Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường thpt...

Tài liệu Skkn hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường thpt

.DOC
37
290
51

Mô tả:

Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT MỤC LỤC Mục lục:.................................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3 4. Giới hạn đề tài....................................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÍ .....................................................................4 I. Cơ sở lí luận......................................................................................................................4 1. Khái niệm chung................................................................................................................4 2. Vị trí của hoạt đô ng ngoại khóa.......................................................................................5 ô 3. Nhiê m vụ của hoạt đô ng ngoại khóa .................................................................................5 ô ô 4. Chức năng của hoạt đô ông ngoại khóa...............................................................................6 5. Nguyên tắc tổ chức của hoạt đô ng ngoại khóa.................................................................7 ô 6. Nô ôi dung của hoạt đô ng ngoại khóa ..................................................................................7 ô 7. Cơ sở về mă ôt quản lý.........................................................................................................7 II. Cơ sở pháp lí...................................................................................................................9 Chương II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐÔÔNG NGOẠI KHÓA....................9 I. Vài nét về tình hình địa phương và trường: 1. Đặc điểm tình hình địa phương.........................................................................................9 2. Tình hình nhà trường.........................................................................................................9 3. Những mặt thuận lợi........................................................................................................10 4. Những mặt khó khăn.......................................................................................................10 II. Phân tích thực trạng các hoạt đô Ông..........................................................................11 III. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa của hiệu trưởng trường THPT Thanh Bình – Đề xuất biện pháp.......................................................................15 1. Những điểm mạnh...........................................................................................................15 2. Những hạn chê.................................................................................................................18 3. Đề xuất biê ôn pháp cải tiên hoạt đô ông ngoại khóa ...........................................................20 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét chung................................................................................................................23 2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................................23 3. Một số kiên nghị..............................................................................................................24 Phụ lục 1..............................................................................................................................25 Phụ lục 2..............................................................................................................................28 Phụ lục 3..............................................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................37 Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 1 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: a/ Lý do khách quan: Hiê ôn nay chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường trung học phổ thông đang được toàn xã hô i quan tâm. Nhiều nhà làm khoa học giáo dục đã đưa ô ra những giải pháp thể hiê ôn sự tâm huyêt với nghề nghiê ôp, chấn hưng giáo dục nước nhà. Trong đó viê ôc giáo dục toàn diê ôn đối với học sinh là mô t vấn đề được ô coi trọng để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiê ôn nay. Nghị quyêt Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghê ô đã chỉ rõ: “Mục tiêu chủ yêu của giáo dục – đào tạo là thực hiê ôn giáo dục toàn diê ôn đạo đức, trí dục, thể dục, thẩm mỹ ở tất cả các cấp học, bâ ôc học, hêt sức coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành ở người học”. Nhiê ôm vụ của ngành giáo dục – đào tạo là hình thành nhân cách học sinh, giúp các em trở thành con người toàn diê ôn cả về tài và đức. Nhân cách của học sinh được hình thành thông qua nhiều hoạt đô ng giáo dục, không chỉ từ hoạt đô ng ô ô dạy và học kiên thức mà còn có hoạt đô ng ngoài giờ lên lớp. Điều này đòi hỏi thời ô gian, công sức, tâm huyêt, sự đầu tư nghiêm túc của mỗi đơn vị trường học, của ngành giáo dục và toàn xã hô ôi. Đối với học sinh trung học, được sống và học tâ ôp trong thời đại phát triển của thông tin tri thức như hiê ôn nay, các em không chỉ học trong sách vở, từ thầy cô… mà các em còn học từ nhiều nguồn, thông qua nhiều hoạt đô ng phong phú khác, ô nhằm rèn luyê ôn phẩm chất cá nhân, năng lực bản thân, hình thành kỹ năng và có thái đô ô sống tích cực. Nhà trường không chỉ dạy chữ thông thường mà phải là nơi tổ chức các hoạt đô ng giáo dục khác giúp học sinh gắn kiên thức đã học vào thực ô tiễn xã hô ôi. Điều đáng quan tâm hiê ôn nay là chất lượng giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục đạo đức tư tưởng của mô ôt bô ô phâ ôn học sinh có chiều hướng giảm sút nhất định, học sinh chưa thích ứng kịp với những thay đổi của xã hô i, thiêu ki ô năng sống, không ít người lo ngại trước sự ảnh hưởng những tác đô ng xấu từ bên ô ngoài tác đô ng đên giới trẻ, trong đó có phần lớn học sinh ô b/ Lý do chủ quan: Với cương vị là phó hiê ôu trưởng, được hiê ôu trưởng phân công phụ trách công tác ngoại khóa của nhà trường, sau khi nghiên cứu chuyên đề “Quản lý các hoạt đô ng ngoại khóa”, bản thân hêt sức tâm huyêt và rất cố gắng tìm ra hướng đi đúng ô đắng nhất nhất với mục tiêu giáo dục toàn diê ôn học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 2 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT 2. Mục đích – nhiê Ôm vụ nghiên cứu: Qua viê ôc phân tích thực trạng về hoạt đô ng ngoại khóa của nhà trường, từ đó ô rút ra những bài học kinh nghiê ôm và tìm những giải pháp thiêt thực tham mưu cho Hiê ôu trưởng nhằm cải tiên hoạt đô ng ngoại khóa, góp phần nâng cao chất lượng ô giáo dục của nhà trường trong những năm tới; đồng thời nghiên cứu nắm vững và vâ ôn dụng nhuần nhuyễn những định hướng cơ bản trong chuyên đề, học tâ p ô những điều hay về công tác tổ chức hoạt đô ng ngoại khóa của thực tiễn các ô trường. Để đạt được mục đích trên, bản thân tôi cần thực hiê ôn các nhiê ôm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luâ ôn và pháp lý của đề tài. - Phân tích thực trạng công tác tổ chức hoạt đô ng ngoại khóa ở trường năm ô học 2016-2017. - Rút ra bài học kinh nghiê ôm và đề xuất các giải pháp cải tiên cho hoạt đô ng ngoại khóa của trường trong thời gian tới. ô 3. Giới hạn đề tài: Mă ôc dù năm học 2016-2017 chưa kêt thúc, song vẫn có thể nghiên cứu, sơ bô ô đánh giá các hoạt đô ng ngoại khóa trong năm học này. Do điều kiê n hạn chê ô ô về thời gian, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu vấn đề: Hiê ôu trưởng quản lý hoạt đô ng ngoại ô khóa ở trường THPT Thanh Bình trong năm học 2016-2017. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 3 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Điều 23, Luật giáo dục nước ta đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghia, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiêp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống cộng đồng, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Người Hiệu trưởng là người đứng đầu của nhà trường trung học phổ thông, để thực hiện được yêu cầu mục tiêu nói trên, hơn ai hêt cần phải nhận thức đúng đắn: Hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoại khóa một quá trình thống nhất nhằm hình thành nhân cách , chuẩn bị cho học sinh đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, giúp các em có được tâm thê chủ động tích cực, biêt thích nghi khi tiêp tục học ở bậc cao hơn hoặc khi bước vào cuộc sống. Trong nội dung giáo dục của ta hiện nay, vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân được đặc biệt coi trọng. Hơn nữa nguyên lý giáo dục của Đảng nêu rõ: “Học đi đôi với hành, giáo dục kêt hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” do vậy hoạt động ngoại khóa có ưu thê đáp ứng những nội dung yêu cầu của sự nghiệp nói trên. Vấn đề là phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thê nào cho khoa học, có hiệu quả thiêt thực, không chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, mà đó là việc phải xét từ bản chất của lý luận và thực tiễn. 1/ Khái niệm chung: 1.1/ Tổ chức: là hoạt động làm hình thành một chỉnh thể, có một cấu trúc và những chức năng chung nhất định. Theo khoa học quản lý, tổ chức có ý nghia là việc phân tích và nêu có thể sửa đổi tùy theo mục tiêu đã định những mối quan hệ được thiêt lập, những con người với quá trình được ngầm hiểu là một hoạt động. Tổ chức là một chức năng quan trọng, một chu trình của công tác quản lý. Đó là việc người quản lý phân phối sắp xêp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các kê hoạch đã đề ra. 1.2/ Hoạt động ngoại khóa: Là hoạt động giáo dục thực hiện ngoài thời gian học tập nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biêt, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo ra cơ hội cho học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa những năng lực, sở thích của từng cá nhân. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 4 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT Hoạt động ngoại khóa là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản, nhằm thực hiện một cách có mục đích, có kê hoạch, có tổ chức, nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội. Hoạt động ngoại khóa được phân chia thành 2 mức độ do phạm vi tác động của lực lượng tổ chức hoạt động chi phối. Đó là: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài trường, với trách nhiệm quan trọng của nhà trường trong vai trò cố vấn tổ chức kêt hợp cộng đồng xã hội hoặc do nhà trường quản lý chỉ đạo cùng với sự tham gia của lực lượng xã hội được tiên hành xen kẽ hoặc tiêp nối hoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường, trong đời sống xã hội. Hoạt động này được diễn ra trong suốt một năm học và cả trong thời gian nghỉ hè nhằm khép kín quá trình đào tạo. Quá trình sư phạm gồm có quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện quá trình giáo dục với hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất và giáo dục lao động hướng nghiệp, giúp cho học sinh phấn đấu vì tương lai lập thân, lập nghiệp. Qua đó giáo dục trách nhiệm bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển xã hội. 2/ Vị trí của hoạt động giáo ngoại khóa: Điều 24 “Điều lệ trường trung học” đã nêu. - Hoạt động ngoại khóa là một bộ phân cấu thành của hoạt động học tập giáo dục của nhà trường, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. - Hoạt động ngoại khóa là cầu nối tạo ta mối quan hệ và sự hiểu biêt giữa nhà trường và xã hội. 3/ Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa: 3.1/ Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức: - Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp , đồng thời giúp các em có những hiểu biêt mới, mở rộng nhãn quan với thê giới xung quanh, cộng đồng xã hội. - Có điều kiện vận dụng tri thức đã học và hoạt động hằng ngày, biêt tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. - Định hướng chính trị - xã hội, có những hiểu biêt nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hóa dân tộc… tăng thêm sự hiểu biêt của các em về Đảng, về Bác Hồ, Đoàn thanh niên, lịch sử cách mạng. - Có những hiểu biêt nhận định về những vấn đề có tính sống còn của thời đại và đất nước. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 5 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT 3.2/ Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: - Từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào chê độ xã hội xã hội chủ nghia, vào tương lai đất nước. - Từng bước hình thành cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, qua đó giúp các em biêt trân trọng yêu quý cái tốt đẹp, biêt ghét cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp. - Xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, của đất nước. - Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể. 3.3/ Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng: Hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:. - Giao tiêp ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác. - Biêt tự quản tổ chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có kêt quả, có kỹ năng nhận xét và đánh giá kêt quả hoạt động. - Tự điều chỉnh, hòa nhập để thực hiện tốt nhiệm vụ do thầy cô giáo, nhà trường hoặc lớp giao cho. 4/ Chức năng của hoạt động ngoại khóa: có những chức năng sau: 4.1/ Mục tiêu: Với những đặc điểm và ưu thê riêng, hoạt động ngoại khóa giúp học sinh khắc sâu kiên thức cơ bản đã học và bổ sung các kiên thức chưa có điều kiện học trên lớp, hoặc mở rộng để hiểu sâu hơn. Chỉ có thông qua việc tổ chức các hoạt động thực tê này mà học sinh là chủ thể mới hình thành trong các em nhu cầu phát triển toàn diện. 4.2/Chức năng giáo dục: Đây là chức năng đặc thù của hoạt động ngoại khóa. Nêu hoạt động dạy học trên lớp có chức năng chủ yêu là phát triển trí tuệ, thì hoạt động ngoại khóa định hướng chủ yêu và giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách, năng lực định hướng, hình thành các mối quan hệ giữa con người và đời sống. có thể coi hoạt động ngoại khóa là con đường, phương pháp cơ bản để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh. Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa có chức năng: - Tạo điều kiện để học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. - Phát huy tác dụng của nhà trường đối với học sinh, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy hoạt động giáo dục đối với học sinh… Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 6 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT 5/ Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa: để bảo đảm hiệu quả của hoạt động này, quá trình tổ chức nó phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 5.1/ Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích, tính khoa học 5.2/ Nguyên tắc về tính tự nguyện tự giác 5.3/ Nguyên tắc đặc điểm lứa tuổi, cá biệt hóa học sinh 5.4/ Nguyên tắc kêt hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính độc lập, tự quản của trò. 5.5/ Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả. 6/ Nội dung của hoạt động ngoại khóa: Nội dung của hoạt động ngoại khóa phong phú đa dạng. Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi trường, mỗi địa phương, mỗi loại hình nhà trường có thể tiên hành hoạt động ngoại khóa theo 5 nội dung chính sau: - Hoạt động chính trị xã hội - Hoạt động tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, các hoạt động phục vụ học tập. - Hoạt động lao động công ích - Hoạt động văn hóa nghệ thuật - Hoạt động thể dục thể thao 7/ Cơ sở về mặt quản lý: Tại trường trung học phổ thông, để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần thực hiện các chức năng sau: 7.1/ Xây dựng kế hoạch: Đây là chức năng quan trọng trong công tác của người hiệu trưởng để xác minh mục tiêu trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, từ đó làm cho hoạt động này được ổn định, phù hợp và quan hệ chặt chẽ với hoạt động chung của nhà trường. - Các kê hoạch: kê hoạch cả năm học, học kỳ, từng tháng, thậm chí kỹ hơn có thể lên kê hoạch từng tuần. - Cơ sở xây dựng kê hoạch: Phải phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương, khối lớp học sinh. - Yêu cầu: kê hoạch phải cân đối, phải được thể hiện thường xuyên trong quá trình hoạt động của trường. - Về quy trình lập kê hoạch: Phải đảm bảo lập dự thảo  Thảo luận dự thảo  điều chỉnh  Quyêt định  ban hành Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 7 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT 7.2/ Về tổ chức chỉ đạo thực hiện: - Tổ chức lực lượng chỉ đạo và thực hiện: được thể hiện trong kê hoạch - Ban chỉ đạo có thành phần: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ (nòng cốt là tổ trưởng), phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở, ban chấp hành đoàn trường… - Các công tác được phân công cụ thể giao việc đối với các bộ phận, cá nhân (giáo viên, giáo viên chủ nhiệm,…) phối hợp các lực lượng xã hội ngoài trường: hội cựu chiên binh, công an, đơn vị quân đội, chính quyền địa phương, giao lưu trường bạn… + Tổ chức thực hiện đúng kê hoạch + Xác định các điều kiện cho hoạt động ngoại khóa - Đội ngũ: Hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực tổ chức, khuyên khích lòng nhiệt tình để huy động họ vào công việc chung. - Cơ sở vật chất tài chính: Cần dự kiên và đầu tư một cách hợp lý vào các hoạt động ngoại khóa 7.3/ Kiểm tra và đánh giá hoạt động ngoại khóa: - Là việc làm thường xuyên, cần thiêt của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động ngoại khóa - Xây dựng chuẩn : chuẩn kiểm tra cần được thống nhất trong toàn trường và phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học. - Tổ chức lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yêu là các thành viên trong ban chỉ đạo, phối hợp các thành viên khác trong hô ôi đồng sư phạm nhà trường. - Nô ôi dung kiểm tra: Viê ôc thực hiê ôn kê hoạch của từng bô ô phâ n, lớp học, cá ô nhân được nêu trong kê hoạch; đánh giá hiê ôu quả giáo dục thông qua hoạt đô ng, ô viê ôc làm cụ thể của giáo viên và học sinh về các mă ôt: Nhâ ôn thức, đô ng cơ, thái ô đô , nề nêp sinh hoạt, kỹ năng, hành vi, thành tích… ô - Phương pháp kiểm tra: Có thể dùng các phương pháp như: Kiểm tra qua hồ sơ sổ sách; trao đổi tìm hiểu; dự mô ôt hoạt đô ng cụ thể, nghiên cứu báo cáo… ô - Điều chỉnh: Sau khi kiểm tra, cần tổ chức sơ kêt rút kinh nghiê ôm để điều chỉnh viê ôc tổ chức hoạt đô ng sau đó được tốt hơn. ô II/ CƠ SỞ PHÁP LÝ: Trong quá trình tổ chức các hoạt đô ng ngoại khóa, hiê ôu trưởng cần nắm ô vững các cơ sở pháp lý sau: Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 8 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT - Nghị quyêt Hô ôi nghị Ban chấp hành Trung ương 2 (khóa VIII) về “Mục tiêu của Giáo dục - Đào tạo” - Kêt luâ n của Hô ôi nghị Ban chấp hành Trung ương 6 (khóa IX) về viê ôc ô tiêp tục thực hiê ôn Nghị quyêt Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghê ô đên 2010. - Luâ ôt giáo dục của nước Cô ng hòa XHCN Viê ôt Nam, ban hành năm 1999. ô - Chiên lược phát triển Giáo dục-Đào tạo từ 2001-2010 phục vụ sự nghiê ôp công nghiê ôp hóa, hiê ôn đại hóa. - Điều lê ô Trường trung học, ban hành kèm theo quyêt định số 23/2000/QĐBGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bô ô trưởng Bô ô giáo dục và đào tạo. - Thông tư 32/TT của Bô ô giáo dục và Đào tạo và Trung ương đoàn thanh niên cô ng sản Hồ Chí Minh. ô - Chỉ thị 24/GD-ĐT ngày 11 tháng 11 năm 1996 của Bô ô giáo dục-Đào tạo. Chương II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐÔÔNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH BÌNH I/ Vài nét về tình hình địa phương và trường: 1. Tình hình địa phương : Trường THPT Thanh Bình nằm trên quốc lộ 20 thuộc xã Phú Bình, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai. Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 100Km. Là địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Ở địa phương chiêm khoảng 80% đồng bào theo đạo Thiên Chúa Giáo. Dân cư sống chủ yêu bằng nghề nông, cũng có một số buôn bán, kinh doanh dịch vụ ở chợ hoặc tại gia đình. 2. Tình hình nhà trường: Trường THPT Thanh Bình được thành lập năm 1993, từ năm 1993 đên năm 2000 là trường THPT Bán công Thanh Bình. Năm 2001, trường chuyển thành hệ công lập lấy tên là Trường THPT Thanh Bình theo quyêt định số 2863/QĐ-CTUBT ngày 10/8/2001 của UBND Tỉnh Đồng Nai. - Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên toàn trường: 93/42 nữ + BGH: 04/1nữ + Giáo viên: 80/36nữ + Nhân viên: 09/5 nữ Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 9 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT + Tổ chuyên môn: 08 Bao gồm: Tổ Văn; Tổ Sử - Địa - GDCD; Tổ Toán - Tin; Tổ Lý; Tổ TD GDQP; Tổ Hóa; Tổ Sinh - KT; Tổ Ngoại ngữ. - Học sinh: 37 lớp, được chia ra: Khối 10 11 12 Số lớp 13 12 12 Số học sinh 509 485 454 - Cơ sở vật chất nhà trường: Phòng học và các phòng chức năng hỗ trợ dạy học tương đối đầy đủ.(24 phòng học văn hóa; 03 phòng máy dạy tin học; 03 phòng dạy bằng CNTT; 03 phòng TN Lí-Hóa-Sinh). Các tiện nghi phục vụ sinh hoạt khá tốt, đáp ứng các nhu cầu hoạt động của nhà trường 3. Những mặt thuận lợi: Đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ về số lượng, phần lớn là trẻ nhiệt tình trong công việc, năng nổ, làm việc có trách nhiệm; Các thành viên của nhà trường đều thống nhất về tư tưởng, lập trường, đoàn kêt và quyêt tâm vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. 4. Những mặt khó khăn: Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về nghiệp vụ sư phạm, còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy và xử lí học sinh vi phạm kỉ luật, đôi khi chỉ chú trọng việc “dạy chữ”, chưa quan tâm nhiều đên việc “dạy người” trong việc giáo dục tòan diện cho học sinh. Còn một số ít học sinh chưa thật sự ngoan, chưa chấp hành tốt nội quy nhà trường, ý thức học tập chưa tốt, có thái độ dững dưng trước những thay đổi của cuộc sống xung quanh. Do quỹ đất còn hạn hẹp, nên nhà trường chưa có nơi để học sinh và giáo viên tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt ngoại khóa... II/ Phân tích thực trạng các hoạt đô Ông ngoại khóa ở trường Trung học phổ thông Thanh Bình: 1. Hoạt đô ng chính trị xã hô i: Ô Ô Đây là hoạt đô ng có ý nghia giáo dục nhân cách con người mô ôt cách toàn ô diê ôn, viê ôc tổ chức tốt các hoạt đô ng này nhằm giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ ô gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tô ôc, thực hiê ôn đạo Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 10 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT lý “ uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghia, có lòng nhân ái yêu thương con người, tạo cho học sinh đô ng lực về tinh thần ý chí phấn đấu, định hướng cho học ô sinh có lối sống văn hóa lành mạnh. Vì thê nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt đô ng: ô - Tổ chức cho học sinh tìm tòi và tham gia các bài thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ kính yêu; về truyền thống Quân đô ôi nhân dân Viê ôt Nam; về lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên; thanh niên lâ p nghiê ôp; ô - Vào khoảng đầu năn học, trung tuần tháng 9 hoặc nhân ngày 1/12 – ngày thê giới phòng chống HIV/AIDS, nhà trường tổ chức các hoạt đô ng như: Đố vui để học, thi ô vẽ tranh, các vở kịch ngắn về thực hiện luật giao thông đường bộ, chủ đề “Vì hạnh phúc của bạn”, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy – tệ nạn xã hội, giữ gìn An ninh học đường… đã thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo cho các em ý thức thực hiện tốt pháp luật, ý thức cảnh giác ngăn ngừa “căn bệnh thê kỷ”, các tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm An ninh học đường, trật tự an toàn xã hội… - Tổ chức tọa đàm, viêt báo tường, ra tập san chủ đề về trường lớp, thầy cô giáo, chủ đề bạn bè, lứa tuổi học trò và ước mơ tuổi học trò… nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, tạo tình cảm tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh nhà giáo, khuyên khích những ước mơ chân chính, cao đẹp để các em phấn đấu học tập và lao động vì sự giàu đẹp của quê hương đất nước. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghia”, thăm và tặng quà các thương binh, gia đình liệt si, nhân ngày Thương Binh liệt si 27/7; thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo với tinh thần “lá lành đùm lá rách” như “ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam”, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, quyên góp sách vở, quần áo cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng sâu vùng xa… +Hạn chế: Có một bộ phận học sinh chưa có ý thức cao về ý nghia của các hoạt động, tỏ ra thờ ơ hoặc tham gia chiêu lệ các hoạt động; hoặc học sinh tỏ ra còn hạn chê về kiên thức văn hóa - chính trị - lịch sử - xã hội. Trên thực tê còn có một số học sinh vi phạm các nội quy, vi phạm luật giao thông đường bộ… 2/ Hoạt động phục vụ học tập, tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống: - Học tập là nhiệm vụ chủ yêu của học sinh, không chỉ bằng các lời răn dạy của thầy cô giáo trên lớp mà giúp cho học sinh hoàn toàn có sự tự giác trong học tập, chiên linh tri thức, do đó những hoạt động ngoại khóa nhằm giúp cho các em lòng say mê học tập, khắc sâu kiên thức đã học, biêt chịu khó khổ luyện tìm tòi khám phá cái mới, cái chưa biêt. Nhà trường đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 11 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT dưới những hình thức như: viêt bích báo hoặc diễn đàn thảo luận về phương pháp học, cách tự học với phương châm “Mỗi tuần một lớp”; lập các bảng “Thông tin kiên thức” về từng môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vâ ôt lý, Hóa học, Sinh học, Anh văn... hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức thông tin báo chí “Đọc báo giùm bạn” đưa những bài viêt, những thông tin cần thiêt lên Bảng tin của Đoàn trường; tổ chức các buổi “Đố vui để học”, các “Câu lạc bộ văn học”, các câu lạc bộ sở thích khác (tiêng Anh, Toán...). + Hạn chế: - Còn học sinh chỉ “cắm đầu” vào học các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh văn... để “đối phó” với thầy cô, để đạt điểm cao, để “chạy đua” thi vào các trường đại học... nên kỹ năng ứng dụng, hành động rất kém. Với vốn kiên thức “kinh viện”, khi ra trường, tham gia công tác, lao động thì các em là những con người thụ động, kém về giao tiêp, ít thích ứng trước sự thay đổi, không am hiểu các nguyên tắc – quy luật xã hội, không có nhiều lắm sự sáng tạo... - Các hoạt động còn mang tính “phong trào”, điều kiện thời gian, cơ sở vật chất (hội trường nhỏ v.v...) và kinh phí hạn hẹp rất “bó buộc” các hoạt động (thường phải tổ chức vào trái buổi hoă ôc chủ nhật; đa số giáo viên làm việc với tinh thần nhiệt tình là chính chứ không có bồi dưỡng, hoặc có chỉ là mang tính “động viên”... nên ảnh hưởng đên nhiệt huyêt đầu tư trí tuệ, công sức của đội ngũ giáo viên. - Các hoạt động làm đồ dùng dạy - học còn bất cập, chưa phong phú; việc tìm hiểu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống hầu như rất khó khăn (học sinh ít có năng lực tìm tòi, phát hiện vấn đề cần nghiên cứu khám phá, kỹ năng thực hành kém. - Việc định hướng nghề nghiệp theo phương châm “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” chưa thể hiện trong thực tê. Học sinh học nghề chỉ có tính đối phó, được khuyên khích trong kỳ thi… 3/ Hoạt động lao động công ích và giáo dục hướng nghiệp: Đây là hoạt động giúp cho học sinh có ý thức hiểu biêt giá trị của lao động, góp phần tạo môi trường “xanh, sạch, đẹp” trong nhà trường, bảo vệ cảnh quan môi trường. Thông thường nhà trường thường xuyên giáo dục ý thức lao động, giáo dục hành vi văn minh (giữ vệ sinh chung, không xả rác, không viêt vẽ bậy, bảo vệ của công...) vào buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, các giờ sinh hoạt chủ nhiệm... nhà trường chú trọng phân công các lớp làm vệ sinh bảo vệ cảnh quan môi trường, trồng cây vào trước Têt âm lịch, tham gia các buổi lao động công ích ở địa phương nhân các ngày lễ lớn, thực hiện phong trào “Giữ gìn địa phương chúng ta xanh – sạch – đẹp”. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 12 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT + Hạn chế: Các hoạt động này mang tính chất “thời vụ”, hiệu quả chưa cao; việc giáo dục hướng nghiệp chưa giúp cho học sinh hiểu các loại hình lao động, nhất là lao động bằng chất xám có hiệu quả to lớn trong thời đại hiện nay. Như đã đề cập, việc học nghề chỉ theo “chỉ tiêu”, không thiêt thực vì khá tách biệt với yêu cầu cuộc sống. Học sinh lớp 12 vẫn có tư tưởng “chạy đua” vào các trường đại học vượt quá khả năng bản thân và nhu cầu xã hội. Đây cũng là một vấn đề gay go trong việc hướng nghiệp học sinh mà chưa có cách giải quyêt. 4/ Hoạt động văn hoá nghệ thuật: là một dạng hoạt động quan trọng giúp cho học sinh hiểu biêt, cảm thụ cái đẹp của cuộc sống, yêu thiên nhiên, con người, sống nhân ái chan hoà với mọi người. Đây là hoạt động gắn liền với phong trào bề nổi của Đoàn thanh niên với nhiều hoạt động phong phú như tập các bài ca cách mạng, bài ca học sinh – sinh viên – truyền thống thanh niên; tổ chức các đêm văn nghệ, đội văn nghệ xung kích của nhà trường với những lời ca tiêng hát theo chủ đề: ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đoàn, quê hương, đất nước, truyền thống cách mạng, trường lớp... đã góp phần tăng thêm tình cảm biêt ơn Đảng, Bác Hồ, nhân dân, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gắn bó với trường lớp, tạo ra tâm lý phấn khởi thoải mái giúp các em học tập tốt hơn. - Các hoạt động thi vẽ logo của trường, thi cắm hoa (nhân ngày 20/11 hoặc 08/3)... thu hút đông đảo những em có năng khiêu tham gia, thể hiện cách nghi sâu sắc về đất nước, về bạn bè, kỷ niệm trường lớp, nhưng mong ước chí hướng rất cao đẹp của học sinh. - Tham gia “Đêm nhạc Đồng Nai” ở đợt cắm trại. Những bài hát mang âm hưởng dân ca giúp cho các em có ý thức về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, ý thức về sự phát triển đi lên của mảnh đất thuộc miền đông Nam bộ. + Hạn chế: Việc dạy thêm ảnh hưởng không nhỏ đên lòng nhiệt tình của giáo viên khi được phân công nhiệm vụ này, lịch học thêm của học sinh khá kín, các em không thực sự an tâm khi “bỏ lớp học thêm” tham gia các hoạt động này, nhất là việc tập dượt văn nghệ, ảnh hưởng tính tự giác, nhiệt tình đóng góp tham gia của các em. - Nhiều giáo viên hạn chê về “năng khiêu” mảng hoạt động này, nên họ thường ít quan tâm, xem đó là việc của nhà trường, của người khác, học sinh lớp các giáo viên ấy làm chủ nhiệm thì các em phải “tự lo” một cách thiệt thòi... - Nội dung, hình thức chưa thực sự phong phú, đa dạng, cách thức tiên hành còn nhiều lúng túng, kinh phí còn hạn hẹp, tác động không nhỏ đên chất lượng hoạt động này. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 13 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT 5/ Hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thể chất và giáo dục quốc phòng: - Với tinh thần “khoẻ để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, đây là một hoạt động giúp hình thành ý thức sinh hoạt lành mạnh, nâng cao thể chất cho học sinh, đáp ứng thiên hướng ưa hoạt động của học sinh, giúp các em giải toả căng thẳng sau khi học tập. Nhà trường đã chỉ đạo cho tổ thể dục phối hợp với đoàn trường tổ chức các giải thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… sôi nổi giữa các lớp, các khối lớp. - Thành lập các đội tuyển để tham gia các giải thi đấu bóng đá học sinh trung học phổ thông, hội khoẻ phù đổng cấp Tỉnh, đem về những thành tích quan trọng qua các năm từ khi thành lập trường đên nay. - Các đợt cắm trại nhân kỷ niê ôm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 cũng được thường xuyên tổ chức thành hô ôi trại truyền thống, mang lại không khí hồ hởi, phát huy sở thích hoạt động thực tê của học sinh, lôi cuốn các em hoạt động tập thể, năng lực sống hoà nhập cộng đồng, trách nhiệm với tập thể. - Nhà trường đã tổ chức cho một số học sinh, đoàn viên có thành tích xuất sắc dâng hương báo cáo thành tích lên Bác Hồ, tham quan, nghe giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại bảo tàng Hồ Chí Minh. - Công tác giáo dục quốc phòng được chú trọng: Mỗi năm học, nhà trường luôn củng cố tổ chức Đội tự vệ trong đội ngũ giáo viên, được tập huấn công tác dân quân tự vệ do Huyện đội tổ chức, là lực lượng chủ yêu thường xuyên trực trường vào ban đêm trong công tác giáo dục quốc phòng cho học sinh, nhà trường phối hợp với Huyện đội trong công tác giáo dục quốc phòng (tổ chức bắn đạn thâ ôt) nhằm rèn luyê ôn kỹ năng thực hành, tác phong và kỹ năng quân sự cho học sinh. + Hạn chế: Việc tổ chức các hoạt động này mất khá nhiều thời gian chuẩn bị, tập luyện công phu. - Một số học sinh lợi dụng trước và sau các hoạt động này, nhất là đối với đợt cắm trại đã chểnh mảng việc học tập. - Chưa có phòng thi đấu đa chức năng, sân chơi, bãi tập nhỏ hẹp chưa tương xứng với các hoạt động rộng lớn. - Công tác tham quan du lịch rất hạn hẹp, vì không có kinh phí; hơn nữa việc tổ chức có những yêu tố khách quan không thuận lợi như lý do sợ không bảo đảm an toàn, phụ huynh học sinh cũng ít nhất trí... III/ Thực trạng công tác tổ chức các hoạt đô Ông ngoại khóa của hiê Ôu trưởng trường trung học phổ thông Thanh Bình Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 14 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT 1/ Những việc đã làm được của Hiệu trưởng về tổ chức hoạt động ngoại khóa: 1.1/ Quan điểm nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động ngoại khóa: Hiệu trường là người quản lý, tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường. hoạt động ngoại khóa được hiệu trưởng nhà trường quan tâm, vì hiệu trưởng đã nhận thức được ý nghia của hoạt động này. - Đó là một mảng hoạt động phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, một dạng hoạt động luôn có tính sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, vui tươi lành mạnh, nhằm mở rộng kiên thức, tạo cơ hội sống trong cộng đồng và phát huy tối đa những năng lực và sở thích của học sinh, nên thu hút học sinh tham gia. - Hoạt động này có ý nghia thiêt thực đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khám phá, vận dụng tri thức, sự thể hiện mình của thanh niên, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục toàn diện học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.2/ Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa: Hằng năm, hiệu trưởng đã vận dụng hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục – đào tạo, căn cứ tình hình thực tê của nhà trường, tổ chức cuộc họp các cán bộ giáo viên, phối hợp với Công đoàn, Đoàn trường, xây dựng kê hoạch năm học, trong đó có phần về hoạt động ngoại khóa, nhất là thể hiện được một số hoạt động nhân các ngày chủ điểm lớn trong từng tháng (từ tháng 9 đên tháng 5) 1.3/ Công tác tổ chức hoạt ngoại khóa: Sau khi được sự chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường, hiệu trưởng nghiên cứu năng lực và thiên hướng công tác của đội ngũ giáo viên nhà trường, đã thành lập “Ban ngoại khóa” cụ thể như sau: Thành phần Nhiệm vụ Ghi chú Phó Hiệu trưởng Trưởng ban Chuyên môn chính là Vâ ôt lí Bí thư Đoàn trường Phó trưởng ban Chuyên môn chính là Hóa học Phó Bí thư Đoàn trường Phó trưởng ban Chuyên môn chính là Thể dục Tổ trưởng Uỷ viên Chuyên môn chinh là Thể dục Bí thư chi đoàn GV Uỷ viên Chuyên môn chính là Hóa học Giáo viên chủ nhiệm Các uỷ viên Người phụ trách tổ chức hoạt động của học sinh các lớp Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 15 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT - Là một thành viên của ban hoạt động ngoại khóa, qua nghiên cứu chuyên đề tôi mới thấy đây là việc làm có ý nghia của Hiệu trưởng nhà trường. Bởi vì qua thực tê một số trường tôi có dịp đên, thấy nhiều trường không có ban này. Hoạt động ngoại khóa hầu như khoán trắng cho Đoàn trường, thậm chí khái niệm hoạt động ngoại khóa không tồn tại, dù ở văn bản hoặc họp hành gì cũng chỉ đề cập đên hoạt động phong trào Đoàn mà thôi. 1.4/ Công tác chỉ đạo và phối hợp các lực lượng hoạt động ngoại khóa: * Hiệu trưởng đã chỉ đạo cho các lực lượng chủ yếu sau: + Đối với tập thể Hội đồng sư phạm : Hầu như mọi hoạt động ngoại khóa đều huy động lực lượng lớn số giáo viên trong toàn trường. Do đó Hiệu trưởng đã thường xuyên nhắc nhở nhiệm vụ người giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn giảng dạy mà còn phải vững vàng về việc tổ chức hoạt động giáo dục – văn hoá – xã hội để hoạt động ngoại khóa thực sự có chất lượng. + Tuỳ đặc điểm của từng bộ môn, nhà trường phân công phối hợp với Đoàn trường tổ chức nội dung các hoạt động phù hợp với mỗi giáo viên. Ví dụ : tuyên truyền kỷ niệm 83 năm – ngày thành lâ ôp Đoàn thanh niên Cô ng ô sản Hồ Chí Minh, các loạt bài tìm hiểu về Đoàn, Đảng, Bác Hồ, về bộ đội cụ Hồ... do thầy cô môn Sử - GDCD kêt hợp với Đoàn trường tổ chức thu bài duyệt bài, tổng hợp nộp dự thi cấp trên. Trong các hoạt động văn hoá văn nghệ thường huy động đội ngũ giáo viên của trường, bao gồm nhiều công tác : tập cho đội văn nghệ xung kích, có cả tiêt mục của chi đoàn giáo viên, cũng như thê với công tác thể dục thể thao: tham gia các giải tại trường, giao lưu với trường bạn ... + Đối với các giáo viên chủ nhiệm các lớp: Hiệu trưởng nhà trường đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động ngoại khóa, nhất là đối với lớp mình phụ trách. Do đó khi phân công giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng phân công những giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm phụ trách, tạo điều kiện phát triển mũi nhọn và thúc đẩy các lớp hoạt động đều hơn. - Phong trào của lớp gắn liền với thành tích của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm thường phải tìm hiểu về khả năng, sở thích, sức khoẻ của học sinh để đưa các em hoạt động phù hợp. - Nhà trường tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác ngoại khóa, Đoàn trường tập huấn cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn các kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, sinh hoạt dã ngoại… + Đối với chi đoàn giáo viên và ban chấp hành Đoàn trường : đây là lực lượng nòng cốt đi đầu trong mọi hoạt động ngoại khóa do ưu thê về sức trẻ, có Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 16 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT năng khiêu về hoạt động tập thể, phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao… Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm rất lớn về lực lượng này và có sự phối hợp tốt trong thực hiện các chương trình ngoại khóa, hỗ trợ khá tốt về cơ sở vật chất, về kinh phí, về con người, động viên về mặt tinh thần… từ đó các hoạt động ngoại khóa đạt kêt quả nhất định, giúp cho đoàn trường đạt những thành tích suất sắc. * Phối hợp với các lực lượng xã hội : Để tổ chức hoạt động ngoại khóa nhà trường còn phối hợp vối: + Ban đại diện cha mẹ học sinh : Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thông báo chương trình và mời một số phụ huynh tham gia các hoạt động cần thiêt (nhất là đợt kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thành lâ ôp Đoàn 26/3 hằng năm), hội đã hỗ trợ nhất định về mặt kinh phí cho các hoạt động lớn, giúp động viên các em tham gia với tinh thần chủ động tích cực. + Với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương : Hiệu trưởng nhà trường đã tăng cường liên hệ và được chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương như cho mượn cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động có đông đảo học sinh, mời lực lượng công an giúp giáo dục ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống ma tuý, giữ gìn an ninh học đường, thực hiện Luật giao thông đường bộ ; phối hợp với công an địa phương giúp giữ gìn trật tự trong các hoạt động của nhà trường... * Dự kiến các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động ngoại khóa: Hiệu trưởng cũng hêt sức chú trọng trong việc chuẩn bị trang thiêt bị, các cơ sở vật chất cho các hoạt động. Cố gắng giành các nguồn kinh phí để chi phí mua sắm phương tiện cho các hoạt động, chi cho khen thưởng... 1.5/ Kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại khóa: Khâu này của quy trình hoạt động ngoại khóa được Hiệu trưởng giao cho các thành viên của Ban ngoại khóa phân công theo dõi kiểm tra các hoạt động và thường xuyên báo cáo trong các cuộc họp giao ban trong tuần, các cuộc họp hô ôi đồng trong tháng, hoặc các cuộc họp tổng kêt cuối các hoạt động. Trong đó Hiệu trưởng nhấn mạnh để phát huy tốt những nội dung, hình thức hay, những người có năng lực ; khắc phục các thiêu sót trong tổ chức, trong các nội dung hình thức tổ chức, kiểm điểm những người thực hiện chưa tốt các hoạt động, nhằm cải tiên chất lượng, tránh "hình thức", "thành tích". - Chức năng này cơ bản được hiệu trưởng thực hiện tương đối tốt, đã tạo điều kiện làm cho các hoạt động ngoại khóa có chất lượng. 2/ Những hạn chế của hiệu trưởng nhà trường trong viê Ôc tổ chức hoạt động ngoại khóa: Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 17 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT Như vậy công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa của nhà trường nơi tôi công tác có những điểm mạnh, những việc đã làm được không thể phủ nhận. Tuy nhiên, với một trường còn nhiều khó khăn, nhất là về đội ngũ và trình độ năng lực học sinh, về cơ sở vật chất, không tránh khỏi những hạn chê nhất định. Có thể khái quát lại như sau : 2.1/ Công tác xây dựng kế hoạch Việc quan tâm hoạt động ngoại khóa là một ưu điểm của hiệu trưởng, song hiệu trưởng chưa xây dựng một kê hoạch hoạt động cụ thể, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đi vào chiều sâu. Các hoạt động ngoại khóa chưa đề cập nội dung và hình thức hoạt động trong các tháng nghỉ hè, chủ yêu là giao khoán cho các địa phương (dưới hình thức sinh hoạt hè). Việc tổ chức chưa dự kiên đên cơ sở vật chất, các khoản kinh phí cần thiêt tổ chức các hoạt động. Mỗi khi có hoạt động gì, người phụ trách (thường là Phó hiê ôu trưởng hoă ôc bí thư Đoàn trường) rất vất vả tính toán và lập dự trù xin kinh phí. - Hoạt động ngoại khóa lên kê hoạch theo tháng, nhưng nêu có ảnh hưởng các hoạt động dạy học, thì kê hoạch thường được điều chỉnh, hoặc chỉ tổ chức không chă ôc chẽ, gây sự bị động cho các bộ phận phụ trách. 2.2/ Công tác tổ chức : - Trong việc tổ chức các hoạt động, nhà trường chưa lập ra các tiểu ban phụ trách từng phần nội dung công việc, nên còn sự chồng chéo, đùn đẩy nhau trong công tác. - Lực lượng tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa đều tay, có những người được huy động hầu như toàn bộ hoạt động, nên lịch hoạt động, sự đầu tư công sức thật nhiều, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, nhiều người không kham nổi do bị đồn quá nhiều công việc, có người rất ít tham gia các hoạt động - Việc huy động học sinh tham gia cũng chưa đầy đủ theo ý nghia của hoạt động ngoại khóa. Chỉ có một số học sinh có năng khiêu thì tham gia quá nhiều hoạt động, là người tiên phong trong các phong trào của lớp, thậm chí có em còn có hiện tượng bê trễ học hành... 2.3/ Công tác chỉ đạo và phối hợp các lực lượng : - Đối với tập thể Hội đồng sư phạm : nhiều hoạt động khá dày, khá nặng, nhất là đối với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn: vừa lo dạy đỗ, vừa lo tham gia nhiều công việc của trường... Điều đó hạn chê về việc tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đạt hiệu quả cao. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 18 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT - Đối với các giáo viên chủ nhiệm các lớp : Vẫn còn mô t số giáo viên thiêu ô nhiệt tình, khả năng chỉ đạo điều hành và cái uy trước học sinh còn hạn chê, làm cho các lớp họ chủ nhiệm phong trào chưa cao. - Đối với Chi đoàn giáo viên và Ban chấp hành Đoàn trường : Đoàn trường còn lúng túng về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động, năng lực tổ chức chưa đều tay... - Với Ban đại diê ôn cha mẹ học sinh : kinh phí hỗ trợ của hội còn ít, một số “ Mạnh thường quân” đóng góp khá quan trọng, nhưng cũng mang tính cá nhân và không thường xuyên. - Mặc dù được nhà trường nhấn mạnh về việc giáo dục toàn diện, về cấu trúc chương trình giảng dạy – giáo dục của nhà trường đối với hoạt động giáo dục ngoại khóa, nhưng cha mẹ học sinh chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này, hoặc sợ ảnh hưởng thời gian học tập (vì chương trình khá nặng, lại đi học thêm nhiều), nên không muốn cho con em tham gia đầy đủ các hoạt động. - Việc chỉ đạo các hoạt động ngoại khóa trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần chưa chă ôt chẻ. Một số bài nói chuyê ôn, tuyên truyền... chưa có tác dụng cao đên nhận thức của học sinh. - Về nội dung và hình thức tổ chức: chưa có sự đầu tư tìm tòi nội dung và hình thức tổ chức sao cho sáng tạo, có ý nghia cao, chỉ "quanh quẩn" một số nội dung chủ điểm và hình thức khá nghèo nàn, đơn điệu. - Về các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính : Tuy có cố gắng nhưng nhà trường còn khó khăn về cơ sở vâ ôt chất trang thiêt bị, nên điều kiện phòng ốc còn hạn chê (chưa có sân tâ p, nhà thi đấu đa chức năng...), đầu tư mua sắm thiêt bị âm thanh, ô ánh sáng không đồng bộ, thiêu. 2.4/ Hạn chế trong kiểm tra, đánh giá : Hiệu trưởng cũng chưa thực sự sâu sát, quán xuyên đầy đủ các hoạt động ngoại khóa (phần lớn giao cho phó hiê ôu trưởng). Mặc dù kiểm tra phát hiện có những hạn chê trong công tác tổ chức, hoạt động nhưng chưa điều chỉnh kiê ôp thời. - Chưa thống kê, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác hoạt động ngoại khóa đạt được đên mức độ nào. 3/ Đề xuất biện pháp cải tiến hoạt động ngoại khóa: Qua đánh giá khái quát như trên cho thấy: Trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa của Hiệu trưởng nơi tôi công tác thực sự có những điểm mạnh rất cơ bản, là nền tảng nhằm khắc phục những hạn chê, khó khăn để vươn lên hoàn thành tốt công tác này. Song với những điểm hạn chê khá rõ như trên đã không phát huy Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 19 Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường THPT được đầy đủ nhiệm vụ, ý nghia của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Đây là nỗi băn khoăn lo lắng không chỉ bản thân tôi, mà của nhiều người có tâm huyêt với tương lai của học sinh, với việc đào tạo ra các lớp người như thê nào để đáp ứng yêu cầu cuộc sống, với yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay. Do đó với thực trạng điểm mạnh, điểm yêu của nhà trường, tôi xin đề xuất biện pháp cải tiên như sau: 3.1/ Công tác xây dựng kế hoạch - Trước hêt để đảm bảo đúng quy trình quản lý tổ chức hoạt động ngoại khóa, Hiệu trưởng cần xây dựng kê hoạch hoạt động ngoại khóa, có thể bao gồm các đề mục sau (trích ngang bản kê hoạch – có phụ lục) Tháng Chủ đề hoạt động Nội dung – hình thức hoạt động Bộ phận phụ trách Biện pháp, điều kiện thực hiện 9 10 ... 6,7,8 - Hoặc là một dạng kê hoạch chi tiêt hơn, với trích ngang như sau: Tháng Chủ đề nội dung hoạt động Mục đích, yêu cầu Bộ phận phụ trách Biện pháp, điều kiện thực hiện Điều chỉnh, bổ sung 9 10 ... 6,7,8 - Khi lên kê hoạch chi tiêt, nên cụ thể hóa nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với từng đối tượng học khối 10, 11, 12 (có phụ lục). - Cần nhận thức đúng ý nghia của các hoạt động ngoại khóa, kê hoạch cần khép kín trong suốt năm học và cả trong hè, cần cụ thể hoá kê hoạch từng tháng bằng kê hoạch tuần trong tháng. - Chú trọng các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và bồi dưỡng lý tưởng niềm tin tư tưởng, đạo đức cho học sinh. - Khi lập kê hoạch phải thống nhất kê hoạch năm học với tất cả các hoạt động khác, tránh chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau và phải điều chỉnh kê hoạch sao cho phải nhất quán. - Cần coi trọng công tác ngoại khóa của các tổ bộ môn: Sử - Địa – GDCD có nhiều ngoại khóa phù hợp với công tác tư tưởng – chính trị nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Tổ Sinh tổ chức các buổi giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên; đi thực tê… Người thực hiện: Nguyễn Hữu Năng – Năm học 2016-2017 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan