Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn hình thành kỹ năng “vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống thực tiễn”....

Tài liệu Skkn hình thành kỹ năng “vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống thực tiễn”.

.DOC
17
2350
55

Mô tả:

HÌNH THÀNH KỸ NĂNG “VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO CUỘC SỐNG THỰC TIỄN” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, học viên (HV) phải học rất nhiều môn học, kiến thức mỗi môn rất rộng nên các em phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hơn nữa, HV tại Trung tâm hầu hết có học lực trung bình, yếu, độ tuổi khác nhau, nhiều HV có hoàn cảnh khó khăn, một số đến trường theo yêu cầu của cha mẹ. Chính vì thế, đa số HV không có động cơ học tập, học mang tính chất đối phó, học xong không biết học kiến thức đó để làm gì, điều này khiến giáo viên rất vất vả trong công tác giảng dạy. Sinh học là một môn tự nhiên, kiến thức rất rộng, tuy nhiên không quá khó, nếu HV thực sự quan tâm, yêu thích môn học, bộ môn này sẽ trở nên dễ dàng tiếp thu và rất có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước tình hình thực tế, tôi chọn đề tài: Hình thành kỹ năng “Vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn” với mục đích, rèn cho HV có kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào đời sống, tạo niềm say mê khoa học… II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Là giáo viên dạy Sinh học, tôi nhận thấy mỗi bài học môn Sinh học cũng như nhiều môn học khác, đều có giá trị và ý nghĩa thực tiễn rất cao. Nếu biết vận dụng linh hoạt giữa lí luận với thực tiễn thì chúng ta sẽ thấy môn học thật thú vị và bổ ích. Tuy vậy, đa số HV trong quá trình học có tư tưởng, học cho qua, học để lấy điểm mà không hề nhận ra giá trị thực tế của mỗi môn học. Điều này, một phần do chính giáo viên mỗi bộ môn không hoặc ít quan tâm đến vấn đề này, chủ yếu dạy đầy đủ kiến thức là được nên các em có khi học rất giỏi nhưng lại không biêt vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế hay xử lý một số tình huống liên quan hoặc vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất… Bên cạnh các kỹ năng dạy học khác, việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thực tiễn luôn đặt ra những câu hỏi, những tình huống…cần phải giải quyết. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Nội dung Từ những cơ sở trên, tôi thấy cần thiết phải rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống cho HV qua các tiết dạy bằng các giải pháp sau:  Đặt câu hỏi, ví dụ liên quan kiến thức thực tế và giải thích các hiện tượng thực tế Mỗi phần học luôn có các câu hỏi đặt ra, tôi luôn chọn các câu hỏi liên quan đến cuộc sống, gần gũi với các em nhất giúp các em dễ hiểu, dễ vận dụng hơn và khắc sâu kiến thức hơn. VD: Khi học bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân( Sinh học 10) - Có thể giải thích vì sao trẻ đồng sinh cùng trứng lại rất giống nhau? 1 Vì trong lần phân chia đầu tiên, từ một tế bào tạo thành hai tế bào có vật chất di truyền giống nhau, vì lí do nào đó 2 tế bào này tách riêng phát triển thành 2 phôi riêng biệt, hình thành 2 trẻ đồng sinh cùng trứng rất giống nhau. Chúng giống nhau như vậy do có bộ gen giống nhau, đó cũng là điểm khác giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. - Cơ thể chúng ta xuất phát từ 1 tế bào hợp tử, cơ chế nào giúp ta cao lớn? Vì nhờ cơ chế nguyên phân từ 1 tế bào hợp tử tạo nhiều tế bào hình thành phôi, phôi phát triển thành thai nhi, sau khi ra đời các tế bào trong cơ thể tiếp tục phân chia, tăng số lượng tế bào giúp cơ thể lớn lên. VD: Khi học bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất( Sinh học 10) - GV có thể đặt ra các câu hỏi: Vì sao nói: Mỗi tế bào cũng như mỗi cơ thể sống đều là những hệ mở? Vì mỗi tế bào cũng như mỗi cơ thể sống luôn có sự trao đổi chất với môi trường trong cũng như ngoài cơ thể. - Vì sao ta thường ngâm rau sống trong nước muối loãng? Nếu ngâm rau sống trong nước muối có nồng độ muối cao quá lại làm rau héo? Vì rau sống luôn có vi khuẩn, có thể có trứng giun sán…khi ngâm trong nước muối loãng, môi trường ngoài tế bào vi khuẩn trở nên ưu trương nên nước trong tế bào vi khuẩn đi ra ngoài dẫn đến tế bào vi khuẩn mất nước, không phân chia được hoặc chết…bằng cách này ta có thể loại bớt vi khuẩn. - Vì sao, khi truyền nước vào cơ thể người, ta không truyền nước cất mà phải truyền nước muối sinh lí (0.09%)? Vì nếu truyền nước cất vào máu làm môi trường máu trở nên nhược trương, nước đi vào tế bào máu dẫn đến vỡ hồng cầu nguy hiểm đến tính mạng, nên khi truyền nước ta phải truyền nước muối sinh lí (0.09%) để đảm bảo sự cân bằng môi trường trong cơ thể. - Vì sao khi xào rau, nếu cho gia vị sớm sẽ làm rau dai và mất ngon? Vì nếu ta cho gia vị vào rau xào sớm làm nước trong rau khuyếch tán ra ngoài làm rau dai và mất ngon, để rau xào ngon ta nên luộc sơ rau rồi xào, khi xào gần xong mới cho gia vị vào.  Xây dựng tình huống thực tế: Trong cuộc sống các em gặp rất nhiều tình huống xảy ra nhưng lại không biết xử lí hoặc xử lí chậm các tình huống đó. Nếu nắm được kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng kiến thức thì chúng ta dễ dàng xử lí các tình huống tương tự trong cuộc sống, điều này giúp ta giải quyết nhanh mọi việc cũng như giúp ta năng động hơn trong cuộc sống. VD: Khi học bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. (Sinh học 11) - GV đưa ra câu hỏi tình huống: Nhà Hùng và nhà Tín cùng mua mỗi nhà một con lợn nặng 10 kg từ một đàn, nhưng nhà Hùng nuôi và chăm sóc rất chu đáo, chuồng trại sạch sẽ vệ sinh, còn nhà Tín hàng ngày chỉ cho ăn cho qua bữa, chuồng trại rất dơ bẩn. Hãy cho biết sự sinh trưởng và phát triển của 2 con lợn của hai bạn trên như thế 2 nào? Hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật? HV trả lời: được chăm sóc chu đáo, sạch sẽ, chế độ ăn đầy đủ nên lợn nhà bạn Hùng sinh trưởng phát triển tốt, ít bệnh tật, còn lợn nhà bạn Tín sinh trưởng phát triển kém, bệnh tật, nhiễm nhiều giun sán… Qua ví dụ trên HV thấy được, bên cạnh việc chọn giống tốt, cần chú trọng đến các yếu tố bên ngoài như thức ăn, chuồng trại, khí hậu…để áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt. VD: Khi học về cơ chế xác định giới tính, giáo viên có thể đặt tình huống: Có một cặp vợ chồng, đã sinh 4 người con gái nhưng mẹ chồng và chồng vẫn bắt sinh tiếp để có con trai và nói việc sinh con trai hay gái là do phụ nữ . Gặp tình huống trên anh chị giải thích như thế nào để thuyết phục mẹ chồng và chồng của cô gái đó hiểu và không bắt cô gái đó sinh thêm? Giải quyết tình huống: Trước tiên, chúng ta phải phân tích cho mẹ chồng và chồng của cô gái trên biết được: Hiện nay, dân số tăng rất nhanh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nhiều người có tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn sinh con trai để thờ cúng cha mẹ sau này…làm mất cân bằng giới, tỉ lệ nam hiện giờ khoảng 56%, nếu tình trạng này không được khắc phục gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian tới, đó là thiếu nữ giới, nước ta sẽ rơi vào tình trạng tương tự như Trung Quốc, Đài Loan… Hơn nữa việc sinh con trai hai con gái không phải là do phụ nữ quyết định, mà phần lớn là do nam giới. Ở nữ qua quá trình giảm phân luôn cho 1 loại trứng mang NST X, còn ở nam giới qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng, 1 mang NST X, 1 mang NST Y. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của 2 loại tinh trùng trên sẽ cho tỉ lệ con trai: con gái là 1:1. Nếu tinh trùng mang NST X đến kết hợp với trứng mang NST X sẽ cho con gái có cặp NST giới tính là XX, nếu tinh trùng mang NST Y đến kết hợp với trứng mang NST X sẽ cho con trai có cặp NST giới tính là XY. Cơ chế xác định giới tính ở người thể hiện qua sơ đồ lai sau: P: XX (mẹ) x XY (bố) G: X X, Y F1: 1 XX(con gái) : 1 XY(con trai)  Quan sát thực tế và tham quan thiên nhiên: Khi được quan sát thực tế hoặc tham quan thiên nhiên, HV được cụ thể hóa bài học giúp các em khắc sâu kiến thức, có những vận dụng thực tế, tạo hứng thú trong học tập cho các em. VD: Khi hoc bài 31-32: Tập tính của động vật ( Sinh học 11) GV yêu cầu HV về nhà quan sát các động vật nuôi xem chúng có các tập tính nào? Từ kiến thức đã học có thể ứng dụng những hiểu biết vào dời sống và sản xuất như thế nào? Qua các phim về tập tính động vật hay bằng quan sát thực tế các động vật nuôi ở gia đình, các em thấy động vật có các tập tính: Tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính xã hội… 3 Từ kiến thức thực tế và kiến thức đã học chúng ta có thể dạy cho các thú cưng biểu diễn xiếc, dạy chó đi săn, … VD: Khi học bài: Ô nhiễm môi trường (Sinh học 9), GV hướng dẫn các em tham quan một hồ nước thường xuyên bị một nhà máy thải nước thải vào hồ, qua quan sát thực tế GV yêu cầu HV cho biết tình hình mức độ ô nhiễm và cách khắc phục tình trạng ô nhiễm trên? Quan tham quan HV được chứng kiến tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp thường xuyên thải ra gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết nhiều loài cá, tôm… Cách khắc phục: Tuyên truyền giáo dục kiến thức về bảo vệ môi trường đến mọi người. Yêu cầu nhà máy trên phải xử lý nước thải đúng quy trình trước khi thải ra các hồ nước. Yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp vào các vụ gây ô nhiễm môi trường để hạn chế ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống con người.  Làm bài tập vận dụng Khi học về các quy luật di truyền, có thể đưa ra các bài tập di truyền về nhóm máu ở người, bài tập phả hệ, các bài tập về các bệnh tật di truyền, các tình huống,… để HV vận dụng kiến thức giải các bài tập hay xử lí các tình huống thực tế. VD: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào? Giải bài tập: Theo đề bài người phụ nữ là thể dị hợp sẽ có KG: XHXh Chồng có KG: XHY Sơ đồ lai: P: XHXh x XHY G: XH, Xh XH, Y F1: 1 XHXH: 1 XHXh:1 XHY: 1XhY Từ sơ đồ lai ta thấy khả năng biểu hiện bệnh ở đời con là ¼ con trai bị bệnh, tỉ lệ con bị bệnh không cao 25%, tuy nhiên nếu không may mắn họ vẫn có thể sinh những đứa con bị bệnh. VD: Một bé trai cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dài và dày, si đần. người mẹ đưa con tới bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ cho làm tiêu bản NST và thu được kết quả: em bé có 2n=47, cặp NST số 21 có 3 chiếc. a. Em bé đã mắc bệnh gì? Phương hướng điều trị như thế nào? b. Giải thích nguyên nhân gây bệnh. Giải bài tập: a. Từ kết quả: cặp NST số 21 có 3 chiếc, ta có thể kết luận em bé đã mắc bệnh Đao. Bệnh Đao là bệnh di truyền, hiện nay không có cách chữa. b. Nguyên nhân gây bệnh: Do trong quá trình phát sinh giao tử, ở bố hoặc mẹ của em bé có cặp NST tương đồng số 21 không phân li tạo ra loại giao tử mang 2 NST số 21 4 Giao tử mạng 2 NST số 21 này thụ tinh với giao tử bình thường mang 1 NST số 21 tạo hợp tử mang 3 NST số 21 gây nên thể đột biến. Để hạn chế trẻ bị bệnh Đao, ta hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ hay tác nhân gây đột biến khác, người mẹ không nên sinh con ở tuổi đã cao (trên 35 tuổi). VD: Sự di truyền của các nhóm máu A, B, O, AB ở người được quy định bởi các A B O alen I , I , I : Người có nhóm máu A có kiểu gen: IAIAhoặc IAIO Người có nhóm máu B có kiểu gen: IBIBhoặc IBIO Người có nhóm máu O có kiểu gen: IOIO Người có nhóm máu AB có kiểu gen: IAIB Người vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu A. Con cặp vợ chồng trên có thể có nhóm máu nào? Giải bài tập: Người vợ có nhóm máu O có KG: IOIO Người chồng có nhóm máu A có kiểu gen: IAIA hoặc IAIO Ta có thể thực hiện 2 sơ đồ lai: P: IAIA x IOIO G: IA IO F1 : IAIO P: IAIO x IOIO G: IA, IO IO F1 : IAIO: IOIO Từ kết quả trên ta có thể kết luận: Con của cặp vợ chồng trên có thể có nhóm máu A, hoặc O.  Tiến hành thí nghiệm - Thực hành Khi có kỹ năng làm thí nghiệm - thực hành HV sẽ được cụ thể hóa kiến thức vừa học, có được kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh kết quả thi nghiệm… đồng thời rút ra được kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế. VD: Trước khi học bài 14 (Sinh học 6) GV yêu cầu HV làm thí nghiệm: Trồng 2 chậu cây đậu đen (chậu A và chậu B) mỗi chậu gieo 2 hạt đậu có chất lương tốt, chế độ chăm sóc như nhau, khi 2 cây được 2 cặp lá: tiến hành bấm ngọn từ cặp lá thứ nhất cây chậu A, cây chậu B để ngọn. Tiến hành đo chiều cao cây ở 2 chậu, tiếp tục chăm sóc với chế độ giống nhau ở 2 chậu, sau 4-5 ngày, đem đến lớp 2 chậu vào tiết học bài 14 để tìm hiểu: thân cây dài ra do đâu? Qua việc làm thí nghiệm ở nhà, không chỉ rèn cho các em biết cách chăm sóc cây trồng mà còn tạo niềm vui nhỏ khi các em chứng kiến thành quả của mình và điều quan trọng giúp các em biết được mục đích thí nghiệm đang làm. Khi lên lớp, GV hướng dẫn các em quan sát thí ngiệm, đo chiều cao cây ở 2 chậu và so sánh chiều cao từ khi bấm ngọn và liên hệ kiến thức đã học để cho biết thân dài ra do đâu? Chính nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, giúp thân dài ra. Ở chậu A, khi bấm ngọn, mô phân sinh ngọn không còn nên cây không cao lên được, còn 5 cây chậu B nhờ mô phân sinh ngọn thân dài ra nên cây cao hơn nhiều so với cây ở chậu A. VD: Khi học bài 8: Quang hợp( Sinh học 11) GV yêu cầu Hv tiến hành trồng 3 chậu cây đậu đen: 1 chậu để ngoài sáng (chậu A), 1 chậu để trong hộp giấy kín (chậu B), 1 chậu để trong hộp giấy có ánh sáng chiếu từ một phía (chậu C). Qua kết quả thí nghiệm: Chậu A: cây sinh trưởng phát triển tốt, cây ra nhiều cành, lá to, dày màu xanh đậm, thân to khỏe mọc thẳng. Chậu B: Cây cao, dài, lá vàng nhạt, thân yếu mọc thẳng. Chậu C: Cây cao, dài, lá xanh nhạt, thân yếu nghiêng về phía có ánh sáng. Ta kết luận: Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu cho quá trình quang hợp, để tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật. Khi đủ ánh sáng, cây sinh trưởng phát triển tốt, khi cây mọc trong tối hoàn toàn diệp lục bị phá hủy nên lá có màu vàng nhạt, cây mọc vống vì nồng độ hoocmon sinh trưởng nhiều, nếu cây mọc trong điều kiện ánh sáng chiếu từ một phía trong hộp kín, ánh sáng chưa đủ cho qung hợp, than cây luôn hướng về phía ánh sáng để nhận ánh sáng… Như vậy ánh sáng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cây, mà còn ảnh hưởng đến hình thái, tính cảm ứng đối với tác nhân ánh sáng của cây… VD: Khi học phần sinh học vi sinh vật (Sinh học 10): GV cho HV thực hành: lên men êtylic, lên men lactic qua việc lên men rượu, làm sữa chua, muối chua rau quả. Lên men rượu: Trộn đều men rượu với lượng thích hợp vào cơm để nguội, rồi cho cơm đã trộn men rượu vào bình sứ, đậy kín lại. Sau 3 ngày, ta được hỗn hợp cơm rượu, nếu đem chưng cất, ta thu được rượu êtylic. Làm sữa chua: Đun nước sôi, pha 1 hộp sữa đặc có đường vừa uống, để nguội o 40 C, cho 1 hộp sữa chua vào, rồi trộn đều, đổ vào các hũ nhỏ, đem ủ ở nhiệt độ 40 oC, sau 3-5 giờ, ta sẽ có sản phẩm sữa chua ngon, bổ dưỡng, muốn bảo quản ta cho vào tủ lạnh. Muối chua rau quả: Rửa sạch dưa chuột hoặc rau cải…Cắt rau thành đoạn 3cm, dưa chuột để cả quả hoặc cắt dọc, rồi phơi chỗ râm mát cho héo. Cho rau vào vại, đổ ngập nước mối NaCl (5-6%), có thể cho them ít đường, đậy kín, để nơi có nhiệt độ 2830oC. Sau 2 ngày ta có thể dung sản phẩm muối chua rau quả. Qua việc làm các thí nghiệm trên, giúp các em có kỹ năng làm thí nghiệm, biết xử lí các tình huống thực tế, biết vận dụng kiến thức vi sinh học để muối rau, củ, quả cũng như làm sữa chua ngon hơn.  Lồng ghép giáo dục giới tính, sức khỏe vào chương trình học. Kiến thức về giải phẫu sinh lí người HV đã được học từ lớp 8, nhưng nhiều em vẫn chưa hiểu hết về cơ thể, cách vệ sinh cũng như phòng tránh các bệnh truyền nhiễm…chính vì thế GV phải thường xuyên giáo dục về giới tính, sức khỏe cho HV kết hợp vào một số tiết dạy. VD: Khi học về các bệnh truyền nhiễm do virut, GV nêu ra một số bệnh truyền nhiễm, tác nhân và con đường lây truyền… để các em biết cách phòng tránh. 6 Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp… Bệnh đường tiêu hóa: Viêm gan, quai bị, tiêu chảy…Virut xâm nhập qua miệng vào máu, tới cơ quan khác của hệ tiêu hóa, theo phân ra ngoài. Bệnh đường sinh dục: Lây qua đường tình dục như HIV, Hecpet( bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B… Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut, ta căn cứ vào con đường lây truyền để phòng bệnh và tiêm các loại vacxin nếu có, đồng thời vệ sinh ăn uống và ăn uống hợp lý tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. VD: Khi học về HIV/AIDS GV nêu các con đường lây truyền và ba giai đoạn phát triển của bệnh…từ đó HV rút ra cách phòng tránh bệnh. HIV lây truyền qua 3 con đường: qua đường máu, qua đường tình dục, từ mẹ sang con. HIV phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sơ nhiễm: Kéo dài 2 tuần đến 3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Giai đoạn không triệu chứng: Kéo dài 1-10 năm.lúc này số lượng tế bào limpho T-CD4 giảm dần. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, lao, ung thư, mất trí, sốt kéo dài…cuối cùng chết. Biết được các con đường lây truyền, bản thân biết cách phòng tránh căn bệnh này cho bản thân cũng như cho người khác, đặc biệt khi nhiễm HIV ở hai giai đoạn đầu hầu như không biểu hiện triệu chứng vì thế rất dễ lây truyền cho những được coi là vô tội như vợ, con…Vì vậy khi nghi ngờ mình nhiễm HIV nên đến các trung tâm y tế để xét nghiệm máu xem mình có bị nhiễm HIV không, nếu có nhiễm HIV ta cần có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho mọi người, có thể xử dụng thuốc để ức chế sinh trưởng của HIV kéo dài thời gian sống… VD: Học về các biện pháp tránh thai, GV đưa ra tình huống: Có đôi bạn trẻ còn học ở bậc phổ thông yêu nhau, bạn nam luôn đòi hỏi bạn nữ cho quan hệ tình dục, mới đầu bạn nữ không cho, nhưng sau thời gian vì mềm lòng và do sự ép buộc của bạn nam nên bạn nữ đó đã cho bạn nam QHTD, rồi ít lâu sau thấy bạn nữ đó không đi học nữa, tìm hiểu mới biết bạn đó đã có thai. Gặp tình huống trên các em có cách nào giúp bạn gái đó tỉnh ngộ và tiếp tục trở lại con đường học tập? Giải quyết tình huống: Đối với tình huống trên, ta giải thích cho cả hai bạn biết được, ở lứa tuổi này nên tập trung vào việc học để có tương lai tốt đẹp hơn, về chuyện tình cảm không ai cấm được chuyện yêu nhưng cần so sánh nếu yêu ta sẽ được gì và mất gì, từ đó lựa chọn cho mình con đường đúng đắn nhất. Riêng với bạn nữ, vì chưa chuẩn bị cho mình những kiến thức về sức khỏe sinh sản và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên xảy ra chuyện đáng buồn như vậy. Tốt nhất bạn nữ trên đi phá thai đó đi vì lúc này cơ thể phát triển chưa hoàn 7 chỉnh để đảm nhiệm vai trò làm mẹ, tập trung vào việc học tập, nếu không sẽ đánh mất tương lai. Điều cần thiết đối với mỗi bạn trẻ là cần hiểu biết về các biện pháp tránh thai: Sử dụng bao cao su, tính ngày trứng rụng, đặt vòng, sử dụng thuốc tránh thai, triệt sản, xuất tinh ngoài âm đạo…Riêng các bạn nữ chưa lập gia đình nên sử dụng các biện pháp: Tính ngày trứng rụng, sử dụng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, sử dụng thuốc tránh thai, tuy nhiên mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng và khả năng tránh thai không phải là tuyệt đối, nên mỗi bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ để áp dụng biện pháp phù hợp, hiệu quả. Trên đây là một số phương pháp để hình thành, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn, với các ví dụ trên chưa thể minh họa hết những giải pháp đưa ra, bởi mỗi bài học liên quan đến kiến thức khác nhau, mà kiến thức rất rộng. Tuy nhiên, trên cơ sở tôi đã trình bày, phần nào giúp chúng ta có những hướng nhất định để giúp các em có kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống. 2.2. Biện pháp thực hiện - Đối tượng nghiên cứu + Học sinh lớp 10, chọn ngẫu nhiên 4 lớp: 10A, 10B, 10C, 10D + Chia thành 2 nhóm: Nhóm đối chứng (I): 10B, 10C. Tổng số học sinh: 90 Nhóm thực nghiệm (II): 10A, 10D. Tổng số học sinh: 90 + Đối với nhóm thực nghiệm:Thường xuyên rèn kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn. + Đối với nhóm đối chứng: Ít rèn kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn. - Sử dụng phương pháp dạy học như nhau cho cả 2 nhóm. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Đứng trên bục giảng, tôi thấy giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà còn giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, giáo dục mọi mặt để các em có được các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đặc biệt đối với HV tại Trung tâm, GV cần thiết phải tận tâm, nhiệt tình, biết hi sinh vì HV thì mới có thể mang lại hiệu quả cao trong dạy học, chứ không đơn giản chỉ cung cấp kiến thức cơ bản qua mỗi giờ lên lớp. Trong thời gian qua, tôi đã cố gắng trong mỗi tiết học, định hướng, rèn luyện các em kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn bên cạnh các kỹ năng khác đã mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy: HV nắm được kiến thức dễ dàng, khắc sâu kiến thức hơn, đặc biệt HV biết vận dụng kiến thức sinh học vào xử lí tình huống thực tế, giải thích một số hiện tượng thực tế, vận dụng vào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, biết cách phòng chống một số bệnh, giữ gìn sức khỏe… Sau thời gian thực hiện và thông qua bài kiểm tra khảo sát cuối năm về khả năng vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn, thu được kết quả như sau: 8 BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức Sinh học 10 vào cuộc sống thực tiễn. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Họ và Tên:……………………………. Lớp:……………. Năm sinh:………….. Giới tính:…………… II. NỘI DUNG KHẢO SÁT: (Hãy chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất) 1. Ứng dụng để làm sữa chua, muối dưa chua là nhờ vi sinh vật A. Động vật nguyên sinh. B. Vi khuẩn lactic. C. Sinh vật nhân sơ. D. Virut 2. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn. B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được. C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế. 3. Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại. B. Thanh trùng nước máy C. Khử trùng phòng thí nghiệm. D. Tẩy trùng trong bệnh viện 4.Các tia tử ngoại có tác dụng A. Đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật. B. Tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn. C. Tăng hoạt tính enzim. D. Gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn. 5. Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. Làm cho cây héo , chết. C. Làm cho cây chậm phát triển. D. Làm cho cây không thể phát triển được. 6. Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này trong A. Nước tiểu, mồ hôi. B. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo. 9 C. Đờm, mồ hôi. D. Nước tiểu, đờm, mồ hôi. 7. Đối tượng có nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV là? A. Học sinh, sinh viên. B. Trẻ sơ sinh. C. Người cao tuổi, sức đề kháng yếu. D. Người nghiện ma tuý và gái mại dâm. 8. HIV không lây qua A. Đường máu B. Đường tình dục C. Từ mẹ sang thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. D. Qua bắt tay, dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày. 9. Ngâm rau sống trong nước muối loãng có vai trò gì? A. Loại bỏ thuốc trừ sâu B. Loại bỏ bớt vi khuẩn C. Để rau tươi ngon D. Để rau sạch hơn 10. Vì sao ngâm rau sống trong nước muối có nồng độ muối cao sẽ làm rau héo? A. Vì rau ngâm trong môi trường quá ưu trương, nước trong tế bào rau khuyếch tán ra ngoài gây mất nước trong các tế bào rau, nên rau héo. B. Vì rau ngâm trong môi trường đẳng trương C. Vì rau ngâm trong môi trường quá nhược trương D. Vì muối mặn nên làm rau héo. 11. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được Xenlulôzơ? A. Vì dạ dày con người không thể co bóp nghiền nát các phân tử Xenlulôzơ. B. Vì phân tử Xenlulôzơ khó phân giải. C. Vì cơ thể người có enzym phân giải tinh bột nhưng không có enzym phân giải Xenlulôzơ. D. Vì tinh bột dễ tiêu hóa hơn. 12. Nhờ quá trình nào giúp cơ thể sinh vật đa bào sinh trưởng và phát triển? A. Giảm phân B. Nguyên phân C. Phân bào D. Tất cả đều đúng 13. Nếu thiếu nguyên tố khoáng nào sau đây, cây không thể ra quả? A. Mg B. N C. P D. K 14. Nhờ qúa trình nào ở Thực vật, giúp điều hòa không khí, cung cấp Ôxi cho động vật hô hấp? A. Hô hấp B. Thoát hơi nước C. Quang hợp D. Trao đổi chất 10 15. Ở sinh vật nhờ quá trình nào cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động? A. Hô hấp B. Thoát hơi nước C. Quang hợp D. Trao đổi chất 16. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì: A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. B. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống. C. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. 17. Để phòng chống bệnh do virut, ta cần thực hiện các biện pháp? A. Vệ sinh ăn uống và về sinh môi trường xung quanh. B. Tiêm vacxin phòng bệnh. C. Ăn uống điều độ để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. D. Tất cả đều đúng 18. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng chuyển hóa đường thành rượu, trong quá trình lên men êtylic? A. Nấm mốc B. Nấm men C. Vi khuẩn Lactic D.Tất cả đều đúng 19. Các bệnh nào sau đây lây qua đường sinh dục? A. Bệnh viêm gan B B. Bệnh AIDS C. Bệnh lậu D. Tất cả đều đúng 20. Thực phẩm nào được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải protein? A. Sữa chua B. Bánh kẹo C. Nước mắm D. Mứt ĐÁP ÁN Câu 1 B Câu 2 D Câu 3 B Câu 4 D Câu 5 B Câu 6 B Câu 7 D Câu 8 D Câu 9 B Câu 10 A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C B B C A B D B D C 11 Tỉ lệ Giỏi BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT Khá Trung Yếu bình 3/90 37/90 40/90 (3.3%) (41.1%) (44.4%) 17/90 58/90 12/90 (18.9%) (64.4%) (13,3%) 14/90 21/90 -28/90 (15.6%) (23.3%) (-31.1%) Kém Nhóm đối 0/90 10/90 chứng (I) (0%) (11.1%) Nhóm thực 3/90 0/90 nghiệm (II) (3.4%) (0%) Tỉ lệ chênh 3/90 -10/90 lệch giữa 2 (3.4%) (-11,1%) nhóm (II - I) Qua bảng kết quả ta thấy ở nhóm I, tỉ lệ HV đạt điểm trung bình trở lên là 44.4%, trong khi nhóm II đạt 86.7%. Chứng tỏ khi được giáo viên thường xuyên rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống không chỉ giúp các em tiếp thu bài tốt hơn mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến môn học, vận dụng kiến thức vào sản xuất… IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Hiện nay chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu, chính vì thế bản thân mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để dạy học ngày càng hiệu quả và giúp các em yêu thích môn học hơn. Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Riêng bản thân tôi nhờ rèn luyện kỹ năng “Vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn” kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: HV trở nên thích thú với môn học hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, từ đó HV tiếp thu bài tốt hơn. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy, cùng với phong cách dạy của mình làm cho giờ học có không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài tập Sinh học 12 – Tác giả: Đặng Hữu Lanh( Chủ biên) –Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2008 2. Tóm tắt lí thuyết và phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 – Tác giả: ThS. Hà Danh Đức – ThS. Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – Năm 2011. NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Thị Lan 12 PHỤ LỤC NỘI DUNG Trang I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 1. Cơ sở lý luận 1 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 1 2.1. Nội dung 1 2.2. Biện pháp thực hiện 8 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 8 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 12 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 13 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị TT GDTX Long Thành CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Long thành, ngày 22 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 – 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kỹ năng “Vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn” Họ và tên tác giả: Lê Thị Lan Đơn vị (Tổ): KHTN. Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp giáo dục 1. Tính mới □ □ Phương pháp dạy học bộ môn: ………… Lĩnh vực khác: …………………………. □ □ - Có giải pháp hoàn toàn mới □ - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □ 2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả hiệu cao □ - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □ - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □ - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả □ 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt □ Khá □ Đạt □ - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt □ Khá □ Đạt □ - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt □ Khá □ Đạt □ XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 14 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TTGDTX – LONG THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG “VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO CUỘC SỐNG THỰC TIỄN” Người thực hiện: Lê Thị Lan Lĩnh vực nghiên cứu: Lĩnh vực khác Môn: Sinh học Sản phẩm đính kèm: Năm học: 2012-2013 15 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Thị Lan 2. Ngày tháng năm sinh: 20/06/1982 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp Long đức I, Tam phước, Biên Hòa, Đồng Nai. 5. Điện Thoại: 01688478633 6. E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: TTGDTX LONG THÀNH II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vi: Đại học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Sinh – KTNL III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 7 năm gần đây: + Kinh nghiệm về việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học sinh học. + Vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học Sinh học. + Hình thành kỹ năng “Vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống thực tiễn” 16 SỞ GD- ĐT ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX LONG THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG “VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO CUỘC SỐNG THỰC TIỄN” Người thực hiện: Lê Thị Lan Lĩnh vực nghiên cứu: Lĩnh vực khác. Môn: Sinh học Sản phẩm đính kèm: Năm học: 2012- 2013 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan