Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn- hướng dẫn các em nắm các kí hiệu trên “khuông nhạc bàn tay trái” trong môn...

Tài liệu Skkn- hướng dẫn các em nắm các kí hiệu trên “khuông nhạc bàn tay trái” trong môn âm nhạc

.DOC
12
1604
53

Mô tả:

1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở các lớp 1, 2, 3 học sinh học Âm nhạc trong môn Nghệ thuật. Việc học Âm nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với một số hoạt động. Qua học hát, học sinh được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thực hiện chính xác về cao độ và trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu của bài hát. Cuối lớp 3, học sinh được tiếp cận bước đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc. Đến lớp 4, Âm nhạc được tách riêng thành một môn học. Như vậy, lên lớp 4, việc học Âm nhạc của học sinh tiểu học đã chuyển sang một giai đoạn mới: vừa học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc. Xuất phát từ tình hình thực tế khi dạy phần Tập đọc nhạc (TĐN) trong bộ môn Âm nhạc, việc xác định nốt nhạc trên khuông nhạc với học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Qua giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi nhận thấy: Trong chương trình lớp 4 phần TĐN dù chỉ là những bài tập đơn giản, với học sinh trường tôi để xác định nhanh, đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc quả là một điều khó. Hơn nữa việc làm quen vị trí các nốt nhạc, cao độ, trường độ ở lớp dưới các em lại không được học. Với những lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh lớp 4 nhận biết nhanh, đúng vị trí nốt nhạc. Từ đó các em có kiến thức cơ bản ban đầu để các em học TĐN dễ dàng hơn qua sử dụng khuông nhạc “bàn tay trái”. II.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Như chúng ta đã biết, khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song nhau, khoảng cách giữa các dòng kẻ tạo thành 4 khe bằng nhau. Khuông nhạc dùng ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 2 để xác định độ cao của các âm thanh, các nốt nhạc được phân bố theo thứ tự liền bậc: Đồ - Rê – Pha – Son – La – Xi. Bàn tay con người có 5 ngón cũng giống như 5 dòng kẻ của khuông nhạc. Việc xác định các nốt trên khuông nhạc đối với học sinh tiểu học là rất khó, trừu tượng nhưng khi dùng “bàn tay trái” làm “khuông nhạc” thì học sinh dễ trực quan, nhận biết vị trí các nốt có thể nhanh chóng và hiệu quả hơn, vì “bàn tay” rất gần gũi và thực tế, dễ sử dụng đối với các em. Cho nên việc giáo viên sử dụng “ khuông nhạc bàn tay trái” trong dạy học Tập đọc nhạc, ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc là cần thiết. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Năm học 2008 – 2009 bản thân tôi được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc nhạc ở tất cả các khối lớp. Khối lớp tôi chọn để thực nghiệm là khối lớp 4, cụ thể lớp 4C với số học sinh 30 em một con số cũng tương đối dễ giáo viên dễ dàng trong việc hướng dẫn các em tiếp thu bài. Những năm hoc trước, từ lớp 1 đến lớp 3 các em được giới thiệu một số kí hiệu ghi nhạc nhưng chưa được cụ thể. Qua 3 tháng hè, những kiến thức đã học thì các em quên hết, việc học các kí hiệu âm nhạc lại phải quay về từ đầu. Thực tế, học sinh không có vở bài tập của bộ môn do vậy hằng tiết các em phải tự làm. Đa phần các em ở lớp yếu về môn Âm nhạc phần Tập đọc nhạc, do việc xem môn học này là môn phụ, không quan trọng. Khi học tập đọc nhạc học sinh đọc bài chủ yếu bằng cách ghi tên dưới mỗi nốt nhạc để đọc theo. Trong đề tài này tôi đưa ra những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 năm học 2008 - 2009 thực hiện học Tập đọc nhạc và ghi nhớ tên nốt nhạc bằng “khuông nhạc bàn tay trái” được dễ dàng hơn. ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 3 IV.NỘI DUNG THỰC HIỆN: Khởi động giọng: 1) Thông thường thì một tiết Âm nhạc nào cứ vào đầu tiết học trước khi bắt đầu có phần luyện thanh hay còn gọi là khởi động giọng bằng các âm a, ô, ơ, u, ư… Tôi thay cách khởi động giọng thông thường bằng cách cho các em khởi động giọng bằng chuỗi âm thanh đi lên: Đồ - Rê – Mi – Pha – Son – La – Xi và chuỗi âm thanh đi xuống: Xi – La – Son – Pha – Mi – Rê – Đồ. Nhằm giúp các em nhớ về cao độ và cũng làm cơ sở ban đầu cho việc xác định nốt nhạc trên khuông nhạc Hướng dẫn các em sử dụng “Khuông nhạc bàn tay trái ”: Hướng dẫn các em nắm các kí hiệu trên “Khuông nhạc bàn tay trái”: Luyện đọc và tập thói quen nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc: . 2) Sử dụng “bàn tay trái” xem như một khuông nhạc: 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón tay út là dòng kẻ thứ nhất các ngón 2, 3, 4, 5, là các dòng kẻ 2, 3, 4, 5 của khuông nhạc. ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 4 Luyện đọc và tập thói quen nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc: - Học sinh miệng đọc tên chuỗi âm thanh đi lên và đi xuống đồng thời dùng tay phải chỉ vào bàn tay trái lần lượt theo vị trí từng nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay trái”. Như vậy cứ mỗi tiết học nhạc học sinh sẽ được tiếp xúc với 7 tên và vị trí 7 nốt nhạc đó khoảng 3, 4 lần. Dần dần tạo thói quen nhớ một cách chắc chắn vị trí từng nốt nhạc trên khuông nhạc. Từ đó giúp các em xác định nhanh, chính xác được vị trí các nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạc. 3) Đầu mỗi tiết học điều cho học sinh luyện tập kết hợp với việc kiểm tra. Cuối tiết học yêu cầu học sinh về chép lại bài TĐN thế là các em được khắc sâu một lần nữa. ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 5 Ví dụ: Khi dạy bài TĐN số 2: Nắng vàng Trời sáng Đàn bướm lên bay bầy lượn chim hót vang. trong nắng vàng. - Trước khi tiến hành tôi kiểm tra các em trên khuông nhạc bàn tay trái theo chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống. Sau đó dựa vào cơ sở các nốt nhạc trong bài TĐN, kết hợp quan sát tay, học sinh chỉ trên khuông nhạc bàn tay trái như thế đến hết bài (khoảng 2, 3 lần, lần sau nhanh hơn). Cuối cùng tôi hướng dẫn các em đọc tên nốt nhạc có trong bài TĐN được học. - Hay ví dụ ở bài TĐN số 4 “Con chim ri”: Đồ Rê Mi Pha Pha Mi Mi Son Rê con chim ơi chim tìm đường ri. non. về. ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 6 Mi Rê Đồ gần bờ hồ. Với bài này tôi tiến hành khác vì các nốt nhạc trong bài được lặp lại và các nốt nhạc sắp xếp liền kề nhau theo chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống nên sau khi kiểm tra cả lớp như bài trên tôi cho các em hoạt động nhóm 2 để các em tự kiểm tra nhau qua từng khuông nhạc. Tôi theo dõi giúp đỡ những nhóm nói chậm, nhóm có những em yếu. Cuối cùng tôi kiểm tra cả lớp dựa vào các nốt nhạc có trong bài TĐN qua khuông nhạc bàn tay trái một lần nữa rồi đi vào bài… - Sau mỗi tiết học hoặc tháng tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Nêu tên – chỉ vị trí” theo nhóm hoặc theo cặp: Ví dụ: Hoạt động nhóm: * Nhóm 1: Nêu tên nốt nhạc * Nhóm 2: Chỉ vị trí nốt nhạc đó trên khuông nhạc “Bàn tay trái” (sau đó ngược lại). Hoặc theo cặp: * Em thứ nhất: Nêu tên nốt nhạc. *Em thứ hai: Chỉ vị trí nốt nhạc đó trên khuông nhạc “Bàn tay trái”. Với trò chơi sau đây một lần nữa tôi lại cũng cố cho các em: Chọn 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc đứng xếp thành một hàng theo thứ tự độ cao thấp của âm thanh, chọn 1 em khác đứng trước 7 em đó. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên “ Em hãy chọn ra bạn mang tên nốt… ( ví dụ nốt Đồ) thì em học sinh đó phải đưa đúng, nhanh người mang tên nốt “Đồ” ra phía trước, nếu nhận biết chậm hoặc sai sẽ thua cuộc và bị phạt hát hoặc ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 7 múa theo yêu cầu của các bạn dưới lớp. Nếu chọn đúng thì trò chơi được tiếp tục với bạn mang tên nốt “Đồ”. V. KẾT QUẢ: Sau khi áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy lớp 4C một thời gian học sinh đã nhận biết nhanh, chính xác các nốt nhạc trên khuông nhạc của bài TĐN được học. Những đối tượng được nêu tên trước đây đã đọc được bài và hứng thú hơn trong môn học này, qua việc kiểm tra tôi nhận thấy chất lượng cụ thể như sau: Đầu năm: Khoảng 10% học sinh đọc được bài TĐN. Cuối học kỳ I: Chất lượng của lớp tăng lên rõ rệt khoảng 50 – 60 %. Số học sinh đọc được bài TĐN sau so với bài TĐN trước tăng từ 20-30%. VI. KẾT LUẬN: Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau: - Nắm được đặc điểm tâm lí học sinh cũng như chất lượng học tập của từng đối tượng. - Tạo không khí vui tươi, thoải mái gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. - Luôn khích lệ động viên học sinh đặc biệt là học sinh còn chậm và rụt rè. - Tạo được sự hổ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tiết học để có được kết quả tốt. - Tiến hành thường xuyên tạo thói quen trong học tập, giúp các em nhớ bài một cách chắc chắn. ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 8 - Đây là phần học mới và khó khăn đối với các em nên khi các em gặp khó khăn trong quá trình học thì giáo viên cần phải kiên trì giúp đỡ các em. VII. ĐỀ NGHỊ: Tôi luôn mong muốn có được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện hơn nữa của các cấp như: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, đồ dùng phù hợp với bộ môn, có phòng học riêng để giáo viên có thể thực hiện chuẩn bị ĐDDH cho từng tiết dạy đảm bảo, tránh hư hỏng do việc vận chuyển ĐDDH đến từng lớp. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học môn mà bản thân phụ trách. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp nhận xét góp ý kiến để bản thân đúc rút cho những kinh nghiệm sau. ♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo viên môn Nghệ thuật 3 2. Sách giáo khoa Âm nhạc 4 ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 9 3. Những kiến thức cơ bản về Âm nhạc. ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 10 MỤC LỤC ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 11 ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước 12 ________________________________________________________________________________________________________ SKKN – Giúp HS học tốt TĐN bằng “khuông nhạc bàn tay trái” – Vương Thị Thôi – Tiểu học Trần Phước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan