Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường thpt chuy...

Tài liệu Skkn hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường thpt chuyên lương thế vinh giai đoạn 2010 1015.

.DOC
49
991
74

Mô tả:

SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑOÀNG NAI Ñôn vò: Tröôøng THPT chuyên Lương Thế Vinh Maõ soá:……………… SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn ñeå xaây döïng ñoäi nguõ taïi tröôøng THPT chuyeân Löông Theá Vinh giai ñoaïn 2010-1015 Ngöôøi thöïc hieän: Baïch Ngoïc Linh Lónh vöïc nghieân cöùu:  Quaûn lyù giaùo duïc: Phöông phaùp daïy hoïc boä moân: Phöông phaùp giaùo duïc: Lónh vöïc khaùc: Coù ñính keøm: Moâ hình Phaàn meàn Phim aûnh Hieän vaät khaùc Naêm hoïc: 2011 – 2012 4 PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do khách quan: Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước". Một trong những nhiệm vụ của giai đoạn 2011-2015 được Đại hội Đảng lần thứ XI vạch ra là: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”. Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX bàn về phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đã nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới… Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục ". Trong Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 lần thứ 14 (ngày 30/12/2008), với 11 giải pháp đưa ra, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh có 2 giải pháp mang tính đột phá là “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì mới là giải pháp đột phá vì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết định việc hiện thực hoá mọi chủ trương đường lối giáo của của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng của giáo dục. Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực dạy học và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, sách giáo 5 khoa hay, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục. Điều 2 của Luật Giáo dục ban hành ngày 14/6/2005 đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Để thực hiện được mục tiêu giáo dục nêu trên, trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong mỗi trường học có cần phải có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn vững vàng. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại một trường trung học phổ thông (THPT) cũng là một trong những mục tiêu quản lý của người Hiệu trưởng. Muốn công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại một trường THPT đạt kết quả tốt, Hiệu trưởng nhà trường nhất thiết phải phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong các lực lượng đó, đoàn thể Công đoàn của nhà trường là một lực lượng hết sức quan trọng, một lực lượng gần gũi, trực tiếp mà Hiệu trưởng cần phối hợp. 2. Lý do chủ quan: Trong năm học 2011-2012 này, tôi không có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn (vì bận học Lớp Cán bộ Quản lý tại tp Hồ Chí Minh từ tháng 9 / 2011 đến tháng 3 / 2012 và lớp Trung cấp chính trị - Hành chính từ đầu tháng 12 / 2011 đến nay). Do đó, trong năm này, tôi không viết Sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài liên quan đến chuyên môn Vật lý của mình như trong những năm học trước, mà mạnh dạn chọn lãnh vực Quản lý. Bản thân tôi là Chủ tịch Công đoàn cơ sở của trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai, nhưng trước đây tôi vẫn chưa hiểu đầy đủ về Quản lý, Quản lý nhà trường; cũng như các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức chính trị trong, ngoài nhà trường và mối quan hệ giữa các tổ chức này với Hiệu trưởng. Sau khi học xong Lớp Cán bộ quản lý Trung học phổ thông của trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, tôi mới thật sự hiểu được các vấn đề này. Đặc biệt tôi mới thấy rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn trong quá trình quản lý nhà trường. Đó là một mảng liên quan trực tiếp đến công tác Công đoàn hiện tại của bản thân tôi đang phụ trách. Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn thực hiện chủ yếu qua 5 nội dung: a. Phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức; b. Phối hợp tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch và các phong trào quần chúng; 6 c. Phối hợp thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống; d. Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh; e. Phối hợp xây dựng Công đoàn trường học vững mạnh. Tuy nhiên, tôi chỉ chọn một nội dung Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh để viết Sáng kiến kinh nghiệm, vì nội dung này rất cần thiết cho một trường THPT chuyên nói chung và cho trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, mà tôi đang công tác nói riêng. Mặt khác, việc Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường THPT chuyên cũng là 1 trong 6 nhiệm vụ của Đề án phát triển trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký thay Thủ tướng ngày 14/6/2010 (Quyết định số 959/QĐ-TTg). Xét về mặt thời gian, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm tại nhà trường không thể có kết quả ngay trong 1 năm học, vì đó là một quá trình lâu dài, liên tục. Theo tôi quá trình này chỉ có kết quả tối thiểu trong 5 năm. Do đó, đề tài mà tôi nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn 2010-2015, bao gồm cả 3 trạng thái của thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên đây là những lý do mà tôi lựa chọn đề tài viết Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh trong giai đoạn 2010-2015”. II. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác phối hợp của Hiệu trưởng với Công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh trong giai đoạn 2010-2015. - Vận dụng lý luận đã được học tập tại trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh vào thực tiễn tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất biện pháp cải tiến nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp này và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. III.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về công tác phối hợp của Hiệu trưởng với Công đoàn ở trường THPT. - Khảo sát, phân tích thực trạng công tác phối hợp của Hiệu trưởng với Công đoàn để xây dựng đội ngũ ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2010-2015. - Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp của Hiệu trưởng với Công đoàn để xây dựng đội ngũ ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. - Kiến nghị lên cấp trên một số vấn đề liên quan đến công tác phối hợp của Hiệu trưởng với trưởng với Công đoàn để xây dựng đội ngũ ở trường THPT. 7 IV. Giới hạn đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn có nhiều nội dung và hình thức phối hợp rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, do giới hạn khuôn khổ của một Sáng kiến hinh nghiệm, tôi chỉ xin phép trình bày về công tác phối hợp của Hiệu Trưởng với Công đoàn để xây dựng đội ngũ ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2010-2015. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu; - Phương pháp trao đổi trực tiếp; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm; - Phương pháp thống kê số liệu. PHẦN NỘI DUNG CHÖÔNG I CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VAØ CÔ SÔÛ PHAÙP LYÙ CUÛA ÑEÀ TAØI 1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:  Trường THPT là thiết chế hiện thực hoá sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế- xã hội. Thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Trường THPT chuyên ngoài các nhiệm vụ đã quy định như các trường THPT, còn có các nhiệm vụ sau đây: a) Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về một môn chuyên, hai môn chuyên hoặc một lĩnh vực chuyên; đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục cấp THPT với mục tiêu giáo dục toàn diện; b) Tổ chức hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của trường và tâm sinh lý học sinh; c) Hợp tác với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong cùng lĩnh vực chuyên môn để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo. 8  Hiệu trưởng là người lãnh đạo của một trường học, là người lập các kế hoạch hoạt động và điều hành các hoạt động của trường học, chịu trách nhiệm trước cấp trên và nhân dân về chất lượng giáo dục của nhà trường.  Công đoàn cơ sở tại nhà trường là tổ chức vận động giáo dục tập thể sư phạm nhà trường hiểu và thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các nội qui, qui chế của ngành, của nhà trường. Tham gia mọi hoạt động của nhà trường, đồng thời tổ chức vận động CB-GV-CNV tham gia các hoạt động quản lý nhà trường. Chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.  Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.  Phối hợp các lực lượng giáo dục là hoạt động của Hiêu trưởng, của nhà trường trong việc tổ chức các lực lượng xã hội tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục. Phối hợp các lực lượng xã hội là huy động, động viên, khuyến khích và thu hút mọi thành viên trong xã hội tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, tham gia giáo dục học sinh.  Công tác phối hợp của Hiệu trưởng và Công đoàn cơ sở là tìm mọi cách tạo sự nhất trí cao về quan điểm, không ngừng nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý trong nhà trường, song song với việc xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Công đoàn là bình đẳng, hợp tác và tôn trọng về độc lập tổ chức và các quyền khác của mỗi tổ chức.  Đội ngũ CBGV trường THPT bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giáo vụ, thí nghiệm, thư viện ... những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở trường THPT. Trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì là những người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học.  Xây dựng đội ngũ CBGV (hay tổ chức nguồn nhân lực) trong trường THPT là duy trì sự tồn tại đội ngũ CBGV và làm cho nó phát triển theo yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. 2. Cơ sở lý luận: 2.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của công đoàn: a. Tính chất, chức năng của Công đoàn: Hiến pháp năm 1992 (Điều 10, chương 1), Luật Công đoàn và các văn bản dưới luật khác đã xác định rõ tính chất, chức năng của Công đoàn. - Tính chất của Công đoàn: Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong hệ thống chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp đang nắm quyền; là tổ chức hợp pháp đại 9 diện quyền lợi của người lao động. - Chức năng của Công đoàn trong xã hội xã hội chủ nghĩa:  Công đoàn tham gia giáo dục người lao động. Đặc trưng hoạt động của Công đoàn là tổ chức vận động, giáo dục người lao động hiểu và thực hiện các đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Song cần lưu ý rằng, giáo dục người lao động là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không của riêng Công đoàn.  Công đoàn tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động công đoàn. Chức năng này chỉ xuất hiện dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Tham gia quản lí với tư cách là thay mặt người lao động, đồng thời tổ chức, vận động quần chúng tham gia các hoạt động quản lí. Hình thức kiểm tra, giám sát của công đoàn: Qua Ban thanh tra nhân dân, qua thông tin từ quần chúng, qua đơn, thư khiếu nại, tố cáo đặc biệt là các vấn đề về lao động. Qua tham gia quản lí, hội họp, sinh hoạt định kỳ, hội nghị cán bộ công chức; qua tham gia xây dựng các nội quy, quy định của đơn vị. Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như hiệu trưởng, thanh tra giáo dục, giám đốc Sở giáo dục-đào tạo) áp dụng những biện pháp đề phòng, ngăn chặn hay xử lý vi phạm pháp luật, kỷ luật.  Chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đó là chức năng độc đáo, có cơ cấu nội tại phức tạp và có tính mâu thuẫn, là chức năng thường xuyên của Công đoàn, là chức năng truyền thống thể hiện mối liên hệ và tính kế thừa của Công đoàn từ trước xã hội xã hội chủ nghĩa. Những lý do tồn tại của chức năng "bảo vệ" là: (1) Tính quản lý thống nhất của bộ máy nhà nước dễ làm cho người đại diện nhà nước ở cơ sở đi đến tình trạng không quan tâm đúng mức đến người lao động. (2) Một nguyên nhân nữa cũng nằm trong lĩnh vực quản lý, đó là còn tồn tại bệnh quan liêu của một số cán bộ quản lý. Quan liêu là chủ nghĩa bàn giấy, xa rời thực tế, thiên về mệnh lệnh, công quyền. (3) Nguyên nhân thứ ba: còn tồn tại những người trong tập thể lao động kể cả một số cán bộ nhà nước thoái hoá, hành động của họ không phù hợp lợi ích của đa số người lao động mà đại diện quyền lợi đó là Nhà nước. b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn trường học: Theo Luật Công đoàn, Điều lệ công đoàn Việt Nam, Quy chế tổ chức và hoạt động Công đoàn trường học thì Công đoàn trường học có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyền tự quản của Công đoàn cơ sở trường học: 10 Là tổ chức cơ sở của một đoàn thể quần chúng, Điều 1, khoản 3 Luật công đoàn ghi rõ: "Công đoàn từ cấp cơ sở trở lên có tư cách pháp nhân". Theo đó, Công đoàn trường học có quyền:  Quyết định kế hoạch và tổ chức hoạt động Công đoàn theo kế hoạch của đơn vị trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn của Công đoàn cấp trên và thực tế của trường.  Chủ động về tài chính và tự chủ trong quản lý và sử dụng quỹ Công đoàn theo các quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đúng quy định, đúng nguyên tắc tài chính. - Các nhiệm vụ cơ bản của Công đoàn cơ sở trong công việc nhà trường:  Tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch của nhà trường, cùng Hiệu trưởng tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó.  Giám sát việc thi hành chế độ, chính sách của cán bộ công chức, bảo vệ quyềnlợi hợp pháp về vật chất, tinh thần của họ. Chỉ có thông qua việc chăm lo đời sống đoàn viên, Công đoàn mới thu hút, gắn bó cán bộ, giáo viên với tổ chức Công đoàn.  Tham gia vào việc tổ chức và vận động cán bộ công chức nhà trường thực hiện các nghĩa vụ và quyền dân chủ của mình; rèn luyện, động viên tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên trong lao động sư phạm. c. Nội dung phối hợp: Tương ứng với các chức năng của Công đoàn, các lĩnh vực công tác mà Hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn là: Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà nước ở trường học. Thực hiện chế độ chính sách và chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Xây dựng tập thể sư phạm và tổ chức công đoàn vững mạnh. Cụ thể là: Tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức và các phong trào thi đua. Cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Phối hợp có hiệu quả trong các Hội đồng được thành lập theo quy định. Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Phối hợp trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. 2.2. Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Công đoàn để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh: - Ý nghĩa: 11 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức - đặc biệt là đội ngũ sư phạm - là xây dựng yếu tố đảm bảo chất lượng. Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn xây dựng tập thể sư phạm nhằm giáo dục chính trị - tư tưởng, phẩm chất và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ. Công đoàn tham gia xây dựng đội ngũ chủ yếu thông qua phong trào thi đua và hoạt động thực tiễn. - Yêu cầu:  Bản thân Hiệu trưởng phải xứng đáng là "chim đầu đàn" trong tập thể sư phạm; phát huy uy tín cá nhân; vai trò lãnh đạo trong quan hệ công tác, sinh hoạt tập thể và trong quan hệ cá nhân.  Xây dựng tập thể sư phạm được tiến hành đồng bộ với xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.  Hiệu trưởng cần lắng nghe ý kiến Công đoàn khi lập kế hoạch xây dựng đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ, bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao trình độ, bố trí sắp xếp, sử dụng, thuyên chuyển cán bộ công chức (phân công giáo viên dạy lớp, phân công tổ trưởng, khối trưởng), đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. - Thực hiện:  Phối hợp với Công đoàn giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất giáo viên, nhân viên: (1) Tổ chức sinh hoạt chính trị cho cán bộ công chức mỗi năm một vài lần để phổ biến, học tập các chủ trương, chính sách của Đảng; các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành về quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức. Tuỳ theo tình hình thực tế mà chọn những chuyên đề thích hợp. (2) giáo dục cán bộ công chức thực hiện chế độ, chính sách: Vận động cán bộ, giáo viên quán triệt công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình; tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần ở gia đình, ở khu tập thể. (3) Công tác truyền thông giáo dục phải đa dạng hoá; hướng trọng tâm vào việc xây dựng nhân cách, năng lực người giáo viên; tạo dư luận tập thể nhằm phê phán những việc làm tự do tuỳ tiện, vi phạm quy chế chuyên môn; nâng cao tinh thần phê và tự phê trong tập thể cán bộ công chức; xây dựng lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo. (4) Phát hiện và nhân điển hình, gương người tốt, việc tốt thể hiện trong tình thương đối với học sinh, đồng nghiệp, tinh thần lao động tự giác, sáng tạo, trách nhiệm cao trong các công việc được giao. (5) Nắm tình hình tư tưởng của tập thể, cá nhân để có biện pháp tác động thích hợp, kịp thời, bảo đảm mỗi giáo viên là một cán bộ của Đảng trên mặt trận văn hoátư tưởng. Có những biện pháp tác động phù hợp đối tượng (với giáo viên trẻ khác 12 với giáo viên đã có nhiều năm tuổi nghề). Có kế hoạch giúp đỡ và giới thiệu công đoàn viên ưu tú cho Đảng. Phấn đấu mỗi trường đều có chi bộ độc lập. (6) Tổ chức các hoạt động có tính quần chúng như hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục-thể thao tại đơn vị; tham gia các hội thi, hội thao, hội diễn văn nghệ và các phong trào quần chúng, các công tác xã hội do cấp trên tổ chức. Các hoạt động này vừa có tác dụng giáo dục, vừa chăm lo đời sống tinh thần, vừa có tác dụng xây dựng mối quan hệ gắn bó, hợp tác, bầu không khí tập thể lành mạnh, thương yêu nhau hơn. Các hoạt động quần chúng nổi bật là:  Cuộc vận động “Dân chủ-kỷ cương-tình thương-trách nhiệm" tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, giáo viên tự điều chỉnh mình, động viên và khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật trong công tác, bảo đảm kỷ cương trong các hoạt động giáo dục, cải thiện môi trường sư phạm, hạn chế những tiêu cực.  Phong trào "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" do phù hợp với nguyện vọng của nữ cán bộ, GV nên được hầu hết các chị em trong ngành hưởng ứng.  Cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá.  Các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống ma tuý, cứu trợ thiên tai, ...  Các hội thi cô giáo giỏi, cô giáo thanh lịch, cô giáo tài năng duyên dáng; thi ứng xử tình huống sư phạm. Với các hoạt động quần chúng thì Công đoàn chủ trì, Hiệu trưởng phối hợp, tạo điều kiện.  Phối hợp với Công đoàn trong công tác chuyên môn nghiệp vụ: Công việc này phải bắt đầu từ công tác xây dựng kế hoạch nhà trường, phân công giáo viên, tổ chức thi đua. Khi xây dựng kế hoạch trường, thu hút Công đoàn vào việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch của trường, đơn vị, cá nhân và biện pháp thực hiện như đăng ký giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, số giờ dự trong một học kỳ, số đồ dùng dạy học làm trong một năm, v.v. Các nội dung phối hợp với công đoàn để nâng cao trình độ chuyên môn- nghiệp vụ đội ngũ có thể kể ra là: (1) Đẩy mạnh các phong trào thi đua tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên. (2) Phối hợp tổ chức phong trào thi đua "Hai tốt". (3) Thực hiện tốt các quy định chuyên môn. (4) Tổ chức tốt các sinh hoạt tổ/khối chuyên môn. (5) Tổ chức tốt hoạt động dự giờ. (6) Tổ chức rút kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm. (7) Phối hợp đánh giá, phân loại năng lực cán bộ công chức. 13 (8) Tổ chức các đợt tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với đơn vị bạn để mở rộng hiểu biết. (9) Xây dựng tủ sách chuyên môn, sách tham khảo, thư viện và tổ chức sử dụng Trong các việc này, có những việc Hiệu trưởng chủ trì, Công đoàn hỗ trợ, ngược lại có những việc Công đoàn chủ trì, Hiệu trưởng hỗ trợ. 3. Cơ sở pháp lý: a. Trích Luật giáo dục năm 2005: Điều 9. Phát triển giáo dục Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Điều 13. Đầu tư cho giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. 14 Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều 18. Nghiên cứu khoa học 1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước. 2. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo Khoản 4. Nhà giáo có những nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; Điều 73. Quyền của nhà giáo Nhà giáo có quyền được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ. Điều 82. Chính sách đối với nhà giáo, CB quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Điều 108. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 15 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. 3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Trích Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học Khoản 2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên. Khoản 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Điều 22. Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường Khoản 2. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học Khoản 1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: Mục c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; Điều 32. Quyền của giáo viên Khoản 1. Giáo viên có những quyền sau đây: Mục b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; Mục c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường; Mục d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; Khoản 2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây: Mục a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Mục c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Điều 33. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên 16 Khoản 1. Trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên trường trung học được quy định như sau: Mục c) Đối với giáo viên THPT: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa, trường đại học sư phạm. Khoản 3. Giáo viên có trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục. c. Trích các văn bản khác: Chỉ thị số 14/2001/ CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2001/QH10 của Quốc hội: Chăm lo xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ sau khi đạt chuẩn; phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, đảm bảo việc thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 05/6/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã đưa ra mục tiêu bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục hàng năm là: nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng; chủ trương chính sách của nhà nước và của ngành giáo dục: nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn và phát triển giáo dục Việt Nam. Chỉ thị 40/CT/TW (ngày 15/6/2004) của Ban Bí thư có ghi: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo. Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề cập về về giáo dục đã nhấn mạnh: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp; hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên Ban hành kèm theo Quyết định số: 82 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ở Điều 4 về Chính sách đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục có ghi: Trường chuyên được ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên đủ phẩm chất, năng lực, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu theo tiêu chuẩn trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; được liên kết với các trường chất lượng cao ở trong và ngoài nước, được mời chuyên gia trong và ngoài nước để thỉnh giảng, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn cho 17 giáo viên, học sinh. Sau 5 năm thành lập, trường chuyên phải có ít nhất 30% đội ngũ giáo viên chuyên trình độ chuyên môn từ thạc sỹ trở lên, không kể giáo viên thỉnh giảng…Có chế độ ưu đãi để khuyến khích động viên giáo viên, học sinh chuyên; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn chuyên được đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước, ngoài nước. Ở Điều 16 về Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có ghi: Quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất; phát huy thế mạnh về năng lực của đội ngũ giáo viên, bảo đảm chất lượng cao trong giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các môn chuyên. Có quyền đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngoài nước và đề nghị thuyên chuyển những giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu công tác tại trường chuyên; đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp chuẩn y việc mời giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài nước. Thoả thuận số 394/ CDGDVN-BGD&ĐT ngày 15/8/2005 giữa Bộ GD& ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam có ghi: Thủ trưởng cơ quan giáo dục cần trao đổi, bàn bạc với Công đoàn gíao dục cùng cấp về công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn, viên chức; tạo điều kiện để Công đoàn giáo dục cùng cấp động viên cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ khác theo quay định của pháp luật để bổ sung thêm nguồn kinh phí nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động, đồng thời quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể theo quy định pháp luật và nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức. Và các văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, Liên đoàn lao động Đồng Nai, Công đoàn ngành Giáo dục Đồng Nai, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai, Công đoàn cơ sở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai. CHÖÔNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG ĐOÀN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TẠI TRƯỜNG THTP CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010-2015: 1. Giới thiệu vài nét về trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh là trường chuyên duy nhất của tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nhất là đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THPT, là tiền thân của nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. 18 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh được thành lập năm 1994 theo quyết định số 2527/QĐ – UBND ngày 14/10/1994 của UBND Tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở là các lớp chuyên của trường THPT Ngô Quyền – một ngôi trường lớn và có bề dày truyền thống ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cơ sở vật chất ban đầu của trường chưa có. Đầu năm 1997, trường được xây mới tại đường Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp – TP Biên Hòa với kinh phí gần 9 tỉ đồng (trên diện tích đất: 26.587 m2). Đến cuối năm 1997, trường được tiếp quản một khu Ký túc xá (từ trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai), dành cho học sinh ở các huyện xa về học và một số GV, CNV chưa có nhà ở riêng. Khu Ký túc xá này xây dựng từ năm 1978 (trên diện tích đất: 15.569 m2) ở cách trường gần 1 km, nhưng thuộc Phường Tam Hòa – TP Biên Hòa. Trước đây, cả hai cơ sở lúc bấy giờ đều ở khu vực khá vắng vẻ. Nhưng hiện nay, theo nhịp độ phát triển của đô thị, nơi đây tương đối phức tạp, đông đúc dân cư, buôn bán tấp nập. Cơ sở vật chất của trường giờ đã xuống cấp. Thầy, trò chúng tôi đang chờ dự án Xây dựng và cải tạo, nâng cấp trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tại cơ sở đang sử dụng hiện nay, dự kiến khởi công vào năm 2013, với kinh phí gần 140 tỉ và đưa vào sử dụng vào năm 2015. Học sinh đầu vào đa phần là giỏi vì phải trải qua một kỳ thi tuyển ngiêm túc, với tỉ lệ chọi trung bình hàng năm khoảng 1/10. a. Quá trình phát triển: Số phòng học + Số lớp phòng chức năng Năm học Số Học sinh CB-GV-CNV 1994 – 1995 363 16 0 42 1995 – 1996 417 18 0 45 1996 – 1997 468 20 0 48 1997 – 1998 498 21 40 57 1998 – 1999 610 24 40 60 1999 – 2000 703 27 40 64 19 2000 – 2001 812 30 40 68 2001 – 2002 832 30 40 68 2002 – 2003 861 30 40 70 2003 – 2004 871 31 40 75 2004 – 2005 829 31 40 95 2005 – 2006 806 31 40 95 2006 – 2007 796 31 40 94 2007 – 2008 815 31 40 98 2008 – 2009 802 31 40 104 2009 – 2010 803 32 40 101 2010 – 2011 825 32 40 104 2011 – 2012 820 32 40 109 b. Kết quả đào tạo: Tốt nghiệp Đỗ THPT Đại học Giải Học sinh giỏi Quốc gia 1994 – 1995 98,8% 92% 8 1995 – 1996 99,1% 96,3% 9 1996 – 1997 100% 91% 10 1997 – 1998 100% 94% 30 1998 – 1999 100% 95% 24 Năm học 20 1999 – 2000 99.4% 92% 24 2000 – 2001 100% 91,2% 17 2001 – 2002 100% 90 % 18 2002 – 2003 100% 93% 22 2003 – 2004 100% 92% 23 2004 – 2005 100% 93% 27 2005 – 2006 100% 91% 21 2006 – 2007 100% 92% 22 2007 – 2008 100% 93% 27 2008 – 2009 100% 90% 22 2009 – 2010 100% 96,8% 33 2010 – 2011 100% 97% 44 2011 – 2012 Chưa thi 36 Bảng xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh trong 2 năm học qua: Học lực Năm học Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu % % % % % % % % % 2009-2010 68,8 30,14 0,98 0,0 0,0 99,76 0,12 0,12 0,0 2010-2011 70,5 0,0 0,0 98,5 1,5 0,0 0,0 29,2 0,3 Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT trong 2 năm học qua: Năm học Giỏi Khá Trung Điểm HS của trường là 21 (%) bình (%) (%) thủ khoa của tỉnh 2009-2010 5,31 19,61 75,08 56,5 2010-2011 6,27 26,83 66,90 56,0 Số HS có Giải Học sinh Giỏi Quốc Gia trong 3 năm học qua: Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng số 2009-2010 0 1 15 17 33 2010-2011 0 7 18 19 44 2011-2012 0 8 9 19 36 22 Kết quả HS đỗ Đại học trong 2 năm qua: Năm 2010: Tỷ lệ đỗ đại học: 96,8%; vị thứ trong top 200 trường dẫn đầu cả nước: 27. Số thủ khoa: 03 Năm 2011: Tỷ lệ đỗ đại học 97%. vị thứ trong top 200 trường dẫn đầu cả nước: 24. Số thủ khoa: 02 c. Một số thành tích tiêu biểu của nhà trường:  Liên tục là Tập thể Lao Động Xuất Sắc cấp Tỉnh;  Lá cờ đầu của ngành Giáo dục tỉnh;  Có nhiều Bằng khen của Bộ GD – ĐT;  1997: Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ;  1998: Huân chương Lao Động Hạng Ba.  Năm 2004: được Bộ GD - ĐT công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010.  2009: Huân chương Lao Động Hạng Nhì.  2011: Chính phủ tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2011” 2. Công tác xây dựng và bồi dưỡng nhân sự tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai trong những năm qua: a. Thuận lợi: - Đội ngũ CBQL có uy tín, có nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý. - Đội ngũ GV có năng lực chuyên môn, hầu hết tận tâm trong công tác. - Chế độ chính sách cho giáo viên trường chuyên đã được UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh, có tác dụng tích cực đối với nhà trường. b. Khó khăn: - Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao nhưng giáo viên có khả năng đảm nhận dạy môn chuyên cho lớp chuyên chưa nhiều. Hiện nay, trong 32 lớp của trường, có 26 lớp chuyên, mà mỗi lớp chuyên cần từ 1 đến 2 GV dạy môn chuyên của lớp đó. - Có nhiều giáo viên phải đảm nhận nhiều công tác kiêm nhiệm khác tại trường và tại Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Đồng nai. - Áp lực về công việc giảng dạy các đội tuyển thi HS giỏi Quốc gia, Olympic, Máy tính cầm tay … là quá lớn. c. Đặc điểm: 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng