Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài lịch sử sgk...

Tài liệu Skkn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài lịch sử sgk 12 - ban cơ bản

.DOC
14
809
80

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài - Như chung ta biết, môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ...nhưng trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép của dân số và sự phát triển kinh tế, các nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường sống bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề đã nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tầng ô zôn, hoang mạc hóa đất đai, nước biển dâng cao, nhiệt độ tăng cao làm nảy sinh nhiều bệnh tật… Các vấn đề nêu trên đang là những thách thức lớn đối với sự sống còn của nhân loại. - Đứng trước thực trạng trên đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành, mỗi tập thể cá nhân trong xã hội cần có những việc làm thiết thực cùng chung tay bảo vệ môi trường. Hoạt động dạy học cũng là một trong những cách thức hữu hiệu để tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho hoc sinh. - Tuy không có nhiều lợi thế như một số môn khác song bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông cũng có khả năng lồng ghép để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, tuy nhiên vấn đề được đặt ra là tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học bộ môn Lịch sử như thế nào cho phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học mà không làm quá tải việc dạy học, không xa rời mục tiêu giáo dục mang đặc trưng bộ môn. Là người nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử khối 12 tôi đã quyết định lựa chọn đề tài : Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài Lịch sử SGK 12 – Ban cơ bản với mục đích nâng cao hiệu quả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dậy học lịch sử ở trường THPT. 2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu dựa trên lý luận dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Một số bài học trong chương trình Lịch sử 12 có lợi thế trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là học sọc sinh khối 12 trường THPT Nga Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nhiên cứu, cụ thể : - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận - Ngày nay những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. - Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được -1- trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề liên quan tới môi trường. - Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. 2. Thực trạng vấn đề Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều văn bản được Đảng và Nhà nước ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vấn đề môi trường trong hoạt động dạy và học bộ môn Lịch sử thời gian qua còn tồn tại những thực trạng: 2.1 Về phía giáo viên Tất cả nội dung nêu trên là cở sở pháp lý, là yêu cầu, là nguyên tắc, là phương pháp, nội dung để giáo viên có thể tiến hành giáo dục môi trường trong quá trình dạy học nhưng trong thực tiễn một bộ phận giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở tường THPT nói chung và ở trường THPT Nga Sơn nói riêng chưa thực sự chú tâm và chưa khai thác hết khả năng của bộ môn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh mà còn tồn tại những suy nghĩ : + Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy môn Lịch sử là giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Tất cả những mục tiêu này không liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, thảm họa tự nhiên...bảo vệ môi trường...như ở các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân.... + Áp lực về mục tiêu kiến thức bộ môn quá nặng nên thời gian giành cho giáo dục bảo vệ môi trường còn rất hạn chế hoặc khiên cưỡng, hình thức hoặc không đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong tiết giảng của mình. 2.2 Về phía học sinh Hiện nay môi trường được xem là vấn đề mang tính toàn cầu có vai trò rất quan trọng tới sự sống của nhân loại tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhiều học sinh chưa nhận thức rõ và cũng chưa có những kỹ năng cần thiết để xử lý những vấn đề liên quan tới môi trường, đặc biệt là với đối tượng học sinh vùng nông thôn. Vì vạy trách nhiệm của người giáo viên bộ môn là tận dụng tối đa những bài học có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường để giáo dục, để tuyên truyền và hình thành cho học sinh những kỹ năng xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận kết hợp với thực tiễn công tác bản thân đã giải quyết được khó khăn trên và tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử với đối tượng là học sinh lớp 12 trường THPT Nga Sơn một cách có hiệu quả đạt yêu cầu đề ra. 3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1 Xác định cụ thể nội dung giáo dục môi trường qua môn Lịch sử: Môn học Lịch sử trang bị cho học sinh những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người. Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình con người đã tác -2- động vào thế giới tự nhiên tạo nên những thay đổi theo lịch trình thời gian từ trước tới nay. Vì vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Những nội dung giáo dục môi trường có thể lồng ghép qua môn Lịch sử là: - Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã gây tác hại mạnh mẽ đối với sự tồn tại, hình thành và phát triển lịch sử xã hội loài người: - Cách tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Lịch sử 3.2 Cách tiến hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học một số bài trong chương trình Lịch Sử 12. Thực tế giảng dạy cho thấy có rất nhiều phương pháp cách thức thực hiện để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong bài học Lịch sử, tuy nhiên để mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao tôi đã tiến hành theo các bước, cụ thể : + Bước 1: Xác định địa chỉ tích hợp + Bước 2 : Xác định nội dung tích hợp + Bước 3 : Hoạt động dạy - học + Bước 4 : Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Trong chương trình Lịch sử lớp 12 có nhiều bài có ưu thế trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, đặc biệt là những bài dạng Chính trị xã hội ( Các cuộc chiến tranh, cách mạng.. ) tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ thực hiện đối với 2 bài mà cá nhân cho là có lợi thế nhất trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, cụ thể : Bài 10: Cách mạng khoa hoc công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửu sau thế kỷ XX - Địa chỉ tích hợp : Mục 2 : Những Thành tự tiêu biểu Đây là mục theo theo giới hạn của BGD &ĐT chỉ cho học sinh đọc thêm, tuy nhiên do nội dung mục này có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường nên giáo viên có thể linh hoạt thực hiện ở phần những hạn chế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Nội dung tích hợp: Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu những tranh ảnh thể hiện những hoạt động của con người, những hiện tượng tự nhiên thể hiện rõ nét mặt trái của cuộc mạng khoa học công nghệ đang từng ngày hủy hoại nguồn tài nguyên môi trường. Cụ thể giáo viên có thể sử dụng những hình ảnh và truyền tải những thông tin liên quan tới vấn đề môi trường từ những tranh ảnh cung cấp cho học sinh. - Hoạt động dạy- học: Như trên đã trình bày, nội dung kiến thức này giáo viên cho học sinh đọc thêm vì thế để đảm bảo thời gian cho các nội dung kiến thức khác giáo viên không nên ôm đồm chọn qua nhiều tranh ảnh để giới thiệu, để trình chiếu mà nên lựa chọn có chọn lọc truyền tải được những nội dung trọng tâm về mặt trái của cách mạng khoa học đó chính là làm cho môi trường ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, cụ thể giáo viên có thể lựa chọn những tranh ảnh: -3- Hình : Hai quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống Hi rô si ma và Na ga sa ki ( Nhật Bản) trong chiến tranh thế giới thứ 2. Hình : Thành phố Hiroshima gần như bị san phẳng. Giáo viên không đi sâu vào việc phân tích những hậu quả tự vụ ném bom nguyên tử ( học sinh đã được tìm hiểu trong bài Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 – SGK Lịch Sử 11 ) mà chỉ giúp cho học sinh hiểu mặt trái của cuộc cách mạng KH-CN là con người đã chế tạo ra những lại vũ khí có sức hủy diệt nghê gớm và nếu con người biến những thành tựu mang tính khoa học vào mục đích chính trị, chiến tranh thì sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người. Tiếp đó giáo viên có thể cung cấp thêm một số hình ảnh : -4- Hình : Khói bụi từ các nhà máy gây ô nhiễm môi trường Hình : Biến đổi khí hậu gây hạn hán nghiêm trọng -5- Hình: Thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao Hình: Nhiệt độ trái đất nóng lên cũng làm tăng thêm các vụ cháy rừng -6- - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Giúp các em nhận thức được một trong những mặt trái của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại là những hoạt động của con người đang ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, khí hậu biến đổi không ngừng dẫn tới hạn hán, lũ lụt, băng tan và các vụ cháy rừng thường xuyên xảy ra… đang ngày càng làm cho môi trường sinh thái bị băng hoại một cách nghiêm trọng. Từ đó giáo dục cho học sinh nhận thức rõ ý thức trách nhiệm của mình thông qua những việc làm cụ thể, có năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường vì bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của trái đất. Trong bài giảng giáo viên hết sức lưu ý tránh dàn trải tập trung nhấn mạnh vào nội dung bảo vệ môi trường mà dành ít thời lượng cho nội dung kiến thức mang đặc thù bộ môn. Bài 22 : Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất. - Địa chỉ tích hợp + Mục III : Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “ Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. 1.Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “ Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. - Nội dung tích hợp Sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu những tranh ảnh kết hợp với những đoạn Video thể hiện sự tàn phá dự dội của bom đạn, các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ ở chiến trường Việt Nam, máy bay Mĩ rải chất độc mầu da cam trên khắp Miền Trung và Miền Nam không những trực tiếp cướp đi sinh mạng của hàng triều đồng bào ta mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên môi trường. - Hoạt động dạy- học Trọng tâm của bài học này là khắc họa cho hoc sinh nhận thức rõ các chiến lược chiến tranh rất quy mô, hiện đại, tàn bạo của đế quốc Mĩ và đặc biệt là những chiến thắng nổi bật của quân và dân ta trên tất cả các mặt trận nhằm đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ và mục tiêu giáo dục trong tâm là giúp học sinh tự hào về những chiến công vang dội, sự sáng tạo, trí tuệ, anh hùng và quả cảm của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để từ đó tiếp tục phát huy tinh thần đó trong cuộc sống hôm nay. Vì vậy lồng ghép nội dung tích hợp môi trường trong bài này đồi hỏi giáo viên phải vận dụng mội cách khéo léo, tránh dàn trải làm xa rời nội dung trọng tâm. Thực đế quốc Mĩ đã rải chất độc da cam xuống chiến trường Miền nam từ 1962 vì thế khi học sinh tìm hiểu nội dung các chiến lược Chiến tranh đặc biệt 1961-1965, Chiến tranh cục bộ 1965-1968 giáo viên cũng có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, tuy nhiên nếu thực hiện điều này sẽ dễ trùng lập và không đảm bảo thời gian vì vậy tốt nhất là lồng nghép luôn cả 3 chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ từ 1961-1972 để thục hiện nội dung tích hợp vì như vạy không anhu hưởng tới miệu tiêu trọng tâm của bài học mà học sinh lại giễ hệ thống hóa kiến thức liên quan tới nội dung bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể cho học sinh khai thác những tranh ảnh sau : -7- Hình : Máy bay Mĩ rải chất độc hóa học xuống các cánh rừng Việt nam -8- Bản đồ khu vực bị Mĩ rải chất độc hóa học trong thời kỳ 1954 -1975 Sau khi cho học sinh quan sát các bức ảnh giáo viên cung cấp cho học sinh thông tin trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975 đế quốc Mĩ đã rải tổng cộng 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần. -9- Hình : Các cánh rừng Việt Nam bị chất độc da cam tàn phá Cung cấp những tư liệu, những hình ảnh trên cho học sinh thấy được sự hủy diệt ghê gớm của chất độc hóa học tới hệ sinh thái, những cánh rừng xơ xác, “lá phổi” xanh của Việt Nam bị tàn phá nghiêm trọng dường như không còn sự sống. - 10 - - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Giúp cho học sinh nhận thức được những tội ác của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 -1975 không những gây ra những mất mát to lớn về người và của cho nhân dân ta mà một tội ác, một hậu quả nghiêm trọng khác chính là đế quốc Mĩ đã phá hoại nghiêm trọng nguồn tài nguyên, môi trường sống trên đất nước Việt Nam, qua đó giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của môi trường, ý thức bảo vệ hòa bình, lên án chiến tranh và đặc biệt cấn có những hành động việc làm thiết thực để bảo vệ tài nguyên môi trường ngay ở chính địa phương và xa hơn là chung tay cùng với nhân loại bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 3. Kiểm nghiệm Để kiểm tra hiệu quả công tác lồng ghép giáo dục môi trường thông qua dạy học một số bài trong chương trình Lịch sử lớp 12, tôi đã tiến hành khảo sát với đối tượng học sinh lớp 12 trong thời gian trước và sau khi thực hiện đề tài về quan hệ giữa môn học Lịch sử với vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. Kết quả thống kê phiếu điều tra như sau: Thống kê năm học 2010 – 2011. Nội dung Lớp Sĩ số Có Không Cung cấp kiến thức về môi trường 12A 51 X Nêu tình hình của môi trường hiện nay 12B 46 X Nêu biện pháp bảo vệ môi trường 12E 49 X Có tham gia các hoạt động để bảo vệ 12K 50 X môi trường Tỉ lệ % được thống kê đã cho thấy hầu hết học sinh chưa thấy được mối quan hệ giữa bộ môn Lịch sử và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và đa phần còn nghĩ môn Lịch sử không có lợi thế trong việc giáo dục bảo vệ môi trường như một số môn khác trong nhà trường phổ thông. Từ thực tế đó, qua nghiên cứu vá áp dụng vào những bài giảng cụ thể ( những bài có khả năng, có lợi thế để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) đã cho thấy những hiệu quả rõ ràng làm thay đổi nhận thức học sinh về vấn đề này. Kết quả thống kê phiếu điều tra trong năm học 2011 - 2012 Nội dung Cung cấp kiến thức về môi trường Nêu tình hình của môi trường hiện nay Nêu biện pháp bảo vệ môi trường Có tham gia các hoạt động để bảo vệ môi trường Lớp 12A 12B Sĩ số 50 49 Có 65% 25% Không 35% 75% 12C 12D 46 47 36% 27% 64% 73% Qua kết quả điều tra học sinh khối 12 trong 2 năm khác nhau cho thấy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử đã cho thấy những hiệu ứng tích cực, học sinh đã tiếp cận được những vấn đề liên quan đến môi trường qua giờ học Lịch sử, có kỹ năng xử lý những vấn đề liên quan tới môi trường góp phần vào - 11 - mục tiêu giáo dục toàn diện và kỹ năng sống tốt hơn cho học sinh trước những vấn đề mang tính toàn cầu như môi trường hiện nay. III. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu và ứng dụng có thể khẳng định tuy không có lợi thế như một số bộ môn đặc thù song bộ môn Lịch sử cũng có khả năng và lợi thế nhất định trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả và tránh xa rời nhiệm vụ trọng tâm bộ môn thì người giáo viên lên lớp cần lưu ý một số vấn đề sau: + Những bài có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử vì nó có lợi thế trong việc cung cấp các tranh ảnh, các đoạn Video và chủ động được thời gian trong tiết giảng. + Phải lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức về giáo dục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào các chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về môi trường để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn chứ không làm cho việc dạy học bộ môn thêm nặng nề, quả tải làm hiệu quả giáo dục không cao. + Chỉ tiến hành tích hợp ở một số bài có ưu thế trong giáo dục bảo vệ môi trường chứ không bắt buộc phải tiến hành ở tất cả các chương, bài trong toàn bộ chương trình. 2. Đề xuất - Với giáo viên Lịch sử là môn học có lợi thế trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, mà vai trò của môi trường đối với cuộc sống là hết sức quan trọng vì vạy giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử hãy tận dụng lợi thế này trong giáo dục học sinh. - Với Sở GD&ĐT Sở GD&ĐT cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm dạy thử nghiệm những bài có lợi thế giáo dục bảo vệ môi trường để giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử bậc THPT trong tỉnh tham khảo. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Mai Đại Chính TÀI LIỆU THAM KHẢO - 12 - 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập lịch sử 12– Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Tài liệu hội thảo tập huấn : Đổi mới nội dung và phương pháp dạy lịch sử 3. Những tranh ảnh khai thác trên mạng Internet. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………. 1 - 13 - II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………… 2 2 Thực trạng vấn đề………………………………………………. ……… 2 3 Giải pháp và tổ chức thực hiện........................................... ...................... 3 4. Kiểm nghiệm………………………………………………………….. 10 III. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 1. Kết luận.................................................................................................... 11 2. Đề xuất ………………………………………………………………... 12 - 14 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất