Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn lồng ghép kĩ năng sống trong giảng dạy ngữ văn ở trường thpt...

Tài liệu Skkn lồng ghép kĩ năng sống trong giảng dạy ngữ văn ở trường thpt

.DOC
10
1262
87

Mô tả:

LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế , xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Đặc biệt là thời gian qua tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh đang bị xuống cấp, các vụ bạo hành xảy ra đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THPT Long Phước. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống. Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên. Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh có nhân cách ...; Đây là lí do tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Lồng ghép kĩ năng sống trong giảng dạy ngữ văn” II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. THUẬN LỢI Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ. Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn văn. Mác – xim Gor- ki nói “ Văn học là nhân học”. Dạy văn cũng là dạy các em HS làm người, con người có khả năng thích ứng , hội nhập tốt với xã hội hiện đại. Đây là những điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đề tài. 2. KHÓ KHĂN Thời gian dạy 1 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy GV khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. Học sinh có tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào môn văn. Đa số HS yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy GV phải dẫn dắt để các em hiểu. Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại của các em còn yếu. 3. SỐ LIỆU THỐNG KÊ Tôi đã cho HS một số câu hỏi điều tra sơ bộ kĩ năng sống của ba lớp dạy (127 HS) và đã thu nhận được kết quả như sau:  Câu 1:Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua một số giờ dạy hướng nghiệp của thầy cô, em hiểu thế nào là kĩ năng sống? 1 Không hiểu gì : 40 em Hiểu sơ sài : 60 em Hiểu gần đúng : 11 em Hiểu đúng : 6 em Câu 2 : Trong xã hội hiện nay,việc lồng ghép dạy kĩ năng sống cho HS qua các môn học trong đó có môn văn là cần thiết, em đồng ý với ý kiến nào ? A Đồng ý hoàn toàn :55 em C Đồng ý một nửa : 47 em B Không đồng ý : 10 em D Không có ý kiến gì 15 em Dựa trên số liệu thống kê, tôi nhận thấy các em HS có nhu cầu mong muốn thầy cô giáo dục, dạy các em kĩ năng sống, song do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan các em còn hiểu không đầy đủ về khái niệm này.  III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống kĩ năng mềm( trí tuệ cảm xúc) còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng( trí tuệ lô-gic) chỉ chiếm 15%. Vì vậy dạy học nói chung, dạy văn nói riêng phải tăng cường dạy kĩ năng sống cho HS.  Vậy kĩ năng sống là gì? Có nhiều quan niệm về KNS, mỗi quan niệm diễn đạt theo một cách khác nhau, thường gắn với một bối cảnh cụ thể, với một nền giáo dục nhất định. Trog bài này tôi sử dụng quan niệm của UNESCO . Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội, nội dung bao gồm tri thức, thái độ, giá trị và kĩ năng giúp con người giải quyết có hiệu quả những tình huống , những vấn đề đáp ứng hoạt động của cuộc sống một cách tích cực.(Hội thảo khoa học tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các tỉnh phía Nam).  Chúng ta biết rằng các em HS không phải là những chiếc bình cần đổ đầy kiến thức mà các em là những ngọn đuốc cần thắp sáng, vậy hơn ai hết GV dạy văn cần phải cố gắng giữ và thổi bùng ngọn lửa ấy trong tâm hồn các em. Thông qua các giờ dạy, GV sẽ giúp cho HS có những khả năng tâm lí xã hội, những bài học thiết thực gắn với đời sống để các em biết cách ứng xử, ứng phó, thể hiện mình và trau dồi nhân cách, biết sống hữu ích, tránh những va vấp trong cuộc đời.  1. NỘI DUNG , BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI a PHÂN MÔN GIẢNG VĂN Lồng ghép kĩ năng sống qua cách giới thiệu bài Đây là khâu đầu tiên của một giờ giảng văn, nó vừa có vai trò khởi động giờ học, tạo không khí, vừa tạo ấn tượng cho học sinh. Vì thế một cách giới thiệu bài bất ngờ sẽ có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của các em. Dựa vào đặc điểm này chúng ta có thể kết hợp lồng ghép một số kĩ năng sống vào một số bài bằng nhiều hình thức hấp dẫn như:  Ví dụ 1: Bài Mời trầu ( Hồ xân Hương): GV chuẩn bị sẵn hai- ba gói quà nhỏ, khi vào lớp GV giơ các gói quà lên và nói “Cô có ba gói quà muốn tặng tặng ba em HS xứng đáng nhất trong lớp, em nào xung phong lên nhận ?”( Với tính cách của các em HS ở nông thôn, GV dự đoán các em không dám thể hiện mình).GV hỏi lại “ Vậy các em có thích món quà này không? Cả lớp sẽ hô “có”. GV nói : Vậy tại sao các em không mạnh dạn lên nhận quà? Rất nhiều em trong lớp chúng ta học tốt, đạo đức tốt có quyền nhận món quà cô tặng mà lại e ngại, không dám thể hiện mình, lại che dấu cái tôi của mình. Đấy cũng là điểm yếu không chỉ của các em  2 mà còn của thanh niên Việt Nam nói chung và chúng ta cần phải kiên quyết thay đổi cách suy nghĩ đó ngay bây giờ các em ạ. Vậy mà cách chúng ta hơn 200 năm, có một người phụ nữ đã đường đường xưng danh, dám thể hiện mình và không chỉ mời trầu mà còn mời duyên giữa xã hội phong kiến, đó chính là nữ sĩ Hố Xuân Hương trong bài Mời trầu. Hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài Mời trầu nhé!  Ví dụ 2: Bài Chí Phèo ( Nam Cao) GV cho HS viết vào một tờ giấy nhỏ, em hãy cố gắng tìm và ghi lại những nét tính cách đáng yêu nhất của người em không thích. GV thu lại và xem lướt qua. Chắc chắn em nào cũng cố ghi lại ít nhất là một nét tính cách đáng yêu của người mà em ghét. Từ đó GV dẫn dắt, ngay cả những người chúng ta tưởng như không thể dung hòa được vẫn có những cái tốt. Vậy mỗi ngày, chúng ta hãy cố gắng tìm thấy cái tốt của người khác để biết chung sống hòa hợp với nhau, đời sẽ đẹp hơn. Cũng trên quan điểm nhân văn ấy, nhà văn Nam Cao đã đem đến cho văn học Việt Nam một nhân vật độc đáo: Chí Phèo. Con người tưởng như mất hết tính người ấy vẫn khao khát mong muốn trở về với cuộc sống lương thiện. Để hiểu thêm nhân vật và tác phẩm , chúng ta cùng nhau tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.  Lồng ghép kĩ năng sống qua các chi tiết, hình ảnh, nội dung bài giảng văn Mỗi chi tiết trong tác phẩm tự sự, mỗi hình ảnh trong tác phẩm trữ tình và nội dung nói chung của các tác phẩm văn học đều chở trên mình nó những giá trị thẩm mĩ và tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một thông điệp nào đó. Tùy vào thời gian, vào kinh nghiệm của GV, tùy vào đối tượng HS, GV có thể khai thác ở các khía cạnh khác nhau để rèn luyện kĩ năng sống cho các em .  Ví dụ 1: Bài Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói đến cách sống nhàn tản, vui thú với điền viên như một lão nông tri điền của mình. Nhà thơ thật thông tuệ khi chủ động dứt khoát tìm cho mình một cách sống “ nhàn một ngày là tiên một ngày”, xa lánh chốn quan trường đua chen danh lợi, tìm sự thư thái của tâm hồn trong thời buổi nhiễu nhương. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mọi người đều cuốn theo dòng chảy hối hả của công việc, phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống, cách sống của cụ trạng Trình vui thú với điền viên, thân thiện với thiên nhiên cũng là một cách sống đẹp ta nên học tập để cân bằng trạng thái, giảm bớt áp lực công việc, tránh rơi vào stress, tích lũy thêm năng lượng để học tập và làm việc tốt hơn.  Ví dụ 2: Bài Trao duyên ( Truyện Kiều) GV bình thêm về bi kịch tình yêu của Thúy Kiều: Trong bi kịch tình yêu của Kiều và Kim Trọng, người chịu nhiều đau khổ và hi sinh nhất là Kiều nhưng nàng không nghĩ đến bản thân mình mà chỉ nghĩ đến Kim Trọng . Kiều đã quên mình để nghĩ tới người khác, đó là một sự hi sinh cao qúy trong tình yêu. Nàng đã cho đi và không nghĩ mình được nhận lại rất nhiều. Đoạn thơ đã đem đến cho chúng ta bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống . Đó là bài học cho và nhận Qua đó Gv sẽ lồng ghép cho HS bài học “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và biết hi sinh bởi chỉ khi nào biết hi sinh thì mới biết yêu ( Tình yêu ở đây không giới hạn trong tình yêu đôi lứa ).  Ví dụ 3: Bài Nỗi thương mình ( Truyện Kiều ) GV bình thêm về nhân cách của Kiều: Bị rơi vào nghịch cảnh phải tiếp khách ở lầu xanh, Kiều vô cùng đau đớn nhục nhã ê chề. Điều đó càng chứng tỏ nhân cách cao quý của nàng. Câu chuyện cách chúng ta đã hơn hai thế kỉ, vậy mà đáng buồn thay, ngày nay nhiều người con gái sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của mình một cách dễ dàng chỉ vì tiền. Mỗi chúng ta phải biết bảo vệ phẩm giá của mình, biết tôn trọng mình, không được đánh 3 mất mình dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào.GV giúp HS biết cách tự bảo vệ phẩm giá của mình ở trong mọi hoàn cảnh.  Ví dụ 4 : Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( cao Bá Quát ) Hình ảnh “Anh đứng làm chi trên bãi cát ? ”Nhân vật trữ tình tự hỏi mình đồng thời cũng tìm câu trả lời. Trên con đường tìm kiếm công danh, nhân vật trữ tình đã nhận ra cái bả phù phiếm ấy và đang khao khát tìm ra con đường đi mới. Câu thơ báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức của Cao Bá Quát dẫn đến những hành động phản kháng mãnh mẽ của nhà thơ với xã hội sau này. Từ đó ta nhận thấy thay đổi thái độ, nhận thức sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong cuộc đời. Chúng ta phải mạnh dạn thay đổi nhận thức và tư duy tích cực thì sẽ thay đổi được cuộc sống. Tuổi trẻ của các em cần phải mạnh dạn có những thay đổi trong nhận thức và tư duy của mình để nắm bắt tương lai. Tương lai thuộc về các em.  GV giúp HS mạnh dạn thay đổi những suy nghĩ bảo thủ, lạc hậu , lỗi thời đã ăn sâu bám rễ rất lâu trong mỗi người để có hướng đi đúng trong tương lai  Ví dụ 5: Bài Bài ca ngất ngưởng( Nguyễn Công Trứ ) Bài thơ là bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ về một cá tính mạnh mẽ, một con người xuất chúng dám sống là mình, vượt lên thói tục thông thường để khẳng định bản ngã vừa là một tuyên ngôn cho lí tưởng sống phóng khoáng đối lập với xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu đương thời. Nguyễn Công Trứ đã khiến chúng ta phải suy nghĩ về bài học “ hãy tin vào chính mình”. Nếu nghĩ ta làm được thì sẽ làm được. Đừng chấp nhận làm kẻ tầm thường, kẻ thất bại mà luôn luôn đòi hỏi sự vượt trội của bản thân. Có như vậy các em mới thành công trong cuộc sống.  Ví dụ 6: Bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một tác phẩm có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật mà còn là một tác phẩm có giá trị rất lớn trong việc giáo dục những giá trị đạo đức, ứng xử, ngoại giao cho các thế hệ .Qua tác phẩm chúng ta càng tự hào, yêu quý hơn trí tuệ nhân cách vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ được Bác đưa vào phần mở đầu của tác phẩm thể hiện tài ngoại giao, ứng xử rất khôn khéo của Người. Pháp, Mĩ là kẻ thù trước mắt và lâu dài của dân tộc nhưng Bác vẫn ngợi ca hai bản tuyên ngôn ấy bởi đó là những giá trị văn minh mà ông cha họ đã đạt đươc; Bác cũng khoan dung độ lượng với những người Pháp thua cuộc bỏ chạy; Bác còn kêu gọi Pháp hợp tác để chống Nhật. Cách ứng xử, tài ngoại giao vô cùng trí tuệ, khéo léo dựa trên cơ sở bình đẳng tôn trọng quyền tự do của các dân tộc của vị chủ tịch nước từ ngày đầu của nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nay vẫn sáng ngời tính thời đại. gv giúp HS học cách ứng xử , ngoại giao khéo léo trong cuộc sống thường nhật.  Ví dụ 7: Bài Số phận con người (Sô-lô-khốp) Hình ảnh “hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi đến những miền xa lạ”, chi tiết đêm nào Xô-cô-lốp cũng khóc ướt đẫm gối và việc Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con đã cho ta thấy một sự thật phũ phàng về số phận côi cút nhỏ bé và những nỗi đau dai dẳng của con người sau chiến tranh, cùng với muôn vàn khó khăn họ phải đương đầu nhưng họ đã vượt qua tất cả bằng chính tấm lòng nhân ái bao la. Nhờ nó, hai cha con anh đã vượt qua được sự cô đơn. Hình ảnh trên cho ta thấy đôi lúc ta phải rơi vào những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phải đối mặt với những nỗi đau về vật chất và tinh thần ghê gớm nhưng nếu cứ để nó găm nhấm thì nó sẽ hủy hoại cuộc đời . Vậy ta phải thoát khỏi nó bằng nhiều cách : Bằng ý chí và nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống và tình yêu con người, bằng niềm tin và hi vọng một điều tốt đẹp nào đó. Đừng bao giờ để cho mình chìm nghỉm trong nỗi đau riêng rẽ. GV giúp cho HS có bài học: Mỗi con người đều có một quyền năng vô hạn ở chính trong mình, biết vận dụng quyền năng ấy của bản thân, chúng ta sẽ vượt qua tất cả các thử thách. 4  Ví dụ 8: Bài Ông già và biển cả (Hê-min-uê) Trong cuộc chiến đấu ác liệt và đơn độc của ông lão với con cá kiếm và đàn cá mập, ông đã biết vận dụng sức mạnh của tất cả những vật quanh mình, khiến cho ông không hề đơn độc” Gió là bạn của ta”.Trong cuộc đời sẽ có những lúc ta rơi vào tình cảnh cô đơn, bế tắc, chán nản, muốn bỏ cuộc, cần một lời an ủi, một sự xẻ chia hoặc một sự hiện diện nào đó giúp ta bớt cô đơn song không phải lúc nào cũng có. Vậy ta phải tìm cái gì đó quanh mình để hỗ trợ ( như gió ) Bài học: Đừng bao giờ để mình rơi vào tình cảnh cô độc hay buông xuôi. Tóm lại qua mỗi tác phẩm văn học, qua mỗi bài giảng, GV sẽ liên hệ một đôi điều vừa có tác dụng giáo dục kĩ năng sống , vừa giáo dục đạo đức nhân cách, giúp các em có khả năng đối diện hội nhập tốt cuộc sống, tránh được những va vấp không đáng có đồng thời chuẩn bị tốt cho tương lai.  Ví dụ 9: Bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Đây là một tác phẩm có nhiều giá trị thẩm mĩ, gợi nhiều liên tưởng và đem đến nhiều bài học cho chúng ta. GV có thể chọn một số chi tiết có ý nghĩa trong truyện để liên hệ ,giáo dục kĩ năng sống cho HS. Ví dụ chi tiết Phác đánh lại bố. GV có thể gợi mở cho HS trình bày nhận xét của các em về hành động này. Chắc chắn đa số các em với cái nhìn truyền thống là phê phán Phác. Rất ít em ủng hộ Phác. Từ đó GV định hướng cho các em. Hành động của Phác là một thái độ phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt chống lại bất công. Đó là một thái độ rất cần có trước một hành vi xấu mà ta nhìn thấy trong xã hội. Tuy nhiên vì còn quá non nớt, chưa từng trải lẽ đời nên Phác chỉ nhìn sự việc một chiều và hành động theo cảm tính Phác đã phạm sai lầm đó là vi phạm đạo đức luân lí của xã hội.Vì thế khó có ai chấp nhận việc làm của em. Trong cuộc sống, hằng ngày, hàng giờ diễn ra bao sự việc rất trớ trêu, nghịch lí, chúng ta phải nhìn nhận chúng một cách thấu đáo khi đó mới hành xử nếu không chúng ta lại dẫn đến nhũng hành động mang tính bạo lực vi phạm đaọ đức làm người như Phác. Ví dụ 10: Bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quan Vũ. Qua lời đối thoại của Trương Ba với xác hàng thịt GV có thể rút ra được bài học về kĩ năng sống rất có ý nghĩa: Bài học thứ nhất: Trong mỗi con người đều có hai phương diện gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là thể xác và linh hồn.. Nếu chỉ chạy theo cuộc sống vật chất con người sẽ bị cuốn theo những dục vọng tầm thường, mất dần nhân cách và sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Ngược lại chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần bỏ bê thân xác sẽ dẫn đến một thái độ sống thờ ơ, vô trách nhiệm với cuộc đời, với những người thân và ngay chính bản thân mình Chúng ta phải sống hài hòa thống nhất một cách tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn, có như thế cuộc sống mới trở nên ý nghĩa. Bài học thứ hai:“Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là một điều không nên”, sống bám vào tinh thần của người khác lại càng không nên chút nào. Vậy mỗi chúng ta phải phải biết kiên định cảm xúc, biết đứng trên đôi chân của mình, để sống được là chính mình. b LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG QUA CÁC BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT Qua một số bài tiếng Việt GV có thể lồng ghép tốt kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.  Ví dụ 1: Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 5 Thông qua bài học GV giúp HS nâng cao được năng lực giao tiếp, nói và viết phù hợp với các nhân tố giao tiếp ( nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp). Có thái độ và hành vi phù hợp với hoạt động giao tiếp ở nhà, ở trường và trong sinh hoạt xã hội.  Ví dụ 2: Bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Giúp Hs nắm chắc đặc điểm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết từ đó sử dụng đúng các loại phong cách ngôn ngữ này. GV có thể cho HS tập trình bày miệng hai bài tập nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm về cách thức trình bày miệng một vấn đề , nhằm luyện tập khả năng giao tiếp cho các em.  Ví dụ 3: Bài Trình bày một vấn đề Ngoài việc giúp các em nắm được yêu cầu và cách thức trình bày môt vấn đề, GV viên còn tập các em mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể một vấn đề đầy đủ, mạch lạc, nổi bật được trọng tâm, tạo được được sự hấp dẫn. GV cho HS thảo luận nhóm một bài tập rồi cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm, các thành viên trong nhóm bổ sung, các nhóm khác tiếp tục bổ sung thêm nếu còn thiếu. Sau đó GV nhận xét rút ra ưu khuyết điểm từng cá nhân, từng nhóm. Qua những lần luyện tập này sẽ rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động nhóm, đây cũng là kĩ năng rất cần thiết cho các em trong tương lai. Đặc biệt là trong thời kì hội nhập kinh tế của nước nhà.  Ví dụ 4: Các bài học về phong cách học sẽ giúp cho HS rất nhiều trong cuộc sống như nắm chắc được đặc điểm từng phong cách để các em sử dụng nó đúng mục đích, yêu cầu trong giao tiếp. Như phong cách ngôn ngữ hành chính phải dùng đúng khuôn mẫu để viết đơn từ, biên bản, giấy xác nhận...phong cách ngôn ngữ khoa học đòi hỏi tính chất chính xác tuyệt đối trong các văn bản nói và viết; Đối với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lời văn cần phải có hình ảnh, trau chuốt, gọt dũa... C. LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG TRONG PHÂN MÔN LÀM VĂN GV vẫn có thể lồng ghép kĩ năng sống trong phân môn làm văn qua việc ra đề kiểm tra và lời nhận xét của GV.Qua các đề kiểm tra GV sẽ giúp các em không những trình bày những kiến thức lĩnh hội được ở trường mà thông qua các bài tập này các em còn bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét, cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Từ đó các em cũng sẽ lớn dần lên trong nhận thức và tâm hồn của mình.Cũng thông qua hình thức này GV sẽ góp phần rèn luyện một số phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống cho HS. Khi chấm và trả bài, dựa vào yêu cầu các đề kiểm tra mà mình đã cho, dựa vào bài làm của HS ,GV sẽ có những lời phê ý nghĩa vừa động viên, vừa nhắc nhở vừa khuyến khích vừa chỉ dạy các em những vấn đề cần thiết trong cuộc sống.  Ví dụ 1: Đề: Thời gian không chờ đợi ai. Qua bài tập này GV muốn giáo dục các em biết quý trọng thời gian , đặc biệt là thời gian của tuổi trẻ, nhắc nhở những em chưa ý thức được sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian hãy tỉnh ngộ không uổng phí thời gian vào những trò vô bổ. Khi chấm bài Gv thấy có nhiều em tâm sự rất chân thành : “Em rất hối hận vì thời gian qua em đã bỏ phí thời gian rất nhiều, nay em hứa sẽ quyết tâm sửa chữa” hoặc “Trước đây em học khá nhưng từ năm lớp 9 đến nay em bị bạn bè rủ rê chơi game , em rất hối hận vì mình đã bỏ phí quá nhiều thời gian” 6 Trước những lời lẽ chân thành như vậy,GV phê vào bài làm của các em những câu như sau:  “Trong cuộc đời không ai không mắc phải khuyết điểm , điều quan trọng là tự nhận ra khuyết điểm của mình.Như vậy là em đã thành công. Cô tin tưởng em sẽ thành công nữa. Thời gian lúc này đang chờ đợi em”  “ Sẽ không bao giờ là muộn khi ta nhận ra những lỗi lầm của mình để từ đó sửa mình. Chúc em sẽ là một HS khá như xưa và hơn thế nữa”  Ví dụ 2: Đề: Nỗi niềm biết ngỏ cùng ai. Qua bài tập này GV muốn chia sẻ những nỗi niềm, những tâm sự rất riêng mà các em khó có điều kiện thổ lộ cùng ai. GV mong muốn sẽ là người đồng hành cùng các em trong một quãng thời gian ngắn ở trường THPT, có thể nhân đôi niềm vui hoặc chia đôi nỗi buồn của các em. Nhiều năm qua tôi đã có nhiều thu nhận rất các cảm động về các bài làm của các em. Nhiều em tâm sự “Em rất cảm ơn cô vì cô đã cho em có điều kiện để viết ra điều khó nói”Hoặc “Em chỉ tâm sự với cô điều này, em mong cô đừng tiết lộ với ai biết”, hoặc “Cô ơi, em rất khổ tâm về chuyện gia đình, em mong cô cho em một lời khuyên”... Với dạng đề này Gv phải tuân thủ một điều kiện rất nghiêm ngặt: không được kể lại những chuyện các em đã tâm sự với mình với bất kì ai. Bởi nếu không các em sẽ không bao giờ tôn trọng và yêu quý mình nữa. Qua bài làm của HS tôi thường có các lời phê mang tính khích lệ, động viên . Bởi tôi biết HS cần khích lệ giống như cây cần nước. “Bài viết rất chân thành song hành văn chưa được chặt chẽ, em cần cố  gắng nhiều hơn nữa. Còn điều khó nói em đã chia sẻ với cô vậy là em đã vơi bớt phần nào nỗi niềm riêng. Cô mong em tiếp tục vượt qua” “Bài làm của em tuy còn dàn trải song cô vẫn hiểu được tâm sự của em.  Cố gắng tập viết văn hàm súc hơn. Còn chuyện khó nói, đấy mới chỉ là sự quý mến và quan tâm tới nhau thôi, em cứ giữ tình bạn trong sáng như thế để cùng giúp nhau học tốt hơn” “ Bài làm của em khiến cô vô cùng cảm động! Không ngờ em đã trải qua  những chuyện đau lòng như thế trong gia đình song em hãy bình tĩnh và làm cầu nối để cha mẹ xích lại với nhau được không? Có thể tiếp tục tâm sự với cô nhé!”  Ví dụ 3 Đề Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên. Với đề này GV lồng ghép bài học nếu có nghị lực và niềm tin con người sẽ vượt qua được tất cả. Đặc biệt chúng ta có thể vượt qua được rào cản tiềm ần trong chính bản thân mình, như thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát, do dự...Đó là những điểm yếu mà HS trường ta mắc phải rất nhiều. GV có thể phê những lời như sau trong bài làm của HS: “Em đã có tiến bộ rất nhiều so với những bài trước. Mong em mạnh dạn,  tự tin hơn nữa trong học tập, em sẽ còn tiến bộ hơn”. “ Em còn lúng túng trong cách trình bày các luận điểm. Cần phải cố gắng  rèn luyện cách tìm ý và lập dàn ý nhiều hơn nữa mới tiến bộ được” “ Bài làm có nhiếu sáng tạo, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát. Có nỗ  lực rất lớn. Nên tiếp tục phát huy tinh thần này”... 7 Thiết nghĩ một GV dạy văn là dạy cho các em trở thành những con người có tâm hồn, có bản lĩnh, có nhân cách nên qua những bài làm văn và lời phê của mình tôi vẫn cố gắng lồng ghép ít nhiều mục đích này. IV. KẾT QUẢ Việc lồng ghép kĩ năng sống vào trong môn ngữ văn là một vấn đề hết sức cần thiết. Bởi nó giúp người GV dạy văn làm tốt hơn thiên chức của mình. Hơn nữa trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiên nay, việc làm này cũng đi đúng quỹ đạo chung của việc cải cách giáo dục; quan tâm đến đối tượng trung tâm của quá trình dạy và học là HS. Việc lồng ghép kĩ năng sống vào trong các bài giảng cũng giúp tôi giáo dục tốt hơn học trò của mình. Tôi mong muốn qua các bài giảng, tôi không chỉ dạy các em chữ mà quan trọng là dạy các em làm người và trong thời đại hiện nay các em còn có các kĩ năng để hội nhập tốt. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế những tác nhân xấu đang có nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến HS, tránh được tình trạng bạo lực học đường hoặc những trò tiêu khiển lôi kéo các em. Sau một thời gian áp dụng ,tôi đã thu được kết quả như sau: 115/127 em hiểu được kĩ năng sống là gì? Có ý thức học tập những bài học về kĩ năng sống qua các bài giảng văn ( Qua cách dẫn dắt của GV) . 100% HS không bỏ học môn văn, kể cả phụ đạo( Trừ HS nghỉ học có xin phép) 75/127 em thích học môn văn ( Kể cả những em thích học nhưng vẫn học yếu) 36/127em không thích vì thích môn tự nhiên. 6 em không thích môn nào ( Kể cả môn văn) 14 em còn hiểu sơ lược về kĩ năng sống. V. BÀI HỌC KINH NGIỆM Theo tôi việc lồng ghép kĩ năng sống vào môn văn là quan trọng nên phải có chủ trương chung để giáo viên thực hiện đồng bộ. Song môn văn là một bộ môn mang tính nghệ thuật vì thế không thể bắt buộc bài nào cũng có; việc sử dụng lồng ghép cũng nên để mỗi giáo viên tự khám phá và liên hệ môt cách tự nhiên tùy theo sự cảm nhận và kinh nghiệm sống của từng người trong từng bài như vậy hiệu quả lồng ghép mới cao Biện pháp này đã được tôi thực hiện thường xuyên trong các lớp dạy của mình và có hiệu quả giáo dục thẩm mĩ khá tốt. VI. KẾT LUẬN Câu nói của Mac-xim Gooc-ki thật chính xác “Văn học là nhân học”.Văn là người. Dạy văn cũng là dạy người. Nhưng con người trong xã hội hiện đại không chỉ có kiến thức, mà còn cần phải có kĩ năng mềm để giao tiếp, ứng xử, thể hiện mình, có bản lĩnh... để đối diện vươn lên trong cuộc sống . Thông qua các giờ dạy, GV văn phải truyền được cho các em những bài học này. Nó là hành trang cho các em bước tiếp chặng đường tiếp theo, tránh được những va vấp rủi ro đáng tiếc, như vậy chúng ta mới làm tròn được trách nhiệm của mình. Cần có những tài liệu về kĩ năng sống nhiều hơn để GV tham khảo. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hôi thảo khoa học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các tỉnh phía nam.( Bộ GD và ĐT các tỉnh phía Nam) 2. Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013 ( Bộ GD và ĐT ) 3. 4. Hạt giống tâm hồn ( Nhiều tác giả ) NXB TP Hồ Chí Minh Dạ, thưa thầy ( Phan Hoàng ) NXB trẻ 8 Người thực hiện NGUYỄN THỊ KIM HOA SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CÔÔNG HÒA XÃ HÔÔI CHỦ NGHĨA VIÊÔT NAM Đơn vị: Trường THPT Long Phước Đô Ôc lâ Ôp – Tự do – Hạnh phúc Long Phước, ngày 20 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHÂÔN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIÊÔM Năm học: 2011 – 2012 Tên sáng kiến kinh nghiê êm: Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa Đơn vị (Tổ): Văn – GDCD, trường THPT Long Phước Lĩnh vực: + Quản lí giáo dục + Phương pháp dạy bô ê môn: …………..   + Phương pháp giáo dục + Lĩnh vực  khác………………………... 1. Tính mới  Có giải pháp hoàn toàn mới........................................................   Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có.......................  2. Hiê Ôu quả:  Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiê uê quả cao  9  Có tính cải tiến hoă êc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiê uê quả cao   Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiê êu quả cao   Có tính cải tiến hoă êc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiê êu quả  3. Khả năng áp dụng  Cung cấp được các luâ nê cứ khoa học cho viê êc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt   Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiên và dễ đi vào cuô êc sống: Tốt  Khá  Đạt   Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiê uê quả hoă êc có khả năng áp dụng đạt hiê uê quả trong phạm vi rô êng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHÂÔN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan