Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn t...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

.PDF
40
879
87

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Xuân Thọ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH TÂM Lĩnh vực nghiên cứu:  Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn   Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015 0 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH TÂM 2. Ngày tháng năm sinh: 02/12/1984 3. Nam, nữ: NỮ 4. Địa chỉ: ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: CQ: 0613731769 6. Fax: ĐTDĐ: 0944037101 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: giáo viên trung học 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn văn. - Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1 “Tạo hứng thú trong giờ đọc văn bằng phương pháp cho học sinh sắm vai nhân vật” BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngay từ đầu năm học này, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn cho giáo viên soạn dạy môn Văn THPT theo chủ đề. Tôi nhận thấy, đây là một hướng dạy học rất tích cực vì việc gộp các bài dạy theo chủ đề sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc củng cố và khắc sâu kiến thức. Việc dạy học theo chủ đề lại đặc biệt hiệu quả với học sinh lớp 12 vì các em chuẩn bị trải qua một kì thi rất quan trọng mà lại có sự đổi mới hoàn toàn từ khâu tổ chức đến kiểm tra đánh giá. Trong kì thi THPT QG sắp tới, môn Văn lại là một trong ba môn quyết định tỉ lệ đậu, rớt tốt nghiệp của học sinh và cũng là môn quan trọng để học sinh lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp... Vì tính chất quan trọng đó mà vào khoảng trung tuần tháng 4, Bộ GD&ĐT đã ra đề thi mẫu để định hướng cách ôn tập cho học sinh. Cụ thể phần đọc hiểu chiếm 3 điểm, phần nghị luận xã hội 3 điểm và nghị luận văn học là 4 điểm. Vậy, theo cấu trúc trên thì phần làm văn, đặc biệt là phần văn nghị luận văn học vẫn chiếm 40% tổng số điểm của bài thi – một tỉ lệ cao. 2 Phần nghị luận văn học trong chương trình THPT thường có hai dạng chính: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Theo xu hướng ra đề những năm trước học sinh được chọn một trong hai đề thì thường các em sẽ chọn dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi vì theo các em dạng đề này dễ làm bài hơn. Nhưng, để đạt điểm cao câu hỏi này, học sinh cần nắm thật chắc phương pháp làm bài, như: phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm, tình huống truyện, chi tiết- tình tiết truyện, đặc sắc nghệ thuật truyện, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, … Trong khi đó, ở chương trình Ngữ văn lớp 12, phân môn Làm văn chiếm vị trí nhỏ bé, chưa hình thành cho học sinh những kỹ năng phân tích các dạng đề, cách xây dựng luận điểm… Cụ thể, ở chương trình cơ bản, tiết 63 có bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (trang 34-35-36, SGK Ngữ Văn 12, tập 2) lại rất chung chung, chỉ đưa ra 2 bài tập: - Bài 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. - Bài 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù của (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc một tang gia (trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. - Để rồi, ở phần Ghi nhớ (trang 36) chỉ yêu cầu học sinh nắm các nội dung: -> Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận -> Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích. -> Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. Ở bài Ôn tập phần làm văn xuôi (trang 182, SGK Ngữ Văn 12, tập 2) lại đưa ra các nội dung ôn tập nặng về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp diễn ra với học sinh như: Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường, lập luận trong văn nghị luận, bố cục bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận. Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với những dạng đề thi ngày càng mới mẻ hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở những nội dung kiến thức như thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, xây dựng hệ thống luận điểm luận cứ đầy đủ đúng với yêu cầu đề. Thế nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau: - Không nắm các luận điểm mà đề yêu cầu, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung. - Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo- nhân văn, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc truyện…nên không xây dựng đủ các luận điểm. 3 - Chỉ nói về nội dung, chưa hoặc ít phân tích nghệ thuật tác phẩm… Những hạn, chế sai sót trên dẫn đến kết quả bài làm của học sinh không cao. Từ những thực tế đó, năm học 2014-2015 này, khi được phân công dạy bộ môn văn lớp 12, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. Đề tài mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng không hoàn toàn mới lạ nhưng trong một năm thực hiện tôi nhận thấy nó có nhiều ưu điểm và căn bản là tôi đã đưa ra được một số giải pháp hợp lí và thiết thực. Trên hết, đề tài này đã góp phần cải thiện rất nhiều kĩ năng làm văn của học trò tôi. Tuy nhiên, vì đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và trong giới hạn của đề tài sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp! II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: - Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng rèn luyện kĩ năng của học sinh. - Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 tôi nhận thấy, muốn học sinh làm bài đạt kết quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi sao cho hiệu quả nhất. - Từ thực tế ấy, với mục đích giúp học sinh làm để học sinh có thể có đầy đủ kĩ năng làm bài kiểm tra và bài thi đạt kết quả cao tôi mạnh dạn đóng góp phương pháp: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. - Phương pháp mà tôi đưa ra mang tính kế thừa nhưng vẫn rất cấp thiết trong tình hình thực tế hiện nay. Trong một năm nghiên cứu và ứng dụng tôi cũng đã tìm ra được một số biện pháp thực hiện đề tài cụ thể mang tính thực tiễn cao và có thể áp dụng hiệu quả cả trong chương trình ôn thi cho kì thi THPT QG sắp tới. 4 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi - Trình độ của học sinh lớp 12 đã được năng cao hơn ở một số kĩ năng về làm văn. Hầu hết các em đã có thể viết được một bài văn nghị luận văn học với yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức. Và theo nhận xét của các em, bài nghị luận về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi lại có phần dễ hơn so với dạng bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 đã thực hiện sự đổi mới. Trong đó, thời lượng dành cho mảng giảng dạy tác phẩm, đoạn trích văn xuôi là tương đối lớn. Tác phẩm, đoạn trích văn xuôi truyện trong chương trình văn 12 đều là tác phẩm của các nhà văn tên tuổi. - Đồng thời, hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cơ sở vật chất đầy đủ, sự quan tâm của nhà trường cũng góp phần tích cực trong công việc giảng dạy môn văn trong đó có đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi” mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng. b. Khó khăn: - Thứ nhất, nhiều học sinh vẫn còn quá yếu kĩ năng làm văn, đặc biệt là phần nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Vì, đa số các em khi làm bài về kiểu đề này thường diễn xuôi tác phẩm mà không xác định được luận đề, luận điểm cụ thể… - Thứ hai, những tác phẩm, đoạn trích văn xuôi trong chương trình Văn 12 lại đặt ra rất nhiều vấn đề sâu sắc đòi hỏi học sinh phải đào sâu tìm tòi. Bên cạnh đó, yêu cầu của đề Văn 12 cũng cao hơn mà đặc biệt là trong kì thi THPT QG sắp tới. Vì vậy, khi gặp những dạng đề lạ hoặc có yêu cầu cao một chút là các em thường bị bỡ ngỡ, không định hướng được cách làm bài dẫn đến điểm kiểm tra, điểm thi thường rất thấp. - Thứ ba, trường THPT Xuân Thọ là trường mới thành lập, lại ở vùng sâu nên mặt bằng học sinh thấp, việc lĩnh hội kiến thức của các em ngay trong lớp cũng không đồng đều. Mặt khác, số tiết chính khóa dành cho môn Văn 12 là 3 tiết trên tuần rất khó để giáo viên có đủ thời gian hướng dẫn thêm kĩ năng làm văn cho học sinh. 3. Khảo sát thực tế: - Khi bắt đầu nhận lớp, tôi thường đặt câu hỏi: “Các em thường gặp khó khăn gì trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?” đối với các lớp 12A5, 12A9 vào đầu năm học 2014-2015 thì câu trả lời của các em chủ yếu là: “Chúng em chưa nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. 5 - Như vậy, đa phần các em đều cần được củng cố và nâng cao hơn nữa những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Xuất phát từ thực tế đó, trong năm học này, tôi vừa nghiên cứu vừa áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi” vào 2 lớp 12 của năm học (2014-2015) và lớp đối chứng là 2 lớp 12 của năm học trước (2013-2014). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Để làm được, làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, đầu tiên, chúng ta cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết sau: 1. Kiến thức cơ bản để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: a. Khái quát về văn nghị luận: - Văn nghị luận: là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa. - Nghị luận văn học: là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, … - Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện, … b. Các bước làm một bài văn nghị luận:  Bước 1: Tìm hiểu đề: Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: - Đề thuộc kiểu nào? Có 2 kiểu đề: + Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. + Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. - Đề yêu cầu nghị luận theo dạng bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: 6 + Phân tích ý nghĩa nhan đề. + Phân tích ý nghĩa tình huống truyện. + Phân tích nhân vật: hình tượng, diễn biến tâm lí, vẻ đẹp của nhân vật… + Nghị luận về giá trị tác phẩm đoạn trích văn xuôi: giá trị hiện thực và nhân đạo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn… + Dạng đề so sánh: so sánh hai nhân vật, so sánh kết thúc hai tác phẩm… + Dạng đề chứng minh nhận định. - Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? - Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?  Bước 2: Tìm ý lập dàn ý:  Tìm ý: + Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. + Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: -> Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? -> Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? (Cần lưu ý: việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)  Lập dàn ý: Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm: + Mở bài: -> Giới thiệu vài nét lớn về tác giả. -> Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. 7 ->Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). + Thân bài: -> Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,… (Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ý b, ... mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… -> Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,… Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… -> Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có). + Kết bài: -> Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. -> Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.  Bước 3: Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:  Dựng đoạn: + Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa). + Một đoạn văn nghị luận thông thường cần có một số loại câu sau đây: -> Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn và cần ngắn gọn rõ ràng. -> Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận, … -> Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.  Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức. + Liên kết nội dung: -> Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề. 8 -> Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn. + Liên kết hình thức: -> Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn. -> Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…) 2. Kĩ năng cần thiết để lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: a. Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm:  Dàn ý chung: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). + Nêu nhiệm vụ nghị luận. - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác + Xuất xứ của nhan đề: phải nói rõ nhan đề ấy được lấy từ đâu, trong hay ngoài tác phẩm. Đặc biết chú ý với những trường hợp tác giả có quá trình lựa chọn, thay đổi nhan đề tác phẩm. + Nghĩa cụ thể và ấn tượng về nhan đề + Tác dụng, ý nghĩa của nhan đề trong việc nêu bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm. - Kết bài: 9 + Đánh giá ý nghĩa tình huống đối với sự thành công của tác phẩm + Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.  Ví dụ minh họa: Đề: Anh chị hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. - Mở bài: + Tác giả Kim Lân, vị trí văn học của tác giả. + Giới thiệu về tác phẩm Vợ nhặt. + Nêu nhiệm vụ nghị luận. - Thân bài: + Xuất xứ của nhan đề: -> Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. -> Viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt. -> Lấy tình tiết Tràng nhặt vợ để đặt tên tác phẩm. + Ý nghĩa cụ thể: nghĩa đen là nhặt được vợ => tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì thân phận rẻ rúng của con người. + Ý nghĩa chủ đề: nhan đề truyện đã định hướng chủ đề tác phẩm: phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Kết bài: + Đánh giá ý nghĩa nhan đề đối với sự thành công của tác phẩm + Cảm nhận của bản thân về nhan đề đó. b. Phân tích ý nghĩa tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:  Dàn ý chung: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). + Nêu nhiệm vụ nghị luận. 10 - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác + Tình huống truyện: -> Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. -> Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. - + Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. ->Tình huống 1...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. ->Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm… + Bình luận về giá trị của tình huống… - Kết bài: + Đánh giá ý nghĩa tình huống đối với sự thành công của tác phẩm + Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.  Ví dụ minh họa: Đề: Suy nghĩ của anh/chị về nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau năm 1975. + Giới thiệu về luận đề: Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo xoay quanh chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng, qua đó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về số phận con người. - Thân bài: + Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống. Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cận được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống - đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia. 11 + Khía cạnh nghịch lí của tình huống: -> Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối; người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt... -> Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó; người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ; con đánh bố... + Khía cạnh nhận thức của tình huống: Thể hiện qua những phát hiện về đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.  Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (nhân vật Phùng): -> Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền từ xa, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong). -> Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình). -> Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản mà phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.  Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (qua nhân vật Đẩu): -> Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp. -> Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực. + Bàn luận chung: Việc xây dựng tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa trong việc góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. - Kết bài: + Đánh giá chung: Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả. + Khẳng định: Nhờ tình huống truyện độc đáo, tác phẩm có sức hấp dẫn (kịch tính trong hành động và diễn biến mạch truyện, chiều sâu tâm lí...). c. Phân tích nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:  Dạng đề: - Phân tích hình tượng nhân vật 12 - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật - Phân tích vẻ đẹp nhân vật.  Dàn ý và ví dụ minh họa cho từng dạng đề:  Phân tích hình tượng nhân vật: Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. + Giới thiệu nhân vật. - Thân bài: + Giới thiệu chân dung, lai lịch + Số phận + Vẻ đẹp tâm hồn + Tổng hợp, đánh giá: -> Giá trị nội dung, tư tưởng được thể hiện qua nhân vật -> Nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Kết bài: + Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm. + Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó. Ví dụ minh họa: Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. - Mở bài: + Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thành trung và tác phẩm Rừng xà nu. + Giới thiệu về nhân vật Tnú. - Thân bài: + Giới thiệu khái quát về nhân vật: Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang- đùm bọc. Từ nhỏ Tnú đã giác ngộ 13 cách mạng và làm liên lạc cho cách mạng rất thông minh, gan dạ, giàu tự trọng. + Lần lượt phân tích những biểu hiện phẩm chất anh hùng của Tnú:  Một con người gan góc, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng: -> Tiếp tế cho các cán bộ ở trong rừng mà không sợ bị chặt đầu hoặc treo cổ. -> Làm liên lạc, giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mĩ hay phục”. -> Bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; một mình xông ra giữa vòng vây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu than... -> Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vào đầu -> lòng tự trọng và ý chí quyết tâm cao. => Phẩm chất anh hùng là cơ sở để làm nên hành động anh hùng của Tnú.  Một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: -> Mồ côi, được dân làng nuôi nấng, sau này trở thành người con ưu tú của dân làng. -> Bản thân 2 lần bị giặc bắt, bị tra tấn dã man (tấm lưng chằng chịt những vết chém, hai bàn tay bị đốt mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt; vợ con bị giặc giết hại...) Tnú không khuất phục, kiên cường, bền gan gia nhập bộ đội để cầm súng bảo vệ dân làng, quê hương, đất nước.  Là người có ý thức và tinh thần kỷ luật cao: Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định trong giấy phép.  Là một người giàu tình yêu thương người thân và quê hương bản làng: + Yêu thương vợ con: Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (...) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”- > Yêu thương, căm thù đốt cháy trong hai con mắt một chi tiết dữ dội, bi thương. + Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước: Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo....cũng chính vì tình yêu quê hương mà Tnú đã tham gia là cách mạng, chịu nhiều đau thương... => Tnú là một nhân vật tư tưởng có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết lý mà còn mà còn bởi tính trữ tình, tính hình tượng. 14 + Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh. Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời: -> Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về .... -> Đó còn là bàn tay của đau thương và thù hận: Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo (mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận.... - Kết bài: + Chân lý cách mạng là chân lý từ máu và nước mắt, nó đồng nghĩa với chân lý cuộc sống. Cuộc đời Tnú là bằng chứng sống cho qui luật nghiệt ngã ấy. + Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú - cuộc đời của một con người mang ý nghĩa cuộc đời của một dân tộc, mang đậm tính sử thi – nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử. + Dù có nhiều dị biệt, Tnú vẫn là kiểu nhân vật sánh vai với các anh hùng trong trường ca Đam San, Xinh Nhã của núi rừng Tây Nguyên.  Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật: Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. + Giới thiệu về nhân vật + Khái quát diễn biến tâm lí của nhân vật. - Thân bài: + Giới thiệu khái quát về nhân vật: cuộc đời, số phận… + Phân tích bối cảnh - tình huống và diễn biến tâm lí của nhân vật. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. - Kêt bài: + Đánh giá thành công của nhà văn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. + Cảm nhận của bản thân về nhân vật. 15 Ví dụ minh họa: ĐỀ: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. - Mở bài: + Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. + Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn Vợ nhặt. + Nhà văn đã viết rất hay về tâm trạng của bà cụ Tứ - một người mẹ già, nghèo khổ nhưng giàu tình thương con và giàu lòng nhân hậu. - Thân bài: + Khái quát về cuộc đời của bà cụ Tứ: một người đàn bà nông dân, hồn hậu và có một cuộc đời thật nhiều thương cảm: nhà nghèo, goá bụa, sống gian khổ, thầm lặng… + Bối cảnh – tình huống và diễn biến tâm trạng của bà cụ: -> Khởi đầu, bà ngỡ ngàng - ngỡ ngàng trước việc có một người phụ nữ lạ xuất hiện trong nhà mình: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình mình bằng u?...” Thái độ ngạc nhiên của người mẹ, phải chăng cũng là nỗi đau của nhà văn trước một sự thật: chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm vốn có trước hạnh phúc của con. + Sau khi hiểu ra là con trai đã có vợ, bà lão không nói gì mà chỉ “cúi đầu im lặng”- một sự im lặng chứa đầy nội tâm: đó là niềm xót xa, buồn vui, lo lắng, thương yêu lẫn lộn. Bà mẹ đã tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. -> Bằng lòng nhân hậu thật bao dung của người mẹ, bà nghĩ: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không?”. Trong chữ “chúng nó”, người mẹ đã đi từ lòng thương con trai để ngầm chấp nhận người đàn bà lạ làm con dâu của mình. -> Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lý triền miên day dứt: bà nghĩ đến bổn phận chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ của đời mình, nghĩ đến tương lai của con … để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng – yêu thương trong một câu nói giản dị: “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. 16 + Đặc biệt là sau một ngày con trai có vợ, người mẹ giàu lòng thương con ấy thật sự vui và hạnh phúc trước hạnh phúc của con: bà cùng con dâu dọn dẹp, thu vén căn nhà; trong bữa cơm ngày đói, bà toàn nói chuyện vui để xua đi thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho con: “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà …” -> Thật cảm động, khi Kim Lân để cái ánh sáng kỳ diệu của tình mẫu tử toả ra từ nồi cháo cám: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Chữ “ngon” này không phải là xúc cảm về vật chất (xúc cảm về vị cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát của cháo cám thành ngọt ngào. -> Tuy nhiên niềm vui của bà cụ Tứ trong hoàn cảnh ấy thật tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với nồi cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. - Kết bài: Có thể nói, bà cụ Tứ là một nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tình người và lòng nhân ái mà Kim Lân đã gửi gắm trong tác phẩm “Vợ nhặt”. Thành công của nhà văn là đã thấu hiểu và phân tích được những trạng thái tâm lý khá tinh tế của con người trong một hoàn cảnh đặc biệt.  Phân tích vẻ đẹp của nhân vật: Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. + Giới thiệu vẻ đẹp của nhân vật. - Thân bài: + Giới thiệu chân dung, lai lịch, số phận + Vẻ đẹp tâm hồn + Tổng hợp, đánh giá: -> Giá trị nội dung, tư tưởng được thể hiện qua nhân vật -> Nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Kết bài: + Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm. 17 + Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của nhân vật đó. Ví dụ minh họa: Đề: Phân tích vẻ đẹp nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. + Giới thiệu vẻ đẹp của nhân vật. - Thân bài: + Giới thiệu chân dung, lai lịch, số phận: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. + Vẻ đẹp tâm hồn: -> Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. -> Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. -> Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. -> Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. + Tổng hợp, đánh giá: -> Giá trị nội dung, tư tưởng được thể hiện qua nhân vật -> Nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Kết bài: + Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm. + Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của nhân vật người đàn bà hang chài. d. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.  Dạng đề: - Phân tích giá trị nhân đạo, giá trị hiện thưc. - Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 18  Dàn ý và ví dụ minh họa cho từng dạng đề:  Về giá trị nhân đạo. Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. + Giới thiệu về giá trị nhân đạo. + Nêu nhiệm vụ nghị luận. - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác + Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. + Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: -> Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. -> Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. -> Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. -> Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. + Đánh giá về giá trị nhân đạo. - Kêt bài: + Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. + Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. Ví dụ minh họa: Đề: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân - Mở bài: + “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn Kim Lân và của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong tập truyện Con chó xấu xí , xuất bản năm 1962. + Bằng tình huống truyện độc đáo, Vợ nhặt đã thể hiện được giá trị hiện thực, mà đặc biệt là giá trị nhân đạo một cách sâu sắc. Chính vì vậy, tác phẩm đã thật sự chinh phục người đọc . 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan