Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại trường thpt nguyễn trã...

Tài liệu Skkn hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại trường thpt nguyễn trãi.

.DOC
37
370
93

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Người thực hiện: TRƯƠNG VĂN SƠN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trương Văn Sơn 2. Ngày tháng năm sinh: 1965 3. Nam, nữ: nam 4. Địa chỉ: 531/64 đường Phạm Văn Thuận, khu phố 2- Phường Tam Hiệp- Biên Hòa- Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613.881221- 3884351 (CQ) 6. Fax: 061.3881183 (NR): 0918.767293 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: quản lý. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1986 - Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy, quản lý - Số năm có kinh nghiệm: 29 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  Chuyên đề: " Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp phân công CB- GV trong công tác tổ chức chuẩn bị giảng dạy nội dung, chương trình GDQP"  Chuyên đề: " Công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống thi đua hoàn thành mục tiêu " Học tốt - dạy tốt" trong nhà trường ở địa bàn vùng tôn giáo"  Sáng kiến kinh nghiệm: 2 - Xử lý tình huống giáo viên vi phạm quy chế dạy thêm, học thêm. - Hiệu trưởng quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHPT Nguyễn Trãi. -Xây dựng các tiêu chí và thang điểm thi đua khối THPT & xây dựng bản cam kết thi đua cho các trường THPT Tỉnh Đồng Nai. - Một số biện pháp để nâng cao công tác phòng chống ma túy trong trường THPT Nguyễn Trãi. - Hiệu trưởng với vấn đề quản lý và xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT Nguyễn Trãi. 3 HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, diện mạo của đất nước Việt Nam có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém, chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp... Với nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo. Để làm được điều đó, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về giáo dục vẫn đang là vấn đề “nóng” mà xã hội quan tâm như quản lý giáo dục, phương pháp dạy và học, ứng xử trong nhà trường, đạo đức nhà giáo, dạy thêm – học thêm,... Trong đó, vấn đề dạy thêm – học thêm thu hút dư luận, báo chí quan tâm. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã nhận định: “Dạy thêm – học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của phụ huynh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của học sinh và quan hệ thầy trò”. Đứng trước tình hình này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn việc tăng cường khâu quản lý dạy thêm, nhưng dạy thêm – học thêm vẫn là vấn đề gây bức xức trong dư luận xã hội. Trong khi Thông tư 17/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm – học thêm có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2012, với nhiều điểm mới, có tính khả thi. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm trong trường THPT Nguyễn Trãi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Sáng kiến kinh nghiệm bám sát các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo, của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai và đặc điểm, tình hình của trường THPT Nguyễn Trãi. 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng trên cớ sở hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật về dạy thêm – học thêm. Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm – học thêm. Ngày 01/11/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số: 7291/BGDĐTGDTrH về việc hướng dẫn dạy học hai buổi/ ngày đối với các trường trung học. Với mục đích, yêu cầu; nội dung về kế hoạch dạy học hai buổi. Tổ chức thực hiện, cũng chỉ thực hiện được ở các trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sau khi nghiên cứu nội dung công văn 7291/BGDĐT-GDTrH, và căn cứ vào tình hình thực tế của trường, Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ chuyên môn nghiên cứu cách tổ chức thực hiện. Rút kinh nghiệm và nhân rộng nội dung về kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày. Trước Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT, Uỷ Ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai có Quyết định 61/2007/QĐ-UBND, ngày 16-10-2007, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh đã tổ chức thực hiện Quyết định 61/2007-QĐ-UBND. Trong quá trình tổ chức thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều điều chưa thật sự khả thi trong thực tế; Đặc biệt những người làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục hoàn toàn không quản lý được giáo viên của mình tổ chức dạy thêm – học thêm tại nhà hoặc các trung tâm tự tổ chức (về đối tượng người học, kiến thức truyền đạt, về thời gian, thời lượng, về học phí…). Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai có công văn số 772/SGDĐTGDTrH ngày 29-09-2012, về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm học thêm. Hai văn bản này là cơ sở pháp lý cho những người làm công tác quán lý tổ chức thực hiện tại cở sở giáo dục của mình. Ngày 08/01/2013 Sở Giáo dục có công văn 63/SGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện tạm thời uỷ quyền của UBND Tỉnh cấp phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh. Ngày 16 tháng 4 năm 2013 UBND Tỉnh Đồng Nai có Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. 2. Cơ sở thực tiễn 5 Trong thời gian vừa qua, dư luận, báo chí đã giành nhiều sự quan tâm bàn về vấn đề dạy thêm – học thêm. Thực chất, bản chất của việc dạy thêm – học thêm không có gì đáng phê phán, nếu như nó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành giáo dục và đào tạo đã đề ra và xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, củng cố, khắc sâu, bổ sung kiến thức của người học, động cơ không vụ lợi của người dạy. Học thêm đúng sẽ góp phần nâng cao kiến thức của người học, đồng thời sẽ là động lực để giáo viên không ngừng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động dạy thêm – học thêm diễn ra ở các cấp lớp học phổ thông, ở cả môn khoa học tự nhiên lẫn bộ môn khoa học xã hội. Về phía gia đình, một số phụ huynh vì muốn con mình giỏi giang, giành được kết quả cao trong các kỳ thi; một số thì cho con học theo phong trào, người ta cho con học thêm thì mình cũng cho con học thêm; một số gia đình thì cho con đi học thêm vì không có thời gian quan tâm, quản lý con cái; một số thì cho con đi học thêm với mong muốn con được giáo viên ưu ái hơn khi lên lớp... Về phía học sinh, thì do tâm lý không yên tâm giờ học chính khóa đủ kiến thức để vượt qua các kỳ thi, khi bạn bè học thêm, khi không chủ động tự học,... Về phía giáo viên, thì cho rằng có “cầu” ắt có “cung”, áp lực chương trình trên lớp; vì đời sống còn khó khăn,... Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hoạt động dạy thêm – học thêm ở nhiều nơi hiện nay đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát với nhiều hình thức biến tướng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm trong việc tổ chức dạy thêm – học thêm đúng pháp luật, hiệu quả, chấn chỉnh các hoạt động dạy thêm – học thêm biến tướng, ngăn chặn, xử lý các trường hợp lợi dụng dạy thêm – học thêm để vụ lợi,... III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Đặc điểm, tình hình của trường THPT Nguyễn Trãi Trường vinh dự mang tên Nguyễn Trãi anh tài vĩ đại đất Việt, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trường được thành lập theo quyết định 1219/UBT Ngày 30-08-1983 của chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 189/QĐ-BGD ngày 09/04/1987 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. 1.1. Môi trường bên trong 6 a. Điểm mạnh Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của công chức, viên chức trong nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: : 100% đạt chuẩn, trong đó có 08 thạc sĩ; hiện đang học cao học 02; nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Chi bộ Đảng của trường có 32 Đảng viên đạt tỷ lệ 40,74% luôn làm tốt vai trò lãnh đạo các mặt hoạt động trong trường, là tập thể đoàn kết, có ý thức và tinh thần trách nhiệm, nhiều Đảng viên giữ những vai trò chủ chốt trong trường như BGH, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Cựu chiến binh, Tổ trưởng chuyên môn…. Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại: 19 phòng học, 04 phòng thực hành - thí nghiệm, 01 phòng công nghệ thông tin, 02 phòng vi tính, thư viện đạt chuẩn 01, khu sân chơi, bãi tập,… Trường có cảnh quan xanh, sạch, sân trường rộng, thoáng mát, có nhiều cây xanh, đạt chuẩn về tỷ lệ đất/ hs (7m2/hs), có đủ nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Là một trong những trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, có thành tích trong giảng dạy và học tập; được học sinh và phụ huynh học sinh vùng Hố Nai tín nhiệm: Nhà trường liên tục 22 năm liền (1989 - 2012) là tập thể lao động xuất sắc; được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba (1995), Huân chương lao động hạng nhì (2001), Huân chương lao động hạng nhất (2009); Trường được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen. b. Điểm hạn chế Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Chưa chủ động trong việc thanh tra, đánh giá chuyên môn; đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, công tác kiểm tra chưa thật sự sâu sát, dầy đủ. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa 7 thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Ý thức học tập nâng cao trình độ của một số giáo viên còn hạn chế. Nhiều giáo viên nữ còn trong độ tuổi sinh con, có con nhỏ nên đã hạn chế nhiều đến phân công chuyên môn Chất lượng học sinh: vẫn còn học sinh có học lực yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại; phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn; phòng làm việc của giáo viên, tổ chuyên môn chưa có. 1.2. Môi trường bên ngoài a. Thời cơ Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực Hố Nai. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Bên cạnh đó là lực lượng giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm. Nhà trường là một tập thể đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. b. Thách thức Đòi hỏi ngày càng cao của cha mẹ học sinh và xã hội về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Các trường THPT ở khu vực và Tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục. 2. Tình hình dạy thêm – học thêm ở trường THPT Nguyễn Trãi Trước hết phải hiểu rõ dạy thêm ở đây được đề cập ở đây là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và 8 đặc điểm tâm sinh lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học. 2.1. Dạy thêm – học thêm trong nhà trường a. Dạy luyện thi đại học (lớp nguồn) Nhằm tạo nguồn học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, nhà trường duy trì từ 2 đến 3 lớp nguồn cho mỗi khối. Để có nguồn học sinh này, vào mỗi đầu năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh khối 10 thi tuyển vào lớp nguồn với 3 môn Toán – Lý – Hóa cho lớp nguồn Ban khoa học tự nhiên và Toán – Văn – Anh cho lớp nguồn Ban cơ bản. Công tác tổ chức thi được tổ chức nghiêm túc từ khâu ra đề đến coi thi và chấm thi. Đối với học sinh lớp nguồn khối 11 và khối 12, vào cuối mỗi năm học nhà trường tiến hành rà soát những học sinh không đủ điều kiện về học lực, hạnh kiểm để tiếp tục theo học ở lớp nguồn thì cho các em chuyển sang các lớp học khác trong nhà trường. Đồng thời, những em đang không học lớp nguồn, nhưng có thành tích học tập tốt và có nguyện vọng thì sẽ được xét chuyển vào lớp nguồn. Đối với các lớp nguồn, nhà trường tổ chức dạy nguồn – dạy luyện thi đại học hay còn gọi là dạy thêm trong nhà trường. Mỗi lớp nguồn học 3 buổi trái buổi với 3 môn mỗi môn 4 tiết (Toán – Lý – Hóa hoặc Toán – Văn – Anh). Học sinh lớp nguồn có trách nhiệm học các buổi học nguồn như học chính khóa, thi đua tính vào thi đua chính khóa, đóng học phí đúng, đủ (250,000/ tháng, học 08 tháng/ năm học). Học sinh học nguồn từ tháng 9 đến hết tháng 5 hằng năm. Nhà trường phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn, có uy tín giảng dạy chính khóa và dạy tiết nguồn ở các lớp này để bảo đảm chất lượng dạy chính khóa cũng như luyện thi đại học. Giáo viên được phân công dạy tiết nguồn phải soạn giảng, duyệt giáo án và kiểm tra hồ sơ giảng dạy thường xuyên. b. Dạy luyện thi tốt nghiệp (Khối 12) Xuất phát từ chương trình nhiệm vụ năm học, từ chính nhu cầu của học sinh, nhà trường tổ chức dạy luyện thi tốt nghiệp cho 100% học sinh khối 12. Từ tháng 9, nhà trường tổ chức dạy luyện thi 3 môn bắt buộc thi tốt nghiệp với số tiết là 2 tiết/ môn/ tuần theo cơ cấu đơn vị lớp học chính khóa. Từ tháng 2, nhà trường cho học sinh đăng ký môn tự chọn và xếp lớp tự chọn. Tháng 3, học sinh học luyện thi theo thời khóa biểu 3 môn bắt buộc (2 tiết/ tuần/ môn) và các môn tự chọn (2 tiết/ tuần/ môn). 9 c. Bồi dưỡng học sinh giỏi Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho các bộ môn và triển khai đến các tổ bộ môn. Tổ bộ môn chọn lọc học sinh từ các lớp, nhà trường tổ chức thi tuyển học sinh vào đội tuyển. Đội tuyển được nhà trường bồi dưỡng theo các môn (1 môn/ 1 lớp). Với học sinh giỏi khối 10 và khối 12, việc bồi dưỡng học sinh giỏi thực hiện theo quy chế chuyên môn. Riêng học sinh giỏi khối 11 thì nhà trường tổ chức bồi dưỡng bằng hình thức khoán cho giáo viên (3.000.000 đồng/ môn) nhằm tạo nguồn học sinh giỏi cho khối 12, động viên giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm tham gia bồi dưỡng. Trong 3 năm trở lại đây, nhằm xây dựng sự kế thừa, nhà trường mạnh dạn phân công giáo viên trẻ tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, tuy hiệu quả bước đầu còn hơi hạn chế nhưng ngày càng có chiều hướng tích cực (giải 1, 2, 3 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đang gia tăng và giữ vững). d. Phụ đạo học sinh yếu, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh Tỷ lệ học sinh yếu không cao (dưới 3%), vì vậy, nhà trường chỉ tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu trong hè. Nhà trường không thu học phí của học sinh học phụ đạo. Giáo viên dạy phụ đạo được nhà trường trả thù lao như dạy luyện thi. Hoạt động ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh được tiến hành thống nhất trước mỗi kỳ kiểm tra, thi học kỳ. Các tổ chuyên môn thống nhất nội dung ôn tập, giáo viên bộ môn trực tiếp ôn tập cho học sinh trên lớp học chính khóa. e. Dạy luyện thi vào lớp 10 Trường được gian nhiệm vụ tuyển sinh 10 bằng hình thức thi tuyển. Do đó, số học sinh đăng ký dự thi vào trường THPT Nguyễn Trãi mỗi năm trên 1000 so với chỉ tiêu tuyển sinh là 450 học sinh. Vì vậy, phụ huynh có nhu cầu cho con em mình ôn tập, luyện thi để đủ năng lực dự thi, trúng tuyển vào trường. Trên cơ sở đó, nhà trường mở trung tâm luyện thi tuyển sinh vào lớp 10. Với kinh nghiệm 3 năm vừa qua, trung tâm luyện thi của nhà trường thu hút gần 500 học sinh/ năm. Vừa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh, vừa tăng nguồn quỹ phúc lợi chăm lo đời sống cho giáo viên. Nhà trường thành lập Hội đồng tuyển sinh vào lớp 10. Hội đồng này tham gia bàn bạc, biên soạn, dạy và quản lý hoạt động của trung tâm luôn. Lớp luyện thi học 3 môn Toán – Văn – Anh do giáo viên biên soạn tài liệu bám sát chương trình THCS và nội dung thi tuyển. Mỗi môn 20 tiết và học 10 phí là 360.000 đồng/ học sinh, 50.000 đồng/ bộ tài liệu. Hiệu trưởng phân công Phó Hiệu trưởng chuyên môn bố trí giáo viên dạy và xếp thời khóa biểu bảo đảm nguyên tắc giáo viên dạy là những giáo viên có năng lực chuyên môn, nắm rõ chương trình thi tuyển vào 10 hằng năm, nhận thức rõ nhu cầu của người học. Công tác quản lý các buổi học trái buổi – học thêm được nhà trường tổ chức như quản lý các hoạt động giáo dục chính khóa. Vì vậy, tình trạng học sinh học trái buổi – học thêm rất nghiêm túc về thực hiện nội quy, học tập; giáo viên thì nghiêm túc trong giảng dạy, bảo đảm số lượng giờ công và chất lượng giờ công. Nhờ đó, mà các lớp học này luôn được phụ huynh và học sinh quan tâm. Hơn nữa, thành tích của các lớp này luôn rất cao vì được học tập, bồi dưỡng, đào sâu, thực hành thường xuyên, nhất là kết quả của các kỳ thi học sinh giỏi. Hơn hết là chưa có tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về tình trạng dạy thêm – học thêm trong nhà trường. Công tác tài chính của các lớp dạy thêm được Ban giám hiệu tính toán, thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường, tạo được sự thống nhất cao trong nhà trường, giáo viên yên tâm giảng dạy, học sinh yên tâm học tập, nguồn phúc lợi nhà trường được duy trì. 2.2. Dạy thêm ngoài nhà trường Giáo viên trực thuộc nhà trường quản lý có dạy thêm ở một số trường bán công, dân lập, trung tâm và dạy thêm ở nhà. Về các trường hợp giáo viên dạy thêm ở các trường thì Hiệu trưởng quản lý bằng cách đề nghị giáo viên báo cáo việc dạy thêm của mình, trường nào, môn gì, bao nhiêu tiết, thù lao tiết dạy,... Giáo viên dạy thêm ở các trường có cả môn tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ. Hiệu trưởng cũng tạo điều kiện để giáo viên dạy thêm, tăng thu nhập, từ đó yên tâm công tác tại trường. Về các trường hợp giáo viên dạy thêm ở nhà. Qua khảo sát các môn giáo viên dạy thêm ở nhà là toán, lý, hóa, sinh, tiếng Anh và ngữ văn. Tại sao nhà trường đã tổ chức dạy thêm trong nhà trường mà học sinh vẫn học thêm tại nhà? Và tại sao giáo viên vẫn tổ chức dạy thêm tại nhà? Nguyên nhân có thể nói đến như một sự cân bằng giữa “cầu” và “cung”. Nhu cầu phụ huynh trên địa bàn Hố Nai mong muốn cho con em mình học thật nhiều, học thật tốt để có thể trải qua các kỳ thi một cách tốt nhất, đậu vào một trường đại học tốt ngày càng nhiều. Trong khi chương trình sách giáo khoa thì quá tải so với giờ học chính khóa nên giáo viên khó có thể khắc sâu kiến thức, luyện 11 giải bài tập cho học sinh. Bên cạnh đó, còn một số đông phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về việc học hành của con em mình, luôn mang nặng quan điểm “phải đi học thêm mới giỏi” nên lo lắng một cách thái quá. Cũng có phụ huynh muốn con em mình bận cả ngày với việc hỏng để không hư hỏng. Và cũng có một vài giáo viên do đời sống còn khó khăn nên chạy theo xu hướng thương mại hóa, mở các lớp dạy thêm. Có thể khẳng định nhu cầu dạy thêm – học thêm là nhu cầu có thực, tồn tại thực. Vậy nên, nếu không có biện pháp quản lý thì dễ biến tướng, tràn lan, trái quy định, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, phiền toái cho xã hội. Trước đây, Hiệu trưởng không quản lý hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường. Từ khi các cấp có văn bản điều chỉnh việc dạy thêm – học thêm, Hiệu trưởng đã đề ra các biện pháp quản lý hoạt động này. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên dạy thêm tại nhà làm hồ sơ đăng ký dạy thêm, thành lập hội đồng xét duyệt dạy thêm – học thêm, kiểm tra, cấp phép dạy thêm,... Nhờ đó, cho đến nay, hoạt động dạy thêm – học thêm tại nhà của các giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi không những không diễn ra tràn lan mà còn quy củ, hợp pháp, ổn định, góp phần tăng uy tín của giáo viên và nhà trường, góp phần đào sâu kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức thanh tra giờ dạy trên lớp của các giáo viên dạy thêm tại nhà nhằm phát hiện những tiêu cực trong dạy học để chấn chỉnh kịp thời. Kể từ khi áp dụng biện pháp quản lý dạy thêm – học thêm này, chưa phát hiện tình trạng giáo viên o ép học sinh hoặc dùng các biện pháp tiêu cực để ép học sinh đi học thêm. Qua khảo sát, tỷ lệ học sinh học thêm của giáo viên dạy trực tiếp trên lớp và giáo viên không dạy trên lớp là tương đương. Đa số học sinh chọn giáo viên để học thêm theo nguyện vọng của mình chứ không bị ràng buộc với giáo viên dạy chính khóa. 3. Các bước tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm Để quan lý tổ chức và quản lý tốt hoạt động dạy thêm – học thêm, Hiệu trưởng cần bám sát Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. Bước 1: Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ năm học và kế hoạch dạy thêm – học thêm - Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ năm học do Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đề ra cùng với đặc điểm, tình hình của nhà trường, Hiệu trưởng 12 xây dựng dự thảo chương trình mục tiêu, nhiệm vụ năm học cho năm học mới (trong đó có hoạt động dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường). Dự thảo được báo cáo, thảo luận, lấy ý kiến trong Hội nghị cán bộ, công nhân viên chức vào đầu năm học. - Hiệu trưởng phân công cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm. - Hiệu trưởng lập tờ trình về hoạt động dạy thêm – học thêm của nhà trường trình về UBND Tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. - Thông báo cho phụ huynh học sinh biết về kế hoạch dạy thêm – học thêm của nhà trường. Bước 2: Tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm - Đối với hoạt động dạy thêm trong nhà trường: + Phân lớp theo nguyên tắc bảo đảm nhu cầu của người học, bảo đảm chất lượng của người dạy và bảo đảm phù hợp cơ sở vật chất của nhà trường. + Thống nhất trong Hội đồng trường về phân công giáo viên dạy, nội dung dạy và những yêu cầu khác. + Xếp thời khóa biểu bảo đảm giờ dạy chính khóa và giờ dạy thêm + Dạy và học; thanh tra, kiểm tra thường kỳ và đột xuất (nếu cần). - Đối với hoạt động dạy thêm tại nhà: + Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt dạy thêm – học thêm. + Giáo viên làm hồ sơ đăng ký dạy thêm (theo mẫu). + Kiểm tra cơ sở vật chất, nội dung chương trình dạy + Hội đồng xét duyệt dạy thêm – học thêm xét duyệt hồ sơ đăng ký dạy thêm. + Hiệu trưởng ra quyết định cấp phép dạy thêm cho hồ sơ giáo viên có đủ yêu cầu theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm và văn bản Số 63/ SGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai về việc hướng dẫn thực hiện tạm 13 thời ủy quyền của UBND tỉnh cấp phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. + Kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện dạy thêm tại nhà. Bước 3: Kiểm tra, thanh tra quá trình tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm - Kiểm tra cơ sở vật chất đáp ứng việc dạy thêm – học thêm. - Kiểm tra hồ sơ giáo án giáo viên dạy thêm định kỳ và theo chủ đề. - Kiểm tra, thanh tra giờ dạy thêm của giáo viên trong nhà trường. - Tổ chức khảo sát chất lượng các lớp có giáo viên dạy thêm tại nhà. - Kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính của hoạt động dạy thêm – học thêm. Bước 4: Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) 4. Nguyên tắc tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm Thứ nhất, nguyên tắc phân công giáo viên: có trách nhiệm và phù hợp với đối tượng người học - Giáo viên phụ đạo học sinh yếu và dạy luyện thi tốt nghiệp: giáo viên dạy chính khóa lớp nào thì dạy luyện thi tốt nghiệp và phụ đạo học sinh yếu (nếu có) của lớp đó nhằm nắm rõ từng đối tượng học sinh để có biện pháp tác động thích hợp. - Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi: Giáo viên có năng lực chuyên môn cao, có kiến thức tổng quát, chuyên môn sâu, cầu tiến, có khả năng phát hiện nhân tố và vận động, kích thích học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. - Giáo viên dạy luyện thi đại học: giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của học sinh, tự giác rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức sau mỗi mùa thi. Thứ hai, nguyên tắc quản lý tài chính: Công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng, kế toán dự toán và thông qua Hội đồng giáo dục trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Thông qua và thống nhất với cha mẹ học sinh trong Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh. 14 - Nguồn phụ đạo học sinh yếu: do số lượng học sinh yếu không nhiều nên trích từ nguồn quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi khối 11: + Quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh: Chi cho học sinh đạt giải trong thi học sinh giỏi cấp Tỉnh khối 10 và 12, bồi dưỡng học sinh đi thi. + Quỹ phúc lợi: chi bồi dưỡng cho giáo viên dạy đạt giải cấp Tỉnh khối 10 và 12. - Nguồn luyện thi tốt nghiệp và luyện thi đại học: Thu từ học sinh đã thống nhất trong họp Ban đại diện các chi hội lớp từ đầu năm học; bồi dưỡng cho giáo viên dạy học sinh giỏi 3.000.000 đ/môn. Thứ ba, nguyên tắc kiểm tra, thanh tra giờ dạy - Kiểm tra, giám sát việc giáo viên dạy giờ chính khóa, tránh tình trạng giáo viên bớt xén kiến thức để có mưu cầu dạy thêm. - Kiểm tra, giám sát việc giáo viên dạy giờ thêm tránh tình trạng giáo viên không nghiêm túc, không trách nhiệm dạy. Thứ tư, nguyên tắc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Hoạt động giáo dục là hoạt động cơ bàn, trọng tâm của nhà trường. Vì vậy, nhà trường phải tập trung, đầu tư, nghiêm túc thực hiện việc tăng cường chất lượng dạy và học. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên. Thứ năm, nguyên tắc dân chủ trong cơ quan Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, lắng nghe ý kiến phản hồi từ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và bản thân học sinh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 5. Một số kết quả đạt được Việc tổ chức và quản lý dạy thêm – học thêm ở trường THPT Nguyễn Trãi trong 3 năm vừa qua đã thu được một số hiệu quả nhất định: góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm - học thêm không đúng qui định ở các nhà trường. Việc tổ chức dạy thêm theo nhóm đối tượng như luyện thi đại học, luyện thi TNTHPT, bồi dưỡng học sinh giỏi,… tạo điều kiện để giáo viên đi 15 sâu vào kiến thức tuỳ đối tượng; có điều kiện đánh giá kết quả tiến bộ của học sinh; trách nhiệm của giáo viên bộ môn được tăng lên. Với sự quản lý của Ban giám hiệu, sự nỗ lực của tập thể sư phạm và sự hưởng ứng của học sinh, sự quan tâm đóng góp của CMHS đã đạt được những thành quả đáng kích lệ: a. Kết quả xếp loại 2 mă ăt giáo dục HKI, năm học 2014-2015: Xếp loại hạnh kiểm Khối Sĩ số SL TL% SL 11 TL% SL 12 TL% Toàn SL trường TL% 10 397 380 447 1224 Xếp loại học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB 363 91.44 319 83.9 395 88.3 1077 87.9 29 7.3 60 15.7 46 10.3 135 11.03 5 1.26 01 0.26 6 1.34 12 0.98 00 00 00 00 00 00 00 00 21 5.29 18 4.74 25 5.6 64 5.23 189 168 47.61 42.3 197 152 51.8 40 307 110 68.7 24.6 693 430 56.6 35.13 Yếu Kém 19 4.79 13 3.4 5 1.12 37 3.02 Chưa xếp loại 00 00 00 00 00 00 00 00 b. Danh sách học sinh giỏi cấp Tỉnh khối 12. Năm học 2014-2015 TT Họ và tên Lớp Môn Giải 1 2 3 4 5 6 7 8 Lê Hoàng Công Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trần Kim Phụng Nguyễn Văn Quyền Nguyễn Trí Thiện Trần Diệu Thanh Thùy Nguyễn Thị Thanh Xuân Tô Đình Cường 12A1 12A1 11A2 11A2 12A1 12A1 12A10 12A1 Toán Toán Toán Toán Toán Toán Toán Lý Khuyến khích Khuyến khích Khuyến khích Khuyến khích Khuyến khích Ba Khuyến khích Ba 9 Trần Quang Đại 12A1 Lý Nhì 10 Vũ Thị Thanh Thảo 12A1 Lý Khuyến khích 11 Nguyễn Hoàng Thiên 12A1 Lý Khuyến khích 12 Vũ Viết Toàn 12A1 Lý Nhất 13 Hoàng Hải Triều 12A1 Lý Khuyến khích 14 Nguyễn Hữu Trung 12A1 Lý Khuyến khích 15 Vũ Bảo Ngọc Châu 12A1 Hóa Khuyến khích 16 Phan Thúy Hiền 12A1 Hóa Khuyến khích 17 Nguyễn Phương Hải Ly 12A2 Hóa Ba 16 18 Nguyễn Hoàng Ngọc Trà My 12A2 Hóa Khuyến khích 19 Đinh Công Thiện Nhân 12A1 Hóa Khuyến khích 20 Nguyễn Thị Tố Phương 12A1 Hóa Khuyến khích 21 Nguyễn Đào Phương Thanh 12A1 Hóa Nhất 22 Lê Thị Kim Anh 12A10 Sinh Khuyến khích 23 Cao Thị Phương Anh 12A10 Sinh Khuyến khích 24 Nguyễn Phúc Thiên Bảo 11A2 Sinh Ba 25 26 27 28 Đỗ Quỳnh Hương Vũ Quỳnh Hương Phạm Quang Vĩnh Bùi Nguyễn Phương Anh 12A1 12A1 12A2 12A3 Sinh Sinh Sinh Văn Khuyến khích Nhì Nhì Ba 29 Phạm Thị Ngọc Hân 12A2 Văn Nhì 30 31 Cao Thụy Khánh Ngọc Đặng Thúy Uyên 12A2 12A11 Văn Văn Ba Khuyến khích 32 Đỗ Thảo Hiền 11A7 Sử Ba 33 Vũ Thị Tố Nga 12A8 Sử Khuyến khích 34 35 36 Vũ Thị Tuyết Nhung Nguyễn Thị Kim Yến Nguyễn Kim Chi 12A8 11A8 12A2 Sử Địa Anh Khuyến khích Khuyến khích Ba 37 38 Phạm Thị Thúy Diễm Nguyễn Nhật Lệ 12A2 12A9 Anh Anh Ba Khuyến khích 39 Cao Minh Phúc 12A7 Anh Khuyến khích 40 Trần Thị Yến 12A9 Anh Ba c. Thống kê kết quả theo đơn vị kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10. Năm học 2014 – 2015: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên đơn vị THPT Lương Thế Vinh THPT Ngô Quyền THPT Long Khánh THPT Trấn Biên THPT Long Thành THPT Nguyễn Trãi THPT Thanh Bình THPT Xuân Lộc THPT Trị An THPT Tân Phú Dự thi 253 68 69 60 65 57 62 53 59 58 Tổng giải 149 58 60 51 45 41 37 32 35 34 17 Nhất Nhì Ba 9 30 45 12 17 11 8 11 20 16 20 1 9 14 4 5 16 1 5 8 1 6 13 5 12 2 3 7 Khuyến khích 65 18 21 15 21 16 23 12 18 22 Điểm QĐ 1505 714 661 529 433 422 331 318 316 306 11 12 13 THPT Lê Hồng Phong THPT Đoàn Kết THPT Thống Nhất A 36 47 56 24 32 30 4 7 4 5 6 7 8 7 21 17 287 273 269 d. Kết quả thi học sinh giỏi hàng năm (phụ lục đính kèm) Năm học Số giải Tỉnh 12 Số giải Tỉnh 10 Số giải MTCT 2010 - 2011 31 2011 - 2012 26 08 31 2012 - 2013 32 23 17 2013 – 2014 38 22 24 2014 – 2015 40 41 Không thi 6. Bài học kinh nghiệm - Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của 100% giáo viên do nhà trường quản lý, nhất là hoạt động dạy thêm trong nhà trường. Đưa công tác dạy thêm – học thêm về dưới sự quản lý chặt chẽ của Hiệu trưởng theo đúng Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. - Có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với giáo viên vi phạm Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phù về xử lý kỷ luật cán bộ công chức và Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ nội vụ về hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2005/NĐ-CP. Nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với cơ quan cấp trên đề xử lý theo pháp luật. - Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về dạy thêm học thêm cho phụ huynh học sinh biết và thực hiện cho đúng. - Phải có kế hoạch, phương án quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy và học. Đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình, đảm bảo lượng kiến thức của giờ dạy chính khóa. Ban giám hiệu quản lý chặt chẽ chương trình, thời khóa biểu, dự giờ thăm lớp,… - Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy thêm – học thêm. - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ yêu nghề, yên tâm công tác, trách nhiệm, sáng tạo trong giảng dạy. IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Bằng các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm – học trong và ngoài nhà trường như trên, nhà trường giữ vững được vị trí của mình 18 trong hệ thống giáo dục tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ học sinh đậu TNTHPT luôn ở mức 99% đến 100%, kết quả thi học sinh giỏi luôn nằm trong top 5 của tỉnh, kết quả thi đại học xếp thứ 160/200 các trường có điểm thi đại học cao trên cả nước,… Hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra đúng quy định của pháp luật, trật tự, ổn định, được quản lý trong khuôn khổ, chưa phát hiện hiện tượng tiêu cực ở các giáo viên dạy thêm và học sinh học thêm. Đời sống giáo viên ổn định, nguồn tăng thu nhập tương đối tốt, cán bộ giáo viên yên tâm công tác. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đề xuất Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để Hiệu trưởng có thể tổ chức quản lý, chấn chỉnh hoạt động dạy thêm học thêm trong đơn vị mình. Nhà nước và các ngành chức năng chăm lo chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Bộ giáo dục và Đào tạo cần biên soạn chương trình sách giáo khoa phù hợp. Các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để tăng cường công tác kiểm tra, cần có khung và mức quy định cụ thể với các hình thức dạy thêm - học thêm. 2. Khuyến nghị khả năng áp dụng Đề tài này phù hợp cho việc áp dụng ở các trường THPT có đủ các nguồn lực để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. 19 PHỤ LỤC I. Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt dạy thêm, học thêm: SỞ GÍAO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Số: 68 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc /QĐ-THPT Biên Hoà, ngày 20 tháng 02 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH CUẢ HIỆU TRƯỞNG (V/v: Thành lập Hội đồng xét duyệt dạy thêm, học thêm) Năm học 2012 - 2013 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT theo Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường THPT và trường THPT nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; - Căn cứ công văn số 1772/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20/09/2012 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; - Căn cứ công văn số 63/SGD&ĐT-GDTrH ngày 08/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện tạm thời ủy quyền của UBND Tỉnh cấp phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; - Xét năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ, giáo viên. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay cử các Ông (Bà) có tên sau, vào Hội đồng xét dạy thêm, học thêm trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2012-2013: 1. Ông Trương Văn Sơn –Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng 2. Bà Trịnh Phương Ngọc – Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch 3. Ông Trần Ngọc Anh – Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch 4. Ông Nguyễn Minh Phương – Trưởng ban CMHS Ủy viên 5. Ông Hoàng Thanh – Chủ tịch công đoàn Uỷ viên 6. Bà Đinh Thị Kim Loan - Thanh tra ND Uỷ viên 7. Bà Trần Thị Vương Nhi – BT Đoàn Thư ký Hội đồng 8. Bà Trương Minh Hoà – Kế Toán Uỷ viên 9. Ông Trương Ngọc Dũng – Tổ trưởng Toán Uỷ viên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng