Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn khai thác hiệu quả hình vẽ trong phần khí quyển địa lý 10...

Tài liệu Skkn khai thác hiệu quả hình vẽ trong phần khí quyển địa lý 10

.DOC
13
1175
102

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hòa Mã số:………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC HIỆU QUẢ HÌNH VẼ TRONG PHẦN KHÍ QUYỂN ĐỊA LÝ 10 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ TRANG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ĐỊA LÝ  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013 2 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ TRANG 2. Ngày tháng năm sinh: 16/05/1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hòa 5. Điện thoại: 0613 822538 6. Fax: (CQ); ĐTDĐ: 0972 300 460 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Đơn vị công tác: Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hòa II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên ngành đào tạo: Địa lý III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên Địa lý - Số năm có kinh nghiệm: 10 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Dùng Power point hướng dẫn học viên lớp 10 vẽ một số dạng biểu đồ. + Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học viên lớp 12 GDTX. 3 BM03-TMSKKN KHAI THÁC HIỆU QUẢ HÌNH VẼ TRONG PHẦN KHÍ QUYỂN ĐỊA LÝ 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực của học viên thì việc sử dụng kênh hình là không thể thiếu. Đối với phần Địa lý tự nhiên lớp 10 nói chung và phần Khí quyển nói riêng, nội dung các bài thường dài, kiến thức khó và trừu tượng nên việc khai thác hình vẽ trong dạy học là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên cần sử dụng hình vẽ cho phù hợp với nội dung, thời lượng, khai thác sao cho hiệu quả đối với giáo viên và cả với học viên là điều quan trọng, đó là những nội dung mà tôi đề cập đến trong chuyên đề này. Do thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Kênh hình trong sách giáo khoa rất đa dạng. Ngoài hình ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu là hình vẽ. Không có một khái niệm nào cho hình vẽ, tuy nhiên khi nhắc đến hình vẽ chúng ta nghĩ ngay đến những hình được thể hiện bằng những nét vẽ đơn giản mô tả lại các sự vật hiện tượng: hướng gió, mặt trăng, mặt trời, đám mây.v.v… Trong điều kiện không thể áp dụng công nghệ thông tin, hình vẽ có nhiều ưu điểm, dễ sử dụng: hình đơn giản, thậm chí giáo viên có thể vẽ lại bằng tay trên bảng trong thời gian ngắn; thao tác chuẩn bị ở nhà cũng không tốn nhiều thời gian. Vấn đề đặt ra là tùy từng nội dung mà có thể sử dụng hình vẽ cho phù hợp. Sách giáo khoa có hệ thống hình vẽ gần như đầy đủ, giáo viên có thể khai thác phục vụ bài giảng. Ngoài ra, khi có hình vẽ rồi khai thác như thế nào cho hiệu quả nhất, làm sao để học viên học tập tích cực, dễ tiếp thu bài hơn, đó là những gì tôi muốn đề cập đến trong chuyên đề: “Khai thác hiệu quả hình vẽ trong phần khí quyển địa lý 10”. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chuyên đề này chỉ sử dụng minh họa cho phần khí quyển (Bài 11, 12 sách giáo khoa Địa lý 10 chương trình chuẩn). 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1. Sử dụng hình vẽ để khai thác kiến thức mới: Nội dung phần khí quyển không tách ra theo chương, phần riêng biệt. Nội dung phần khí quyển gồm các bài 11, 12, 13 và 14, trong đó các hình vẽ chủ yếu tập trung ở bài 11 và 12. 4 Để khai thác kiến thức từ hình vẽ, giáo viên phải linh hoạt trong các bước lên lớp, phương pháp phù hợp; có một hệ thống câu hỏi gợi mở hợp lý, đặt học viên trước tình huống có vấn đề, tạo sự say mê tìm tòi, giải đáp. Ngoài ra, với những hình vẽ đơn giản này, giáo viên nên sử dụng màu sắc, vẽ trên bảng có thể sử dụng phấn màu cho từng đối tượng địa lý. Điều này tạo nên sự trực quan, sinh động và hấp dẫn cho hình vẽ, học viên dễ dàng phân biệt được các đối tượng địa lý một cách rõ ràng và việc sử dụng hình vẽ cũng hiệu quả hơn. Nếu như trước kia, giáo viên chỉ sử dụng hình vẽ mang tính minh hoạ, làm rõ phần nội dung bài giảng của mình, không có sự phản hồi của học viên, thì hiện nay với phương pháp mới, hầu hết giáo viên đều sử dụng hình vẽ để khai thác kiến thức. Ví dụ một vài hình vẽ trong phần khí quyển, sách giáo khoa địa lý 10. a. Hình 11.4. Sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình: Ở hình trên, mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng, tô bằng màu đỏ. Giáo viên hướng dẫn học viên quan sát hình 11.4 và từng bước đọc hình vẽ: có 4 địa điểm A, B, C, D phân bố tại 2 sườn núi, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: - Sườn Nam có địa điểm nào ? (A, B). - Sườn Bắc có địa điểm nào ? (C, D). - Xếp theo góc nhập xạ tại các địa điểm từ lớn đến nhỏ ? (B, A, D, C). - Xếp theo thứ tự lượng nhiệt nhận được (độ đốt nóng) tại các địa điểm từ lớn đến nhỏ ? (B, A, D, C). - Từ đó phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được ? Đến đây, học viên dễ dàng nhận biết được sườn núi hướng về phía mặt trời có góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được lớn. Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. 5 b. Hình 12.1. Các đai khí áp và gió trên trái đất:. Hình vẽ này, giáo viên tách ra khai thác từng nội dung: * Đối với phần 1. Phân bố khí áp, giáo viên chỉ cần sử dụng hình vẽ sau: 900B 0 60 B + Áp cao cực Áp thấp ôn đới 300B + + + + + + + + + + + + + + Áp cao cận nhiệt đới + : Khí áp cao - : Khí áp thấp Áp thấp xích đạo 00 300N + + + + + + + + + + + + + + + 600N + 900N Áp cao cận nhiệt đới Áp thấp ôn đới Áp cao cực Cho học viên quan sát và nhận xét về sự phân bố của khí áp trên bề mặt của Trái đất và tên các đai khí áp. Học viên nhận biết được sự phân bố các đai áp cao và áp thấp trên bề mặt trái đất. (Đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẻ đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo). * Cũng với hình vẽ này, giáo viên sử dụng tiếp cho phần 2. Một số loại gió chính. - Đầu tiên, giáo viên làm rõ khái niệm gió là sự di chuyển của các khối khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Từ hình phân bố khí áp, có nhiều hướng để giáo viên khai thác hình vẽ: 900B + 600B 300B + + + + + + + + + + + + + + 00 300N + + + + + + + + + + + + + + + 600N + 900N a. 6 b. + Hướng thứ nhất: Trên cơ sở sự phân bố khí áp trên trái đất, giáo viên yêu cầu học viên vẽ thêm hướng gió trên trái đất. Học viên có thể vẽ chưa đúng (như hình a), giáo viên hướng dẫn học viên liên hệ bài cũ, gió dịch chuyển không theo hướng Bắc – Nam. Do tác động của lực Cô-ri-ôlit, gió thổi bị lệch hướng về bên phải ở bán cầu Bắc, bên trái ở Bán cầu Nam so với hướng chuyển động ban đầu. Sau hoạt động này sẽ có sơ đồ về khí áp, gió hoàn chỉnh (hình b). Với hướng hoạt động này, giáo viên không chỉ sử dụng hình vẽ để ôn kiến thức cũ, khai thác kiến thức mới mà còn có thể dùng hình vẽ kết hợp với phần nguyên nhân thay đổi khí áp để dẫn vào phần Một số loại gió chính. Lúc này học viên đã giải thích được nguồn gốc xuất phát gió, tại sao lại có hướng gió đó. Việc còn lại yêu cầu học viên chỉ cần nêu được nơi xuất phát, hướng và tính chất của gió đối với 3 loại gió: gió mậu dịch, gió tây và gió đông cực. + Hướng thứ hai: khai thác hình vẽ hoàn chỉnh (hình b). giáo viên cho hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu từng loại gió về: nơi xuất phát, hướng, tính chất của gió (chú ý từng nhóm giải thích tại sao gió có hướng và tính chất đó). c. Hình 12.4. Gió biển và gió đất: NGÀY ĐÊM Hướng gió Hướng gió Lục địa Biển Hình a. Gió Biển Lục địa Biển Hình b. Gió Đất Nếu chỉ yêu cầu xác định hướng của gió biển và gió đất, học viên chỉ cần nhìn hình vẽ là xác định được. Tuy nhiên để làm rõ cơ chế của hai loại gió này, giáo viên cho học viên nhìn hình kết hợp với nội dung đã học bằng cách đặt câu hỏi: - Trình bày sự hình thành và phạm vi hoạt động của gió biển và gió đất? (Giải thích được nguyên nhân hình thành gió, hướng gió và thời gian hoạt động của gió). Để trả lời được câu hỏi này là khó so với trình độ của học viên giáo dục thường xuyên, giáo viên có thể từng bước hướng dẫn đối với từng loại gió: 7 + Sự hình thành khí áp trên biển và đất liền, giải thích. + Hướng gió thổi. + Thời gian hoạt động. Giáo viên mở rộng thêm cho học viên khá giỏi: - So sánh gió biển, gió đất và gió mùa ? d. Hình 12.5. Gió phơn: Giáo viên yêu cầu học viên nhìn hình vẽ trình bày: - Ảnh hưởng của gió ở sườn Tây? - Ảnh hưởng của gió ở sườn Đông? - Nhiệt độ không khí ở sườn Tây khi gió lên cao giảm bao nhiêu C/1000m? 0 - Nhiệt độ không khí ở sườn Đông khi gió đi xuống giảm bao nhiêu C/1000m? 0 - Tóm lại gió phơn là gì? Trình bày lại hoạt động của gió phơn? Từ đó, học viên dễ dàng trình bày hoạt động của gió phơn một cách đầy đủ. 2.2. Sử dụng hình vẽ để kiểm tra, đánh giá: Dùng hình vẽ để khai thác kiến thức được sử dụng phổ biến, tuy nhiên hình vẽ còn có thể được dùng để kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới. Có nhiều cách để đưa hình vẽ vào: - Cho các hình vẽ đầy đủ và yêu cầu trình bày nội dung; Ví dụ: Quan sát hình vẽ, trình bày hoạt động của gió biển và gió đất? 8 NGÀY ĐÊM Hướng gió Hướng gió Lục địa Lục địa Biển Hình a. Gió Biển Biển Hình b. Gió Đất - Cho các hình vẽ có khuyết vài nội dung và yêu cầu học viên điền thêm: Ví dụ: Cũng với hình vẽ trên, giáo viên thể hiện thiếu vài nội dung, yêu cầu học viên điền thêm tên gió, khí áp, hướng gió và trình bày hoạt động của gió biển và gió đất. NGÀY ĐÊM Hướng gió Hướng gió Lục địa Lục địa Biển Hình a. Biển Hình b. - Đối với học viên khá, giỏi, giáo viên có thể yêu cầu học viên tự vẽ hình và trình bày hoạt động của gió đất và gió biển. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Việc sử dụng hình vẽ đơn giản có thể xem là một trong những cách nhằm hướng học viên chuyển hướng học tập từ thuộc lòng sang học hiểu, tạo hứng thú cho học viên. Sau một thời gian thực hiện đề tài, áp dụng thực tế tại lớp 10D2 của Trung tâm, số liệu thống kê từ bài kiểm tra cho thấy học viên tiếp thu bài tốt hơn. Đề bài: trình bày sự hình thành và hoạt động của gió đất và gió biển? Kết quả so sánh giữa lớp 10D1 (không áp dụng chuyên đề) và lớp 10D2 là: Lớp < 5 điểm ≥ 5 điểm ≥ 6,5 điểm 10D1 28% 72% 16% 10D2 11% 89% 37% 9 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Theo nghiên cứu, nếu chỉ có nghe, thì việc tiếp thu kiến thức của học viên chỉ đạt khoảng 20%. Nếu được thấy thì tỷ lệ này là 40%. Nếu kết hợp được cả nghe, thấy và làm thì tỷ lệ kiến thức và học viên có thể tiếp thu được là khoảng 80%. Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng hình vẽ, từ ban đầu giáo viên có thể dùng hình vẽ để minh họa rồi cho học viên quan sát để tìm hiểu kiến thức. Tiếp đến, học viên có thể điền vào hình những nội dung còn thiếu hoặc trình bày lại những gì đã biết bằng cách tự vẽ hình. Không phải nội dung nào cũng có thể cụ thể hóa bằng hình vẽ. Phải tùy từng nội dung, thời lượng bài giảng mà giáo viên có phương pháp cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là làm sao để học viên yêu thích môn học, từ phát huy được tính tích cực, chủ động học tập, say mê tìm hiểu để ngày càng tiến bộ hơn. Biên Hoà, ngày 15 tháng 5 năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Mỹ Trang 10 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách Giáo khoa Địa lý 10 (Ban Cơ bản) - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2011. Sách Giáo khoa Địa lý 10 (Ban Cơ bản) - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2011. 11 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................... Trang 2 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI........................................................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận...................................................................................................................................................... 2 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.................................3 2.1. Sử dụng hình vẽ để khai thác kiến thức mới...............................................3 2.2. Sử dụng hình vẽ để kiểm tra, đánh giá...............................................................6 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................................... 7 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG................................................... 8 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 9 12 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trung tâm GDTX Biên Hòa CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 24 tháng 10 năm 2012. PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác hiệu quả hình vẽ trong phần khí quyển địa lý 10. Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ MỸ TRANG. Chức vụ: Tổ trưởng Đơn vị: Trung tâm giáo dục thường xuyên Biên Hòa – Tổ Xã hội.. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan