Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn khai thác sử dụng kênh hình trong giảng dạy sinh học...

Tài liệu Skkn khai thác sử dụng kênh hình trong giảng dạy sinh học

.PDF
11
1900
60

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH MÃ SỐ:………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC Người thực hiện: MÃ NGỌC CẢM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục…………………………….. Phương pháp dạy học bộ môn: SINH HỌC Phương pháp giáo dục………………………. Lĩnh vực khác……………………………….. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Năm học: 2012 – 2013 Hiện vật SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1.Họ và tên: MÃ NGỌC CẢM 2.Ngày tháng năm sinh: 15 – 11 – 1959 3.Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: 276/20 Nguyễn Ái Quốc KP 4 Phường Tân Tiến Biên Hòa Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613827280 6.Fax: E-mail: 7.Chức vụ: Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn,nghiệp vụ)cao nhất: Thạc sỹ Năm nhận bằng: 1991 Chuyên ngành đào tạo: Di truyền học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC -Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học Số năm có kinh nghiệm: 32 -Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây Chuyên đề : Quang hợp Chuyên đề: Sinh lý chức năng dinh dưỡng. SKKN: + Vận dụng kiến thức di truyền học quần thể giải một số bài tập qui luật di truyền. + Bài tập di truyền nâng cao. + Bài tập xác suất trong sinh học. KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC I/Lý do chọn đề tài Trong tất cả các tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy, học tập ở các môn học đều được biên soạn dựa trên hai kênh cơ bản đó là: Kênh chữ và kênh hình. Kênh chữ giúp cho học sinh, giáo viên đọc để nắm những kiến thức cơ bản của bài học, bài dạy từ đó rút ra những nhận xét, những kết luận chính về nội dung của bài. Kênh hình giúp cho học sinh, giáo viên nắm được một cách chính xác kiến thức cơ bản, giúp người học, người dạy nắm được bản chất của vấn đề, qua đó khắc sâu kiến thức và dễ nhớ kiến thức. Sự kết hợp hai kênh chữ và hình ở sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đã tương tác, bổ sung cho nhau giúp người dạy, người học tiếp thu kiến thức tốt hơn, dễ hơn. Đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo, suy luận khoa học qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học. Trong các giáo trình, tài liệu Sinh học sử dụng kênh hình trong quá trình học tập là đặc biệt quan trọng và cần thiết. Người ta vẫn thường nói Sinh học là khoa học thực nghiệm – Đúng vậy, nhưng việc tiến hành thực nghiệm trong Sinh học lại vô cùng phức tạp và khó khăn vì nhiều lý do khác nhau như: Chương trình giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian để tổ chức, thời gian để có được kết quả….Vì vậy, những thực nghiệm về Sinh học không dễ thực hiện mà chỉ áp dụng hạn chế ở một số tiết học mà chương trình qui định. Trong trường hợp đó việc sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học ngoài việc cung cấp kiến thức, dễ nhớ kiến thức còn giúp học sinh phát triển óc tư duy trừu tượng, biết phân tích hình ảnh để lĩnh hội kiến thức một cách khoa học. Do bề dày của cuốn sách mà kênh hình trong các sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thường không đưa được nhiều hình ảnh vào đó, nhất là ở trường chuyên. Để giúp học sinh chuyên Sinh có được một kiến thức vững chắc về khoa học cơ bản, thì việc bổ sung, tìm kiếm những hình ảnh chuẩn, chính xác khoa học là rất cần thiết. Việc trình chiếu những hình ảnh minh họa trên các thiết bị dạy học chỉ là chớp nhoáng, khó đọng lại trong óc suy nghĩ của học sinh, không đủ thời gian để các em nghiền ngẫm, phân tích và sau này nữa là ôn tập kiến thức cho việc tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Từ thực tế dạy học các lớp chuyên Sinh, tôi thấy việc sưu tầm các hình ảnh phục vụ cho dạy học là cần thiết, đặc biệt là các hình ảnh chuẩn để qua đó học sinh có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất, nhẹ nhàng đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập mang lại hiệu quả. Chúng tôi sưu tập những hình ảnh này dựa trên tài liệu tham khảo chuẩn nhất hiện nay, đó là cuốn: Sinh học của các tác giả chính là Campbell – Reece. Cuốn sách này có thể được coi là tài liệu tham khảo chính cho dạy học các lớp chuyên Sinh trong cả nước và cũng là tài liệu phục vụ cho thi Olympic Quốc tế môn Sinh học hiện nay. Kiến thức dạy học Sinh học là vô tận, phong phú không thể đưa ra hết được. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đề cập đến một mảng trong bảy mảng phục vụ cho thi Quốc gia là phần “ Tế bào học”. Đây là một phần kiến thức rất trừu tượng nếu chỉ dựa vào kênh chữ và do vậy, việc học của học sinh dễ sa và “học vẹt”, khó đem lại hiệu quả. Còn việc sử dụng các thực nghiệm khoa học, thực hành thì rất khó khăn và hạn chế. Với việc lựa chọn các hình ảnh, sắp xếp các hình theo trật tự logic của kiến thức nó không chỉ góp phần minh họa mà còn thực sự giúp học sinh nắm, hiểu và vận dụng kiến thức một cách tốt nhất qua đó đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho người học. Qua việc sử dụng những hình ảnh này chúng tôi cũng rèn luyện cho học sinh biết cách phân tích các hình ảnh, biết cách nhìn nhận để rút ra kiến thức, biến nó thực sự trở thành tài liệu học tập đắc lực cho học sinh trong điều kiện hiện nay, học sinh không thể mua được tài liệu gốc này. Với những hình ảnh mà chúng tôi tập hợp lại sẽ giúp học sinh đi qua một phần học cơ bản với những hiểu biết chuẩn xác và khắc phục, bổ sung những kiến thức mà sách giáo khoa của chúng ta hiện nay còn chưa kịp cập nhật. II/Tổ chức thực hiện 1/Nội dung, biện pháp thực hiện - Căn cứ vào chương trình chuyên sinh, chương trình chuyên sinh được thiết kế theo hướng tích hợp chương trình sinh học nâng cao với các nội dung được mở rộng đi sâu. - - Căn cứ vào mục đích của chương trình chuyên sinh: Đi vào nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung học phổ thông để học sinh chuyên có khả năng nắm chắc kiến thức cơ bản của sinh học để có thể tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và quốc tế. Để học sinh chuyên sinh có thể nắm vững kiến thức thì ngoài việc giáo viên truyền thụ, tìm tòi để bổ sung cho học sinh thì một việc hết sức cần thiết đó là hướng dẫn, tổ chức cho các em cách học để tự bản thân các em có thể tự mình biết đọc, biết suy luận, vận dụng kiến thức từ nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống. - Trong thực tế dạy học chúng tôi đã hết sức quan tâm đến việc sử dụng kênh hình trong tài liệu (Sách giáo khoa, sách tham khảo) coi đó là mục tiêu quan trọng để học sinh biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả, qua đí khắc sâu các kiến thức cơ bản, trên cơ sở đó nâng cao, mở rộng trong một giới hạn nhất định về kiến thức tránh được sự sa lầy về kiến thức vụn vặt, chi tiết gây khó khăn cho nhận thức của người học. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình chúng tôi đã:  Căn cứ vào nội dung các bài học để chọn lựa những hình ảnh thiết thực nhất, chuẩn nhất sưu tập lại, đóng thành một cuốn để học sinh dựa vào đó tiếp thu kiến thức, ôn tập kiến thức.  Hướng dẫn cho học sinh cách xem xét hình ảnh, định hướng học tập. Thông qua các câu hỏi có tính dẫn dắt để học sinh khai thác hiệu quả hình ảnh để thu nhận kiến thức, những kiến thức rút ra từ hình ảnh rất đa dạng ngoài mô tả chỉ là phần phụ, phần chính giúp các em phân biệt, so sánh,, suy diễn và vận dụng.  Tổ chức kiểm tra đánh giá qua các bài thi, kiểm tra qua đó cho thấy kênh hình đã có tác dụng rõ rệt lên nhận thức của người học và thấy được sự vận dụng kiến thức hiệu quả hơn. 2/Một số minh họa về khai thác, sử dụng kênh hình khi dạy học phần tế bào học. 2.1)Cấu tạo tế bào: (Hình 1, 2 và 3) Học sinh qua quan sát hình:  Tế bào nhân sơ ( vi khuẩn)  Tế bào nhân thực ( tế bào động vật )  Tế bào nhân thực ( tế bào thực vật ) Kiến thức khai thác: - Mọi sinh vật đều có cấu tạo tế bào, tế bào là cơ sở tạo nên cơ thể sống. Qua đó đi vào học thuyết tế bào của Slayden – Sơvan. - Tế bào của mọi sinh vật đều có thành phần cấu tạo bắt buộc gồm:  Màng sinh chất  Tế bào chất  Nhân ( hoặc vùng nhân ) - Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, có những khác biệt về:  Kích thước  Màng nhân  Hệ thống các bào quan có màng bọc. - Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật, có những khác biệt chính:  Thành tế bào  Lạp thể  Không bào  Trung thể Bổ sung thêm những khác biệt khác mà sách giáo khoa chưa đề cập đến, như: Tế bào động vật có thêm lyzoxom, lông roi. Tế bào thực vật có cầu sinh chất. Qua so sánh về tế bào nhân sơ – tế bào nhân thực, Tế bào động vật – tế bào thực vật để rút ra vấn đề về: Sự thống nhất trong đa dạng của thế giới sống; Sự khác biệt cho thấy tiến hóa thích nghi của sinh vật với môi trường, sự phù hợp với lối sông của chúng. Từ sự khác biệt giữa tế bào thực vật với tế bào động vật còn là cơ sở để học sinh lý giải, phát triển tư duy khoa học cho những phần học tiếp theo, như:  Tế bào động vật không có thành tế bào thì chúng có những cấu trúc gì giúp cho việc ổn định, bền vững về cấu trúc tế bào.  Tế bào thực vật không có lizoxom thì việc tiêu hóa nội bào như thế nào? Bào quan nào thay thế chức năng này?  Tế bào thực vật có thành xellulozo vững chắc. Vậy nó có lớn lên được không? Lớn lên bằng cách nào? Bào quan nào là quan trọng nhất làm cho tế bào thực vật lớn lên?...  Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ mang lại lợi ích gì? Cấu trúc thành tế bào vi khuẩn có ý nghĩa gì trong việc sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh? 2.2)Các thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực. a)Màng sinh chất: Các hình 4,5,6,7,8,9,10,11,12) Qua các hình vẽ trên học sinh tìm hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản: - Bốn thành phần cấu trúc của màng là:  Hai lớp phốt pho li pit.  Prôtêin khảm, xuyên màng.  Colesterol  Glicoprotein - Giải thích tính động (lõng) của màng do đặc điểm cấu trúc của phốtpholipit, prôtêin. - Các chức năng của màng gồm sáu chức năng:  Tạo ra kênh vận chuyển các chất.  Hoạt tính enzim.  Truyền tín hiệu ( thụ thể).  Nhận biết tế bào lạ, quen (glicoprotein).  Kết nối tế bào thành mô.  Gắn kết với khung tế bào. - Sự trao đổi nước, qua đó nắm về ba loại môi trường (ưu trương, đẳng trương, nhược trương). Sự khác biệt của tế bào thực vật, tế bào động vật trong các môi trường đó. - Các cơ chế vận chuyển các chất qua màng và phân biệt các cơ chế.  Thụ động ( gồm thụ động trực tiếp, thụ động nhanh qua kênh).  Chủ động.  Biến dạng màng ( xuất nhập bào). Trên cơ sở kiến thức đó có thể khai thác , bổ sung, nâng cao, như:  Vì sao màng sinh chất lại cấu trúc gồm hai lớp phốtpholipit?  Protein trong cấu trúc của màng như thế nào? Tại sao đầu COO- và NH+ lại quay ra ngoài?  Qua thí nghiệm lai tế bào bằng chứng nào chứng tỏ màng có tính động? Điều nào chứng tỏ màng không có tính động? Vì sao màng có tính động? Tính động của màng liên quan đến cấu trúc nào của màng?  Màng tế bào động vật và tế bào thực vật loại nào có tính động cao hơn? Vì sao?  Tính động liên quan đến sự dịch chuyển của phốtpholipit chủ yếu diễn ra trong nội bộ của lớp hay giữa hai lớp phốtpholipit?  Tế bào động vật không có thành tế bào. Vậy bằng cách gì để chống được sự thay đổi về áp suất thẩm thấu của môi trường?  Giải thích những hiện tượng thực tế, như: Cây chết khi bón phân với nồng độ cao, khi bị mặn cây lại chết, vì sao một số loài cây, động vật sống được ở nước mặn? Vì sao ghép tạng phải kiểm tra xem có phù hợp không?...  Các chất được vận chuyển qua kênh theo kiểu đơn cảng, đồng cảng, đối cảng.  Vì sao tế bào lại có thể nhận ra các chật cần thiết để nhập bào…… b)Nhân tế bào: ( Hình 13) - Thấy được cấu trúc của nhân gồm hai thành phần:  Màng nhân ( hai lớp màng phốt pho lipit)  Nhân con và chất nhiễm sắc.  Cấu trúc của nhân phù hợp với chức năng lưu giữ thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.  Qua sự liên thông giữa nhân với hệ thống nội màng (lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, gôn gi) để thấy được các hoạt động của các bào quan bị chi phối bởi nhân, tạo nên dòng vận chuyển vật chất trong tế bào.  Qua lỗ màng nhân thấy được mối quan hệ hai chiều giữa nhân với hệ thống bào quan ở tế bào chất. Nhân không chỉ là nơi lưu giữ thông tin di truyền mà còn là nơi tổng hợp các tiểu phần của ribôxôm, ARN. Qua lỗ màng nhân, nhân cung cấp cho tế bào chất dòng thông tin di truyền (mARN), ribôxôm, mà còn tiếp nhận protein từ ngoài vào để cấu thành các thành phần cấu trúc, chức năng trong nhân.  Từ vai trò của nhân hãy đưa ra thí nghiệm chứng minh, nhân có vai trò lưu giữ vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. c) Hệ thống các bào quan khác trong tế bào chất. c.1/Các bào quan năng lượng ( Hình 14,15) gồm: - Ty thể - Lục lạp. Qua hình vẽ học sinh quan sát để mô tả được cấu trúc của ty thể và lục lạp. Từ đặc điểm về cấu trúc,qua đó thấy được sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng của chúng. Các kiến thức khai thác và mở rộng:  Vì sao gọi ty thể và lục lạp là bào quan năng lượng của tế bào?  Ty thể, lục lạp có nhiều ở các cơ quan nào? Vì sao lại có nhiều ở đó?  Chỉ ra những bằng chứng chứng minh ty thể, lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn chuyển sang cộng sinh nội bào trong tế bào nhân thực ( trong đó, ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí, lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn quang hợp).  Các bằng chứng trên dựa trên cơ sở: + Ty thể, lục lạp có 2 lớp màng (lớp màng nào là của tế bào nhân thực, lớp màng nào là của vi khuẩn). + So sánh AND luc lạp, ty thể với AND vi khuẩn. + So sánh Riboxom của lục lạp, ty thể với AND vi khuẩn. + Hoạt động dịch mã, nhân đôi độc lập của AND. + Cấu trúc AND của ty thể, lục lạp và vi khuẩn giống nhau.  Ở tế bào nhân sơ ( vi khuẩn ) không có hai loại bào quan này thì hoạt động hô hấp, quang hợp xảy ra ở đâu?  Nắm kiến thức đặc điểm cấu tạo AND ở ty thể, lục lạp để làm cơ sở cho học di truyền ngoài nhân ở lớp 12.  Nắm kiến thức về ty thể, lục lạp để làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức liên quan như: Hô hấp, lên men, chuỗi chuyền electron và quá trình quang hợp ATP theo con đường oxi hóa và quang hóa ở phần sau. c.2/ Hệ thống nội màng ( Hình 16,17,18,19,20) Gồm: Lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn và gôngi. Qua hình ảnh: - Học sinh nắm được cấu trúc, chức năng của hệ thống lưới nội màng đồng thời khai thác kiến thức về mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống nội màng và sự hoạt động của các thành phần cấu trúc đó. - Quan hệ giữa các thành phần của hệ thống nội màng tạo nên dòng vận chuyển vật chất trong tế bào chất kể từ khi được tổng hợp, chế biến, đóng gói rồi sử dụng cho xuất bào hoặc sử dụng cấu trúc nên các thành phần khác trong tế bào, hình thành nên các bào quan có nguồn gốc từ hệ thống nội màng như lizoxom, peroxixom… - Qua chức năng của hệ thống nội màng vận dụng giải thích loại tế bào nào ở người có lưới nội chất hạt phát triển, loại tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển. - Lizoxom có nguồn gốc từ đâu? Sản phẩm chứa trong lizoxom là gì? Qua đó biết được chức năng của nó và vận dụng vào giải thích các vấn đề thực tế (ví dụ: rụng đuôi ở người, ở ếch nhái…). - Peroxixom có nguồn gốc từ đâu? Sản phẩm chứa trong peroxixom là gì và biết được chức năng của nó. - Qua hệ thống nội màng phát triển mở rộng thêm kiến thức, giúp học sinh suy diễn vấn đề: Vì sao tế bào nhân thực lại có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ, vì sao cùng lúc trong tế bào lại có thể diễn ra nhiều hoạt động rất trái ngược nhau. III/Hiệu quả của đề tài - Qua việc sử dụng kênh hình kết hợp với kênh chữ giúp quá trình dạy học diễn ra thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. - Dựa trên kênh hình học sinh sẽ có được những hình ảnh trực quan sinh động, cùng với sự dẫn dắt, định hướng của thầy giúp các em hiểu biết một cách nhanh chóng, đi vào bản chất của vấn đề, giảm được các chi tiết vụn vặt, chi tiết gây khó khăn cho người học. - Qua kênh hình học sinh phát triển khả năng quan sát, suy luận. Thấy được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng, sự hợp lý trong cấu trúc, sự thống nhất trong đa dạng của thế giới sống. - Sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc khai thác kiến thức giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời qua đó khai thác đi sâu, mở rộng kiến thức phù hợp với nội dung bài học. - Sử dụng kênh hình trong dạy học không chỉ áp dụng cho bài học mới mà còn được sử dụng trong cả quá trình ôn tập, giúp các em ôn tập nhanh hệ thống kiến thức lưu giữ lâu những hiểu biết, qua đó vận dụng vào quá trình làm bài có hiệu quả cao. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao khi sử dụng kênh hình thì người dạy phải có những ý tưởng và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc dẫn dắt và biết cách khai thác ý tưởng sao cho có hiệu quả phù hợp với nội dung bài học. IV/Đề xuất và kiến nghị: Khai thác sử dụng hình ảnh trong dạy học Sinh học luôn là một hình thức dạy học thuận lợi dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Sinh học. Trong dạy học Sinh học, sử dụng kênh hình luôn được chú trọng, vì vậy việc trang bị các hình ảnh cho dạy học luôn được Bộ giáo dục quan tâm để trang bị cho các trường học. Tuy nhiên do thời lượng về thời gian hạn chế nên việc sử dụng cũng dừng lại ở mức độ nhất định. Trong dạy học chuyên do thời gian nhiều, vì vậy việc sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức rất rộng rãi, nên rất thuận lợi cho việc áp dụng. Từ thực tế dạy học ở trường chuyên, chúng tôi thấy cần tăng cường kênh hình cho giảng dạy ở nhiều phần kiến thức như: - Tế bào học. - Vi sinh học. - Thực vật học. - Động vật học. Đó là những phần kiến thức có khả năng và thuận lợi nhất cho việc áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao cho dạy học. V/Tài liệu tham khảo: 1. Sơ đồ tóm tắt sinh lý học thực vật – PGS, TS Nguyễn Duy Minh. 2. Sinh học – CAMP Bell – Reece. 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 Bộ GD – ĐT. 4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 12 Bộ GD – ĐT. 5. Hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu môn Sinh học – Bộ GD – ĐT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan