Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn-một số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Skkn-một số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh lớp 11 trường thpt hậu lộc 4

.DOC
12
1216
78

Mô tả:

MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ KĨ THUẬT NÉM LỰU ĐẠN XA TRÚNG ĐÍCH CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 A . Đặt vấn đề I. Lời mở đầu : Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận của nền văn hoá xã hội với qua niệm vận động và sức khoẻ, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hoà giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về nhân cách do quốc phòng đem lại. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban Giám hiệu và Tổ Giáo Dục Thể Chất Quốc Phòng – An Ninh luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh. Sự nghiệp đổimới của Đất nước ta với mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đã và đang tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự nghiệp 1 phát triển đồng bộ nhiều ngành khoa học và nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong những năm qua, Ban Giám Hiệu đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các giáo viên chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học tập môn học này. Các Giáo viên bộ môn phải thay đổi giáo án cho phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục đề ra, 35 tiết mỗi năm học. Từ năm 2005 đến nay, HS được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các giáo viên đều tích cực tham gia huấn luyện, học sinh hăng say luyện tập nhằm tham gia hội thao quốc phòng diễn ra một năm một lần. Trong những năm gần đây khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, kĩ thuật thông tin hiện đại, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và ủng hộ, hiện nay, số lượng giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào trong phương pháp giảng dạy rất đa dạng, sinh động, gây hứng thú cho học sinh nói chung, và đối 2 với phương pháp giáo dục quốc phòng – an ninh nói riêng, chương trình môn giáo dục quốc phòng an ninh rất đa dạng: Do đó Bản thân Tôi cần hiểu mục tiêu bài dạy về kỹ thuật ném lựu đạn xa trúng đích nhằm mục đích giúp cho học sinh đạt được kết quả tốt, giải quyết và thể hiện bằng hành động của mình. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng: Môn giáo dục quốc phòng – An ninh hàng năm được sở GD Thanh hoá tổ chức hội thao quốc phòng kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhan dân Việt Nam bên cạnh đó việc giảng dạy môn ném lựu đạn cho lớp 11 là rất quan trọng. Việc sử dụng một số bài tập bổ trợ ( Nằm sấp chống đẩy, tung bắt tạ bằng một tay, tung tạ hai tay trước ngực, đẩy tạ bằng một tay, tung tạ ra phía sau đầu và tâm lý thi đấu ) phát triển sức mạnh cánh tay là rất quan trọng nhằm giúp các em hình dung ra và hiểu được tầm quan trọng về việc phát triển sức mạnh của cánh tay. 3 Trong những năm qua tôi đã vận dụng một số bài tập bổ trợ vào nội dung ném lựu đạn xa trúng đích, tôi thấy trong những năm học qua đa số một số lớp cũng như việc huấn luyện đội tuyển đã đạt kết quả cao rõ rệt và được thể hiện có hai học sinh đã đạt giải khuyến khích cấp tỉnh môn ném lựu đạn năm học 2011 – 2012. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì môn ném lựu đạn có những mặt khó khăn như điều kiện sân tập luyện chưa đủ để thực hiện tập luyện, là môn học rất nguy hiểm nên rất hạn chế cho việc tổ chức học, ngoài ra từ khi thay đổi chương trinh môn thể dục không học môn đẩy tạ nên hầu như sức mạnh của cánh tay các em là không có. Một số bài tập bổ trợ trên là nghiên cứu sáng tạo qua kinh nghiệm những năm tham gia trực tiếp giảng dạy cũng như việc huấn luyện đội tuyển, như vậy ta thấy một số bài tập bổ trợ là rất cần thiết đặc biệt đối với môn học némlựu đạn xa trúng đích. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên Qua khảo sát thực trạng 2011 - 2012 của lóp 11B1, 11B2, 11A7 thu được kết quả như sau: 4 Giỏi Khá Lớp TS SL 11B1 50 2 11B2 49 3 11A7 47 5 % SL 4 13 6 12 10 11 % 26 25 23 Trung Yếu Kém bình SL % SL % SL % 21 42 11 22 3 6 18 37 10 20 4 12 20 42 8 17 3 8 Từ thực trạng trên để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích, tôi thiết nghĩ trong quá trình giảng dạy người goái viên cần phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kĩ thuật, thực hành thuần thục động tác đồng thời phát hiện sớm những thiếu sót và có biện pháp khắc phục tối ưu nhất. Từ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh lớp 11 trường THPT hậu Lộc 4 ”. Trong quá trình lên lớp và kiểm tra cũng như việc huấn luyện đội tuyển tôi đã quan sát ghi chép thống kê thành tích của các em hầu như không đạt về độ bay xa của đạn cũng như số lần trúng đích, từ đó tôi đã đưa ra nguyên nhân dẫn đết kết quả như trên là sức mạnh cánh tay cũng như tâm lý yếu. 5 Từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra mộ số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích. B. Giải quyết vấn đề I. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 1. Thực hiện nhanh chóng vào giờ học khi có hiệu lệnh trống của nhà trường. 2. Giảng dạy theo lớp và có sự phân chia nhóm theo phương pháp mới. 3. Lấy học sinh là đối tượng trung tâm tiếp thu kiến thức còn giáo viên là người hướng dẫn. 4. Từng đợt kiểm tra thì thống kê lại số liệu. 5. Một số biện pháp tập luyện bổ trợ: TT Một số bài tập bổ trợ Yêu cầu,chỉ dẫn kĩ thuật Hai bàn tay và hai mũi bàn 1 Nằm sấp chống đẩy chân chạm đất, nâng thân người đưa lên hạ xuống từ 30 – 35 lần. Đối với nữ tạ 3kg, nam 5 kg 2 Tung bắt tạ bằng một tay yêu cầu tạ nằm trên các ngón tay và trai tay, không nằm trong lòng bàn tay. Khi tung, bắt tạ thì chuyển từ tay trái sang tay 6 phải từ 20 đến 25 lần. Lúc này hai cầm tạ được tung 3 Tung tạ hai tay trước tạ ra phía trước mặt từ 4 đến 5 ngực lần. Hướng đẩy tai từ vai, người 4 Đẩy tạ bằng một tay nghiêng sang bên có tạ lúc này khỵu gối chân trụ.Tạ được đặt trên hõm xương quoai xanh. Hai tay cầm quả tạ,cúi gập thân 5 Tung tạ ra phía sau đầu tung tạ ra phía sau từ 4 đến 5 lần. Khi chuẩn bị xác định ném lựu 6 Tâm lý đạn trúng đích cần phải thoải mái, nín hơi cho tới khi đạn rời khỏi tay II. Kết quả kiến nghị đề xuất 1. Kết quả nghiên cứu: Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên vào việc sử dụng một số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho học 7 sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 4, kết quả cho thấy có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ yếu kém giảm và tỉ khá, giỏi tăng lên so với khảo sát của năm học trước. Cụ thể kết quả khảo sát của 3 lớp 11A8,, 11A9, 11A11 năm 2012 – 2013 như sau: Giỏi Lớp Khá TS SL 11A8 50 9 11A9 49 10 11A11 47 11 % SL 18 24 20 22 23 25 % 48 44 53 Trung Yếu bình SL % SL 12 24 8 10 20 7 7 14 4 % 10 6 10 Kém SL % 0 0 0 0 0 0 2. Kiến nghị đề xuất: Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất như sau:  Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt tiết học môn Quốc phòng – An ninh nhất là nội dung kĩ thuật ném lựu dạn xa trúng đích cho học sinh lớp11 trường THPT Hậu Lộc 4 giáo viên cần phải: 1. Xác định rõ mục tiêu tiết học lẫn kĩ năng cần luyện tập. 2. Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh. 8 3. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện ( sân bãi, dụng cụ….), tạo tâm lí hứng khởi khi tham gia tiết học. 4. Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, đồ dùng tự làm. 5. Sử dụng các bài tập hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp từng đối tượng học sinh. 6. Tập trung chú ý quan sát, phát hiện một số sai lầm thường mắc của học sinh. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sai 7. Có biện pháp sửa chữa những sai lầm kịp thời. 8. Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.  Đối với học sinh: 1. Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với tiết học. 2. Có hứng thú tham gia giờ học. 3. Tích cực rèn luyện sức mạnh của cánh tay. 4. Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình tập luyện. 5. Tham gia các hoạt động ngoại khoá như hội thao Quốc phòng - an ninh cấp trường và cấp tỉnh.  Đối với nhà trường và tổ chuyên môn: 9 1. Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu vệ sinh sân bãi, trang thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học như: Có đủ số lượng quả lựu đạn, diện tích sân tập luyện ném lựu đạn và hội thao quốc phòng trong đó có môn ném lựu đạn. 2. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với xcác đồng nghiệp. 3. Bố trí, sắp xếp thời khoá biểu phù hợp với đặc trưng bộ môn. 4. Thường xuyên huấn luyện đội tuyển dự thi hội thao quốc phòng – an ninh cấp tỉnh. C.Kết luận Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng một số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích học sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 4, bản thân tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng dạy học được nâng lên và đã có nhiều em đã đạt thành tích cao trong học tập cũng như hội thao cấp tỉnh, nhưng điều đáng nói hơn là học sinh thực hiện một cách dễ dàng, tự tin môn ném lựu đạn xa trúng đích, nắm được kĩ thuật một cách chắc chắn, các em hào hứng tập luyện, tiết học trở nên sôi động, hào hứng. Với thời gian giảng dạy chưa nhiều,kinh nghiệm còn ít nhưng được sống và làm việc trong tập thể nhà trường với đội 10 ngũ cán bộ của nhà trường luôn luôn sẵn sàng quan tâm, giúp đỡ, nên bản thân tôi đã sớm thực hiện được, không ngừng học hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm học. Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “ Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 4” của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sụ góp ý kiến của đồng nghiệp và sự tiếp tục nghiên cứu của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Thanh hoá, ngày 15 tháng 05 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 11 Phạm Thế Hoà 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan