Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử 8...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử 8

.DOC
21
2529
124

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THCS & THPT HUỲNH VĂN NGHỆ Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 8 Người thực hiện: HÀ THỊ HUỆ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Lĩnh vực khác: Lịch sử 8  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HÀ THỊ HUỆ 2. Ngày tháng năm sinh: 20/10/1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 1 Phú Lý - Vĩnh Cửu - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0987670024 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ - Phú Lý - Vĩnh Cửu - Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Cao đẳng sư phạm Địa - Sử - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Địa - Sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Địa lý + Khai thác kiến thức từ bảng thống kê, bản đồ, biểu đồ Địa lý 9 + Khai thác kiến thức trên kênh hình khi dạy lịch sử 9 + Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Lịch sử 8 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên là điều rất cần thiết. Nhưng trong thực tế, không ít giáo viên chưa chú trọng lắm việc tích hợp các phương pháp trong quá trình giảng dạy nên chất lượng bộ môn chưa cao. - Lâu nay có một thực tế đáng buồn là tâm lí xem nhẹ bộ môn tồn tại trong không ít người, nhất là ở học sinh, thường cho lịch sử là môn học bài, không quan trọng như những môn khác, chỉ cần học thuộc bài là được cho nên lơ là trong việc học tập bộ môn, dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử ngày càng thấp ở tất cả các cuộc thi ở các cấp học. Tình trạng học sinh học sử nhưng mù sử ngày càng phổ biến, hoặc biết nhưng mơ hồ, nhầm lẫn kiến thức lịch sử cũng không phải là hiếm. - Việc dạy và học lịch sử trong trường Trung học cơ sở có nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho việc giáo dục con người, từ những kiến thức lịch sử, học sinh hiểu biết quá khứ, hiểu biết cội nguồn lịch sử, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Bên cạnh đó là truyền thống xây dựng đất nước. - Để giáo dục học sinh trở thành con người phát triển một cách toàn diện, trong đó có sự hiểu biết một cách đúng đắn về lịch sử, ngoài nổ lực tự học của học sinh thì vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. - Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong công việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trung học. - Khi học theo nhóm hoc sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải giải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ. -Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó.Vì vậy nhiều năm qua bản thân tôi tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy lịch sử trung học cơ sở, tôi đã đúc kết những gì đã tích lũy được thành “ Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy LỊCH SỬ 8 trung học cơ sở” 3 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: - Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. (PGS.TS Vũ Hồng Tiến) - Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bộ môn lịch sử trong nhà trường là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, giúp cho học sinh nhận thức được một cách rõ ràng, sâu sắc sự phát triển của loài người, của dân tộc. Thông qua những kiến thức lịch sử giáo viên phân tích các sự kiện lịch sử, làm cho học sinh nhận thức rõ động lực phát triển của xã hội, thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân và của cá nhân trong lịch sử. Bằng những sự kiện lịch sử, giáo viên chọn lọc, phân tích, tái hiện lại quá khứ đúng như nó đã từng tồn tại nhằm khắc sâu kiến thức lịch sử nơi học sinh. Nhưng hiê ên nay viê êc dạy học theo phương pháp thảo luâ ên còn gă êp mô êt số hạn chế đó thể hiện như sau: - Phần lớn các tiết có tổ chức thảo luận nhóm đều vượt quá thời gian một tiết dạy (cháy giáo án), hoặc để đảm bảo thời gian thì giáo viên cắt xén thời gian của các phần, các khâu khác dẫn đến phân phối thời gian trong tiết dạy không hợp lí. - Thực hiện không đầy đủ các bước quy trình thảo luận nhóm như chỉ nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận rồi cho các nhóm báo cáo. Sau đó giáo viên nhận xét đúng, sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ nội dung của các nhóm và chuẩn xác kiến thức rồi ghi bảng cho học sinh ghi theo. Làm như vậy sẽ thiếu một bước quan trọng là cho học sinh trong nhóm hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung làm rõ vấn đề. Vì thế mỗi nhóm chỉ quan tâm đến câu hỏi của nhóm mình mà không cần biết đến câu hỏi của nhóm khác dẫn đến kết quả là học sinh nhận thức không đầy đủ nội dung bài học. - Một số giáo viên lại có quan niệm là tổ chức bao nhiêu nhóm thì phải đưa ra bấy nhiêu câu hỏi nên khi tổ chức 6 nhóm thì đưa ra 6 câu hỏi thảo luận. Khi các nhóm thảo luận và lần lượt báo cáo xong 6 câu trả lời, tiếp đến học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung chéo lẫn nhau và cuối cùng giáo viên nhận xét, chuẩn xác xong 6 đơn vị kiến thức thì cũng sắp hết thời gian tiết học. Phần thảo luận nhóm kéo quá dài như vậy sẽ gây nên tâm lí nhàm chán trong học sinh, làm cho tiết học lẽ ra sinh động nhưng lại trở nên buồn tẻ. - Có giáo viên muốn rút ngắn thời gian thảo luận nhóm để đảm bảo thời gian tiết dạy bằng cách đưa ra những câu hỏi rất đơn giản ở dạng “câu hỏi đóng” (dạng đúng, sai, có, không ) hoặc nhìn vào sách giáo khoa hay nhìn ảnh là đã biết được nội dung trả lời, làm cho hoạt động thảo luận trở nên tẻ nhạt, mang tính hình thức. Học sinh trong nhóm không cần đóng góp ý kiến, chỉ cần một mình thư ký hoặc nhóm trưởng mở 4 sách giáo khoa, ghi lại nội dung trả lời là xong, không cần phải xin ý kiến các bạn trong nhóm. - Chưa có hình thức biện pháp kích thích những học sinh lười biếng hoặc học sinh yếu tham gia thảo luận. Vì vậy trong nhóm chỉ có một số ít học sinh hoạt động. - Tổ chức quy mô nhóm không hợp lí: một lớp học có khoảng 40 học sinh quá đông mà chỉ tổ chức 4 nhóm thì rất khó thảo luận, nhiều học sinh không có chỗ ngồi, phải đứng vây quanh gây mất trật tự và chỉ mang tính hình thức … 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a. Chuẩn bị hoạt động nhóm: Trước khi hoạt động nhóm vào một bài dạy giáo viên cần phải nắm được: - Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ? - Liệu có phù hợp với các mục tiêu tổng thể của bài giảng không ? - Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian ? - Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không ? - Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phương tiện, thiết bị gì - Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì ? - Liệu những yêu cầu đó thầy và trò có đáp ứng được không ? b. Chọn câu hỏi (nêu vấn đề) cho học sinh thảo luận - Việc chuẩn bị câu hỏi cho các nhóm thảo luận là một khâu quan trọng. Nếu như câu hỏi quá đơn giản sẽ làm cho thời gian thảo luận buồn tẻ và rất dễ đi đến tình trạng thờ ơ của nhiều học sinh. Do đó, nên chuẩn bị những “câu hỏi mở” tức là câu hỏi có nhiều hướng phát triển, nhiều cách lí giải, đòi hỏi học sinh phải tư duy và trình bày nhiều ý kiến, thậm chí có phần tranh luận để tìm ra kết quả đúng nhất thì mới lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. - Mặt khác khi chọn vấn đề thảo luận cần chú ý xem xét, nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì suy nghĩ gì về vấn đề giáo viên đưa ra để tránh trường hợp quá sức học sinh thì hoạt động thảo luận cũng mất đi ý nghĩa. - Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoa hoặc khi khai thác tình huống mâu thuẫn trong lúc giảng bài để cho học sinh thảo luận tìm phương án giải quyết. - Ví dụ: Khi giảng về Những cuô ôc cách mạng tư sản đầu tiên giáo viên có thể khai thác tình huống có vấn đề cho học sinh thảo luận như: “ Tại sao cách mạng Hà Lan được xem là cuô ôc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới - Các câu hỏi thảo luận nên cân nhắc kỹ và chuẩn bị trong phiếu học tập, hoặc tiện nhất là viết sẵn trong bảng phụ. Những câu hỏi cần phải tham khảo nhiều tài liệu mới trả lời được thì giáo viên nên phổ biến ở cuối tiết trước (trong phần hướng dẫn học ở nhà) và giới thiệu tên tài liệu tham khảo. Cần lưu ý là mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều với nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ trong khi nhóm kia lại câu hỏi quá khó. c. Cách xếp nhóm: - Vấn đề cần đặt ra là xếp bao nhiêu học sinh vào một nhóm là vừa ? 5 - Cần phải suy nghĩ cẩn thận khi chia học sinh thành nhóm. Nếu chia nhóm không hợp lí thì hoạt động nhóm sẽ thất bại ngay từ đầu vì giáo viên bị mất khả năng kiểm soát lớp. - Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy xếp từ 6 đến 8 học sinh vào một nhóm là hợp lí, có hiệu quả nhất và nhanh nhất vì khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm thì từng cặp bàn (loại bàn 4 chỗ ngồi tương ứng với một nhóm 8 học sinh) quay lại với nhau là xong, ít tốn thời gian di chuyển và không gây mất trật tự. Mặt khác nhóm có ít học sinh thì càng có ít học sinh “ăn theo”, nên mỗi học sinh đều phải hoạt động, không có học sinh đứng xớ rớ bên ngoài và có ít học sinh thì sự thống nhất ý kiến càng nhanh, đỡ tốn thời gian. - Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận. Nghĩa là một câu hỏi thì phải có ít nhất hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó thì mới thực hiện được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm. Nhóm này có ý kiến thảo luận khác nhóm bạn, hoặc tìm ra đáp án hợp lí hơn nhóm bạn thì hoạt động thảo luận mới sôi nổi. d. Các bước thực hiện khi tiến hành thào luận nhóm: - Cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động thảo luận và thư kí ghi những ý kiến của các thành viên trong nhóm. - Phổ biến rõ các câu hỏi thảo luận cho từng nhóm đã được chuẩn bị sẵn trong bảng hoặc phiếu học tập, giải thích rõ yêu cầu thực hiện cho từng câu hỏi để học sinh đi đúng hướng và qui định thời gian thảo luận sao cho hợp lí. Tuyệt đối không được phát các dụng cụ trình bày kết quả thảo luận như phim trong, giấy khổ to, bảng phụ, viết lông … trước khi hướng dẫn thảo luận vì nếu khi làm như vậy học sinh sẽ tiến hành hoạt động chứ không nghe hướng dẫn nữa. - Trong thời gian các nhóm thảo luận, giáo viên nhất thiết không được làm việc khác mà phải thường xuyên đi kiểm tra hoạt động của từng nhóm để nắm được em nào hoạt động, em nào không hoạt động, em nào dành nói suốt và lắng nghe các em trao đổi có đúng hướng không để hướng dẫn kịp thời, còn nếu phát hiện có thành viên trong nhóm không tham gia hoạt động, giáo viên có thể yêu cầu em đó tham gia phát biểu. Ví dụ: “Em A, em hãy nêu ý kiến của em cho cả nhóm nghe về vấn đề mà nhóm em đang thảo luận ”. Nếu thấy nhóm nào gặp khó khăn, giáo viên không giải đáp thắc mắc ngay mà chỉ nên giúp học sinh hướng tư duy hoặc cung cấp các nguồn dữ liệu, tư liệu cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề. Ví dụ: Để giúp học sinh giải thích được vì sao cuô ôc cách mạng tư sản Hà Lan là cuô ôc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh nhớ lại những yếu tố như: thời gian diễn ra cuô ôc cách mạng, cuô ôc cách mạng đạt được thành quả gì ? Nếu học sinh chưa tiếp cận được vấn đề, giáo viên có thể đưa ra một vài gợi ý tiếp theo. Và nên giành sự giúp đỡ cho các nhóm là như nhau, không nên giành quá nhiều thời gian cho một nhóm hay một cá nhân nào. - Giáo viên nên có lời cảnh báo trước khi hết thời gian thảo luận. Ví dụ: Chúng ta chỉ còn một phút nữa, các em thống nhất ý kiến đi. 6 - Khi hết thời gian thảo luận, giáo viên có thể yêu cầu bất kì em nào trong nhóm trình bày kết quả thảo luận. Tùy nội dung câu hỏi, tùy điều kiện từng trường học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau như dùng đèn chiếu, bảng phụ, giấy khổ to hoặc kết hợp với chỉ lược đồ, sơ đồ, mô hình … Khi học sinh các nhóm lên trình bày giáo viên không nên đưa ra câu hỏi chất vấn hoặc nhận xét đúng, sai ngay lập tức sẽ làm cho học sinh lúng túng, mà phải để ngỏ cho cả lớp cùng nhận xét. - Nếu bài dài, để tiết kiệm thời gian, mỗi câu hỏi thảo luận giáo viên chỉ yêu cầu một vài nhóm trình bày (nếu các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi), các nhóm không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn nhằm đảm bảo tất cả có cơ hội đóng góp ý kiến trong tiết học, qua đó giáo viên cũng đánh giá được kết quả làm việc của các nhóm. Khi học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên phải lắng nghe cẩn thận và ghi tóm tắt lên bảng những điểm cơ bản của mỗi ý kiến phát biểu để phát hiện những mâu thuẫn giũa các ý kiến, nếu có ý kiến khác nhau thì kịp thời nêu vấn đề cho học sinh giải quyết, tuy nhiên không nên để cuộc thảo luận đi sai mục đích ban đầu vì một vấn đề quá nhỏ. - Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, giáo viên nên dành đủ một khoảng thời gian thích đáng trong giờ giảng để nhận xét các ý kiến của học sinh và thực hiện một quá trình phản hồi đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin mà học sinh cần ghi nhớ, giáo viên nên chuẩn bị sẵn trong bảng phụ hoặc phim trong, sau đó đặt câu hỏi kiểm tra một số em, xem các em đã nắm được vấn đề hay chưa. Cuối cùng, giáo viên cũng nên khuyến khích, động viên học sinh tiếp tục tham gia phát biểu trong những lần sau bằng cách tỏ thái độ hài lòng, thích thú, khen gợi kịp thời những câu trả lời của học sinh, hoặc cho điểm những học sinh xuất sắc. e. Biện pháp khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận - Trong các tài liệu hướng dẫn yêu cầu giáo viên cho mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư ký. Tuy nhiên qua thực tế áp dụng tôi thấy không hiệu quả bằng việc giáo viên chỉ định và bồi dưỡng lần lượt từng học sinh trong nhóm luân phiên theo thứ tự làm nhóm trưởng hoặc thư ký. Làm như vậy để mỗi học sinh đều có khả năng hướng dẫn thảo luận trong nhóm mình. Kinh nghiệm này theo tôi là có thể chấp nhận được vì nó giúp cho mọi học sinh đều có điều kiện để bồi dưỡng cho mình năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập và nâng cao hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, tránh được thói quen cả nhóm chỉ trông chờ, ỷ lại vào một vài thành viên nổi trội trong nhóm mình. - Đối với những lớp chưa có phong trào và thói quen học tập tốt, giáo viên cũng không nên để cho nhóm tự cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận mà giáo viên chỉ định bất kì một thành viên trong nhóm (chú ý những học sinh có thái độ lơ là) đứng lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm và giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ yêu cầu học sinh đó lí giải những nội dung vừa trình bày để kiểm tra xem học sinh đó có tham gia thảo luận không, có hiểu vấn đề không, qua đó giáo viên có thể cho điểm tùy theo mức độ. Có như vậy thì mọi thành viên trong nhóm mới tập trung tham gia thảo luận, khắc phục được tình trạng chỉ có nhóm trưởng và thư kí làm việc, còn các học sinh khác (đa số là những học sinh yếu hoặc lười biếng) cứ ngồi làm việc 7 riêng hoặc có thái độ ỷ lại, bất hợp tác, chờ đến khi nào giáo viên đưa ra kết quả chuẩn xác rồi ghi vào vở mà không hiểu gì cả. - Để phần nào làm rõ hơn phần trình bày ở trên, tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể sau : Ví dụ 1: Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới - Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luâ nê ở mục I: Cách mạng công nghiệp. - Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu : - Kiến thức: Cuộc cách công nghiệp: nội dung và hệ quả của cách mạng công nghiệp. - Kĩ năng: Học sinh có khả năng tư duy, so sánh, tìm kiến thức từ kênh hình. - Để đạt hai mục tiêu trên, tôi chọn phương pháp thảo luận theo nhóm. - Ở bước chuẩn bị: + Trước tiên giáo viên và học sinh tìm hiểu về nội dung cách mạng công nghiệp Anh. + Mục 3 hệ quả của cách mạng công nghiệp tôi thiết kế hoạt động nhóm ở phần này bằng câu hỏi: ? Quan sát hình 17 và 18 SGK/22 và phát phiếu học tập : ? Em hãy nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp, từ đó rút ra kết luận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với nước Anh. Hình 17: Lược đồ nước Anh giữa TK XVIII Hình 18: Lược đồ nước Anh nửa đầu TK XIX 8 PHIẾU HỌC TẬP Nội dung - Số trung tâm sản xuất thủ công. - Số thành phố trên 50 000 dân. - Hệ thống giao thông vận tải: Nước Anh giữa TK XVIII ………………………….. ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… Nước Anh giữa TK XIX ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………… ………………………… Kết luận: ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. + Phương thức thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình trong sách giáo khoa, câu hỏi viết trên bảng phụ hoặc đưa cả câu hỏi và hình lên máy vi tính cho học sinh quan sát. + Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 3 phút + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ + Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn -Tiến hành hoạt động: + Giáo viên đặt vấn đề. + Giáo viên treo bảng phụ có câu hỏi và hướng dẫn học sinh quan sát tìm kiến thức và rút ra kết luận + Giáo viên phân nhóm theo dự kiến, cử nhóm trưởng, thư kí. + Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí ( Từng cặp bàn quay lại với nhau ) + Phát phiếu học tập, bút, quy định thời gian hoàn thành hoạt đô nê g + Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để uốn nắn kịp thời. + Nhắc sắp hết thời gian. - Kết thúc hoạt đông: + Giáo viên gọi học sinh quay về vị trí ban đầu. + Gọi các nhóm treo kết quả thảo luâ ên của nhóm mình. + Giáo viên gọi học sinh nhóm này nhận xét bài làm của nhóm bạn cho cả lớp nghe + Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại). + Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. + Sau khi các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luâ ên của từng nhóm để nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. + Cuối cùng giáo viên có thể chốt phần này bằng câu hỏi: ? Vậy cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt nước Anh như thế nào? + Học sinh trả lời được câu hỏi này xem như các em đã nắm được kiến thức của phần này, thảo luận đạt kết quả. Ví dụ 2: Bài 8 (Sử 8): Sự phát tiển của khoa học kỹ thuâ ât, văn học và nghê â thuâ ât thế kỷ XVIII – XIX 9 - Khi thiết kế bài này tôi cho học sinh thảo luâ ên ở mục 2: Những tiến bô ê về khoa học tự nhiên và khoa học xã hô êi - Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh trình bày được những thành tựu về khoa học tự nhiên của thế kỷ XVII- XIX, các nhà khoa học, phát minh của họ, ý nghĩa và tác dụng của những phát minh đó trong cuô êc sống xã hô êi loài người. - Kĩ năng: Biết phân tích giữa mă êt hạn chế và tích cực của các phát minh này - Để đạt hai mục tiêu trên, tôi chọn phương pháp thảo luận theo nhóm. - Ở bước chuẩn bị: + Tôi thiết kế hai phiếu học tập phục vụ cho hoạt động nhóm Phiếu học tập số 1: Thiết kế dạng bảng tổng hợp để học sinh dựa vào trình bày các phát minh, các nhà khoa học tương ứng, lĩnh vực… Phiếu học tập số 2: Ý nghĩa và tác dụng của những phát minh đó trong cuô ôc sống xã hô ôi loài người. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thời gian Tên nhà bác học Phát minh khoa học Lĩnh vực Đầu thế kỉ Niu-tơn (Anh) Thuyết vạn vật hấp dẫn Vật lí XVII ……………………… ………………………………………… ……………. …….......... …………….. …………….. ……………………… ……………………… ………………………………………… …………………………………… ……………. ……………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm : ………….. - Ý nghĩa: ……………………………………………………………………………. - Tác đô ông : + Tích cực:……………………………………………………………………………. + Tiêu cực:…………………………………………………………………............... + Phương thức thực hiện là tổ chức hai hoạt động nhóm cùng lúc + Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 4 phút + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng phụ, hai phiếu học tập, bút dạ + Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn -Tiến hành hoạt động: + Giáo viên đặt vấn đề. + Giáo viên treo bảng phụ có phiếu học tập số 1 + số 2 và hướng dẫn học sinh thu thập thông tin kênh chữ (mục 2) SGK điền vào các ô trống của phiếu học tập. + Giáo viên phân nhóm theo dự kiến, cử nhóm trưởng, thư kí. + Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm (nhóm 2, 4, 6 làm phiếu học tập số 1, nhóm 1,3,5 làm phiếu học tập số 2) + Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí ( Từng cặp bàn quay lại với nhau ) + Phát phiếu học tập, bút, quy định thời gian hoàn thành hoạt đô nê g + Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để uốn nắn kịp thời. 10 + Nhắc sắp hết thời gian. - Kết thúc hoạt đông: + Giáo viên gọi học sinh quay về vị trí ban đầu. + Gọi các nhóm treo kết quả thảo luâ ên của nhóm mình (nếu các nhóm cùng thảo luân mô êt nô êi dung thì giáo viên chỉ cần treo 2 tới 3 kết quả thôi) + Giáo viên gọi học sinh nhóm làm phiếu học tâ pê số 1 lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình cho cả lớp nghe. + Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại). + Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. + Đến đây học sinh mới dừng lại ở mức độ nhận biết và thu nhập các thông tin từ sách giáo khoa mà chưa hiểu rõ vấn đề: ? Trong các phát minh trên phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì sao ? + Giáo viên treo nội dung chuẩn xác về kết quả thảo luận của phiếu học tâ pê số 1 khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. + Để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, giáo viên tiếp tục nhâ nê xét phiếu học tâ pê số 2. + Các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luâ nê của từng nhóm để nhận xét. Nếu cả 6 nhóm đều thực hiện đúng các sơ đồ như phân công thì coi như hoạt động nhóm đã có hiệu quả. Ví dụ 3: Bài 9: Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - Khi thiết kế bài này tôi cho học sinh thảo luâ ên ở mục 1: Sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh. - Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh trình bày được quá trình xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh. - Kĩ năng: Có kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê. - Để đạt hai mục tiêu trên, tôi chọn phương pháp thảo luận theo nhóm. - Ở bước chuẩn bị: + Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu quá trình xâm lược Ấn Độ của thực dân Anh. + Phần chính sách cai trị tôi tiến hành cho học sinh thảo luận + Tôi cho tiến hành hoạt động nhóm ở phần này bằng câu hỏi: Câu hỏi: Qua các thông tin trong bảng thống kê em có nhận xét gì về chính sách trống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ? Giá trị lương thực xuất khẩu Năm Số lượng 1840 858.000 livrơ 1858 3.800.000 livrơ 1901 9.300.000 livrơ Số người chết đói Năm Số người chết đói 1825-1850 400.000 1850-1875 5.000.000 1875-1900 15.000.000 11 PHIẾU HỌC TẬP: Nhận xét:…………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. Hậu quả: …………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. + Phương thức thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số liệu trong sách giáo khoa, câu hỏi viết trên bảng phụ hoặc đưa cả câu hỏi và bảng số liệu đưa lên máy vi tính cho học sinh quan sát. + Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 3 phút + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ + Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn - Tiến hành hoạt động: + Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận theo từng bước tương tự như ví dụ trên - Kết thúc hoạt đông: + Giáo viên gọi học sinh quay về vị trí ban đầu. + Gọi các nhóm treo kết quả thảo luâ ên của nhóm mình. + Giáo viên gọi học sinh nhóm này nhận xét bài làm của nhóm bạn cho cả lớp nghe + Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại). + Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. + Giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. Ví dụ 4: Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 -1939 - Bài này tôi tiến hành thảo luận ở mục 2: Châu Âu trong những năm 1929 – 1939 - Phần kiến thức cần đạt được ở mục này là: + Kiến thức: Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - Phần chuẩn bị: + Giáo viên cho học sinh tìm hiểu phần nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế thế giới. + Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1939. + Giáo viên phân tích thêm về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. + Giáo viên cho học sinh thảo luận ở phần này bằng câu hỏi: ? Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất PHIẾU HỌC TẬP: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1939.: - Lớn nhất:…………………………………………………………………………. - Dài nhất:………………………………………………………………………….. - Thiệt hại nặng nề nhất: ………………………………………………………… 12 + Phương thức thực hiện: Giáo viên viết câu hỏi trên bảng phụ hoặc đưa câu hỏi lên máy vi tính. + Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 3 phút + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ + Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn -Tiến hành hoạt động: + Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thảo luận theo từng bước tương tự như ví dụ trên - Kết thúc hoạt đông: + Giáo viên cũng làm tương tự như các ví dụ ở trên + Cuối cùng giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luâ ên của từng nhóm để nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. Ví dụ 5: Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới - Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luâ nê ở mục 2: Nước Mỹ giữa những năm 1929-1939. - Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu: - Kiến thức: Tác dụng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và chính sách mới nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. - Kĩ năng: Học sinh có khả năng tư duy, so sánh, miêu tả tranh ảnh - Để đạt hai mục tiêu trên, tôi chọn phương pháp thảo luận theo nhóm. - Ở bước chuẩn bị : + Trước tiên giáo viên và học sinh tìm hiểu về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế của Mỹ, sau đó đặt câu hỏi: ? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này giới cầm quyền Mỹ đã làm gì? ? Em hãy khái quát nội dung chính của chính sách mới này. + Tôi thiết kế hoạt động nhóm ở phần này bằng câu hỏi: ? Quan sát bức tranh: Nêu nhận xét của em về Chính sách mới của Ru-dơ-ven. 13 + Phương thức thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa, câu hỏi viết trên bảng phụ hoặc đưa cả câu hỏi và tranh lên máy vi tính cho học sinh quan sát. + Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 3 phút + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng phụ, hai phiếu học tập, bút dạ + Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn -Tiến hành hoạt động: + Giáo viên đặt vấn đề. + Giáo hướng dẫn các bước như ví dụ trên - Kết thúc hoạt đông: + Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thảo luận như các ví dụ trên + Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. + Giáo viên đưa kết quả hoàn chỉnh và nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. Ví dụ 6: Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX - Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luâ nê ở mục 2: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. - Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu: - Kiến thức: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩa Hương Khê (thời gian, người lãnh đạo kết quả, ý nghĩa). - Kĩ năng: Sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh; kĩ năng đánh giá sự kiện. - Để đạt hai mục tiêu trên, tôi chọn phương pháp thảo luận theo nhóm. - Ở bước chuẩn bị : - Trước tiên giáo viên và học sinh tìm hiểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê + GV xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động và căn cứ của cuộc khởi nghĩa. + Miêu tả công sự phòng thủ, điểm mạnh, yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. - Sau khi tìm hiểu đầy đủ về cuộc khởi nghĩa Hương Khê tôi thiết kế hoạt động nhóm ở phần này bằng câu hỏi: ? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? PHIẾU HỌC TẬP: Nội dung Đặc điểm tiêu biểu 1. Lãnh đạo 2. Thành phần tham gia 3. Thời gian tồn tại 4. Quy mô 5. Tính chất ác liệt 6. Chiến công lập được 14 + Phương thức thực hiện: Giáo viên viết câu hỏi trên bảng phụ hoặc đưa câu hỏi lên máy vi tính. + Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 5 phút + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ + Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn - Tiến hành hoạt động: + Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo từng bước như ví dụ trên - Kết thúc hoạt đông: + Giáo viên gọi học sinh quay về vị trí ban đầu. + Gọi các nhóm treo kết quả thảo luâ ên của nhóm mình. + Giáo viên làm từng bước tương tự như trên + Cuối cùng giáo viên sẽ treo kết quả chuẩn xác, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong những ngày đầu thử nghiệm , tôi rất lúng túng. Trong lớp học chỉ có khoảng một nửa số học sinh làm việc, lớp chưa có thể gọi là thảo luận mà có thể coi là mất trật tự. Kết quả đạt được không thoả mãn mục tiêu của bài. - Khi đó tôi đã điều tra học sinh của 4 lớp 8/1, 8/2, 8/3, 8/4 Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ bằng câu hỏi: Em có thích học môn Lịch sử không ? Tôi thu được kết quả như sau: - Từ những hạn chế nêu trên tôi đã dần tìm ra được những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm, góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn. 15 - Những biện pháp trên giúp cho những lần tổ chức thảo luận nhóm có hiệu quả rõ rệt - Hoạt động thảo luận diễn ra nhanh, gọn, đúng thời gian dự kiến. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận và mạnh dạn tranh luận với các nhóm khác, các em còn tham gia “hợp tác” tích cực, các em đã tự giác không còn ỷ lại cho những bạn có lực học khá, giỏi và việc xử lí thông tin của giáo viên sau khi học sinh hoạt động nhóm đã linh hoạt hơn và hiệu quả hơn; ngoài ra tỉ lệ học sinh thích hoạt động nhóm cao hơn trước - Các thành viên trong nhóm đều có khả năng điều khiển cả nhóm thảo luận hoặc tổng hợp ý kiến thảo luận của nhóm với vai trò là nhóm trưởng hay thư kí. - Đặc biệt là khả năng tư duy của học sinh tiến bộ. Các em không còn thói quen chép lại toàn bộ những nội dung trong sách vở có liên quan đến câu hỏi vào bài kiểm tra, mặc dù đó là những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy (phân tích, giải thích, so sánh …). - Những hiệu quả nói trên phần nào được chứng minh qua bảng thống kê trên: - Từ lí luận vận dụng vào thực tiễn, đã cho thấy tổ chức một hoạt động thảo luận nhóm có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho một tiết dạy. - Vận dụng phương pháp dạy học này đã làm cho lưu lượng thông tin trao đổi giữa thầy - trò, giữa trò - trò được tăng cường nhiều hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống. Phương pháp dạy học này cùng với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề đang chiếm ưu thế trong dạy lịch sử hiện nay ở THCS, đòi hỏi học sinh làm nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn kéo theo giáo viên làm việc với cường độ cao hơn để dự kiến các hoạt động trên lớp. Đổi lại hiệu quả giáo dục tăng lên nhiều so với trước. Tuy nhiên, để tạo ra một hoạt động nhóm có kết quả như mong muốn là một việc tương đối khó, việc này xuất phát từ lí do khách quan cũng có mà chủ quan cũng có. Nhưng tôi nghĩ rằng ai cũng làm được với điều kiện là giáo viên phải yêu nghề, tâm 16 huyết với nghề thì mới dành nhiều thời gian đầu tư, suy nghĩ, lập kế hoạch cụ thể, phải chu đáo và phải mạnh dạn thực hành. VI. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Đề xuất: Muốn nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm, giáo viên phải dốc hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, tạo ra cho học sinh có nề nếp, có thói quen làm việc theo nhóm. Thầy tổ chức hoạt động tốt, trò học tốt, chắc chắn là hiệu quả của một hoạt động thảo luận theo nhóm sẽ đạt được hiệu quả cao. Hoạt động thảo luận nhóm được xem như là một phương pháp mới mà thời gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà tôi tích lũy được và trình bày trên đây cũng là kinh nghiệm bước đầu, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp. 2. Khuyến nghị: - Giáo viên phải luôn cập nhật thông tin để bổ sung cho bài giảng. - Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. - Đề nghị nhà trường trang bị thêm đồ dùng dạy học (tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ…) để phục vụ cho công tác dạy học tốt hơn. - Mua thêm các tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức mới 3. Phạm vi áp dụng: - Phương pháp thảo luận là một trong những phương pháp dạy học mới, nó mang lại hiệu quả cao, tạo cho học sinh thói quen làm việc theo hướng tập thể. Tạo sự đoàn kết trong học sinh. - Phương pháp này áp dụng cho tất cả các khối lớp, trong các tiết học: Lý thuyết, ôn tập, tất cả các môn học chứ không riêng gì bộ môn lịch sử. Phương pháp này còn dành cho tất cả các đối tượng học sinh có lực học yếu, trung bình, khá, giỏi.. Điều quan trọng là phải vận dụng thích hợp: vào thời điểm nào, phần nào, bài nào, phương tiện chuẩn bị ra sao. - Mong rằng những kinh nghiệm ít ỏi mà tôi tích luỹ được có thể giúp thầy, cô tham khảo. Bên cạnh đó tôi rất muốn nhận được sự nhận xét, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn nhằm nâng cao hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn. Phú Lý, ngày 10 tháng 10 năm 2011 Người thực hiện HÀ THỊ HUỆ 17 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lịch sử 8 - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản giáo dục năm 2007 2. Sách giáo viên lịch sử 8 – Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản giáo dục năm 2007 2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử trung học cơ sở - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản giáo dục Viê êt Nam năm 2010 4. Tài liệu giảm tải chương trình lịch sử 8 – Bộ giáo dục và đào tạo 3. Tài liêuâ bồi dưỡng lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục Đồng Nai Các trang web: http://thuvientructuyenviolet.vn http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki 18 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.…………………………………………………………..3 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI …….………………………………………..4 1. Cơ sở lý luận .4 2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .5 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 15 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 17 1. Đề xuất Khuyến nghị 17 2. 17 3. Phạm vi áp dụng …………………………………………………………………. 17 V. TÀI LIỆU THAM 18 19 KHẢO 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan