Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn linh hoạt, sáng tạo trong dạy quan hệ từ cho học sinh lớp 5 trường tiểu học...

Tài liệu Skkn linh hoạt, sáng tạo trong dạy quan hệ từ cho học sinh lớp 5 trường tiểu học

.DOC
52
96
131

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "LINH HOẠT, SÁNG TẠO TRONG DẠY “QUAN HỆ TỪ” CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC" 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng cơ bản ban đầu về nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi phân môn trong môn Tiếng Việt đều có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành kiến thức, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và làm phương tiện học tập. Luyện từ và câu ở Tiểu học là phân môn mang tính công cụ nhằm huy động vốn từ, mở rộng vốn từ làm cho học sinh hiểu nghĩa từ và tác dụng của chúng trong câu, tạo lập câu,…Có sử dụng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp thì người đọc, người nghe mới hiểu được nội dung văn bản. Muốn viết câu trong văn bản đúng và hay ngoài việc dùng từ chính xác chúng ta cần phải biết liên kết từ, liên kết câu, liên kết các ý lại với nhau. Đó chính là nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn của phân môn Luyện từ và câu nói chung và việc dạy Quan hệ từ nói riêng. Lâu nay, việc học từ ngữ nói chung và học từ loại nói riêng là một phần nhiệm vụ rất khó khăn đối với học sinh Tiểu học. Bởi vì ranh giới để phân biệt từ, dấu hiệu để nhận diện các từ do nhiều lúc không rõ ràng. Việc nhận diện các thực từ như: danh từ, động từ, tính từ đã khó; việc nhận biết các hư từ ( quan hệ từ, phó từ,…) lại càng khó hơn. Bởi thế mà khi dạy quan hệ từ cho học sinh lớp 5, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn, gợi mở để giúp các em nắm được những kiến thức sơ giản ban đầu về quan hệ từ. Chính vì dạy quan hệ từ là một nội dung khó trong phân môn LT&C ở Tiểu học nên đã từ lâu bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi các biện pháp để giúp học sinh tiếp thu nội dung quan hệ từ (QHT) một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Nhờ Linh hoạt sáng tạo trong dạy “Quan hệ từ”, tôi đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc dạy môn Tiếng Việt và dạy học nói chung. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I .THỰC TRẠNG : Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu các bậc phụ huynh,…bản thân tôi thấy việc dạy quan hệ từ ở lớp 5 trường Tiểu học lâu nay nổi lên một số điểm sau đây: 1. Về giáo viên: a. Ưu điểm: Một bộ phận GV đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Việt nói chung phân môn LT&C hay phần QHT nói riêng. Có những GV đã đưa ra được một số thủ thuật dạy QHT, biết khắc phục những khó khăn vướng mắc mà HS thường xuyên mắc phải như: sử dụng nhầm QHT, xác định sai QHT, … b. Tồn tại: Nhận thức của một số giáo viên về quan hệ từ còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của nó trong đặt câu, viết văn bản. Nhiều GV chưa yêu thích môn Tiếng Việt vì bộ môn này có nhiều phân môn, mỗi phân môn có cái khó riêng. Đặc biệt, ngữ pháp tiếng Việt rất phức tạp, khó hiểu. Có lúc ở tài liệu này thì viết thế này còn tài liệu khác lại viết kiểu khác; hoặc ở bậc Tiểu học thì dùng khái niệm khác với bậc học trên. Từ đó giáo viên rất e ngại, lúng túng, khó khăn, thiếu hào hứng trong việc dạy Tiếng Việt, kết quả giảng dạy chưa cao so với các môn học khác. Một số GV kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy QHT hầu hết các giáo viên còn rập khuôn theo sách giáo khoa mà chưa có sự tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt. 3 Nhiều giáo viên chưa biết kết hợp dạy lồng ghép QHT vào các phân môn khác, bộ môn khác cũng như trong thực tế cuộc sống, chưa biết khơi dậy sự hứng thú học Tiếng Việt nói chung và QHT nói riêng cho học sinh. 2. Về học sinh: a. Ưu điểm: Phần đa HS nắm chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản của môn Tiếng Việt vì thế chất lượng môn Tiếng Việt đạt khá cao trên 90% đạt trung bình trở lên. Một số HS có năng khiếu học văn, yêu thích môn Tiếng Việt. b. Tồn tại: Lâu nay, trong thực tế, một bộ phận không nhỏ HS Tiểu học chưa ham thích học Tiếng Việt nói chung, Luyện từ và câu nói riêng vì các em cho rằng trong bộ môn này có nhiều quy tắc rườm rà khó nhớ, hay nhầm và hay lẫn lộn. Các em thường lười đọc sách, báo, truyện ngắn, tiểu thuyết,..mà chỉ đọc các truyện Đô- rê -mon, truyện tranh. Hơn nữa các em dành thời gian cho môn học này còn ít, chủ yếu là dành thời gian học Toán, Ngoại ngữ. Chương trình quy định phần QHT ở Tiểu học chỉ học trong 3 tiết. Đây là một thời lượng rất ít ỏi nhưng phần lớn các em sử dụng chưa có hiệu quả, có khi còn nói chuyện, làm việc riêng nên không nắm vững bài học, sau một thời gian ngắn là quên ngay các tác dụng, cách sử dụng QHT. Do HS chưa nắm vững kiến thức của mỗi bài học cho nên trong nói và viết các em chưa biết sử dụng QHT hay sử dụng QHT không phù hợp với văn cảnh. Có thể nói đây là tình trạng chung của học sinh Tiểu học hiện nay. 3. Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh mặc dù rất quan tâm tới việc học của con cái nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế nên chưa định hướng đúng đắn cho việc học tập của con em. Do xu thế 4 của xã hội hiện nay viêc “học lệch” khá phổ biến phụ huynh thường động viên con em tập trung vào các môn khoa học tự nhiên và xem nhẹ các môn khoa học xã hội. Một số người chỉ quan tâm đầu tư, ép buộc con mình học Toán, học Ngoại ngữ mà không chú trọng tới môn Tiếng Việt. Cũng có những phụ huynh coi trọng, quan tâm tới việc học Tiếng Việt của con em mình nhưng thiếu phương pháp hướng dẫn con học môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Luyện từ và câu. 4. Về môi trường giáo dục: Lâu nay, ngành GD&ĐT đã phát động và tổ chức nhiều cuộc thi sôi nổi trên mạng Internet và ở các trường học như: Giải Toán, thi Tiếng Anh, Toán tuổi thơ ,…nhằm kích thích sự hứng thú học tập phát huy trí tuệ của HS. Nhưng theo tôi các cuộc thi vẫn tập trung chủ yếu vào môn toán và Tiếng Anh, còn các cuộc thi phục vụ cho môn Tiếng Việt Như: “Văn hay - Chữ tốt”, “Nói lời hay - Viết chữ đẹp” chưa được tổ chức thường xuyên vì thế chưa có tác dụng động viên HS hứng thú học môn Tiếng Việt. Trước thực trạng nêu trên, là một GV nhiều năm liền được phân công giảng dạy lớp 5 tôi thường xuyên trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại, yếu kém tác động đến chất lượng học môn Tiếng Việt của HS nhất là trong phân môn Luyện từ và câu, cụ thể là phần Quan hệ từ. Sau đây tôi xin nêu ra các giải pháp tôi đã giúp HS hứng thú hơn trong việc học tập môn Tiếng Việt, từ đó chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng hơn, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt và góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã nghiên cứu thành công trong việc dạy học phần Quan hệ từ ở lớp 5 trường Tiểu học. II . CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Giải pháp 1: Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của Quan hệ từ: 5 Để dạy tốt QHT trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 thì người giáo viên phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của QHT đó là giúp các em học tốt hơn bộ môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác và còn giúp cho các em biết cách giao tiếp, cư xử với mọi người trong cuộc sống hàng ngày lịch sự nhã nhặn hơn. Giáo viên cần nhận thức được Quan hệ từ như là “chất keo dính” nối kết các từ ngữ, câu văn, đoạn văn lại với nhau một cách chặt chẽ hơn có ý nghĩa hơn. “Chất keo dính” này nó còn góp phần làm cho linh hồn của đoạn văn đoạn thơ trở nên bay bổng, mượt mà hơn; nội dung bài văn trở thành một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời được. Nói cách khác để có một bài văn hay, một câu nói rõ ràng, súc tích, dễ hiểu thì phải biết cách sử dụng QHT. Chúng ta có thể hiểu các từ ngữ khác như là “những viên gạch” còn QHT là “vôi vữa, xi măng” để gắn kết các từ đó lại với nhau để tạo nên một “bức tường” hoàn chỉnh, chắc chắn, đẹp đẽ, …để từ đó GV có định hướng đúng đắn trong việc dạy học môn Tiếng Việt cũng như dạy nội dung QHT cho HS lớp 5 ngay từ những kiến thức sơ giản đầu tiên của nó. Giải pháp 2: Linh hoạt sáng tạo khi sử dụng các kỹ thuật, các phương pháp dạy QHT: 2.1. Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy quan hệ từ nói riêng. Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp học sinh dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ đặc trưng của chúng. Như vậy, thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng ấy. Phương pháp phân tích phát hiện được tiến hành như sau: 6 Phân tích – phát hiện: Trên cơ sở các tài liệu mẫu, thầy giáo sử dụng các câu hỏi định hướng học sinh quan sát, so sánh đối chiếu và rút ra quy tắc mới. Thao tác này thường được áp dụng trong quá trình hình thành quy tắc, khái niệm mới của bài học. Ngoài ra còn có các thao tác: phân tích - chứng minh; phân tích - phán đoán và phân tích - tổng hợp. Giáo viên có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy các dạng bài tập về Quan hệ từ trong phân môn luyện từ và câu. Sau đây tôi xin trình bày cách sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy hai loại bài tập cơ bản của Quan hệ từ: Bài tập Hình thành kiến thức và bài tập luyện tập, thực hành. a. Đối với loại bài tập “Hình thành kiến thức.” Cách tiến hành: - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, phát phiếu bài tập và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động. - Bước 2 : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tìm hiểu ngữ liệu. - Cá nhân tự đọc và tìm hiểu và hoàn thành các yêu cầu của cá nhân trên phiếu bài tập của mình. - Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm trao đổi thảo luận những nội dung đã ghi ở trong phiếu bài tập. - Nhóm rút ra kết luận nội dung mình vừa tìm hiểu được - Bước 3 : Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 7 -Bước 4 : Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra kết luận, bài học. Ví dụ 1 : Tiết Luyện từ và câu (tuần 11, TV5, trang 109, 110) Đọc và hoàn thành các bài tập dưới đây : Bài 1 : Từ in đậm trong các câu dưới đây được dùng để làm gì ? a. Rừng say ngây và ấm nóng. Ma Văn Kháng b. Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới. Võ Quảng c. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Theo mùa xuân và phong tục Việt Nam Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Bước 2: Phân tích ngữ liệu: - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc: Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập 1: PHIẾU BÀI TẬP BÀI 1: Ví dụ Tìm từ Tác dụng của từ in đậm in đậm b.Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng 8 bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới. a.Rừng say ngây và ấm nóng. c. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để kiểm tra việc hoàn thành bài tập của từng cá nhân: Từ in đậm trong câu văn ở ví dụ trên dùng để tả các đặc điểm, tính chất, hoạt động,... của các sự vật hay nối các từ ngữ tả các đặc điểm, tính chất của sự vật? (Dùng để nối các từ ngữ tả đặc điểm, tính chất,... của các sự vật ) Bước 3: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: GV tổ chức cho HS tổng hợp và thống nhất các ý kiến, rút ra kết luận: QHT là từ dùng để nối các từ ngữ, các câu đứng sau và trước nó. Để giúp HS bước đầu hiểu được ý nghĩa QHT tôi cho HS làm bài tập sau: Bài 2: Gạch chân dưới các quan hệ từ trong các câu sau và nêu ỹ nghĩa của các câu sau ? Nhờ vào đâu mà các câu sau có ý nghĩa khác nhau: a. Anh nói rồi tôi nói. b. Anh nói và tôi nói. c. Anh nói nhưng tôi không nói. d. Anh nói còn tôi lắng nghe. 9 Phiếu bài tập Bài 2: Ví dụ QHT trong câu đó Ý nghĩa của câu a. Anh nói rồi tôi nói. b. Anh nói và tôi nói. c. Anh nói nhưng tôi không nói. d. Anh nói còn tôi nghe. Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Bước 2: Phân tích ngữ liệu: - Cá nhân tự hoàn thành bài tập váo phiếu bài tập trên. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để kiểm tra việc hoàn thành bài tập của từng cá nhân: Dự kiến kết quả bài tập 2: Ví dụ QHT trong câu Ý nghĩa của câu a. Anh nói rồi tôi nói. rồi Hai người không nói cùng một lượt, người nói trước người nói sau. b. Anh nói và tôi nói. và Cả hai người nói cùng một lượt. c. Anh nói nhưng tôi không nhưng Chỉ có người thứ nhất nói. nói, người thứ hai không nói d. Anh nói còn tôi nghe. còn Người thứ nhất nói, 10 người thứ hai nghe. Nhờ vào đâu mà các câu trên có ý nghĩa khác nhau?( nhờ vào QHT trong các câu trên) Bước 3 : Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4 : GV tổ chức cho HS tổng hợp và thống nhất các ý kiến, rút ra kết Để giúp HS hiểu được thấu đáo hơn ý nghĩa của QHT và sử dụng được QHT trong nói và viết tôi cho HS làm bài tập sau: Bài 3: Hình thành kiến thức về một số quan hệ từ: rồi, và, của... Nêu tác dụng của các từ in đậm trong các câu sau : Giai đoạn 1: Các nhóm chuyên sâu hoàn thành nhiệm vụ của mình Nhóm 1: a. Nêu tác dụng của quan hệ từ “ rồi ” trong các câu dưới đây: - Vườn cây đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa. - Em học thuộc lý thuyết rồi em mới làm bài tập. - Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế. - Con ăn cơm xong rồi mới uống nước con nhé! Áp dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hình thành kiến thức : Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Bước 2: Phân tích ngữ liệu: - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm mình tìm hiểu đặc trưng chung của các từ đứng trước và sau QHT rồi + Cá nhân hoàn thành nội dung phiếu bài tập sau: 11 PHIẾU BÀI TẬP NHÓM: Đánh dấu vào ô trống em chọn: Ví dụ Các hoạt động Các HĐ đó Các HĐ đó diễn ra diễn ra cùng theo thứ tự trước một lúc sau - Vườn cây đâm chồi Đâm chồi nảy lộc, nảy lộc rồi vườn cây ra ra hoa hoa. - Em học thuộc lý thuyết Học thuộc lý rồi em mới làm bài tập. thuyết, thực hành. - Con ăn cơm xong rồi mới Ăn cơm, uống uống nước con nhé! nước Quét nhà, lau chùi bàn ghế - Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận thống nhất ý kiến Nêu các hoạt động trong từng câu trên? ( đầm chồi - nảy lộc ; học lý thuyết - làm bài tập ; quét nhà - lau chùi bàn ghế ; ăn cơm - uống nước) Các hoạt động này diễn ra cùng đồng thời một lúc hay các hoạt động đó diễn ra theo thứ tự trước sau ? ( Diễn ra theo thứ tự trước sau) 12 Để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động đó người ta đã dùng quan hệ từ nào? (dùng quan hệ từ “rồi”) Từ rồi thường dùng để nối các từ ngữ có mối quan hệ gì với nhau?( Các từ ngữ đó chỉ các hoạt động, các đặc điểm diễn ra theo thứ tự trước sau) Bước 3: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung. Bước 4: Nhóm rút ra kiến thức: Vậy quan hệ từ “rồi” thường dùng để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm,… diễn ra theo thứ tự trước sau. * Tương tự tiến hành luyên tập về QHT vào các buổi học tăng tôi tổ chức cho các em luyện tập như sau: Nhóm 2: b. nêu tác dụng của quan hệ từ “và”: - Rừng say ngây và ấm nóng. - Hoa hồng và hoa huệ đều thơm. - Lan học giỏi và hát hay. - Mây bay và gió thổi. * Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập sau: Phiếu bài tập nhóm 2: Ví dụ QHT "và" nối Các từ ngữ được Các từ ngữ được các từ ngữ QHT"và" nối chỉ QHT "và" nối chỉ nào? các đặc điểm, các đặc điểm, hoạt động diễn ra hoạt động diễn ra theo thứ tự trước cùng một lúc: 13 sau: - Rừng say ngây và ấm nóng. Hoa hồng và hoa huệ đều thơm. Lan học giỏi và hát hay. - Mây bay và gió thổi. * Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và tìm ra kết luận Những từ trước và sau từ “và” có quan hệ gì với nhau?( Là các từ có cùng chức vụ ngữ pháp hay là các từ chỉ các đặc điểm của cùng một sự vật hay các sự việc cùng diễn ra một lúc) Vậy quan hệ từ “và” nó dùng để nối các từ ngữ cùng chỉ đặc điểm hay chỉ các hoạt động của sự vật diễn ra cùng một lúc. Nhóm 3: c. nêu tác dụng của Quan hệ từ “của”: - Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới . - Mùi hương ngọt lựng của thảo quả lan toả cả khu rừng. - Tôi rất thích tiết trời ấm áp của mùa xuân. * Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập sau: Phiếu bài tập nhóm 3: Ví dụ QHT "của" nối Từ đứng trước QHT "của" 14 các từ nào chỉ sự vật hay đặc điểm, tính chất của sự vật đứng sau QHT "của" - Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới . - Mùi hương ngọt lựng của thảo quả lan toả cả khu rừng. - Tôi rất thích tiết trời ấm áp của mùa xuân. * Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và rút ra kết luận: Tiếng hót dìu dặt là đặc điểm tiếng hót của ai? (Hoạ Mi). Vậy tiếng hót dìu dặt là đặc điểm tiếng hót của loài chim nào? Mùi hương ngọt lựng là đặc điểm của loại quả nào? (quả thảo quả) Tiết trời ấm áp là đặc điểm tiết trời mùa nào? (mùa xuân) Để nối đặc điểm, tính chất,… của sự vật với sự vật người ta dùng quan hệ từ nào? (Quan hệ từ “của”) 15 Quan hệ từ “của”dùng để nối các từ chỉ đặc điểm của sự vật với bản thân sự vật đó hay nói cách khác đây là QHT biểu thị mối quan hệ sở hữu. Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép Mỗi nhóm chuyên sâu lúc đầu cả 6 em cùng nghiên cứu 1 nội dung, bây giờ sang giai đoạn 2 mỗi nhóm cúng có 6 em nhưng có 2 thành viên cùng nhóm ở giai đoạn 1( Nhóm chuyên sâu) tức là mỗi nhóm có 6 em trong đó có 2 em thuộc cùng một nhóm chuyên sâu lúc đầu. Nhiệm vụ của các em trong giai đoạn này là dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hướng dẫn các bạn còn lại biết được tác dụng của QHT mà mình đã được tìm hiểu ở giai đoạn 1. Đồng thời các em phải chú ý lắng nghe những ý kiến mà các thành viên trong nhóm mới đưa ra để phân tích tổng hợp tìm ra kết luận hay nhất cho nhóm mới. Nêu tác dụng của các từ in đậm: của, và, rồi: Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu được ở nhóm chuyên sâu lúc đầu để giúp đỡ hướng dẫn cho những thành viên trong nhóm mình hiểu được tác dụng của quan hệ từ mình đã được tìm hiểu trước (có thể lấy ví dụ lúc trước hoặc lấy ví dụ khác) a. QHT của - Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới. - Mùi hương ngọt lựng của thảo quả lan toả cả khu rừng. - Tôi rất thích tiết trời ấm áp của mùa xuân. Từ đứng sau từ của chỉ sự vật hay chỉ đặc điểm của sự vật? Từ đứng trước từ của chỉ sự vật hay đặc điểm của sự vật? 16 Các từ đứng trước và sau từ của có mối quan hệ gì? Nếu bỏ từ “của” thì câu văn đó có hay không, có thành câu không? b.QHT và: - Rừng say ngây và ấm nóng. - Hoa hồng và hoa huệ đều thơm. - Lan học giỏi và hát hay. - Mây bay và gió thổi. Các từ đứng sau và đứng trước từ và chỉ các hoạt động diễn ra như thế nào? Các từ đứng trước và sau từ và có điểm gì chung? Trong các câu đó có thể thay từ và bằng ngữ khác hay dấu câu gì hay bỏ nó đi được không? c. QHT rồi: - Vườn cây đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa. - Em học thuộc lý thuyết rồi em mới làm bài tập. - Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế. - Con ăn cơm xong rồi mới uống nước con nhé! Các từ được từ rồi nối lại là những từ nào? Các từ được từ rồi nối lại chỉ các hoạt động diễn ra như thế nào? Chúng ta có thể bỏ từ rồi được không? Hay có thể thay từ “rồi” bằng từ ngữ khác được không? 17 QHT rồi có tác dụng nối những từ ngữ có đặc điểm gì?( QHT “rồi” có tác dụng nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm diễn ra theo thứ tự trước sau) Sau khi các nhóm đã hoàn thành xong giai đoạn 2 GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình đúc rút được để cả lớp nhận xét thống nhất và rút ra kết luận chung. Giáo viên kết luận chốt kiến thức các em vừa tìm hiểu được: Vậy quan hệ từ “và” nó dùng để nối các từ ngữ cùng chức vụ ngữ pháp hay nối các từ cùng chỉ đặc điểm hay chỉ các hoạt động của cùng một sự vật. Quan hệ từ “của”dùng để nối các từ chỉ đặc điểm của sự vật với bản thân sự vật đó hay nói cách khác đây là QHT biểu thị mối quan hệ sở hữu. Quan hệ từ “rồi” thường dùng để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm, … diễn ra theo thứ tự trước sau. * Tương tự chúng ta có thể dùng các kỹ thuật dạy khác như: Kỹ thuật trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS hình thành kiến thức QHT hoặc, nhưng, như, trên; các cặp QHT vì…nên, nếu… thì, tuy… nhưng;…. Quan hệ từ “hoặc”: - Vào chủ nhật hàng tuần tôi về thăm bà ngoại hoặc bà ngoại lên tôi. - Các em về nhà làm đề một hoặc đề hai. - Tôi ngồi xe máy hoặc chị tôi ngồi xe máy. Trong các câu trên các sự việc trước và sau từ hoặc được thực hiện cả hai sự việc hay chỉ được thực hiện một sự việc?(Chỉ được lựa chọn thực hiện một sự việc) Để nối các sự việc ấy lại người ta dùng QHT nào? ( hoặc) 18 Vậy QHT “hoặc” nối các từ ngữ có mối quan hệ gì với nhau? ( QHT “hoặc” nối các từ ngữ có mối quan hệ lựa chọn - chỉ được lựa chọn một trong hai sự việc ở trong câu ) Quan hệ từ “nhưng (mà)” - Trời rét đậm nhưng (mà) cây cối vẫn xanh tốt. - Tôi tìm mãi nhưng (mà) không thấy quyển sách ấy đâu cả. - Mẹ bảo mãi nhưng (mà) con không nghe. - Tôi học mãi nhưng (mà) không thuộc. Các sự việc sau và trước từ nhưng (mà) có mối quan hệ gì với nhau? ( các sự việc này có mối quan hệ tương phản (đối lập) nhau. Nếu những từ ngữ đứng trước QHT nhưng (mà) nêu sự việc tốt, thuận,… thì những từ ngữ đứng sau QHT nhưng (mà) nêu sự việc xấu, nghịch,.. hoặc ngược lại. Vậy khi nối các sự việc có mối quan hệ tương phản đối lập nhau ta dùng quan hệ từ “nhưng (mà)” Quan hệ từ “như”: - Trời nắng như đổ lửa. - Mưa như trút nước. - Nói như tát nước và mặt. - Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. - Hàng khuy áo thẳng tắp như hàng quân đang duyệt binh. 19 Tương tự các quan hệ từ trên từ “như”: Các từ ngữ đứng sau và trước từ như có mối quan hệ gì với nhau? (Những từ ngữ đứng sau làm rõ đặc điểm của sự vật được nêu ở trước từ “như”, là vật được so sánh với sự vật đứng trước từ “như”) Quan hệ từ “trên”: - Chú chuồn chuồn nước đậu trên một cành lộc vừng . - Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. - Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá. Chú chuồn chuồn đậu ở đâu? (Trên cành lộc vừng) Màu vàng ở vị trí nào? ( Trên lưng) Sóng nhè nhẹ liếm nơi nào? ( Trên bãi cát) Để nối các sự vật “chuồn chuồn”, “màu vàng”, “sóng” với vị trí hoạt động của sự vật đó ta dùng quan hệ từ nào?( Quan hệ từ “trên”) Vậy quan hệ từ “trên” có tác dụng nối các sự vật với vị trí diễn ra các hoạt động hay nối sự vật với vị trí chỉ đặc điểm của sự vật đó. * Cặp quan hệ từ: Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả: - Vì trời mưa nên đường lầy lội. - Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm. - Do tôi chủ quan khi làm bài nên bài kiểm tra của tôi bị điểm kém. - Nhờ tôi chăm học nên tôi thi đậu học sinh giỏi. - Tại tôi lười học nên tôi phải ở lại lớp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan