Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non đồng tâm...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non đồng tâm

.DOC
32
10852
167

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM” LĨNH VỰC: CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TÁC GIẢ: NGUYỄN THANH NGA CHỨC VỤ: CÔ NUÔI Năm học: 2013 – 2014 céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc 0 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm s¸ng kiÕn kinh nghiÖm n¨m häc 2013- 2014. I/ s¬ yÕu lý lÞch: Hä vµ tªn : nguyÔn thanh nga Ngµy th¸ng n¨m sinh : 26/12/1990 N¨m vµo ngµnh : 2010 Chøc vô : C« nu«i §¬n vÞ c«ng t¸c: Trêng MÇm non §ång T©m- Mü §øc- TP Hµ Néi. Tr×nh ®é chuyªn m«n : Trung cấp HÖ ®µo t¹o Tr×nh ®é ngo¹i ng÷ Tr×nh ®é tin häc Tr×nh ®é chÝnh trÞ Khen thëng II/ Néi dung ®Ò tµi: : : : : chính quy : Tªn ®Ò tµi: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM” 1 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài * Cơ sở lý luận: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội " Không thể có sự thông minh trong cơ thể ốm yếu". Do vậy việc chăm sóc, bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm thiêng liêng, cao cả là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng mầm non, lực lượng trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp trẻ lớn lên trở thành những con người mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ. Trẻ em hôm nay là nguồn nhân lực của ngày mai, yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của đất nước trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Để ươm được những mầm xanh tươi tốt ta cần bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết, trẻ em lớp măng non của đất nước cũng như vậy, để có được một thế hệ trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần là sự cố gắng không ngừng nghỉ và có cả sự hi sinh của những người ươm mầm xanh cho đất nước. Nói đến qua trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng thì các cô phải chăm sóc như thế nào để có được một cơ thể tốt, một sức khởe tốt đó mới là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo và nhất là các cô nuôi chúng tôi. Đòi hỏi các cô nuôi phải có trình độ chuyên môn về nuôi dưỡng và phải có tinh thần yêu nghề mến trẻ, phải luôn luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn để vận dụng vào công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của mình tại trường. Để trẻ phát triển tốt về thể chất như đã nêu ở trên thì chúng ta phải cân đối hài hoà hợp lý giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, phong phú, đa dạng ,giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình, nhằm giúp trẻ tăng cường sức khoẻ làm cơ sở cho sự phát triển của nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia đình cũng như ở nhà trường một cách tốt nhất, quan trọng hơn là nó góp phần vào việc hình thành nhân cách của trẻ. Trẻ có khỏe mạnh thì mới vui vẻ, vui chơi và học tập được. * Cơ sở thực tế: Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, hiệu phó nuôi dưỡng , các cô nuôi chúng tôi, những người rất tâm huyết với nghề đã thường xuyên thay đổi thực đơn theo tuần, theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, khích thích cảm giác mới lạ, tạo nên sự hấp dẫn của từng bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất. Nhưng qua quá trình làm việc tìm hiểu, thăm kiểm tra bữa ăn của trẻ, lấy ý kiến của các cô giáo trực tiếp cho trẻ ăn, tôi nhận thấy còn một số trẻ ăn chưa ngon miệng, chưa hết xuất của mình, trẻ chưa có sự hứng thú với giờ ăn, trẻ ăn theo sở thích còn nhiều như trẻ không ăn rau, không ăn thịt...Điều đó 2 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ và cũng làm cho những người tâm huyết với nghề nấu ăn cho trẻ như chúng tôi thấy băn khoăn, lo lắng. Từ những lý đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Đồng Tâm”. Bên cạnh đó tôi có cơ hội tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa những kinh nghiệm về chế biến món ăn để giúp trẻ có những bữa ăn ngon miệng, đầy đủ cân đối giữa chất và lượng. Giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần thoái mái để sẵn sàng cho mọi hoạt động học tập và vui chơi. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi không thể tránh được những thiếu sót, tồn tại ,tôi mong nhận được sự góp ý đóng góp của các bạn đồng nghiệp cũng ban giám hiệu nhà trường cũng như các cấp lãnh đạo. 2. Mục đích của đề tài: Nhằm tìm ra “Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Đồng Tâm”, Với mục đích nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, tìm ra biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất của mình, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: - Đối tượng: Trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Đồng Tâm. - Phạm vi: Trẻ mẫu giáo lớp 3-4 tuổi C1, lớp 4-5 tuổi B2, lớp 5-6 tuổi A1 tại trường mầm non Đồng Tâm. - Địa chỉ: Trường Mầm Non Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Thành Phố Hà Nội - Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức - Địa chỉ giao dịch: Xóm 4 – Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội. + Điện thoại: 0466825889. + Email: [email protected] - Ngày tháng năm thành lập 1987. -Thời gian thực hiện đề tài: 1 năm học( từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014) 3 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm 4. Phương pháp nghiên cứu -Tìm hiểu, tham khảo kiến thức trên sách, báo, các mạng xã hội để nghiên cứu đề tài. -Thăm, kiểm tra đánh giá giờ ăn của trẻ, xin ý kiến của các cô giáo trực tiếp cho trẻ ăn để biết được thực trạng và tìm hướng giải quyết vấn đề. -Tìm và đưa ra ra những biện pháp để giải quyết vấn đề trẻ chưa hứng thú với bữa ăn, ăn chưa ngon. chưa hết xuất của mình. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ còn người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. Như chúng ta cũng đã biết con người là một thực thể sống nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không ăn và uống. Từ đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc ăn và uống, đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể thiếu được đối với mỗi con người chúng ta, đặc biệt là trẻ em vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, còi xương… Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng ở một số đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đang xảy ra ở khu vực nông thôn chúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình và nhà trường nhất là ở độ tuổi mẫu giáo. Vì trẻ mẫu giáo lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, nếu chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ. Hiện nay trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta thì các vấn đề nẩy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm và xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh, ngoài ra còn phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình lao động….Sẽ giúp cho con người phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Trong cuộc sống của chúng ta muốn được thành đạt trong công việc của mình thì đầu tiên là chúng ta phải có sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái… Điều đó đối với trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo, vì trẻ thơ là “tương lai của đất nước”. Dinh dưỡng là “nền tảng”, là “nòng cốt” cho tất cả 4 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm qúa trình phát triển của trẻ để trẻ có thể tham gia vào học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động khác một cách tích cực, thoải mái và hứng thú. Để làm được điều đó thì nền giáo dục mầm non không những quan tâm đến vấn đề dạy dỗ trẻ những kiến thức sơ đẳng để hình thành phát triển nhân cách đầu tiên cho trẻ mà bên cạnh đó chúng ta những người làm giáo dục cần quan tâm hơn nữa về công tác chăm lo cho trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ có được một cơ thể khoẻ mạnh. II THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Về phía nhà trường +Trường Mầm non Đồng Tâm là trường chuẩn quốc gia. + Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất cho các cô nuôi chúng tôi. Đây là động lực để các cô hoàn tốt công việc của mình trong năm học 2013 – 2014. + Nhà bếp được làm khang trang là bếp một chiều, có hai cửa, một cửa nhập nguyên liệu và một cửa xuất thành phẩm đã chế biến. Trường đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. + Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quan tâm, tìm những nhà cung cấp thực phẩm tốt, an toàn, đáng tin cậy để làm hợp đồng cung ứng thực phẩm cho trẻ. + Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi cô nuôi giỏi như ngày: 20/11, 8/3… - Về phía cô nuôi: + Cô yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn mới và tham ra những cuộc thi nuôi dưỡng giỏi các cấp một cách nhiệt tình nhất để nâng cao tay nghề. + Cô là người địa phương nên rất hiểu về môi trường sống ở địa phương mình điều đó giúp cho các cô có thể chăm sóc các con được tốt hơn. + Các cô được đào tạo chuyên môn từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nấu ăn. - Đối với trẻ: + Trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cô. + Trẻ ăn bán trú 100%( đối với trẻ 5 tuổi ) + Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nên thường xưyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con mình ở nhà. Để các cô có thể hiều hơn về tâm lý và sở thích món ăn của các cháu từ đó làm cho công tác nuôi dưỡng của trường tôi tốt hơn. Ngoài ra ban hội trưởng hội phụ huynh thường xuyên thăm kiểm tra bếp ăn kiểm tra bếp nấu ăn của trẻ. 2. Khó khăn: - Về phía nhà trường: + Diện tích bếp chật nên khu chế biến và khu sơ chế biến gần sát nhau nên bếp thường bị ướt chưa đảm bảo vệ sinh. 5 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm + Khu B vẫn chưa có bếp ăn riêng, nên việc vận chuyển cơm, canh, thức ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn bất cập. -Về phía cô nuôi: + Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ còn chưa được thành thạo. + Quá trình nâng cao học hỏi về trình độ chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn. + Một số cô nuôi về kinh nghiệm làm việc còn hạn chế. - Về phía trẻ: + Vẫn còn một số trẻ không ăn hết suất của mình, trẻ ăn ngậm, ăn lâu và một số trẻ không ăn cháo, không ăn rau… 3. Khảo sát thực trạng: Trước khi thực hiện đề tài đầu năm học tôi khảo sát chất lượng bữa ăn của trẻ ở các độ tuổi (mẫu giáo 3,4,5 tuổi) tổng số 90 cháu, sau khi khảo sát tôi đã thu được kết quả như sau: STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1 2 3 Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất Số trẻ lười ăn thịt Số trẻ không ăn rau và hành Số trẻ khồng thích ăn những món ăn có mùi thơm như: nấm hương… Số trẻ không ăn hết suất của mình Số trẻ không thích chất tanh như: Tôm cá… Số trẻ không thích ăn cháo 4 5 6 7 SỐ TRẺ ĐẠT TỶ LỆ % 15 20 9 8 16,7 22,2 10 8,9 25 5 8 27,8 5,6 8,9 Qua khảo sát thực tế kết hợp lấy ý kiến của các cô giáo trực tiếp cho trẻ ăn tôi thấy trẻ ăn ngon miệng hết xuất còn thấp, số trẻ kén ăn còn cao dẫn đến việc trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, mất cân bằng các chất. Tôi thấy đây là một nhiệm vụ quan trọng để phát triển thể chất góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Tôi đã lên kế hoạch và triển khai thực hiện một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non trong đó có các biện pháp sau: III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Theo chúng ta được biết thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người một sức khởe tốt. Nhưng nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ không có kết quả như mong đợi. Để làm tốt được công tác chăm sóc phù ở trong gia đình chúng ta và đặc biệt là ở trường mầm non thì theo tôi chúng ta phải tuân thủ theo các biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Nâng cao tay nghề, học hỏi, đôi mới thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ. Với cương vị là một nhân viên nuôi dưỡng trẻ tuổi, được đào tạo chính quy tại một ngôi trường dành cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn là trường 6 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Trung cấp du lịch và thương mại Hoa Sữa và đã gắn bó với nghề với trường một thời gian dài, tôi luôn nhắc nhở mình không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên sách báo có liên quan đến vần đề chế biến các món ăn và giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chế biến món ăn trong gia đình cũng như ở trường mầm non. Từ những kiến thức học được ở trường và những năm trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp đã giúp tôi nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non.Và nhận thức sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ giữ một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho cơ thể trẻ phát triển, lớn lên khoẻ mạnh. Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua các phương tiện như tìm trên sách báo, truyền hình, khai thác trên mạng và tham gia học tập các lớp tập huấn về chế biến món ăn cho trẻ mầm non, học hỏi đồng nghiệp. Bên cạnh luôn đó tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cùng các cấp lãnh đạo. Tôi và các đồng nghiệp luôn kết hợp cùng cô giáo trên lớp tìm hiểu tâm lý, sở thích của trẻ chế biến cho phù hợp, Cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm theo thực đơn và áp dụng một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được trẻ yêu thích, ăn hết xuất. Ví dụ : Tâm lý trẻ thích đẹp, thích được khen tôi đã tham gia với đồng nghiệp cải tiến cách chế biến như cắt tỉa những hình, cánh hoa từ cà rốt, khoai tây, su hào, bí đỏ... nấu canh xương, thịt nhừ nhưng không nát, nước ngọt, trong. Khi trẻ ăn thấy những hình cánh hoa, hình vuông, hình tròn... Với màu sắc đỏ của cà rốt, vàng của khoai tây, trắng của xu hào...trong bát canh, trẻ cho vào miệng tan biến trẻ rất thích. Hay chế biến món ăn từ thịt lợn với trẻ thường phải băm xay để trẻ dễ ăn, chúng tôi đã thay đổi liên tục như viên, nặn hoặc kết hợp với các thực phẩm như rau, củ quả cuộn, hấp, xào, thịt sốt cà chua với những màu sắc hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú với món ăn. Có những món ăn đa số trẻ không thích như món ăn chế biến từ thịt gà tôi đã cùng đồng nghiệp chế biến thử ở nhà, tẩm ướp thịt gà với hành khô và gia vị, xào lẫn cùng thịt lợn và nấm hương mộc nhĩ làm cho món ăn có mùi thơm hấp dẫn, bớt đi mùi vị đăc trưng của thịt gà, trẻ thích ăn hơn và hứng thú hơn, đặc biệt chúng tôi thường thay đổi cách chế biến, cách nấu trẻ đã thích và ăn hết xuất, trẻ thích ăn cơm ở trường. Trường chúng tôi vì là trường nông thôn nên còn hạn chế về cơ sở vật chất, chưa có lò nướng bánh cho trẻ ăn. Chúng tôi lại rất hạn chế các thực phẩm mua sẳn cho trẻ ăn ngay. Từ suy nghĩ đó tôi đã đưa ra ý kiến với tổ trưởng tổ bếp, xin ban giám hiệu cho chúng tôi đi những trường bạn để học hỏi, nhờ đó chúng tôi đã học được món bánh bao hấp cho trẻ ăn bữa phụ vừa đảm bảo vệ sinh, giá thành lại thấp, chúng tôi lại sử dụng luôn tủ nấu cơm của trẻ để hấp bánh, khi ăn bánh trẻ uống thêm một cốc sữa nguyên kem vừa dễ ăn vừa đủ chất dinh dưỡng. 7 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Ủ bột để làm bánh bao cho trẻ Ngoài ra tôi thường xưyên thực nghiệm nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà để mọi người trong gia đình thưởng thức và tham khảo góp ý kiến cho tôi. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống hiện tại của mình. Tôi cũng là một người mẹ có con trong độ tuổi mầm non nên luôn phải mày mò, tìm tòi những nhu cầu những sở thích ăn uống của con mình cũng như của trẻ qua từng giai đoạn, từng độ tuổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách tốt nhất. Nhờ những tìm tòi, học hỏi sáng tạo đó để tạo nên hứng thú với bữa ăn ở trường. 8 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Bữa ăn trưa của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Trẻ hứng thú với bữa ăn trưa ở trường 2. Biện pháp 2: Đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường và đời sống của chúng ta ngày càng được nâng cao. Trên thị trường có vô vàn những thực phẩm tốt nhưng xen vào đó là các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm mà nhà sản xuất, chế biến đã sử dụng các chất phụ gia như : phẩm mầu, đường hoá học… đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến những thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Bên cạnh đó các nhà sản xuất còn sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật, như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoá chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo quy định đã làm tồn dư các hoá chất này trong thực phẩm. Món ăn ngon chưa đủ mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những hậu quả của ngộ độc thực phẩm là vô cùng to lớn, không những gây hậu quả tại chỗ như nôn ói, đi ngoài, mất nước…mà nó còn tiềm ẩn những nguy hại đến sức khỏe về sau này như ung thư khi ăn phải những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, hóa chất bảo quản quá mức quy định. Do đó việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với tất cả mọi người nói chung với lứa tuổi mẫu giáo nói riêng là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đến chất lượng của bữa ăn. Thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ không, trẻ ăn có ngon miệng không, 9 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm có hấp thu được hết các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không điều đó phụ thuộc vào quá trình chúng ta lựa chọn thực phẩm và chế biến như thế nào. Sau đây là một số bí quyết của tôi trong việc lựa chọn thực phẩm qua thời gian làm nhân viên nuôi dưỡng ở trường, cộng với sự tìm tòi học hỏi của tôi: Những thực phẩm được chế biến sẵn, ăn liền có nhiều chất không tốt cho trẻ nên ta cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này như xúc xích, bún, bánh mỳ… Bếp ăn của trường tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm này, ngoài ra chúng tôi cùng các cô giáo tuyên chuyền tới phụ huynh học sinh không cho con em mình dùng các loại thực phẩm đó khi ở nhà. Thịt nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau và không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Vì vậy được gia đình và trường mầm non sử dụng thường xưyên hàng ngày trong chế biến các món ăn. - Đối với thịt gia súc gia cầm như: thịt lợn, thịt gà…thuộc nhóm thịt trắng, thịt bò, thịt vịt…thuộc nhóm thịt đỏ. + Đối với thịt lợn: Chúng ta cần chọn những nhà cung cấp thực tin cậy, chọn thịt có mỡ màu trắng đẹp và thịt nạc có màu đỏ tươi, không có màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: tụ huyết trùng, thịt có bì quá dầy… Trường tôi đã chọn được nhà cung cấp thịt lợn là người địa phương, rất đáng tin cậy vì nguồn hàng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, thịt mang vào trường luôn được nhà cung cấp ưu tiên lựa chọn những chỗ ngon. + Đối với thịt gà: Ta nên chọn những nhà cung cấp thực phẩm tin cậy uy tín, chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài ra. Nhà cung cấp thịt gà, vịt cho trường cũng là người địa phương và đã có thời gian cung cấp thực phẩm cho trường 4 năm và chưa từng sảy ra vấn đề gì, nên nhà trường rất yên tâm về uy tín của nhà cung cấp cũng như chất lượng sản phẩm thịt gia cầm. + Đối với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng., độ đàn hồi và độ dính của thịt cao. Khi mua thịt bò ta phải cẩn thận kiểm tra chánh nhầm lẫn giữa thịt trâu và thịt bò. - Đối với các loại hải sản như: tôm, cua, cá… Tôm, cua, cá…rất tốt cho con người chúng ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp chất canxi, chất đạm làm cho xương và răng của trẻ chắc khoẻ hơn và không bị bệnh còi xương, đảm bảo chiều cao hợp lý cho trẻ. + Đối với Tôm: Chúng ta nên chọn những con còn sống, nhảy khỏe,mắt sáng mình của tôm phải trắng xanh. + Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khoẻ, còn nguyên vẩy không bị chầy sước, đối với nấu ăn cho trẻ ta nên chọn cá to, những loại cá ít xương như cá trắm, cá quả… -Đối với các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, cần biết rõ nguồn gốc xuất sứ, nên chọn những quả mới, không dập vỡ, đều nhau. 10 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và chất sơ như rau, củ, quả, các loại hạt… + Đối với rau: Chúng ta cần lựa chọn những nhà cung cấp quen thuộc, uy tín, ưu tiên sử dụng các loại rau có sẵn ở địa phương, chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa, nên chọn những loại rau đúng theo mùa, tránh ăn những loại rau trái mùa ,đối với các loại quả ta nên cho trẻ ăn những loại quả có sẵn ở địa phương như chuối, hồng xiêm, cam…tránh các loại quả lạ, quả trái mùa có dư lượng thuốc bảo bản quá lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. + Đối với loại hạt, củ, quả khô: Khi mua chúng ta không nên chọn những thực phẩm bị mốc, mọt, có mùi lạ. Nhất khi chọn gạo, mỳ gạo, lạc, vừng nên chọn những loại ngon, không có mấy chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc… + Đối với bún và phở tươi: Chúng ta cũng nên chọn các nhà cung cấp tin cậy. Trước khi cho trẻ ăn chúng ta nên đi kiểm dịch mẫu rồi cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất thường sử dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua (nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm làm sẵn ). Trường Mầm non Đồng Tâm đặt dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lên hàng đầu nên không bao giờ sử dụng các thực phẩm như bún, bánh phở. + Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầu…Khi mua chúng nên chú ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng cuả sản phẩm để đảm bào được an toàn, nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có iốt. Như chúng ta cũng đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm cũng góp phần không nhỏ trong quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như trong nhà trường. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến các thực phẩm vì vậy chúng ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý, thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ, ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậy và được sử lý hàng ngày. Ngoài ra các cô nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến như: đầu tóc, quần áo phải gọn gàng sạch sẽ, phải mặc tạp rề, đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và chế biến các cô phải đi găng tay và phải cắt móng tay ngắn, không được để móng tay dài vì như vậy các vi khuẩn trong móng tay sẽ sâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh. Từ đó mà chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với trẻ mẫu giáo. Nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta không mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà nếu bị ngộ độc thực phẩm thì hậu quả thật khó lường, không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh ung thư. 11 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng vào việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình và nhà trường, để chế biến được những món ăn ngon ở trường cũng như ở nhà, nhờ đó mà tôi đã đạt giải nhất trong cuộc thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp cụm và giải nhất cuộc thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện Sau đây là một số hình ảnh trong các cuộc thi của tôi: 12 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Giải nhất cuộc thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp cụm Giải nhì nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện 13 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm 3. Biện pháp 3: Cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo Như chúng ta cũng đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra thành nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến các món ăn cho trẻ cũng phải tuân thủ theo các thời kỳ và các giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi đảm bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, ở đây việc chế biến các món ăn cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi các cô nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp, giúp trẻ phát triển về thể chất tốt nhất. Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, các cô nuôichúng tôi xây dựng thực đơn thường phối hợp các loại thực phẩm với nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời kết hợp các thực phẩm còn gây hứng thú cho trẻ, trẻ nhìn thấy hấp dẫn đẹp, trẻ sẽ rất thích ăn. Với trách nhiệm là một nhân viên nuôi dưỡng yêu và gắn bó với nghề tôi luôn nhắc nhở chị em trong tổ luôn phải coi trọng công tác chế biến món năn cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ. Khi chết biến các thực phẩm như rau, củ, quả chúng tôi phải thái như hình hạt lựu để trẻ dễ ăn.` Khi chế biến chúng ta phải chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới được cho gia vị nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối iốt, nếu thực phẩm mà để chín quá cũng không tốt sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả, thức ăn chín quá cũng dễ có mùi nồng làm cho trẻ khó ăn dẫn đến trẻ ăn không ngon miệng và không hết suất. Một số thực phẩm rau, củ, quả, trước khi nấu chúng ta nên xào sẽ làm cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ dễ ăn hơn. Với thực phẩm giầu đạm như các loại thịt nhưng các cô nuôi chúng tôi có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như: thịt sào ngũ sắc, thịt rang, thịt kho trứng cút, thịt đúc trứng… Trên đây là cách chế biến món ăn mà tôi đã thực nghiệm tại trường của mình: Bữa sáng: + Cơm tẻ +Thịt lợn sốt cà chua + Canh rau cải nấu tôm đồng Bữa chiều: + Cháo thịt cà rốt - Bữa sáng: + Để chế biến được món cơm thịt lợn sốt cà chua thì tôi cần phải sử dụng nguyên liệu sau: thịt lợn, cà chua,hành lá, dầu bột canh, nước mắm… Trước khi bắt tay vào chế biến các thực phẩm được sơ chế sạch, - Thịt lợn thái miếng, chần nước sôi rồi rửa sạch, say nhỏ, tẩm ướp gia vị. -Cà chua bỏ hạt, vỏ rồi thái nhỏ. -Hành lá thái nhỏ. Lấy chảo bắc lên bếp đun nóng chảo, cho một chút dầu ăn vào đun sôi dầu rồi đổ thịt lợn vào xào thơm, sau đó cho cà chua vào xào tiếp, riêng đối với trẻ cần thức ăn có độ lỏng và nhừ, nên ta cho thêm một lượng nước vừa phải vào, đậy vung đun nhừ, khi thịt chín nhừ nêm nếm muối, nước mắm cho vừa ăn, cho hành lá vào đun sôi lại rồi tắt bếp và chia cho trẻ ăn ngay sau khi nấu song. 14 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm + Với món canh rau cải nấu tôm đồng: Cần các loại thực phẩm như rau cải ngon, tôm đồng, gừng, gia vi muối, nước mắm dầu ăn… Tôi đem những thực phẩm đã lựa chọn sơ chế sạch. - Rau cải thái nhỏ - Tôm bóc vỏ bỏ đầu, thịt tôm băm nhỏ, vỏ đầu tôm xay nhỏ cùng chút gừng, lọc lấy nước để nấu canh. - Cách làm nước lọc tôm ta đun sôi, ruột tôm xào thơm rồi cho rau vào xào qua, cho ruột tôm và rau vào nước đang sôi, đun chín tới rau nêm nếm gia vị vừa ăn và cho trẻ ăn ngay sau khi nấu. - Bữa chiều: + Cháo thịt cà rốt + Với món cháo thịt cà rốt nguyên liệu gồm có gạo tẻ, gạo nếp, thịt lợn nạc vai, cà rôt, nước mắm, gia vị, dầu ăn… Trước hết tôi đem những thực phẩm sơ chế sạch - Gạo sau khi vo sạch được say thành gạo tấm, để khi nấu được nhừ và sánh hơn giúp trẻ dễ ăn hơn. - Thịt xay nhỏ - Cà rốt thái hạt lựu nhỏ - Cách làm đây là cách mà chúng tôi đã thử nghiệm và áp dụng thành công ở trường đầu tiên cho nước và thịt vào đun sôi, sau đó cho gạo xay vào và tiếp tục quấy cho tới khi cháo chín nhừ, sánh mượt thì cho cà rốt vào quấy tiếp cho tới khi cà rốt chín, nêm nếm gia vị và tắt bếp. +Yêu cầu của từng món ăn: - Thịt sốt cà chua chín mềm, sột sệt nước, mầu đẹp bắt mắt, mùi thơm vị vừa ăn. - Canh rau cải nấu tôm đồng, rau chín tới không nồng, nước trong không tanh, mùi thơm, vị vừa ăn. - Cháo thịt cà rốt sánh mượt, cháo chín nhừ, cà rốt không bị nồng, mùi thơm vị vừa ăn. Qua quá trình nghiên cứu đã cho tôi thấy rằng để chế biến được một món ăn thì chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn và theo tôi chúng ta nên chế biến theo quy trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh và chất lượng bữa ăn một cách hoàn thiện nhất. 15 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Sau đây là sơ đồ bếp một chiều: Nhập nguyên liệu Cửa Phân phối nguyên liệu Nơi chia thức ăn Thành phẩm Cửa Nhập nguyên liệu Chế biến nóng Sơ chế tổng hợp Sơ chế tổng hợp thành phẩm . chia thức ăn Chế biến nóng Phân phối nguyên liệu phục vụ ăn Đây là một qua trình rất phù hợp cho công tác chế biến nó giúp chúng ta rút ngắn được thời gian và công sức. Bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi chế biến các thực phẩm xong chúng ta nên đậy vung lại để đảm bảo không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Làm thế nào để trể thích thú với giờ ăn, ăn ngon miệng, hết xuất, thì các cô nuôi phải thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với trẻ tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng khi ăn.( ảnh) 16 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm Đây là sản phẩm và cách trưng bày của tôi tại hội thi cô nuôi giỏi cấp trường Đây là món ăn tự chọn 17 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm “Cơm cuộn dong biển và sườn rang cháy tỏi xả” Đây là món ăn của trẻ “Thịt bò thịt lợn hầm khoai tây cà rốt, canh bí đỏ nấu đậu xanh 4. Biện pháp 4: Thay đổi thực đơn và xây dựng thực đơn theo mùa. Nhu cấu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là rất quan trọng nhưng trẻ lại không thể ăn được thức ăn với số lượng lớn, chính vì vậy xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ là rất quan trọng. Theo nghiên cứu của tôi thì tổ chức bữa ăn, xây dựng thực đơn hoàn thiện cho trẻ cần 5 yếu tố sau: +Đảm bảo đủ lượng calo. +Cân đối các chất P(protein) – L(lipit) – G(glucid). +Thực đơn đa dạng phong phú dùng nhiều loại thực phẩm. +Thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ. +Đảm bảo chế độ tài chính. Với kinh nghiệm của bản thân và quá trình học hỏi, tìm hiểu đề tài, sau đây tôi xin trình bày về từng yếu tố cụ thể: -Đảm bảo đủ lượng calo: Muốn đáp ứng đủ năng lượng calo cho trẻ trước hết ta cần hiểu về các chất cơ bản và nhu cầu của trẻ. Ta được biết năng lượng được cung cấp chủ yếu từ chất đường bột(G) có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ, quả…và chất béo(L) có nhiều trong các loại dầu, mỡ, các loại hạt có tinh dầu. Chính vì vậy ta cần chú ý kết hợp hai loại này khi xây dựng thực đơn để đảm bảo đủ lượng calo trẻ cần, ta nên kết hợp thực phẩm nhiều calo với thực phẩm ít calo để tạo nên nhu cầu hoàn thiện cho trẻ. 18 Nguyễn Thanh Nga Sáng kiến kinh nghiệm -Cân đối tỉ lệ giữa các chất P - L – G: P có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại thịt, trứng, sữa, cá… P hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ là yếu tố quan trọng hình thành các tố chất trong cơ thể trẻ. L có nhiều trong các loại mỡ động vật, dầu thực vật, một số loại thịt cá và các loại hạt có tinh dầu, L là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, nó còn là dung môi giúp cơ thể hấp thụ được một số chất tốt nhất. G có nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, bột mỳ, các loại củ, quả, G cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể trong mọi hoạt động. Vì vậy khi xây dựng thực đơn ta cần tính toán, cân bằng đủ các loại thực phẩm, cân đối giữa các chất theo tỉ lệ thích hơp sau: 14-16; 18-20; 64-68. Muốn cân đối được tỉ lệ các chất ta cần chú ý những đặc điểm sau: Đạm có nguồn gốc động vật thì nhiều nhưng giá thành cao, đạm có nguồn gốc từ thực vật ít hơn nhưng giá thành lại thấp, tiền ăn của trẻ còn thấp nên ta cần phải kết hợp các loại thực phẩm động vật và thực vật với nhau để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Muốn đảm bảo được lượng L ta nên chế biến thêm các món xào, rán vào thực đơn của trẻ, vừa đáp ứng được nhu cầu L vừa thay đổi khẩu vị giúp trẻ ăn ngon hơn. Để đảm bảo được lượng G ta nên chú ý kết hợp giữa bữa chính và bữa phụ, ưu tiên các món ăn tự chế biến, hạn chế dùng các sản phẩm chế biến sẵn. -Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, tìm tòi và ưa chuộng những cái mới lạ, thay đổi thực đơn theo mùa, theo tuần, theo ngày giúp trẻ có hứng thú trong ăn uống, không gây cảm giác nhàm chán khi tới bữa ăn. Ngoài ra khi ta kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau không những gây cảm giác thích thú khi ăn của trẻ mà còn giúp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hoàn thiện hơn. khi xây dựng thực đơn cần chú ý tới các món ăn của trẻ, nhất là khâu chế biến như băm nhỏ, xay nhuyễn, nấu nhừ mềm, với các món mặn nên thêm nước sốt để trẻ dễ ăn hơn. Thực đơn của trẻ còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng mùa. Mùa hè nóng ta nên ưu tiên chọn những loại canh mát, tránh các món om, hầm, còn mùa đông nên cho trẻ ăn các món xào, rán… Ta cũng nên chú trọng vào thực phẩm chỉ nên cho trẻ dùng các thực phẩm theo mùa, tránh các loại trái mùa, giá thành cao thuốc bảo quản quá mức quy định. -Đảm bảo chế độ tài chính: Vì là vùng nông thôn nên trường tôi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, mức thu thấp với 10000đ / ngày/ trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ về dinh dưỡng năng lượng lại phù hợp với điều kiện kinh tế eo hẹp. Để đáp ứng được những yêu cầu đó ta cần phải biết kết hợp giữa các loại thực phẩm đắt và các loại thực phẩm rẻ. Nguyên tắc này rất quan trọng để trẻ ngày nào cũng được ăn ngon, đủ chất với số tiền it ỏi nhất định. Chúng tôi ưu tiên sử dụng các sản phẩm sẵn có ở địa phương nên giảm được giá thành mà chất lượng vẫn tốt như gạo, 19 Nguyễn Thanh Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan