Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài ngữ văn lớp 11....

Tài liệu Skkn liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài ngữ văn lớp 11.

.DOC
65
1189
147

Mô tả:

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ Văn là một trong những môn chính trong các bộ môn học ở nhà trường. Nhưng thực trạng học sinh ngày nay không hứng thú với môn này ngày càng nhiều. Các em không nhận thấy rằng:Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người . Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng ,tình cảm cho học sinh.. Mặt khác “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” ( Nghiên cứu giáo dục , số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng , đạo đức cho HS trong quá trình dạy và học văn là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác . Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông , môn Văn đã mang tính cập nhật hơn , gắn với thực tế cuộc sống hơn . Theo quan điểm của tôi, muốn dạy chữ, trước hết phải dạy các em làm người. Đó là vấn đề vô cùng khó. Nhưng tôi mong rằng, làm cho các em có ý thức trước rồi may ra, dạy và học mới có hiệu quả. Đặc biệt với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay , vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy . Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp bộ môn. Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không , phong trào Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực …với tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài có liên quan, có thể giáo dục các em lòng thương người, lòng yêu nước, nói thêm cho các em biết thêm về kĩ năng sống, về tình yêu trong sáng, về văn hóa truyền thống…. Có thể nói, tham vọng trên của tôi là quá lớn, nhưng thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân khiến cho HS ngày nay không thích học Văn vì các em thấy nó xa rời, không thiết thực với cuộc sống. Nhiều GV lại dạy khô khan, ít liên hệ, áp đặt, nặng nề, không cho các em nói ra suy nghĩ của mình….GV nói rồi lại đọc, rồi lại chép…khiến giờ học Văn trở nên công thức, nhàm chán. Một số học sinh chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn đối với các vấn đề xã hội và vấn đề tự giáo dục đạo đức bản thân. Do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và thông tin liên lạc do vậy học sinh thường bị phân tán tư tưởng vào những vấn đề hoặc nội dung thông tin ngoài luồng khiến cho các em thờ ơ và rất nhanh quên lãng những nội dung ngoài kiến thức chuẩn của bài học nếu giáo viên chỉ đề cập đến một cách qua loa, đại khái. Đa số các em lười hoặc không bao giờ suy nghĩ, liên tưởng, so sánh, suy luận nội dung tri thức gắn với cuộc sống khi đọc sách, kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại sách báo và các kênh thông tin khác . Chính vì vậy, việc dạy học Văn trở nên là một bài toán vô cùng khó. Để có một lời giải đưa môn Văn thiết thực hơn, không chỉ đổi mới phương pháp dạy và học mà còn làm cho HS thấy môn văn “gần” với cuộc sống. Vì những suy nghĩ nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn.” GVTH: Lê Thị Thu Hằng 1 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. Năm học 2011 – 2012, tôi đã ứng dụng đề tài này vào trong môn Ngữ Văn 12 và đã làm Sáng kiến kinh nghiệm “ Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12” . Sáng kiến đã được quý ban giám khảo chấp nhận. Chính vì vậy, năm học này, tôi tiếp tục sáng kiến này nhưng ứng dụng cho môn Ngữ Văn 11 với đề tài: “Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11”. Rất mong quý ban giám khảo giúp đỡ cho tôi. Vì khả năng và thời gian có hạn, bản thân tôi đưa ra ở một số bài nhưng có thể mở rộng ra ở nhiều bài khác nếu có nội dung tương tự. Đây là suy nghĩ của riêng cá nhân sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong quý thầy cô góp cho những ý kiến quý báu để tôi có dịp bổ khuyết và hoàn thiện bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn! II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận : - Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS.” - Trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã nêu rõ : Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học cơ sở : Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở , chuẩn bị cho họ ra đời , hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn .Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng , biết thương yêu , quý trọng gia đình , bạn bè , có lòng yêu nước , yêu chủ nghĩa xã hội ; biết hướng tới những tư tưởng , tình cảm như lòng nhân ái , tinh thần tôn trọng lẽ phải , công bằng …, lòng ghét cái xấu , cái ác ( …).Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn làm được điều đó thì vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng , luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt . Trong chương trình giảng dạy, giáo viên ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn – tiếng Việt – Tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế . Có thể nói dạy học Văn là một bài toán nan giải, quá trình đổi mới là một quá trình tìm tòi ,nhọc nhằn. Cần có hiểu biết đến nơi đến chốn về lí luận, về thực tế, cần có phương pháp tiếp cận đồng bộ và thái độ khiêm tốn, cầu thị, mới có thể có được những suy nghĩ chín chắn, có chất lượng và bổ ích. Như chúng ta biết: Những tác phẩm văn chương lớn, nhất là những tác phẩm văn chương kiệt xuất, bao giờ cũng có ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của cô bé Cô – dét đâu chỉ là chuyện của trẻ em nước Pháp thời V. Huy – gô. Thơ Nguyễn trãi được giới văn học Pháp đánh giá là có “sens cosmique” ( tinh thần vũ trụ ). Thế nhưng, không phải vì vậy mà mỗi tác phẩm văn chương lại mất đi giá trị lịch sử của nó. Ví như, nếu tách Vợ nhặt của Kim Lân ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì làm sao cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật GVTH: Lê Thị Thu Hằng 2 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. sáng giá trong ý đồ sáng tác của Kim Lân ở cuối tác phẩm “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...”. Cho nên, để giúp các em yêu mến môn Văn, cần làm cho các em hiểu nội dung tác phẩm nói gì? Bài đó nói gì? Mà để hiểu tác phẩm, hãy liên hệ tác phẩm đến những gì xung quanh cuộc sống của các em. Từ đó, các em thấy được sự đồng cảm, sự gần gũi, các em như đang là người trong cuộc... 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - So với chương trình và sgk cũ, chương trình và sgk Ngữ Văn 11 có những thay đổi nhất định về nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn 11. - Chương trình thay thế và đưa thêm một số tác phẩm như: Xin lập khoa luật ( Nguyễn Trường Tộ ), Về luân lí xã hội ở nước ta ( Phan Châu Trinh ), Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh ), …các đoạn trích mới như : Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Tình yêu và thù hận, …các bài thơ được đưa vào học chính thức như: Chiều tối ( thay cho Lai tân được đưa xuống phần đọc thêm ), Tôi yêu em ( thay cho Bài thơ số 28 được đưa xuống phần đọc thêm ), hoặc Đây thôn Vĩ Dạ ( từ đọc thêm chuyển lên học chính thức ), …các bài đọc thêm mới: Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân,…Sự thay đổi này đòi hỏi không ít công sức biên soạn mới và chỉnh sửa. - Việc đưa bài thơ “Từ ấy” vào học chính thức là một sự điều chỉnh đúng vì đây là một tác phẩm tiêu biểu của thơ Tố Hữu nói riêng, thơ cách mạng 1930 – 1945 nói chung. Tương tự, việc đưa bài Đây thôn Vĩ Dạ từ đọc thêm lên học chính thức cũng phù hợp với vị trí của Hàn Mặc Tử- một trong những nhà thơ mới tiêu biểu nhất…. - Nhìn chung, SGK Ngữ văn 11 có một số thay đổi: Có sự thêm, bớt một số tác phẩm. Có trường hợp giữ nguyên tác giả nhưng thay đổi đoạn trích. Có trường hợp thay đổi vị trí từ đọc thêm sang học chính thức hay ngược lại. Những thay đổi đó nhằm cân đối cho hợp lí hơn quan hệ giữa các cấp học, quan hệ giữa các tác giả, quan hệ giữa đặc thù văn chương với yêu cầu giáo dục. Trước sự thay đổi đó, GV cũng cần biết ý tưởng chỉ đạo để vận dụng đúng hướng và sáng tạo vào bài dạy của mình. - Chương trình không chỉ chọn các sáng tác nghệ thuật văn chương mà còn tăng cường phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học và thêm một số bài về từ ngữ, tiếng Việt… Từ sự phong phú đó, sẽ giúp chúng ta lựa chọn những bài phù hợp để tích hợp trong bộ môn này. 2.1. Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. a/ Cơ sở: - Trong giáo dục và đào tạo, cũng như trong mọi công tác khác, việc tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tư tưởng Hồ Chí Minh là điều quan trọng. Bởi vì, đó là “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 3 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. - Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng đạo đức có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi vì đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Hơn nữa, nhân dân ta đang triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” nên việc quán triệt và làm theo tấm gương đạo đức của Người càng cấp thiết. Công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đã xác định. - Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tài liệu “ Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Ngữ Văn gồm có: + Môn Ngữ văn với việc giáo dục tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho Học sinh. + Nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn ở trường Phổ thông. + Hướng dẫn dạy học một số bài theo hướng tích hợp. - Để sử dụng tài liệu một cách hiệu quả, giáo viên phải nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ( Nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản và thực hiện học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay), giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua môn Văn, nắm được các yêu cầu, nguyên tắc của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS… b/ Giải pháp: Việc giáo dục tư tưởng nói chung, về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây: - Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ chí Minh. - Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập. - Vận dụng sáng tạo, cụ thể nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động thực tiễn. - Phát huy tính tích cực của HS trong giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( vận dụng nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát triển năng lực của HS trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.) c/ Lưu ý: Không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải là đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu cầu dạy học của môn học. Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ Văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. d/ Một số bài tích hợp: d1.Bài: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm - Chủ đề: Trọng dụng nhân tài - Mức độ: Liên hệ - Nội dung tích hợp: Liên hệ với tư tưởng sử dụng nhân tài của Bác - Ghi chú: Tư tưởng HCM về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ( Tư tưởng HCM. Tr 202) - GV Liên hệ thêm: Tư tưởng sử dụng nhân tài của của Bác: Đề cao vai trò của nhân tài, tích cực tìm kiếm và trọng dụng nhân tài là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lịch sử chứng tỏ ông cha sớm định hình một tư tưởng có ý nghĩa chiến lược: Hiền tài là nguyên khí quốc gia và rất đề cao vai trò của nhân tài trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Năm 1484 và năm 1487, Thân Nhân Trung thừa lệnh nhà vua thảo bài văn bia, trong đó nêu rõ quan điểm cơ bản của nhà nước về hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất GVTH: Lê Thị Thu Hằng 4 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. nước càng mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu và càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp nguyên khí”. Những thế kỷ sau đó truyền thống trên được tiếp tục giữ gìn và phát triển. Người anh hùng áo vải, cờ đào Nguyễn Huệ, thế kỷ XVIII cũng có “chiếu cầu hiền”. Ông viết: "Trẫm thường mong mỏi, lắng nghe và liên tục hỏi những người tài cao, học rộng sao chưa thấy đến? Phải chăng trẫm kém tài, ít đức chẳng đáng phò tá hay sao? Trẫm luôn lo lắng và nghĩ rằng cái nhà to sức một cây cột làm sao chống nổi, sự nghiệp dân an quốc thái sức một người sao có thể đảm đương". Đặc biệt những lời Nguyễn Huệ nói với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp rất đáng để đời sau suy nghĩ: "Quả đức sinh ra ở chốn binh đao, sự học hỏi chỉ ở sự nghe trông, nên trong đạo trị dân đã có nhiều điều thô lậu, phiền nhiễu, đó là cái tội bởi Quả đức chưa biết cầu hiền. Mong Phu tử nghĩ đến dân sinh, gắng sức giúp đời, cứu nước, để Quả đức có thầy mà thờ, cho đời này có người mà cậy, khỏi phụ ý trời sinh ra người tài giỏi cho dân. Quả đức xin nghe theo lời dạy bảo". Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển truyền thống trên đây của cha ông lên một tầm cao mới. Điều này thể hiện đặc biệt rõ từ khi Người sáng lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - 1945. Lịch sử cho thấy đến ngày 1-3-1428 bóng dáng cuối cùng của quân xâm lược nhà Minh bị quét khỏi nước ta. Hơn một năm sau, 1429 Lê Lợi mới lệnh cho quan các nơi phải tiến cử người tài đức. Hồ Chí Minh đề xuất chủ trương tìm kiếm nhân tài sớm hơn rất nhiều. Hơn hai tháng sau Tuyên ngôn độc lập, ngày 14-11-1945, Hồ Chí Minh viết bài "Nhân tài và kiến quốc". Tư tưởng nổi bật của bài viết là "kiến quốc cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều". Điều đặc biệt là một năm sau đó, 11-1946, Hồ Chí Minh lại viết "Tìm người tài đức". Trong bài viết này, Hồ Chí Minh khẳng định trong số 20 triệu người Việt Nam "chắc không thiếu người có tài, có đức" nhưng vì Chính phủ "nghe không đến, thấy không khắp" nên những người tài đức chưa xuất hiện. Trên tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Hồ Chí Minh khẳng định: "Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận". Để sửa chữa khuyết điểm, tỏ rõ quyết tâm của chính quyền cách mạng trọng dụng nhân tài, Hồ Chí Minh chỉ thị cho các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức và phải báo cáo đầy đủ, rõ ràng lên chính phủ tên, tuổi, nghề nghiệp, tài năng, chỗ ở, nguyện vọng của người đó. Có thể coi những văn kiện nêu trên là "chiếu cầu hiền, tài" đầu tiên của chính quyền cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, việc sử dụng con người, nhất là những người tài không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật - nghệ thuật của người lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hoá tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hoá ra tài nhỏ". Phát hiện nhân tài đã khó nhưng việc khó hơn là làm thế nào để đức tài của họ được phát huy cao nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính sự quan tâm sâu sắc và trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh là động lực mạnh mẽ thôi thúc nhân tài cống hiến hết mình. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 5 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc tạo điều kiện trang cấp thiết bị hiện đại cho các nhân tài hoạt động khoa học. Trong việc tìm kiếm và trọng dụng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hồ Chí Minh không chỉ chú ý đến nhân tài ở trong nước mà còn rất quan tâm tìm kiếm những cán bộ khoa học kỹ thuật là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mời gọi, khuyến khích họ mang đức, mang tài phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân…. Càng cuối đời Hồ Chí Minh càng lo lắng đến công việc tìm kiếm và sử dụng nhân tài. Hồ Chí Minh viết trong Di chúc: Đảng và Nhà nước cần lựa chọn những người ưu tú nhất trong bộ đội, thanh niên xung phong đào tạo họ thành những cán bộ, công nhân kỹ thuật giỏi, những người vừa "hồng" vừa "chuyên" đó là "đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc rất quan trọng rất cần thiết”. Như vậy, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thời đại khoa học công nghệ, kinh tế tri thức trong sự nghiệp đổi mới Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, Đảng và Chính phủ đã đề ra chủ trương, biện pháp đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Trên một số lĩnh vực đã xuất hiện những nhân tài. Sự nghiệp đổi mới đang đòi hỏi ngày càng có nhiều nhân tài hơn nữa. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện mới, Văn kiện Đại hội X viết: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài". Việc thu hút trọng dụng nhân tài là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Văn kiện Đại hội X nhấn mạnh: “Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Hiện nay, hơn lúc nào hết đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần phải trung thành, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm của Người về tìm kiếm, trọng dụng nhân tài nói riêng. d2. Đọc thêm: Vi hành của Nguyễn Ái Quốc. - Chủ đề: Yêu nước - Mức độ: Bộ phận - Nội dung tích hợp: Cùng với những truyện ngắn khác, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của nhân vật Khải Định, phơi bày sự bịp bợm của thực dân Pháp ở Việt Nam dưới chiêu bài “Khai hóa văn minh” - Ghi chú: Bản chất chủ nghĩa thực dân và ý nghĩa cách mạng của việc Hồ Chí Minh lên án chủ nghĩa thực dân ( Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới , tr 347 – 352) - GV nói thêm về: + Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo 9 hội chợ ) thuộc địa ở Mác xây. Mục đích của chúng là để lừa gạt nhân dân Pháp, làm cho họ tưởng rằng vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc”, sang Pháp để cảm tạ công ơn “bảo hộ” và “khai hóa” của mẫu quốc. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng những muốn làm cho nhân dân Pháp tin rằng tình hình Đông Dương đã ổn định, cần phải đầu tư GVTH: Lê Thị Thu Hằng 6 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. lớn vào Đông Dương để khai thác về kinh tế, đồng thời tiếp tục đem văn minh đến “khai hóa” cho dân bản xứ còn mông muội này. + Chính sách thống trị của thực dân Pháp: Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng mở đầu cho sự xâm lược VN. Sau khi bình định xong VN, thực dân Pháp tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa (1897-1913; 1919-1929), với mục đích cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho chính quốc, thu lợi nhuận tối đa, phục vụ cho giới tư bản lũng đoạn Pháp. • Nhằm thực hiện mục đích đó, thực dân Pháp tiến hành chính sách cai trị trên mọi lĩnh vực. Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN là chính sách chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế và kìm hãm nô dịch về văn hóa. • Về chính trị:Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế về chính trị điển hình của chủ nghĩa thực dân cũ: + Chính sách "trực trị": Cai trị trực tiếp bằng hệ thống chính quyền do người Pháp nắm, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chỗ dựa, mọi quyền hành đều trong tay người Pháp. + Dùng chính sách "chia để trị": Thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp. ở VN, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau). Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác; giữa miền xuôi- miền núi; giữa các tôn giáo... + Đàn áp các phong trào yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ. Như vậy, thực chất chính sách cai trị của thực dân Pháp ở VN và Đông Dương là chế độ thuộc địa. Với chính sách đó, nd VN bị mất hết các quyền tự do dân chủ, các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị ngăn cấm, đàn áp. • Về kinh tế: Thực dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp. + Một mặt duy trì phương thức SX phong kiến lạc hậu. Mặt khác, thiết lập một cách hạn chế PTSX TBCN, để dễ bề bóc lột, thu lợi nhuận siêu ngạch. + Thực hiện chính sách độc quyền. + Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho tư bản chính quốc + Vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động bằng nhiều hình thức Như vậy: Các thủ đoạn kinh tế trên của thực dân Pháp đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế VN, biến nền kinh tế VN lạc hậu và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp. • Về văn hoá-xã hội:Thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch về văn hóa, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị : Khuyến khích văn hóa độc hại; Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hóa tiến bộ trên thế giới vào VN; Dùng rượu cồn, thuốc phiện... ru ngủ các tầng lớp nd, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan... * Tóm lại, dưới danh nghĩa những người đi khai hoá văn minh, thực dân Pháp đã thực hiện ở VN một chế độ cai trị hà khắc, nhằm nô dịch nd ta về chính trị, VH và bóc lột về k.tế. Mặc dù vậy, sự thống trị của người Pháp từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về khách quan đã tạo nên sự chuyển biến xã hội, giai cấp của VN. d3. Mộ (Chiều tối ) – Hồ Chí Minh. - Chủ đề: Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng. - Mức độ: Bộ phận - Nội dung tích hợp: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. - Ghi chú:Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ Tịch ( Trường Chinh, HCM, Tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ , tr 71 – 79) GVTH: Lê Thị Thu Hằng 7 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. - Cụ thể: + Bác Hồ là một nhà thơ lớn, một tâm hồn thi sĩ tài hoa với cốt cách ung dung tự tại hoà mình vào thiên nhiên và xem thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của mình. Viết về thiên nhiên cũng chính là viết về con người với mối giao cảm thân thiện và tinh tế của tầm vóc một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại nhưng thật gần gũi và bình dị biết bao. Thơ Bác kết tinh một vẻ đẹp trí tuệ như ánh sáng thuần khiết có sức lay động lòng người. Trong những tháng năm tù đày với tập “Nhật ký trong tù” nổi tiếng và sau này ở chiến khu Việt Bắc với núi rừng sông suối đến khi về Hà Nội với nếp nhà sàn nhỏ xinh trong khu vườn xanh tươi trĩu quả và ao cá trước nhà. Thiên nhiên luôn ùa vào trong thơ Bác với sự non tươi một tương lai tươi sáng, với sự áp đầy dào dạt của cảm hứng cuộc sống phát triển, với một tâm hồn Á Đông mà vẫn toát lên vẻ đẹp văn hoá nhân loại. + Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh chiều tối. =>Như vậy, tất cả đã thể hiện tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại những khó khăn,vất vả, một phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. Từ thơ Bác, người đọc cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới. Lời dạy của người là phương châm sống cho tất cả chúng ta: "Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên". d4.Đọc thêm: Lai tân – Hồ Chí Minh. - Chủ đề: Phê phán chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc - Mức độ: Bộ phận - Nội dung tích hợp: Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của bọn quan lại nhà tù Lai Tân. Thái độ căm phẫn trước tình trạng thối nát của bọn quan lại, bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM. - Ghi chú:Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ Tịch ( Trường Chinh, HCM, Tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ , tr 71 – 79) - Cụ thể: GV nói thêm: + Vào khoảng giữa cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945), khi vừa bắt đầu chuyến công tác sang Trung Quốc bắt liên lạc với lực lượng Đồng minh, Hồ Chí Minh đã bị bắt và bị giam trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Hoa thuộc tỉnh Quảng Tây từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943. Đó cũng là lúc Hồ Chí Minh viết “Ngục trung nhật ký” phản ánh hiện thực xã hội Trung Hoa thời kỳ trước cách mạng. + Dưới ách cai trị của Nhật và chính quyền họ Tưởng ở Quảng Tây, đời sống kinh tế tiêu điều, sinh mệnh và tài sản của nhân dân bị tổn thất nặng nề vì sưu cao thuế nặng…Nhất là những năm 1942-1943, nạn đói từ Hà Nam lan tràn ra khắp các tỉnh, người Trung Quốc ở Quảng Tây có nhiều đoàn người già trẻ, lớn bé đói rách dắt díu nhau đi kiếm ăn, vì thiếu đồng ruộng canh tác, thiếu lúa gạo và không có tiền bạc, nhà cửa phải sống lang thang trên đường từ nông thôn đến thành phố… Những địa phương như Long An, Đồng Chính ở Quảng Tây là vùng GVTH: Lê Thị Thu Hằng 8 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. “rộng, đất khô cằn,…nhân dân kiệm lại cần”, nhưng luôn rơi vào cảnh “đại hạn, mười phần thu hoạch chỉ đôi phần”… Người lao động ở đấy phải “Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi”… + Xã hội thuộc địa Trung Quốc bấy giờ đầy rẫy những bất công và mâu thuẫn. Người cầm quyền ở đó không chỉ là tay sai cho ngoại bang (phát xít Nhật) mà còn quân phiệt và phản dân hại nước, không biết đâu là bạn đâu là thù để hợp tác hay đấu tranh, chỉ biết ứng xử bằng cách “tống lao”, gây nên cảnh ngộ cho người cách mạng chân chính “Phải làm "khách quý" tại nhà giam” vì “bị tình nghi là Hán gian”…Con người trong xã hội thời ấy phải chống lại chế độ thuộc địa để đòi tự do. Nhưng nhà tù sẽ là kẻ đứng ra phân định “tội lỗi” của họ: “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện, Mười tám nhà lao đã ở qua; Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi, Tội trung với nước, với dân à ?” (Đáo Đệ tứ chiến khu chính trị bộ - Nam Trân dịch) + Xã hội Trung Hoa trước cách mạng đầy bất ổn, tàn bạo và mục nát. Cuộc sống thường nhật của người dân trong xã hội ấy là “Ngoài phố tranh nhau xem Hán gian, Hán gian, ta vốn thực vô can; Vô can vẫn bị nghi là có, Thực khiến lòng ta lạnh tới gan” (Nhai thượng – Nam Trân dịch).Việc bắt lính của chính quyền Trung hoa dân quốc để bảo vệ nhà cầm quyền, phần đông nhân dân bỏ trốn; do đó chính quyền bắt vợ vào ngồi tù thay chồng trốn lính “Biền biệt anh đi không trở lại, Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu; Quan trên xót nỗi em cô quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù!” (Trung binh gia quyến – Nam Trân dịch)Đến Quế Lâm mà thấy “không quế, không rừng, Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao; Bóng đa đè nặng nhà lao, Đêm sao lặng ngắt, ngày sao tối sầm!” (Đáo Quế Lâm – Nam Trân dịch). Cảnh tượng em bé 6 tháng tuổi phải vào nhà lao, bởi vì "Cha trốn không đi lính nước nhà, Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha" (Tân Dương ngục trung hài – Nam Trân dịch)Đối xử giữa con người với con người trong xã hội thật phi nhân tính, chà đạp lên quyền con người, coi con người không bằng con vật: “Khiêng lợn, lính cùng đi một lối, Ta thì người dắt, lợn người khiêng; Con người coi rẻ hơn con lợn”; Cũng bởi con người lao động, người cách mạng, người chân chính không có quyền hành gì nên không có tự do, không có tự chủ, phải chịu mọi cay đắng và để cho “người dắt tựa trâu bò!” (Cảnh binh đảm trư đồng hành – Nam Trân dịch).Nỗi bất hạnh lớn nhất với con người là bị mất tự do, bị gông cùm xiềng xích, bị hạ nhục và oan ức. Nhưng vào gông cùm cũng vẫn bị bóc lột bằng tiền – một thứ vật trung gian tưởng như chỉ có ở nơi mua bán chứ không thể có trong nhà ngục, thì ở đây phải nộp đủ thứ tiền vô lý: tiền đèn, tiền ngủ…“Mới đến nhà giam phải nộp tiền; Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên; Nếu anh không có tiền đem nộp, Mỗi bước anh đi, một bước phiền” (Nhập lung tiền – Nam Trân dịch) “Vào lao phải nộp khoản tiền đèn; Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu nguyên” (Tiền đèn).“Lệ thường tù mới đến, Phải nằm cạnh cầu tiêu; Muốn ngủ cho ngon giấc, Anh phải trả tiền nhiều” (Lữ quán – Nam Trân dịch) Xã hội có những kẻ ham mê cờ bạc bị bỏ tù để cải tạo cái ham muốn nguy hại đó, nhưng trong nhà tù thì họ được đánh bạc tự do, ngày đêm sát phạt nhau trong những canh bạc đỏ đen.Nhà tù không phải là nơi cải tạo phạm nhân, không phải là nơi để thực thi luật pháp và công lí. Ban trưởng và tù nhân đều có vị thế như nhau: tất cả đều là con bạc, đều cùng hội đỏ đen, đang sát phạt lẫn nhau, cùng máu mê như nhau. Cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy thật trớ trêu và hài hước, chẳng hạn chuyện đánh bạc và chuyện hút thuốc:“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, Trong tù đánh bạc được công khai, Vào tù con bạc ăn năn mãi: Sao trước không vô quách chốn này!?” (Đánh bạc)“Hút thuốc nơi này cấm gắt gao, Thuốc anh nó tịch, bỏ vào bao; Nó thì kéo tẩu tha hồ hút, Anh hút, còng đây, tay ghé vào” (Cấm yên – Nam Trân dịch)Huyện trưởng Lai Tân là “cái ô” để bao che bọn thuộc hạ làm bậy “kiếm ăn quanh”. Nhà cầm quyền trong và ngoài nhà tù ở huyện Lai Tân cũng là bộ mặt điển hình cho Bộ máy quan liêu của chính quyền Quảng Tây thuở ấy, điển hình cho chính quyền Trung Hoa Quốc GVTH: Lê Thị Thu Hằng 9 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. dân đảng - đã biến nhà tù thành một sòng bạc giữa thanh thiên bạch nhật: “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc, Giải người, Cảnh trưởng kiếm ăn quanh, Chong đèn Huyện trưởng làm công việc…” (Lai Tân – Nam Trân dịch) Cái hiện thực “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” như thế chính là bộ mặt thật đen tối của nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, hiện thực đời sống trong lao tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát, một phần tình trạng xã hội Trung Quốc bấy giờ. + Xã hội Trung Hoa dân quốc có hệ thống nhà tù và chế độ lao tù hà khắc, bất nhân. Từ ngày 27/8/1942 bị bắt tại phố Túc Vinh, thị trấn Thiên Bảo, huyện Đức Bảo tỉnh Quảng Tây, đến ngày 10-9-1943, tại nhà giam của Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu Quốc Dân Đảng Trung Quốc (ở Liễu Châu), Hồ Chí Minh bị giam cầm, đày đọa, trảihơn 13 tháng bị “đá qua đá lại”, giải tới lui khắp 13 huyện với hơn 30 nhà giam:không có ánh mặt trời chiếu vào, suốt ngày ẩm ướt nên rất lạnh, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong hang, có lính canh gác cẩn mật.Vào tù là đã thấy “ Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”. Đó là cảnh sống “Bốn tháng cơm không no, Bốn tháng đêm thiếu ngủ, Bốn tháng áo không thay, Bốn tháng không giặt giũ”; đưa người tù đến tình trạng “Răng rụng mất một chiếc, Tóc bạc thêm mấy phần, Gầy đen như quỷ đói, Ghẻ lở mọc đầy thân” (Tứ cá nguyệt liễu – Nam Trân dịch)Người tù phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt “Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây” (Hoàng hôn – Nam Trân dịch); phải chịu cảnh lao khổ vì bị làm tình làm tội, sống trong tù thiếu thốn đói rét, bị đày đọa cả về tinh thần. Người tù mượn cớ giận ông trời “Một ngày hửng nắng, chín ngày mưa” để nói về lòng hận thù kẻ đang đàn áp đày đọa họ trong cảnh “Giày rách, đường lầy, chân lấm láp, Vẫn còn dấn bước dặm đường xa” (Cửu vũ – Nam Trân dịch)Người tù ăn và ở thật sót sa “Không rau, không muối, canh không có, Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là; Có kẻ đem cơm còn chắc dạ, Không người lo bữa đói kêu cha” (Tù lương- Nam Trân, Băng Thanh dịch Nhưng ở nhà tù Điền Đông thì còn hơn thế nữa “Cháo tù mỗi bữa chia lưng bát, Cái bụng luôn luôn rên rỉ sầu; Cơm nhạt ba đồng ăn chẳng đủ, Củi thì như quế, gạo như châu” (Điền Đông – Nam Trân, Hoàng Trung Thông dịch)Ở nhà lao Đồng Chính cũng thế: “Bình Mã thế nào Đồng Chính vậy, Bữa lưng bát cháo bụng cồn cào; Nước và ánh sáng thì dư dật, Ngày lại hai lần mở cửa lao” (Đồng Chính – Nam Trân dịch)Ở nhà lao huyện Quả Đức thì “Nhà lao mà giống tiểu gia đình, Gạo, củi, muối, dầu tự sắm sanh; Trước mỗi phòng giam bày một bếp, Suốt ngày lụi hụi với cơm, canh” (Quả Đức ngục – Huệ Chi dịch)Cảnh sống trong nhà lao “Thổi một nồi cơm, trả sáu hào, Nước sôi mỗi chậu, một đồng trao” theo giá cả trong tù định rõ. Nhà lao của “Chính phủ” mà bê bối và nhếch nhác: “Hoả lò ai cũng có riêng rồi, Nhỏ nhỏ, to to mấy chiếc nồi; Cơm, nước, rau, canh, đun với nấu, Suốt ngày khói lửa mãi không thôi” (Ngục trung sinh hoạt – Nam Trân dịch)Nhà lao trung tâm thì “Ba thước chiều dài hai thước rộng, Bốn người chen chúc ở bên trong; Duỗi chân một tý cũng không thể, Nhà hẹp mà người lại quá đông” (Chính trị Bộ cấm bế thất – Huệ Chi dịch)Ở nhà ngục Nam Ninh thì “Nhà lao xây dựng kiểu tân thời, Đèn điện thâu đêm sáng rực trời; Nhưng mỗi bữa ăn lưng bát cháo, Cho nên cái bụng cứ rung hoài” (Nam Ninh ngục – Nam Trân dịch)… ->Như vậy, GV tùy vào mức độ tham khảo và sự hiểu biết, bằng cách tóm lược những nội dung chính của bài tham khảo trên, nói và kể thêm cho HS nghe để các em thấy được bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của bọn quan lại nhà tù Lai Tân. Thái độ căm phẫn trước tình trạng thối nát của bọn quan lại, bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 10 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. 2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường : a. Cơ sở: - Môi trường có một vị trí cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,…Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các quan cảnh thiên nhiên,… Chính vì vậy, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2012 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học, thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình Xanh – sạch –đẹp phù hợp với các vùng miền. Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cuãng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 /12/ 2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. - Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”. - Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. - Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong môn Ngữ Văn. b. Giải pháp:Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn học thông qua các bài cụ thể. Trong môn văn, chủ yếu dừng lại ở mức độ liên hệ ( có điều kiện liên GVTH: Lê Thị Thu Hằng 11 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. hệ một cách logic), giúp HS ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường, biết yêu quý thiên nhiên xung quanh chúng ta… c. Lưu ý: - Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục Bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Giáo dục phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. - Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự có liên quan đến môi trường, không gượng ép, không tràn lan…không biến giờ học văn thành giờ trình bày về giáo dục môi trường, giáo dục môi trường chỉ là nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng trong các đơn vị kiến thức chuyên môn. d. Một số bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: d1. Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác - Địa chỉ ( tích hợp vào nội dung nào của bài ): Liên hệ trong đọc – hiểu nội dung văn bản: Những chi tiết miêu tả không gian phủ chúa có liên quan đến việc chẩn đoán bệnh của Lê Hữu Trác - Nội dung tích hợp: Chú ý các chi tiết miêu tả không gian trong phủ chúa cho thấy đây là một môi trường thiếu ánh sáng ( “Đột nhiên, thấy ông mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm sáu trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng .[…] Giữa phòng là một cây nến to…”, “Nhưng theo ý tôi, đó là vì thái tử ở trong chốn màn che trướng phủ,…” môi trường này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Trịnh Cán. Phòng ở của thế tử trong một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí, được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ, khiến người đọc thấy ngột ngạt, khó thở. Tác giả chú ý cả đến chi tiết bên trong cái màn là, nơi thánh thượng đang ngự “có mấy người cung nhân đang xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…” - GV nói thêm về Kiến trúc của phủ Chúa:Xung quanh phủ và ven các hồ lân cận, nhà chúa cho xây dựng khá nhiều nguyệt đài, thủy tạ, như dựng Tả Vọng đình trên Gò Rùa (nền Tháp Rùa ngày nay); dựng cung Khánh Thụy; đắp núi Ngọc Bội để tôn vinh võ công ở bờ phía Tây hồ. Nhà chúa cũng thường cho lập các trại thủy binh trên hồ. Ở cửa ô Tây Long (Bảo tàng Lịch sử ngày nay), vào thế kỷ thứ XVII, chúa Trịnh Doanh cho xây lầu Ngũ Long mang hình 5 con rồng, (vào năm 1744). Lâu cao 300 thước, được dát bằng mảnh sứ và có đá cẩm thạch quấn quanh, đến năm 1787 lầu này bị đốt cháy cùng với toàn bộ quần thể phủ Chúa... Chúa Trịnh còn cho xây dựng ngoài phủ những chuồng voi ước chừng có từ 150 -200 con, hàng ngày được dẫn xuống sông để uống nước và tắm rửa, rồi những kho thuốc súng và Bãi duyệt binh mà Dampier miêu tả: Đằng trước phủ chúa có một bãi rộng hình vuông cho quân lính luyện tập. Ở một bên có chỗ cho các quan ngồi xem quân lính luyện tập. Ở một bên khác có một kho súng ống và đạn đại bác. Bãi cát duyệt binh này đã là một địa điểm chính trong những ngày lễ Tế cờ và thi đấu võ. Lịch triều hiến chương ghi: Sau những ngày lễ Tế cờ, thi (Bắc cử) ở bãi cát giữa sông .... có thi nghề múa đao của các quân. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 12 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. Cấu trúc nội phủ đúng là một cõi tráng lệ chẳng kém gì cung vua: Để bước vào phủ, trước tiên phải đến Chính môn. Qua Chính môn (Chính Nam), vào cửa thứ hai là Cáp môn, có xá nhân canh giữ. Tiếp đến là phủ Tiết chế, khu quân lính. Từ Cáp môn có Tiền mã quân túc trực tới đại điện. Sân điện rộng lớn nằm ở chính giữa. Thềm gác 2 tầng bày nghi trượng, vũ khí, chiêng trống, nghi vệ. Phía sau là tòa Trung Đường, Nghị sự đường, Hậu đường, Tĩnh đường. Nội cung có lầu Ngũ Phượng, nơi tuyên phi ngự và có các hoa viên. Đường nối qua các cung là hành lang có điểm hậu mã quân túc trực, bao lơn lượn vòng kiểu cách tuyệt đẹp. Sau nội cung có Thái Miếu. Vườn Ngự uyển ở sau cùng của Vương phủ có nhiều hồ lớn, quanh bờ trồng nhiều cây cảnh kỳ lạ được thu thập từ muôn phương. Đường uốn lượn quanh co, giữa đất bằng có núi non ghép cảnh; lâu đài bên hồ có thạch kiều, liễu rủ; trong vườn có nhiều chim thú lạ.Phủ chúa Trịnh quả đúng là cõi tiên nơi trần tục, khiến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác miêu tả đầy thán phục trong Thượng kinh ký sự: Đi tới cổng phủ, quan truyền mệnh dẫn qua hai lần cửa nữa rồi rẽ về phía trái. Tôi ngẩng đầu nhìn, thấy bốn bề tám phía chỗ nào cũng có cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua nở, gió thoảng hương trời. Hành lang, lan can quanh co, tiếp nối song song. Người giữ cửa truyền báo lệnh công đi lại tíu tít như mắc cửi. Vệ sĩ canh gác cửa cung, ra vào phải có phù hiệu.... Vòng quanh ước chừng một dặm, nơi nào cũng lầu đài, đình, gác, rèm châu cửa ngọc, ánh nước mây lồng, suốt lối toàn hoa cỏ kỳ lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc ngang lạch nước quanh co, lại có lan can toàn bằng đá màu. Tôi vừa đi vừa ngắm, thực chẳng khác gì cõi tiên vậy. Phủ chúa Trịnh ngày thường đã là bậc kỳ quan kiến trúc nhưng đến ngày lễ hội thì vẻ đẹp xa hoa của nơi đây mới thực sự bộc lộ hết. ( Bức tranh chiếu lên để minh họa cho sự xa hoa, quyền quý, giàu sang của phủ chúa ) -> Như vậy, một cuộc sống giàu sang, đầy đủ là đáng quý, nhưng phải biết hòa hợp với thiên nhiên, khí trời. Nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử đúng như Lê Hữu Trác đã kết luận: “ …đó GVTH: Lê Thị Thu Hằng 13 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi…..” để từ đó, chúng ta yêu môi trường sống hơn, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Có thể nói: Điện không thể thay thế trăng, cây nhân tạo không thể bằng cây xanh tự nhiên, không gian nhân tạo đẹp nhưng không thể trong lành như bầu trời của chúng ta. Vì thế, cuộc sống của chúng ta dù hiện đại đến đâu, cũng không thể tách rời với thiên nhiên tươi đẹp mà đất trời đã ban tặng. Qua bài học này, chúng ta thấy được: Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm, đức độ. Ngoài ra, còn là người có những phẩm chất đáng quý: Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống tthanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang “Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào” và việc được hưởng thụ giàu sang nằm ngay trong tầm tay nhưng tác giả vẫn dửng dưng không mảy may xúc động. d2. Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội. - Địa chỉ : Liên hệ khi đọc tham khảo văn bản Sống đơn giản- xu thế của thế kỉ XXI - Nội dung tích hợp: Chú ý các nội dung: Mua nhà, lựa chọn chỗ ở ( Một căn nhà rộng rãi đẹp đẽ tất sẽ đem đến sự thoải mái dễ chịu cho người ở…); chú ý ứng xử tạo môi trường sống lành mạnh ( Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân mật gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn ). - Cụ thể: + Mua nhà, lựa chọn chỗ ở ( Một căn nhà rộng rãi đẹp đẽ tất sẽ đem đến sự thoải mái dễ chịu cho người ở…): Đúng thật vậy, Ngôi nhà là bến đậu an toàn và chỗ dựa vững chắc sau một ngày làm việc vất vả, nên nếu có điều kiện, không cần căn nhà phải quá to, quá rộng, quá đẹp… nhưng vừa để chúng ta ở, cảm thấy thoải mái, thoáng đãng, có cây xanh, có nhiều cửa, có ánh nắng sớm chiếu vào,… như thế phần nào sẽ làm vơi đi những vất vả trong cuộc sống. Có những người xây nhà thật to, kiên cố, thật đẹp nhưng lại thấy tù túng, không thoáng. Căn nhà không chỉ là nơi ở, nó còn là chỗ thư giản sau những giờ làm việc mệt mỏi,…nên hãy lựa chọn chỗ ở, xây nhà hợp lí và thẩm mĩ. + Ứng xử tạo môi trường sống lành mạnh ( Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân mật gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn ): Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian sống của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Bằng cách sống chân thực với mọi người, với lòng mình, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng. Có những ngôi nhà to, đẹp nhưng bên trong chưa thật sự bình yên, vì thế, môi trường sống, có cả thiên nhiên và những người xung quanh là hết sức quan trọng. d3.Tự tình – bài II ( Hồ Xuân Hương ) - Địa chỉ : Liên hệ khi thực hành đọc hiểu văn bản - Nội dung tích hợp: Phân tích mối liên hệ giữa cảnh và tình: Gợi ý tìm hiểu qua hệ thống hình ảnh biểu tượng của bài thơ: + Các yếu tố của môi trường thiên nhiên có tác động đến tâm lí của nhân vật trữ tình ra sao? + Hình ảnh thiên nhiên được sử dụng nhằm khắc họa đậm nét tâm sự, tình cảm của nhân vật trữ tình như thế nào? - Cụ thể: "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non" GVTH: Lê Thị Thu Hằng 14 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. Với bút pháp tả thực, từ ngữ giản dị đã gợi cho ta thấy được sự cô đơn lạnh lẽo trong cái không gian thanh vắng trống trải của đêm khuya. Từ ngữ "hồng nhan" như ám chỉ một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rủ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng, chua xót mà bà đang nếm phải.Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến thối nát, với những quan niệm"trai thì năm thê bảy thiếp" đã làm cho người phụ nữ không có được một chỗ đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận trôi nổi cuả mình bởi họ không thể quyết định được duyên phận của bản thân họ. "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn" Hình ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại khuyết chưa tròn như ngụ ý một nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân thì cứ lạnh lùng trôi qua. "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn" Khoảng không gian như được mở rộng hơn qua tầm nhìn của tác giả, những động từ "đâm", "xiên" gợi lên sự mạnh mẽ, bướng bỉnh thể hiện sự kháng cự đầy quyết liệt của bà Hồ Xuân Hương, một nỗi khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm gia đình, được người chồng thương yêu chăm sóc chứ không phải ngồi một mình trong đêm khuyên thanh vắng với sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi, tâm trạng chán chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm sẻ bảy" để rồi cuối cùng chỉ còn một mảnh "tí con con". Mặc dù bà có bản lĩnh, có giỏi gian như thế nào cũng không thoát khỏi được nghịch cảnh. Bởi người phụ nữ không hề có được địa vị trong xã hội này.Cái xã hội "trọng nam khinh nữ","nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" đã làm cho người phụ nữ điêu đứng, nhưng cũng từ đó những phẩm chất tốt đẹp của họ được bộc lộ rõ nét hơn. -> Như vậy: Cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn…qua đó đã làm nổi bật sự phẫn uất của đất đá, cỏ cây và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Thiên nhiên đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện cảm xúc của con người, đặc biệt là trong thơ văn. d4. Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến. - Địa chỉ : Liên hệ khi thực hành đọc hiểu văn bản - Nội dung tích hợp: Phân tích mối liên hệ giữa cảnh và tình: + Khung cảnh mùa thu được miêu tả như thế nào? + Sắc thái của khung cảnh mùa thu có quan hệ như thế nào đối với tâm trạng nhân vật trữ tình? - Cụ thể: + Khung cảnh mùa thu được miêu tả: Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Cảnh trong Thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Một tiếng động duy nhất là tiếng cá đớp bọt nước càng làm tăng lên sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh GVTH: Lê Thị Thu Hằng 15 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “ tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ xưa. - Nói câu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Đằng sau bức tranh mùa thu tuyệt đẹp là tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của nhà thơ. Và hơn thế nữa qua bức tranh mùa thu, tác giả còn gửi gắm tâm trạng của mình. đó là tâm trạng chất chứa cả một niềm tâm sự sâu kín. Ngay từ câu mở đầu, cái lạnh lẽo của trời thu đã thấm sâu và trở thành cái u buồn trĩu nặng trong tâm hồn nhà thơ. Đó là cái buồn về thời cuộc đen tối của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX và cũng là cái buồn của sĩ phu trước nỗi đau mất nước. -> Như vậy, bài thơ có hai bức tranh: bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, qua cảnh thu mà thấy được tình thu của thi nhân. Có thể nói, cảnh thu rất đẹp, mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam: Không khí mùa thu thật dịu nhẹ, thanh sơ từ màu sắc đến đường nét, chuyển động. Đọc thơ, ta như cảm nhận được cái hồn dân dã của cảnh làng quê Việt Nam. Để rồi, ta thêm yêu quý mùa thu, yêu quý thiên nhiên, yêu quê hương và yêu đất nước. d5.Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca ) – Cao Bá Quát. - Địa chỉ: Liên hệ khi thực hành đọc hiểu văn bản - Nội dung tích hợp: Mối quan hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật thông qua hình ảnh “Trường sa phục trường sa”, ‘Trường sa, trường sa nại cừ hà?” - Cụ thể: Để hiểu về mối quan hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật thông qua hình ảnh bãi cát dài, nối tiếp nhau, chúng ta hãy nắm được: + Hoàn cảnh ra đời của bài này: Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhà thơ mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn. + Bài thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng trong một hình tượng nghệ thuật. Cần đặt bài thơ vào trong hệ thống chủ đề thơ Cao Bá Quát. Một trong những chủ đề thường được nói tới là sự bế tắc trên con đường đời của người trí thức phong kiến trước những chuyển biến của thời cuộc, là việc chán ghét lối học hành thi của để tìm kiếm danh lợi. + Từ việc thấy được ý nghĩa thực của hình ảnh người đi trên bãi cát mà hiểu được ý nghĩa tượng trưng của hình tượng người đi trên con đường đời; tầm nhìn và nhân cách của Cao Bá Quát, tính chất hàm súc “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ. + Bắt đầu từ nghĩa thực của hình ảnh bãi cát. Có thể, hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh có thực mà tác giả từng gặp trên hành trình từ Hà Nội vào Huế, qua miền Trung có nhiều bãi cát trắng nằm giữa một bên là biển, một bên là núi cao. Tuy nhiên, từ ý nghĩa thực, hình tượng nghệ thuật đã vươn tới tầm khái quát, mang ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh bãi cát dài với con “đường cùng”mang ý nghĩa biểu tượng cho con đường đời. + Hình ảnh “đường cùng” có ý nghĩa là sự bế tắc trên con đường đời của một trí thức. Đối với người trí thức nho sĩ thời xưa, con đường của họ là học – thi – làm quan. Cũng có thể hiểu khái quát hơn nữa là con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này. + Qua đó, giúp HS thấy được tầm nhìn và nhân cách của Cao Bá Quát liên quan đến con đường khoa cử, công danh. Với tầm nhìn xa trông rộng, Bá Quát đã thấy được sự lạc hậu của học thuật đương thời nói riêng, sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung. Với nhân cách cao đẹp, Cao Bá Quát đã thể hiện thái độ phê phán những kẻ tất tả trên đường danh lợi, đồng thời cũng tự cảnh tỉnh mình trước cái bả công danh. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 16 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. d6. Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu. - Địa chỉ : Liên hệ khi thực hành đọc hiểu văn bản - Nội dung tích hợp: Cảnh đất nước khi bị giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? ( Mất ổ bầy chim dáo dác bay; Bến Nghé của tiền tan bọt nước; Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây) -> Từ đó thấy được chiến tranh đã hủy hoại môi trường như thế nào? - Cụ thể: Bài thơ Chạy giặc là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thám họa, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy giặc bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước. Giặc Pháp tấn công thành Gia Định vào lúc tan chợ: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân dân ta. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm cho nhịp sống ấy bị đảo lộn. Cảnh chiến tranh đã bắt đầu. Một bàn cờ thế là hình ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. Ba tiếng phút sa tay trong câu thơ Một bàn cờ thế phút sa tay nói lên sự thất thủ nhanh chóng của quân triều đình tại thành Gia Định. Hai câu thơ đầu như một thông báo về sự kiện lịch sử bi thám diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thám họa quê hương đất nước thân yêu của mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo. Hai câu trong phần thực đối nhau, phép đảo ngữ vận dụng sắc sảo: Vị ngữ bỏ nhà và mất ổ được đặt lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân ta khi giặc Pháp tràn tới: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ, đàn chim dáo dác bay. Nếu viết Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy và Đàn chim mất ổ dáo dác bay thì ý vị câu thơ và giá trị biểu cảm sẽ không còn nữa! Cặp từ láy lơ xơ và dáo dác gợi tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ. Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương. Hai câu luận, ý thơ được phát triển và mở rộng. Tác giả lên án tội ác của giặc Pháp càn quét, đốt nhà, giết người, cướp của, tàn phá quê hương. Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Nhà thơ không viết: Của tiền Bến Nghé tan bọt nước và Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây, mà đã viết: Bến Nghé của tiền tan bọt nước. Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Câu thơ đã vẽ lên một vùng địa lí bao la và trù phú (Bến Nghé, Đồng Nai) phút chốc biến thành đống tro tàn. Bến Nghé, Đồng Nai trong thế kỉ XIX vốn đã là vựa lúa và nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền, thế mà chỉ trong khoảnh khắc đã bị giặc Pháp tàn phá tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch tan bọt nước. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút nhuốm màu mây. Hai hình ảnh so sánh tan bọt nước và nhuốm màu mây là cách nói cụ thể của dân gian đặc tả cánh điêu tàn do giặc Pháp gây ra. Có thể nói hai cặp câu trong phần thực và phần luận là tiếng nói căm thù của nhà thơ lên án tội ác của giặc Pháp xâm lược. Người đọc cám nhận một cách sâu sắc bài thơ Chạy giặc đã làm sống dậy và hướng tới chúng ta như một bài ca yêu nước. Các nhà thơ Việt Nam sau này đã học tập và kế thừa Nguyễn Đình Chiểu để viết nên những vần thơ căm giận quân xâm lược: Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới, GVTH: Lê Thị Thu Hằng 17 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. Ngõ chùa chạy đỏ những thân cau. (Núi đôi - Vũ Cao) Giặc về giặc chiếm đau xương máu, Đau cả lòng sông, đau cỏ cây. (Quê mẹ - Tố Hữu) Trong hơn một thế kĩ qua, có biết bao xương máu của nhân dân đã đổ xuống vì bom đạn lũ xâm lược. Cho nên tiếng nói căm thù là cảm xúc chủ đạo của các bài thơ yêu nước. Chạy giặc là bài ca yêu nước mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối thế kỉ XIX. Chạy giặc là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế ki XIX. -> Như vậy: Cảnh đất nước khi bị giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả hết sức tang thương. Từ đó thấy được chiến tranh đã hủy hoại môi trường sống: Tiếng súng Tây đã phá cuộc sống bình yên của con người, làm cho nhịp sống bị đảo lộn. Một vùng địa lí bao la và trù phú phút chốc biến thành đống tro tàn. Bến Nghé, Đồng Nai trong thế kỉ XIX vốn đã là vựa lúa và nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền, thế mà chỉ trong khoảnh khắc đã bị giặc Pháp tàn phá tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch tan bọt nước. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút nhuốm màu mây. Chiến tranh, dù chính nghĩa hay phi nghĩa, đều đồng nghĩa với đau thương, mất mát. Chính vì vậy, tất cả chúng ta đều yêu chuộng hòa bình, điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ môi trường sống bình yên của chúng ta. d7. Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh. - Địa chỉ: Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nơi danh thắng. - Nội dung tích hợp: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn qua bài thơ, từ đó phát biểu suy nghĩ về việc phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp đó như thế nào. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 18 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. - Cụ thể: GV nói thêm về lễ hội : Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn, cùng với lễ hội chùa Yên Tử và lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương. - Từ vẻ đẹp của Hương Sơn, ta càng thấy yêu mến, trân trọng hơn một danh lam thắng cảnh và để vẻ đẹp ấy mãi hiện hữu, chúng ta cần biết bảo vệ môi trường sạch đẹp, ứng xử có văn hóa những nơi công cộng như thế để Hương Sơn mãi là thắng cảnh đẹp, linh thiêng trong lòng du khách trong và ngoài nước. d8.Thực hành về thành ngữ, điển cố. - Địa chỉ: Liên hệ khi rèn kĩ năng ghi nhớ và sử dụng thành ngữ, điển cố. - Nội dung tích hợp: + Xác định những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường: Năm nắng mười mưa, Cá chậu chim lồng, Ao có bờ sông có bến, Ao liền ruộng cả, Ao sâu nước cả, Ao tù nước đọng, Chân cứng đá mềm , Cành vàng lá ngọc, Chở củi về rừng, Sơn cùng thủy tận, Sông cạn đá mòn, Trời yên biển lặng, rừng vàng biển bạc,… + Xác định nghĩa của các thành ngữ, điển cố có liên quan môi trường. . Rừng vàng biển bạc: Sự giàu có, trù phú của thiên nhiên. . Năm nắng mười mưa: Sự thay đổi thời tiết… + Đặt câu có sử dụng những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường. ( GV dẫn dắt, HS đặt câu hỏi) d9. Hai đứa trẻ - Thạch Lam. - Địa chỉ: Liên hệ khi thực hành đọc hiểu văn bản - Nội dung tích hợp: + Khung cảnh phố huyện nghèo được tác giả miêu tả như thế nào, có tác dụng gì? + Khung cảnh phố huyện với cái chợ vãn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi,…tối tăm, tù đọng, những kiếp sống nghèo khổ, quẩn quanh,… - Cụ thể: Phố huyện được miêu tả:Phố huyện lúc chiều tàn; Phố huyện lúc đêm khuya; Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua. Ví dụ: * Cảnh chiều tàn: - Hình ảnh, màu sắc: + Phương tây đỏ rực như lửa cháy. + Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. + Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. -> Cảnh thiên nhiên trong ánh tà dương lặng trầm, u uất gợi nỗi buồn man mác, thấm thía vào tâm hồn của con người. - Âm thanh: + Tiếng trống thu không -> báo hiệu ngày tàn + Tiếng ếch nhái,tiếng muỗi vo ve … -> âm thanh hoang dã nghe thật buồn bã và hoang vắng. + Chiều, chiều rồi -> tiếng kêu thảng thốt thể hiện sự ngao ngán, rã rời. -> Những âm thanh gợi noãi nieàm xao xaùc trong loøng ngöôøi. - AÙnh saùng: + Các nhà trong phố đã lên đèn. GVTH: Lê Thị Thu Hằng 19 Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài Ngữ Văn lớp 11. + Trời nhá nhem tối. -> Những ánh sáng yeáu ôùt, lôø môø. Boùng toái bắt đầu luoàn laùch, đu baùm caûnh vaät vaø con ngöôøi * Cảnh chợ tàn: - Hình ảnh: + Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất + Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. + Một vài người bán hàng về muộn +Mấy đứa trẻ con nhà nghèo …cúi lom khom…tìm tòi..nhặt nhạnh…bất cứ cái gì.. - Mùi vị: + Một mùi âm ẩm bốc lên….” + Mùi của hơi nóng ban ngày hòa lẫn với mùi cát bụi… -> Cảnh chợ tàn phơi bày cái nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác của chốn quê nghèo. * Những kiếp người tàn: - Những người bán hàng về muộn:Thu xếp hàng; nói chuyện ít câu  Cuộc sống buồn tẻ. - Lũ trẻ con nhà nghèo: Đi nhặt nhạnh cả thanh tre thanh nứa  Tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn. - Mẹ con chị Tí: tối bán hàng nước  Buôn bán ế ẩm-> Cuộc sống nghèo khổ, lay lắt, cầm cự, cầm chừng trong vô vọng. - Cụ Thi : hơi điên, nghiện rượu, tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống cạn cút rượu ti, “cụ đi dần vào bóng tối”-> kiếp đời chao đảo, tàn lụi. - Chị em Liên: Trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu ngăn bằng phên nứa  Hàng bán ế ẩm. Cuộc sống eo hẹp, gia cảnh khó khăn -> Đó là những kiếp người khổ sở, sống mỏi mòn, lay lắt, quẫn quanh, làm nên gương mặt âm u của phố huyện. * Tâm trạng của Liên: - thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. - động lòng thương mấy đứa trẻ con nhà nghèo quanh chợ và xót xa vì không thể giúp được gì cho chúng. -> khung cảnh và cuộc sống trong phố huyện đã gợi lên trong Liên nỗi buồn man mác và nhiều niềm trắc ẩn, cảm thương. => Khung cảnh một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn, trên đó hiện lên những kiếp người tàn, phố huyện chiều đến, hoàng hôn về hiện nguyên dạng, nguyên hình là một vùng quê tiêu điều, xơ xác, tù đọng không có hi ở tương lai. … d10. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân. - Liên hệ khi thực hành đọc hiểu văn bản: Nhân vật viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? - Nội dung tích hợp: Viên quản ngục cùng thầy thơ lại vốn đại diện cho quyền lực, nanh ác, thủ đoạn,… Sống trong môi trường ngục tù tối tăm, thiếu ánh sáng thiên nhiên, đầy tội ác nhơ bẩn… mà họ vẫn giữ được thiên lương trong sáng, biết đam mê, biết quý trọng cái đẹp thanh cao,… - Cụ thể: * Cảnh cho chữ: Đây là cảnh tượng xưa nay chua từng có: + Thời gian: Đêm hôm ấy + Không gian: “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, bừa bãi phân chuột, phân gián” GVTH: Lê Thị Thu Hằng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan