Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn hướng dẫn học sinh học tập môn qp-an theo hướng phát huy khả năng tự học nh...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh học tập môn qp-an theo hướng phát huy khả năng tự học nhằm nâng cao chất lượng môn gd qp-an ở trường thpt quảng xương 4

.DOC
13
111
60

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP MÔN GDQP – AN THEO HƯỚNG PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LUỢNG MÔN GDQP – AN Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XUƠNG 4 Người thực hiện: Dương Văn Dũng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP – AN THANH HÓA NĂM 2013 1 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975, đất nước ta bắt tay vào công cuộc tái thiết và xây dựng lại đất nước sau gần một thế kỷ chiến tranh. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng, đối ngoại chúng ta đã mở rộng qua hệ hợp tác với các nước trên toàn thế giới, với phương châm và tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước, bắt tay cùng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay các thế lực phản động đứng đầu là đế quốc Mỹ không ngừng chống phá cách mạng nước ta bằng các âm mưu thủ đoạn, thâm độc. Chính vì vậy bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế của đất nước Đảng ta, nhà nước và nhân dân ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng cùng với việc xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh để đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch. muốn thực hiện được điều đó thì chúng ta phải xây dựng được một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh mà một trong những nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là tăng cường công tác giáo dục quốc phòng phổ thông cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước để cho các em bước đầu làm quen với những kỷ năng của người chiến sĩ. Là một Giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP - AN trong năm học vừa qua Bản thân tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp, phương pháp vào giảng dạy môn GDQP - AN ở nhà trường bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ. Để phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, trong hoạt động dạy học nhằm phù hợp với xu thế thời đại, chính vì vậy giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chính vì vậy học sinh là người tự giác, chủ động tìm tòi phát 2 hiện kiến thức mới một cách linh hoạt sáng tạo để áp dụng vào cuộc sống thông qua bài giảng của giáo viên trong từng tiết dạy vì vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp trường trình gây được sự hứng thú say mê học, từ đó phát huy tối đa các phương pháp, các bài tập mà giáo viên đề ra dẫn đến sự thanh công bài dạy, đó cũng là thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh học tập môn GDQP theo hướng phát huy khả năng tự học của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Hướng dẫn học tự học là một tiến trình không thể thiếu trong giờ dạy nhằm hướng cho học sinh tự rèn luyện kĩ thuật, nâng cao kĩ năng động tác.Do thời gian trên lớp ít, số lượng học sinh đông chính vì vậy giáo viên làm mẫu và phân tích một vài lần sau đó học sinh tự tập luyện.Tuy vậy, lâu nay chúng ta chưa chú trọng nhiều đến khâu hướng dẫn học sinh tự học trong tiết dậy để làm sao cho hiệu quả, giúp học sinh nhớ lâu thiết thực đối với bài học và bài sắp học, dẫn đến học sinh chưa có sự nhảy vọt về sự phát triển và định hình được tư thế, thao tác động tác, tác phong của người lính Cụ Hồ. Vì thế đổi mới khâu hướng dẫn học sinh tự học trong từng tiết dạy hiện nay nhằm khắc phục những tồn tại trên là một thực tế cần được chú trọng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phân loại giờ học Quốc Phòng – AN ( Giờ học lý thuyết, giờ học thực hành). - Định mức kiến thức theo từng tiết học. - Nghiên cứu cách hướng dẫn nội dung tự học. - Bố trí phần hướng dẫn tự học theo từng nội dung. - Đánh giá so sánh kết quả. 4. Đối tượnng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu đề tài là học sinh THPT Quảng Xương IV - Trường THPT Quảng Xương IV - Thời gian thực hiện đề tài 2 năm 4 Phần II: NỘI DUNG 1 . CƠ SỞ LÍ LUẬN Cần nhấn mạnh rằng, tất cả các phần của giờ học có liên quan hữu cơ với nhau, các khâu lên lớp được thực hiện một cách có hệ thống và cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ đặc trưng của giáo dục thể chất. Vậy, để thực hiện được điều đó cần tận dụng mọi khả năng của nội dung chương trình , các hình thức tổ chức lớp, các mối quan hệ, yếu tố thể lực học sinh, các tình huống cụ thể của giờ học mà tiến hành hướng dẫn học sinh tự học. Thời gian và nội dụng các phần của giờ học luôn thay đổi, bởi vì chúng phụ thuộc vào đặc điểm trạng thái của người học, vào nhiệm vụ đặc trưng của các bài tập, vào thời gian chung của buổi tập, vào điều kiện chủ quan và khách quan khác. Do đó, hướng dẫn học sinh tự học không nên hình thức và cứng nhắc. 2. Cơ sở thực tiễn Để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giờ học Quốc Phòng- An Ninh là dựa trên cơ sở thực hiện và hoàn thiện kĩ thuật động tác, thao tác, tư thế có được như vậy một động tác phải được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi để hoàn thiện đến phần then chốt kĩ thuật cần phải thực hiện hàng loạt các động tác bổ trợ và được thực hiện nhiều lần/1động tác, các động tác được chia nhá và đi sâu mổ xẻ vào từng động tác từ đó để nắm vững kĩ thuật và hình thành chắc chắn kĩ thuật động tác, thao tác. Như vậy, để có được một động tác hoàn chỉnh giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có phương pháp tự luyện tập xen vào từng nội dung của bài tập, từ đó học sinh. Từ học sinh tự tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, nắm bắt được các yếu tố liên kết đến mức độ phát triển hoàn thiện từng động tác, từ đó học sinh nhớ lâu, hoàn thiện hơn và hình thành kĩ năng, kĩ xảo động tác chắc chắn. 5 Để mang lại hiệu quả giờ học cho đa số học sinh, các bài tập phải được phân theo mức độ nặng, nhẹ từ đó phân học sinh ra tập luyện theo trình độ và khối lượng bài tập phù hợp với thể lực học sinh, vì vậy giáo viên cần có phương pháp hướng dẫn tự tập luyện giúp cho từng nhóm đối tượng tiếp cận động tác một cách thoải mái, không ràng buộc (phân loại bài tập cho từng nhóm đối tượng luyện tập), điều mà giáo viên lâu nay ít được chú trọng và chỉ hướng dẫn học sinh tự luyện tập một cách đại trà, đồng loạt cho cả lớp dẫn đến một số nhóm học sinh yếu không thể thực hiện được bài tập hoặc một số nhóm học sinh có thể lực tốt thì bài tập đó chưa đủ độ khó để rèn luyện kĩ năng và nâng cao thành tích. Một trong những yếu tố rất quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong giờ Quốc Phòng – An ninh nói chung và rèn luyện nâng cao chất lượng động tác, thao tác tư thế tác phong nói riêng mà hiện nay chưa được quan tâm đúng mức đó là kiểm tra đánh giá phần hướng dẫn tự học ở tiết học trước, có thể ở đây là các bài tập bỗ trợ, các động tác mang tính cầu nối để hoàn thiện kĩ thuật động tác chính, các bài tập được giao về nhà v.v….nên học sinh chưa có động cơ và ý thức luyện tập tốt, tất yếu sẽ dẫn đến hoàn thiện kĩ thuật động tác chính không có hiệu quả cao. Do vậy cần bố trí thời gian trong từng nội dung cụ thể trong giờ dạy để kiểm tra đánh giá tuyên dương kịp thời hoặc bài tập giáo viên đó hướng dẫn tự học, bài tập được giao về nhà để cho học sinh có động cơ và ý thức luyện tập tốt để chất lượng động tác, tư thế thao tác chính hoàn thiện tốt hơn, học sinh có quen, niềm hứng khởi khi bài tập về nhà đó hoàn thành. II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu ở toàn bộ học sinh THPT Quảng Xuơng 4 và được so sánh kết quả 2 khoảng thời gian (trước khi thực hiện đề tài 2011-2012 và sau khi thực hiện đề tài 2012-2013) 2.Thực trạng. 6 Qua qua trình giảng dạy chương trình Quốc Phòng –An Ninh trong 2 năm (sau khi thực hiện đề tài 2011-2012 và 2012-2013) cho thấy: Hoàn thành nhiệm vụ một giờ học. Quốc Phòng- An Ninh nếu giáo viên quan tâm chưa đúng mức đến khâu hướng dẫn tự học hoặc hướng dẫn học sinh học ở nhà quá cứng nhắc hay nói cách khác là chỉ dạy và xem đây là một tiến trình phụ, không quan trọng nên tiến trình này giáo viên chỉ sắp đặt. Trong giáo án ở phần cuối giờ dạy chưa tạo cho học sinh có được cơ sở vững chắc để hoàn thiện tư thế động tác, phát triển thể lực cần thiết cho mọi hoạt động, dẫn đến học sinh không nhớ lâu kĩ thuật tư thế động tác vừa học, không vận dụng được các mối liên quan các động tác, học sinh hoàn thiện động tác không chắc chắn, một số động tác bỗ trợ học sinh thực hiện chỉ mạng tính đối phó, một số học sinh có trình độ thể lực kém lại không thực hiện được bài tập mà giáo viên giao tự luyện tập, dẫn đến khó phát triển các tố chất và chưa vươn tới thành tích cao trong vận động. Phương pháp mới hiện nay giờ học được thể hiện phong phú, đa dạng về nội dung, cấu trúc và đặc trưng của giờ Quốc Phòng- Anh Vì vậy, để mang lại hiệu quả cao giúp cho học sinh hứng thú, tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận tư thế động tác cho mọi đối tượng, từ đó làm cho học sinh tự định hình được động tác và nhớ lâu hơn, hoàn thiện động tác chắc chắn trên cơ sở tự luyện tập, giáo viên phải chú trọng nhiều đến việc bố trí nội dung hướng dẫn cho học sinh tự học một cách khoa học trong từng nội dung và phải được kiểm tra đánh giá nghiêm túc, kịp thời. Ví dụ : Tiết dạy 3 nội dung: (đi khom, lê và trườn- tiết 20 -24 PPCT, khối 12). Trong quá trình phân nhóm giảng dạy kĩ thuật động tác giáo viên phải có sự sắp xếp định trước phần hướng dẫn học sinh tự học trong từng động tác của mỗi nội dung (ở đây có thể là hướng dẫn tự tập luyện một động tác hoàn chỉnh hoặc một bài tập bỗ trợ để hình thành một then chốt kĩ thuật động tác chính). Sau quá trình học sinh luyện tập giáo viên có kế hoạch kiểm tra đánh giá, từ đó 7 học sinh có được động cơ tự luyện tập để hoàn thiện động tác, và động tác được hình thành một cách chắc chắn. Đặc thù môn Quốc Phòng- An ninh là thực hiện động tác, tư thế tác phong và để hoàn thiện một động tác đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong quỹ thời gian 45 phút cho một giờ học giáo viên chỉ trang bị cho học sinh hình thành động tác ở mức độ tạm thời, chưa sâu. Vì vậy, qua từng nội dung giáo án giáo viên cần bố trợ nội dung hướng dẫn bài tập về nhà cho thực sự thiết thực, bài tập về nhà phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, và được tập đi tập lại nhiều lần (tư thế động tác được lặp đi lặp lại) từ đó học sinh hình thành động tác bền vững hơn, chính xác hơn. Từng nhóm đối tượng đều có những bài tập phù hợp cho mình nhằm làm kích thích được sự ham mê, hăng say, thích thú cho tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả việc giảng dạy kĩ thuật động tác được nâng cao hơn. Môn Quốc Phòng- AN được giảng dạy theo chuỗi chương trình, kĩ thuật động tác được bố trí theo mức độ tăng tiến từng tiết, nếu giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự luyện tập ở nhà mà không chú trọng các mối quan hệ bài vừa học và bài sắp học thì hiệu quả tiết học này sẽ khụng hỗ trợ để giải quyết nhiệm vụ tiết học sau, từng tiết học sẽ có mối quan hệ mắc xích với nhau về mức độ phát triển kĩ thuật động tác. Do vậy, giáo viên phải nghiên cứu nghiêm túc, chính xác thời lượng tiết dạy để cho khâu hướng dẫn học ở nhà hiệu quả cả bài vừa học lẫn bài sắp học. Từ đó: học sinh luyện tập các động tác ở nội dung đó được cũng cố kiến thức và hình thành động tác tốt cho tiết vừa học lại vừa là cầu nối bỗ trợ kiến thức kĩ thuật động tác cho tiết sau được hình thành dễ dàng, nhanh chúng, chuẩn xác và chắc chắn.  Để hướng dẫn tự học ở nhà có hiệu quả cao giáo viên cần chú ý. 8  Nghiên cứu kĩ phân phối chương trình để nắm bắt được chuỗi chương trình để có bài tập hợp lí.  Định luợng hợp lí thời gian trên lớp  Nghiên cứu thêm nhiều động tác bỗ trợ để có thể áp dụng cho từng nhóm học sinh theo trình độ thể lực.  Hướng dẫn học sinh tự học phải được bố trí theo từng nội dung.  Có kế hoạch kiểm tra tuyên dưỡng kịp thời phần hướng dẫn tự học của học sinh. III. GIẢI PHÁP THAY THẾ 1.Cơ sở đề xuất giải pháp - Dựa vào kết quả chất lượng hàng năm cho thấy (trước và sau khi thực hiện đề tài), chất lượng học sinh không tiến bộ hoặc tăng không cao. - Phương pháp mới đó mang lại sự hưng phấn ham thích cho học sinh khi tập luyện động tác. Tuy nhiên, động tác hình thành có chất lượng không cao, chưa có sự gắn kết giữa các tiết học. Qua trải nghiệm thực tế tôi nhận thấy để giải quyết những tồn tại trên cần phải đổi mới khâu hướng dẫn học sinh tự học mà lâu nay vốn là khâu không được quan tâm đúng mức. 2. Các giải pháp chủ yếu - Nghiên cứu thêm nhiều động tác bỗ trợ cho từng nội dung - Biên soạn và định lượng hợp lí cho khâu hướng dẫn tự học theo từng nội dung, cần nghiên cứu hướng dẫn tự học ở những động tác nào (động tác bỗ trợ hay động tác chính…) cho từng nhóm đối tượng. - Phân nhóm học sinh theo trình độ thể lực, để áp dụng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. 9 - Kiểm tra đánh giá nghiêm túc nội dung hướng dẫn tự học của tiết học trước để có giải pháp điều chỉnh kịp thời. - Đánh giá so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài. 3. Tổ chức triển khai thực hiện - Giáo viên phân loại các bài tập bổ trợ động tác để hướng dẫn học sinh tự học - Phân nhóm học sinh theo trình độ thể lực - Tổ chức soạn giảng theo đề tài trọng tâm đổi mới khâu hướng dẫn tự học - Áp dụng tổ chức giảng dạy 4. Kết quả thực hiện Truớc khi thực hiện đề tài (năm học 2011 – 2012) GIỎI KHÁ TB YẾU TỔNG SỐ HS SL % SL % SL % SL % 1434 193 13,5% 1035 72,2% 201 14% 5 0,5% Sau khi thực hiện đề tài (năm học 2012 – 2013) GIỎI KHÁ TB YẾU TỔNG SỐ HS SL % SL % SL % SL % 1267 284 22,4% 880 69,5% 103 8,1% 0 0% 10 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Qua việc đổi mới khâu hướng dẫn học sinh tự học trong phương pháp mới hiện nay, đó cho thấy một kết quả đáng ghi nhận: - Khả năng hình thành kĩ thuật động tác ở học sinh có chất lượng tốt hơn, chắc chắn hơn, kiến thức và khả năng thực hiện động tác được nâng lên một mức đáng kể, học sinh có ý thức hơn trong việc tự tập luyện và hoàn thành những bài tập về nhà, tạo thói quen tốt cho việc rèn luyện nâng cao kĩ năng động tác. - Điều đáng ghi nhận hơn cả là đa số học sinh (TB-yếu và học sinh khá-giỏi) đều hoàn thành tốt yêu cầu môn học. Chất lượng được so sánh giữa 2 khoảng thời gian tăng lên đáng kể, điều đó cho ta thấy để tích cực hoá trong giờ học, kiến thức, khả năng thực hiện động tác được nâng cao, động tác hình thành chắc chắn, học sinh nhớ lõu cần phải đổi mới khâu là hướng dẫn học sinh tự học và phải được nhìn nhận một cách đúng mức vấn đề này. 2. Kiến nghị Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, tôi thấy điều kiện trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phù hợp với khả năng, trình độ tập luyện của học sinh, điều đó đó ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy cũng như việc học của học sinh. Vậy để thực hiện có hiệu quả giáo dục nói chung và môn Quốc Phòng- An Ninh nói riêng, khâu bố trí và xây dựng khu tập luyện ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơ quan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung giáo án đề ra. 11 Trên đây là đế tài nghiên cứu của tôi, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài trên được áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn. Thanh Hoá, ngày 10 tháng 05 năm 2013 Xác nhận của thủ truởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. DƯƠNG VĂN DŨNG 12 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài .................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu. 2 4. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cưú ......................... 3 Phần II. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở thực hiện đề tài ................................................................ 4 1. Cơ sở lí luận .............................................................................. 4 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................... 4 II. Thực trạng đề tài nghiên cứu. .................................................. 5 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu. ................................................. 5 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ................................................... 6 III. Giải pháp thay thế .................................................................... 8 1. Cơ sở đề xuất giải pháp. ....................................................... 8 2. Các giải pháp chủ yếu .......................................................... 8 3. Tổ chức triển khai thực hiện. ............................................... 9 4. Kết quả thực hiện. ................................................................ 9 PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 11 1. Kết luận ................................................................................ 11 2. Kiến nghị .............................................................................. 11 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất