Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm làm một số thí nghiệm chứng minh trong chương trình hóa học vô ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm làm một số thí nghiệm chứng minh trong chương trình hóa học vô cơ thpt

.DOC
13
415
58

Mô tả:

SÔÛ GD – ÑT ÑOÀNG NAI TRÖÔØNG THPT CHUYEÂN LÖÔNG THEÁ VINH COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM ÑOÄC LAÄP-TÖÏ DO-HAÏNH PHÖÙC Bieân Hoøa,ngaøy 11 thaùng 4 naêm 2013 PHIEÁU NHAÄN XEÙT ÑAÙNH GIAÙ SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM NAÊM HOÏC 2012-2013  Tên sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ THPT Ñôn vò: Tröôøng THPT Chuyeân Löông Theá Vinh Lónh vöïc : Phöông phaùp giaûng daïy moân Hoùa hoïc. 1-Tính môùi:  Coù giaûi phaùp hoøan toøan môùi   Coù giaûi phaùp caûi tieán, ñoåi môùi töø giaûi phaùp ñoù  2- Hieäu quaû:  Hoøan toøan môùi ñaõ trieån khai trong ngaønh coù hieäu quaû cao   Caûi tieán hoaëc ñoåi môùi töø nhöõng giaûi phaùp ñaõ coù vaø ñaõ trieån khai aùp duïng cho toøan ngaønh ñaït hieäu quaû cao   Hoøan toøan môùi ñaõ trieån khai trong ñôn vò coù hieäu quaû cao   Caûi tieánhoaëc ñoåi môùi töø nhöõng giaûi phaùp ñaõ coù va ñaõ trieån khai aùp duïng cho toøan ñôn vò ñaït hieäu quaû cao  3-Khaû naêng aùp duïng :  Cung caáp ñöôïc luaän cöù khoa hoïc cho vieäc hoïach ñònh ñöôøng loái,chính saùch Toát  Kha ù  Ñaït   Ñöa ra caùc giaûi phaùp khuyeán nghò coù khaû naêng öùng duïng thöïc tieãn , deã thöïc hieän vaø deã ñi vaøo cuoäc soáng. Toát  Kha ù  Ñaït   Ñaõ aùp duïng thöïc teá ñaït hieäu quaû hoaëc coù khaû naêng aùp duïng ñaït hieäu quaû trong phaïm vi roäng. Toát  Kha ù  Ñaït  THUÛ TRÖÔÛNG ÑÔN VÒ Teân saùng kieán kinh nghieäm: KINH NGHIỆM LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ THPT I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 1974 tôi may mắn được tham gia thực tập sư phạm tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, thị xã Ninh Bình, đây là ngôi trường nổi tiếng về thành tích dạy và học của tỉnh Ninh Bình. Trong một tiết dạy hóa của thầy tổ trưởng bộ môn, thầy thực hiện thử dung dịch NaOH bằng phenolphtalein, thầy đã làm thí nghiệm với dung dịch NaOH đặc vì vậy khi nhỏ dung dịch thuốc thử phenolphtalein vào thì thấy dung dịch xuất hiện màu đỏ tím và sau đó màu đỏ tím nhanh chóng biến mất, dung dịch trở lại trong suốt, không màu. Ngày ấy, các phương tiện thông tin không phong phú như hiện nay, tuy đã rất cố gắng tìm đọc tài liệu để giải thích hiện tượng trên nhưng phải nhiều năm sau đó tôi mới có đủ cơ sở lý thuyết để giải thích cặn kẽ chính xác hiện tượng . Hai mươi năm sau, năm 1994, tôi tham dự tiết dạy hóa của một cô giáo trường THPT Nguyễn Trãi, Biên Hòa, Đồng Nai. Cô làm thí nghiệm về phản ứng giữa NH4Cl với NaOH, cô đun hỗn hợp dung dịch 2 chất trên khỏang 10 phút, qùi tím trên miệng ống nghiệm vẫn không đổi màu. Tại sao vậy? Một số thí nghiệm chứng minh mô tả bằng hình vẽ trong sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục đang sử dụng tại các trưởng THPT hiện nay hình như đã không được rút ra từ thực nghiệm mà do sự phỏng đóan của người sọan sách vì vậy mà không thể tránh được những sai sót đáng tiếc. II-TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1- Cơ sở lí luận: Việc biểu diễn thí nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng đến thành công của tiết dạy. Người dạy phải hoàn thành nội dung tiết dạy kết hợp nhuần nhuyễn các thí nghiệm có liên quan, vấn đề thời gian dành cho thí nghiệm cũng là một trong những yếu tố mà người dạy cần chú ý. Muốn vậy, người dạy không chỉ thao tác thí nghiệm một cách thành thạo mà còn phải biết cặn kẽ những hiện tượng phụ có thể xảy ra trong qua trình làm thí nghiệm nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác và uy thế cao của phương pháp trực quan. 2- Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Các thí nghiệm được nêu ra trong đề tài này đều xuất phát từ những thí nghiệm đã được sách giáo khoa mô tả hoặc hướng dẫn cách thực hiện. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy rằng một số thí nghiệm mà sách giáo khoa đưa ra có chỗ nhầm lẫn, có chỗ sai sót và thiếu khoa học, nhất thiết phải điều chỉnh để thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, khoa học. Trong bài viết này xin được trình bày với bạn đọc một số thí nghiệm mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy hóa học THPT để bạn đọc tham khảo và chia sẻ. Đề tài được thực hiện với 6 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Nhiệt phân muối Amoni ( làm thí nghiệm với NH4Cl ) Tác giả đã làm thí nghiệm này nhiều lần và đưa đến kết luận: sách giáo khoa đã mô tả thí nghiệm không đúng với thực tế; lấy lượng hóa chất nhiều so với yêu cầu của thí nghiệm này ( đã thấy hiện tượng kết kinh của NH4Cl nhưng hóa chất vẫn còn nhiều ở đáy ống nghiệm). Tác giả đã đã điều chỉnh để thí nghiệm đạt hiệu quả hơn và mô tả chính xác hiện tượng của thí nghiệm này. Thí nghiệm 2: Thử tính tan của Hydroclorua trong và Amoniac trong nước. Tác giả đã bổ sung thêm một thiết bị nhỏ so với sách giáo khoa để tăng hiệu quả của thí nghiệm. T h í n g h i ệ m 3 : Điều chế Hydroclorua trong phòng thí nghiệm Tác giả lấy tòan bộ thiết bị điều chế Hydroclorua của sách giáo khoa, chỉ thay đổi vị trí ống dẫn khí nhưng tránh được hiện tượng nước bị hút vào dung dịch H2SO4 đậm đặc có thể gây nổ, rất nguy hiểm. Thí nghiệm 4 : Phản ứng giữa Cu và H 2 SO 4 đậm đặc. Tác giả giới thiệu với bạn đọc 2 thí nghiệm với cùng 1 phản ứng hóa học. Có thể nhiều người đã thực hiện 2 thí nghiệm này, tác giả muốn cùng các bạn giải thích hiện tượng và tìm ra sự lí thú trong cách giải thích đó. Thí nghiệm 5 : Thử dung dịch kiềm bằng Phênoltalein. Thí nghiệm này thực hiện dễ dàng, tác giả chỉ muốn cung cấp cho người đọc cách giải thich hợp lí về hiện tượng khi cho phenoltalein vào dung dịch kiềm đặc. Thí nghiệm 6: Đun nóng hỗn hợp dung dịch kiềm và muối Amoni Người viết đề tài này muốn nhắc nhở không nên phí phạm hóa chất; trước khi làm thí nghiệm ta cần phải biết mục đích của thí nghiệm để chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm và hóa chất nhắm tới mục đích cần đạt được. Ở thí nghiệm này, cần phải có NH3 bay ra và làm xanh quì ẩm. III-HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Các thí nghiệm trong đề tài này đều đã được thực hiện trong các tiết dạy trên lớp và trong các tiết thí nghiệm thực hành nên đảm bảo tính chính xác, khoa học và hiệu quả, có độ tin cậy cao. IV-ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Tác giả đề nghị những nhà sọan sách cần chú nhiều hơn đến các thí nghiệm, đặc biệt là thí nghiêm chứng minh để sách giáo khoa thực sự là tài liệu có nội dung khoa học, logic và chính xác. Những thí nghiệm trong đề tài này có thể bổ sung cho các thí nghiệm tương tự trong sách giáo khoa để sử dụng cho học sinh THPT trên cả nước. V-TÀI LIỆU THAM KHẢO -Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, nhà xuất bản giáo dục tháng 6 năm 2007. -Sách giáo khoa lớp 11 nâng cao, nhà xuất bản giáo dục tháng 6 năm 2007. NGƯỜI THỰC HIỆN MAI QUỐC HƯNG KINH NGHIỆM LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ THPT 1-Thí nghiệm : Nhiệt phân muối Amoni ( làm thí nghiệm với NH4Cl )  Theo sách giáo khoa lớp 11 nâng cao, nhà XBGD, tháng 6 năm 2007: Tinh thể NH4C1 khi được đun nóng trong ống nghiệm sẽ phân huỷ thành khí NH3 và khí HC1 : NH4C1 (r) → NH3 (k) + HC1 (k) Khi bay lên miệng ống gặp nhiệt độ thấp hơn, hai khí này lại hoá hợp với nhau tạo lại tinh thể NH4C1 màu trắng. Theo hình 2.7: NH4C1 được tạo ra trên miệng ống nghiệm, trên thành ống nghiệm không có NH4C1. Hình 2.7. Sự phân hủy của NH4Cl Hình 2.7. Sự phân tích NH4C1 Thực tế, nếu thực hiện thí nghiệm này như sách giáo khoa thì thấy k h ô n g chính xác ở hiện tượng: Tinh thế trắng được hình thành trên thành ống nghiệm, không phải ở miệng ống nghiệm và thí nghiệm như vậy không đạt yêu cầu cao do lấy một lượng lớn N H 4 C l nên tốn thời gian đun nóng để phân tích N H 4 C l và không thấy rõ N H 4 C l đã thăng hoa. Ta nên thực hiện thí nghiệm này như sau: - Để tiết kiệm thời gian chúng ta phải chuẩn bị ống nghiệm khô và phải làm khan N H 4 C l trước khi làm thí nghiệm. - Để thấy hiện tượng NH4Cl thăng hoa, ta lấy một lượng nhỏ NH4Cl ( bằng hạt đỗ) để làm thí nghiệm. - Thí nghiệm đạt hiệu quả nhất : N H 4 C l phân tích hết (đáy ố n g n g h i ệ m không còn NH4CI ). Trên thành ống nghiệm được phủ một lớp m u ố i N H 4 C l màu trắng ( Hình 1 và 2) NH4Cl kết tinh Khí NH3 và HCl NH4Cl đã phân tích hết Hình 1 Hình 2 Sự phân tích NH4C1 Thí nghiệm đạt hiệu quả nhất sau khi kết thúc thí nghiệm, ở đáy ống nghiệm không còn NH4Cl 2-Thí nghiệm : Thử tính tan của Hydroclorua và Amoniac trong nước.  Thí nghiệm về tính tan của HCl trong nước theo sách GK lớp 10 nâng cao của Nhà XBGD, tháng 6 năm 2006 ( hình 5.4 - trang 126): Lấy một bình thuỷ tinh trong suốt nạp đầy khí hiđro clorua, đậy bình bằng nút cao su có một ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng một đầu ống thuỷ tinh vào cốc thuỷ tinh chứa nước có pha vài giọt dung dịch quỳ màu tím. Một lát sau, nước trong cốc theo ống phun vào bình thành những tia nước có màu đỏ. Vì sao nước lại phun vào bình? Đó là do khí hiđro clorua tan rất nhiều vào nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ chứng tỏ dung dịch có tính axit. H2O có pha quỳ tím Hình H2O có pha phenoltalein 5.4. Sự hòa tan của Hy drocloruatrong nước Hình 2.3. Sự hòa tan của amoniac trong nước  Thí nghiệm về tính tan của NH3 trong nước theo sách GK lớp 11 nâng cao của Nhà XBGD, tháng 6 năm 2007 ( hình 2.3- trang 42): Nạp đầy khí amoniac vào bình thuỷ tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng đầu ống thuỷ tinh vào một chậu thuỷ tinh chứa nước có pha thêm dung dịch phenolphtalein. Một lát sau, nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng. Đó là vì khí amoniac tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng, chứng tỏ dung dịch có tính bazơ. ( Hình 2.3 có 1 lỗi in thiếu: giá đỡ không có bộ phận giữ bình thủy tinh và có 1 chỗ sai đó là nút cao su không thể cho ta thấy ống thủy tinh xuyên qua; hình 5.4 sách- GK nâng cao của lớp 10 chính xác hơn)  Làm thí nghiệm như sách giáo khoa có nhược điểm gì? Thực tế, theo cách làm trên sẽ mất nhiều thời gian vì phải chờ HCl hoặc NH3 hòa tan một phần vào hơi nước làm giảm áp suất khí trong bình khi đó nước mới phun vào bình vì vậy sẽ ảnh hưởng đến nội dung tiết dạy đồng thời làm giảm sự hứng thú của học sinh. Còn một cách khác “ muốn nước phun vào bình, trước hết phải thực hiện thao tác: nhúng đầu ống thủy tinh vào nước, dùng ngón tay trỏ bịt miệng ống dưới nước rồi lật ngược bình và lắc mạnh, nước từ từ rơi vào bình”. Như vậy, thao tác thí nghiệm khá phức tạp mà mục đích đơn giản chỉ là đưa vào bình vài giọt nước. Để giải quyết những nhược điểm trên, chúng ta có thể thực hiện theo dụng cụ thí nghiệm hình 3. Hỉnh 3. Đã lắp thêm 1 ống nhỏ giọt đựng nước So với thí nghiệm của hình 5.4 và hình 2.3 thì hình 3 có thêm 1 ống nhỏ giọt chứa đầy nước, muốn cho nước phun vào bình chỉ cần bóp nhẹ phần cao su để bơm vài giọt nước ở ống nhỏ giọt vào bình, thao tác đơn giản hơn thí nghiệm ở hình 5.4 và hình 2.3, học sinh thấy ngay hiện tượng nước phun vào bình Ở đây thí nghiệm cần chứng minh sự hòa tan tốt của Hydroclorua(họăc amoniac) vào nước vì vậy khi bơm vào bình vài giọt nước sẽ hòa tan được một lượng lớn các khí nêu trên làm áp suất trong bình giảm, nước phun vào bình; như vậy mục đích của thí nghiệm rõ ràng hơn thực hiện thí nghiệm của sách giáo khoa. 3-Thí nghiệm: Điều chế Hydroclorua trong phòng thí nghiệm. 1-Theo sách giáo khoa lớp10 nâng cao, nhà XBGD, tháng 6 năm 2006  Về lí thuyết: Người ta điều chế khí hiđro clorua từ NaCl rắn và axit suníuric đậm đặc : NaCl + H2S04  NaHS04 + HC1 2NaCl + H2S04  Na2S04 + 2HC1 Phản ứng thứ nhất xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng không quá 250°c, phản ứng thứ hai xảy ra ở nhiệt độ cao hơn 400o c. Hoà tan khí HC1 vào nước cất, ta được dung dịch axit clohiđric. Thực hiện thí nghiệm: Theo hình 5.5, trang 128- Sách GK lớp 10 nâng cao Hình 5..5 Điều chế HCl trong phòng thí nghiệm theo sách GK 2-Thực hiện thí nghiệm như sách GK có hợp lí không? Điều chế HCl theo hình 5.5 sách giáo khoa có khi nào bạn gặp trường hợp nước ở ống nghiệm 2 bị hút vào ống nghiệm 1 chưa? Đây là hiện tượng khá nguy hiểm vì trong ống nghiệm 1 có chứa H2SO4 đặc và nóng. Chúng ta giải thích hiện tượng này như sau: Khi dừng thí nghiệm, tắt đèn cồn, khí HCl còn lại sẽ theo ống dẫn khí hòa tan vào nước ở ống nghiệm 2 làm cho áp suất ở ống nghiệm 1 giảm, nước ở ống nghiệm 2 bị hút vào ống nghiệm 1. Để tránh hiện tượng trên ngòai việc lấy dư NaCl, chúng ta nên lắp đặt dụng cụ thí nghiệm theo hình 4. Hình 4 cho thấy đầu ống dẫn khí HCl ở trên mặt nước, không nhúng trong nứớc như hình 5.5 của sách giáo khoa, làm như vậy không ảnh hưởng gì đến việc hòa tan HCl trong nước và tránh được hiện tượng nước bị hút sang ống nghiệm 2 . Hinh 4. Điều chế HCl trong phòng thí nghiệm đã điều chỉnh. Ống dẫn khí được lắp phía trên mặt nước trong ống nghiệm 4- Thí nghiệm: Phản ứng giữa Cu và H 2 SO 4 đậm đặc.  Thí nghiệm 1: Thực hiện với H 2 SO 4 đậm đặc có dư. Cho 2 lá Cu mỏng thiết diện 2mm x 3 mm vào ống nghiệm sau đó nhỏ 4ml H 2 SO 4 đậm đặc vào ống nghiệm đó và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, lắp dụng cụ như hình 5. - Hiện tượng: + Bề mặt các lá Cu ( màu đỏ) chuyển thành màu đen, Cu tan dần, lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó những hạt nhỏ màu đen tan hết, dung dịch trở nên trong suốt màu xanh. + Khí thoát ra làm mất màu dung dịch KMnO4 Hình 5 - Các phản ứng : Hình 6 + Lúc đầu Cu bị oxihóa thành CuO Cu + H2SO4(đđ) → CuO + SO2 +  H2O (1) + Sau đó CuO tác dụng với H2SO4 tạo thành CuSO4 theo phương trình: CuO + H2SO4→ CuSO4 + H2O (2) + Tổng hợp (1) và (2): Cu + 2H2SO4(đđ)→CuSO4 + SO2 + 2H2O - G i ả i t h í c h : Lúc đầu trên bề mặt các lá Cu có màu đen là do có phản ứng (1) tạo ra CuO; khi các lá Cu bi phá vỡ, các hạt nhỏ CuO phân tán vào dung dịch, làm dung dịch bị vẩn đục. Sau phản ứng (2), CuO bị hòa tan hết, tạo thành dung dịch CuSO4 có màu xanh. Khí SO2 sinh ra làm mất màu dung dịch KMnO4 theo phản ứng: 2KMnO4 + 5 SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2 Mn SO4 + 2H2SO4  Thí nghiệm 2: Thực hiện với H 2 SO 4 đậm đặc, Cu dư. Cho 6 lá Cu mỏng, thiết diện 2mm x 3 mm vào ống nghiệm, tiếp tục nhỏ 2ml H 2 SO 4 đậm đặc vào ống nghiệm đó và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 7. - Hiện tượng: + Bề mặt các lá Cu ( màu đỏ) chuyển thành màu đen, các lá Cu bị phá vỡ, dung dịch bị vẩn đục do tạo thành lớp kết tủa màu xám đen ( Hình 7 và hình 8) + Khí thoát ra làm mất màu dung dịch KMnO4 Hình 7 - Các phản ứng: Như đã nêu ở thí nghiệm 1 Hình 8 - Giải thích: Do thực hiện thí nghiệm với lượng Cu dư nên phần kết tủa là hỗn hợp CuSO4 kết tinh với CuO và Cu dư. Thật ra, CuSO4 kết tinh ở dạng khan có màu trắng nhưng do lẫn với CuO màu đen nên phần kết tủa có màu xám đen. Để chứng minh trong hỗn hợp có các chất CuSO4 , CuO và Cu chúng ta có thể làm thí nghiệm như sau: Cho nước vào ống nghiệm chứa hỗn hợp rắn trên, lắc nhẹ ống nghiệm, ta thu được dung dịch có màu xanh và một phần rắn không tan lắng xuống đáy ống nhiệm ( hình 9 ). Dung dịch màu xanh chính là CuSO4 kết tinh đã tan vào nước. Phần rắn còn lại có màu đen là CuO và Cu ( cũng có màu đen vì đã bị oxi hóa ở lớp bề mặt thành CuO). Nhỏ dung dịch HCl đặc vào phần rắn màu đen, CuO bị hòa tan thành dung dịch CuCl2 có màu xanh, còn lại một phần Cu không tan. Hình 9. Sau khi cho nước vào phần kết tủa màu xám, CuSO4 tan vào nườc tạo thành dung dịch màu xanh, phần không tan lắng xuống đáy ống nghiệm Như vậy, khi thực hiện phản ứng giữa Cu với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc, tùy thuộc vào lượng chất tham gia phản ứng mà hiện tượng có khác nhau, khi làm thí nghiệm chứng minh chúng ta nên lấy axit dư ( làm thí nghiệm 1) để tiết kiệm thời gian và nên làm cả 2 thí nghiệm trên trong giờ thí nghiệm thực hành. 5-Thí nghiêm : Thử dung dịch kiềm bằng Phênoltalein. Đã khi nào bạn cho phenolphtalein vào dung dịch NaOH thấy dung dịch xuất hiện màu đỏ tím sau đó màu đỏ tím biến mất rất nhanh và dung dịch trở thành không màu? Đây là một thí nghiệm đơn giản nhưng giải thích hiện tượng trên không hề đơn giản. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu hiện tượng này nhé: Phênoltalêin là axít 2 nấc, trong môi trường axít hoặc trung tính tồn tại ở dạng Lacton không màu. Khi phân ly prôton, mới đầu chuyển thành anion cacboxilat không màu và sau đó chuyển vị nội phân thành quininphênolat có màu đỏ tím. Trong dung dịch kiềm mạnh thì chuyển sang dạng cácbinol không màu. Như vậy, sở dĩ có hiện tượng dung dịch mất màu là vì đã lấy dung dịch kiềm đặc làm thí nghiệm. Cách làm tốt nhất : Thí nghiệm với dung dịch kiềm loãng. Nếu có hiện tượng mất màu như đã nêu thì cho thêm nước vào để pha loãng dung dịch và cho thêm vài giọt Phênoltalein màu đỏ tím sẽ hiện trở lại. 6 -Thí nghiệm : Đun nóng hỗn hợp dung dịch kiềm và muối Amoni. - Thí nghiệm cần đạt được : Khí mùi khai thoát ra làm xanh quì tím tẩm ướt nước. - Thường gặp các trường hợp : + Quì tím đổi màu xanh hoặc màu hồng ngay khi chưa đun nóng. + Quì tím đổi màu quá chậm. - Giải thích : + Quì tím đổi màu ngay khi chưa đun nóng là vì đã đưa giấy quì tiếp xúc với ống nghiệm có sẵn dung dịch kiềm và dung dịch NH4Cl. Vì vậy, giấy quì chỉ được để ở trên miệng ống nghiệm, không được tiếp xúc với ống nghiệm. + Quì tím đổi màu chậm là vì chưa có khí NH 3 thoát ra. Lý do đã lấy lượng dung dịch kiềm và muối qúa nhiều, khi đun chỉ có đáy ống nghiệm bị nóng lên, khí NH3 thoát ra bị hòa tan trong dung dịch, chỉ bay lên khỏi miệng ống nghiệm khi toàn bộ dung dịch nóng lên. - Cách làm tốt nhất : Lấy dung d ị c h kiềm ( chọn NaOH) và d u n g d ịch m u ố i Amoni (chọn NH4Cl) mỗi loại khoảng 1 ml và đun nóng, khi hỗn hợp dung dịch sôi thì có khí NH3 sinh ra làm xanh quì ẩm. Theo tôi, để tiết kiệm thời gian chúng ta nên đun s ô i d u n g d ị c h . Việc đun nóng nhẹ dung dịch này chỉ phù hợp cho thí nghiệm thực hành . Hình 10 Làm thí nghiệm với lượng nhỏ dung dịch NaOH và NH4Cl Hình 11 Không làm thí nghiệm với lượng lớn NaOH và NH4Cl Kết luận: Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, một tiết dạy thành công gắn liền với việc làm thí nghiệm chứng minh thành công. Chúng ta hãy coi việc chuẩn bị, hướng dẫn và thực hiện thí nghiệm trên lớp như là một trong những phần quan trọng nhất trong giáo án của một tiết dạy.  13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất