Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường...

Tài liệu Skkn làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường tiểu học

.DOC
16
1472
92

Mô tả:

I. Thông Tin Cá nhân : - Hoï Vaø Teân : NGUYEÃN THÒ ÑOAN TRANG . Nöõ - Naêm Sinh : 28 / 10 / 1970 - Điạ chỉ : Toå 6 , Xaõ Caåm Ñöôøng , Huyeän Long Thaønh , Tænh Ñoàng Nai . - Daân Toäc : Kinh - Toân Giaùo : Coâng Giaùo - Trình Ñoä Vaên Hoaù : 12 / 12 - Trình Ñoä Chuyeân Moân : Cöû Nhaân Cao Ñaúng - Ñôn Vò Coâng Taùc : Tröôøng Tieåu Hoïc Caåm Ñöôøng , Huyeän Long Thaønh , Tænh Ñoàng Nai - Chuyeân Ngaønh Ñaøo Taïo : Giaùo Vieân Tieåu Hoïc II. Kinh Ngiệm khoa học : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : 20 năm giảng dạy . - Các sáng kiến đã có trong 5năm gần đây + Năm 2006 : - sáng kiến : làm thế nào để học sinh học tốt môn Mỹ thuật + Năm 2007 : - sáng kiến : làm thế nào để học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường tiểu học + Năm 2008 : - sáng kiến : để học sinh học tốt tập đọc nhạc + Năm 2009 : - sáng kiến : một số biện pháp dạy tốt môn âm nhạc cho học sinh tiểu học + Năm 2010 : - sáng kiến : để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng âm nhạc cho học sinh tiểu học ĐỀ TÀI : LÀM THẾ NÀO CHO HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ HÁT ĐÚNG ÂM NHẠC DÂN TỘC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC . I . Ly do chọn đề tài : Trong theá giôùi cuûa chuùng ta ñang soáng ñaày söï kì dieäu , haáp daãn nhôø söï ña daïng cuûa maøu saéc ,aùnh saùng ,aâm thanh . Nhö chuùng ta bieát aâm nhaïc laø moät moân ngheä thuaät dieãn taû ñöôïc tö töôûng tình caûm , taïo neân veõ ñeïp vaø söï phong phuù cuûa cuoäc soáng . Ñoái vôùi hoïc sinh tieåu hoïc , aâm nhaïc nhö nguoàn söûa meï nuoâi döôõng theá giôùi tinh thaàn , giuùp hoïc sinh caûm nhaän ñöôïc nhöõng veõ ñeïp trong taâm hoàn, trong thieân nhieân vaø cuoäc soáng , ñaëc bieät vôùi nhöõng laøn ñieäu daân ca,hoïc sinh caûm nhaän ñöôïc nhöõng tình caûm saâu laéng cuûa ngöôøi daân Vieät Nam . AÂm nhaïc noù goùp phaàn phaùt trieån toaøn dieän ôû caùc em töø theå chaát ñeán tinh thaàn , ñeå taïo neân moät con ngöôøi naêng ñoäng , laïc quan , vui veû , yeâu ñôøi vaø saùng taïo nhaát laø phaùt trieån nhaân caùch cuûa caùc em. Tuy nhieân trong xu theá hoäi nhaäp nhö hieän nay . Những giá trị về văn hoá trong đó có âm nhạc , đặc biệt là âm nhạc dân tộc đã và đang bị lu mờ dần thậm chí bị hoà tan vào dòng chảy hội nhập . sự phát triển của khoa học công nghiệp , kèm theo những cái mới sẽ làm mất dần bản sắc qu báu của văn hóa cũng như âm nhạc dân tộc . Như chúng ta đã biết âm nhạc dân tộc là huyết mạch trong mỗi người dân Việt Nam và việc bảo tồn âm nhạc truyền thống là vô cùng cần thiết . Nếu quên đi dòng nhạc truyền thống thì tất cả chúng ta sẽ không thể biết rõ về cội nguồn của dân tộc mình . Hiện nay giới trẻ thiếu hiểu biết về âm nhạc dân tộc . Nguyên nhân là do nếp sống mới , người mẹ không còn ru con bằng những tiếng “ âù ơ ” truyền thống nữa , nên không thể gieo vào tiềm thức trẻ em những nốt nhạc dân tộc . Trẻ em không được hát đồng dao mà hát toàn những bài hát người lớn đặt ra cho trẻ em , không phù hợp với tâm hồn trẻ thơ . Người đi cày cấy ra đồng không còn hò đối đáp với nhau . Mọi người không còn chủ động , năng động nữa mà bị thụ động trong tiếp xúc âm nhạc . Vì vậy học sinh của chúng ta không có điều kiện biết về âm nhạc dân tộc , không hiểu không biết nhiều nên mới không yêu và khi không yêu thích thì dẫn tới các em hát không đúng . Chính vì thế âm nhạc dân tộc đã dần dần bị lu mờ , hòa tan . Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước cần có nhiều yêu cầu mới được đặt ra , trong đó việc hình thành và phát triển con người có tính năng động , tự chủ , sang tạo , tự tin và luôn luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc , bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc .Đây là một trong những vấn đề có tính cấp bách đã được nghị quyết lần II của Ban chấp hành trung ương khoá VIII đề ra “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều , rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học , từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học , đảm bảo điều kiện và thời gian tổ chức thực hành , tự nghiên cứư của học sinh” . Chính từ tư tưởng định hướng trên của Đảng ta đã đặt ra cho nhà trường một mục tiêu mới trong việc đào tạo thế hệ trẻ là phải đổi mới phương pháp dạy học . Ngoài việc giáo dục âm nhạc trên lớp bằng phương pháp mới phải tổ chức các hoạt động ngoài giờ , xem băng hình , tổ chức trò chơi , thi hát dân ca , dân vũ , thi hoá trrang trang phục của các vùng miền …….Có như thế việc phát huy giáo dục yêu thích âm nhạc truyền thống của dân tộc mới có hiệu quả , góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc . Một điều cần tâm là gần như học sinh ở trường tiểu học Cẩm Đường các em không hát đúng các bài dân ca , tâm ly các em không yêu thích được thể hiện cụ thể qua các buổi thi văn nghệ của trường , hầu hết các em chọn những bài hát phổ thông , trang phục hiện đại , không có mấy tiết mục là dân ca , mà nếu có thì các em cũng hát không đúng độ cao , luyến láy ….. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp là do giáo viên chưa kích thích được lòng yêu thích âm nhạc truyền thống , các em không thích nên thể hiện không đúng .Đó là điều tất nhiên không thể tránh khỏi . Với những ly do trên , thiết nghĩ việc tổ chức thực hành, đổi mới phương pháp tích cực hoá hoạt động trong môn âm nhạc. Đặc biệt là giáo dục âm nhạc dân tộc có thể nói đây là vấn đề cấp thiết . Vì vậy trong điều kiện trên tôi đã thực hiện đề tài “ Làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường học ” với hy vọng bước đầu vận dụng những ly luận đã biết đồng thời thử tìm ra một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hát đúng âm nhạc dân tộc và yêu thích nó , nhằm giúp học sinh hiểu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. II . Thực trạng trước khi làm đề tài : 1 . Thuận lợi : Là một giáo viên dạy lâu năm và được công tác tại địa phương , nên việc đi lại rất thuận lợi và rất am hiểu từ ngữ của các em ở địa phương -Trường lớp sạch đẹp , phòng học âm nhạc riêng thoáng mát , rộng rải -Ban giám hiệu trường quan tâm tạo điều kiện tốt cho thầy và trò . Đồng thời luôn thúc đẩy , khích lêỵ giáo viên luôn có những sáng kiến , tìm tòi , học hỏi kinh nghiệm nơi các đồng nghiệp -Bản than qua lớp đào tạo và là sở thích -Khi lên lớp có đầy đủ nhạc cụ y như : đàn , thanh phách , đĩa nhạc , máy nghe … 2 . Khó khăn : Trường thuộc vùng nông thôn , phụ huynh phải đi làm vất vả suốt ngày lam lũ nơi đồng áng , công nhân ở xí nghiệp….. nên không có thời gian để quan tâm tới con cái , chưa đánh giá được tầm quan trọng đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của học sinh -Môn âm nhạc thừơng nhận định là môn phụ dẫn đến tâm ly coi thường hoặc học qua loa -Học sinh không thích âm nhạc dân tộc vì thường là do các em hát không đúng . Các bài hát dân tộc thường luyến nhiều , khó hát nên các em mang tâm ly là không hay bằng các bài hát phổ thông 3 . Số liệu thống kê : Lần đầu tôi khảo sát ở lớp 5 /1 qua tình hình học sinh hát đúng âm nhạc dân tộc gồm 12 bài chính khóa và 6 bài hát them tự chọn .Kết quả như sau : Lớp TSHS A+ A B 5/1 24 TS % TS .% TS % 1 4,2% 6 25% 17% 70,1% - Với tình hình chất lượng như thế , tôi lại thực hiện cuộc khảo sát thứ 2 với nội dung : các em có yêu thích âm nhạc dân tộc không ? vì sao thích ? vì sao không thích ? kết quả như sau : Lớp TSHS Yêu thích Không Thích 5/1 24 TS % TS % 6 25% 18 75 %  Nhận xét : Qua hai hình thức khảo sát thống kê như trên , ta thây chất lượng hát đúng về âm nhạc dân tộc rất thấp . Khi hát không đúng dẫn đến tình hình không yêu thích âm nhạc dân tộc .Đây là diều đáng lo ngại III . Nội Dung Đề Tài : 1 . Cơ Sở Ly luận : Thông qua quá trình giáo dục bộ môn âm nhạc trong những năm qua tôi thây điều đàu tiên là giáo viên và học sinh cần phải xác định được mục đích nhiệm vụ và giá trị của môn học này một cách đúng đắn và cụ thể phải hướng cho các em thấy việc học và học tốt môn âm nhạc đối với các em là điều cần thiết , qua sự nhận thức đúng đắn đó của học sinh mới giúp cho giáo viên giáo dục môn âm nhạc đạt hiệu quả cao được . Thông qua âm nhạc giúp các em nắm được cái hay , cái đẹp trong âm nhạc . Đồng thời trang bị cho các em một số kỉ năng về ca hát , phát triển tai nghe nhạc và năng lực cảm thụ âm nhạc ,cho các em tình cảm đạo đức trong sáng tình cảm của cha mẹ ,thầy cô , bạn bè , tình yêu thương quê hương Mục đích cuối cùng của môn âm nhạc không nhằm đào tạo các em thành ca sỹ mà chủ yêu thông qua môn học để các em hình thành và phát triển nhân cách . Đó là yêu cầu cơ bản của môn giáo dục âm nhạc . Đối với âm nhạc dân tộc .Giáo viên phải nắm được âm nhạc truyền thống có cái gì , giúp các em nhận thức được cái hay .cái phong phú của âm nhạc dân tộc . Bản thân người giáo viên có yêu nhạc dân tộc thì truyền dạy tình yêu đó cho học sinh được .Thật vậy không phải học sinh hoàn toàn thờ ơ với âm nhạc mà cái chính là làm sao để cho tiết dạy bài âm nhạc dân tộc hấp dẫn được các em . Đó cũng là một hoạt được triển khai rất tích cực hưởng ứng phong trào thi đua xây dụng ‘ trường học thân thiện học sinh tích cực ’’. Do phó thủ tướng Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo . GS. Nguyễn Thiện Nhân phát động . AO SEN ĐỒI CHÈ SÂN ĐÌNH Như chúng ta đã biết : dân ca là liên quan đến môi trường diễn xướng như : Cây đa ,Bến nước , sân đình .... Hiện nay những yếu tố đó đang bị xâm phạm bởi sự phát triển của kinh tế . Ta phải giải thích thế nào cho học sinh hiểu về môi trường diễn xướng , hiểu được bài dân ca được phát tích trong hoàn cảnh nào . Do vậy muốn việc dạy và học dân ca trong trường học phát huy hiệu quả cần phải đặt vấn đề diễn xướng như một phương pháp dạy . Tuy nhiên hiện nay việc dạy chay vẫn là hiện tượng phổ biến như : lên lớp tập thể , học thuộc lời , hát đúng giai điệu là xong . Phần lớn chúng ta dạy theo sách giáo khoa ,kết quả dừng lại ở việc thuộc lòng bài hát , làn điệu . Tiết học khô cứng HÁT QUAN HỌ CÁC ĐIỆU MÚA DÂN TỘC CHĂM .Muốn cho tiết học bài dân ca có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có một sự hiểu biết sâu sắc thể loại , kiểu hát , lối hát .... Như vậy để giờ học tránh nhàm chán giáo viên phải hiểu cội nguồn dân ca một cách sâu sắc phải có trình độ để giảng cho học sinh . Ví dụ khi giới thiệu bài ‘ Ly ngựa ô ’ Giáo viên cũng phải giải thích được cho các em biết ly ngựa ô ở miền nam khác với trung trung bộ . Trong trung trung bộ là ly ‘ Ba con ngựa’ . Nếu thầy cô có kiến thức giảng cho học sinh thì giờ học trở nên cuốn hút , sinh động . Chúng ta ai củng biết dân ca xuất phát từ người dân lao động . Tất cả mọi người đều hát đươc , tham gia chơi , biểu diễn được ........ Vì vậy ở trường học cần tổ chức nhiều hơn các trò chơi dân gian gắn với từng bài dân ca như : hát đối giao duyên , hát ly....Tích cực tận dụng các dịp lễ hội cho học sinh tham quan , tham gia để các em có được cảm giác sống động của các sinh hoạt văn hoá dân gian có sử dụng hát nhạc dân tộc . Trong giờ học phải sử dụng những điệu múa , đồ dùng dạy học đúng với yêu cầu của thể loại thì mới thực sự thu hút các em ví dụ như bài hát dân ca Ba Na ‘ Bạn ơi lắng nghe ’ khi dạy cần lồng thêm các điệu múa Tây Nguyên để học sinh vừa hát , vừa múa bài này , hoặc bài ‘ Xoè Hoa ’ dân ca Thái nên kết hợp nhảy sạp .... sẽ gây sự kích thích , hứng thú học tập cho các em . Như vậy , vấn đề không phải là học sinh không thích mà cái chính là làm sao để giờ học dân ca hấp dẫn được các em . Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng giáo viên dạy nhạc CÁC NHẠC CỤ DÂN TỘC BIỂU DIỄN NHẠC CỤ DÂN TỘC Bên cạnh đó khi giảng dạy âm nhạc dân tộc cần giới thiệu cả nhạc cụ dân tộc , giới thiệu tính chất của những nhạc cụ đơn sơ nhưng mang đậm nét đặc thù của dân tộc chúng ta .Âm nhạc dân tộc Việt Nam với những nhạc cụ đa dạng , phong phú và có những nét đặc thù như : hình dáng thanh nhã, cân đối với các âm sắc khác nhau : tiếng thổ đàn kìm , tiếng kim đàn tranh , tiếng mộc nhịp phách , tiếng tơ đàn tì , tiếng đá biên khánh , bồi âm đàn bầu ,hợp âm đàn đáy . Như vậy chúng ta thấy dưới các dạng đơn sơ , nhạc cụ Việt Nam có hiệu quả và năng suất cao trong lĩnh vực thanh học và khả năng biểu diễn .,cần làm sao cho học sinh hiểu được trải qua bao biến thiên , ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho đến những dạng có sự phát triển khá cao . Ở những nhạc cụ này chúng ta có thể nghe những điệu hát ru , những bài đồng dao của trẻ nhỏ , những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lể hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng , trong lao động , trong vui chơi giải trí với những thể loại đố , hát đối đáp , những điệu hát kể về những áng trường ca ..... Âm nhạc dân tộc Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cá tính đa sắc tộc cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có những phương thức biểu hiện , diễn tấu và âm điệu riêng , điệu hát ru Việt khác ru Mường ,ru Thái ,ru Tây Nguyên .... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ . có tộc lại ru con bằng tiếng đàn , tiếng sáo êm ái . Làm cho các em hiểu âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam rất hay không những ở làn điệu mượt mà ,mà còn để lộ tâm tư , tình cảm , để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động , trong chiến đấu , để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha , đạo ly làm người ,để giao thiệp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sông tươi đẹp .... Ngoài ra cần làm cho học sinh hiểu rõ về nguồn gốc của nhạc cụ ,ví dụ trước khi cho các em đánh tiết tấu bằng song loan cần giới thiệu về nguồn gốc và tên gọi của nhạc cụ này hoặc đọc cho các em nghe những bài thơ về nhạc cụ để các em cảm nhận cái đẹp của nhạc cụ, ví dụ : Một dây căng giữa đất tời Cần nghiêng nghiêng tựa dáng người vươn cao Tiếng ngân ngân tận cõi nào Dư âm rơi ngẫn ngơ vào tim ai ( Hải Dương ) Hoặc Một dây nũng nịu đủ lời Nữa bầu chứa cả một trời âm thanh Và cho học sinh đọc theo để các em thấy rằng chỉ có nữa cái bầu thôi mà âm thanh đã huyền diệu đã tuyệt vời đến thế thì sẽ giúp các em có được niềm tự hào dân tộc . Rồi thuật cho các em nghe những truyền thuyết liên quan đến từng cây đàn cho các em nghe , những câu truyện như truyện cổ tích , nhưng qua đó các em nhớ được lịch sử cây đàn . Rồi khi hướng dẫn các em gõ thanh phách cũng nhân đó dạy cho các em về thái độ sống trong xã hội là phải đoàn kết , phải xem trọng tập thể chứ không phải mình ên ích kĩ một mình .... Qua cơ sở ly luận trên tôi nhận thây nếu chúng ta thực hiện tốt thì hiệu quả giáo dục yêu thích âm nhạc dân tộc khả quan .Khi học sinh yêu thích , tìm tòi thì việc dạy các em hát đúng là một yêu cầu không khó . Ngay ban đầu các em hát các bài dân ca một cách máy móc , thuộc lời rồi hát cho có , không có hồn , mà hát dân ca phải đúng cao độ , luyến láy đúng thì mới trải hồn vào đấy được , hoặc các em chỉ hát cho xong ,không luyến láy, như thế từ một làn điệu dân ca mượt mà , những câu hát ru ngọt ngào , những làn điệu dân ca ba miền trở nên khô cứng, nhạt nhẽo .Nhưng khi giáo dục tốt , các em trãi lòng vào những làn điệu ngọt ngào ấy thì chỉ khi nghe các bài hát mang âm điệu dân tộc, các em ngồi nghe và lắc lư theo , miệng lẫm nhẫm hát theo như thế chúng ta đã thấy thành công rồi . Dư âm của những giai điệu quê hương , những câu ca dao trong những làn điệu dân ca mượt mà chính là mạch nguồn của sự sống nuôi dưỡng , bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam . II . Cơ Sở Thực Tiễn : Cơ chế của quá trình nắm khái niệm nói chung , khái niệm về âm nhạc nói riêng , những đặc điểm và những khó khăn của học sinh khi hình thành khái niệm là những cơ sở có tính chất tâm ly Âm nhạc dân tộc có sự thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể . Đây chính là cơ sở để đề ra nguyên tắc trực quan trong dạy môn này Thật vậy muốn cho các em yêu thích âm nhạc dân tộc dẫn đến các em hát đúng và thể hiện tốt thì các em phải trực tiếp nghe , nhìn . Nhưng trong thực tế điều kiện dạy học , khả năng truyền đạt của giáo viên còn rất nhiều hạn chế . Những tư liệu về trang phục của các vùng miền , những hình ảnh về môi trường gắn liền với điểm phát tích của các bài dân ca chỉ còn qua hình ảnh ,qua trí tưởng tượng của giáo viên giảng dạy , còn học sinh gần như không biết tí gì cái gọi là ‘ cầu áo ’giặt áo , cây đa , bến nước , sân đình ..... Đúng vậy cái khó của việc gieo vào lòng trẻ tình yêu âm nhạc truyền thống là do chương trình giáo dục âm nhạc học đường hạn chế về thời lượng và trình độ của giáo viên . Theo tôi ngoài những giờ học âm nhạc được coi là chính khoá cần phải thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khoa hấp dẫn về nội dung với sự tham gia của những nghệ sĩ chuyên nghiệp . Riêng giáo viên dạy nhạc cũng cần không ngừng bổ túc về âm nhạc truyền thống . Ngoài ra với nếp sống mới hiện nay khi hằng ngày trẻ em đều có điều kiện tiếp xúc không biết bao nhiêu thể loại âm nhạc và nghệ thuật , với nhiều hình thức văn hoá xa lạ qua các chương trình giải trí , quảng cáo .....Các em sẽ không đủ trình độ để chọn lọc những gì có giá trị thật sự gần gũi với văn hoá dân tộc mà có thể các em sẽ quên hẳn văn hoá dân tộc . Trong thực tế những trò chơi âm nhạc dân tộc như đối đáp , các điệu ly ......Cũng rất khó tìm tư liệu để nghiên cứu . Tuy phải gặp những khó khăn như thế nhưng việc bảo tồn và tôn vinh âm nhạc là rất cần thiết để giáo dục cho trẻ luôn luôn phải nhớ đến cội nguồn của mình . II. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc dân tộc trước hết người giáo viên phải là người yêu thích , giáo viên phải có năng khiếu cảm thụ tốt âm nhạc , có tai nghe tốt , nhạy bén , có giọng hát tốt , phải thường xuyên rèn luyện , học hỏi qua đài , báo , băng đĩa và những người có năng khiếu về âm nhạc dân tộc HÒ GIÃ GẠO Truyền lửa cho học sinh yêu thích âm nhạc dân tộc không phải qua lời nói , diễn giải mà phải trực tiếp cho học sinh xem hình ảnh , tư liệu của từng thể loại âm nhạc dân tộc , thông qua bài dạy , biết cách giáo dục cho các em truyền thống dân tộc , hướng cho các em biết những thể loại nhạc mà các em đang nghe hằng ngày đã bị ‘ tây hoá ’ , những nhạc cụ các em đang sử dụng đều được du nhập từ nước ngoài . Giáo viên cho các em nghe một đoạn nhạc trẻ đang được giới trẻ yêu chuộng và cho các em nghe một làn điệu dân ca mượt mà và phân tích cho học sinh nội dung giáo dục của thể loại nhạc trẻ và dân ca dân tộc , đặt câu hỏi cho học sinh tự do nêu cảm nhận của mình ....Ngoài ra cần cho các em nhìn , ngắm được môi trường phân tích ra những làn điệu dân ca ví dụ : cánh đồng lúa bao la , bát ngát và hình ảnh đàn cò trắng bay lượn trên bầu trời của một vùng quê yên bình , hay là những băng đĩa nhạc có hình ảnh các anh chị đang cày cấy ngoài đồng và các điệu ly , điệu hò đối đáp nhau hoặc một điệu múa quan họ với trang phục truyền thống hoặc hình ảnh phát tích ra điệu hò giã gạo .... MIỀN NAM BỘ Tất cả những hình ảnh trên gợi lên nét đẹp truyền thống của dân tộc . Để khắc sâu hơn hiểu biết cho các em chúng ta còn cho học sinh xem hình ảnh và trang phục của các vùng miền , các điệu múa ,uyển chuyển mượt mà của các dân tộc trên đất nước việt – với màu sắc sặc sỡ , trang phục kín đáo sẽ gợi cho các em nền văn hoá truyền thống mà lâu nay các em không nhìn thấy . Cho học sinh xem những hình ảnh của các cô gái ngồi đàn bằng các nhạc cụ dân tộc hoặc cho các em nghe một đoạn không lời sôi động với nhạc khí phương tây và cho các em nghe lại một đoạn nhạc được thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc , tổ chức cho các em tự do bình chọn cảm nhận của mình qua phiếu thăm dò hoặc thảo luận nhóm . Để các em phát triển tư duy cảm nhận của mình, giáo viên cho các em tự sưu tầm những bài dân ca hoặc âm nhạc các dân tộc rồi tổ chức thi biểu diễn bằng khả năng của mình. Dựa trên cơ sở đó giáo viên phân tích cái hay , cái đặc sắc của âm nhạc dân tộc . Một loại hình không thể thiếu trong giáo dục yêu thích âm nhạc dân tộc là các trò chơi dân gian gắn liền với các bài đồng giao như ‘ Rồng rắn lên mây ’ ‘nu na nu nống ’.......hoặc từ các bài đồng giao được phổ nhạc như bài ‘ con chim hay hót ’ của âm nhạc lớp 5. Ngoài ra cần tham mưu với ban giám hiệu , ban văn nghệ của trường thường xuyên tổ chức các hội thi ‘ dân ca – dân vũ’ , thi ‘hát dân ca hay ’ nhằm cho học sinh nâng cao vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc , duuy trì các bài hát dân ca Việt Nam đang có nguy cơ mai một, tạo nên một sức sống mới về giữ gìn văn hoá truyền thống trong nhà trường . Bởi khi chính các em hát các bài dân ca của dân tộc mình thì các em chính là những người có trách nhiệm và giữ gìn , phát huy nền văn hoá dân tộc Việt Nam , di sản quí báu mà ông cha ta đã truyền lại và giúp các em hiểu những giá trị độc đáo trong văn hoá cổ truyền dân tộc Như đã nói ở phần đầu sự thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể chính là cơ sở để đề ra phương pháp trực quan trong môn học này . Khi các em đã cảm nhận được chính bằng mắt thấy , tai nghe rồi dẫn đến cảm nhận , qua đó biết cách sáng tạo với khả năng của các em , thì việc yêu thích âm nhạc dân tộc sẽ được hình thành dần trong tâm trí của các em . 2. Dạy cho học sinh hát đúng âm nhạc dân tộc : Như chúng ta đã biết mục tiêu của một tiết dạy là phải hình thành cho học sinh kiến thức , kĩ năng , thái độ , nhưng với môn học này cần phải đổi mới phương pháp là hình thành thái độ yêu thích trước rồi mới tiến đến hình thành kiến thức , kĩ năng .Vì giáo dục môn âm nhạc dân tộc đã lâu dần bị bỏ quên , mai một nên trẻ phải yêu thì mới thể hiện đúng được nếu không sẽ dẫn đến hát cho qua , cho có lệ mà thôi . Ví dụ : dạy bài ‘ Cò Lả ’ trong âm nhạc lớp 4 ở bài nà các em sẽ rất khó thể hiện bởi cao độ và luyến láy trong bài hát , nếu học sinh không cảm nhận được hình ảnh của một làng quê yên bình , cánh đồng thẳng cánh cò bay với điệu ly mượt mà của dân ca đồng bằng Bắc Bộ thì các em không sao diễn tả được . Vì vậy từ một điệu dân ca mượt mà , uyển chuyển các em thể hiện khô khan , cứng nhắc , vô hồn . Ngoài ra khi cụ thể vào bài dạy , cần phân tích kĩ cho các em biết những tiếng luyến lên , luyến xuống , luyến hoa mỹ để học sinh nắm chắc trước khi bước vào học hát . Ví dụ : ở bài cò lả cho học sinh xác định trước từ ‘ lả ’ là luyến lên – khi hát các em hướng giọng đi lên , từ ‘ bay ’ là luyến xuống , hoặc từ ‘ phủ ’ là luyến hoa mĩ , các em lướt nhẹ lên ở từ này , hơi điệu đà một chút thì từ ‘ phủ’ mượt mà và uyển chuyển hơn . Cho các em xác định được hát dân ca thì phải nhẹ nhàng biểu lộ không những qua giọng hát mà còn phải qua biểu lộ của gương mặt , đôi mắt ,thân hình nhẹ nhàng uyển chuyển lướt theo những làn điệu ấy và thả hồn vào bài hát thì mới hát đúng và nội dung bài hát sẽ được truyền tải hết đến người nghe .Theo truyền thống là dạy nét nhạc trước khi dạy tiết tấu , nhưng theo tôi dạy tiết tấu trước , bởi vì tiết tấu , nhịp điệu đi liền với con người . Từ lúc còn là bào thai trẻ đã nghe tim mẹ nhảy . Khi ra đời , tiếng võng kẽo kẹt của mẹ hay ngày và đêm .....tất cả đều là tiết tấu . Nên dạy tiết tấu trước , nắm được tiết tấu rồi từ đó đi đến nét nhạc rất dễ dàng . Vì vậy giáo dục cho trẻ hát đúng âm nhạc dân tộc là một trong những phương pháp rất hữu hiệu để âm nhạc dân tộc truyền thống trở lại đúng vị trí của nó 3 . Các phương pháp dạy học chủ yếu : Để dạy tốt môn âm nhạc dân tộc người thầy cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học , sau đây là một số phương pháp dạy học chủ yếu trong môn âm nhạc : a) Phương pháp trực quan : Phương pháp này giúp cho học sinh nhìn những màu sắc , hình thức thể hiện và nghe được giai điệu một cách rõ ràng , dễ cảm nhận b) Phương pháp ‘ Học mà chơi , chơi mà học’ phương pháp này tập cho học sinh nghe chính xác và ghi nhớ rồi sau đó mới đi đến tìm hiểu c) Phương pháp học tập hợp tác nhóm Đây là phương pháp hình thành cho học sinh khả năng giao tiếp , khả năng hợp tác , khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ d) Phương pháp thực hành Là phương pháp giúp học sinh rèn luyện kỉ năng sau khi tiếp thu kiến thức mới . Phương pháp này thường được sử dụng cuối giờ học hoặc trong giờ ôn tập III. Kết quả Qua qúa trình thực hiện đổi mới để giúp học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường học . Tôi tiếp tục khảo sát lần 2  Kết quả khảo sát lần 2 : sau khi đã tiến hành thử nghiệm . Kết quả như sau : Lớp TSHS A+ A B 5/1 24 TS % TS % TS % 7 15 2 LỚP 5/1 TSHS 24 Yêu Thích TS 22 % 91,7 % Không Thích TS % 2 8, 3 % * Nhận xét : Qua bảng thống kê chất lượng khảo sát 2 lần ở lớp 5/1 cho thấy học sinh hát tốt tăng lên rỏ rệt , học sinh hát được , đúng nhưng còn hạn chế ở yêu cầu biểu cảm cũng tăng lên . Tỷ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu giảm rỏ rệt . Điều đó có thể khẳng định rằng với phương pháp dạy học đổi mới ở môn này , chất lượng học hát và yêu thích âm nhạc dân tộc trong nhà trường rất khả quan VI. Bài học kinh nghiệm : Với những kết quả vừa nêu trên bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường học như sau : Bài học cần tiến hành qua : - Bước 1 : giáo dục lòng yêu thích âm nhạc dân tộc qua tranh ảnh , băng đĩa những yêu cầu cơ bản của bài học đó - Bước 2 : phân tích cho học sinh về nhịp phách , cao độ , trường độ luyến láy có trong bài - Bước 3 : Hướng dẫn tiết tấu và áp dụng trò chơi để xác định tiết tấu từng câu hát - Bước 4 : Tiến hành dạy giai điệu và tổ chức luyện tập , thực hành  Về phía nhà trường : - Nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên nhất là những giáo viên chủ nhiệm phải dạy âm nhạc ( với trường không có giáo viên âm nhạc ) - Mở các chuyên đề về giáo dục âm nhạc dân tộc - Kết hợp với hội phụ huynh , đoàn thể tạo kinh phí tổ chức các buổi cho học sinh thi về âm nhạc dân tộc và trò chơi dân gian hoặc các buổi xem biểu diễn âm nhạc dân tộc - Quan tâm đến phương pháp dạy học của giáo viên nhà trường cần hổ trợ và động viên khuyến khích để giáo viên dạy tốt * Về phía giáo viên : - Cần xác định đúng trọng tâm bài dạy - Trân trọng và phát huy những năng khiếu của học sinh dù là rất bé , đừng bao giờ chê trách các em - Tự mình không ngừng nâng cao , rèn luyện nghiệp vụ , chuyên môn - Tìm những trò chơi để giúp các em hứng thú học tập - Tích cực làm đồ dùng dạy học , sưu tầm tranh ảnh , băng đĩa liên quan đến âm nhạc dân tộc và áp dụng những phương pháp sinh động có hiệu quả để dạy tốt - Cần hiểu biết về tâm ly của các em để gần gũi , dùng tình cảm khích lệ , động viên các em học tập . Đan xen giữa các em có năng khiếu và em thụ động để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ V . Kết Luận : Qua nghiên cứu tôi đã rút ra được một số kết luận như sau : - Học sinh chúng ta có hứng thú trong học tập môn âm nhạc đặt biệt là âm nhạc dân tộc . Có hứng thú khi luyện tập các giai điệu quê hương và biết áp dụng vào vừa hát vừa vận dụng thực hành - Việc dạy âm nhạc dân tộc theo hướng phát huy tích cực giúp học sinh yêu quí bản sắc văn hoá dân tộc , giúp nó không thể bị mất đi mà mãi trường tồn vĩnh cữu - Bản thân nắm tương đối vững phương pháp dạy và biết cách gây hứng thú cho các em khi học môn này biết cách tạo điều kiện cho mỗi học sinh đều được hoạt động , được bộc lộ mình và được phát triển Qua phần trình bày giải pháp dự thi về ‘ làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường tiểu học ’ , Chắc hẳn sẻ có những mặt ưu điểm và những mặt hạn chế của nó : ‘ Vì sự nghiệp trồng người , vì tương lai thế hệ con em chúng ta ’ tôi kính mong sự đống góp nhiệt tình của ban giám khảo để sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả hơn . Đó là y tưởng của bản thân tôi muốn gữi đến hội thi ‘ Sáng kiến – kinh nghiệm , Đề tài khoa học ’ Năm 2010- 2011 Cấp Tỉnh. Cẩm Đường, ngày tháng Người viết năm 2011 Nguyễn Thị Đoan Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng