Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn kinh nghiệm trả bài viết tập làm văn...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm trả bài viết tập làm văn

.DOC
33
1027
53

Mô tả:

MỤC LỤC ( cấu trúc này viết theo tài liệu tập huấn NGHIÊN CƯU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG- Bộ Giáo Dục- Cục nhà giáo và quả lý cơ sở giáo dục- NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội –tr70 – Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai đã tập huấn) A. Tóm tắt Trang 3 B. Giới thiệu Trang 4 1. Hiện trạng Trang 4 2. Mô tả vấn đề a.Thực trạng học thuộc lòng văn mẫu b. Thực trạng học thuộc dàn ý mẫu c. Trực trạng theo cấu trúc đề thi mới của Bộ Giá dục Trang 4 Trang 7 Trang 10 3. Liệt kê nguyên nhân gây ra vấn đề Trang 15 4. Giải pháp thay thế Trang 15 5. Vấn đề nghiên cứu Trang 19 6. Giả thiết nghiên cứu Trang 20 C. Phương pháp Trang 20 1. Khách thể nghiên cứu Trang 20 2. Thiết kế nghiên cứu Trang 20 3. Đo lường và thu thập dữ liệu Trang 25 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả Trang 25 5. Bàn luận Trang 26 6. Kết luận và khuyến nghị Trang 26 7. Tài liệu tham khảo Trang 26 8. Phụ lục Trang 27 - Bảng điểm kiểm tra trước tác động của 02 nhóm. Trang 27 - Bảng điểm kiểm tra sau tác động của 02 nhóm. Trang 28 - THAM KHẢO CÁCH RA ĐỀ THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA MÔN NGỮ VĂN – SỞ GIÁO DỤC ĐỒNG NAI- 2015 Trang 29 9. Phiếu nhận xét đánh giá Trang 33 1 Tên đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: KINH NGHIỆM TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN A.TÓM TẮT Sách giáo khoa và cả sách hướng dẫn dành riêng cho giáo viên viết rất sơ sài về tiết TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN, thậm chí bố cục bài cũng không thống nhất . Nhiều giáo viên trẻ rất khó khăn khi dạy dạng bài này....mỗi người dạy một kiểu....học sinh rối, giáo viên cũng rối. Thực trạng dạy thêm học thêm là có thật, khiến tiết dạy càng khó và ít nhiều méo mó. Muốn học sinh làm bài viết Tập làm văn tốt, trước tiên học sinh phải biết những lỗi sai của mình để rút kinh nghiệm làm bài viết lần sau. Quá trình tư duy sáng tạo chứ không đơn thuần là học sinh nhận lại bài làm, biết mấy điểm. Là một giáo viên dạy văn, tôi trăn trở mãi về vấn đề này. Học sinh viết văn chưa hay là điều có thật. Với tư cách là tổ trưởng chuyên môn tôi luôn trăn trở về vấn đề này. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn luôn thảo luận nhiều về dạng bài này. Từ năm 2011 tổ văn trường THPT Xuân Thọ đã đưa vấn đề này ra thảo luận dưới dạng một chuyên đề. Mỗi năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục lại thay đổi cách thi tốt nghiệp và thi tuyển vào Đại học, cách ra đề “hai trong một” có cấu trúc đề rất khác với kỳ thi năm 20132014. Chính vì vậy việc ôn tập cho các em làm quen với dạng đề tổng hợp càng khó. Chú trọng nhiều đến kiểm tra năng lực của học sinh. Lại có nhiều vần đề nằm ngoài chuẩn KIẾN THỨC –KỸ NĂNG....nên cáng khó và lúng túng. Mọi vấn đề sáng tạo dều bắt đầu từ tư duy. Học sinh làm bài viết là quá trình tư duy để tạo lập văn bản. Sau đó giáo viên chấm bài và trả bài viết lại cho học trò, giúp các em sửa các lỗi sai để lần sau làm bài tốt hơn. Thật ra đây lại là một QUI TRÌNH....từ khâu ra đề...làm bài ...chấm bài....sửa bài.....luyện tập viết lại đoạn sai....rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau. Khâu ra đề của giáo viên là rất quan trọng, ra được đề hay phù hợp với xu hướng chung của Bộ là rất khó. Vì năm học 2014-2015 mới thực hiện lần đầu nên cả giáo viên và học sinh đều lúng túng, dư luận xã hội cũng đang lo. Khâu xem học sinh làm bài cũng phải được giám sát kỹ, vì hiện nay nhiều học sinh có máy điện thoại lén lên mạng Internet tra cứu ghi vào bài làm. Khâu chấm bài cũng rất quan trọng, phải sửa từng lỗi sai cho các em là tốn nhiều thời gian. Một số giáo viên có dạy thêm ...khi chấm bài của học trò...phát ra dù như thế nào vẫn gặp nhiều ánh mắt không vừa lòng của các em không có điều kiện học thêm. Khâu sửa bài là khâu rất quan trọng là NỘI DUNG CHÍNH của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này, tìm ra chuẩn chung khi soạn soạn giảng tiết TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN. Mục tiêu cần đạt của QUI TRÌNH làm bài viết- trả bài viết là rèn các tính tư duy sáng tạo cho học sinh và người thầy cô giáo vừa là người đồng hành trong quá trình sáng tạo ấy. 2 Chính vì vậy tôi viết về vấn đề này dưới góc độ nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng , có lồng ghép một phần nội dung trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Vấn đề rất khó mà khả năng có hạn xin các bạn đồng nghiệp góp ý thêm. Đề tài này giúp cho giáo viên soại giảng tiết TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN tốt hơn, lại vừa tập cho học sinh tự học – tự đào tạo khi làm bài và cả sau khi nhận bài viết đã chấm của giáo viên. Một cách học tập làm văn tạo nên sự hứng thú dây chuyền (khả năng lan toả) đi từ tư duy tình huống đến tư duy hệ thống TẠO VĂN BẢN …bài viết tập làm văn. Đề tài này tập trung vào phân môn Tập làm văn lớp 12…vì gấp rút dạy và học để thi tốt nghiệp và thi tuyển Đại học trong năm học 2014-2015, nên các ví dụ mẫu tập trung vào môn Ngữ văn lớp 12. B. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Từ năm học 2006 -> 2008 các bộ sách giáo khoa mới môn Ngữ văn lớp 10 – 11 - 12 được chính thức đưa vào giảng dạy. Đây là các bộ sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm hiện đại, tuy nhiên trong phần phân môn TẬP LÀM VĂN, nhất là dạng bài các tiết BÀI VIẾT –TRẢ BÀI VIẾT, lại viết khá sơ sài, thiếu nhất quán. Đây là đề tài xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Năm học 2014-2015 Bộ Giáo dục lại đổi mới cách ra ra đề thi Ngữ văn, gộp cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển Đại học. Cách ra đề theo yêu cầu mới lại khá xa lạ với sách giáo khoa….làm nhiều giáo viên và cả học sinh lúng túng. Mục tiêu cần đạt của việc học sinh làm văn là rèn các tính tư duy sáng tạo cho học sinh và người thầy cô giáo vừa là người đồng hành trong quá trình sáng tạo ấy. Căn bệnh thành tích … học thuộc lòng văn mẫu… đã vô tình giết chết cá tính tư duy sáng tạo khi học môn văn …Đây là một thực tế đáng buồn và đáng lo. Lại còn có chuyện một số giáo viên dạy thêm, khi trả bài…các em lại so kè..điểm số liếc mắt nhìn nhau chạnh lòng… Tiết trả bài viết Tập làm văn trở nên khô cứng. Tôi là Tổ trưởng chuyên môn , qua dự giờ một số giáo viên thấy vấn đề này cần đưa ra sinh hoạt tổ chuyên môn để thực hiện chuyên đề SOẠN GIẢNG TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN…và họp vào ngày 25.12011. Sau đó từng năm đều có bàn nội dung này và xây dựng chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. Qua quá trình áp dụng, tôi thấy học sinh hứng thú với tiết trả bài viết tập làm văn, khả năng sáng tạo về năng lực tạo lập văn bản. Chất lượng tư duy được nâng lên rõ rệt trong bài viết lần sau. 2. Mô tả vấn đề : CÁCH RA ĐỀ BÀI VIẾT và TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN a. THỰC TRẠNG HỌC THUỘC LÒNG VĂN MẪU Từ lâu nay ở nước ta có thực trạng giáo viên cho học sinh học thuộc lòng văn mẫu hoặc dàn ý mẫu. Đây là chuyện kỳ lạ nhưng mà có thật. Tiết trả bài viết này trở nên tội nghiệp cả với thầy và trò. 3 Thường là với trường hợp này, GV ghi đề lên bảng….nhận xét qua loa… khuyên nên học tủ một số bài văn mẫu…để đạt điểm cao …triệt tiêu mất khả năng sáng tạo của học trò. Tiết trả bài viết trong trường hợp này thường không rõ ràng về bố cục…. VD1- BÀI VIẾT SỐ 6 – LỚP 12 – (HỌC KỲ II) ( ví dụ chỉ mang tính minh họa) : Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nên lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Nếu như tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài mang một giọng hồn nhiên trong sáng thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ của ông mang lại màu sắc dân tộc đậm đà, chất thơ chất trữ tình thấm đượm. Qua tác phẩm, nhà văn đã dựng nên một bức tranh hiện thực của hai cuộc đời: Mị và A Phủ, những bức tranh đó cũng chứa chan một tấm lòng nhân đạocủa Tô Hoài. Mị, một cô gái xinh đẹp trẻ trung, nhưng lại mang một kiếp sống nghèo của kẻ “thấp cổ bé họng”. Cha mẹ cô không thể trả nổi món nợ nhà thống lí thế là món nợ ấy truyền sang Mị. Tên thống lí tàn bạo ấy lại muốn bắt Mị làm con “dâu gạt nợ”. Mà quan đã muốn là trời muốn, cô Mị về làm dâu nhà quan mà trong lòng mang một mối uất ức không thể giãi bày. Tiếng làm dâu nhưng lại là một thứ nông nô không hơn không kém, cô mất tất cả quyền sống, quyền được xem là một con người. Ngày trước dẫu nghèo nhưng được tự do, yêu đời, giờ đây vẫn nghèo vẫn cực nhọc lại nhục nhã chịu kiếp sống nô lệ qua kiếp sống của Mị, nhà văn bộc lộ một tấm lòng thương người, chua xót cho số phận con người, và cũng qua đó Tô Hoài đã vạch trần cái bản chất bóc lột giai cấp. Người ta dùng cái thế lực và tiền bạc “cướp người đàn bà đem về trình ma”, thế là người đàn bà cũng bị cái “ma” vô hình trói cả cuộc đời trong nhà ấy. Nếu chẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con, và nếu chồng lại chết, lại phải ở với người đàn ông khác vẫn ở trong nh à ấy. … Phải suốt đời ở trong nhà ấy. Mị đã khổ nhiều rồi, trong cái địa ngục trần gian ấy, lại càng khổ hơn khi phải chấp nhận mình là kiếp trâu kiếp ngựa. Cả những con người cứng rắn, có lẽ không khỏi động lòng khi đọc đến câu “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”… Khổ mà đến “quen” rồi quả thật ý thức con người đã bị tê liệt, đã mất đi cái “yếu tố xã hội” để được xem là con người. Chuỗi ngày cực nhục đã cướp đi của Mị sức sống tài năng cướp đi những thất vọng tuổi trẻ những “lúc hồi hộp chờ đợi người yêu”. Lúc nào và bao giờ cũng thế, công việc cứ giăng trải ra trước mặt Mị, cứ những công việc quen thuộc làm đi làm lại “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp… Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”. Khổ quá, cái khổ cứ chực bóp nát cuộc đời Mị, thế sao Mị không tự tử chết đi cho rồi? Không được bởi “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Mị đành trở lại nhà thống lí”. Cuộc sống trong cái địa ngục khủng khiếp đã bào mòn đi trái tim yêu đời của Mị, giờ đây nó đã trở nên trơ lì, chai sạn. Mị chỉ còn biết vùi đầu vào công việc “lùi 4 lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”. Thế giới của Mị thu vào một “chiếc cửa sổ ô vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Ý thức đã hoàn toàn biến dạng, Mị nhìn ra cuộc đời bằng ô cửa sổ, mà lại chẳng biết gì ngoài ấy thì có phải Mị đã quên mình là con người! Rõ ràng Tô Hoài đã tuân thủ nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực một cách nghiêm ngặt: hoàn cảnh đã tác động vào tính cách Mị. Vợ chồng A Phủ chính là một bản cáo trạng đanh thép kết án những bọn cường hào thống lí và Tô Hoài đã mở rộng tấm lòng mình để bao bọc, che chở, bênh vực cho những người phụ nữ miền núi chịu hai tầng bóc lột. Bức tranh hiện thực được hoàn chỉnh hơn với sự xuất hiện của A Phủ, một chàng trai khỏe mạnh cường tráng, trung thực. Chỉ vì những cuộc ẩu đả thường tình mà A Phủ bị đưa ra xử kiện có phải là vô lí không? Nhưng vấn đề ở chỗ: Người đúng là con dân còn kẻ sai là con quan, hơn nữa, quan lại là người xử kiện. Như thế chẳng biết “công lí” có còn ngự trị nơi công đường? Chỉ biết rằng A Phủ đang là một con chim xoãi cánh trong bầu trời tự do bỗng chốc bị nhốt trong lồng, bị trở thành nô lệ. Dường như cuộc đời A Phủ có lặp lại ít nhiều những biến thái của cuộc đời Mị. Đó là số phận chung cho những người miền núi thời bấy giờ. Nhắc đến tác phẩm, người ta nhắc đến tính hiện thực và giá trị nhân đạo. Hiện thực mà chỉ bằng tố cáo phê phán thì còn khiếm khuyết, “nhân đạo” mà chỉ có yêu và ghét thì chưa phải là nhân đạo. Nhà văn cần phải hiểu nhân vật và tìm ra con đường tất yếu mà nhân vật phải đi. Tính cách nhân vật phát triển theo hoàn cảnh và được Tô Hoài phân tích theo con đường phát triển của tâm lí nhân vật. Thiết nghĩ đây mới là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm. Nhân cách Mị bị tha hóa trong cái địa ngục trần gian là hợp lí, sống cho ra người thì không sống được muốn chết cũng ko chết được. Có phải Mị đã ở cái trạng thái “sống dở chết dở”. Rồi Mị phải quen, phải chịu đựng, và trở nên chai lì như một cỗ máy. Liệu Mị có còn lối thoát? Nếu như có một hoàn cảnh đã làm tê liệt ý thức con người thì sẽ có một hoàn cảnh để vực dậy trong lòng họ một sức sống. Nghe như mơ hồ nhưng đó là sự thực. Dòng nước mắt của A Phủ chính là “hoàn cảnh” đã giúp Mị sống dậy. “Lúc ấy đã khuya.Trong nhà đã ngủ yên Mị trở dậy thổi lửa.Ngọn lửa bập bùng sáng lóe Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở.Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Mị bắt gặp dòng nước mắt ấy và nhớ về mình, Mị cũng phải trói đứng thế kia và Mị cũng khóc “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”. Dòng nước mắt là sự đồng cảm giữa hai con người. Dòng nước mắt của A Phủ đã làm bỏng rát vết thương trong lòng Mị. Tất cả thôi thúc Mị cởi trói cho A Phủ và cả hai người “lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Họ đến lập nghiệp ở Phiềng Sa. Thế rồi chẳng bao lâu sau, cái đồn Tây, lại lù lù xuất hiện, cha con thống lí lại vào ở đó. Trước mắt hai người chỉ còn một sự lựa chọn: trở về kiếp sống nô lệ hoặc chống kẻ thù. Cách mạng rồi sẽ đến với họ và họ sẽ trở thành người của cách mạng. Muốn phân biệt giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là điều không phải dễ. Thực ra, cả hai hòa quyện vào nhau, đan xen vào nhau. Có ghét, nhà văn mới tố cáo bọn thống lí Pá Tra, có thương cảm, nhà văn mới viết được những câu văn đầy 5 xúc động, có hiểu, nhà văn mới đi sâu vào cuộc sống tâm lí con người. Và Tô Hoài có thông cảm với nhân vật lắm mới có thể xét đoán tinh tế cuộc sống tinh thần của Mị. Những ngày tháng đầu tiên ở nhà thống lí Mị cứ khóc có đến hàng tháng, thế rồi định ăn lá ngón để tự tử vì không chịu nhục. Nhưng vẫn cố sống, sống một cách gượng gạo vì chữ hiếu. Mị nghèo vật chất nhưng không nghèo tình thương, lòng Mị vẫn âm ỉ một khao khát sống, khao khát được tự do. Nếu như nhà văn lạnh lùng theo chủ nghĩa hiện thực khách quan thì làm sao nhà văn nắm bắt được cái khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng vẫn “tồn tại đời đời” ấy. Rõ ràng nhà văn Tô Hoài tuân theo chủ nghĩa hiện thực nhưng ông tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghịêt vẫn không thể vùi dập hoàn toàn nhân tính. Hoàn cảnh tác động tính cách nhưng không giết chết tính cách. => Đây là thực trạng đau lòng, cần phải chấm dứt, cân bịnh chạy theo thành tich theo điểm số vô tình đã giết chết cá tính sáng tạo của học trò trong quá trình tạo lập văn bản. Cần phải biết lỗi sai từ các khâu….phân tích đề….xác định trọng tâm đề…phạm vi tư liệu dẫn chứng….bố cục bài làm cần có những luận điểm – luận cứ luận chứng gì….qua trình phân tích dẫn chứng ra sao…. b. THỰC TRẠNG HỌC THUỘC DÀN Ý MẪU. Thực trạng có một số giáo viên bắt học sinh học thuộc một số dàn bài mẫu… đây là điều hoàn toàn có thực trong thực tế. Cách này cũng tương tự như cách bắt học sinh học thuộc lòng văn mẫu…đếm ý cho điểm…theo quan điểm của người chấm. Tiết trả bài này có khá hơn so với tiết….học thuộc lòng văn mẫu…nhưng vẫn sơ cứng ….mới chỉ chú trọng các ý….cách triển khai các ý …và dẫn chứng…CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN- SO SÁNH – PHÂN TÍCH- TỔNG HỢP- BÁC BỎ….PHÂN TÍCH ĐỀ….chưa được chú trọng. VD2: BÀI VIẾT SỐ 7 – LỚP 12 (HỌC KỲ 2) ĐỀ: PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN TRÍCH KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ I/ Tác giả: - Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức. - Từ năm 1965-1970: phục vụ quân đội. - Từ năm 1970-1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. - Từ năm 1978-1988: bắt đầu sáng tác. - Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch. - Đóng góp xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ là soạn kịch. Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. *. Tác phẩm tiêu biểu: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta ... II/ Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: 1. Hoàn cảnh sáng tác: 6 - Tác phẩm được viết năm 1981 và ra mắt công chúng năm 1984, là một vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. - Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 2. Tóm tắt: Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Mọi rắc rối do hồn Trương ba phải mượn xác hàng thịt bắt đầu xảy ra: lí tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ ... mà bản thân Trương Ba thì phải đau khổ, bất lực vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn ra, trong đó, xác hàng thịt khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình. Cùng lúc, cu Tị, con một người hàng xóm ốm nặng, sắp chết. Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba cương quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác cho nhà hàng thịt và chấp nhận cái chết. 3. Nội dung: a/ Các lớp đối thoại và ý nghĩa của chúng: *. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: - Nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, trong sạch phải trú nhờ trong một thân xác thô phàm. - Linh hồn Trương Ba lệ thuộc và bị xác thịt thô phàm điều khiển, lấn át. - Xác hàng thịt tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù, ghê gớm của mình, tìm cách khống chế, ve vãn, kêu gọi hồn Trương Ba thoả hiệp bằng những lí lẽ ti tiện. - Hồn Trương Ba ý thức sâu sắc về sự tha hoá, dằn vặt, đau khổ, tìm cách thoát khỏi xác thịt để tồn tại độc lập. - Xác hàng thịt khẳng định sự thắng thế của mình: “chẳng còn cách nào khác nữa đâu”. - Hồn Trương Ba khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ đê tiện của xác hàng thịt nhưng rồi ngậm ngùi, thấm thía nghịch cảnh của mình và nhập vào xác hàng thịt một cách tuyệt vọng. Hàm ý của đối thoại: - Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải chung sống với sự dung tục và bị dung tục đồng hoá. - Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngự trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch, cao quý của con người. *. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân. - Không chỉ bản thân Trương Ba đau khổ mà còn gây đau khổ cho những người thân yêu. - Vợ Trương Ba đau khổ bỏ đi; con dâu thương cảm, xót thương cho hoàn cảnh của bố chồng; cháu gái phản ứng dữ dội, quyết liệt, không chấp nhận sự tồn tại của ông. - Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba đã lên đến đỉnh điểm. 7 - Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn Trương Ba phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt: “không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần”. => Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách. *. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích: - Hồn Trương Ba không chấp nhận kiểu sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, muốn được là chính mình một cách trọn vẹn. - Đế Thích ngạc nhiên vì những yêu cầu của Trương Ba. - Hồn Trương Ba chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. - Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh. Sau đó Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. - Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị vì đó cũng là một cuộc sống “còn khổ hơn cái chết”. - Đế Thích chấp nhận yêu cầu của Trương Ba với thắc mắc: “con người hạ giới các ông thật kì lạ” . Quan niệm về sự sống: - Đế Thích có cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người. - Trương Ba ý thức sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống: hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. * Màn kết: - Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch. - Hoá thân vào cây cỏ, các sự vật thân thưong để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu. → Thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp, của cuộc sống đích thực. b/ Chủ đề tư tưởng: Thông qua những màn đối thoại của vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đưa ra một quan niệm cao đẹp về cách sống: hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 4. Nghệ thuật: - Xung đột giàu kịch tính. - Ngôn ngữ đắc trưng cho ngôn ngữ kịch. - Sự kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống. - Chất thơ, chất trữ tình bay bổng. c. THỰC TRẠNG RA ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA BỘ Trước sự thay đổi cách thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, yêu cầu cà thầy và trò đều phải thay đổi để kịp thích ứng với tình hình mối. Trong họp tổ chuyên môn đã nhiều lần bàn về vấn đề này. Đã phân công từng giáo viên phải soạn đề- đáp án – tiết trả bài….theo cách ra đề mới theo tinh thần của bộ. Cách ra đề mở thường rất đa dạng. 8 Phần ĐỌC HIỂU có khi được lồng ghép vào câu NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, cũng có khi lồng ghép vào câu NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. Cái hay của cách ra đề này là nhằm kiểm tra năng lực học sinh chống việc học tủ- học lệch- học thuộc lòng văn mẫu hay dàn ý mẫu… tuy nhiên TIẾT TRẢ BÀI VIẾT lại rất khó khăn cho giáo viên và cả học sinh. Phần phân tích đề…phải phân tích các câu….thường từ 2 đến 3 câu….do là đề mở nên phần đọc hiểu….đáp án thường theo chủ quan của người ra đề…Yêu cầu chung của phần ĐỌC HIỂU ở nghị luận xã hội và nghị luận văn học lại mang đặc thù rất khác nhau…đây là điểm mới rất khác so với cấu trúc đề thi Ngữ Văn trước năm 2014. Sau đây là đề thi thử của trường THPT Xuân Thọ. VD3… ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Anh ( chị ) hãy tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn. Câu II. (3,0 điểm) Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a, hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh hoặc chị về nhân vật tôi trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo: “ những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn 9 chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” (Ngữ văn 12 , tập một, NXB Giáo duc) HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Môn: Ngữ văn I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao nặng. Nhờ có người mách bảo, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế con sẽ khỏi bệnh. - Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này. - Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Sự việc thứ hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc (Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là giặc. - Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo. b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II. (3,0 điểm) 10 a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ hiện tượng đề bài yêu cầu nghị luận, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Cần tổ chức bài làm theo định hướng sau: - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập ), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn. - Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. - Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội )...) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng + Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em. + Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện... c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc- hiểu để trình bày cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm kí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kíên thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, thí sinh biết cảm nhận được vốn tri thức, vốn văn hoá và tình cảm với Huế của nhân vật tôi. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật những ý chính sau: 11 Nhân vật tôi trong tác phẩm là một trí thức gắn bó và say đắm sông Hương với kinh thành Huế. Nhân vật đã huy động vốn kiến thức tổng hợp về địa lí, lịch sử, văn hoá,...trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. - Nhân vật tôi nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau: thượng nguồn, trong kinh thành Huế, ra ngoại vi thành phố; từ góc độ địa lí, văn hoá, lịch sử,...kết hợp đan xen điểm nhìn không gian và thời gian... - Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin mà không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca: con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, văn hoá nghệ thuật Tây Ban Nha. + Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ Lor-ca bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái Tượng trưng , Siêu thực + Chi tiết “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: thính giác sang thị giác và thủ pháp lạ hóa tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn Lor-ca. + Hình ảnh tương phản gay gắt: gợi cảnh đấu trường giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua. +“Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” . Đây là hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng: đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc. + Nhạc thơ li-a li-a ... Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” gợi hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút chia ly, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ. + Từ ngữ “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng” gợi lên cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới. - Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở. 12 + Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.  Chi tiết “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”,  Từ ngữ “kinh hoàng”, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”,  Hình ảnh “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du” Thật bất ngờ, hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy, Thanh Thảo lại như nghe và cảm nhận thấy âm thanh tiếng ghi ta trên chặng đường lãng du của Lor-ca. + Từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu, lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng /máu chảy” + Những điệp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu, và bằng hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảy) bằng màu sắc (nâu, xanh biết mấy), bằng liên tưởng (Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt, bầu trời cô gái ấy….). Sự kết hợp ngẫu hứng từ ngữ cũng là sự kết hợp mang tính chất âm nhạc. Đặc biệt, khi tiếng ghita ròng ròng máu chảy, âm nhạc đã thành thân phận: nó là tiếng van vỉ than khóc của trái tim tử thương trong thơ Lor-ca, nó là chính định mệnh nghiệt ngã với Lorca. - Đánh giá: Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có số phận bi tráng của đất nước Tây Ban Nha. c) Cách cho điểm: -Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. -Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. -Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 3. Liệt kê nguyên nhân gây ra vấn đề a. Do cấu trúc Sách giáo khoa- sách giáo viên….dạng bài làm BÀI VIẾT- TRẢ BÀI VIẾT….thiếu nhất quán nên trong tổ chuyên môn Ngữ văn cần phải thống nhất lại cách soạn giảng tiết học này. Theo tôi đây lại là tiết dạy rất quan trọng, giúp ích cho các em rất nhiều trong việc sửa sai. b. Bộ Giáo dục vừa chỉ đạo phải dạy theo chuẩn KIẾN THỨC- KỸ NĂNG…lại vừa thay đổi cách thi nên cách ra đề mở theo đề minh họa của Bộ….lại có những vấn đề nằm ngoài chuẩn….khiến nhiều người lúng túng. Viêc thích nghi với yêu cầu mới càng khó khăn. Đây là sự bất cập khó khăn cho cả người dạy và người học. c. Do chạy theo căn bệnh thành tích có một số giáo viên “dạy tủ’’ bằng cách bắt học trò học thuộc văn mẫu….để đạt điểm cao. Cáh học này rất tiêu cực nhưng lại là có thật, triệt tiêu mất khả năng sáng tạo cả người dạy lẫn người học. Là một thực trạng đau lòng. d. vấn nạn dạy thêm- học thêm tràn lan ở nước ta là một câu chuyện dài hơi…đã xuất hiện từ rất lâu…Dù nhiều cấp đã ban hành nhiều văn bản qui phạm… nhưng trong thực tế vẫn tồn tại. Một số giáo viên dạy thêm thường dạy dàn bài mẫu….cứ thế đếm ý cho điểm….khiến dư luân bức xúc… 13 e. Việc Bộ Giáo dục thay đổi cấu trúc đề thi môn Văn…khiến cho việc học tập làm văn…tiết BÀI VIẾT- TRẢ BÀI VIẾT TÂP LÀM VĂN khiến cho cả người học và người viết đều gặp khó. 4 . GiẢI PHÁP THAY THẾ SOẠN GIẢNG TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN (Mô hình mẫu – giáo án chung cho dạng bài TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN) 1. Mục tiêu cần đạt: Thống nhất cách soạn giảng tiết TRẢ BÀI BIẾT TẬP LÀM VĂN trong sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuẩn KIẾN THỨC- KỸ NĂNG Cập nhật cách ra đề theo cấu trúc mới của bộ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG GV; nhận xét chung ưu - khuyết điểm I. Đề:…… bài làm của lớp ( cách ra đề mới thì thường gồm 2 phần ( dùng phấn màu…gạch chân các từ ngữ ĐỌC HIỂU và LÀM VĂN; lại vừa có quan trọng trong đề …giúp hs dễ phân nghị luận xã hội lẫn nghị luận văn học. tích đề xác định đúng trọng tâm yêu cầu Giáo viên cần cho học sinh là quen với của đề) cách ra đề mới của Bộ.) - Do thời gian làm bài ở lớp là 90 phút mà khi thi Tốt nghiệp là 150 phút… Nên Giáo viên phải vừa đàm bảo câu trúc đề thi… vừa dung lượng không quá tải… II. PHÂN TÍCH ĐỀ 1. Dạng đề….. Câu 1…( thường là phần Đọc hiểu…có thể là Nghị luận xã hội…cũng có khi là GV gợi ý cho hs phân tích lại đề….( đây nghị luận văn học..) là khâu rất quan trọng…giúp hs tư duy đúng hướng…HƯỚNG VĂN BẢN trong Câu 2 ( thường là phần làm văn nghị văn bản học…) luận văn học hoặc dạng đề tổng hợp có cả phần nghị luận văn học lẫn phần -HS phải xác định được dạng đề…NLXH nghị luận xã hội ; có thể có cả phần liên hay NLVH…hay là dạng đề hỗn hợp…có hệ bản thân… cả phần liên hệ bản thân… Trọng tâm của đề là gì? (nếu không xác định được trọng tâm…HS dễ bị lạc đề …tư duy lạc hướng…) Giúp HS xác định các yêu cầu chính- phụ trong trọng tâm của đề…. Yêu cầu về lựa chọn đẫn chứng … 2. +… +… 14 Trọng tâm đề Yêu cầu 1….. Yêu cầu 2…. ……. (cần lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu…quan trọng là phải biết PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG…để phục vụ cho bài làm…TƯ DUY ĐỒNG HƯỚNG …với trọng tâm của đề… GV cần nhấn mạnh lại lỗi phân tích đề… + Vì sao viết lan man xa đề… + Vì sao làm bài bị lệch trong tâm đề… +Vì sao là sai kiểu bài… + vì sao là bài thiếu ý… + Vì sao các ý chưa cân đối về dung lượng….có ý quá dài…có ý quá ngắn… + Vì sao các ý lại thiếu dẫn chứng… + Vì sao chưa phân tích dẫn chứng để làm rõ chủ đề cần hướng tới…dẫn chứng ấy đã tiêu biểu chưa… 3. Phạm vi dẫn chứng ………. ………. ……….. III. SỬA LỖI SAI 1. Lỗi phân tích đề … (lạc đề; xa đề, lệch trọng tâm đề, sai dạng bài, thiếu yêu cầu đề….) ( lỗi phân tích đề….theo câu trúc mới… thường khó hơn so với câu trúc đề trước năm 2014….nên chú trụng vấn đề này … để giáp học sinh xác định được mục tiêu cần đạt…) - Thường các em bị thói quen dùng từ chưa chính xác.VD: biết rồi….biết rùi… -GV chỉ ra các lỗi sai chính tả, viết hoa tùy tiện, viết ký hiệu… Lỗi sai phổ biến là câu các em thường viết dài….GV vừa có VD mẫu sai…cho cả lớp cùng rút kinh nghiệm… vừa cho HS tự tìm VD sai trong bài làm của mình… - Lỗi câu sai ngữ pháp phổ biến là các em thườ ng lầm phần trạng ngữ đứng ở đầu câu…là một câu trúc câu….GV nên ghi VD mẫu lên bảng để sửa…. GV chú ý đến lỗi viết đoạn dài của học sinh….có thể ôn lại đoạn diễn dịch quy nạp - song hành –móc xích - tổng phân hợp…mỗi đoạn văn nên diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn…. 2. Lỗi dùng từ Dùng từ chưa chính xác…. + VD….. Viết hoa tùy tiện +VD…. Viết ký hiệu…., viết từ tiếng Anh thay thế… + VD…. Viết sai chính tả + VD…. 3. Lỗi viết câu Câu dài…gộp nhiều vế câu lộn xộn…. Câu sai ngữ pháp….(dạng câu sai phổ biến là các em thường lẩm trạng ngữ đứng ở đầu câu….là một câu) 15 GV chú ý đến việc tập thói quen cho HS biết vận dụng các phép tu từ… cho ví dụ minh họa…chú ý phân tích tác dung của các phép tu từ… 4. Lỗi viết đoạn văn - Lỗi đoạn dài….gộp nhiều ý lộn xộn … Lưu ý giúp HS phân bố thời lượng diễn đạt dài dòng…(có em viết cả phẩn hợp lý cho từ phần….mở bài và kết bài thân bài là một đoạn văn rất dài gồm 2-3 thường từ 5-10 phút, dành 5 phút đọc lại trang!) sửa lỗi chính tả…. Phần mở bài rất quan trọng…GV cần hướng dẫn cho các em nhiều cách mở bài….nhiều cách tiếp cận vấn đề…tuy 5. Lỗi dùng biện pháp tu từ….(đặc nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau… trưng của phong cách ngôn ngữ văn chương là dùng các biện pháp tu từ… + Dẫn dát vấn đề… như nhân hóa , sao sánh, ẩn dụ….để + Nêu vấn đề… làm cho lời văn thêm sinh động, hấp +Nêu trọng tâm vấn đề một cách khái dẫn gợi cảm…tăng khả năng thuyết quát…. phục…) + Chuyển mạch… viết câu liên kết giữa 6. Bố cục phần mở bài và thân bài…  Tùy dạng bài mà phần thân bài co các ý và chức năng khác nhau , tuy a. Mở bài… nhiên GV phải chốt được các ý cơ bản của dàn bài đại cương phần thân bài…  Chú ý các đoạn d64n chứng , phân tích dẫn chứng; đoạn liên hệ bản thân… Phần kết bài không cần dài dòng….phải chốt lại vấn đề nghị luận. GV cần nhận xét các bài đọc văn mẫu của lớp đề rút kinh nghiệm cả bài hay và chưa hay… b. Thân bài…. Ý 1….tương ứng với đoạn 1 trong phần thân bài…) Ý2…. Ý3… Ý 4… Ý 5… Ý 6… 16 Ý 7… Ý 8… … c. Kết bài…. IV. LUYỆN TẬP 1. Đọc ít nhất 2 bài văn tiêu biểu của lớp…bài hay và cả bài điểm kém…để rút kinh nghiệm… 2.Dựa vào bài sửa viết lại một số đoạn văn .. * GV nhận xét tiết dạy, dặn dò HS chuẩn bị bài mới… 5. Vấn đề nghiên cứu:..SOẠN GIẢNG TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN Theo tôi đổi mới về phương pháp soạn giảng của giáo viên theo dạng bài này là nhằm đổi mới phương pháp làm bài của học sinh theo yêu cầu mới. Quá trình làm BÀI VIẾT của học sinh là QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN (gồm nhiều thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh,nghị luận, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa…..) .Khi trả bài viết…học sinh biết được lỗi sai…sai ở đâu…sai khâu nào…sai cái gì…sửa như thế nào…là điều rất quan trọng. Đề tài này tập trung vào lớp 12…vì gấp rút học để thi tốt nghiệp và thi tuyển Đại học trong năm học 2014-2015, nên các ví dụ mẫu tập trung vào lơp 12. Nhìn tổng thể các bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới lớp 10,11,12 ở bậc học THPT và các bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới lớp 6,7,8,9 ở bặc học THCS và sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở Tiểu học có mối quan hệ TÍCH HỢP ĐỒNG TÂM (một vấn đề thường được nhấn mạnh ở cấp cao hơn). Nên cần dạy các em cách duy hệ thống cách làm bài theo cấu trúc mới. Cho nên cần nghiên cứu kỹ các vấn đề sau: I. Đề:……phải ra theo cấu trúc mới II. PHÂN TÍCH ĐỀ (GV cần dạy kỹ phần kỹ năng phân tích đề, phải nghị luận đúng hướng, tránh lạc đề, xa đề…) 1.Dạng đề…..thường thì có một câu nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn học, chú y phần đọc hiểu… 4. Trọng tâm đề Yêu cầu 1….. Yêu cầu 2…. ……. 5. Phạm vi dẫn chứng ( cần những dẫn chứng gì, từ sách vở hay trong đồi sống, dẫn chứng nào là tiêu biểu, cần phân tích dẫn chứng để phục vụ là sáng tỏ ý chính của luận điểm…) ………. ……….. III. SỬA LỖI SAI 7. Lỗi phân tích đề …(lạc đề; xa đề, lệch trọng tâm đề, sai dạng bài, thiếu yêu cầu đề….) 8. Lỗi dùng từ 17 Dùng từ chưa chính xác…. + VD….. Viết hoa tùy tiện +VD…. Viết ký hiệu…., viết từ tiếng Anh thay thế… + VD…. Viết sai chính tả + VD…. 9. Lỗi viết câu Câu dài…gộp nhiều vế câu lộn xộn…. Câu sai ngữ pháp….(dạng câu sai phổ biến là các em thường lẩm trạng ngữ đứng ở đầu câu….là một câu) 10. Lỗi viết đoạn văn - Lỗi đoạn dài….gộp nhiều ý lộn xộn …diễn đạt dài dòng…(có em viết cả phẩn thân bài là một đoạn văn rất dài gồm 2-3 trang!) 11. Lỗi dùng biện pháp tu từ….(đặc trưng của phong cách ngôn ngữ văn chương là dùng các biện pháp tu từ… như nhân hóa , sao sánh, ẩn dụ….để làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn gợi cảm…tăng khả năng thuyết phục…) 12. Bố cục d. Mở bài… e. Thân bài…. Ý 1….tương ứng với đoạn 1 trong phần thân bài…) Ý2…. Ý3… Ý 4… Ý 5… Ý 6… Ý 7… Ý 8… … f. Kết bài…. 6. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:.. Chọn Bài thi giữa học kỳ 2 của lớp 12 năm học 2014-2015 là giả thiết nghiên cứu, lớp 12A10 (lớp thực nghiệm), 12A2 (lớp đối chứng) C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 A10(34 học sinh) và lớp 12A2(35 học sinh) trường THPT Xuân Thọ. Vì bản thân tôi đang công tác ở đó nên có điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPUD. * Giáo viên: Hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 18 1. Lê Thị Hằng – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A10 (lớp thực nghiệm) 2. Nguyên Thị Thùy Trang – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A2 (lớp đối chứng) * Học sinh: hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ học sinh, giới tính như sau: Số HS các nhóm Tổng số Nam Nữ Lớp 12 A10 34 19 15 (TN) Lớp 12A2 35 20 15 (ĐC) Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12A10(34 học sinh) là nhóm thực nghiệm, lớp 12A2 (35 học sinh) là nhóm đối chứng. Tôi ra đề bài kiểm tra cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động. ĐỀ NÀY PHẦN ĐỌC HIỂU LỒNG VÀO CÂU 2A... và thiết kế GIÁO ÁN THEO MẪU CHUNG Ở PHẦN TRÊN TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài 150 phút ( đề này gồm 1 trang, có 2 câu) Đề: Câu 1 ( 3 điểm) Giáo sư trẻ Ngô Bảo Châu, vừa qua được giải thưởng toán học Fields danh giá. Từ hiện tượng trên, em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam ở thế kỉ XXI. Thế kỉ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Câu 2 (7điểm) Cho đoạn thơ sau: “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người” (Đỗ Trung Quân). a. Cảm nhận của em về đoạn thơ trên . b.Từ ý thơ trên em có suy nghĩ gì về quê hương biển đảo Việt Nam thân yêu . …………………Hết………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM THI VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VĂN 19 Giám khảo hội đồng chấm thi cần lưu ý những điểm sau: Dạng đề mở nên đáp án và thang điểm chỉ mang tính gợi ý định hướng. Khi chấm cần 1. linh hoạt. 2. Chấm kỹ lưỡng và chính xác. Khuyến khích cho điểm cao những bài viết có tư duy độc đáo sáng tạo; cảm thụ tinh tế; văn viết giản dị trong sáng, giàu cảm xúc, kết cấu chặt chẽ bố cục rõ ràng, ý tứ mạch lạc; làm bật được yêu cầu đề. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, làm tròn tới 0,50đ Câu Ý Yêu cầu Điểm 1 * Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Hiểu đúng ý nghĩa vấn đề. - Bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng tiêu biểu. - Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau: 1 Giải thích vấn đề: - “Giáo sư trẻ Ngô Bảo Châu, vừa qua, được giải thưởng toán học Fields danh giá”: + Giáo sư trẻ Ngô Bảo Châu Sinh ngày 28/6/1972 tại Hà Nội. là nhà Toán học nổi tiếng với công trình chứng minh bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông là người Việt Nam đầu tiên dành được huy chương Fields vào ngày 19/8/2010. Năm 2005, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước Việt Nam phong học hàm Giáo sư khi 33 tuổi. + Giải thưởng toán học Fields được trao cho bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì đại hội quốc tế của (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU) được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà Toán học Canada John Chảles Fields lần dầu được trao vào năm 1936, bị gián đoạn suốt thế chiến thức hai, sau đó được trao đều đặn từ năm 1950. - Tuổi trẻ Việt Nam ở thế kỉ XXI là khoảng thời gian tính từ năm 2001 đến hết năm 2100, nghĩa là bằng 100 năm. Tuổi trẻ Việt Nam ở thế kỉ này được tiếp bước và kế thừa tiến trình hiện đại hóa ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. - Nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa: + Nền kinh tế tri thức: Khái niệm kinh tế tri thức manh nha từ đầu những năm 60 của thế kỉ trước bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Cho đến nay người ta thống nhất như sau: “Nền Kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, xã hội, bao gồm truy cập vào kho tri thức toàn cầu đồng thời làm chủ và sáng tạo tri thức mới cần thiết cho riêng mình”. + Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. - Ý nghĩa vấn đề: Sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng toán 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan