Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy...

Tài liệu Skkn-hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy

.DOC
15
1988
52

Mô tả:

 Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - MỤC LỤC I.PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng,phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Nội dung đề tài. Trang 2 2 2 3 3 3 II. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 1. Cơ sở pháp lí. 2. Cơ sở lí luận 3. Cơ sở thực tiễn Chương II.Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu. 2. Thực trạng của đề tài. 3. Nguyên nhân của thực trạng. Chương III.Biện pháp,giải pháp thực hiện 1. Cơ sở đề xuất. 2. Các giải pháp chủ yếu. 3. Tổ chức triển khai thực hiện. 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 6 8 III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. 2. Khuyến nghị * Phần nhận xét của tổ * Phần đánh giá của hội đồng khoa học trường. * Phần đánh giá của hội đồng khoa học các cấp. *Tài liệu tham khảo. 10 10 11 12 13 14 15 Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 1 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - ÑEÀ TAØI: HỆ THỐNG CÂU HỎI CHỈ ĐỊNH CHO MỘT TIẾT DẠY I)PHẦN MỞ ĐẦU . 1)Lí do chọn đề tài : Trong tình hình phát triển giáo dục nước ta hiện nay đã trải qua nhiều lần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa để đáp ứng yêu cầu giáo dục người học một cách tốt nhất để người học tiếp thu kiến thức tốt tất cả các bộ môn nói chung ở bậc Trung học cơ sở, trong đó có bộ môn Tiếng Anh cũng được đổi mới thực sự nhằm đáp ứng có hiệu quả quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Từ đổi mới hình thức sách giáo khoa đến nội dung, yêu cầu dạy học theo mục tiêu bộ môn, nội dung Sách giáo khoa mới được biên soạn, và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh trong học tập. Từ suy nghĩ đó giúp người dạy và người học tạo thành một thể thống nhất từ phương pháp đến nội dung cần thiết phải biết, trong việc dạy, học Tiếng Anh ở trường THCS đã có rất nhiều phương pháp, đặc biệt là sau khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa,có nhiều phương pháp đổi mới nhằm khắc phục tình trạng thầy giảng, trò ghi mà phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập trên lớp, hoạt động ngoại khoá ,bằng cách hướng dẫn việc tổ chức tự học tập của các em . Như vậy để đạt được mục tiêu của bài học, ngoài việc vận dụng tính ưu việt của một số phương pháp dạy học mà tính logic của hệ thống câu hỏi cũng được đưa vào bài dạy một cách tích cực. Với lý do trên tôi chọn đề tài này: Đề tài : Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy. 2) Mục đích nghiên cứu: Qua quá trình giảng dạy trên lớp người dạy cần chú ý đến hệ thống câu hỏi một cách sáng tạo, linh động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cần được sắp xếp một cách có khoa học, lôgic người dạy cần phải nghiên cứu kĩ bài từ mục đích yêu cầu đến nội dung chính cần truyền đạt để dặt câu hỏi chính xác lôgic giúp người học tiếp thu dễ dàng. Đó là vấn đề trăn trở của bản thân, người dạy phải thật sự chú ý đến. Luôn luôn đặt vấn đề đơn giản dễ hiểu giúp người học có thể trả lời đúng theo ý định của người dạy. 3) Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi cho phép đối với người học và người dạy phải linh động tìm ra giải pháp có tính khả thi nhất có thể đưa một vài sáng kiến kinh nghiệm mới từ bản thân người dạy, tôi chỉ nghiên cứu về một phần nhỏ trong hệ thống câu hỏi trên lớp. Hệ thống câu hỏi trên lớp dành cho học sinh THCS. Chúng cần học gì, mình cần dạy gì… 4) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu. Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 2 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - - Mô tả thực trạng về đặc điểm của môn học đưa ra phương pháp giúp học sinh yếu kém học có hiệu quả, của chương trình tiếng Anh THCS. - Phát hiện những sở thích , nguyện vọng của học sinh THCS. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo thích hợp. 5)Phương pháp nghiên cứu: - Tìm đọc tài liệu, tổng hợp một số vấn đề cần biết khi dạy ngoại ngữ. - Phương pháp trực quan sinh động ( tranh ảnh, hình chụp, vật thật…) - Phương pháp dùng lời (giảng giải ngắn gọn, gợi ý nhẹ dễ hiểu, đặt tình huống thật, giả gần với cuộc sống thực của người học ) - Phương pháp luyện tập thực hành (học sinh tự phát hiện với đồ dùng đồ chơi tự tạo có chủ định, phù hợp với chủ điểm) - Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp. Những phương pháp này phải luôn trau dồi ,phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trên toàn tiết dạy giúp người dạy lưu lại hệ thống trong bộ nhớ. 6) Nội dung của đề tài : Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề. Đưa ra những biện pháp, giải pháp để giúp học sinh yếu kém vận dụng như thế nào có hiệu quả. học sinh yếu kém phải nắm cho được cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu đơn giản, một số từ vựng theo chủ điểm thông qua các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết và các kiến nghị đối với đề tài. Cải thiện những câu hỏi có tính đánh đố tạo người học có thói quen tìm cái khó hiểu lệch vấn đề, vô bổ. II) NỘI DUNG . Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài . 1)Cơ sở pháp lý : + Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ được tiến hành cùng với sự đổi mới nội dung và phương pháp song công việc đòi hỏi sự nổ lực tiến hành một cuộc cách mạng thực sự mà người dạy cần phải thực hiện nhằm thay đổi những quan điểm thói quen cũ, phương pháp cũ không phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay . + Mục tiêu của môn tiếng Anh ở trường THCS là hình thành cho người học hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình từ lớp 6 -9 và một khối lượng từ vựng và các cấu trúc cơ bản được thể hiện qua các chủ điểm và hệ thống bài tập luyện thông qua các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết để từng bước hình thành các khả năng giao tiếp cho học sinh . Để đạt được mục tiêu của bài học người giáo viên phải vận dụng nhiều thủ thuật trong hoạt động dạy và học trên lớp . Đồng thời phải áp dụng biện pháp có hiệu quả đối với đối tượng học sinh yếu kém trong mỗi giờ học tiếng Anh. + Vận dụng biện pháp này theo chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên chu kì II, III của bậc THCS . Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 3 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - 2) Cơ Sở lý luận : + Đất nước và xã hội ta đang đổi mới thật sự, vì vậy giáo dục cũng được đổi mới từng bước nâng cao trình độ nhận thức của người học. Việc dạy tiếng Anh trong nhà trường cũng đang được đổi mới. Đổi mới để có kết quả thiết thực hơn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy tiếng Anh THCS có kết quả tốt . Người giáo viên phải làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đặc biệt trong Phương pháp dạy học người dạy giúp học sinh yếu kém phát huy tính tích cực trong học tập là không thể thiếu được. + Khuyến khích cho người học nổ lực để vươn lên học tập áp dụng kiến thức ngôn ngữ đang học vào đời sống thực tế. Xoá đi mặt cảm ngại nói trong lớp, rèn luyện đức tính cần cù, mạnh dạn giao tiếp trong các tình huống cụ thể thay bằng những câu hỏi phức tạp bằng những câu hỏi đơn giản dễ hiểu hơn trong lúc dạy, giảng giải những vấn đề có tính thiết thực và nóng hổi của thời đại. + Từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các đối tượng người học Giỏi - khá - trung bình - yếu kém trong lớp học . 3) Cơ Sở thực tiễn : Vận dụng biện pháp giúp học sinh yếu kém có hiệu quả có một vai trò quan trọng trong giờ học tiếng Anh, nhưng thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức , xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía giáo viên cũng như học sinh. Do đó tôi thấy đây là một đề tài rất cần thiết mà mỗi người giáo viên phải quan tâm và nghiên cứu để đưa ra biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh yếu kém . Chương II. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1)Khái quát phạm vi : (Địa bàn nghiên cứu ) - Trường nằm ở vị trí gần khu vực dân cư, ở xã miền núi, vùng sâu vùng xa, khó đáp ứng về công nghệ thông tin, cập nhật thông tin chậm so với thành phố và các khu vực đồng bằng khác. - Học sinh đã được làm quen với bộ môn tiếng Anh từ bậc tiểu học và 6 năm thay sách giáo khoa THCS. Do đó kiến thức về bộ môn tiếng Anh phần nào đã có trong trí nhớ của người học . 2)Thực trạng của đề tài nghiên cứu : _ Tuy là năm thứ 6 thực hiện chương trình cải cách, còn nhiều thay đổi trong phương pháp dạy và học . _Các em chưa phát huy hết tính tích cực, nổ lực học tập và khả năng tư duy sáng tạo cũng còn hạn chế. _Khả năng phát âm của các em còn nhiều hạn chế . _Các em chưa có tính ham học hỏi, tìm tòi và tư duy sáng tạo. “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy” là điều quan trọng và cần thiết. Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 4 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - Do đó trong quá trình thực hiện “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy” còn nhiều vướng mắc đối với người dạy cũng như người học . Nói chung thực trạng chất lượng về đề tài còn chưa cao, về việc học các kỹ năng. + Có khoảng 45% học sinh không vận dụng cấu trúc để làm bài tập, không trả lời được câu hỏi của người dạy. + Kỹ năng nghe còn hạn chế, có khoảng 65% học sinh không nghe hiểu, trả lời được câu hỏi đơn giản. + Kỹ năng viết câu chưa chính xác, khoảng 25% học sinh không viết được những câu ngắn, đơn giản. + Kỹ năng nói, có khoảng 55% học sinh không nhìn vào tranh để diễn đạt ý, hoặc đặt câu hỏi. + Kỹ năng đọc, có khoảng 35% học sinh không tự đọc được bài khoá (text) ngắn rồi trả lời câu hỏi. Giáo viên cần hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy để phát huy tính tích cực trong học tập, xoá đi mặt cảm của học sinh, giúp các em mạnh dạn giao tiếp. 3) Nguyên nhân của thực trạng: - Học sinh ở vùng nông thôn ít có điều kiện để đi tham quan, du lịch, dạo chơi và tiếp cận với công nghệ thông tin… - Phần lớn kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học ngoại ngữ của người học, của con em. - Hầu hết các em thụ động trong một tiết học vì sợ nói hoặc đọc tiếng Anh. Nhiều phụ huynh chưa hiểu hết mục đích của việc học ngoại ngữ nên không đầu tư cho người học theo hướng tích cực mà còn cho là môn học phụ. - Cơ sở vật chất ở trường còn nhiều hạn chế, chỉ có một số tranh do sở GD&ĐT cấp, máy cassette còn thiếu chất lượng âm thanh còn hạn chế không đủ đáp ứng cho việc nghe của học sinh. Chương III. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 1. Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong phương pháp dạy học. “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy” là hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu của một số môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.Ta cũng nên xem “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy”là cần thiết. Thông qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn trên lớp, tôi đưa các giải pháp để giúp các em hệ thống câu hỏi chỉ định cho một bài học như sau: + Phải hỏi được các câu hỏi: Who? → Ai?, What? → Cái gì? , Where? → Ở đâu? + Chuyển dần đến câu hỏi lớn: Who does someone do? →Ai làm gì?, Where does he work? → Làm ở đâu? Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 5 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - + Đối với học sinh khá ta có hỏi: How? → Thế nào? , How does it make? → Cách làm ra sao? + Nâng cao hơn nữa ta có thể hỏi: Why do you make it? → Vì sao phải làm việc đó? + Hoặc. What do you think of this question? → Em nghĩ gì về vấn đề này? 2. Các giải pháp chủ yếu: Do thời gian cho một tiết học quá ngắn 45’ cho một tiết học mà khối lượng bài học thì quá dài, đôi khi quá sức đối với một số học sinh yếu kém. Nên học sinh thuộc dạng yếu kém càng thêm yếu kém vả lại giáo viên cũng không thể dừng lại để giải thích cho các em hiểu tận tường một nội dung bài học, người thầy giáo phải có một thủ thuật sáng tạo để giúp các em bằng mọi cách như xen lẫn vào bài một trò chơi hay một chuyện kể để kiểm tra lại kiến thức cũ vừa phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh khá giỏi, vừa giúp học sinh yếu kém nhớ lại kiến thức cũ.Trong khi giảng bài hay phần hướng dẫn về nhà… giáo viên thực hiện thủ thuật này không làm gián đoạn thời gian học tập của lớp học. Kẻ bảng , lập hồ sơ lưu giữ, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh theo từng lớp, từng khối của Giáo viên như sau: STT 1 2 3 4 Tên học sinh Đỗ Thị Cúc Nguyễn Thị Linh Diệu Nguyễn Thị Mỹ Dung … Lớp Mức độ tiến bộ từng tháng 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 9a 9a 9a … Bảng này được kẻ trên một đôi giấy có thể ghi danh sách học sinh yếu kém, kẹp vào sổ điểm cá nhân ngay trang đầu của lớp để tiện theo dõi. Những kiến thức học sinh cần nắm qua mỗi tiết học. Học sinh trả lời được dạng câu hỏi nào. Qua một tiết học là giáo viên đã truyền tải một khối kiến thức lớn sau đó đặt câu hỏi kiểm tra xem học sinh đã hiểu được tới đâu trong hệ thống câu hỏi Tiếng anh .Từ đó rút kinh nghiệm để truyền đạt tiết tiếp theo tốt hơn. Hệ thống hoá câu hỏi Tiếng anh trong một tiết giảng trên lớp được hướng dẫn thường xuyên kết hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và với các kỹ năng khác thông qua các bài hội thoại, bài text ngắn hoặc các nội dung chủ điểm của bài. Giáo viên chốt lại một vài câu hỏi đơn giản: What does the content say? What do you think about the content? Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 6 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - What is the this text?/ dialogue? Qua mỗi bài có xuất hiện trong chủ đề, chủ điểm và tình huống của bài học đã được luyện tập. Có thể chuyển câu hỏi về hình thái cấu trúc ngữ pháp như: What about…? How about…? Để cho học sinh nhớ lâu hơn về “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy” trên lớp người dạy phải mở đầu tiết học bằng các câu hỏi về thông tin cá nhân trước như: What’s today? What’s the date? What is the weather like today? How are you today? → How about you?/ What about you? Do you like to play a game? Would you like to come to my house for dinner? Cũng có thể đơn giản hơn giúp học sinh yếu phấn khích học tập bằng câu hỏi phụ : Giáo viên chỉ vào mình và nói “ I am Ha.” Chỉ học sinh và hỏi : “ What is your name?” → học sinh có thể trả lời My name is Trung hoặc I’m Trung/ hoặc Trung là người dạy thành công. Giáo viên có ngắt câu hỏi khó thành nhiều câu hỏi nhỏ: Why did not you come there yesterday? → What did you do yesterday? hoặc Did you come there? Thông qua hoạt động nghe hiểu, viết hai câu đó dành cho học sinh yếu kém. Giáo viên không có các mục dạy tách biệt cho ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng mà ngược lại chúng sẽ được dạy lồng ghép với nhau, phối hợp chặt chẽ và được luyện tập một cách có hệ thống, logic từ đơn giản đến phức tạp giúp cho học sinh dễ hấp thu và nhớ lâu. Những học sinh yếu kém chép lại câu mà giáo viên đã chốt lại sau khi kết thúc bài học , về nhà phải rèn luyện cách phát âm hiểu nghĩa câu, luyện kỹ năng nghe hiểu, vấn đáp qua các hoạt động tự học ở nhà bằng hệ thống câu hỏi Tiếng anh trong một tiết dạy trên lớp . Để bắt đầu mỗi bài học , giáo viên cần tiến hành đặt một số câu hỏi hướng dẫn (guide questions) Giáo viên nên hỏi những câu hỏi đơn giản những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới để gợi mở đi vào nội dung bài học mới. Như vậy trong lúc này giáo viên có thể gọi những học sinh yếu kém để trả lời: Ví dụ: Giáo viên có thể dùng tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh tự vẽ nêu tình huống đặt câu hỏi kiến thức có liên quan đến bài như: What is it/ this/ that? → Đây là cái gì? Who is this/ that? → Kia là ai? Tiếp đến: What is he/she doing? Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 7 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - Giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh học ở nhà bằng cách dùng những câu hỏi ở SGK . Sau đó hỏi học sinh khá hơn: What does the picture say? - Khi giảng bài Giáo viên dựa vào những bài text (bài khoá) hoặc bài đối thoại (dialogue) có chứa cấu trúc ngữ pháp mà các em đã học trước đó giáo viên có thể gọi để kiểm tra những học sinh yếu kém nhắc lại cách dùng, cấu trúc để hỏi. - Hoặc có thể đặt một câu theo cấu trúc đó. Giáo viên có thể thực hiện bằng biện pháp hỏi vấn đáp hoặc yêu cầu các em viết ra giấy. - Phần cuối bài giáo viên có thể chốt lại câu cơ bản, đơn giản yêu cầu học sinh về nhà luyện tập để hôm sau kiểm tra. - Giáo viên chú ý thực hiện các biện pháp này liên tục không gián đoạn. Chú ý thay đổi chức năng kiểm tra; tiết trước đó kiểm tra vấn đáp thì tiết sau kiểm tra viết trên một tờ giấy trong vòng 3 phút, gấp sách vở lại nộp câu trả lời cho giáo viên sau 3 phút. - Giáo viên đưa ra những câu hỏi có hệ thống, logic theo vòng xoắn ốc luôn lập lại và phát triển mở rộng khuyến khích phát triển về nghe hiểu, nói và viết những câu hỏi có liên quan bài học. - Giáo viên nhận xét đánh giá bằng cách đánh dấu vào ô xếp loại trong hồ sơ lưu trữ của lớp. - Nếu trong 1 tháng học sinh nào bị nhiều điểm kém và kém hơn thì về nhà học lại bại cũ lẫn bài mới. - Những học sinh có tiến bộ thì tuyên dương, cổ vũ, tặng hoa, học sinh chưa có tiến bộ phải động viên giúp đỡ nhiều hơn. Cứ thế tiếp tục trong cả quá trình dạy học 3) Tổ chức triển khai thực hiện: Sau tiết dạy Giáo viên dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị trả lời các câu hỏi với Who, What, How…để tiết sau kiểm tra tuy nhiên Giáo viên không cho câu hỏi cụ thể nào. Giúp người học về nhà chuẩn bị theo ý của các em kĩ hơn và nhiều câu hỏi hơn với What, Who, How… Tiết tới tiến hành tổ chức triển khai kiểm tra hệ thống câu hỏi tiếng Anh. Với thời gian một tiết học chúng ta có thể thực hiện các phương pháp này cho học sinh yếu kém. Sau đây là một số ví dụ cụ thể: Tiếng Anh 6, Unit 10, section C : My favorite food 1,2,3. Giáo viên chỉ vào bức tranh và nói một vài câu với cấu trúc câu hỏi: Wh- question: Ex: What is this/ that? → It’s a carrot. Sau đó giải thích What is this/ that? Dùng cho danh từ số ít. Ex: What are these/ those? → They’re carrots. Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 8 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - Sau đó giải thích What are these/ those? Dùng cho danh từ số nhiều. What is your favorite food? → My favorite food is potatoes. Giáo viên yêu cầu nhìn vào bức tranh làm 2 câu Ex: This is a tomato. These are two tomatoes. Tiếp theo Giáo viên chỉ vào Nhân hỏi: Who’s this? → It’s Nhan. Giáo viên chỉ vào Nam hỏi: Who’s that?/ What’s his name?→ It’s Nam. Etc… Unit 4, English 7 Section B: The library. (1) Mục đích phần này cho phép học sinh yếu kém nắm được đọc và trả lời câu hỏi theo bài để nâng cao từ hỏi. Where are the magazines? Where are the books? What books are on the left?/What books are on the right? Where are the books in English? Câu hỏi “What does he/she look like?” cũng được áp dụng để hỏi đặc điểm, tính chất sự vật… Nhiệm vụ của học sinh là về nhà phải rèn luyện cách phát âm, hiểu nghĩa câu hỏi và câu trả lời luyện các kĩ năng nói, nghe hiểu qua các hoạt động tự học ở nhà kiểm tra các câu mẫu để bắt chước hoặc cách trả lời cho từng câu hỏi. Vào đầu tiết học giáo viên có thể đưa một số bức tranh đã vẽ hoặc các bức tranh trong sách giáo khoa để kiểm tra học sinh yếu kém. Với các câu hỏi như trên để học sinh có thể nghe thường xuyên như thói quen. Giáo viên có thể chỉ vào đó và hỏi: Teacher : What is this? Gọi học sinh trả lời : Student: It’s a picture. -Giáo viên giải thích và yêu cầu luyện tập điểm ngữ pháp present progressive Tense (hiện tại tiếp diễn) Với câu hỏi: What is/am/are +S+V-ing…? Để học sinh sinh phân biệt thì của động từ. Ví dụ: What are the students doing now? → They are coming to the school library. What’s he/ she doing? What are you doing now?  I’m reading. Hôm sau giáo viên kiểm tra lại : What are you doing now? Giáo viên đưa những bức tranh chỉ các hoạt động . Ví dụ: Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 9 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - Bức tranh bọn trẻ chơi bóng đá, bức tranh nghe nhạc, bức tranh đọc sách… Giáo viên yêu cầu học sinh yếu kém nhìn tranh đặt câu hỏi với thì hiện tại tiếp diễn sau đó giáo viên thu bài nhận xét và đánh giá tổng quát và cụ thể một vài bài để học sinh có thể rút kinh nghiệm ngay tại lớp, giáo viên chú ý lưu vào sổ cá nhân để theo dõi và có kế hoạch phụ đạo trong các tiết học, bài học tiếp theo. Đối với học sinh khối 8,9 người dạy cũng bám sát những câu hỏi trên để tiếp tục nâng cao trong các tiết dạy kĩ năng Nói – nghe- đọc-viết. Đặc biệt là nói được và nghe được người khác nói. Ví dụ: Ngay từ bài 1 Unit 1 của lớp 8 cũng có thể người học tự hỏi: Who is that?/ What does he/ she look like?/ What is he/she?... Hoặc hỏi nghề nghiệp: What does he/ she do? ở phần SPEAK Phần WRITE trang 15 người học cũng hiểu được hệ thống câu hỏi. Nhưng người dạy cần cho người học tập nói trên lớp để ôn lại thói quen nói. Tóm lại Hệ thống câu hỏi Tiếng anh chỉ định trong một tiết giảng trên lớp là cần thiết cho học sinh mà Giáo viên cần quan tâm hơn. Ở các cấp học cao hơn người dạy cần nâng cao hệ thống câu hỏi theo một lôgic nhất định để kích thích người học . Một phần làm cho tiết học trở nên sinh động, mặt khác giúp người học hiểu rõ vấn đề một cách tận tường. Những biện pháp nói trên nghe như đơn giản tuy nhiên nó cần được trang bị từ đầu cấp học cho học sinh. Từ đó tôi thường trao đổi với đồng nghiệp tiến hành các giải pháp này vào chương trình đổi mới đang áp dụng giảng dạy hiện nay để sau này học sinh có một vốn kiến thức cơ bản làm hành trang tiến tới. Từ đúc kết của nhiều năm giảng dạy tôi đã kiểm tra và thấy Hệ thống câu hỏi Tiếng anh chỉ định trong một tiết giảng là thiết thực và có kết quả. Chất lượng học tập của học sinh ở lớp có khoảng 95% học sinh hiểu được nội dung cơ bản nhất qua các câu hỏi sau mỗi bài học vận dụng ngôn ngữ đang học vào thực tế cũng hay hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc Hệ thống câu hỏi Tiếng anh chỉ định cho một tiết giảng , đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ giữa giáo viên và học sinh . Trước hết giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài học, để chọn phương pháp thảo luận nhóm phù hợp, hỏi đáp giữa các cặp học sinh sinh động. Hướng dẫn về nhà bằng những câu hỏi lôgic. Đối với học sinh phải chuẩn bị kỹ những nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao trước ở nhà, chủ động tập trung sáng tạo hơn. Nếu thực hiện tốt Hệ thống câu hỏi Tiếng anh chỉ định cho một tiết giảng trên lớp đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 10 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - 4.Kết quả mỗi tiết dạy sau số học sinh tham gia xây dựng bài trả lời câu hỏi của Giáo viên cao hơn tiết trước. Số Giỏi Khá Tbình Yếu Kém HS TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL 265 82 30,9 54 20,4 91 34,5 19 7,1 19 7,1 2.Khuyến nghị: Để “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy” đạt hiệu quả cao điều đầu tiên phải có đồ dùng trực quan đầy đủ, tranh ảnh màu sắc hài hoà, hấp dẫn sinh động , từ đó bản thân có một vài khuyến nghị sau: Đối với các cấp lãnh đạo, chính quyền quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất trường lớp. Đối với Lãnh đạo PGD tăng cường đồ dùng dạy học, đồ chơi, hình ảnh trực quan sinh động để cho giáo viên có thời gian đầu tư vào sáng kiến mới và chuẩn bị cho tiết dạy đạt kết quả tốt hơn. Sở giáo dục & đào tạo kết hợp PGD tổ chức học chuyên đề về “Hệ thống câu hỏi chỉ định cho một tiết dạy” SGV giúp Giáo viên tìm những câu hỏi mở để gợi ý hỏi cho mỗi tiết giảng. Hoà Thịnh, Ngày 11 tháng 5 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Sơn Hà PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ A. Nhận xét 1. Đổi mới: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 11 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - 2. Lợi ích: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ 3. Tính khoa học: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ 4.Tính khả thi:_________________________________________________________________ 5. Hợp lệ: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ B. Kết quả xếp loại: TIÊU ĐIỂM TIÊU CHÍ CHUÂN ĐẠT 1 Có đối tượng nghiên cứu mới Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả ĐỔI 2 công vụ.có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao 1 MỚI hiệu quả công vụ. Có đề xuất hướng nghiên cứu mới có đề xuất hướng 3 nghiên cứu mới Có chứng cớ cho thấy skkn đã tạo hiệu quả cao hơn, LỢI 2 4 đáng tin, đáng khen (phân biệt sáng kiến chưa áp ÍCH dụng với sáng kiến đã áp dụng). Có phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với KHOA 5 nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị (nđ20cp/08.2.2965) 3 HỌC 6 Đạt logic, nội dung văn bản skkn dễ hiểu. KHẢ Có thể áp dụng skkn cho nhiều người ở nhiều nơi. 4 7 THI HỢP Hình thức văn bản theo quy định của các cấp quản 5 8 LỆ lý thi đua đã quy định. TỔNG CỘNG XẾP LOẠI Hòa Thịnh, ngày14 tháng 5 năm 2009 TỔ TRƯỞNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI. A. Nhận xét 1. Đổi mới: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 12 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - 2. Lợi ích: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ 3. Tính khoa học: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ 4.Tính khả thi:_________________________________________________________________ 5. Hợp lệ: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ B. Kết quả xếp loại: TIÊU ĐIỂM TIÊU CHÍ CHUÂN ĐẠT 1 Có đối tượng nghiên cứu mới Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả ĐỔI 2 công vụ.có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao 1 MỚI hiệu quả công vụ. Có đề xuất hướng nghiên cứu mới có đề xuất hướng 3 nghiên cứu mới Có chứng cớ cho thấy skkn đã tạo hiệu quả cao hơn, LỢI 2 4 đáng tin, đáng khen (phân biệt sáng kiến chưa áp ÍCH dụng với sáng kiến đã áp dụng). Có phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với KHOA 5 nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị (nđ20cp/08.2.2965) 3 HỌC 6 Đạt logic, nội dung văn bản skkn dễ hiểu. KHẢ Có thể áp dụng skkn cho nhiều người ở nhiều nơi. 4 7 THI HỢP Hình thức văn bản theo quy định của các cấp quản 5 8 LỆ lý thi đua đã quy định. TỔNG CỘNG XẾP LOẠI Hòa Thịnh, ngày tháng 5 năm 2009 HIỆU TRƯỞNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 13 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ *Tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài nghiên cứu: SGK tiếng Anh 6,7,8,9 và SGV 6,7,8,9. Sổ tay dành cho người dạy tiếng Anh THCS. – NXB giáo dục. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường phổ thông NXB giáo dục _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 14 __  Sáng kiến kinh nghiệm - Tröôøng THCS Đồng Khởi - _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ _________________________ Giáo viên : Nguyễn Sơn Hà Năm học: 2008-2009 __Trang 15 __
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng