Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một cách tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí min...

Tài liệu Skkn một cách tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh trong môn ngữ văn bậc thpt

.DOC
27
1215
143

Mô tả:

Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT NAM HÀ — – — – — – — – Mã số : ______ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT CÁCH TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN NGỮ VĂN BẬC THPT Người thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:......................................  Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn  Phương pháp giáo dục:..............................… Lĩnh vực khác:...........................................… Có đính kèm :  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Trang 1  Hiện vật khác Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ________________ I. II. III. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN 2. Ngày tháng năm sinh: 02.10.1979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 868/71, Tổ 32, KP 2, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, T. Đồng Nai 5. Điện thoại: ( cơ quan ) – ĐTDĐ: 01695212015 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Cử Nhân Ngữ Văn - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: - Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 7 năm gần đây: Một cách đọc – hiểu văn bản văn học dân gian Một vài suy nghĩ vê phương pháp dạy thể loại kịch Trang 2 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài IV. KẾT QUẢ V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VI. KẾT LUẬN Trang 3 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan MỘT CÁCH TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHI MINH TRONG MÔN NGỮ VĂN BẬC THPT PHÂN I : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác là kết tinh của vẻ đẹp Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử. Bác đã vĩnh biệt chúng ta nhưng trong tiềm thức của mỗi người, Bác như còn sống mãi. “Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người, Hồ Chí Minh Như một niềm tin như dũng khí Như lòng nhân nghĩa đức hi sinh.” (Tố Hữu) Cả cuộc đời, Bác đã sống, chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Bác từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tư tưởng và đạo đức của Bác là tài sản tinh thần vô giá, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập, noi theo. Ngày nay, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập như mong muốn của Bác. Cùng với sự phát triển của thế giới, đất nước ta đang từng bước đi lên, kinh tế ngày càng phát triển do đó đời sống con người cũng từng bước được cải thiện. Thế nhưng có một sự thật đáng buồn là đạo đức của con người đang ngày càng bộc lộ sự xuống cấp đáng báo động. Một trong những vấn đề đáng lo ngại của sự xuống cấp đạo đức xã hội là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh viên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Điều này Trang 4 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Nhận thức rõ thực trạng đạo đức xã hội, từ năm 2007, Đảng và Nhà nước ta đã phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng ở các cấp, các ngành, trong đó có ngành giáo dục. Để triển khai cuộc vận động này trong giảng dạy, nhà trường đã có kế hoạch tích hợp đưa nội dung cuộc vận động vào các hoạt động ngoại khóa, các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn. Ngữ văn là môn học phù hợp với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh bởi mục tiêu và nội dung môn học đã chứa đựng những yếu tố giáo dục nhân cách con người. Trong phạm vi bài viết này, với cương vị một giáo viên dạy văn, tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp “Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT”. PHẦN II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI I. Thuận lợi: - Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân. - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường xuyên tổ chức các chuyên đề văn học, các lớp tập huấn thay sách, đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và đặc biệt là Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… - Tài liệu, sách, báo... viết về Bác, tấm gương đạo đức của Bác thật phong phú, đa dạng. - Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy, cô trong tổ chuyên môn. - Phần lớn học sinh phổ thông đều có hiểu biết cơ bản về tư tưởng , tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua học tập các môn khoa học xã hội, sinh hoạt Đoàn, tiếp nhận những thông tin Trang 5 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan đại chúng...Ở mức độ nhất định , các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với nhân loại, dân tộc... II. Khó khăn: - Giáo viên chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thật kĩ về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nên việc truyền giảng chưa thật sâu sắc, hấp dẫn. - Thời gian phân phối cho một bài giảng còn ít hơn nữa đáp án của đề kiểm tra, đề thi không đề cập đến nội dung tích hợp nên thường giáo viên chỉ xem trọng, tập trung hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn học. Nội dung tích hợp chỉ nói lướt qua. - Học sinh có hiểu biết về cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chưa sâu sắc còn đơn giản, cảm tính. Chính vì vậy, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác động đến suy nghĩ, hành động của học sinh nhưng chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. Về mặt lí tưởng, tình cảm cách mạng, các em đã sống, lao động, học tập theo gương Bác song chưa liên tục, lâu dài. - Nhiều học sinh chưa ý thức được nội dung tích hợp chính là bài học đạo đức vô giá nên không tập trung khi giáo viên nói phần này, hoặc có nghe nhưng sau đó không nhớ gì cả. PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận: Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phản ánh phẩm chất, đạo đức của bản thân Hồ Chí Minh. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người cách mạng, nên đạo đức của Người là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, chống lại đạo đức phản động, lỗi thời của các giai cấp thống trị, song biết tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo đức cũ. Bản chất đạo đức của Hồ Chí Minh là đạo đức của giai cấp công nhân, song đồng thời là đạo đức của dân tộc, bởi vì đạo đức của Người được hình thành trên cơ sở đạo đức của dân tộc kết hợp với quan điểm lí luận đạo đức của chủ nghĩa Mác- Lênin và tinh hoa văn hóa, đạo Trang 6 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan đức nhân loại. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng nêu tấm gương sáng về đạo đức cho nhân dân noi theo. Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh gồm các điểm sau: Thứ nhất, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đối lập với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỉ. Đạo đức cách mạng này nhằm trước hết phục vụ lợi ích dân tộc, của Đảng, của loài người, chứ không phải là công cụ để thống trị nhân dân, góp phần xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột. Vì vậy, nội dung đầu tiên của đạo đức Hồ Chí Minh là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Thứ hai, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng thể hiện ở mặt trung với nước, hiếu với dân, dũng cảm, không sợ khó khăn gian khổ trong đấu tranh và lao động, ý chí, nghị lực vươn lên trước mọi hoàn cảnh; khiêm tốn, không kiêu căng, tự phụ , công thần; giữ vững cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, bảo đảm tinh thần đoàn kết dân tộc, hữu nghị với nhân dân các nước. Những điều này được Hồ Chí Minh xem là “Tư cách của người cách mệnh” mà người đã nêu trong tác phẩm “Đường cách mệnh”: Những nội dung nêu trên vào những năm cuối thập kỉ 20 của thế kỉ XX được Hồ Chí Minh phát triển ngày càng sâu sắc hơn, trở thành cơ sở khoa học của đạo đức Hồ Chí Minh . Các nội dung này quan hệ với nhau, tạo thành một chỉnh thể, bao gồm việc tu dưỡng của bản thân, mối quan hệ giữa người và người, giữa người với công việc. Trung với nước, hiếu với dân gắn bó chặt chẽ với nhau; vì nước là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Giữ nước gắn bó với dựng nước. Trung với nước, hiếu với dân thể hiện ở việc suốt đời phấn đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Những nội dung của đạo đức cách mạng nêu trên được Hồ Chí Minh giáo dục nhân dân, chủ yếu với cán bộ , Đảng viên. Người nhấn mạnh: “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “tận trung, trọng dân và học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc; phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí”. Trang 7 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tuy là những phạm trù đạo đức cũ, nhưng được Hồ Chí Minh tiếp nhận mặt tích cực và cải biến thành những phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng. Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết, gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người. Nó là một biểu hiện sinh động cuả phẩm chất “ trung với nước, hiếu với dân”. Theo Hồ Chí Minh, “cần, kiệm, liêm, chính” thể hiện những yếu tố cơ bản của đạo đức cách mạng đó là: “Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, nhưng không phải là bủn xỉn. Liêm là trong sạch, không tham lam. Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác.” “Cần, kiệm, liêm, chính” cần thiết cho mọi người. Bởi vì: “Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới”. Những đức tính này không thể thiếu được đối với mỗi con người, cũng như: “ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương , thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Quan hệ này thể hiện tính biện chứng giữa các yếu tố chủ yếu của đạo đức cách mạng. Chí công vô tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là biết đặt lợi ích dân tộc, cách mạng lên trên hết. Nghĩa là chỉ làm những việc ích nước lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa, phú quý; lòng dạ có thảnh thơi thì đầu óc mới tỉnh táo, sáng suốt. Việc thực hành chí công vô tư đòi hỏi phải nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ được chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết lo cho lợi ích riêng mình mà không quan tâm, thậm chí bán rẻ lợi ích của dân tộc, cách mạng. Thứ ba, yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Đây là những phẩm chất thể hiện mối quan hệ giữa con người trong cuộc sống đời thường: yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, người già, thương yêu người nghèo khổ, Trang 8 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan thân thiết với bạn bè. Yêu thương quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa, nâng đỡ con người là đạo lí truyền thống của nhân loại, dân tộc, là đạo đức của người cộng sản, mà lí tưởng đấu tranh là giải phóng con người. Theo Hồ Chí Minh, phải yêu thương những con người cùng khổ, người lao động, người nô lệ; phải gìn giữ phát triển mối quan hệ tốt với bạn bè đồng chí, với tất cả mọi người trong gia đình dòng họ, những người có sai lầm, khuyết điểm, cả những người lầm đường, lạc lối đã hối cải; tình yêu thương những người trong gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè, đồng bào cả nước được nâng lên, mở rộng thành tình yêu nhân loại. Tình thương của Người bao la, vì Người chỉ mong muốn cho dân giàu, nước mạnh mà không có ham muốn gì cho cá nhân. Đây là biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn cao cả - thương người, tôn trọng và chăm lo cho con người. Người căn dặn toàn Đảng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, sống với nhau có nghĩa, có tình, nhưng không “dĩ hòa vi quý”. Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. ( Thể hiện bản chất tình đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và tính chất của xã hội xã hội chủ nghĩa). Nội dung của tinh thần quốc tế được Hồ Chí Minh diễn tả trong hai câu thơ: “ Quan sơn muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em”. Với nội dung đạo đức nêu trên, Hồ Chí Minh xác định những nguyên tắc, phương pháp tu dưỡng và giáo dục đạo đức cách mạng. - Phải tiến hành thường xuyên, tiến hành một cách tích cực, tự giác việc rèn luyện đạo đức. Bởi vì: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. - Nói đi đôi với làm, vừa học tập lí luận vừa thể hiện trong hành động; vừa học tập quần chúng vừa làm gương cho người khác noi theo. Trang 9 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan - Xây dựng, giáo dục đi đôi với đấu tranh, tức là phải xây dựng những mặt tốt, mặt tích cực và chống những biểu hiện sai trái, khuyết điểm. - Gắn lí luận với thực tiễn cách mạng. - Tiến hành đồng bộ giữa các mặt giáo dục (đạo đức của bản thân mỗi người với đạo đức của cộng đồng, toàn dân, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội). - Phát huy dân chủ để mỗi người tự nguyện, tự giác thực hiện đạo đức và giúp đỡ nhau tu dưỡng, phấn đấu. Như vậy, nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm nhiều mặt: đạo đức của mỗi con người trong cộng đồng xã hội, trong đời sống bình thường; đạo của một công dân đối với dân tộc, cách mạng, đạo đức của một Đảng viên cộng sản ; đạo đức của một cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, quân nhân trong nhiệm vụ cụ thể của mình. Ở mỗi lĩnh vực, Hồ Chí Minh xác định những chẩn mực phẩm chất cụ thể trên cơ sở đạo đức chung về yêu, ghét, trung thành, chân thành, hết lòng vì dân tộc, cách mạng. Người cũng xác định những nguyên tắc, biện pháp, yêu cầu đối với việc thể hiện một cách cụ thể. Do việc trình bày tư tưởng, lí luận về đạo đức đơn giản, dễ hiểu, song sâu sắc, do nêu gương trong cuộc sống, nên tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và của nhân dân, cán bộ, đảng viên theo gương Người đã trở thành sức mạnh to lớn, đem lại những thắng lợi huy hoàng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ( Tài liệu tập huấn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn Ngữ văn – Bộ giáo dục và đào tạo). II. Nội dung và biện pháp thực hiện: 1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Sự chuẩn bị của giáo viên: - Giáo viên giới thiệu đặc điểm, trọng tâm bài học. - Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Câu hỏi giáo viên đưa ra có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, kích thích ham muốn tìm hiểu và học tập của các em. Để có một giờ Trang 10 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan học sôi nổi, thành công, người thầy cần nắm chắc mục đích, yêu cầu bài học để chuẩn bị được một hệ thống câu hỏi khoa học. - Đối với những bài dạy có tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần tích hợp, thời điểm tích hợp, cách tích hợp như thế nào cho phù hợp với bài dạy. Nên dùng hình ảnh tư liệu, tài liệu liên quan đến Hồ Chí Minh một cách phù hợp. b. Sự chuẩn bị của học sinh: - Học sinh nhận câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà từ giáo viên ( tìm hiểu và soạn trước ở nhà). - Học sinh cần có tâm thế tích cực, chủ động tiếp nhận, vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào cuộc sống. 2. Phương pháp tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn: - Giáo viên bám sát mục tiêu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn, không đưa thêm thông tin, kiến thức, không lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay thế cho việc dạy học Ngữ văn. - Các nội dung giáo dục được đưa vào môn học dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ văn với những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh; dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân học sinh và quá trình đối thoại, tương tác giữa học sinh với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. - Các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được lặp đi, lặp lại, rèn luyện thường xuyên thông qua các bài học theo các mức độ giáo dục khác nhau, tùy theo nội dung từng bài học cụ thể. - Đổi mới phương pháp dạy học để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở các em nhận thức được sự cần thiết phải học tập, say mê, hứng thú học tập. - Tạo môi trường giáo dục có sự kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đề cao việc nêu gương từ thầy, cô, cha, mẹ và những cá nhân trong cộng đồng. Trang 11 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan - Tạo điều kiện cần thiết về thiết bị và các phương tiện dạy học để hiệu quả giáo dục được nâng cao, học sinh tự giác học tập và có ý thức làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3. Giáo án thực nghiệm: a. Bài 1: Đoạn trích “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du “Trao duyên” là biến cố mở đầu cho mười lăm năm “Nổi chìm kiếp sống lênh đênh” (Tố Hữu) của nàng Kiều. Đó là nỗi đứt ruột không chỉ đầu tiên mà có lẽ còn là lớn nhất trong cả một chuỗi những khổ đau tủi nhục – một hệ thống những nỗi “đoạn trường” của Kiều. Vì gia biến nên giữa chữ hiếu và chữ tình nàng chỉ được chọn một “Đệ lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nàng đã chọn chữ hiếu, đành lỗi đạo tình yêu cùng Kim Trọng. Nàng phải trao duyên cho Thúy Vân. Biết Vân nhận lời mình là vì “xót tình máu mủ” chứ không phải vì “lời nước non” song Kiều vẫn cảm thấy đau đớn, xót xa. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng Kiều trước khi trao duyên, trong khi trao duyên và sau khi trao duyên cho Vân. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng của Kiều. Và qua tâm trạng Kiều, giáo viên cho học sinh thấy được nhân cách cao đẹp của Kiều. Kiều sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau: đền đáp công ơn cha mẹ, đền đáp ân tình gắn bó của Kim Trọng nhưng Kiều vẫn thấy day dứt, cho mình là người phụ bạc. Qua đoạn trích, giáo viên cũng cho học sinh thấy được tấm lòng nhân đạo, tài năng sử dụng ngôn ngữ cũng như nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế của Nguyễn Du. Từ cuộc vận động ‘ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua bài học, giáo viên tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp học sinh rút ra bài học cho mình: phải tinh tế trong cách ứng xử, trong cách lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp; phải có tình yêu thương con người, thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau khổ của những con người bất hạnh; phải hiếu thảo với cha mẹ; phải dám đấu tranh bảo vệ công bằng, lẽ phải trong xã hội để xã hội không còn kẻ áp bức và người bị áp bức. b. Bài 2: “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của bài, giáo viên có thể lồng ghép tích hợp ở phần đầu hoặc phần củng cố, giáo dục các em tư tưởng nhân nghĩa gắn liền Trang 12 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan với yêu nước, độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi vẫn được tiếp nối ở tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và độc lập dân tộc của Bác. Ở Bác, ta thấy lòng thương yêu nhân dân, thương yêu người cùng khổ gắn với lòng thương yêu nhân loại. Lòng thương yêu thống nhất với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí cùng hành động để giải phóng nhân dân, nhân loại. Bản thân Bác là hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới, thời đại kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội với giải phóng loài người; độc lập dân tộc gắn với tự do, hạnh phúc, với chủ nghĩa xã hội. Và giáo viên cũng giúp học sinh thấy được trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với nền độc lập của dân tộc và truyền thống nhân nghĩa của cha ông. c. Bài 3: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- Thân Nhân Trung Giáo viên giúp học sinh hiểu được hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước. Thời nào thì hiền tài cũng là “nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta : giáo dục là quốc sách hàng đầu, trọng dụng nhân tài. Từ đó, giáo viên tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo nhân tài. Ở bài học này, giáo viên có thể tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở bất cứ phần nào miễn là phù hợp. Bác khẳng định thanh, thiếu niên là người làm chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hoặc mạnh một phần lớn là do các thanh, thiếu niên và một phần tiến bộ của họ. Với Bác, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nên Bác luôn căn dặn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khuyên bảo thanh, thiếu niên “Các cháu muốn thực sự làm chủ tương lai nước nhà thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”. Trong thư Bác viết gửi học sinh, sinh viên toàn quốc tháng 9 năm 1945 có đoạn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trang 13 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan Bác khuyên nhủ thanh, thiếu niên phải ra sức học tập, rèn luyện. Đối với thiếu niên, Bác dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Đối với thanh niên, Bác dạy: “các việc đáng làm khó mấy cũng cố chịu quyết tâm làm việc cho kì được; ham làm những việc ích nước lợi dân, không ham địa vị và công danh phú quý; đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc; quyết tâm làm gương về mọi mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch; chớ kiêu ngạo, tự mãn, nói ít làm nhiều, đoàn kết, thân ái”. Bác rất tin tưởng vào thanh niên, tin vào ý chí, nghị lực và quyết tâm của thanh niên. Bác viết “không có việc gì khó; chỉ sợ lòng không bền; đào núi và lấp biển; quyết chí ắt làm nên”. Trong bài học, giáo viên có thể cho học sinh xem một số hình ảnh trò chuyện của Bác với thanh, thiếu niên để các em nhớ mãi về Người. Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sĩ diệt Mĩ miền Nam (1968) d. Bài 4: “Chiều tối” – Hồ Chí Minh “Chiều tối” là một trong những bài thơ được Bác sáng tác khi Bác bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo, là bài thứ 31/134 bài của tập Nhật kí trong tù. Bao trùm từ đầu đến cuối bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn của Bác: lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Phong thái ung dung, tự tại; ý chí, nghị lực phi thường; tinh thần lạc quan, bản lĩnh thép nên giáo viên có thể tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh và tích hợp ở nhiều thời điểm khác nhau. Qua bài thơ, giáo viên giúp học sinh rút ra bài học cho mình: phải biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người; có ý chí, nghị lực phi thường; tinh thần lạc quan, bản lĩnh thép trước mọi hoàn cảnh. e. Bài 5: Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Đây là bài học cung cấp kiến thức khái quát về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Bác nên nội dung tích hợp rất rộng. Giáo viên phải khéo léo để vừa tích hợp được tư tưởng của Bác vừa Trang 14 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan đảm bảo nội dung trọng tâm của bài học. Qua cuộc đời của Bác, giáo viên tích hợp giáo dục học sinh tinh thần tự học tập, rèn luyện, có hoài bão lớn, biết khao khát cuộc sống tốt đẹp, kiên cường vượt qua mọi khó khăn; nhân ái, vị tha, đồng cảm trước nỗi vất vả, đau khổ, bất hạnh của con người; lòng yêu nước, thương dân, căm thù bọn cướp nước, tinh thần quốc tế vô sản. Giáo viên có thể giới thiệu đến các em tác phẩm Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, các em tìm đọc để hiểu rõ hơn về Bác (từ thuở ấu thơ, Bác đã phải chịu biết bao gian khổ, vất vả. Ở lứa tuổi của các em, Bác đã làm được rất nhiều việc có ích). Qua sự nghiệp văn học của Bác, giáo viên giúp học sinh thấy được nhiều bài học thấm thía và sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, việc làm của Bác. Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ ra những bài học sâu sắc nhất. Ví dụ: Tập thơ “Nhật kí trong tù” chủ yếu ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Đó là một con người có nghị lực phi thường; tâm hồn luôn khao khát tự do, hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dễ động lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ của con người, vừa có con mắt sắc sảo nhìn thấy những nghịch lí của một chế độ thối nát để tạo ra những tiếng cười đầy trí tuệ”. (Ngữ văn 12, tập một). Từ nội dung trên, giáo viên tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh để học sinh rút ra bài học cho mình trong suy nghĩ và hành động: Sống phải có ước mơ, hoài bão; có ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống; biết đồng cảm, chia sẻ những khó khăn, vất vả với những người xung quanh. Ở bài học này, giáo viên có thể tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở bất cứ phần nào miễn là phù hợp. g. Bài 6: “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh Giáo viên cần làm cho học sinh thấy được giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập. “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. Không chỉ vậy, “Tuyên ngôn Độc lập” còn là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục Trang 15 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc… “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp và tư tưởng, tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta. Ở bài học này, giáo viên có thể tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở bất cứ thời điểm nào. Từ nội dung bài học, giáo viên tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh để học sinh rút ra những điều mà bản thân các em học tập được từ Bác qua văn bản này: Khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng; Tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn; Sự khéo léo, uyển chuyển, tài năng trong lời ăn, tiếng nói, dùng từ, viết câu… Tất cả tình cảm và tài năng ấy được thể hiện qua lập luận, lí lẽ, dẫn chứng và ngôn ngữ. Lập luận: chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối (dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc). Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc. Dẫn chứng: xác thực, lấy ra từ sự thật lịch sử. Ngôn ngữ: đanh thép, hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô bộc lộ tình cảm gần gũi (đồng bào ta, nhân dân ta, nước nhà của ta, …). h. Bài 7: Đọc thêm “Bác ơi!” – Tố Hữu Ngày 2/9/1969, Bác Hồ từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong thời kì gay go, ác liệt. Cả dân tộc Việt Nam và nhiều bạn bè thế giới đã biểu lộ niềm đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác (Sách giáo khoa lớp 12, tập 1). Ngoài việc giúp học sinh nắm được nội dung bài học, giáo viên tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em. Giáo viên giáo dục học sinh học tập đức tính giản dị, tình thương yêu con người của Bác và phải biết biết ơn Bác. Đó là điều vô cùng cần thiết góp phần hình thành nhân cách cho các em. « Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn » (Tố Hữu) Trang 16 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan Yêu Bác, biết ơn Bác, các em quyết tâm vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Trong bài học, giáo viên có thể cho học sinh xem một số hình ảnh giản dị của Bác trong cuộc sống hàng ngày để thôi thúc các em làm theo tấm gương của Bác. Bác ra đồng gặt lúa và cấy lúa cùng nông dân PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với học sinh lớp 10: Tôi thực hành kiểm nghiệm ở hai lớp 10C6 và 10C8: Sau khi học xong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tôi cho học sinh làm bài viết hai tiết trong giờ tăng tiết với đề bài như sau: “Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò Trang 17 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan của người hiền tài đối với đất nước và cho biết tư tưởng của Bác về giáo dục và đào tạo nhân tài”. Trước khi dạy tích hợp Lớp Không quan tâm tích hợp 10C6 10C8 Sau khi dạy tích hợp Quan tâm Tích hợp tích hợp tốt Không quan tâm Quan tâm Tích hợp tích hợp tốt 37/45 15/45 3/45 tích hợp 8/45 (6.7%) (17.8%) (82.2%) (33.3%) 7/45 1/45 10/45 35/45 12/45 (15.6%) (2.2%) (22.2%) (77.8%) (26.7%) 32/45 13/45 (71.1%) (28.9%) 38/45 (84.4%) Với học sinh lớp 12: Tôi thực hành kiểm nghiệm ở hai lớp 12C6 và 12C7: - Tôi dùng 30 phút của 2 tiết sinh hoạt lớp liên tiếp ở tuần học bài có tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để các em trình bày hiểu biết của mình về cuộc đời, quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác, những mẩu chuyện về Bác, thơ văn của Bác…từ đó nêu cảm nghĩ, rút ra bài học (Học sinh được chuẩn bị trước ở nhà, giáo viên cộng điểm hạnh kiểm), lúc đầu học sinh còn bỡ ngỡ, lúng túng, e ngại nhưng sau đó các em rất hào hứng và mạnh dạn trình bày. - Tôi phát phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của các em, hệ thống câu hỏi như sau: 1. Em có thích học những bài học có tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hay không? a. Rất thích. c. Bình thường. b. Thích. d. Không thích. 2. Qua bài Chiều tối, em học tập được điều gì từ Bác? a. Tình yêu thiên nhiên. Trang 18 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan b. Tình yêu cuộc sống. c. Phong thái ung dung, tự tại, ý chí, nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan, bản lĩnh thép. d. Cả ba ý trên. 3. Khi học tiểu sử về Bác, điều gì ở Bác làm em nhớ mãi? a. Tinh thần, thái độ học tập không ngừng nghỉ. b. Cả cuộc đời chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. c. Tinh thần quốc tế trong sáng. d. Cả 3 ý trên. 4. Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Hồ Chí Minh là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” đúng hay sai ? a. Đúng b. Sai. 5. Đánh giá nào sau đây về giá trị của tập Nhật kí trong tù là đúng? a. “Nhật kí trong tù” là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo. b. Nhiều bài thơ trong “Nhật kí trong tù” có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. c. Ta tìm thấy ở “Nhật kí trong tù” một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. d. Cả 3 đánh giá trên. 6. “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực. Lập luận, lí lẽ, dẫn chứng, ngôn ngữ thể hiện rõ quan điểm, thái độ, tình cảm gì của Bác? a. Xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc. b. Dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc. c. Chan chứa tình cảm, cách xưng hô bộc lộ tình cảm gần gũi. d. Cả a,b,c. Trang 19 Một cách tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn bậc THPT GV: Nguyễn Thị Phương Lan 7. Nếu Nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức những tiết sinh hoạt ngoại khóa với nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có lồng ghép những tiết mục văn nghệ cùng chủ đề, các em có thích không? a. Rất thích. c. Bình thường. b. Thích. d. Để thời gian học tập . Kết quả khảo sát trắc nghiệm: Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Kết quả Lớp 12C6 34/42 học sinh (a hoặc b) 81% 38/42 học sinh (d) 90.5% 34/42 học sinh (d) 81% 41/42 học sinh (a) 97.6% 39/42 học sinh (d) 92.9% 38/42 học sinh (d) 90.5% 38/42 học sinh (a hoặc b) 90.5% Lớp 12C7 32/45 học sinh (a hoặc b) 71.1 % 41/45 học sinh (d) 90.1% 37/45 học sinh (d) 82.2% 44/45 học sinh (a) 97.8% 36/45 học sinh (d) 80% 34/45 học sinh (d) 75.6% 37/45 học sinh (a hoặc b) 82.2% - Các em từng bước thể hiện sự quan tâm đến nội dung tích hợp và thấy được những bài học đạo đức thật sự ý nghĩa được rút ra từ đây. Tư tưởng, đạo đức của Bác thật gần gũi, các em có thể học tập và làm theo. - Học sinh có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân. PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : I. Bài học kinh nghiệm: Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan