Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn mần non kinh nghiệm tổ chức dạy tốt môn làm quen văn học lớp mẫu giáo bé...

Tài liệu Skkn mần non kinh nghiệm tổ chức dạy tốt môn làm quen văn học lớp mẫu giáo bé

.DOC
27
162
102

Mô tả:

Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH GIA LAI PHÒNG GIÁO DỤC & Đ.T THÀNH PHỐ PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY TỐT MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC LỚP MẪU GIÁO BÉ MÃ SKKN: .............. Họ và tên người viết: Trần Thị Thanh Tân Chuyên môn: Sư phạm mầm non Đơn vị: Trường mầm non 3/2 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Làm quen văn học là một loại hình nghệ thuật , là một nội dung quan trọng của chương trình giáo dục Mầm non . Văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ . Là tiếng nói hồn nhiên của tâm hồn trẻ thơ rất dễ đi vào lòng người . Em bé nằm trong nôi , qua lời ru của mẹ dù chưa biết thưởng thức nghệ thuật nhưng ngay từ lúc đó nhịp điệu êm dịu của lời thơ góp phần tạo nên thế giới tình cảm của em bé . Đó là sự mở cửa cho trẻ những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới những giá trị phong phú chứa đựng trong các tác phẩm văn học . Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ Mẫu giáo với tác phẩm văn học được chọn lọc , nhất là những câu chuyện kể về thế giới cổ tích thần kì , các câu truyện truyền thuyết , thần thoại , những tác phẩm là thơ ca … sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ , óc tưởng tượng , sự phát triển ngôn ngữ , trí tuệ… Thậm chí khi trẻ lớn lên và cả sau này trẻ vẫn còn nhớ lại một cách sâu sắc những cảm giác ban đầu khi được nghe lời ru của bà , của mẹ và ký ức đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách mỗi con người. Văn học góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ . Ở lứa tuổi Mẫu giáo việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân , tính độc lập , sáng tạo của trẻ . Các cháu đến với những tác phẩm văn học , những nhân vật trong thơ , trong truyện , với tất cả những tình cảm , những rung động ngọt ngào nhất , say mê nhất , đồng cảm nhất. Những tác phẩm văn học đã là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những xúc cảm lành mạnh có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống mai sau của trẻ. Trong năm học này, Ban giám hiệu nhà trường phân công cho tôi giảng dạy lớp Mẫu giáo 3- 4 tuổi. Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục Mầm non, mỗi năm đúc rút thêm cho bản thân những kinh nghiệm trong giảng dạy và kiến thức mới trong chuyên môn, điều đó đã nói lên bản thân có rất 2 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku nhiều điều kiện thuận lợi nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn mà thực tế trong giảng dạy tôi vẫn còn nhiều băn khoăn. Về thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cũng như Phòng Giáo dục Thành phố Pleiku thường xuyên quan tâm và coi trọng việc đầu tư về chuyên đề làm quen văn học và chữ viết. Nhà trường đã đầu tư phòng thư viện chung cho toàn trường và chỉ đạo xây dựng góc thư viện riêng ở các lớp. Việc thực hiện cho trẻ tiếp cận với góc thư viện ở lớp cũng như lịch cho trẻ hoạt động ở thư viện trường tương đối đầy đủ và có hiệu quả. Đồ dùng, dụng cụ đặc biệt là các loại tranh truyện, truyện chữ to, truyện tranh, thơ có tranh minh hoạ, các bộ rối mang nội dung của các câu truyện, bài thơ rất đầy đủ và hấp dẫn trẻ. - Đa số các cháu đã được học qua lớp Nhà trẻ nên việc phát âm , đọc thơ cũng như tiếp thu nội dung các câu truyện có phần dễ dàng hơn, trẻ đã biết đọc thơ theo cô, kể lại truyện cùng cô và biết kết hợp các điệu bộ, nét mặt cử chỉ, sử dụng nhịp điệu, giọng điệu để thể hiện các tác phẩm văn học được thuận lợi hơn. - Bản thân cũng có năng khiếu về giọng đọc, giọng kể, nắm vững vàng về yêu cầu của việc đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy trong chương trình Mầm non. Đặc biệt chuyên đề làm quen văn học và chữ viết đã được thể hiện thường xuyên trong giáo án, lên lớp một cách thuần thục. Về khó khăn: - Vẫn còn một số ít các cháu chưa học qua các nhóm trẻ nên việc tiếp thu và sức cảm thụ nghệ thuật về các tác phẩm văn học chưa được đồng đều. - Một vài cháu chưa đủ độ tuổi, còn nói ngọng, phát âm chưa rõ lời, lời nói chưa mạch lạc nên việc dạy trẻ đọc thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm vẫn còn gặp không ít khó khăn. 3 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku - Hiện nay có quá nhiều tài liệu hướng dẫn giảng dạy nên các phương pháp lên lớp thuần thục cũng như việc sáng tạo trong giờ dạy vẫn chưa xem là việc thống nhất cao. Không có bài soạn mẫu, chủ yếu giáo viên tự mày mò sáng tạo là chính. Để tổ chức thực hiện tốt một giờ dạy làm quen văn học, tôi thường quan tâm đến việc nghiên cứu kỹ yêu cầu về đề tài của các chủ điểm đã đề ra trong chương trình. Từ đó bản thân có một kế hoạch định hình cho bài soạn, đồng thời chuẩn bị các phương tiện, giáo cụ trực quan chủ yếu quan trọng, các kỹ năng hoạt động trong giờ dạy. Ví dụ : Ở chủ điểm 2: “ Bản thân” - Yêu cầu được đặt ra là giúp trẻ hiểu biết về họ, tên, tuổi, sở thích, khả năng của bản thân. Các bộ phận cơ thể. Biết địa chỉ , nơi ở, tên các thành viên trong gia đình. Biết nhà là nơi gia đình sống, biết tên công cụ, chất liệu của một số đồ dùng gia đình. Miêu tả bản thân và người thân, các đồ dùng phục vụ cho bản thân thông qua hoạt động hát, đọc thơ, kể chuyện...Giúp trẻ giao tiếp ứng xử phù hợp của bản thân với bạn bè, lớp học, với cô giáo và truyền thống gia đình. trẻ được đọc thơ, kể chuyện đóng kịch những tác phẩm văn học về bạn bè, cô giáo và gia đình có nội dung về sự yêu thương, chia sẽ với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, kính trọng người trên, nhường nhịn em bé, bạn bè...; Biểu lộ được cảm xúc gần gũi, thân thương về tình cảm ấm áp của bạn bè với nhau, với sự vỗ về của cô giáo, với tình thân gia đình. - Với tác phẩm văn học có đề tài là thơ “Đôi mắt của em”, “ Cái lưỡi”. Tôi đã xây dựng lồng ghép các nội dung tích hợp cho tiết học này có cả về âm nhạc, làm quen môi trường xung quanh. 4 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku * Nhờ lời diễn giải về tác phẩm của cô giáo, trẻ hiểu được rằng cơ thể mình được mẹ sinh ra, được sự chăm sóc nuôi nấng và lớn lên từ bàn tay cha mẹ nên trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ thân thể, biết yêu thương cha mẹ và mọi người trong gia đình, tôi đã lồng ghép với các môn học như Giáo dục âm nhạc, làm quen môi trường xung quanh: + Tích hợp môn âm nhạc: “ Bàn tay mẹ”, “ Ngọn nến lung linh” - Ngoài ra tôi còn chọn nội dung tích hợp với môn học khác như làm quen môi trường xung quanh nói về tình cảm gia đình, tình cảm của cha mẹ dành cho con cái và con cái thì phải chăm ngoan nghe lời cha mẹ. Mọi người trong gia đình phải biết quan tâm yêu thương lẫn nhau... - Bên cạnh đó không thể thiếu phần chuẩn bị về đồ dùng trực quan, các phương tiện dạy học hỗ trợ cho tiết dạy như: + Đàn Organ. + Tranh vẽ về cơ thể trẻ, các giác quan trên cơ thể và sự chăm sóc của mẹ đối với con cái. Tôi đã chuẩn bị khá chu đáo và lên lớp tự tin, mạnh dạn, đi đúng trình tự các bước, truyền thụ đúng kiến thức, đúng trọng tâm và còn có cả kiến thức mở rộng phù hợp với đề tài, với chương trình nhưng kết quả đem lại không cao, chỉ khoảng 55% - 60% cháu hiểu bài và tham gia vào hoạt động nghệ thuật đạt yêu cầu giờ dạy, số cháu còn lại thiếu linh hoạt, còn ở tư thế bị động, lớp học có vẻ trầm, buồn .Về bản thân còn thấy thiếu sự sôi nổi và hứng thú và không tránh khỏi sự băn khoăn thắc mắc: Làm thế nào để khi xong một tiết dạy cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng, lôi cuốn được tất cả trẻ cùng tham gia theo hình thức đổi mới là “ trẻ chủ động” ; “ cô tung cháu hứng” và mình làm gì để tổ chức một giờ làm quen văn học đúng với yêu cầu đổi mới và phù hợp khả năng của một giáo viên ở thời kỳ đổi mới này. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 5 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku Đổi mới phương pháp lên lớp và nâng cao chất lượng giảng dạy là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ nhất trong quá trình công tác. Từ những băn khoăn, trăn trở và từ những kết quả đạt được và chưa đạt được đã nói ở trên tôi cũng đã tìm ra cho mình một số giải pháp có khả năng phù hợp để khắc phục khó khăn như sau: - Tiếp tục nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan làm quen văn học và chữ viết ở chương trình Mầm non cả 3 độ tuổi, tài liệu hướng dẫn đổi mới, một số tập san, tạp chí của các nhà chuyên môn, vụ Giáo dục Mầm non và Khoa đầu ngành ( Khoa giáo dục Mầm non - Đại học Sư phạm Hà nội) - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên... Tuy nhiên, không thể bỗng dưng mà hình tượng văn học lại trở nên phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào người đem văn học đến cho trẻ em, đó chính là cô giáo. Cô giáo phải là người có giọng phát âm chính xác, có khả năng đọc thơ, ngâm thơ , khả năng về âm nhạc, về kể truyện diễn cảm, biểu hiện đúng sắc thái, ngữ điệu, nhịp điệu, giọng điệu của ngôn ngữ thơ ca và truyện để truyền đạt tới trẻ. Trẻ đọc thơ chính xác các từ , các câu rõ, đúng dần tới mạch lạc. Biết phối hợp kể truyện cùng cô, kể nối tiếp với bạn, kể truyện từ từng đoạn đến một phần câu truyện và cả câu truyện. Như đã nói ở phần khó khăn: Do một số cháu chưa học qua lớp nhà trẻ nên khả năng tiếp thu và cảm thụ về các tác phẩm văn học không đồng đều, vì thế mà điều tôi quan tâm là ở các cháu này.( Theo như đặc điểm tâm lý của trẻ em thì có thể trẻ chưa quen với hình thức hoạt động tập thể, vì thế mà trẻ còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin hoặc sự chú ý có chủ định của trẻ còn thấp...) Để tránh những trường hợp trẻ không muốn tham gia vào đọc thơ hoặc đọc sai, không nhớ rõ nội dung truyện, tên truyện và tên các nhân vật trong truyện tôi thường xuyên xếp xen kẻ những trẻ này với trẻ hiếu động, tích cực và linh hoạt để trẻ có điều kiện hòa nhập vào hoạt động tập thể hơn. 6 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku Song song với việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, dạy trẻ nắm được cốt truyện thì giáo viên phải tạo không khí văn chương ở lớp học phù hợp với nội dung của bài thơ hay câu truyện, trang trí lớp và có cả trang phục của cô để giúp cô và trẻ hóa thân vào nhân vật và sống trong hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm. Cô giáo phải là người biết sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc như: Đàn Organ, các dụng cụ gõ đệm phát ra âm thanh vì trong lúc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học là truyện thì cần có các nhạc cụ này để làm tiếng chim hót, suối chảy, cây cối xào xạc và các tiếng động để đưa trẻ đến gần với hoàn cảnh của tác phẩm hơn. Giáo viên còn là người sử dụng các rối linh hoạt, phù hợp vì những câu truyện trong chương trình Mẫu giáo thường có nội dung gần gũi với cuộc sống thực tế của trẻ. Thường gắn để giáo dục trẻ những hành vi văn hóa đơn giản, những ước mơ hoài bảo, những tấm gương tốt, dũng cảm, đoàn kết biết giúp đỡ, tính hiếu thảo, chăm chỉ, hiền lành...; Và thường được mượn hình ảnh của các con vật thân thương gần gũi trẻ như: Cóc, hươu, nai, rùa, thỏ... đại diện cho phái nhân vật hiền lành. Còn những con vật như: Cọp, hổ, báo, sói... đại diện cho phái nhân vật ác, nép dưới tên các con vật hung dữ. Mặc dù các con vật được nhân cách hóa những vẫn mang tính rất là động vật. Chính vì thế mà khi lựa chọn đồ dùng là rối, cô nên lựa chọn con rối phù hợp với đặc điểm, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm và sử dụng thật phù hợp. Ở đây, cô giáo phải làm cho những hình tượng ấy trở nên sống động trước mặt trẻ có thể hình dung và cảm nhận được toàn bộ nội dung câu truyện, cảm nhận được những khung cảnh, những sự kiện phẩm chất, tính cách của các nhân vật trong truyện. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình kể truyện cho trẻ nghe, giúp trẻ thâm nhập vào tác phẩm một cách sâu sắc qua sự thể hiện của cô giáo. Cách sử dụng ngữ điệu, độ âm vang của giọng ngưng, nghỉ, nét mặt, cử chỉ... 7 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku * Ví dụ: Ở chủ điểm : “ Gia đình” với câu truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” + Đồ dùng: Tạo môi trường văn học: Mô hình khu rừng và sân khấu với 5 nhân vật (rối): Mẹ cô bé, cô bé quàng khăn đỏ, 1 chú Sói, 1 chú Sóc, 1 ngôi nhà và 1 bác hàng xóm. + Mở đầu là cô dạo một đoạn nhạc kèm theo tiếng chim hót , tiếng suối chảy và có tiếng của cô: “ Là la lá la là ...” (Cô bé vừa đi vừa hát) Cô bắt đầu : “ Một ngày mới bắt đầu, bình minh toả sáng, bầu trời trong xanh và Cô bé quàng khăn đỏ được mẹ giao cho 1 công việc là đưa bánh sang biếu bà ngoại, nhưng rồi để biết được cô bé quàng khăn đỏ có nghe lời mẹ dặn không? điều gì đã xảy ra với cô bé? Các con muốn biết không nào? + Cô bắt đầu kể truyện diễn cảm. Cô kể bằng lời kèm cả cử chỉ minh họa, giọng của mẹ cô bé nhẹ nhàng, dịu dàng, chậm rãi ở các câu: “con đi thì đi đường thẳng”, đến những đoạn đối thoại giữa chó sói và cô bé, giọng cô bé trong trẻo, thể hiện sự hồn nhiên, nghi ngờ: “Bà ơi mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà; bà ơi sao hôm nay tai bà dài thế?; sao hôm nay mắt bà to thế?”; giọng của Sói ồm ồm, chậm rãi: “Thế à, bà cảm ơn cháu; tai bà dài để bà nghe cho rõ, mắt bà to để bà nhìn cháu cho rõ...”; ngoài cách kể truyện diễn cảm của cô, cô dùng thêm các tiếng trống, mỏ ở trong đàn làm tiếng động để phụ họa thêm cho các phần nhằm mục đích tạo sự hấp dẫn hứng thú, lôi cuốn trẻ tập trung chú ý vào cô, ghi nhớ và hiểu được nội dung truyện, tính cách của nhân vật, bắt chước giọng kể diễn cảm của cô ở ngữ điệu, giọng điệu, cách ngưng, nghỉ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với từng tính cách của nhân vật. Khi cô kể truyện sử dụng mô hình và con rối, cô cũng vừa kể vừa sử dụng rối nhưng các lần xuất hiện rối cũng là lúc mà lời kể của cô bắt đầu phù hợp với nội dung miêu tả nhân vật . + Ví dụ: Ở đoạn: Cô bé gặp chó Sói ở trong rừng thì điều khiển rối cô bé với tính cách nhẹ nhàng vừa có chút sợ hãi kèm giọng kể nhẹ, 8 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku trong nhưng hơi yếu. Sói lúc này cũng đang được điều khiển nhẹ nhàng kèm lời kể hỏi han cặn kể đầy vẻ toan tính trong đầu kèm cử chỉ nét mặt. Ngược lại đoạn kể đến câu “mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy” kể với giọng hùng hồn, to tát nhưng khi đến đoạn xuất hiện của bác hàng xóm thì điều khiển rối nhanh, mạnh hơn nhằm lột tả được vẽ dũng cảm của bác hàng xóm. Những lời kể cuối là những gì mà cô giáo muốn đem đến cho trẻ nhất trong suốt cả câu truyện đó là “vì cô bé không nghe lời mẹ; may nhờ có bác hàng xóm tốt bụng và dũng cảm; nếu nghe lời mẹ thì cô bé đã không xảy ra chuyện gì; và từ đó trở đi, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ làm sai lời mẹ dặn”. Lúc này nhân vật cô bé như thẹn thùng, hối cãi, có vẻ như khép mình nhận lỗi... Như thế sẽ diễn ra trước mắt trẻ một bức tranh trong đó có sự vị tha của những người lớn xung quanh trẻ, có sự thẹn thùng ăn năn, nhận lỗi kèm theo những chi tiết có hình tượng của 1 cuộc cãi vả, một cuộc chiến mà điều mong đợi của trẻ có lẽ trở thành hiện thực đó là “ mong cho cô bé không bị Sói ăn thịt, mong cho bác hàng xóm thắng chó Sói và cứu được cô bé quàng khăn đỏ”. Cũng bằng những biện pháp kể diễn cảm, cô lựa chọn lời kể ngắn gọn, súc tích tác động đến tình cảm, thẩm mĩ sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận của trẻ được tốt hơn. Trẻ có thể kể lại truyện bằng ngôn ngữ của trẻ chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ của câu truyện. Với lời kể diễn cảm và sinh động có phần trong và vang của cô đã làm cho câu truyện như có hồn, cô làm sống động trước mắt trẻ những hình ảnh, những quang cảnh của câu truyện như đang diễn ra trước mắt trẻ. * Ví dụ: Ở câu truyện “Ba cô tiên” chủ điểm “ Gia đình”, khi kể truyện “ Ba cô tiên” với giọng kể diễn cảm dí dỏm và lỗi kể như tự sự hay giải thích: “cậu bé Tí Hon chỉ bằng ngón tay cái mọi người mà thôi, nhưng Tí Hon rất yêu thương cha mẹ; chăn trâu thay cha mẹ (cha mẹ phải đi chăn trâu cho địa chủ). Giọng kể đầy vẻ ngạc nhiên: “Sao Tí Hon không ăn?”; Giọng kể kèm cử chỉ, thái độ lạ lùng, ngạc nhiên hiện lên 9 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku trên nét mặt của Tí Hon và cha mẹ ở các câu: Ồ nhà ai đẹp thế? Ruộng ai tốt thế? Áo quần ai nhiều thế?”. + Đoạn Tí Hon đi khỏi, cô tiên áo đỏ vẽ 1 cái nhà xinh đẹp... Cô kể với giọng chậm, ngắt giọng sau mỗi câu kể về hành động của mỗi cô tiên. ở đây cô cần chú ý nhấn vào các chi tiết “Vẽ xong tất cả hoá thành thật”. Đúng vậy, lúc này đây trước mắt trẻ là cả một quang cảnh ruộng vườn, nhà cửa..., thấy được 1 cô tiên áo đỏ, 1 cô tiên áo xanh, 1 cô tiên áo vàng lộng lẫy bước từ trong nhà đi ra chào bố mẹ Tí Hon. Còn nữa, 1 Tí Hon ngày nào thật bé tí chỉ bằng ngón tay cái mopị người ngồi trên sừng trâu bây giờ đã trở thành 1 chàng trai cao to lực lưỡng đầy nghị lực “làm việc rất chăm chỉ, khéo léo. Tí Hon bây giờ thì đã lớn rồi”. Như đã nói ở trên về ngữ điệu, giọng kể kèm thái độ, cử chỉ và điệu bộ của cô, điều mong đợi của trẻ đã đến, trẻ sẽ thở phào nhẹ nhỏm rằng Tí Hon không bé, bạn đã giúp đỡ được bố mẹ, bố mẹ Tí Hon không khổ nữa vì đã có nhà cửa đẹp, ruộng vườn tốt, quần áo đẹp cả đứa con bé tí năm nào bây giờ đã là 1 chàng trai cao to và khoẻ mạnh. Qua ngữ điệu, cử chỉ kèm theo âm thanh phụ họa của cô mang đến cho trẻ một quang cảnh núi non, sông nước và cuộc chuyện trò đầy cảm động càng giúp trẻ gợi cảm và càng khơi mạnh sức tưởng tượng của trẻ hơn. Điều này cũng cho thấy rằng việc cô sáng tạo trong ngôn ngữ kèm âm thanh minh hoạ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, phát triển vốn từ . Trẻ không chỉ có khả năng nói được các câu đủ thành phần, đúng ngữ pháp mà còn có khả năng nói được những câu nói giàu sắc thái biểu cảm. Hay hơn, ý nghĩa hơn và đẹp hơn đó là cô đã kích thích ở trẻ niềm say mê sáng tạo nghệ thuật đầy ước mơ: “Giá như mình là cô tiên áo đỏ, giá như mình là cô tiên áo xanh thì mình sẽ..., giá như và giá như...”, và không chỉ lúc này mà cả khi tan học trẻ muốn được làm một điều gì đó như các cô tiên để giúp bố mẹ, liệu trẻ có muốn mình nhỏ bé như Tí Hon không? có! và hơn hết đó là sự hoá 10 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku thân vào câu truyện, sự cảm nhận và muốn được bắt chước đầy ngây ngô của trẻ. Tuy nhiên với mỗi đề tài, mỗi câu truyện lại có cách lựa chọn về đồ dùng trực quan, đồ dùng dạy học và chất giọng lại khác nhau. Với các câu truyện cổ tích thần kì như “ Tấm cám” thì lời kể mở đầu phải là “ Ngày xửa, ngày xưa...”. Lời kể mở đầu này cô không nên để lộ chất giọng hàng ngày ở lớp của cô giáo. Không để trẻ dễ dàng nhận ra giọng cô hàng ngày, vì đó là lời của quá khứ vọng về. Giọng cô phải hạ xuống, trầm ấm xa xôi, kể chậm rãi như đang chuẩn bị vào câu truyện sắp kể. Với câu truyện “ Tấm cám” tôi đã sử dụng lần một kể diễn cảm với biện pháp “ Kể truyện trên nền nhạc nhẹ” ( Nhạc nhẹ, trầm có vẻ buồn, không sôi nổi, không mạnh mẽ) . Biện pháp này làm cho câu truyện như huyền bí và lôi cuốn người nghe hơn. Thực tế biện pháp này trẻ rất hứng thú, tập trung chú ý và bản thân tôi lên lớp cũng cảm thấy bình tỉnh tự tin và thao tác rất thuận lợi. Lúc nào cũng vậy, với phương pháp và trình tự cho trẻ làm quen văn học như đang hiện hành, sau khi giảng giải nội dung tác phẩm ở lần 1, cô bắt đầu vào đọc thơ hoặc kể lần 2. Nếu chọn đồ dùng trực quan minh họa không phải rối mà là tranh thì cô đặt (hoặc treo) tranh lên phía trước để trẻ cùng nhìn rõ. Ở phần này tôi thường chú ý đến mặt ngôn ngữ và hình thể của cô giáo, nó hỗ trợ, bổ sung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng của tác phẩm, ánh mắt cử chỉ nét mặt, điệu bộ khi trình bày tác phẩm giúp trẻ cảm nhận bằng trực giác. Còn đồ dùng trực quan ( tranh minh họa) cũng là một phương tiện rất thực tế và sinh động. Việc sử dụng tốt sẽ gây được hứng thú tạo tình huống, cũng cố những kiến thức, biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật. Ví dụ tác phẩm là truyện thì cô có thể sáng tạo truyện bằng cách kể và chỉ tranh để đảm bảo nội dung cho trẻ. Cách chỉ tranh của cô cũng hết sức quan trọng. Bởi nó tăng tính tò mò và chính xác hóa biểu tượng cần cung cấp cho trẻ. Lời kể lúc này cần diễn cảm và khớp với nội 11 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku dung tranh, cảm giác lúc này cô như vừa là nhà sư phạm, vừa là một nghệ sỹ. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thơ, đối với trẻ Mầm non chưa tự mình đọc thơ nên sự cảm thụ trông chờ vào cô giáo. Mỗi lần soạn bài gặp đề tài là thơ tôi thường xác định tác phẩm ở loại thể thơ gì? Vì thơ có đặc trưng riêng, ngôn ngữ của thơ hàm súc, âm hưởng và vẻ đẹp của thơ không chỉ do nhạc điệu, nhịp điệu mà còn cả vần điệu, nối các câu thơ với nhau. Tôi thường có quan niệm trong thơ có nhạc, nhạc trong thơ thể hiện một quan niệm về một dãy âm thanh đẹp, đầy cảm xúc, đầy du dương hài hòa ngân vang. Thơ ca còn là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt trong thơ một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh làm nảy sinh trong lòng người đọc những tình cảm thiết tha với cuộc đời. Các tác phẩm là thơ cho trẻ mẫu giáo đều mang nội dung về những ước mơ trong sáng về tương lai, những vần thơ hay không chỉ gieo tiếng nói dân tộc vào lòng trẻ thơ mà còn ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam. Chính vì thế mà sau cuối tiết học tôi thường ngâm lại bài thơ cho trẻ nghe. Hiện nay, thơ được viết cho trẻ em rất nhiều vẫn là thể thơ lục bát, thơ lục bát thể hiện rõ nhất nét nhạc ấy. Lục bát có sức mạnh ở cái hồn trong thơ, âm điệu ngọt ngào, là loại thơ mang tính chất “ ru” rõ nét nhất. Cho trẻ tiếp xúc với thơ ca là việc hoàn toàn đúng và không thể thiếu trong chương trình nhưng dạy thơ như thế nào để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ bây giờ là vấn đề mà bản thân tôi luôn suy nghĩ và tìm cách bắt đầu từ lúc soạn giáo án, chuẩn bị giáo cụ trực quan cho đến khi lên lớp. * Ví dụ: Bài thơ: “ Em yêu nhà em”( Sáng tác của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến) + Mở đầu là một mô hình nhà xinh xắn và có ngôi nhà, bên cạnh có ao muống nhỏ, phía trước sân có đàn gà đang mổ thức ăn, vài cây chuối, cây bắp được đặt ở từng vị trí khác nhau. Cô cháu vừa đi tham 12 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku quan mô hình nhà, lúc này có giai điệu của bản nhạc “ Nhà của tôi” nhưng trẻ không hát mà chỉ nghe giai điệu kết hợp quan sát nhà với sự diễn giải của cô giáo và cô cùng trẻ trò chuyện về nhà. + Với bài thơ này, biện pháp dùng rối là không thích hợp, dùng tranh minh họa cũng không có ấn tượng gì mà cô đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc cho trẻ nghe( Cô dạo nhạc nhẹ, không nhất thiết phải theo giai điệu bài hát nào, mà cô dạo nhạc tự do lúc trầm lúc bỗng phù hợp với khung cảnh thơ là được.) Ở lứa tuổi này do tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh nên vốn từ của trẻ đã được tăng, cảm xúc về ngôn ngữ và năng lực biểu cảm lại ngôn ngữ cũng được phát triển. Những mối quan hệ giữa con người với nhau, những thái độ thân thiện giữa con người với thiên nhiên đều là nội dung phong phú bồi bổ cho đời sống tinh thần của các cháu nhỏ. * Ví dụ bài thơ: “Rong và cá” (Sáng tác: Phạm Hổ) + Đồ dùng trực quan của tôi tiết này nhất định sẽ là 1 bể cá trong đó có vài cây rong, dăm ba con cá cảnh nhỏ. Vào đầu bài là 1 đoạn nhạc dạo bài “Cá vàng bơi” cho trẻ hát, cô hỏi: + Cá vàng bơi ở đâu các con? + Thế trong hồ cá vàng còn làm bạn với ai nữa? + Để khám phá về những người bạn nhỏ trong thiên nhiên quanh chúng ta, hôm nay cô sẽ dạy các con đọc thơ về rong và cá nhé ! Như đã nói ở trên, những vẻ đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người giúp trẻ có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm hồn nhiên trong sáng đối với thế giới xung quanh, nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên trẻ lại liên tưởng tới vẻ đẹp cao cả của con người với nhau, của sự đoàn kết về tình bạn bao la ví như bầu và bí vậy, do đó trẻ rất dễ tiếp nhận điều hay lẽ phải. Ví dụ những câu thơ về cô rong xanh: “Đẹp như tơ lụa 13 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku Giữa hồ nước trong” Trong hồ còn có một đàn cá nhỏ nhưng cuộc sống của “họ” vẫn tiếp diễn vui vẻ thân thiện hàng ngày không có gì xảy ra: “Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ nhuộm hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công” Ở những bài thơ dạng tứ tuyệt này, tất nhiên là tôi thường tự phổ nhạc để dạy trẻ hát về bài thơ. Dạng nhạc đối với những bài thơ này yêu cầu không cần đủ chi tiết câu chữ, không nhất thiết với kiểu ngắt nghỉ ở “tính thơ” trong bài thơ, có thể thêm bớt một vài từ cho phù hợp miễn hợp “tính nhạc” nhằm mục đích lồng ghép nhẹ nhàng giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, tăng sự hứng thú của trẻ trong tiết học, mặt khác phát triển tính tích cực và khả năng tái hiện lại những gì vừa được học từ thơ: Ví dụ: “Có cô rong xanh, đẹp như tơ lụa, giữa hồ nước trong. Một đàn cá nhỏ đuôi đỏ nhuộm hồng, đang cùng cô rong múa làm văn công. Ai yêu cô rong xanh như con cá vàng.” Tuy chỉ có vài câu hát như vậy nhưng thực tế trong quá trình soạn bài và lên tiết, phương pháp sáng tạo này tuy nhỏ bé nhưng tôi thấy rất thích và thực sự mang lại hiệu quả vừa cho bản thân cảm thấy tự tin trong truyền thụ kiến thức vừa cảm thấy tiết dạy xôm tụ, hấp dẫn và hứng thú với trẻ, tránh được tính đơn điệu trong tiết dạy rất nhiều. Như chúng ta đã biết, thơ ca mẫu giáo góp một phần lớn vào sự phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. Sự phản ánh hiện thực của thơ ca vừa thực lại vừa hư, điều đó càng làm cho trẻ phát triển mạnh mẽ trí tưởng tượng. * Ví dụ: Ở bài thơ “Thỏ con và mặt trăng” (Sáng tác: Phạm Hổ) + Trong bài thơ này, dĩ nhiên trẻ sẽ không hiểu được vì sao lại “khi thỏ chạy trăng cũng chạy và vì sao khi thỏ đứng trăng lại dừng? Có phải trăng cũng có chân giống mình?...” , trẻ sẽ lạ lùng khó hiểu, có trẻ 14 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku mạnh dạn thì hỏi cô: “Cô ơi vì sao trăng lại đi được? Vì sao trăng lại đứng được, trăng có chân giống người không?...”; thế nhưng có trẻ nhút nhát chẳng giám hỏi cô mà chỉ thủ thỉ thắc mắc với bạn ngồi cạnh mà thôi. Gặp tình huống này cô giáo cần làm gì? + Ở đây tôi lại quay về phần trên đó là diễn giải nội dung, giải thích từ khó là điều cần làm cho dù lời giải thích của cô giáo chưa thật thoả mãn tính tò mò, hiếu kỳ của trẻ: "À, vì trăng quá yêu thỏ con đó mà, thỏ đứng ở mặt đất còn trăng ở trên trời cũng có thể nói chuyện với nhau được đó, khi trái đất xoay thì làm cho thỏ con tưởng rằng trăng cũng có chân đi được như mình vậy, thực ra trăng không có chân như người đâu các con. Lớn lên các con sẽ hiểu điều này hơn nhé ! + Trong bài thơ này thực tế tác giả đã sử dụng một chút nghệ thuật nhân cách hoá và bản thân tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của mình cần phải đem đến cho trẻ hiểu được đó là sự kết hợp giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ nhỏ. Sự vật xung quanh trong con mắt của trẻ thơ bao giờ cũng có hồn, nhuốm màu xúc cảm và bay bổng đến diệu kỳ. Bằng sức tưởng tượng, nội dung bài thơ còn còn giúp trẻ có một tâm hồn đầy ước mơ, sớm hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những cái sẽ có và mong muốn làm nên những điều tốt lành. + Đối với bài thơ này, sự chuẩn bị một vài bức tranh đẹp của các hoạ sĩ hay của cô sưu tầm trên báo, lịch phù hợp với nội dung bài thơ là cần thiết. Vì thường cuối giờ tôi sẽ tổ chức cho trẻ thể hiện khả năng tạo hình đó là vẽ. Trẻ sẽ có cơ hội tái tạo lại những hình ảnh biểu hiện xúc cảm của mình đối với con người, thiên nhiên và cảnh vật hoặc những gì trẻ cảm nhận được ở bài thơ theo cách cảm, cách nghĩ, theo trí tưởng tượng của mình. Sau khi trẻ vẽ theo xúc cảm và sự hình dung chân thực của mình về bài thơ, tôi thường cho trẻ xem một vài bức tranh (như đã nói ở trên, phần chuẩn bị ) để trẻ có sự so sánh thật ngây ngô: “ai vẽ đẹp hơn”, tiếp tục cô chọn một số tranh trẻ vừa vẽ có 15 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku phần tiêu biểu và hỏi trẻ là đã vẽ gì? con có ước mơ gì như trong bức tranh? Có phải bạn nhỏ này là con không? tại sao không ở dưới mặt đất mà ở gần trăng như thế này?... + Thực tế có trẻ sẽ nói: “Con thích lên chơi với ông trăng”, thậm chí là “con đã lên chơi với trăng rồi...!”. Như vậy cần làm gì để chắp cánh cho ước mơ trong tưởng tượng của trẻ đây? và tôi lại nói: “Con phải chăm ngoan vâng lời cô giáo và cha mẹ, học giỏi ngay từ bây giờ sau này lớn lên con sẽ được bay vào vũ trụ và chơpi đừa với ông trăng”. (Thực tế có rất nhiều người đã lên mặt trăng, điều này không có gì là lạ nên tôi có thể giúp trẻ thoả mãn ước mơ trong tưởng tượng của mình). Tất cả những cách làm này cuối cùng nhằm mục đích giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ, mặt khác càng làm cho trẻ có tình cảm thân thiện với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh hơn. Như đã nói ở phần trên, lứa tuổi này do tiếp xúc nhiều vói môi trường xung quanh nên vốn từ của trẻ đã được tăng. Cảm xúc về ngôn ngữ và năng lực biểu cảm lại ngôn ngữ cũng được phát triển. Chính vì vậy, mà khi đọc thơ trẻ đã phần nào nắm được giọng điệu của bài thơ, đã biết cách ngưng nghỉ để thể hiện bài thơ một cách diễn cảm nhất. * Ví dụ: Ở bài thơ “Cô giáo của em” + Trẻ đọc các câu “ Cô giáo của em" (có thể ngừng một lát) - “hay cười” - (nghỉ biểu cảm thái độ 1 chút) - “hay nói” / “hay kể chuyện vui” + Hoặc các câu thơ đọc với vẻ biểu lộ cảm xúc như: “Chúng em quấn quýt/ bên cô suốt ngày / bố mẹ rảnh tay/ yên tâm công tác” + Hay ở bài thơ “Chiếc cầu mới” (Sáng tác: Thái Hoàng Linh); các câu thơ khi đọc trẻ có thể ngưng, nghỉ, ngắt giọng kèm biểu lộ thái độ kính trọng, thầm thể hiện cảm xúc về lòng biết ơn: “Tấm tắc / khen tài/ công nhân xây dựng” Bằng những sác thái tình cảm, cảm xúc của ngôn ngữ, nhân vật trong tác phẩm , cô giáo sẽ tác động đến nhu cầu tình cảm của trẻ, gây hấp dẫn lôi cuốn trẻ, có như vậy thì mới có thể kích thích được khả 16 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku năng, chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ. ( Ghi nhớ bài thơ, nhân vật và hình ảnh, hình tượng trong thơ) Việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, ngoài “đọc đúng” tức là phát âm rõ, hiểu được từ mới, cụm từ khó ( qua sự giảng giải của cô) còn có” đọc hay”. Dạy trẻ biết cách đọc thể hiện chất giọng phù hợp với nội dung câu thơ, đoạn thơ, biết “bao quát” và theo dõi người nghe hướng vào mình để tăng thêm sức truyền cảm. * Ví dụ: ở bài thơ “ Ảnh Bác” (của nhà thơ Trần Đăng Khoa) + Mở đầu là hình ảnh Bé nói với người nghe rằng: “ Nhà em có treo một bức ảnh Bác Hồ” khi đọc câu thơ này “ nhà em treo ảnh Bác Hồ” cô cần dạy trẻ thể hiện sắc thái nét mặt, phải nhìn lướt qua người nghe, tiếp theo là đọc như kể với người nghe các hình ảnh trong thơ :“ Bên trên là lá cờ, ngoài sân có đàn gà, ngoài vườn có bưởi, có na...” Khi đến đoạn : “ Em nghe như Bác dạy lời...nhớ ra hầm ngồi”. Cần dạy trẻ vừa đọc vừa thể hiện cách lắng mình, lắng giọng trầm hơn, thể hiện sự ghi nhớ, ghi sâu lời Bác dặn và lòng biết ơn của trẻ đối với Bác Hồ kính yêu. Có thể nói thơ là kho tàng tri thức về tình cảm, cuộc sống thiên nhiên, những bài học kinh nghiệm làm người, sự say mê sáng tạo và còn có cả yêu thích lao động, yêu thích các nhân vật trong thơ. Việc các tác giả sử dụng phép nhân cách hóa trong thơ là một đặc điểm nổi bật được yêu thích của tâm hồn bé thơ, chính vì lý do này mà khiến cho trẻ rất yêu thích về các bài thơ với nhiều hình ảnh sống động hấp dẫn. * Ví dụ: Bài thơ “ Mèo đi câu cá” ( của Thái Hoàng Linh) + Cả bài thơ là sự cảm nhận lắng nghe nhịp điệu vui tươi thực tế gần gũi của tác giả ở nông thôn, là một bức tranh sinh hoạt của làng quê Việt Nam. Câu giới thiệu nhân vật chính là hai anh em Mèo trắng với động từ chỉ công việc “ vác giỏ đi câu” kết hợp các từ chỉ nơi chốn “ bờ ao”, “ sông cái” tôi dạy trẻ với giọng dứt khoát, đỉnh đạc, qua đọc thơ cần cho trẻ thể hiện được sắc thái vừa cảm nhận vừa biểu 17 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku lộ rằng: sống phải lao động và cần có “ cái ăn”, là “ cá” ẩn chứa một hình ảnh gần gũi. + Cả đoạn thơ sau chỉ việc đi câu cá nhưng không gian, thời gian và trạng thái cả hai anh em đều khác nhau, vì thế khi dạy trẻ đọc thơ cũng thể hiện sắc thái, ngữ điệu phù hợp với nội dung đoạn thơ: Mèo anh: Hiu hiu, buồn ngủ liền ngã lưng ngủ một giấc và trong lòng đã có em. Còn Mèo em thì nhập bọn vui chơi, nên ở đoạn này trẻ đọc với nét vui tươi, nhộn nhịp, phấn khởi và hớn hở nhưng vẫn cảm nhận được vì mê chơi nên đã ỉ lại vào anh. + Với hình ảnh hoàng hôn thì tâm trạng đọc với trẻ thất vọng, buồn trầm và có chút hối hận vì ỉ vào nhau nên chiều đến chẳng có con cá nào. Để tránh gò bó, gây mệt mỏi cho trẻ giờ làm quen văn học tôi thường thay đổi tư thế cho trẻ ngồi theo hình cung hoặc lúc đứng, lúc quây quần bên cô, luân phiên giúp trẻ luyện tập theo nhóm, cá nhân... ( tất nhiên tránh sự lạm dụng luân chuyển quá nhiều gây cho cháu thiếu sự tập trung, lúng túng mất tự tin trong hoạt động) Bên cạnh đó phải sáng tạo, linh hoạt tích hợp một cách khéo léo, nhẹ nhàng các hoạt động môn khác vào giờ học. * Ví dụ: Tích hợp âm nhạc qua dẫn dắt những hoạt động câu truyện : “ Ba cô gái” hoặc các bài thơ: “ vì con”, “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” + Tích hợp môn học làm quen môi trường xung quanh: + Với các câu truyện “Nhổ củ cải” vào đầu câu truyện cô dẫn dắt vào tình cảm gia đình, cha mẹ, anh em phải biết đoàn kết yêu thương nhường nhịn lẫn nhau. Có sức mạnh đoàn kết thì việc gì cũng làm được như củ cải to lớn vậy mà có sức mạnh của ông, bà, bé, cún, mèo, chuột... thì cuối cùng cũng nhổ lên được ... + Tích hợp môn tạo hình: Trẻ tái tạo lại nhân vật hoặc hình ảnh trong thơ trong truyện như câu truyện “ Đôi bạn tốt” vào cuối tiết học dẫn trẻ vào việc vẽ lại các nhân vật, hình ảnh trong truyện như: Gà 18 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku mẹ, bạn gà con, bạn vịt con, vịt mẹ, cáo, 1 cái hồ hình tròn hay hình vuông chẳng hạn... Kết quả của giờ cho trẻ làm quen một tác phẩm văn học nào đó còn kể đến biện pháp cô tổ chức đàm thoại với trẻ về tác phẩm. Hệ thống câu hỏi đặt ra với trẻ là các dạng câu hỏi mang tính gợi mở, câu hỏi mang tính tư duy, sáng tạo và câu hỏi suy đoán có tính lô gíc. * Ví dụ: + Cậu bé lên sáu tên là gì? cậu lớn bằng chừng nào? + Bỗng nhiên Tí Hon thấy gì từ bông hoa hồng? + Khi các cô tiên cho bánh kẹo tại sao Tí Hon không ăn? + Cô tiên áo đỏ vẽ gì? + Cô tiên áo xanh vẽ gì? + Ruộng lúa chín vàng do ai vẽ? + Các con học tập được đức tính gì ở Tí Hon? Hoặc ví dụ ở truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” + Vì sao mọi người gọi cô bé là cô bé quàng khăn đỏ? + Trước khi đi mẹ cô bé dặn điều gì? + Trên đường cô bé gặp ai? + Vì sao cô bé bị chó sói ăn thịt? + Ai đã cứu cô bé quàng khăn đỏ? + Nếu là con thì con làm gì khi mẹ dặn? + Các con đã nghe lời ông bà, bố mẹ chưa? Từ hệ thống các câu hỏi trên, mục đích chính của phần đàm thoại này là giúp trẻ hiểu sâu tác phẩm, do đó tôi thường chọn câu hỏi về những tình tiết chính và xoáy vào các tình tiết đó. Ngoài các câu hỏi gợi mở tôi còn đặt các câu hỏi buộc trẻ phải suy nghĩ, có như vậy mới phát triển cho trẻ được tính tư duy. Thời gian gần đây trong cách đặt câu hỏi đàm thoại tùy vào từng tác phẩm tôi có thay đổi cách đặt câu hỏi như sau: * Ví dụ: Ở bài thơ “ Cái lưỡi” (Lê Thị Mỹ Phương) 19 Trần Thị Thanh Tân – Mầm non 3/2, Pleiku - Các con thấy cô đọc bài thơ này nhanh hay chậm? Cô đọc như thế các con thấy đã hay chưa? - Con thấy bài thơ “ Cái lưỡi” có hay không? Vì sao? - Con thích nhất là khổ thơ nào? Khổ thơ đó nói lên điều gì ? - Con thấy những việc cái lưỡi trong thơ làm có giống cái lưỡi của con không? Với kiểu đặt câu hỏi này có vẻ trẻ rất thích và hứng thú trả lời hơn, vì theo tôi cách đặt câu hỏi này không bị lặp, không bị nhàm chán đối với trẻ và kể cả cô so với cách đặt câu hỏi thông thường: - Cô vừa đọc bài thơ gì? Sáng tác của ai? - Bài thơ có những ai? Nhân vật nào?... Ngoài ra tôi còn sử sụng kiểu câu hỏi mang tính cũng cố và hệ thống: * Ví dụ bài thơ “ Đôi mắt của em” (Sáng tác: Lê Thị Mỹ Phương) Sau khi đã có các câu hỏi gợi mở, suy luận để trẻ nắm được nội dung chính của bài thơ rồi cô dặt các câu hỏi : - Các con thuộc những bài thơ nào của cô Lê Thị Mỹ Phương? + Hoặc nếu là truyện : - Các con còn biết những truyện cổ tích nào nữa?... Kết quả của giờ làm quen văn học còn kể đến việc đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật - tức là dạy trẻ thể hiện lại tác phẩm bằng ngôn ngữ của trẻ. Kể lại truyện hoặc đóng kịch lại thơ hay câu truyện đó. Cô cho trẻ phối hợp kể cùng cô, cô là người dẫn truyện. Trẻ nói lời thoại hoặc cô cháu kể nối tiếp với nhau. Hoặc kể nối tiếp theo tổ ví dụ câu truyện “ Nhổ củ cải” + Cô là người dẫn truyện, các cháu tổ Hoa Hồng sẽ nói lời Ông già, tổ hoa cúc nói lời Bà già, cô cháu gái chọn một cháu khác nói, con chó 1 cháu nói, con mèo 1 cháu nói... Với biện pháp này thì nhiều trẻ có cơ hội luyện tập với tác phẩm hơn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất