Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn liên hệ thực tế trong giờ đọc văn để tạo hứng thú cho học sinh....

Tài liệu Skkn liên hệ thực tế trong giờ đọc văn để tạo hứng thú cho học sinh.

.DOC
31
1203
102

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Hồng Bàng Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG GIỜ ĐỌC VĂN ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Người thực hiện: Đỗ Thị Hồng Nhung Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. II. III. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên: ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG Ngày tháng năm sinh: 25/12/1976 Nam, nữ: Nữ Địa chỉ: Trường THPT Hồng Bàng Điện thoại cá nhân: 0979 727 899 Cơ quan: 0613741284 Chức vụ: Phó Chủ tịch Công đoàn Đơn vị công tác: Trường THPT Hồng Bàng TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Năm nhận bằng: 2001 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 15 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có: Phong cách giảng dạy của giáo viên bộ môn Văn- Tiếng Việt bậc THPT, 20052006. Chuyên đề “Một vài suy nghĩ khi thực hiên phương pháp mới môn ngữ văn ở Trung học phổ thông”, 2007-2008. Chuyên đề: “Một vài suy nghĩ khi phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật”, 2010-2011. Tiết dạy nghị luận xã hội, 2011-2012. Rèn luyện khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Trung học phổ thông, 20122013. Một vài suy nghĩ để dạy tốt bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, 2013- 2014. Chuyên đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, 20142015. Kinh nghiệm chủ nhiệm một lớp yếu ở trường THPT, 2014- 2015. 2 LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG GIỜ ĐỌC VĂN ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập; với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đặc trưng của văn học là một môn nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng. Dạy văn là cả một quá trình phức tạp đan kết các quá trình tâm lí, ngôn ngữ văn học sư phạm. Dạy văn là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều sự tìm tòi của người giáo viên khi lên lớp. Từ đời sống trong tác phẩm văn học làm sao có thể làm đẹp và phong phú thêm tâm hồn các em. Đó là kết quả thẩm thấu, chuyển hóa vào từng cá nhân học sinh, có khi bất ngờ, có khi ngẫu nhiên. Từ một hình tượng, một tâm trạng, một hoàn cảnh cụ thể, người thầy có thể liên hệ thực tế gần gũi với học sinh. Phải coi học sinh là “ngọn lửa” để thắp sáng kiến thức chứ không phải là “cái bình” để chứa kiến thức. Bởi thế người giáo viên dạy văn cần phải giúp học sinh tự tạo được bản lĩnh để đối diện với những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà đời sống xã hội và văn học đặt ra. Không để tác phẩm văn học xa rời đời sống thực tại, để học sinh biết tự đòi hỏi những gì các em cần có trong cuộc đời này. Tuy nhiên khi giảng dạy còn tùy thuộc vào từng bài, từng đối tượng học sinh để linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp. Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế trong giờ đọc văn đạt hiệu quả sẽ giúp các em hứng thú và cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn. Qua mỗi giờ văn các em có lối sống lành mạnh hơn, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, chống lại những luồng văn hóa không lành mạnh. Xuất phát từ mục đích đó, tôi muốn giờ dạy văn của mình không chỉ nhằm mở rộng cho học sinh những kiến thức đa dạng về đời sống, về thể loại văn học mà còn đem đến cho học sinh những hiểu biết thực tế, tác động học sinh có sự chuyển biến trong lối sống nhận thức qua chính các nhà thơ, nhà văn, các hình tượng nhân vật văn học; góp phần giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng nhân ái và yêu nước của mỗi học sinh; rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết về sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận, năng lực ứng xử trước những vấn đề đời sống. Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về một số giải pháp “Liên hệ thực tế trong giờ đọc văn để tạo hứng thú cho học sinh” ở chương trình ngữ văn bậc THPT. 3 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở của đề tài: 1.1/ Cơ sở lý luận: Trong nhận thức của mình Mác đã nói rõ quá trình nhận thức của con người “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trở về thực tiễn” vì thế khi dạy học sinh phải cho các em trở về thực tế đời sống xã hội. Phát huy khả năng cảm thụ, năng lực hiểu biết, hình thành nhân cách người học. Từ đó giúp các em tưởng tượng và định hình được xã hội mình đang sống và những gì mình phải làm tạo hứng thú và niềm say mê khám phá của các em trong giờ văn. Nhà văn Nga M. Gorki cũng đã khẳng định “Văn học là nhân học”. Học văn chính là học làm người. Đó là một chân lí mà bất cứ giáo viên dạy văn nào cũng phải trăn trở, suy nghĩ. Nói như Macarenco “Giáo dục chủ nghĩa cộng sản mà không giáo dục lòng yêu nước và nhân ái thì giáo dục cái gì nữa?”. Viện sĩ Mikhancốp người anh hùng của Liên Xô khi góp ý về việc dạy văn đã nói “Không thể bớt khoa học nhân văn, bớt văn trong chương trình vì bớt văn tức là bớt chất người”. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phươg pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998) 1.2/ Cơ sở thực tiễn: Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý của sách vở, của thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo, liên tưởng khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. Văn học là môn học về nghệ thuật ngôn từ. Văn học phản ánh cuộc sống thông qua các hình tượng, các chi tiết giàu chất nghệ thuật. Việc dạy học văn theo tinh thần đổi mới phương pháp, về cơ bản, có nhiều thuận lợi, phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh khi lĩnh hội và vận dụng những kiến thức đã được học vào cuộc sống. Trong những năm gần đây, tình hình học tập bộ môn Ngữ văn thật đáng báo động. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu khó phát hiện, liên tưởng, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương. Kết quả điều tra chất lượng các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi vào các trường ĐH-CĐ, chúng ta thấy xuất hiện nhiều bài viết khiến cho người chấm dở khóc dở cười. Học sinh viết mà không biết những gì mình đã viết. Đối với những lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy, các em thường mắc các lỗi rất phổ biến về chính tả, dùng từ, đặt câu. Rất nhiều bài văn, từ đầu đến cuối không có một dấu chấm câu nào. Nhiều từ đơn giản cũng không hiểu được nên dẫn đến việc dùng từ sai, đặt câu sai- câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc, sai lô-gic luôn xuất hiện trong bài làm của học sinh. Nhưng điều đáng lo lắng nhất là kĩ năng phân tích từ ngữ của học sinh đối với các văn bản văn học. Phần lớn các em không xác định được nghĩa của từ, kiến thức về từ còn lơ mơ, sai sót. Vì vậy, khi làm bài, các em hay nhầm lẫn khi phân tích những từ gần giống nhau, thường suy luận chủ quan, khập khiễng, thậm chí đã dung tục hoá văn chương khi phân 4 tích, khám phá từ ngữ trong tác phẩm văn học. Đứng trước những từ khó, học sinh cũng chưa có thói quen tra từ điển để hiểu mà thường bỏ qua, rất đáng tiếc. Hơn nữa, cuộc sống xã hội ngày càng diễn biến hết sức phức tạp, mỗi em học sinh đang hàng ngày phải tiếp xúc, va chạm với biết bao luồng thông tin văn hóa thẩm mỹ xa lạ với những điều thầy cô nói trong trường học. Thái độ thờ ơ, lạnh lùng của học sinh trước nỗi đau buồn của con người trong cuộc đời cũng như trong văn chương là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, day dứt. Nếu học sinh không thể đồng cảm, xúc động được thì đó là dấu hiệu không lành mạnh trong tâm hồn, tình cảm của các em. Có một số học sinh thì sống ích kỉ ngay cả với những người thân trong gia đình, bạn bè của mình. Nhưng khi làm văn thì sử dụng những mỹ từ đạo lí sáo rỗng một cách trơn tru nhưng lại thờ ơ trước những bất hạnh của người khác, đó là sự dối trá, là sự cách biệt giữa cuộc sống và làm văn. Đâu đó có những học sinh vô lễ, thậm chí đánh cả thầy cô giáo của mình, đánh nhau trước cổng trường, những clip bạo lực được quay và tung lên mạng, những câu chuyên học trò yêu đương và bao câu chuyện đau lòng khác… Học trò ngày nay được tiếp cận với công nghệ truyền thông hiện đại nên thật đáng lo khi con trẻ quay lưng lại với truyền thống, bỏ qua những nếp sống đẹp mà bao đời nay dân tộc gìn giữ, phát huy. Phải làm sao để định hướng, để dạy các em lựa chọn? Là một giáo viên dạy văn chúng ta làm sao có thể làm ngơ trước thực trạng như thế? Ở độ tuổi từ 15- 18 các em chưa trải nghiệm nhiều, vốn hiểu biết còn hạn hẹp, kinh nghiệm sống ít nhưng lại rất nhạy cảm với đời sống bên ngoài. Vì vậy khi truyền thụ những kiến thức giáo điều, xa rời thực tế khiến các em không hứng thú học tập và cảm thấy điều thấy cô nói là không có thực. Chính vì vậy ở bài viết này tôi muốn đề cập đến việc đổi mới phương pháp liên hệ thực tế trong mỗi tác phẩm văn chương sinh động, hấp dẫn, gẫn gũi với đời sống thực tế của học sinh THPT ngày nay giúp các em nhận thức, tư duy được vấn đề của cuộc sống, từ đó các em có thể lựa chọn sáng tạo, trau dồi cho mình những tình cảm đạo đức cho phù hợp, hình thành nhân cách tốt trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy phương pháp liên hệ thực tiễn có tính giáo dục phù hợp sẽ góp phần làm nên thành công lớn trong mỗi giờ văn, giúp các em hứng thú, say mê học tập vì các tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi tình cảm, định hướng các giá trị sống cho học sinh THPT từ đó giúp học sinh có nhận thức tư tưởng đúng đắn, nuôi dưỡng ước mơ, lí tưởng, biết sống và phấn đấu. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2. 1. Dạy văn trước hết là dạy cách sử dụng ngôn ngữ: Văn học là nghệ thuật ngôn từ, có hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, điển cố,… trong một tác phẩm mới có thể hiểu được mạch lạc cú pháp và toàn bộ bài văn trừ những bài văn không có từ ngữ gì khó cần giải thích riêng hay những điển cố sâu kín cần bình luận riêng. Thông thường, từ ngữ trước sau vẫn là nhân tố quan trọng đặc biệt cần lưu ý trong khi giảng bình. 5 Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu giáo dục, đồng chí Phạm Văn Đồng nhấn mạnh khâu giảng văn trong đó phải lưu ý đến từ ngữ: “trong ngôn ngữ thì từ là quan trọng nhất rồi đến câu sau đó đến văn. Cho nên dạy từ là rất cần thiết, phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả cách dùng từ. Bất cứ người dùng văn nào, cuối cùng cũng thấy hiểu từ, dùng từ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn bậc nhất.” (tập san Đại học sư phạm, số 1 – 1974). Điều đó chứng tỏ dạy từ là rất cần thiết, phải giảng cả nghĩa gốc rồi mới giảng nghĩa trong văn cảnh. Nói một cách khái quát, khi giảng từ ngữ cần phân biệt hai khâu liên hoàn: khâu nghĩa gốc và khâu văn chương. Nghĩa là khi đi vào tác phẩm văn học, các từ ngữ thường không phải bao giờ cũng chỉ xuất hiện trong dạng cố định và đơn giản như khi còn tồn tại trong các cuốn từ điển. Trái lại, do khả năng sáng tạo của nhà văn, những nghệ sĩ ngôn từ- ý nghĩa và theo đó, nội dung biểu đạt của rất nhiều từ ngữ phải được coi là kết quả của hàng loạt các thao tác tư duy hình tượng như liên tưởng, so sánh, đối chiếu … giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, giữa tâm tư tình cảm của con người với các sự vật xung quanh cuộc sống … như thế từ ngữ trong tác phẩm văn học sẽ mới mẻ, sinh động hơn. Vì vậy, muốn cho học sinh hiểu tất cả ý nghĩa của từ cũng như hiểu tất cả mọi cách dùng từ, với mỗi giáo viên, không thể bỏ qua việc phân tích các từ ngữ, tức là không thể dừng lại ở những cơ sở đầu tiên là giải nghĩa từ một cách chung chung mà tạo điều kiện cho học sinh vừa nắm được những giá trị nghệ thuật tinh tế của từ đồng thời thấy được khả năng của người viết trong việc vận dụng từ ngữ để hình thành tác phẩm. Môn ngữ văn là một môn học vốn đã chưa đựng những yếu tố phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống, giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người, giúp học sinh làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Ví dụ: Khi phân tích hai câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du): “Cậy em, em có chịu lời - Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”, giáo viên phải giúp các em khám phá ý nghĩa của các từ cậy, chịu lời, lạy, thưa. Tại sao Nguyễn Du không dùng từ “nhờ” mà dùng từ “cậy”? không dùng “nhận” mà dùng “chịu”? Chính vì giữa các từ ấy có sự khác biệt khá tinh vi. Đặt “nhờ” vào chỗ “cậy”, không những thanh điệu câu thơ sẽ nhẹ đi, âm thanh không đọng ở chữ thứ nhất của câu thơ nữa và làm giảm đi cái đau đớn, quằn quại khó nói của Kiều. Mặt khác, ý nghĩa của một lời khẩn cầu, một sự nương tựa, gửi gắm, tin tưởng ở một mối tình ruột thịt cũng phần nào giảm đi. Còn giữa “chịu” và “nhận” thì dường như có vấn đề tự nguyện hay không tự nguyện nữa. “Nhận” thì ít ra cũng có ý kiến của người nhận lời. “Chịu” lời thì hình như chỉ có một sự nài ép phải nhận vì không nhận không được. Trong tình thế của Thuý Vân bấy giờ chỉ có “chịu” lời chứ làm sao có thể “nhận” lời được. Chỉ với một vài từ cân nhắc kĩ đã gợi lên chiều sâu của một tình thế phức tạp và càng làm cho câu thơ có dáng dấp như một lời cầu nguyện linh thiêng. Các từ “lạy”, “thưa” cũng được sử dụng rất đắt. Đối với một cử chỉ hi sinh vì người khác như vậy, chỉ có kính phục và biết ơn, ngày xưa phải tỏ bày bằng cái lạy. Thuý Kiều đòi lạy Thuý Vân là lạy cái hi sinh 6 cao cả ấy. Câu thơ đã thể hiện cách dùng từ độc đáo, tinh tế của Nguyễn Du và làm nổi bật tính cách của một nàng Kiều thông minh, sắc sảo, thâm trầm trong thấu hiểu lẽ đời. Từ việc dạy ngôn ngữ giúp học sinh lĩnh hội và cảm nhận tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm văn chương có một chủ đề, một kết cấu riêng biệt, người giáo viên cần lựa chọn cách giảng cho phù hợp với mỗi bài văn, mỗi thể văn. Việc giảng giải từ ngữ rất là quan trọng, yêu cầu bám sát từ ngữ, cắt nghĩa được cặn kẽ nghĩa của từ. Chẳng hạn, phân tích kĩ những nhóm từ, những vế trong đoạn trích “Nỗi thương mình” của Truyện Kiều như “bướm lả ong lơi”, “tỉnh rượu”, “tàn canh”, “giật mình”, “thương mình”… làm nổi bật tâm trạng của Thuý Kiều ở cảnh ngộ bi đát, ê chề, bẽ bàng nhất…, đồng thời thấy được sự sâu sắc, tinh tế trong cảm nhận và khả năng sử dụng ngôn ngữ thật tài tình, độc đáo của Nguyễn Du. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh trong “Mấy ý nghĩ về thơ” : “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Tóe lên ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc” ; “Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau tạo thành một vùng sáng chung…”. Với cách diễn đạt ấy, một vấn đề của lí luận văn học trừu tượng, khô khan bỗng trở nên hết sức cụ thể, sinh động. Viết về nỗi khốn cùng của Đô- xtôi- ép- xki trong những năm lưu vong nơi đất khách quê người, tác giả Xvai– gơ đã miêu tả thất sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh cụ thể gây ấn tượng mạnh “Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ”; “Năm mươi tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”. “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là áng văn nghị luận mẫu mực, với ngôn ngữ súc tích, chính xác, giàu sức biểu cảm. Chẳng hạn, khi nói về thực dân Pháp tác giả sử dụng những từ ngữ đầy sức tố cáo và mỉa mai “chúng tuyệt đối không cho chúng ta một chút tự do dân chủ nào”, hai chữ “tuyệt đối” nhằm nhấn mạnh và chính xác hơn ý văn. “Bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”: hai chữ “ quỳ gối” và “rước” đã vẽ lên tư thế nô lệ, hèn nhát của thực dân Pháp; Hoặc “Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bản nước ta hai lần cho Nhật” thì chữ “bảo hộ” đầy châm biếm, chữ “bán nước ta hai lần” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa của chúng. Như vậy, phân tích từ ngữ trong giảng văn là chỉ cho học sinh thấy được nội dung mà người viết muốn truyền đạt qua từ ngữ đó, đồng thời thấy được giá trị nghệ thuật của từ ngữ đó khi tham gia xây dựng các hình tượng và bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vì thế, nếu không hiểu đúng nghĩa của từ, không nắm được chính xác nội dung mà người viết muốn gửi gắm qua từ thì mọi sự phân tích về giá trị nghệ thuật của từ sẽ chỉ là sự cười ra nước mắt vì mọi giá trị nghệ thuật của từ trước hết là nó có phản ánh đầy đủ và đúng nhất cái mà tác giả muốn truyền đạt hay không. Vẻ đẹp của ngôn từ là nhân tố quan trọng tạo nên chất văn, giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn học. Trong giờ đọc- hiểu hướng dẫn học sinh đi tìm chất văn trong hệ thống từ ngữ không chỉ giúp các em rung cảm trước những giá trị biểu 7 cảm của ngôn từ, mà còn góp phần rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ của các em trong quá trình làm văn và giao tiếp trong cuộc sống. - Nắm chắc từ ngữ với phương thức chuyển nghĩa: Trong ngôn ngữ, mỗi từ đều có ý nghĩa cơ bản để xác định trực tiếp đặc trưng chủ yếu của đối tượng mà nó biểu thị, ý nghĩa cơ bản này gọi là nghĩa gốc của từ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nghĩa gốc chỉ là nghĩa vốn có chứ không phải là nghĩa duy nhất, ngoài nghĩa gốc từ còn có thêm nhiều nghĩa mới nhờ phép chuyển nghĩa. Sự chuyển nghĩa của từ từ nghĩa này sang nghĩa khác là một nguồn bổ sung rất phong phú làm giàu cho khả năng diễn đạt của ngôn ngữ vì thế trong tác phẩm văn học người viết luôn luôn có ý thức vận dụng các phương thức chuyển nghĩa của từ để làm giàu cho ngôn ngữ của mình, tinh tế, hàm súc, sinh động. Ngoài ra thông qua cách vận dụng các thao tác chuyển nghĩa từ, người viết còn bộc lộ nhận thức và đánh giá của mình đối với cuộc sống. Như câu nói của cụ Mết trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, có người nói câu văn này có khả năng “gánh” được cả tác phẩm. Câu nói của cụ Mết không đơn giản chỉ nói đến việc kẻ thù có súng thì mình phải có giáo, nếu thế thì làm sao “giáo” có thể đọ với “súng”? Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua câu nói này đó là vấn đề sinh tử của cách mạng Việt Nam trong những tháng năm đau thương ấy. Câu nói của cụ Mết đặt ra tư tưởng của truyện, cũng là tư tưởng lớn của cuộc chiến đấu lúc bấy giờ: phải dùng bạo lực cách mạng mới có thể tiêu diệt được bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không còn sự lựa chọn nào khác. Đây là chủ đề chính trị mang đậm cảm hứng sử thi của Nguyễn Trung Thành. Nếu không có khả năng phân tích từ ngữ thì khó mà hiểu được thấu đáo vấn đề. Khi phân tích các trường hợp chuyển nghĩa chúng ta cần chú ý nêu bật tính chất mới mẻ, sáng tạo của mỗi trường hợp cụ thể bằng cách so sánh chúng với các trường hợp khác. Bởi vì, nếu nhà văn biết tìm tòi suy nghĩ trong cách biểu hiện thì tính hình tượng của hình thức chuyển nghĩa sẽ gây được ấn tượng sâu sắc, sẽ tạo ra được cái đẹp, cái mới, cái bất ngờ trong mối tương quan giữa nhiều lĩnh vực khác nhau của thực tế. Liên tưởng những con sóng khi cao, khi thấp, khi “dữ dội”, khi “dịu êm”, Xuân Quỳnh đã nhìn thấy sự tương đồng của nó trong trạng thái của tình yêu con người, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Trên cơ sở đó, nhà thơ đã viết: dữ dội,dịu êm,… Như vậy, từ những trạng thái sóng biển chuyển sang trạng thái của tình yêu là một hoạt động sáng tạo của tác giả và do đó những từ: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ đã đem lại cho người đọc liên tưởng thú vị về những trạng thái tâm hồn của con người khi yêu. Như vậy, phương thức chuyển nghĩa là một công cụ để phát triển tư duy chính xác cho người đọc lẫn người viết. - Nắm vững từ ngữ với các hình thức đặc biệt: + Hình thức đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhưng khác nhau về vỏ âm thanh dùng để biểu thị các khía cạnh của một khái niệm, điều đó có nghĩa là: trong khi 8 dùng để biểu thị một khái niệm, mỗi một từ trong nhóm đồng nghĩa thường chỉ chính xác hóa, cụ thể hóa một mặt nào đó của khái niệm mà thôi. Trong nhóm từ đồng nghĩa, các từ thường phân biệt với nhau bằng nhiều sắc thái khá tinh vi: sắc thái ý nghĩa, sắc thái tình cảm, sắc thái phong cách… Để phân tích giá trị từ ngữ ấy, giáo viên trên cơ sở những phân biệt đó mà so sánh đối chiếu cái khả năng biểu đạt của từ ngữ cần phân tích với từ ngữ khác đồng nghĩa với nó khi ta đặt vào ngữ cảnh. Qua so sánh, giá trị nghệ thuật của từ ngữ cần phân tích sẽ được bộc lộ rõ nét. + Hình thức đồng âm : Hiện tượng đồng âm thường xảy ra trong phạm vi của những từ ngắn, có cấu trúc đơn giản vì như vậy từ dễ chứa đựng những khái niệm khác nhau. Nhìn chung, hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt là một phương tiện tu từ rất có hiệu quả, đặc biệt là ở địa hạt chơi chữ. Với tư cách là một trò chơi chữ từ đồng âm thường được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Vì thế, để khai thác hiện tượng đồng âm một cách có hiệu quả, người dạy một mặt phải chú ý đến những đặc điểm chung của hiện tượng đồng âm, mặt khác phải phân biệt được những trường hợp cụ thể mà ở đó hiện tượng đồng âm được sử dụng. Một số trường hợp, hiện tượng đồng âm hay được sử dụng để tạo ra những ngữ cảnh trong đó một hoặc một số từ có thể được hiểu nước đôi: Ví dụ: “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non” Khi đọc câu ca dao này, chúng ta vô cùng ngạc nhiên trước sự sáng tạo, thông minh của tác giả dân gian qua cách lợi dụng hiện tượng đồng âm, phô diễn những am hiểu của mình về từ và nghĩa của từ. Nghĩa của từ “già” chỉ một mức độ cụ thể của tuổi tác, còn nghĩa của từ “non” ở câu thứ hai thì khó khẳng định hơn bởi vì nó được bố trí ở sự đan chéo ở hai ngữ cảnh khác nhau: ngữ cảnh thứ nhất, “non” là một tính từ chỉ một mức độ cụ thể của tuổi tác (trong thế đối lập với “già” ). Còn theo ngữ cảnh thứ hai, “non” như một danh từ chỉ một sự vật trong thiên nhiên (trong mối quan hệ với “núi”). Cái hay của từ “non” trong câu ca dao trên là ở chỗ cùng một lúc nó khiến cho trước mặt người đọc lung linh hai ý nghĩa khác nhau và cũng chính sự lung linh, huyền diệu đó mà người đọc có được những xúc cảm thẩm mỹ tươi tắn, ấn tượng. Cũng có khi người tạo ra những ngữ cảnh chứa đựng nhiều từ có quan hệ đồng âm với một loạt các từ khác cùng thuộc phạm vi ý nghĩa. + Hình thức trái nghĩa: Hai từ được coi là trái nghĩa so sánh trong cùng một trường ngữ nghĩa, chúng có cấu trúc ngôn ngữ giống nhau nhưng độc lập nhau ở tính chất của thành tố ngôn ngữ. Dưới sự sáng tạo của nhà văn, các từ trái nghĩa trở nên có một giá trị biểu đạt và tác dụng tu từ học rất lớn, nhất là khi người viết muốn phản ánh thế giới khách quan trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập của nó. Ví dụ: Có tư liệu cho rằng khi sáng tác bài thơ “Thề non nước”; mới đầu câu : “Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày” 9 đã được Tản Đà viết “suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày ». Với chữ “tuôn”, hình ảnh của dòng nước tượng trưng cho nỗi niềm mong đợi đã rất đạt rồi, thế nhưng phải đợi cho tác giả thay hẳn không phải một từ đồng nghĩa với nó (chảy, ứa, trào…) mà là một từ trái nghĩa “khô” thì giá trị của câu mới vươn lên đến tầm cao nhất. “Tuôn” trong “suối tuôn dòng lệ » có thể nói lên được nỗi ngóng trông đang giai đoạn cao nhưng nét biểu thị về thời gian thì thấp hơn từ “khô”. Nỗi ngóng trông với hình ảnh: “suối khô dòng lệ” là một nỗi ngóng trông đã mỏi mòn theo năm tháng. Thời gian trôi đi, dòng lệ đã chảy ra, tuôn ra và bây giờ đã khô cạn hết, ấy vậy mà cái đang mong đợi vẫn chưa thấy trở về. Ở đây, nỗi chờ mong héo hắt cả tâm hồn ấy chỉ có thể có được khi từ “khô” thay thế từ “tuôn” trong mối quan hệ độc lập đầy sáng tạo như thế của tác giả. Khi phân tích những từ ngữ kiểu này, người dạy bắt buộc phải có một kiến thức tương đối hoàn chỉnh về vấn đề nghĩa của từ cũng như tất cả các đối tượng khác nhau có tổ chức ổn định. Chúng ta hoàn toàn có thể coi một tác phẩm văn học như là một hệ thống với đầy đủ tính chất của thuật ngữ này. Như vậy, tác phẩm văn học sẽ được hình thành ra với tư cách là một cấu trúc tập thể bao gồm hai cấu trúc nhỏ hơn. Cấu trúc ngôn ngữ (các yếu tố thuộc ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách…) và cấu trúc văn học (các yếu tố thuộc chủ đề, đề tài, bố cục, hiện tượng…). Cấu trúc ngôn ngữ của bất kì tác phẩm nào bao giờ cũng có hai lượng nghĩa: một là cái ý do những câu, những chữ thông thường biểu đạt ra một cách thông thường và hai là cái ẩn ý thường cũng là cái chủ ý của tác giả được chính những câu, những chữ ấy biểu hiện ra một cách sâu xa và kín đáo. Cấu trúc ngôn ngữ và cấu trúc văn học trong tác phẩm văn học gắn bó chặt chẽ với nhau, phân tích các yếu tố của cấu trúc ngôn ngữ là đồng thời phân tích cấu trúc văn học và cũng vì thế phân tích cấu trúc ngôn ngữ là điều không thể thiếu trong giảng bình của bài học về tác phẩm văn chương. - Nắm vững từ ngữ trong sự tương quan với cả đoạn, cả bài văn : Tìm hiểu đoạn văn tố cáo tội ác của giặc Minh trong bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), chúng ta phải giúp học sinh hiểu đây là một bản cáo trạng dài. Chi tiết cụ thể có, nhận định khái quát có, vừa cụ thể vừa khái quát. Từng lời, từng lời đau đớn, nhưng toàn bộ các chi tiết, các nhận định gộp lại thì cả đất nước chỗ nào cũng như rớm máu, chỗ nào cũng căm giận, oán than. Tội ác đầu tiên thật ghê rợn, tội khủng bố. Nhưng đây không phải là chém giết bằng giáo gươm, mà bằng hành vi tàn bạo, dã man : Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Để làm nổi bật tội ác của giặc Minh, học sinh phải hiểu, phải phân tích những hình ảnh, từ ngữ thể hiện trong câu văn trên. Hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát. Lời văn như có máu đỏ chảy ra rồi đen lại. Đen trong dân đen, đỏ trong con đỏ là chỉ về người dân bình thường, tuy vốn xuất phát từ màu sắc, nhưng cái đau thương của hình ảnh hình như muốn truyền cho các từ này cái màu sắc của máu đỏ trào ra, của thịt sẫm đen lại. Và bỏ qua cái tượng trưng, ước lệ, tác giả đã gọi sự vật đúng tên của nó : nướng, vùi - cách nói tỉnh táo của ngòi bút hiện thực đầy căm phẫn. Ngay lửa hung tàn, hầm tai vạ cũng như không muốn gói mình trong cái tượng trưng 10 ước lệ ấy mà đòi trở về với hiện thực : nướng thật, vùi thật, lửa là lửa hung tàn, hầm là hầm tai vạ. Tỉnh táo để nói ra sự thật mà lòng nhức nhối, đớn đau. Từng chữ như từng giọt máu. Từng chữ như đúc lại đau xót và căm thù. Cụ thể mà khái quát. Khái quát để trở thành nhận định, trở thành lời cáo trạng, lời phát xét, để thuyết phục lí trí lâu dài, để trái tim người đọc rỏ máu cùng nỗi đau bất tận của người xưa. - Đổi mới phương pháp – phân tích từ ngữ trong dạy đọc văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh : + Định hướng học sinh từ khâu chuẩn bị bài: Yêu cầu học sinh đọc tác phẩm một cách thật kĩ lưỡng. Ghi lại những cảm nhận ban đầu, những đoạn văn, đoạn thơ, những hình ảnh, chi tiết mà mình thích thú cũng như những chỗ còn băn khoăn, thắc mắc chưa lí giải được sau khi đọc. Học sinh tra từ điển, đọc chú thích,… để lí giải nghĩa của từ, ngữ, câu văn, câu thơ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật nào đó, giúp các em rèn luyện kĩ năng giảng giải, giải thích một cách khoa học, hiệu quả. Giáo viên phải tổ chức, thiết kế hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh tiến vào thế giới những tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn chương đồng thời gợi mở cách thức bình giá cái hay, cái thú vị của những chi tiết đó. Bên cạnh đó, giáo viên phải yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm đọc, giới thiệu những phần phân tích, những lời bình hay về tác phẩm để tăng cường sự hiểu biết và khả năng cảm thụ tác phẩm. Tuỳ theo từng bài học cụ thể, từng đối tượng học sinh và điều kiện học tập khác nhau mà giáo viên vận dụng cho linh hoạt, phù hợp trong việc sử dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. Khi dạy bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, giáo viên đã định hướng học sinh một số câu hỏi chuẩn bị bài, ngoài hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Tìm những câu văn thể hiện tính cách của Tử Văn. Tác giả ca ngợi đức cương trực, lòng nghĩa khí, và sự chiến thắng của kẻ sĩ đối với bọn gian tà như thế nào? Những từ ngữ diễn tả thái độ của Tử Văn trước tên Bách bộ họ Thôi, trước Thổ công và trong khi xử kiện ở Diêm Vương ? Học sinh phải hiểu được thái độ của Tử Văn trước những lời buộc tội của viên Bách hộ họ Thôi. Viên Bách hộ họ Thôi xuất hiện với hình dáng một cư sĩ, tức là thổ thần địa phương, hộ nước giúp dân. Hắn lại quở trách Tử Văn bằng nguyên lí đạo nho, buộc Tử Văn phải dựng trả đền như cũ, nếu không thì sẽ “khó lòng tránh khỏi tai vạ”. Nhưng đối lại, Tử Văn : mặc kệ, cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên. Mặc cho tên gian tức giận, thề thốt, doạ nạt, phất áo ra đi, Tử Văn vẫn cứ một mực điềm nhiên. Lấy cái không hề biến đổi để chọi với cái biến đổi đủ mặt, bên nào mạnh hơn bên nào ? Tử Văn một mực làm thinh, một mực an nhiên nhưng bên trong đã phục sẵn một tình thế đảo ngược: Cái mặc kệ, ngất ngưởng của Tử Văn, cái bất biến ấy mới là sức mạnh so với cái vạn biến ; là một thứ im lặng để thu sức vào bên trong, chờ đợi cơ hội. Ngoài ra, lời bình cuối truyện là một lời bình hay. Hay ý nghĩa hay cả lời văn: “Người ta thường nói : Cứng thì gãy, kẻ sĩ lo không cứng mà thôi, còn gãy, không gãy là việc trời. Sao nên đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn chỉ là một anh áo vải. Duy giữ được cái cứng nên dám đốt cháy đền tà, bẻ gãy 11 yêu quỷ, chỉ một hành động mà cái tức của thần, của người đều được rửa sạch, vì thế mà rạng danh đời Minh Tào, rồi được trao chức vị để đền công, thật là xứng đáng. Làm kẻ sĩ chớ kiêng sợ sự cứng cỏi”. Lời bình đề cao cái cứng cỏi của Tử Văn, cái cứng cỏi vì chính nghĩa, dù có nhất thời chịu khuất nhưng chắc chắn được mọi người ủng hộ và nhất định sẽ chiến thắng. Muốn cho cái cứng cỏi ấy càng rỡ sáng thì không thể không đặt nó bên cạnh những mảng đen tối của cuộc đời. Cho nên ca ngợi phải đi đôi với sự phê phán. Phê phán cái độc ác, ngu dốt, lừa bịp của hệ thống chính quyền phong kiến. + Tập cho học sinh phát hiện những từ ngữ quan trọng, những câu then chốt, những chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm: Trong tác phẩm bao giờ cũng nổi lên những điểm sáng thẩm mĩ. Đó là một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết quan trọng hơn, kết tinh cao nhất tư tưởng và tài nghệ của nhà văn. Người xưa thường gọi là thi nhãn (mắt thơ), nhãn tự (chữ mắt), cảnh cú (câu thơ kêu vang lên)…Những chi tiết được gọi là quan trọng cũng đồng thời là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn chương, bởi cái quan trọng và cái hay bao giờ cũng thống nhất trong lĩnh vực của văn chương nghệ thuật. Nắm bắt được những chi tiết quan trọng hay những tín hiệu thẩm mĩ đang ẩn hiện trong tác phẩm văn chương là thao tác cần thiết để đến với cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Có nhà nghiên cứu văn học đã từng nói đó là “những cái nút động, mà khi ta ấn vào thì cả bài văn sáng bừng lên". Vậy những nút động ấy nằm ở đâu? Chắc chắn là ở những từ ngữ đắt nhất, ở những thủ pháp đặt câu, dựng đoạn công phu, ở cách sử dụng ngữ âm sáng tạo của nhà văn, đó là những lớp từ láy, từ tượng thanh, tượng hình và cả những từ không phải là tượng thanh, tượng hình, tưởng như rất bình thường cũng lại chính là những tín hiệu nghệ thuật. Ví dụ: từ “đoàn binh” trong bài thơ “Tây Tiến”. Tại sao tác giả không dùng từ đoàn quân? Bởi từ đoàn binh nghe có sức nặng và âm vang hơn. Người đọc có cảm giác như đang lắng nghe những bước chân kiêu hùng của đoàn binh Tây Tiến. Và chẳng hạn như từ “thẹn” trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Học sinh phải biết tại sao tác giả dùng từ thẹn, ý nghĩa của nó, cảm nhận được điều mà tác giả muốn gửi gắm,…Khi dạy bài này tại lớp 10B2, tôi đã hướng dẫn các em khám phá, phân tích các từ ngữ quan trọng của bài thơ, và từ đó, các em đã lĩnh hội nội dung tư tưởng bài học tốt hơn. Các em đã rất thích thú khi tự khám phá ý nghĩa của từ, hiểu tác phẩm và có một số em thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp. Những tín hiệu nghệ thuật có khi nằm ở ngay nhan đề của tác phẩm. Ví dụ như nhan đề các tác phẩm Vợ nhặt, Đôi mắt, Rừng xà nu,… + Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề hướng dẫn, tổ chức học sinh phân tích từ ngữ trong đọc văn : Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông? » của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chắc chắn giáo viên phải giúp cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo, riêng biệt của dòng sông Hương và cố đô Huế. Để đạt được yêu cầu đó, giáo viên phải tổ chức một hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tiến vào những tín hiệu nghệ thuật của bài kí. Sau đây là một vài câu hỏi tiêu biểu: 12 Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương và đặt tên cho những vẻ đẹp ấy. Em hãy cho biết đó là những vẻ đẹp nào? Vẻ đẹp sông Hương được tác giả khám phá từ những phương diện nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào giúp các em nhận biết điều đó? Căn cứ vào hệ thống từ ngữ đặc sắc của tác phẩm, em hãy cho biết vẻ đẹp của sông Hương ở phương diện không gian, địa lí? Cảm nhận của tác giả về sông Hương trước khi nó về với vùng châu thổ êm đềm? Tại sao tác giả lại so sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”? Những từ ngữ nào cho thấy sông Hương đã thành con sông của thi ca, nhạc hoạ, bồi đắp phù sa văn hoá cho đất cố đô, gợi nên một nguồn thơ vô tận? Tại sao tác giả nói sông Hương là dòng sông của “thời gian ngân vang”, là “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”?... Nói chung, giáo viên phải định hướng, gợi mở để học sinh tiếp cận với những tín hiệu nghệ thuật, phân tích những từ ngữ quan trọng, những từ ngữ gợi hình và truyền cảm sâu sắc để các em nhận thức đầy đủ nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Điều đó chứng tỏ để cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương ở phương diện không gian địa lí, các em phải phân tích được giá trị của những từ ngữ: Khi đi qua giữa lòng Trường Sơn, sông Hương có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại” như “một cô gái Di-gan”; khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”; dòng sông hiện lên với nhiều từ ngữ giàu giá trị thẩm mĩ khác: dòng sông mềm như tấm lụa, tạo nên những phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi, dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu,… Ngoài ra, để khám phá vẻ đẹp sông Hương ở phương diện văn hoá và lịch sử, học sinh buộc phải phân tích được các từ ngữ quan trọng và đặc sắc như: đó là “bản trường ca của rừng già; là dòng Linh Giang; nó sống hết lịch sử bi tráng…; là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi khi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước, có một dòng thi ca về sông Hương, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ, sông Hương trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya,… Như vậy, giáo viên đã dẫn dắt học sinh khám phá, cắt nghĩa, bình giá cái hay, cái đẹp của văn bản. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Giúp các em cảm nhận được tình yêu và niềm tự hào của tác giả về quê hương, đất nước, thấy được vẻ đẹp đầy chất thơ của dòng sông Hương và bề dày văn hoá, lịch sử của đất cố đô. Khi thực hiện phương pháp giảng dạy này, chúng tôi nhận thấy các em học sinh tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu bài học sâu sắc hơn. Khi phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chuỗi từ ngữ đó, các em không những có được những cảm thức thẩm mĩ toàn diện về vẻ đẹp sông 13 Hương, cảnh vật và con người cố đô Huế mà còn giúp các em rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm văn chương. Và hơn hết, các em sẽ khắc sâu kiến thức, nhớ bài học lâu hơn, bởi chính các em đã tự khám phá, thẩm thấu bài học bằng con đường phân tích, bình giảng những tín hiệu nghệ thuật của tác phẩm. Mặt khác, chính thao tác phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương sẽ giúp các em lĩnh hội tốt hơn đối với những bài học về Tiếng Việt và vận dụng hiệu quả hơn trong khi làm các bài văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học. Các em tự tìm tòi, phát hiện, suy nghĩ, giải thích, đánh giá cái đặc sắc, thú vị của đoạn văn, đoạn th ơ trên cả bình diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Giáo viên không phải phân tích thay, bình thay cho học sinh. Điều đó sẽ tránh được phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt cho học sinh, buộc học sinh học thuộc những kiến giải của thầy. + Nghiên cứu, học tập các đoạn bình giảng đặc sắc của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học : Trong quá trình chuẩn bị bài học và sau khi học xong tác phẩm, giáo viên cung cấp cho học sinh danh mục những bài, những đoạn giảng bình đặc sắc và yêu cầu học sinh tìm đọc, nghiên cứu, chỉ ra cái hay trong lời bình của người viết. Khám phá này không chỉ giúp các em hiểu được những phát hiện độc đáo, ngôn ngữ bình, kĩ thuật bình mà còn giúp các em rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ trong giờ đọc văn. Bởi đây là biện pháp có nhiều tác dụng đối với việc nâng cao khả năng cảm thụ và bình giá thơ văn của học sinh, giúp các em thêm hiểu, thêm yêu văn học, bồi dưỡng cách tư duy văn học, thị hiếu thẩm mĩ và sự nhạy bén trong cảm thụ văn chương. Học sinh cũng học được từ đó các kĩ thuật bình giảng văn thơ và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong phân tích, bình văn thơ hiệu quả hơn. Số học sinh có sổ tay văn học chưa nhiều nhưng so với năm học trước thì đã có sự khởi sắc. Các em đã biết chắt lọc những kiến thức cơ bản, ghi lại những đoạn văn hay, độc đáo bình giảng về các từ ngữ then chốt, quan trọng trong văn bản đã học. Thái độ học tập cũng có nhiều chuyển biến. 2.2. Dạy văn là dạy kĩ năng sống: Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên tác phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được những thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. 14 Ví dụ 1 : Khi dạy tác phẩm « Vợ nhặt » của nhà văn Kim Lân, hình ảnh bà cụ Tứ hình ảnh người mẹ Việt Nam nghèo khó nhưng yêu thương con, giàu lòng vị tha, mang lại niềm tin cho các con. Đứng trên bờ vực thẳm của cái chết bà vẫn nhen nhóm niềm tin, động viên con vượt qua. Hoặc trong tác phẩm « Chiếc thuyền ngoài xa » của nhà văn Nguyễn Minh Châu, với hình ảnh một người mẹ hi sinh bản thân mình vì con, sự chịu đựng « ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng », « xin lên bờ để đánh » chỉ để chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi « nhìn đàn con được ăn no ». Thật đúng là « Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ », người mẹ luôn là chỗ dựa, là niềm tin, là nguồn động viên, là ánh sáng để cho con bước vào đời. Nếu lúc nào đó trên đường đời con có vấp ngã, đổ vỡ, bế tắc, mất mát, mệt mỏi …thì con lại khao khát trở về bên mẹ với ngôi nhà thân quen con sẽ tìm lại được sự yên tĩnh trong tâm hồn. Khi dạy hai tác phẩm này tôi lại liên hệ với những người mẹ thực tế hiện nay, từ đó khơi gợi cho học sinh những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với người mẹ của mình. Có thể từ trước đến nay các em chưa quan tâm lắm đến tình cảm của mẹ dành cho mình, sống vô tư, hoặc có những suy nghĩ lệch lạc…thì sau bài học này các em sẽ dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đến mẹ mình hơn. Sau khi học xong tác phẩm tôi cho các em làm bài kiểm tra 15 phút với đề bài « Em có suy nghĩ gì về mẹ của mình ? Em đã thực sự sống vì mẹ hay chưa ? ». Khi chấm bài tôi thật sự ngỡ ngàng và vui, không ngờ bài học lại có thể tác động đến các em sâu sắc như vậy, có những bài khiến tôi không cầm được nước mắt. Có học sinh đã viết « Em thấy mình thật ích kỉ, cô có biết không vì sự ích kỉ của em mà mẹ đã ra đi mãi mãi : em đòi mẹ mua cho em một chiếc xe đạp điện đi học để bằng bạn bè, mà nhà em thì nghèo lắm, mẹ đã đi làm mướn bất cứ công việc gì để kiếm tiền trong khi mẹ bị bệnh tim. Bây giờ xe đạp thì em đã có nhưng em không còn mẹ, em nhớ mẹ, em cần mẹ biết bao, em hối hận nhiều lắm cô à, giá mà thời gian quay trở lại thì… » Có học sinh thì lại chia sẻ bằng những dòng tình cảm ấm áp « Em may mắn còn có mẹ cô à, mẹ em rất thương em dù ba em đã bỏ mẹ con em đi vì mẹ em sinh toàn con gái. Mẹ đau lòng nhưng đã ở vậy nuôi chị em em đến tận bây giờ, mẹ có thể nhịn mặc ăn đói nhưng không bao giờ để chúng em phải thiếu thốn. Em yêu mẹ nhiều lắm, em nguyện sẽ ngoan, học giỏi, thành đạt, trở thành niềm hãnh diện của mẹ, để chứng minh cho ba thấy là đã sai lầm khi bỏ mẹ con em mà đi… » Rồi lại có học sinh viết « Em không thể cảm nhận được tình yêu của mẹ vì từ khi em sinh ra em đã không có mẹ rồi, em chỉ cảm nhận được tình yêu của nội dành cho em, chắc có lẽ tình cảm của nội dành cho em cũng như của người mẹ cô nhỉ ? » Khi phân tích đến cảnh đánh vợ dã man của người đàn ông làng chài, giáo viên cho các em nói lên suy nghĩ của mình về hành động đó, và để chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình theo em chúng ta cần làm gì ? Có học sinh thì cho rằng chúng ta cần phải thông cảm cho người đàn ông vì họ bế tắc nên mới làm thế, bởi sau khi đánh vợ con ông ta lại tiếp tục làm việc vì gia đình 15 chứ không rượu chè bê tha…Có học sinh thì lại kiên quyết dù vì bất cứ lí do gì hành động đó cũng phải lên án và chấm dứt… Giáo viên chốt lại : Đây là một hiện tượng chúng ta vẫn bắt gặp đây đó trong cuộc sống, ở đây người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị dày vò về tinh thần. Còn những đứa con, chúng sẽ ra sao nếu môi trường sống không thay đổi ? Tất cả mọi người, các cơ quan đoàn thể hãy hành động một cách có trách nhiệm, hãy tìm những giải pháp thiết thực để người phụ nữ được sống bình đẳng, được tôn trọng ; trẻ em được bảo vệ, được yêu thương, được sống trong yên bình. Ví dụ 2 : Khi dạy tác phẩm « Một người Hà Nội » của nhà văn Nguyễn Khải, qua việc dạy con của bà Hiền, giáo viên có thể cho học sinh nhận xét, từ đó liên hệ đến gia đình mình. CH : Bà Hiền dạy con từ những cái nhỏ nhất : ngồi ăn, cầm bát đũa, múc canh… đến cách ứng xử, cách sống phải có lòng tự trọng. Em có suy nghĩ như thế nào ? Liên hệ tới gia đình mình ? (học sinh phát biểu theo suy nghĩ, cảm nhận, hiểu biết của mình ). Câu hỏi này của tôi đã trở thành một cuộc tranh luận khá ngoạn mục trong tiết học, rất nhiều ý kiến được đưa ra : - Em thấy bà Hiền quá khắt khe, đằng nào cũng ăn, ăn sao cho no, cho đảm bảo sức khỏe là được rồi. Ở nhà em mỗi người cứ múc vào một tô ăn cho thoải mái, lại đỡ phải rửa nhiều chén bát, đỡ phải chờ đợi, ai về trước thì ăn trước…Còn sống thì phải có lòng tự trọng, nhưng tùy lúc, có những hoàn cảnh phải dẹp bỏ lòng tự trọng của mình… - Em nhất trí với cách dạy con của bà Hiền, cách sống như vậy thể hiện nề nếp, lịch sự, phép tắc của một gia đình. Ở nhà em dù mâm cơm chỉ có rau mắm cũng phải dọn mâm đoàng hoàng, không được ăn tô, ba mẹ em cũng luôn chỉnh sửa con cái về cách ăn uống… Đã sống trên đời thì bất cứ lúc nào cũng phải có lòng tự trọng, có lòng tự trọng tức là con người có danh dự được mọi người tin tưởng, yêu mến… Giáo viên chốt lại : Đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà nó là văn hóa sống, là đạo đức của con người, khiến con người không thể sống tùy tiện, buông tuồng. Con người sống phải có lòng tự trọng dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Bởi lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ, hèn nhát. Mất lòng tự trọng thì con người sống không còn ý nghĩa, chỉ còn một tâm hồn chết. Yêu cầu học sinh lấy ví dụ những tấm gương có lòng tự trọng. Ví dụ 3 : Tác phẩm « Rừng xà nu », của nhà văn Nguyễn Trung Thành hay tác phẩm « Những đứa con trong gia đình », của nhà văn Nguyễn Thi là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của nền văn học Cách mạng. Học xong tác phẩm giáo viên có thể đặt câu hỏi : Chúng ta đang sống trong một đất nước hòa bình, tự do. Em có suy nghĩ gì về cuộc sống hôm nay, trách nhiệm của mình đối với đất nước ? Giáo viên chốt lại : cuộc sống hôm nay thật tươi đẹp, để có được ngày hôm nay cha ông ta đã phải đổ biết bao xương máu. Mỗi chúng ta phải ý thức được giá trị của cuộc sống, phải biết bảo vệ và dựng xây. Để xứng đáng với những gì mà cha 16 ông ta đã hi sinh, mỗi người cần cố gắng học tập, rèn luyện để có thể góp sức mình xây dựng cuộc sống hôm nay ngày càng tươi đẹp hơn. Qua truyện kể về một buôn làng, về cuộc đời anh hùng, học sinh nhận thức được những bài học về chân lí cách mạng, nhận thức về lí tưởng sống, lòng yêu nước, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Từ đó học sinh nhận thức được rằng : cần phải sống, phải phấn đấu không phải chỉ cho bản thân mình mà cần phải biết sống vì cộng đồng, vì quê hương, biết phấn đấu cho lí tưởng sống tốt đẹp. Học sinh sẽ đi tìm kiếm những giá trị truyền thống, giá trị tinh thần tốt đẹp trong truyền thống đấu tranh, tình yêu với cộng đồng, bản làng, quê hương, đó là những giá trị bền vững và quý giá. Với tác phẩm « Những đứa con trong gia đình », qua câu chuyện về một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với cách mạng giúp học sinh nhận thức được sức mạnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ góc nhìn truyền thống gia đình ; mối liên hệ giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc ; sự lựa chọn và lí tưởng sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng tộc làm nên truyền thống của đất nước. Học sinh tìm kiếm những vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước, liên hệ đến thế hệ mình đang sống, tìm thấy giá trị truyền thống, giá trị tinh thần tốt đẹp trong truyền thống đấu tranh, tình yêu và niềm tự hào về gia đình, dòng dõi, quê hương. 3. GIÁO ÁN MINH HỌA : Tiết: 67- 68D Đọc văn: Giáo viên: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Đỗ Thị Hồng Nhung (Nguyễn Thi) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Thấy được một số đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: Hiểu được phẩm chất tốt đẹp của con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, yêu cách mạng; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc ở Nam Bộ 2/ Kĩ năng: Tóm tắt, đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại; so sánh văn học. 3/ Thái độ: giáo dục các em niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước, và thái độ căm thù giặc sâu sắc, tình cảm với truyền thống gia đình, dân tộc. 4/ Năng lực: HS có thể hình thành các năng lực sau: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản. Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc điểm theo thể loại. 17 Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo. - Thiết kế giáo án. D. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Diễn giảng, phát vấn, thảo luận, gợi mở, đàm thoại... E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tóm tắt truyện Những đứa trong gia đình của Nguyễn Thi? Câu 2: Vẻ đẹp của nhân vật Tnú qua tác phẩm “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới Lắng nghe, tạo tâm thiệu bài mới: Kể về thế vào bài. nhân vật chị Út Tịch trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng”, từ đó dẫn dắt vào tác phẩm này. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK. Dựa vào phần tiểu dẫn hãy tóm tắt vài dòng về tiểu sử của tác giả Nguyễn Thi? Hãy cho biết những nét cơ bản về tư tưởng và phong cách của tác giả qua tác phẩm "Những đứa con trong gia đình"? HS đọc phần tiểu I. Giới thiệu chung: dẫn 1. Tác giả (SGK) a. Tiểu sử: SGK Học sinh tóm tắt trả lời. HS nêu ý chính b. Tư tưởng - phong cách - Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ. - Nhân vật tiêu biểu: Người nông dân Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu. Hiểu biết của em về HS trả lời hoàn cảnh ra đời, giá trị tác phẩm "Những đứa con trong gia đình” Gọi 1-2 HS tóm tắt văn Hs đọc diễn cảm bản sau khi đọc xong. văn bản theo hướng dẫn của GV. HS đọc chú thích phần chân trang. - Phát biểu chủ đề của Trình bày một phút. 18 2. Tác phẩm "Những đứa con trong gia đình". - Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. - Đọc và tóm tắt văn bản: - Giải nghĩa từ khó: SGK trang 58-60. - Chủ đề: qua truyền thống yêu nước tác phẩm? của một gia đình nông dân Nam Bộ, nhà văn muốn nói tới sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình yêu cách mạng. III. Đọc, hiểu văn bản Hoạt động 3: Tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Hãy đề xuất hướng tìm Hs thảo luận trả lời hiểu văn bản? Truyện "Những đứa HS suy nghĩ trả lời con trong gia đình" được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Nhân vật được đặt trong tình huống như thế nào? Hãy nêu tác dụng của cách trần thuận đó đối với kết HS lắng nghe cấu truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật? Những nét thống nhất tạo nên nét truyền thống của gia đình Việt - Chiến? Cho HS phân nhóm, trả lời GV bổ sung, giảng giải, kết luận. Tìm những chi tiết trong tác phẩm đề cập đến hình tượng chú Năm? Trong số những chi tiết ấy em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao? GV bình chi tiết tiếng hò Từ đó nêu những nhận xét khái quát của em về nhân vật này? A. NỘI DUNG: 1. Cảm nhận chung - Kể chuyện: tự sự qua dòng hồi tưởng của Việt khi bị trọng thương nằm lại 1 mình ở chiến trường, trong bóng tối.  nhà văn có điều kiện nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.  Diễn biến câu chuyện biến đổi linh hoạt, tự nhiên. - Sự hòa quyện, gắn bó giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, những truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của người Việt nam, dân tộc Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. 2. Hình tượng nhân vật: HS suy nghĩ, thảo a. Nét chung thống nhất của gia luận, trả lời đình: + Căm thù giặc sâu sắc Đại diện nhóm, trả + Gan góc, dũng cảm, khao khát, chiến lời đấu, giết giặc. + Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung son sắt với quê hương, Cách mạng.  truyền thống gia đình trong mối quan hệ với truyền thống Cách mạng, dân tộc tạo nên 1 dòng sông truyền thống. b. Nét riêng tiêu biểu từng thành viên (1) Chú Năm: HS hệ thống, trả lời - Hay kể về sự tích gia đình, tác giả của cuốn biên niên sử gia đình. - Dặn dò các cháu Hs lắng nghe - Tiếng hò đầy tâm tư: HS thảo luận trả lời. tha thiết, nhắn nhủ, lời thề , trái tim, tâm hồn + Luôn hướng về truyền thống, đại diện và lưu giữ truyền thống. Ông là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình 19 GV nhận xét, bổ sung Hình tượng người mẹ HS thảo luận theo (2) Má Việt - Chiến: được nhắc đến như thế nhóm, đại diện Hiện thân của truyền thống: nào trong tác phẩm? Vì nhóm trả lời + Tảo tần, đảm đang, tháo vát thương sao bảo người mẹ yêu chồng con hết mực. chính là hiện thân của + Ghìm nén đau thương đời mình để truyền thống? sống, chở che cho đàn con và chiến đấu. Em có suy nghĩ gì về HS phát biểu tự do hình ảnh người mẹ Việt theo hiểu biết và Nam truyền thống và cảm nhận của chính người mẹ Việt Nam mình. thời hiện đại? Đối với em, mẹ của em có vai trò như thế nào trong cuộc sống của em? GV nhận xét, lý giải, kết luận.  Bà là biểu tượng về người phụ nữ GV bình 1 vài chi tiết ở HS lắng nghe trong đoạn trích, có thể nông dân Nam Bộ thời chống Mỹ mở rộng trong những chi tiết ở phần trước. So với mẹ, chị Chiến HS tìm những chi (3) Chị Chiến: có những điểm nào tiết tiêu biểu, nhận - Giống mẹ: + Vóc dáng giống và khác? Nguyễn xét + Đức tính: gan góc, đảm Thi có dụng ý như thế đang  kế thừa nào trong việc xây dựng hình tượng chị - Tính cách Chiến? Vừa trẻ con: tranh công bắt ếch, tranh đi tòng quân, tranh công bắt tàu giặc  Vừa ý thức là chị: + Thương em , lo cho em, nhường nhịn em.  1 cô bé hồn nhiên, vô tư ở tuổi mới lớn - Khác mẹ + Trẻ trung, thích làm dáng + Có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh giặc trả thù nhà, thực hiện lời thề sắt đá.  biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc Em ấn tượng ở nhân HS lựa chọn, suy (4) Việt vật Việt bởi những nét nghĩ, trả lời. - Tính tình hồn nhiên, trẻ con tính cách tiêu biểu nào? + Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới khi đã vào bộ đội.  20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan