học là nhân học, văn học là tình cảm, đạo đức lý tưởng, là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người. Văn có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc. 4. Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4: Loại văn bản Số tiết dạy Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Học kỳ I Học kỳ II 19 - Kể chuyện Trang: 10 Cả năm 19 - Miêu tả: + Khái niệm miêu tả 1 + Miêu tả đồ vật 6 1 4 10 + Miêu tả cây cối 11 11 + Miêu tả con vật 8 8 - Các loại văn khác: + Viết thư 3 3 + Trao đổi ý kiến 2 2 + Giới thiệu hoạt động 1 1 2 + Tóm tắt tin tức 3 3 + Điền vào giấy tờ in sẵn 3 3 30tiết 62 tiết * Tổng số: 32 tiết Như vậy, ta thấy số tiết học về văn miêu tả là 30 tiết trong tổng số 62 tiết tập làm văn của cả năm học, rõ ràng là văn miêu tả chiếm gần nửa số tiết học cả năm ( Không kể những tiết ôn tập ).Trong đó văn miêu tả kiến thức được trang bị cho học sinh bao gồm: - Thế nào là miêu tả? - Quan sát để miêu tả cho sinh động. - Trình tự miêu tả ( đồ vật, con vật, cây cối ). - Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả ( đồ vật, con vật, cây cối ). Các kiến thức trên được cụ thể hoá qua hai loại bài : Loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành  Loại bài hình thành kiến thức được cấu trúc theo 3 phần : Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 (I) Trang: 11 Nhận xét : Bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý học sinh khảo sát văn bản để tự rút ra một số nhận xét về đặc điểm loại văn, kiến thức cần ghi nhớ. (II) Ghi nhớ : Gồm những kiến thức cơ bản rút ra từ phần nhận xét. (III) Luyện tập : Gồm từ 1 đến 3 bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức tiếp nhận trong bài học.  Loại bài luyện tập thực hành Chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng tập làm văn, do vậy nội dung thường gồm 3, 4 bài tập nhỏ hoặc 1 đề bài tập làm văn kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo hai hình thức : nói, viết * Quy trình giảng dạy : Về cơ bản, quy trình giảng dạy các bài học của phân môn tập làm văn là quy trình hướng dẫn học sinh thực hành tự tìm ra kiến thức và luyện tập trau dồi các kỹ năng phục vụ cho việc sản sinh ngôn bản. Tuy nhiên, căn cứ vào cấu trúc nội dung của hai loại bài học, hoạt động dạy bài mới được tiến hành có điểm khác nhau như sau : (A) Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ hoặc làm bài tập đã thực hành ở tiết trước ( hoặc giáo viên nhận xét kết quả chấm bài tập làm văn, nếu có). (B) Dạy bài mới ( 1) Giới thiệu bài : Dựa vào nội dung và mục đích yêu cầu của bài dạy cụ thể, giáo viên có thể dẫn dắt, giới thiệu bài bằng những cách khác nhau, sao cho thích hợp. (2) Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức và luyện tập * Đối với loại bài hình thành kiến thức : (a) Hướng dẫn học sinh nhận xét : Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục I (Nhận xét) trong SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm của loại văn thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 12 tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ ( được diễn đạt ngắn gọn, súc tích ở mục II trong SGK). (b) Hướng dẫn học sinh ghi nhớ : Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ kỹ mục II ( ghi nhớ ) trong SGK, sau đó có thể nhắc lại để học thuộc và nắm vững. (c) Hướng dẫn học sinh luyện tập : Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập ở mục III ( Luyện tập ) trong SGK theo trình tự các thao tác : Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập ; thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập ( có thể làm thử một phần bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó trao đổi, thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm...) ; nêu kết quả trước lớp để giáo viên nhận xét, đánh giá nhằm củng cố kiến thức và hình thành kỹ năng theo yêu cầu của bài học. * Đối với loại bài luyện tập thực hành : Đây là loại bài chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng làm văn. Nội dung bài học thường gồm 3, 4 bài tập hoặc 1 đề bài tập làm văn. Dựa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự các thao tác đã nêu ở mục (c) của loại bài hình thành kiến thức, hoặc hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện từng nội dung gợi ý trong SGK để luyện tập các kỹ năng tập làm văn dưới hình thức nói, viết theo đề bài cho trước. (3) Củng cố, dặn dò Giáo viên giúp học sinh nhắc lại những điểm chính của nội dung bài học hoặc yêu cầu luyện tập thực hành ; nhận xét, đánh giá chung về kết quả tiết học ( biểu dương bài làm hay, động viên học sinh học tốt...) Dặn dò học sinh thực hiện công việc tiếp theo ( học bài cũ, chuẩn bị cho bài mới). II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN - THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Hoµng hoa th¸m ©n thi - hng yªn 1. §èi víi gi¸o viªn vµ c¬ së vËt chÊt. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 13 + Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc soạn - giảng còn hạn chế. Nhất là tài lệu tham khảo, mặc dù nhà trường đã có thư viện song đầu sách phục vụ công tác giảng dạy và sách nghiệp vụ còn rất hạn chế, giáo. Giáo viên chưa có tủ sách riêng cho mình nên hầu hết mỗi giáo viên lên lớp chỉ dựa vào sách giáo khoa và sách bài soạn là chủ yếu, rất ít giáo viên có các loại sách tham khảo khác để tự mở rộng kiến thức bài giảng mà tập làm văn lại đòi hỏi phải đọc nhiều, biết nhiều. + Giáo viên tiểu học phải dạy hầu hết các môn , phải chuẩn bị nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, hiện nay giáo viên lại phải dạy 2 buổi/ ngày nên. Bởi vậy giáo viên không thể có nhiều thời gian nghiên cứu sâu cho từng phân môn, do đó việc chuẩn bị kế hoạch bài học chỉ mang hình thức chiếu lệ. + Chương trình và sách giáo khoa mới kiến thức khá nhiều, nhất là với việc dạy tập làm văn lớp 4 – chương trình, sách giáo khoa và phương pháp hoàn toàn đổi mới so với trước đây và cũng rất khác so với lớp 2, 3. Lớp 2, 3 là giai đoạn đầu của tiểu học, kiến thức lớp 3 tuy có tăng nhưng phương pháp thì gần như lớp 2 nên giáo viên tiếp cận cũng dễ dàng hơn. Lên lớp 4 kiến thức tăng cao hơn hẳn, trước đây mỗi kiểu bài của thể loại văn miêu tả thường được cấu trúc dưới dạng các đề bài cho trước, mỗi đề bài lại được học trong 4 – 5 tiết: Quan sát tìm ý, lập dàn bài, làm bài miệng, làm bài viết, trả bài. Chương trình mới được cấu trúc khác hẳn: mỗi kiểu bài được học từ 8 – 11 tiết trong đó thường có 1 tiết lý thuyết chung, 1 tiết cho cấu tạo từng kiểu bài, 1tiết cho quan sát đối tượng miêu tả, 2- 3 tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, 1- 2 tiết luyện tập xây dựng đoạn mở bài và kết bài, 1tiết kiểm tra và 1 tiết trả bài. Rõ ràng chương trình mới không có sự gò bó, áp đặt học sinh phải miêu tả cùng một đối tượng nào cho trước mà tuỳ theo từng vùng, từng nơi, tuỳ từng em có thể lựa chọn đối tượng miêu tả miễn là trong cùng kiểu bài ( tả con vật hay tả cây cối, tả đồ vật), như vậy sẽ phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 14 Với cấu trúc chương trình như vậy đòi hỏi lao động sư phạm của giáo viên ở mức độ cao hơn rất nhiều, giáo viên không thể chỉ sao chép lại các nội dung của sách bài soạn, sách hướng dẫn, “soạn bài cốt chỉ để cho giám hiệu ký”, không thể cứ áp dụng phương pháp thuyết trình cổ điển, không thể hướng dẫn, gợi ý qua loa cho học sinh về nhà tự viết… mà đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, có sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp. Phải dạy sao cho giờ học là giờ hoạt động của học sinh, học sinh có hứng thú, tự giác, tích cực hoạt động, hoạt động, sáng tạo đi trên con đường đúng để phát hiện tri thức mới, chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng nhưng đậm nét, khó phai. Đó chính là quá trình biến mục tiêu bài học thành cái chủ quan của học sinh. Tức là thông qua hoạt động tích cực của học sinh mục tiêu bài học biến thành kiến thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ của học sinh. Với bất kỳ biện pháp, hình thức, phương tiện nào nếu giúp cho học sinh càng hoạt động nhiều thì người dạy càng thành công trong đổi mới phương pháp. Cái khó của giáo viên là ở chỗ làm sao gây hứng thú để học sinh độc lập, tự giác, tích cực làm việc, làm sao cho học sinh biết làm, biết trao đổi, biết phân tích, tổng hợp đúng, phát hiện đúng để có tri thức đúng. Đặc biệt khó hơn với phân môn tập làm văn ở lớp 4 bởi nó đòi hỏi học sinh phải có tư duy độc lập, phải hiểu được đối tượng miêu tả, biết tìm từ, đặt câu và diễn đạt thành lời, thành ý… Từ đó tưởng tượng, liên hệ xây dựng cho mình ý thức, tình cảm với đối tượng miêu tả, coi đối tượng miêu tả như con người, như người bạn thân. Thực trạng của việc dạy như vậy còn với việc học làm văn miêu tả thì sao? Qua tìm hiểu tôi đã thu được kết quả như sau: 2. Tình hình chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phân môn tập làm văn của học sinh * BẢNG CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT Khối Chất lượng môn tiếng Việt Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Số học Giỏi SL TL% Khá SL TL% Trang: 15 Trung bình SL TL% Yếu SL TL% sinh Hai 112 34 30,4 45 40,2 33 29,4 0 Ba 117 40 34,0 45 38,0 32 28,0 0 Bốn 129 21 16,0 42 32,1 67 51,9 0 ( Nguồn: Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2008-2009) Qua bảng thống kê ở trên ta thấy, chất lượng môn tiếng Việt của cũng tương đối cao, đa số học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản. Song ở đây ta cần chú ý đến chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh khối Hai, Ba, Bốn vµ N¨m. Ta thấy chất lượng của khối Hai, Ba gần như ngang nhau, còn khối Bốn chất lượng lại thấp hơn hẳn. Qua xem bài làm của học sinh và khảo sát tình hình học tập lớp của các em học sinh lớp 4 tôi thấy hầu hết các em nắm được kiến thức cơ bản của các phân môn luyện từ và câu, chính tả nhưng các em chưa biết vận dụng kiến thức của các phân môn này để làm bài tập làm văn. Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả, nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo một lối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,…Về mặt cấu tạo câu các em cũng còn mắc rất nhiều lỗi về thành phần câu, về nghĩa của câu,…được thống kê như sau:  Lỗi về cấu tạo ngữ pháp: - Câu không đủ thành phần: + Những bông hoa thơm ngát. + Trên cánh đồng làng, chạy dọc theo con sông. - Câu thừa thành phần : Lặp lại thành phần một cách không cần thiết. + Cún con đó là một con vật thật đáng yêu. + Quyển sách tiếng Việt đối với em là người bạn thân thiết của em. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 16 - Câu không phân định được thành phần: + Em phải giữ gìn chiếc bút chì đặt vào trong hộp. + Em thấy rất có ích đọc câu chuyện này.  Lỗi về nghĩa: - Câu sai nghĩa: + Bà em tinh mắt sâu kim trong bóng tối. + Con lợn nhà em bằng quả dưa hấu nặng 4 tạ. - Câu không rõ nghĩa: + Sáng nay tôi dậy muộn, tôi thấy cánh cửa hé mở, tôi không hiểu có chuyện gì, tôi ddi gọi cún con tôi cũng chẳng thấy cún con đâu. - Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu , giữa các vế câu: + Bỗng trước mặt hiện ra một giọng nói ấm áp. + Cái bàn đã rách nát. + Vì luôn yêu mến em cún con rất gầy gò. + Món quà nhỏ nhen nhưng em rất quý. + Chú Mèo có bộ lông mọc vàng ươm. + Nếu mưa to thì em học bài tốt. + Tuy nhà gần nhưng bạn đi học sớm.  Lỗi dấu câu: - Lỗi không dùng dấu câu trong từng câu hoặc trong cả bài không có dấu chấm, dấu phẩy - Lỗi sử dụng dấu câu sai: Chiếc cặp to to. Hình chữ nhật vông vắn.  Lỗi ngoài câu: - Lỗi câu lạc chủ đề: Chích bông là một con chim nhỏ trong thế giới loài chim. Chích bông đậu trên một cành cây nhỏ. Đầu chích bông tròn tròn như hòn bi. Hai chân chích bông như hai chiếc tăm. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 17 - Lỗi do các câu trong văn bản mâu thuẫn nhau về nghĩa: Từ nhà em đến trường không xa. Nhưng đó là cả một con đường xa đầy thơ mộng. - Các loại lỗi câu có nội dung trùng lặp vói câu khác trong văn bản: Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn thức đêm để trông nhà cho gia đình em. Tóm lại: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn luyện từ và câu nhưng khi áp dụng vào viết văn thì các em thường không chú ý diễn đạt nên đã mắc phải một số lỗi như đã liệt kê ở trên. Từ chỗ mắc lỗi về câu cộng với việc chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại nghèo nàn nên bài văn miêu tả của các em thường khô khan, lủng củng nghèo cảm xúc, bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả. Tôi đã cho khảo sát chất lượng làm văn của học sinh hai lớp 4B và 4Cđể làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này: Đề bài: Em hãy miêu tả một dụng cụ học tập của em mà em yêu thích nhất . Chú ý mở bài theo kiểu mở rộng. Kết quả cụ thể như sau: Lớp 4B 4C Số HS 28 25 Điểm Giỏi SL 1 1 TL% 3,6 4 Điểm Khá SL 5 3 TL% 17,9 12 Điểm TB SL 14 13 TL% 50,0 52 Điểm dưới TB SL TL% 8 28,5 8 32 Kết quả trên cho thấy, hai lớp 4B và 4C có số học sinh gÇn b»ng như nhau, chất lượng làm văn cũng gần tương đương nhau, bài làm có điểm khá, giỏi rất ít, chủ yếu là điểm trung bình, điểm dưới trung bình còn chiếm trên 28%. Từ thực trạng việc dạy học phân môn tập làm văn nói chung và việc dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng tôi thấy rất cần thiết phải có những Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 18 biện pháp sáng tạo trong dạy văn miêu tả lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4: 1. Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp: Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Trong con mắt trẻ thơ, với cái nhìn trong trẻo của mình thì thì sự vật hiện tượng nào trong cuộc sống cũng đầy bí ẩn. Các em muốn tìm hiểu, khám phá: Tại sao cùng là một sự vật hôm nay là thế này, ngày mai lại là thế khác? Để trả lời câu hỏi đó trước hết người giáo viên phải giúp các em nhận thức được sự đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng và sự sinh động của cuộc sống. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em cách quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em sẽ có cách cảm, cách nghĩ sâu sắc khi miêu tả. Ở tuổi học sinh tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Bởi văn chương không phải là phép tính cộng đơn thuần của các chi tiết mà nó đòi hỏi phải có một sự cảm nhận tinh tế. Sự cảm nhận ấy bắt đầu từ óc quan sát tốt, từ sự nhạy bén của trí nhớ, từ sự cảm nhận vẻ đẹp của sự vật qua những rung cảm của tâm hồn sẽ kích thích cho trí tưởng tượng của các em hoạt động mạnh. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Mọi suy nghĩ của các em đều rất hồn nhiên, trong sáng. Một tiếng lá rơi, một ngọn gió nhẹ cũng rất dễ tạo nên những rung động trong tâm hồn các Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 19 em. Chính vì vậy mà những gì càng gần gũi, dễ hiểu bao nhiêu thì việc tiếp thu của các em càng nhanh chóng bấy nhiêu. Hơn nữa nhận thức của các em còn ở mức độ đơn giản nên giáo viên cần hướng để các em chọn đối tượng miêu tả gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em. Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái “hồn”, chất văn của bài làm.Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện. 2. Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này: Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của mỗi người. Chẳng hạn, nhìn bầu trời sao Vich-to Huy-gô thấy giống như “một cánh đồng lúa chín” mà ở đó người đi gặt đã “để quên lại một cái liềm con” (Vành trăng non). Đối với nhà văn Nam Cao thì vành trăng và ánh sao lại được nhìn nhận, được cảm theo một cách hoàn toàn khác: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng đầy sao, trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng toả mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn…”. Còn với Trần Đăng Khoa, một tài năng ở tuổi thiếu nhi, thì trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên trong sáng: Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê Trăng hồng như quả chín Lơ lửng mà không rơi. Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang: 20 Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm, trăng tròn lung linh được so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ: Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng là quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”,... (Trăng ơi...từ đâu đến) Như vậy cùng là vầng trăng, là bầu trời mỗi người sẽ cảm nhận theo cái riêng của mình, đó là những gì người khác không thấy hoặc chưa thấy. Với học sinh, mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân các em trước một đề tài, sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt...Thái độ đúng đắn của giáo viên là tôn trọng sự độc lập sự suy nghĩ sáng tạo đó nếu nó không biểu lộ những lệch lạc. Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: “Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật”. Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngă cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách một cách tuỳ ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi. Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được : Trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là một trong những điều quan trọng để phân biệt văn miêu tả với những miêu tả trong sinh học, địa lý ...và các thể loại văn khác. Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. 3. Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan