Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán lớp 1...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán lớp 1

.DOC
25
111
68

Mô tả:

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 1 **************************** 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cũng như các môn hoc khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lô - gích và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao. Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là lớp 1, các em vừa kết thúc lứa tuổi vui chơi của mình mà bước vào học tập, vừa học, vừa chơi. Vì thế, việc tổ chức trò chơi cho các em trong những giờ học là việc làm không thể thiếu, nó có vai trò vô cùng quan trọng phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt, trong giờ học toán, việc tổ chức trò chơi cho các em bên cạnh việc gây hứng thú, phấn khởi học tập cho học sinh mà còn mục đích cao hơn đó là giúp cho các em khắc sâu kiến thức, góp phần đạt hiệu quả cao trong giờ học toán.Tổ chức trò chơi giúp các em hoà nhập với tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi, ham chơi, ham học, giúp các em linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống. Vì thế việc tổ chức trò chơi toán học là việc làm cần thiết và quan trọng. Qua quá trình điều tra, theo dõi thực trạng việc tổ chức trò chơi học Toán ở trường mình, tôi thấy việc tổ chức trò chơi cho học sinh trong các giờ học toán còn nhiều bất cập, chưa thực sự được quan tâm đúng mức đôi khi người giáo viên sợ mất thời gian, ngại tìm tòi sáng tạo và tổ chức trò chơi. Hình thức tổ chức trò chơi còn nghèo nàn, chưa phong phú. Học sinh chưa mạnh dạn khi tham gia chơi. Nhiều em trong quá trình chơi chưa nhiệt tình, còn đứng ngoài cuộc. -1- Chính vì những lý do nêu trên mà từ đó tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 1” nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 1.2.1 Mục tiêu của đề tài: - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học toán cho học sinh lớp 1 theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, một môn học được coi là khô khan, vì vậy việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. 1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình sách giáo khoa Toán 1. - Nghiên cứu phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho học sinh trong giờ học toán lớp 2. Áp dụng thực tiễn trò chơi theo từng bài, từng phần của nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 1. - Soạn giáo án một bài với việc áp dụng trò chơi cho một giờ học cụ thể. - Đề xuất những ý kiến riêng về việc tổ chức trò chơi Toán học và những biện pháp giảng dạy có hiệu quả khi sử dụng trò chơi trong dạy học Toán lớp 1. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Thanh Tân 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Toán 1, sách giáo viên Toán 1, sách Trò chơi toán học nói chung … 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đó sử dụng các phương pháp sau: 1.5.1. Nghiên cứu tài liệu: - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục ... có liên quan đến nội dung đề tài. - Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Toán tuổi thơ, giúp em vui học toán. 1.5.2. Nghiên cứu thực tế: - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học. - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án sau đó thông qua các tiết dạy) để kiểm tra tính khả thi của đề tài. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận: Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn toán có khả -2- năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lô-gích, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn: - Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan cũng chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể cũng thấp con trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá nhiều và ở môi trường thiếu dưỡng khí. - Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập. - Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh. - Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ ... để củng cố khắc sâu kiến thức. 2.2.2. Thành công, hạn chế: Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, lớp mà các em vừa mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Vì ở lứa tuổi mẫu giáo, các em được học theo cách vui chơi là chủ yếu cũng yêu cầu về kỷ luật học tập và kết quả học tập không đặt ra nghiêm ngặt đối với mỗi em. Lên đến lớp 1 thì yêu cầu đó đặt ra là thường xuyên đối với các em ở tất cả các môn học. Như vậy nói về cách học, về yêu cầu học thì trẻ lớp 1 gặp phải một sự thay đổi đột ngột mà đến cuối năm lớp 1 các em mới quen dần với cách học đó. Do vậy giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo. Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi ... hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm ... nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó nhiều thời gian vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các em trong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi. Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học. 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu: -3- Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định từ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đó học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đó học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi. 2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Chính vì thế chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 nhằm giúp các em ngày càng hoàn thiện về nhân cách. Chơi là một yêu cầu mang tính sinh học của trẻ em nhất là đối với lứa tuổi mẫu giáo và lứa tuổi học sinh lớp 1. Có thể nói, nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Chính vì lẽ đó mà trong mọi giờ học, mọi tiết học, ở tất cả các môn nói chung và môn Toán nói riêng đều phải thiết kế trò chơi vào trong từng tiết học nhằm khắc sâu kiến thức cũ, giới thiệu kiến thức mới. Trò chơi trong giờ học được xem như nội dung, phương pháp, phương tiện để giảng dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Trong quá trình chơi, đã xây dựng cho các em tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo… góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Khi tham gia trò chơi các em vận dụng kiến thức đã học, vận dụng trí thông minh và sự sáng tạo của mình để khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó người giáo viên có cơ hội động viên, khích lệ học sinh hăng say học tập tham gia chơi nhiệt tình, từ đó tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái vì trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”. Như vậy, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. 2.3. Giải pháp, biện pháp: 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Căn cứ nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có, giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học Toán. Giáo viên phải thật đặc biệt chú ý xác định rõ mục đích học tập của trò chơi. Để phục vụ cho bài giảng hoàn thành tốt, giáo viên cần soạn cả các bước tổ chức trò chơi cho học sinh ngay trong bài soạn. Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau: a. Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán: * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 1 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục -4- + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh * Cấu trúc của trò chơi học tập: + Tên trò chơi + Mục đích: Nêu ra mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi: Chỉ ra quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi: Cần chỉ ra số người tham gia trò chơi. + Nêu lên cách chơi b. Cách tổ chức trò chơi: Thời gian tiến hành: thường từ 3 - 5 phút - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: + Nêu tên trò chơi + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu ra luật chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi - Chơi thật - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Đánh giá kết quả: Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi giáo viên phải thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái không chính xác hoặc không công bằng. Vì vậy đã làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với học sinh Tiểu học, các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn) sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham gia chơi một cách thích thú đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, sự ham học hỏi nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hoàn thiện được. 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy học Toán học lớp 1 là: + Cấu trúc chương trình sách giáo khoa toán lớp 1 gồm 4 phần: - Số học và các yếu tố đại số - Đại lượng và đo đại lượng. -5- - Yếu tố hình học - Giải toán có lời văn. + Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi được áp dụng cho các dạng bài: a. Số học: * Các số đến 10: Có hai giai đoạn: + Trước khi học số. + Các số đến 10. a.1. Trước khi học số (3 tiết ) Bài: Nhiều hơn, ít hơn. - Học sinh nhận biết được hai tập hợp bằng nhau thông qua phép tương ứng 1- 1. - Qua đó giúp học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng đồ vật, biết cách sử dụng các từ “ nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh về số lượng. * Ví dụ: Trò chơi: Nhiều hơn - ít hơn. + Mục đích - Học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. - Học sinh biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn trong khi chơi. + Chuẩn bị: 3 cái bảng, 5 viên phấn, tranh vẽ 4 quyển vở và 3 cái bút (5 cái bút để làm phần thưởng) + Cách chơi: GV chia lớp làm ba nhóm: - Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Các nhóm nhìn nhanh nêu nhanh xem nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào có số lượng ít hơn. - Giáo viên đưa tranh vẽ: Một bên có 4 quyển vở, một bên có 3 cái bút ( cách vẽ tương ứng 1-1). Học sinh nêu nhanh xem vở nhiều hơn bút hay bút nhiều hơn vở. + Tổng kết trò chơi: Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì nhóm đó thắng. Giáo viên khen thưởng học sinh nêu nhanh (có thể khen thưởng bằng vật thật như trong trò chơi: quyển vở, cái bút) Bài: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác: - Giới thiệu cho học sinh nhận dạng tổng thể của các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Thông qua các bài này còn dùng cho việc dạy số học ( làm đồ dùng trực quan ). - Giúp cho học sinh nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Học sinh nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác từ các vật thật. * Ví dụ: Trò chơi 1: Ai nhanh hơn + Mục đích: Nhằm củng cố cho bài hoc: Giúp học sinh nhận biết và đọc tên được các hình vuông, hình tròn và hình tam giác. Từ đó nhận biết các hình này qua vật thật. + Chuẩn bị: 5 hình vuông, 5 hình tròn, 5 hình tam giác. + Cách chơi: - Giáo viên gắn lên bảng 5 hình vuông, 5 hình tròn, 5 hình tam giác. - Gọi 3 học sinh lên bảng nêu rõ nhiệm vụ: mỗi em chọn 1 loại hình: HS1: chọn hình tam giác. HS2: chọn hình vuông. HS3: chọn hình tròn. -6- - Học sinh thi đua chọn nhanh các hình theo nhiệm vụ được giao. + Tổng kết trò chơi: Giáo viên cùng cả lớp phân thắng - thua, khen thưởng bạn chọn nhanh 1 tràng vỗ tay, phạt bạn thua bằng 1 bài hát. Trò chơi 2: Nắm tay nhau xếp hình. + Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nhận dạng và tạo dựng biểu tượng về các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác. + Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào. + Cách chơi: Chia lớp làm hai dãy. Mỗi dãy cử 1 nhóm có nhiều hơn 5 bạn lên chơi. Giáo viên gọi tên của một hình nào đó, chẳng hạn hình tam giác ( hoặc hình vuông, hình tròn ). Mỗi nhóm cân nhắc xem nên chọn bao nhiêu người là đủ để có thể xếp được thành hình tam giác ( hoặc hình vuông, hình tròn ) người này nắm tay người kia để tạo thành hình mong muốn. + Cách tính điểm: - Nhóm nào chọn số người hợp lí cho mỗi hình theo yêu cầu được 10 điểm. - Nhóm nào xếp nhanh và xếp đẹp thì được 20 điểm - Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc. a.2. Các số đến 10: a.2.1. Các số 1; 2; 3; 4; 5. - Hình thành khái niệm ban đầu về số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 ( mỗi số đại diện cho 1 lớp các nhóm đối tượng có cùng số lượng ). - Học sinh biết đọc và viết các số: 1; 2; 3; 4; 5. - Nhận biết số lượng các nhóm số có: 1; 2; 3; 4; 5 đồ vật và thứ tự của các số 1; 2; 3; 4; 5. * Ví dụ: Trò chơi: Ai đúng, ai sai: + Mục đích: Học sinh đọc, viết , sắp thứ tự các số từ 1 đến 5. Nhận biết được số lượng các nhóm có 1; 2; 3; 4; 5 đồ vật. + Chuẩn bị: Các tấm bìa vẽ 1; 2; 3; 4; 5 chấm tròn, mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ đồ dùng thực hành Toán. + Cách chơi: ( 3 lượt chơi ) - Giáo viên chia lớp làm các nhóm 4 học sinh. - Giáo viên giơ tấm bìa có vẽ 1; 2; 3; 4; 5 chấm tròn. - Các nhóm bàn nhanh chọn số tương ứng với số chấm tròn mà giáo viên đưa . + Tổng kết trò chơi: Trong 3 lượt chơi nếu nhóm nào chọn số nhanh và đúng nhiều hơn thì nhóm đó thắng. - Giáo viên tuyên dương nhóm thắng và khen tinh thần tham gia chơi của các nhóm. a.2.2. Các số: 6; 7; 8; 9; 10; 0. - Học sinh biết đọc, viết các số 6; 7; 8; 9; 10; 0. So sánh các số - Vị trí các số trong dãy số từ 0 đến 10 - Sắp thứ tự các số theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. *Ví dụ: Trò chơi: Thi vượt dốc. + Mục đích: Củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10. + Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn hai hình vẽ như sau: -7- 1 9 3 0 4 3 8 0 2 7 6 5 2 8 6 5 9 4 - 12 miếng bìa nhỏ, trong đó 5 miếng viết dấu “>” , 3 miếng viết dấu “=” và 4 miếng viết dấu “<” + Cách chơi: - Hai bạn đại diện cho hai tổ cùng chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và giám sát. Mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp (>; <; =) gắn vào các ô trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được đỉnh dốc. + Cách tính điểm: - Bạn nào lên được đỉnh dốc trước thì người đó thắng cuộc. - Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà điền dấu không đúng hết thì ta tính số bậc ( điền đúng) của cả hai đội để lựa chọn. - Đội thắng cuộc được thưởng 1 tràng pháo tay. Đội thua cuộc thì phải hát tặng các bạn 1 bài hát. * Lưu ý: - Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều bài học nội dung khác nhau (so sánh và sắp thứ tự trong phạm vi 100) ta chỉ cần thay các số bằng các số khác phù hợp là được. - Giáo viên có thể thay đổi các số trên hình vẽ để cho các nhóm khác nhau chơi. * Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Bài: Phép cộng trong phạm vi 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Phép trừ trong phạm vi: 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Số 0 trong phép cộng. Số 0 trong phép trừ. - Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. ( phép trừ như phép toán ngược của phép cộng) - Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. *Lưu ý: Những bài tập phần này tương tự như nhau. Do vậy giáo viên có thể nêu bài tập thành các trò chơi, một trò chơi trong phần này có thể áp dụng cho nhiều tiết học. *Ví dụ: Trò chơi: Tam giác kỳ lạ + Mục đích: Luyện tập làm tính trong phạm vi 6. + Chuẩn bị: Vẽ sẵn hình như sau: -8- - 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5 Bao nhiêu bạn( nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu tranh vẽ và bộ số nêu trên. + Cách chơi: Có thể chơi theo cá nhân hoặc chơi theo nhóm. Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong hình tam giác nêu trên sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh đều được kết quả là 6. + Tổng kết trò chơi: Giáo viên tuyên đương những học sinh ( nhóm) làm nhanh và đúng +Đáp án có thể: 1 3 2 5 4 0 Trò chơi : Bác đưa thư (áp dụng dạy các bảng cộng, bảng trừ) Cụ thể: Dạy bài: phép trừ trong phạm vi 9 + Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 9. Kết hợp với thói quen nói “cảm ơn” khi người khác giúp một việc gì đó. + Chuẩn bị: - Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số: 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7, 8 là kết quả của các phép trừ để làm số nhà. - Một số phong bì có ghi phép trừ trong bảng: 9 – 6; 9 – 5; 9 – 3; 9 – 2… - Một tấm các đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện” + Cách chơi: - Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi em 1 thẻ để làm số nhà. + Một em đóng vai “Bác đưa thư” ngực đeo “Nhân viên Bưu điện” tay cầm tập phong bì. + Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói: Bác đưa thư ơi Cháu có thư không? Đưa giúp cháu với Số nhà . . . là 8 Khi đọc đến câu cuối cùng “ số nhà .... là 8” thì đồng thời em đó giơ thẻ ghi số 8 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “ Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “9 - 1” giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà khác. -9- Nếu “Bác đưa thư” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. Trò chơi: Ong đi tìm nhuỵ (Trò chơi có thể áp dụng vào các bảng +, - ) Cụ thể Tiết 63: Luyện tập về bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 + Mục đích: - Củng cố kỹ năng tính nhẩm trong phạm vi 10 - Rèn tính tập thể + Chuẩn bị: - 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. 5 7 8 6 9 + 10 chú Ong trên mảnh ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 9-3 4+5 10 - 5 10 - 3 0+8 + Phấn màu - Cách chơi: + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không? - 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong cùng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. Trò chơi: Truyền điện (Tiết 81; 82; 83; 84….) + Mục đích: - Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ dạng: 14 + 3 ( hoặc 17 – 7; 17 - 3 ) - Luyện phản xạ nhanh ở các em + Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào - 10 - + Cách chơi: - Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “12” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “cộng 5” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 17”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “12” truyền cho B, mà B nói cộng “9”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý: + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ. + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng, trừ trong phạm 10 ) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: 1 em hô to “5 + 2” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả “bằng 7”. Hay “17 - 7 ” truyền vào bạn tiếp theo nữa “bằng 10”. + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi : Ai nhiều điểm nhất (Tiết 112; 113: Luyện tập) + Mục đích: + Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số không nhớ trong phạm vi 100 + Tập cho học sinh cách đánh giá + Chuẩn bị: + 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2 + Một số bông hoa cắt bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như: 25 + 64 18 + 20 45 + 30 6 + 32 12 + 35 53 + 21 34 + 14 37 + 12 5 + 10 4 + 40 + Phấn màu + Đồng hồ đo thời gian + Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký. - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả. + Cách tính điểm : - Mỗi phép tính đúng được 10 điểm - Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc. * Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn. - 11 - Trò chơi 10: Tìm lọ cho hoa (Tiết 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ) + Mục đích: + Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100. + Rèn tính tập thể cao + Chuẩn bị: + 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm. + 10 chiếc lá xanh, có gắn nam châm mặt sau 6 5 23+ 42 68 - 3 57-23 11 + 23 3 4 15+50 84 - 50 10+24 25+40 71+14 76 - 42 88 - 23 + Cách chơi: + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em + Gắn 2 bông hoa và những chiếc lọ lên bảng rồi giới thiệu. Có 2 bông hoa mà nhị của nó là kết quả phải chọn nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả ở nhị hoa và gắn vào cành hoa của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật đúng, thật đẹp. - 2 đội xếp hàng một, khi nghe hiệu lệnh cả 2 đội bắt đầu chơi. Đội nào nhanh, đúng thì sẽ là đội thắng cuộc. Sau khi đó chấm phân đội thắng - thua, Giáo viên chỉ vào chiếc lá và hỏi: + + 11+23 88-23 : Tại sao con gắn lá này cho hoa? Để học sinh trả lời : Nếu các con gắn chiếc lá này các con sẽ gắn vào bông hoa nào? - 12 - b. Đại lượng và đo đại lượng - Giới thiệu về đơn vị đo độ dài xăng - ti - mét ( cm): Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăng - ti - mét. Tập đo và ước lượng đo độ dài. - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: Tuần, lễ, ngày trong tuần. Bước đầu làm quen với đọc lịch ( lịch hàng ngày ), đọc giờ đúng trên đồng hồ ( Kim chỉ phút chỉ vào số 12 ). b.1.Độ dài và đo độ dài: - Học sinh có khái niện ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng - ti - mét ( cm ) - Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị đo là cm trong các trường hợp đơn giản. - Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước cạnh chia từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. + Khi dạy các dạng bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi qua đồ dùng trực quan: *Ví dụ: Trò chơi: Bác nông dân giỏi: + Mục đích: Học sinh biết dùng thước chia cm để đo đoạn thẳng. + Chuẩn bị: 3 tờ bìa hình chữ nhật mặt sau có bông hoa điểm 10, 3 thước thẳng chia cm. + Cách chơi: - Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại diện 1 bạn tham gia chơi. - Giáo viên treo tờ bìa đã định kích thước và nói: Một bác nông dân được hợp tác xã chia cho một mảnh vườn hình chữ nhật nhưng chưa rõ kích thước là bao nhiêu. Em hãy giúp bác ấy đo lại thửa ruộng nhà mình. - Học sinh dùng thước đo các cạnh mảnh vườn ( tờ bìa ). + Tổng kết trò chơi: Tuyên dương, khen thưởng cho học sinh đo nhanh và chính xác tờ bìa có bông hoa điểm 10 đó. b.2.Các ngày trong tuần lễ: Đồng hồ, thời gian ( giờ ) - Cho học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian: Ngày, tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày. - Biết gọi tên các ngày trong tuần - Biết đọc thứ, ngày, tháng trên lịch hàng ngày. - Bước đầu làm quen với lịch học tập ( công việc của cá nhân ) trong tuần. - Học sinh làm quen với lịch đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ. - Có biểu tượng ban đầu về thời gian. *Ví dụ: Trò chơi: Giờ nào việc nấy. + Mục đích: Luyện tập về đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn ra các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. + Chuẩn bị: Mỗi học sinh có một tấm thẻ hai mặt xanh và đỏ. + Cách chơi: Giáo viên là người quản trò. - Giáo viên hô: “ 6 giờ sáng….thức dậy” “ 9 giờ sáng….ăn cơm tối” “ 7 giờ sáng…. đi học” “ 3giờ chiều…..ăn cơm sáng” - Cả lớp lắng nghe và giơ thẻ mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu thấy sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ được nhắc nhở, cả lớp được dịp cười vui. Chẳng hạn, với câu: “ 9 giờ - 13 - sáng….ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ là bị nhắc nhở. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nhiều lần. Trò chơi: Thứ mấy? Ngày mấy? Tháng mấy? + Mục đích: - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng được ứng dụng trong đời sống. + Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị 2 bảng kẻ sẵn như sau: Hôm qua Hôm nay Ngày mai Thứ Ngày Tháng Thứ Ngày Tháng Thứ Ngày Tháng Hai 28 1 Tư 27 3 Sáu 19 7 Năm 12 11 Ba 5 9 + Cách chơi: - Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn chơi theo kiểu “ tiếp sức” - Khi giáo viên bắt đầu tính giờ thì treo 2 bảng kẻ sẵn và yêu cầu mỗi đội cử lần lượt từng bạn lên, điền thông tin vào từng hàng cho hoàn chỉnh trong vòng 5 hoặc 7 phút. Nếu đội nào xong trước và điền đúng hết các hàng thì thắng cuộc. Ở dưới không được nhắc, chỉ cổ vũ, nếu bên nào nhắc thì bị trừ điểm. Bạn ở trên chưa về chỗ thì bạn ở dưới không được lên, nếu chạy lên là phạm quy và cũng bị trừ điểm. *Lưu ý: Trò chơi này có thể tổ chức chơi cả lớp thi đua giữa các cá nhân ( phô tô cho mỗi học sinh 1 bản ), cô giáo sẽ khen thưởng 3 cá nhân xong sớm nhất. Trò chơi : Thi quay kim đồng hồ (Tiết 120 - 121: Bài: Thực hành trang 165) + Mục đích: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ + Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ + Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) + Lần thứ nhất: gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc quay sai bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ 2: Các đội lại thay người chơi khác + Cứ chơi như vậy 8 – 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. * Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (giờ không phải nghĩ lâu ) để khi hô: 6 giờ sáng, 4 giờ chiều, 7 giờ tối, 5 giờ sáng, 10 giờ đêm, 12 giờ trưa…. c. Yếu tố hình học. - Bước đầu nhận dạng về hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, đoạn thẳng, - Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, ghép các hình. - Học sinh biết vẽ hình qua các điểm, đoạn thẳng. - 14 - - Có biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn, từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng qua đặc tính dài - ngắn của chúng. - Biết so sánh độ dài các đoạn ( trực tiếp hoặc gián tiếp ) - Học sinh nhận ra và nêu đúng tên các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Bước đầu nhận ra hình ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác thông qua các vật thật vì sang phần này học sinh chỉ nhận biết trực quan qua các hình vẽ cụ thể, cho nên trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên nên tổ chức các trò chơi đơn giản. Để sử dụng trò chơi khi dạy phần này tôi thường cho học sinh chơi các trò chơi sau: Trò chơi: Câu trả lời đúng. + Mục đích: Học sinh biết tìm số lượng hình tam giác, hình vuông. + Chuẩn bị: Tờ bìa có vẽ 2 hình: 1 tam giác và 1 hình vuông: + Cách chơi: - Giáo viên chia lớp làm các nhóm 4 học sinh. - Giáo viên treo tờ bìa có vẽ hình như trên và nêu: “ Bạn Lan nói hình trên có 6 hình tam giác và 5 hình vuông. Hỏi bạn Lan nói có đúng không?” - Giáo viên đếm từ 10 đến 0 nếu nhóm nào có câu trả lời nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc chơi. *Lưu ý: Trong khi giáo viên đếm mà nhóm nào giơ tay hoặc nêu thì nhóm đó phạm luật và bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi: Bạn nào nhanh trí. + Mục đích: - Củng cố biểu tượng về hình vuông. - Rèn luyện trí tưởng tượng. +Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 12 que diêm . Giáo viên vẽ sẵn hình lên bảng. - 15 - + Cách chơi: - Có thể chơi theo cá nhận hoặc chơi theo nhóm. - Mỗi bạn ( nhóm ) xếp 12 que diêm như hình mẫu trên bảng. - Giáo viên ra lệnh: “ Hãy thay đổi vị trí 3 que diêm để có 3 hình vuông bằng nhau”. - Học sinh thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên. - Bạn ( nhóm ) nào làm xong trước bạn ( nhóm ) đó thắng cuộc. *Lưu ý: Trò chơi này giáo viên có thể thay đổi hiệu lệnh: “Hãy xếp lại 4 que diêm để có 3 hình vuông bằng nhau”. Đáp án có thể: +Thay đổi vị trí 3 que diêm + Thay đổi vị trí 4 que diêm: d. Giới thiệu bài toán có lời văn. - Giải các bài toán bằng 1 phép tính cộng, trừ. Chủ yếu các bài toán thêm, bớt một số đợn vị. - Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn. + Tìm hiểu bài: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Giải bài toán: Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi. + Trình bày bài giải ( lời giải, phép tính, đáp số ) - Bước đầu tập cho học sinh tự giải bài toán. - Giúp học sinh củng cố kỹ năng giải và thực hiện bài giải toán có lời văn. * Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh, giúp các em dựa vào mô hình tranh, ảnh để tự lập bài toán. Trò chơi: Con vật nhà em (Tiết: Giải bài toán có lời văn – trang 117, Luyện tập – trang 121, 122, 150, 151, … + Mục đích: Rèn kỹ năng đọc, hiểu tóm tắt đề toán và giải bài toán có lời văn + Chuẩn bị: - Một số tranh con vật: gà, ngan, ngỗng, thỏ (tranh nhỏ) - Một số thẻ ghi tóm tắt đề toán ở mặt trước và đáp số ở mặt sau - Sân chơi: vẽ các ô, mỗi ô đặt 1 thẻ theo thứ tự sơ đồ dưới đâ - 16 - Gà: 5 con Ngan: 4 con Có tất cả : … con ? Ngỗng đẻ : 5 trứng Ngan đẻ : 2 trứng Có tất cả:… trứng ? 1 2 Trong chuồng có: 10 con Thỏ trắng : 4 con Thỏ nâu: …con ? 3 Mẹ mua 2 gà, 5 ngỗng và 3 thỏ. Mẹ mua tất cả: ... con ? 4 + Cách chơi: Giáo viên lần lượt cho các em chơi Các em lần lượt bước vào từng ô. Bước vào ô nào phải giải miệng đề toán trong ô đó. Sau đó đọc to đáp số của bài toán. Chẳng hạn ô thứ nhất em đó phải nhẩm: Có tất cả là: 5 + 4 = 9 con rồi nói to “Đáp số 9 con” sau đó lật mặt sau của tấm thẻ để kiểm tra đáp số. Nếu đúng thì bước tiếp sang ô thứ hai. Nếu sai thì em đó bị loại và em khác lên chơi. + Cách tính điểm: Nếu mỗi ô đúng thì được thưởng một con vật. Riêng ô cuối cùng giải đúng được thưởng 2 con. Sau cuộc chơi nếu ai được nhiều con vật nhất thì người đó sẽ thắng cuộc. * Lưu ý: Sau mỗi em chơi giáo viên có thể đổi các thẻ để có đề toán khác. e. Các bài ôn tập cuối năm - Giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức đã được học từ đầu năm, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khoá. - Cấu tạo số trong phạm vi 10, 100. - Củng cố phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, 100 (không nhớ ). Mối quan hệ phép cộng và phép trừ. - Khắc sâu các biểu tượng về hình vuông, hình tròn, hình tam giác, nối các điểm cho trước, vẽ và đo đoạn thẳng có đơn vị cm. - Củng cố giải toán có lời văn về thời gian: Ngày, giờ. + Khi dạy các bài này tôi thường sử dụng 1 số trò chơi sau: Trò chơi: Thi đếm cách 2. + Mục đích: Giúp học sinh nhớ lại về thứ tự các số, sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần, giảm dần. Luyện tập giúp học sinh cộng nhẩm với 2, trừ nhẩm đi 2. + Chuẩn bị: Không cần đồ dùng nào. + Cách chơi: Cho học sinh đứng vòng tròn. Một học sinh bắt đầu đếm 2, theo chiều kim đồng hồ, học sinh tiếp theo đếm 4, học sinh tiếp theo đếm 6…Cứ như thế cho đến hết khi có lệnh dừng. Chẳng hạn: Lệnh dừng ở số 32 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ học sinh lần lượt đếm 30, 28, 26… khi có lệnh dừng hoặc đến số 0 thì lại đổi chiều đếm. + Tổng kết trò chơi: Học sinh nào đếm sai phải nhảy lò cò. *Lưu ý: Trò chơi này có thể chuyển thành trò chơi đếm cách 3, cách 4… - 17 - Trò chơi: Rồng rắn lên mây + Mục đích: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ: củng cố các bảng cộng trừ trong phạm vi 10. + Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các phép tính cộng, trừ trong các bảng đã học. + Cách chơi: Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng. - Em cất tiếng hát : “ Rồng cuốn lên mây Rồng cuốn lên mây Ai mà tính giỏi về đây với mình” - Sau đó, em hỏi: “ Người tính giỏi có nhà hay không?” - Một em học sinh bất kỳ trả lời: “Có tôi! Có tôi!” - Em làm đầu rồng ra phép tính đố, ví dụ: “ 4+3 bằng bao nhiêu?” - Em tính giỏi trả lời ( nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng. Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn dần các bạn lên mây. * Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Trò chơi: Cùng leo dốc (áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm) + Mục đích : - Luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đó học + Chuẩn bị : - 2 bảng phụ hoặc 2 tờ bìa cứng ghi nội dung như sau - Phấn màu hoặc bút dạ 90 - 40 = 0 + 27 = 52 - 41 = 34 + 45 = 76 - 45 = 16 + 3 = 87- 56 = 24 + 5 = 34 - 11 = 23 + 14 = 69 - 30 = + Cách chơi: - Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 5 em lên bảng, có nhiệm vụ điền kết quả vào các phép tính. Khi nghe hiệu lệnh “ Bắt đầu” 2 đội bắt đầu nhẩm nhanh rồi ghi kết quả vào từng phép tính một, em này điền xong thì lại đến em khác, từ dưới lên: cứ như vậy đội nào leo lên dốc “ 90 - 40” trước là đội đó thắng cuộc. - Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà làm không đúng hết thì ta tính số bậc ( làm phép đúng) của cả hai đội để lựa chọn. - 18 - - Đội thắng cuộc được thưởng 1 tràng pháo tay. Đội thua cuộc thì phải hát tặng các bạn 1 bài hát. * Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều bài học nội dung khác nhau ta chỉ cần thay các phép tính phù hợp là được. Trò chơi: Hỏi hoa đoán chủ (áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm) + Mục đích: Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, kỹ năng giải toán. + Chuẩn bị: + Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn: Em hãy đọc bảng cộng trong phạm vi 6. Em hãy đọc bảng trừ trong phạm vi 7. Tính xem tổ em có bao nhiêu bạn biết rằng có 5 bạn nam và 4 bạn nữ. Kim ngắn chỉ số 3. Kim dài chỉ số 12. Hỏi là mấy giờ? Vẽ lên bảng đồng hồ chỉ 9 giờ sáng. + Đồng hồ. + Phần thưởng. + Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được nhận một phần thưởng. Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm. 2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Trong từng tiết dạy môn toán, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau: - Các trò chơi phải phù hợp với bài dạy và cung cấp được đầy đủ kiến thức cho học sinh đồng thời phải gây cho học sinh sự hứng thú khi tham gia các trò chơi để tăng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. - Sử dụng tranh ảnh phải hấp dẫn lôi cuốn học sinh. - Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu. - Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài dạy. - Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng học toán của học sinh và giáo viên. 2.3.4. Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp: Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhằm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là tối ưu, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh mình học ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học: 2.3.4.1. Phương pháp đàm thoại, vấn đáp. Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện kiến thức cần ghi nhớ. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu. Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinh từng bước một. - 19 - 2.3.4.2. Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh. Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động để gọi các em thường xuyên tham gia vào các trò chơi. Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn đối với học sinh trung bình tôi nhẹ nhàng an ủi động viên. Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn màu, cây bút đẹp vv… để các em thích thú và cố gắng hơn. 2.3.4.3. Phương pháp học nhóm. Như đã nói ở trên, tôi cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tâp ở lớp. 2.3.4.4. Phương pháp tổ chức các trò chơi Trong giờ học, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia. Phương pháp tổ chức các trò chơi nhằm hỗ trợ cho học sinh nắm vững kiến thức mới và hỗ trợ cho sự phát triển tư duy của học sinh là “vui mà học học mà vui”. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng lúc, không đúng mức độ sẽ lạm dụng phương pháp trò chơi do đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của học sinh. 2.3.4.5. Phương pháp nhận xét nêu gương. Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để dẫn dụ các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp. VD: Bạn Băng, bạn Bảo học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ học bài và học rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng học bài và luyện tập thêm để ngày càng tốt hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng học nhiều như các bạn. 2.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Giáo án dạy thực nghiệm Môn: Toán Bài: Phép trừ dạng 17 – 3 I. Mục tiêu: - Kiến thức: + BiÕt lµm tÝnh trõ (kh«ng nhí) trong ph¹m vi 20. + BiÕt trõ nhÈm d¹ng 17 - 3 + HS c¶ líp lµm bµi 1 ýa, 2( cét 1,3), 3 phÇn 1. HSKG lµm hÕt c¸c bµi tËp. - Kĩ năng: Rèn kỹ năng đặt tính và tính nhẩm cho học sinh. - Thái độ: Biết vận dụng toán học vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: Bảng gài, que tính, bảng phụ, đồ dùng phục vụ trò chơi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh đại diện cho 3 dãy lên bảng. Dưới lớp làm bảng con theo bạn trong đãy của mình. Đặt tính rồi tính: 13 + 5 11 + 6 15 + 4 - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng - Giáo viên nhận xét chung. 2. Dạy học bài mới - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất