Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn hướng dẫn học sinh thcs rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh thcs rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học

.PDF
16
1261
148

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC” MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : ………………. 1. Tên sáng kiến : Hướng dẫn học sinh THCS rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Dạy và học môn Hóa học ờ trường THCS 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết : Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo và trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức, hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, chính xác, yêu thích khoa học. Học hoá học không những đòi hỏi học sinh học lý thuyết mà còn phải vận dụng lý thuyết được học vào giải quyết các bài tập lý thuyết, tính toán và thực hành thí nghiệm. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy hiện nay phần lớn học sinh THCS còn lúng túng khi viết một phương trình hóa học (PTHH), vì chưa nắm chắc kiến thức ngay từ đầu, gặp nhiều khó khăn trong học tập, nhất là các em HS trung bình, yếu thường xem là “khó nuốt”. Rất nhiều em viết phương trình một cách mơ hồ, các em không hiểu được bản chất của vấn đề. Lỗi thường gặp nhất là các em viết sai hoặc viết không được công thức hoá học (CTHH) của các hợp chất (oxit, axit, bazơ, muối) (do không nhớ được kí hiệu hóa học và hoá trị của các nguyên tố) và sai về sản phẩm phản ứng, thường lúng túng khi cân bằng PTHH. 1 Nguyên nhân của những yếu điểm này là do các em không chú ý tới những kĩ năng lập PTHH mà giáo viên đã truyền thụ hoặc sự truyền thụ của giáo viên chưa được logic rõ ràng. Vì thế các em không nắm bắt được vấn đề cốt lõi. Chúng ta đã biết Hóa học = lí thuyết, nếu không nắm vững lí thuyết thì không có cách nào học tốt được môn Hoá mà trái lại sẽ làm cho HS ngày càng chán nản và mất căn bản môn học này. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kết hợp các phương pháp dạy học hợp lí để HS lĩnh hội tốt kiến thức khoa học từ lí thuyết đến thực hành: Áp dụng lí thuyết để giải bài tập – giải được bài tập để củng cố lí thuyết, đồng thời người thầy giúp HS rèn các kĩ năng, kĩ xảo bằng các “mẹo vặt”, “thủ thuật” để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến : Bộ môn hoá học là thường xuyên “đụng” đến CTHH và PTHH, việc xem nhẹ hoá trị của nguyên tố hoá học sẽ dẫn đến viết sai CTHH, PTHH, do đó không làm được các bài tập (định tính cũng như định lượng). Việc rèn luyện kĩ năng viết PTHH cho HS là một quá trình xuyên suốt chương trình THCS. Công việc này bao gồm những nhiệm vụ như sau : 1. Học thuộc kí hiệu hóa học và hóa trị của một số nguyên tố cơ bản. 2. Viết đúng công thức hóa học của đơn chất, hợp chất (dựa vào hóa trị) 3. Viết được công thức hóa học của hợp chất khi biết tên gọi. 4. Nắm được các bước lập phương trình hóa học. 5. Nắm chắc tính chất hóa học của các loại chất đã học. Trong đó phần kiến thức ở lớp 8 là rất quan trọng. Nó chiếm tới 4/5 công việc đã nêu ra. Cụ thể : 2 a. Yêu cầu HS học thuộc kí hiệu hóa học và hóa trị của một số nguyên tố cơ bản : Ngoài “Bài ca về hoá trị”, có thể sắp xếp nguyên tố hoá học (NTHH) thường gặp có cùng hoá trị dưới dạng những câu văn hay thơ ngắn gọn, dí dỏm giúp HS nhớ một cách dễ dàng. Ví dụ : Hoá trị Kí hiệu hóa học Cách nhớ (tên NTHH) I Cl, H, K, Na, Cu, Ag Clo Hỏi Khi Nào Cụ Bạc II S, O, C, Ca, Ba, Cu, Mg, Fe, Sợ Ốm Chỉ Cần Ba Đồng Mua Sắt III Zn, Pb, Hg Kẽm Chì Thuỷ ngân N, P, Al, Fe Nhỏ Phượng Ăn Sắt .... Giáo viên thực hiện bằng cách cứ mỗi tiết học trong phần kiểm tra bài cũ (từ tiết 6 đến tiết 16 của Hóa học 8) gọi 3 HS lên viết KHHH và sau đó là hóa trị của 5 NTHH cơ bản. Cứ như thế lặp đi lặp lại các em sẽ quen dần. b. Viết đúng công thức hóa học của đơn chất, hợp chất (Rèn luyện kĩ năng cho HS lớp 8) . CTHH của đơn chất :  Với đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở trạng thái rắn (C, S, P, Si) thì CTHH trùng với KHHH.  Với đơn chất phi kim ở trạng thái lỏng hoặc khí - CTHH có dạng A2 (Ví dụ: O2, H2, N2, Cl2, Br2). (Hướng dẫn các em ghi vào sổ tay kiến thức) . CTHH của hợp chất : Các em phải biết cách lập CTHH khi biết hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử (theo qui tắc hóa trị). 3 Quá trình này phải rèn luyện cho các em liên tục. Nhiều lúc có những em HS biết ngay CTHH của một chất song vẫn còn các em chưa biết nên giáo viên vẫn phải hỏi xoáy lại : Tại sao có CTHH đó ? Ví dụ : Yêu cầu Lập CTHH của các hợp chất sau : Định hướng hình thành kĩ năng HS xác định được : a. Nhôm oxit, biết hợp chất tạo a. Nhôm : Al (III) và Oxi : O (II) nên từ 2 nguyên tố nhôm và CTHH của Nhôm oxit AlxOy oxi. Theo qui tắc hóa trị : x.III = y.II  x/y = 2/3 và x = 2, y = 3 Vậy CTHH của Nhôm oxit là Al2 O3 b. Cacbon dioxit, biết hợp chất b. Cacbon : C(IV) và Oxi : O(II) CTHH của Cacbon dioxit CxOy tạo nên từ 2 nguyên tố Cacbon (IV) và oxi. Theo qui tắc hóa trị : x.IV = y.II  x/y = 2/4 =1/2 và x = 1, y = 2 Vậy CTHH của Cacbon dioxit là CO2 c. Natri : Na (I) và nhóm photphat : PO4 (III) c. Natri photphat, biết hợp chất gồm Natri và nhóm photphat. CTHH của Natri photphat Na x(PO4)y Theo qui tắc hóa trị : x.I = y.III (Ở đây, bài chỉ cho tên nguyên tố  x/y = 3/1 và x = 3, y = 1 tạo nên hợp chất. Bắt buộc HS Vậy CTHH của Natri photphat là Na3PO4 phải biết vận dụng kiến thức đã học về kí hiệu hóa học và hóa trị để lập CTHH) Bằng nhiều bài tương tự, giáo viên hướng dẫn để HS rút ra một kết luận quan trọng sau : 4 Trong hợp chất hai nguyên tố (hoặc một nguyên tố với một nhóm nguyên tử khác) thì hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại ( Với tỉ số hóa trị đã được giản ước). Vì vậy, HS biết được hoá trị nguyên tố, thành phần phân tử, cách lập công thức (Hợp chất 2 nguyên tố) theo quy tắc chéo, thì việc viết CTHH của các hợp chất vô cơ không phải là chuyện khó. c. Viết được công thức hóa học của hợp chất khi biết tên gọi (Rèn luyện kĩ năng cho HS lớp 8). Đây là một kĩ năng mà HS bắt buộc phải thành thạo. Để thực hiện tốt quá trình này bắt buộc HS phải nắm được định nghĩa (thành phần); phân loại ; cách gọi tên của các hợp chất vô cơ (Oxit, axit, bazơ, muối). Mặt khác các em phải vận dụng kết luận trên để viết nhanh CTHH. Ví dụ : Yêu cầu Định hướng hình thành kĩ năng Viết CTHH của các Đầu tiên HS phải biết phân loại chất để xác định thành hợp chất sau : phần cấu tạo. a. Kali oxit Sau đó xác định hóa trị các nguyên tố hoặc nhóm nguyên b. Axit nitric tử. c. Kẽm hidroxit. Cuối cùng vận dụng kết luận để viết CTHH. d. Sắt (III) sunfat a. Kali oxit : là hợp chất oxit kim loại (từ oxit là đặc trưng (HS phải nắm được nhận loại) thành phần phân tử Gồm K (I) và O (II) các loại hợp chất vô Áp dụng qui tắc chéo (với cơ và phân loại được chúng) I 1  ) II 2 Vậy CTHH : K2O 5 Lưu ý : Với oxit axit có thể dựa vào tiền tố sẽ viết được ngay (đi :2, tri : 3, tetra :4, penta : 5) Ví dụ : Lưu huỳnh trioxit : nghĩa là 1S và 3O  SO3 Đi nitơ penta.oxit : nghĩa là 2N và 5O  N2O5 b. Axit nitric là loại chất axit có oxi (dựa vào tên gọi có vần ic)  Thành phần gồm H (I) và gốc nitrat (thay at = ic) NO3 (I) Vậy CTHH : HNO3 c. Kẽm hidroxit : là bazơ (dựa vào từ hidroxit để nhận loại)  Thành phần gồm kim loại Zn (II) và nhóm hidroxit:OH (I) Vậy CTHH : Zn(OH)2 d. Sắt (III) sunfat là muối ( có thể nhận biết khi tên gọi không có từ : Oxit, axit, hidroxit)  Thành phần gồm kim loại Fe(III) và gốc sunfat SO4 (II) Vậy CTHH : Fe2(SO4)3 Khi người giáo viên liên tục rèn luyện cho HS kĩ năng lập luận như trên, các em sẽ quen dần và vận dụng tốt khi viết phương trình hóa học. d. Lập phương trình hóa học (Rèn luyện kĩ năng cho HS lớp 8) 6 Yêu cầu Định hướng hình thành kĩ năng Để lập một PTHH các em phải Giáo viên hướng dẫn hình thành cho các em thực hiện các bước sau : những kĩ năng sau : 1. Viết sơ đồ phản ứng dưới Bước 1 : Các em phải vận dụng kĩ năng lập dạng CTHH. CTHH đã được học. 2. Đặt hệ số sao cho số nguyên Bước 2 : Các em thường sử dụng phương pháp tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bội chung nhỏ nhất (BCNN) để đặt hệ số bằng bằng nhau và hoàn thành cách : PTHH.  Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế (Có trường hợp cho sẵn sơ đồ, chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều HS chỉ đặt hệ số là xong. nhất (Thường là vậy nhưng không nhất thiết Nhưng khi dạy cho HS, khi phải theo cách này ) đang rèn luyện cho các em, tốt  Tìm BCNN của các chỉ số nguyên tử nhất giáo viên nên hạn chế viết nguyên tố đó ở hai vế, đem BCNN chia cho dưới dạng sơ đồ mà cho dưới chỉ số thì ta có hệ số cân bằng. dạng bằng lời để các em tự làm) (Cũng cần lưu ý thêm rằng có những PTHH không dùng phương pháp BCNN được, khi đó HS nhẩm tính hoặc dùng phương pháp khác ) Ví dụ : Yêu cầu Lập Định hướng PTHH Bước 1 : Sơ đồ chữ : Nhôm + oxi  nhôm oxit cho các phản HS xác định CTHH để viết sơ đồ : ứng sau :  Nhôm là đơn chất kim loại nên CTHH trùng với KHHH (Al) Nhôm phản 7 ứng với khí  Khí oxi là đơn chất phi kim ở trạng thái khí nên CTHH O2  Nhôm oxit gồm Al(III) và O(II) nên CTHH Al2 O3 oxi tạo thành nhôm oxit Vậy sơ đồ phản ứng : Al + O2  Al2 O3 Bước 2 : Đặt hệ số cân bằng : chọn đặt cho nguyên tố O trước : BCNN của 2 và 3 là 6. Láy 6 : 2 = 3 là hệ số của O2, 6 : 3 = 2 là hệ số của Al2O3 Ta có Al + 3O2  2Al2 O3 Sau đó cân bằng cho nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử còn lại (ở đây là Al : hai vế bằng nhau phải là 4, nên 4 hệ số của Al) Vậy PTHH đúng là : Al + 3O2  2Al2O3 Như vậy bằng phương pháp trên HS lớp 8 có đầy đủ kĩ năng để lập một PTHH là cơ sở quan trọng để các em viết PTHH khi biết tính chất hóa học ở lớp 9. e. Viết PTHH khi biết tính chất hóa học (Rèn luyện kĩ năng cho HS lớp 9) Để hoàn thành tốt kĩ năng này bắt buộc HS phải nắm bắt được kĩ năng đã được học ở lớp 8 (đã nêu trên) và nhớ, hiểu tính chất hóa của các loại chất. Ở đây, có bài có thể cho dưới dạng chữ nhưng hầu hết cho ở dạng sơ đồ và cũng đã bắt đầu phân dạng cho HS, mỗi dạng có một cách làm riêng. Dạng 1: Xác định sản phẩm để hoàn thành PTHH : A + B  ? Hình thành kĩ năng : Bước 1 : Xác định xem A, B thuộc loại chất gì (lớp 8) Bước 2 : A tác dụng với B không ? Nếu tác dụng tạo thành sản phẩm gì (lớp 9) Bước 3 : Xác định CTHH của sản phẩm và cân bằng PTHH 8 Ví dụ : Yêu cầu Định hướng 1. Với Axit sunfuric (H2SO4) Cho Natri hidroxit Bước 1 : Phân loại chất : Natri hidroxit là bazơ tan (NaOH) tác dụng với các và axit sunfuric là axit chất sau : Bước 2 : Dựa vào tính chất hoá học để xác định khả năng 1. Axit sunfuric, phản ứng và sản phẩm tạo thành ( Tất cả các bazơ tác dụng 2. Khí cacbonic, với axit tạo thành muối và nước) 3. Sắt(III) clorua. Viết phương trình phản ứng. Bước 3 : Xác định CTHH của sản phẩm, viết PTHH (Muối là hợp chất tạo bởi kim loại (Na : I) và gốc axit SO4 (hóa trị II - nhìn vào chỉ số H liên kết) có CTHH Na2SO4) Viết sơ đồ và hoàn thành phương trình phản ứng : 2NaOH + H2 SO4  Na2SO4 + 2H2O 2. Với khí cacbonic là oxit axit (CO2) Hướng dẫn HS tương tự : ( bazơ tan + oxit axit muối + nước) và lưu ý cho HS CO2 có axit tương ứng H2CO3 nên gốc axit trong muối là CO3 (II) 2NaOH + CO2  Na2CO3 + 2H2O 3. Với sắt (III) clorua là muối tan (FeCl3) ( Bazơ tan + dd muối  muối mới + bazơ mới) và lưu ý cho HS điều kiện sản phẩm của phản ứng trao đổi : có một chất không tan hay không ? 3NaOH + FeCl3  3NaCl + Fe(OH)3 9 Dạng 2 : Xác định chất để hoàn thành PTHH : A + ?  B + ? Hình thành kĩ năng : Bước 1 : Phân loại chất xem A, B thuộc loại chất gì (lớp 8) Bước 2 : Lựa chọn chất : A tác dụng với chất gì để tạo ra B. Thường thì lúc đầu có thể lựa chọn nhiều chất khác nhau (nhiều B) nên phải biết lựa chọn chất để phản ứng xảy ra, có trường hợp lựa chọn chất nào cũng được. Bước 3 : Lựa chọn chất trong trường hợp cụ thể, xác định CTHH và viết PTHH Ví dụ : Yêu cầu Định hướng Hoàn thành phản Bước 1 : Phân loại chất : Ca(OH)2 là bazơ tan, CaCO3 là ứng sau : Ca(OH)2 một muối kết tủa + A Bước 2 : Dựa vào tính chất hoá học để lựa chọn chất :  CaCO3 + ?  Bazơ (tan) + oxit axit  muối + nước  Bazơ (tan) + axit  muối + nước  Bazơ (tan) + dd.muối  muối (↓) + bazơ Bước 3 : Cụ thể : bazơ tan là Ca(OH)2 , muối là CaCO3 nên A có thể là CO2 hoặc muối cacbonat tan. Vậy các PTHH có thể chọn là : Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 (↓) + H2O Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 ( ↓) + 2NaOH 10 Dạng 3 : Hoàn thành dãy chuyển đổi hóa học : A  B  C  D… Thực chất đây là sự biến đổi dạng 2. Khi biến đổi dạng 3 là ta thu được dạng 2 như sau : A + ?  B, B + ?  C, C+ ?D Vì thế rèn luyện kĩ năng cho HS hoàn toàn tương tự dạng 2. Tuy nhiên ở một số bài người ta cho dưới dạng tên chất, bắt buộc HS phải xác định được CTHH rồi viết. Ví dụ : Yêu cầu Định hướng Viết các PTHH cho  Viết CTHH của các chất đã cho và xác định số PTHH dãy biến hóa sau : hoàn thành : Đồng(II)clorua  Đồng(II)hidroxit  CuCl2  Cu(OH)2  CuO  Cu (có 3 PTHH) Phân loại chất :  Đồng(II)oxit  Đồng CuCl2  Cu(OH)2 (Muối tan) (Bazơ (↓)  CuO (oxit bazơ)  Cu (kim loại) Xác định chất tác dụng để phản ứng xảy ra (dựa vào  tính chất hoá học để lựa chọn chất) - dd.muối + bazơ (tan)  muối + bazơ (↓) - Bazơ (↓) - t oxit bazơ + chất khử (H2)   kim loại + nước o t   oxit bazơ + nước o Vậy các PTHH là : 11 CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2 (↓) + 2NaCl o t Cu(OH)2   CuO + H2O CuO + H2 o t   Cu + H2O Với phương pháp như thế, chúng ta sẽ thấy được tính hệ thống của quá trình rèn luyện kĩ năng viết PTHH cho HS, giúp các em hiểu tường tận vấn đề và việc viết PTHH cho các phản ứng không còn khó khăn nữa. Từ những kĩ năng cơ bản đó, giáo viên rèn luyện cho các em phát huy tính tích cực chủ động trong việc thực hành bài tập và tạo niềm say mê hứng thú trong học tập, yêu thích bộ môn, khả năng làm việc theo nhóm thông qua các trò chơi (Áp dụng cho bài luyện tập, củng cố bài).. Ví dụ : Trò chơi “ Truy tìm PTHH ”.  Chuẩn bị : (Giáo viên có thể thiết kế trên PowerPoint) hoặc giấy bìa cứng gắn trên bảng  Nhóm 1: Mỗi tờ ghi một cặp chất tham gia và một số thứ tự  Nhóm 2: Mỗi tờ ghi sản phẩm của một phản ứng và một số thứ tự.  Giáo viên gắn lên bảng (các ô số) thành hai nhóm (nhóm chất tham gia (phía trên) và nhóm các sản phẩm phía dưới). Cụ thể: Mặt ngoài: 1 2 3 4 5 6 7 8 Ca(OH)2 + CO2 H2SO4 + Cu(OH)2 Fe2O3 + HCl BaCl2 + CuSO4 CuSO4 + H2O FeCl3 + H2O BaSO4 + CuCl2 CaCO3 + H2O Mặt trong : 12  Hình thức tổ chức:  Hai đội A và B mỗi đội cử một HS tham gia trò chơi.  Hai HS thay phiên nhau chọn cặp số , giáo viên lật các cặp số mà HS vừa chọn ra, nếu được một phản ứng hóa học đúng thì HS đội đó sẽ mang gắn chúng vào vị trí qui định, rồi cân bằng phương trình phản ứng (nếu có) và tiếp tục chọn cặp chất khác.  Cứ như thế đến khi không tìm được phản ứng đúng thì nhường quyền chơi cho đội bạn.  Kết thúc : GV tổng kết các phương trình hóa học đúng ghi điểm cho các đội. 1) Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O 2) H2SO4 + Cu(OH)2  CuSO4 + 2H2O 3) Fe2O3 + 6HCl  4) BaCl2 + CuSO4 2FeCl3 + 3H2O  BaSO4 + CuCl2 Ví dụ : Trò chơi “ Chạy vượt rào ”  Chuẩn bị : (Giáo viên có thể thiết kế trên PowerPoint) hoặc giấy bìa cứng gắn trên bảng Mỗi tờ ghi tên một chất : yêu cầu HS sắp xếp thành dãy biến hóa phù hợp và viết PTHH CaCO3 Ca(OH)2 CaCl2 CaO  Hình thức tổ chức:  Hai đội A và B mỗi đội cử 3 HS tham gia trò chơi.  Giáo viên qui định vạch xuất phát của mỗi đội (đội A bắt đầu là Ca(OH)2,Còn đội B bắt đầu là CaCO3)  Mỗi thành viên trong đội tìm một chất phù hợp để sắp xếp thành dãy chuyển hóa (thành viên này xong đến thành viên khác) và viết PTHH.  Kết thúc : đội chiến thắng là đội có dãy chuyển hóa phù hợp và viết đúng PTHH. 13 Đội A : Ca(OH)2  CaCO3  CaO  CaCl2 Đội B : CaCO3  CaO  Ca(OH)2  CaCl2 Các phương trình hóa học đúng : Đội A : Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O o t CaCO3   CaO + CO2  CaO + 2HCl CaCl2 + H2O Đội B : o t CaCO3   CaO + CO2 CaO + H2O Ca(OH)2  + 2HCl Ca(OH)2  CaCl2 + 2H2O 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp : Đề tài này áp dụng vào công việc dạy và học Hóa học ở trường THCS, ngay từ đầu giáo viên hướng dẫn và hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản, nhất là việc hiểu, viết được PTHH của các phản ứng hóa học. Giải pháp của sáng kiến có thể áp dụng cho giáo viên môn Hóa cấp THCS, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải phải pháp : Đối với Giáo viên : quan tâm đến từng đối tượng HS. Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức và phân loại các dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Khắc sâu những vấn đề trọng tâm, Nhắc lại, giảng lại một số phần mà HS hay nhầm. Đối với Học sinh : nắm chắc kiến thức, có khả năng phân tích từ những bài tập đơn giản đến các bài tập khó hơn, có tinh thần học hỏi, tự tin bản thân . Những kinh nghiệm trên được bản thân áp dụng trong quá trình giảng dạy có hiệu quả thiết thực. Với hướng đi là từ trang bị lí thuyết đến các bài tập minh họa nhằm giúp học sinh dễ hiểu và định dạng được hướng giải.Vì thế, từ những định 14 hướng trên tôi đã chọn lọc và trang bị đến từng đối tượng học sinh tiếp nhận một cách vừa sức. Vì vậy trong các bài kiểm tra định kì ở các lớp khối 9, các em đều hoàn thành tốt, viết đúng các PTHH trong các dạng bài tập lí thuyết cũng như bài tập tính toán. Từ đó kích thích được sự hứng thú với môn học ở trong mỗi học sinh, nâng cao chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi ở các cấp Huyện, Tỉnh. Cụ thể: Chất lượng đại trà ( Kết quả học tập bộ môn Hóa 9 - Học kỳ I -Năm học 2012 – 2013) Số lần Số bài Giỏi Khá kiểm tra kiểm tra SL % SL % Lần 1: 190 20 10,5 32 16,8 (Đầu năm) Lần 2: 190 32 16,8 40 21,1 (GiữaHKI) Lần 3: 187 52 27,8 46 24,6 (Thi HKI) Chất lượng HS giỏi - Năm học 2012 – 2013 T. Bình SL % Yếu, kém SL % 98 51,6 40 21,1 94 49,5 24 12.6 75 40,1 14 7,5 Số HS dự thi Số HS giỏi câp Huyện Số HS giỏi câp Tỉnh 3 3 ( 1giải 1, 2 giải KK) 1(giải 3) Họ và tên : Nguyễn Thanh Tùng Nhiệm vụ : Giáo viên dạy lớp - Môn : Hóa học Đơn vị : Trường THCS Hồ Hảo Hớn (Hương Mỹ - Mỏ Cày Nam) Tên SKKN : Hướng dẫn học sinh THCS rèn luyện kĩ năng viết PTHH Lĩnh vực đề tài : Dạy và học môn Hóa học ờ trường THCS Mã phách : ………. Nguyễn Thanh Tùng Trường THCS Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam Giáo viên 8,0đ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất