Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giúp học sinh có năng lực trung bình giải nhanh các bài tập trắc nghiệm phầ...

Tài liệu Skkn giúp học sinh có năng lực trung bình giải nhanh các bài tập trắc nghiệm phần di truyền quần thể sinh học 12

.DOC
24
170
116

Mô tả:

MỤC LỤC Trang A. Đặt vấn đề.......................................................................................2 B. Giải quyết vấn đề ........................................................................ 3 I. Cơ sở lí luận.................................................................................... 3 II. Thực trạng ..................................................................................... 3 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện .....................................................3 1. Phương pháp giải các dạng toán cơ bản về quần thể ngẫu phối.... 4 2. Phương pháp giải một số dạng bài tập về quần thể tự phối........... 11 IV. Kiểm nghiệm............................................................................... 16 C.Kết luận và đề xuất......................................................................... 18 Phụ lục............................................................................................... 19 Tài liệu tham khảo........................................................................... 24 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Cho đến nay, sau 6 năm thực hiện, việc cải cách chương trình ở các cấp học, cải cách việc kiểm tra, đánh giá học sinh đã thực sự chứng minh được sự cần thiết của nó và thực sự đã đào tạo được những con người của thời đại mới, thời đại của Khoa học và Công nghệ. Đó là những con người có trình độ, có tư duy sáng tạo và biết chủ động trong các hoạt động của bản thân. Đặc biệt là hình thức thi, kiểm tra đánh giá học sinh bằng các bài thi trắc nghiệm đang mang lại một hiệu quả rất lớn trong tiến trình đào tạo một con người “Vừa hồng vừa chuyên” trong giai đoạn hiện nay. Nếu trước đây học và thi môn Sinh học, môn Lí, môn Hóa, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ đối với các câu hỏi lí thuyết hoặc phải giải trọn vẹn đối với các bài toán. Thì ngày nay, để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm, học sinh lại cần lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học và vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định, nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm, đặc biệt đối với các câu bài tập. Vậy làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất và chính xác nhất? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các em học sinh. Và làm thế nào để giúp các em HS đạt được điểm cao ở những câu bài tập nhất là những em có tư duy tự nhiên không tốt là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên cần xây dựng cách dạy riêng của mình. Ở Chương trình sinh học lớp 12 có rất nhiều nội dung học, mà câu hỏi được đưa ra dưới dạng bài tập trong đó có chương Di truyền quần thể. Đây là một chương học có thời lượng rất ngắn trong phân phối chương trình và thời gian dành cho phần bài tập rất ít (Chỉ có 1 tiết cho cả 3 chương III, IV, V phần di truyền học) nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ (đối với đề thi tốt nghiệp 2 câu, đối với thi đại học 3 câu. Theo cấu trúc đề thi của bộ 2011). Khối lượng kiến thức tương đối lớn, nhiều dạng bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp nên giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh. Do đó việc đưa ra phương pháp giải những dạng bài tập cơ bản là rất cần thiết đặc biệt là đối với đối tượng học sinh có tư duy không tốt. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã hướng dẫn các em vận dụng lí thuyết tìm ra công thức và cách giải nhanh để các em hiểu bài sâu hơn và làm bài tốt hơn trong các lần kiểm tra cũng như các kì thi. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Chương trình sinh học 12 nói chung và chương “ Di truyền quần thể ” nói riêng theo tôi là rất khó dạy và với học sinh là khó học nhất trong toàn bộ chương trình Sinh học phổ thông, cả khó nhớ kiến thức nhất vì lượng kiến thức quá dài và quan trọng. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng”, tài liệu về giảm tải một số nội dung trong chương trình Sinh Học trung học phổ thông nhưng lượng kiến thức và kỹ năng vẫn rất khổng lồ. Vì vậy, việc dạy để HS đạt chuẩn là một việc làm rất khó, và việc dạy để HS có thể vững tâm tham dự các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng lại là điều khó hơn. Với thời gian trên lớp thì quá ít mà nội dung kiến thức nhiều khó mang tính lí thuyết đơn thuần, do đó giáo viên khó truyền đạt hết cho học sinh nếu không có những cách làm phù hợp. II. Thực trạng + Ở phần này sách giáo khoa chỉ đề cập suông về mặt lí thuyết, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này. + Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên ( giáo viên không mở rộng) thì không một học sinh nào có thể làm được một bài tập về phần quần thể. + Ngược lại với thời gian, trong thực tế hầu hết các đề thi số điểm dành cho phần này lại chiếm tỉ lệ nhất định, các câu hỏi đều dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó. Nếu ở lớp giáo viên không có cách dạy riêng cho học sinh của mình thì khó mà học sinh có được điểm của phần thi này. + Làm thế nào để học sinh có được kỹ năng giải các bài tập về di truyền quần thể, trừ những học sinh có khả năng tự học tự nghiên cứu còn đa số các học sinh phải nhờ thầy cô giáo mới có được kỹ năng đó. Đặc biệt là đối với học sinh trường tôi tiền thân là một trường bán công, chất lượng đầu vào rất kém, tư duy tự nhiên yếu, việc tự học là điều không thể xảy ra. Với những thực tế đó đỏi hỏi giáo viên có những phương pháp nghiên cứu nhất định, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “GIÚP HỌC SINH CÓ HỌC LỰC TRUNG BÌNH GIẢI NHANH CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN DI TRUYỀN QUẦN THỂ - SINH HỌC 12” để giúp các em của trường tôi dễ dàng làm được các câu bài tập trắc nghiệm phần Di truyền quần thể . III. Giải pháp và tổ chức thực hiện: Để giúp học sinh có học lực trung bình có thể giải được các bài tập thuộc chương Di truyền quần thể một cách dễ dàng tôi đã tiến hành các bước sau: Bước 1: Khái quát lại những kiến thức lí thuyết cơ bản. Bước 2: Đưa ra các dạng bài tập cơ bản và phương pháp giải tổng quát cho từng dạng và phương pháp bổ trợ khi làm bài trắc nghiệm. 3 Bước 3: Đưa ra các ví dụ điển hình cho từng dạng và yêu cầu HS giải dưới dạng tự luận. Bước 4: Đưa ra hệ thống câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm để HS vận dụng củng cố kiến thức Bước 5: Kiểm nghiệm kết quả bằng hình thức kiểm tra 15 phút với đề trắc nghiệm. Trong SKKN này tôi chỉ trình bày từ bước 2 đến bước 5 1. Phương pháp giải các dạng toán cơ bản về quần thể ngẫu phối: Dạng 1: Tính tần số tương đối của các alen trong quần thể: a.Cách giải: Giả sử trong quần thể, một gen có 2 alen A, a; Gọi p,q lần lượt là tần số của A, a, đề tính p, q ta sử dụng các cách sau: Cách 1: Áp dụng khi đề bài cho số lượng cá thể của từng kiểu gen trong quần thể Cho quần thể có N cá thể gồm D cá thể có kiểu gen AA H cá thể có kiểu gen Aa R cá thể có kiểu gen aa Khi đó: p = (D + H/2)/N q = (R + H/2)/N = 1- p Cách 2: Áp dụng khi đề bài cho cấu trúc di truyền của quần thể Cho quần thể có cấu trúc di truyền là xAA + yAa + zaa = 1 Khi đó p = x + y/2; q = z + y/2 Cách 3: Áp dụng khi đề bài cho quần thể đang ở trạng thái cân bằng và cho tỉ lệ một loại kiểu hình - Trường hợp 1: Tính trạng di truyền theo quy luật trội lặn hoàn toàn + Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình lặn là t thì: q = t => p = 1-q + Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình trội là t thì: q = 1  t và p = 1 – q - Trường hợp 2: Tính trạng di truyền theo quy luật trội lặn không hoàn toàn: + Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình lặn là t thì q = t => p = 1-q + Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình trội là t thì: p = t và q = 1- p + Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình trung gian là t thì ta giải hệ phương trình: p+q = 1 2pq = t Lưu ý: Tổng tần số tương đối của các alen của một gen trong quần thể luôn bằng 1 b. Bài tập điển hình 4 Bài 1: Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA qui định lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng. Tính tần số tương đối của các alen? Giải: Tổng số cá thể của quần thể: 580 + 410 + 10 =1000 => Tần số alen A là : p = (410 + 580 : 2) : 1000 = 0,7 Tần số alen a là : q = 1- 0,7 = 0,3 Bài 2: Cho 3 quần thể giao phối: - Quần thể I: 0,25 AA : 0,1 Aa : 0,65 aa - Quần thể II: 0,3 AA : 0,7 aa - Quần thể III: 0,6 Aa: 0,4 aa Hãy xác định tần số tương đối của các alen trong các quần thể trên? Giải: - Quần thể I: A = 0,25 + 0,1/2 = 0,3 => a = 1- 0,3 = 0,7 - Quần thể II: A = 0,3 => a = 1- 0,3 = 0,7 - Quần thể III: A = 0,6/2 = 0,3 => a = 1- 0,3 = 0,7 Bài 3: Ở bò A qui định lông đen, a: lông vàng. Trong một quần thể bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tìm tần số của gen A? Giải: Quần thể đạt trạng thái cân bằng aa = 9% = q2 => q = a = 0,3 => p = A= 0,7 Bài 4: Quần thể người có tần số người bị bạch tạng 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng. Tần số tương đối của các alen là: a. Tính tần số các alen? (biết bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định) b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng? Giải: a. Tính tần số các alen A: bình thường (không bạch tạng), a: bạch tạng Quần thể cân bằng aa = q2 = 1/10000 = > a = q = 0,01 => A = p = 0,99 b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng? -Bố dị hợp (Aa) xác suất -Mẹ dị hợp (Aa) xác suất -Xác suất con bị bệnh 2 pq p 2  2 pq 2 pq 2 p  2 pq 1 4 Vậy xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng là: thế p=0,01 , q= 0,99 => 2 pq 2 pq 1 x x 2 p  2 pq p  2 pq 4 2 pq 2 pq 1 p 2  2 pq x p 2  2 pq x 4 = 2 9,8.10-5 5 c. Bài tập vận dụng: Câu 1: Trong một quần thể cân bằng, người ta xác định có 20,25% số cá thể có lông dài và còn lại là lông ngắn. Biết A: lông ngắn, a: lông dài . Tỉ lệ A/a của quần thể trên là bao nhiêu? A.0,80 B.1,25 C.1,22 D. 0,85 . Đáp án C Câu 2: Một quần thể thực vật cân bằng có 36% số cây có quả đỏ, còn lại là quả vàng. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. Tần số tương đối của mỗi alen A và a trong quần thể là: A.A = 0,6; a = 0,4 B.A = 0,4; a = 0,6 C.A = 0,8; a = 0,2 D.A = 0,2; a = 0,8 Đáp án D Câu 3: Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể có cấu trúc di truyền sau đây là bao nhiêu? P: 0,35 AA : 0,425 Aa : 0,225 aa A. A = 0,5625, a = 0,4375 C. A = 0.575, a = 0,425 B. A = 0,675, a = 0,325 D. A = 0,375, a = 0,625 Đáp án A Câu 4: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là A. 0,5A và 0,5a. B. 0,6A và 0,4a. C. 0,4A và 0,6a. D. 0,2A và 0,8a. Đáp án A Câu 5: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng,kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng.Một QT vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen, 96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là: A. 0,3 và 0,7 B. 0,7 và 0,3 C. 0,4 và 0,6 D. 0,6 và 0,4 Đáp án C Câu 6: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%. Đáp án A Câu 7: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đen trong quần thể này là A. 16 %. B. 64%. C. 48%. D. 4%. Đáp án B Câu 8: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,8 AA + 0,2 Aa là A. 0,8A; 0,2a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,9 A; 0,1a. Đáp án D 6 Câu 9: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen I OIO) chiếm tỉ lệ 48,35%; nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A ((kiểu gen IAIO, IAIA) chiểm tỉ lệ 19,46%; Nhóm máu AB (kiểu gen I AIB) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và IO trong quần thể này là : A. IA = 0,69; IB = 0,13; IO = 0,18 B. IA = 0,13; IB = 0,18; IO = 0,69 C. IA = 0,17; IB = 0,26; IO = 0,57 D. IA = 0,18; IB = 0,13; IO = 0,69 Đáp án B Câu 10: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt tròn của quần thể này là A. 48,0%. B. 42,0%. C. 25,5%. D. 57,1%. Đáp án D Dạng 2: Xác định trạng thái di truyền của quần thể: a.Cách giải: Cho quần thể có cấu trúc di truyền là xAA + yAa + zaa = 1, xác định trạng thái di truyền của quần thể? Nếu cấu trúc của quần thể thỏa mãn công thức Hacdy – Vanbec tức là: x = p2 , y = 2pq , z = q 2 trong đó p,q lần lượt là tần số của alen A, a thì quần thể đang ở trạng thái cân bằng Nếu cấu trúc của quần thể không thỏa mãn công thức trên thì quần thể ở trạng thái chưa cân bằng ** phương pháp bổ trợ: Nếu cấu trúc quần thể phản ánh mối tương quan sau: x.z = (y/2)2 thì quần thể đang ở trạng thái cân bằng b. Bài tập điển hình Bài1: Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng QT1: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa Giải: Cách 1: QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa - Gọi p là tần số tương đối của alen A - Gọi q là tần số tương đối của alen a Ở quần thể 1 có: p = 0,36 + 0,48/2 = 0,6 => q = 1- 0,6 = 0,4 Ta có : x = 0,36 = 0,6 2 ; z = 0.16 = 0,4 2; y = 0,48 = 2.0,6.0,4 Nên QT1 đang ở trạng thái cân bằng QT2 không thỏa mãn công thức nên chưa cân bằng Cách 2: QT1: Ta có 0.36 x 0.16 = (0.48/2)2 vậy quần thể đang cân bằng QT2: 0,7.0,1 ≠ (0,2/2)2 nên chưa cân bằng Bài 2: Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA qui định lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 7 10 con lông trắng. Quần thể có ở trạng thái cân bằng không? Quần thể đạt trạng thái cân bằng với điều kiện nào? Giải: - Cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0.41 AA + 0.58aa + 0.01aa Cấu trúc này cho thấy quần thể không ở trạng thái cân bằng vì 0,41 x 0,01 = (0,58/2)2 Điều kiện để quần thể đạt vị trí cân bằng di truyền khi quá trình ngẫu phối diễn ra thì ngay ở thế hệ tiếp theo quần thể đã đạt sự cân bằng di truyền Bài 3: Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 Giải nhanh: Ta có: Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì xz = (y/2)2 nên: Quần thể 1: 1 x 0 = (0/2)2 => quần thể cân bằng. Quần thể 2: 0 x 0 ≠ (1/2)2 => quần thể không cân bằng. Quần thể 3: 0 x 1 = (0/2)2 => quần thể cân bằng. Quần thể 4: 0,2 x 0,3 = (0,5/2)2 => quần thể không cân bằng. c. Bài tập vận dụng: Bài 1: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA. C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA. Đáp án C Bài 2: Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền? QT 1: 1AA QT 2: 0,5AA : 0,5Aa QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa QT 4: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa A. 1 và 2 B. 1 và 4 C. 2 và 4 D. 2,3 và 4. Đáp án B Bài 3 : Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Quần thể nào sau đây đang cân bằng về mặt di truyền? A Quần thể có 100% hoa trắng. B Quần thể có 100% hoa đỏ. C Quần thể có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng. D Quần thể có 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng. Đáp án A Dạng 3: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ ngẫu phối: a.Cách giải: 8 - Cấu trúc di truyền của quần thể chính là tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể. Tỉ lệ của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể. Giả sử 1 quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là xAA + yAa + zaa = 1, thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ Fn được xác định: - Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng thì cấu trúc ở Fn giống cấu trúc của P - Nếu quần thể chưa ở trạng thái cần bằng và tần số tương đối của các alen ở 2 giới bằng nhau thì cấu trúc ở F n là p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 với p = x + y/2; q = z + y/2 - Nếu quần thể chưa ở trạng thái cần bằng và tần số tương đối của các alen ở 2 giới không bằng nhau thì cấu trúc ở Fn là p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 với p = (p♂ + p♀)/2; q = (q♂ + q♀)/2 b. Bài tập điển hình Bài 1 Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu hình là hoa đỏ (do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng (do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F4? Giải: Gọi: p tần số tương đối của alen B q tần số tương đối alen b - %hoa trắng bb = 100%- 84%= 16%=q2 => q = 0,4 => p = 0,6 - Vì quần thể đang ở trạng thái cân bằng nên Áp dụng công thức định luật Hacdi – Vanbec p2 BB + 2pq Bb + q2 bb = 1 Ta có: Cấu trúc di truyền quần thể là: 0.62 BB + 2.0,6.0,4 Bb + 0,42 bb = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1=> Cấu trúc của quần thể ở thế hệ F4 là: 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1 Bài 2: Ở ngô, alen A quy định hạt vàng và alen a quy định hạt trắng. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% giao tử đực a và 40% loại giao tử cái a, 60% loại giao tử cái A. Tính: a) Thành phần kiểu gen của quần thể P. b) Chọn ngẫu nhiên một số hạt ngô đem gieo, giả sử với số lượng lớn, tần số kiểu gen vẫn không đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau và không có áp lực của chọn lọc. Thành phần kiểu gen của F1 như thế nào? Giải: a)Thành phần kiểu gen của thế hệ P là: (0,7 A♂: 0,3a♂) x (0,6A♀ : 0,4a♀) = 0,42 AA : 0,46Aa : 0,12 aa b) Tần số kiểu gen ở thế hệ P là: A= (0,7 + 0,6)/2 = 0,65 ; a = (0,3 + 0,4)/2 = 0,35 => Cấu trúc ở F1 là: 0,652AA : 2.0,65.0,35 Aa : 0,352 aa = 0,4225 AA: 0,455Aa : 0,1225 aa c) Bài tập vận dụng: 9 Bài 1: Một quần thể có tần số tương đối A 6 = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong a 4 quần thể cân bằng là A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa. C. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36aa. B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa. D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa. Đáp án B Bài 2: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể đó ở thế hệ F2 là A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa. Đáp án C Bài 3: Trong một quần thể giao phối có 3 kiểu gen với tỉ lệ 9/16 AA: 6/16 Aa: 1/16 aa. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ tiếp theo thu được bằng thụ tinh chéo là: A. 0,5625 AA: 0,375Aa : 0,0625aa B. 0,81 AA: 0,18Aa : 0,01aa C. 0,5625 Aa: 0,375AA : 0,0625aa D. 0,81 aa: 0,18Aa : 0,01AA Đáp án A Bài 4: Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, xét 2 gen alen D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là: A. 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd B. 0,04DD : 0,32Dd : 0,0,64dd C. 0,32DD : 0,64Dd : 0,04dd D. 0,64DD : 0,32Dd : 0,04dd Đáp án D Bài 5: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với a quy định cây thấp. Quần thể ban đầu có cây thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là A. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa. B. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa. Đáp án B Dạng 4: Xác định tỉ lệ kiểu hình của quần thể khi biết thành phần kiểu gen hoặc tần số alen a.Cách giải: - Nếu đề bài cho cấu trúc di truyền của quần thể là xAA + yAa + zaa = 1 thì trong trường hợp trội lặn là hoàn toàn, tỉ lệ kểu hình trội = x + y, tỉ lệ kiểu hình lặn là z, nếu là trội lặn không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu gen cũng chính là tỉ lệ kiểu hình - Nếu đề bài cho tần số tương đối của các alen và cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thì ta xác định cấu trúc di truyền của quần thể và tính tỉ lệ kiểu hình như ý trên. b. Ví dụ điển hình: Bài 1: Ở ngô, alen A quy định hạt vàng và alen a quy định hạt trắng. Một rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200 hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% giao tử 10 đực a và 40% loại giao tử cái a, 60% loại giao tử cái A. Tính số hạt ngô mỗi loại thu được? Giải: Thành phần kiểu gen của thế hệ P là: (0,7 A♂: 0,3a♂) x (0,6A♀ : 0,4a♀) = 0,42 AA : 0,46Aa : 0,12 aa Số lượng hạt ngô mỗi loại thu được là: - Hạt trắng có kiểu genn aa = 0,12 . 1000 . 2 . 200 = 48 000 - Hạt vàng có kiểu gen AA và Aa = 0,88 .100 . 2. 200 = 352000 c. Bài tập vận dụng: Bài 1: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r . Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu? A.0,940 B. 0.9940 C. 0,1840 D. 0,140 Đáp án B Bài 2: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là A. 2560. B. 320. C. 7680. D. 5120. Đáp án A Bài 3. Ở 1 quần thể, biết gen D qui định hoa đỏ, trội không hoàn toàn so với gen d qui định màu hoa trắng. Hoa hồng là tính trạng trung gian. Cho 1 quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,25 DD + 0,40 Dd + 0,35 dd = 1 Tỉ lệ các kiểu hình của quần thể trên khi đạt trạng thái cân bằng là bao nhiêu? A.30,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 20,25% hoa trắng B. 27,5% hoa đỏ : 46,25% hoa hồng : 26,25% hoa trắng C. 25% hoa đỏ : 40% hoa hồng : 35% hoa trắng D. 20,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 30, 25% hoa trắng Đáp án D Bài 4: Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA chiếm 0,4; IB chiếm 0,3; IO chiếm 0,2. Kết luận nào sau đây không chính xác? A. Có 6 loại kiểu gen về tính trạng nhóm máu. B. Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%. C. người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 40%. D. Người nhóm máu B chiếm tỉ lệ 25%. Đáp án B 2. Phương pháp giải một số dạng toán về quần thể tự phối Dạng 1: Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn a. Cách giải: Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau: xAA + yAa + zaa =1 Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là n AA = x + 1 y    .y  2 2 11 Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là n 1   .y 2 Aa = Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là n aa = z + 1 y    .y  2 2 Trường hợp đặc biệt: + nếu x = z thì AA = aa = (1- Aa)/2 + Nếu thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) 100% dị hợp Aa qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là AA = 1 1    2 2 n Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là 1    2 Aa = n Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là aa = 1 1    2 2 n b. Bài tập điển hình Bài 1: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? Giải: Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau (Với n=3) Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là AA = 1 1    2 2 n = 1 1    2 2 3 = 0,4375 Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là Aa = 1    2 n = 1   2 3 = 0,125 Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là aa = 1 1    2 2 n = 1 1    2 2 3 = 0,4375 Bài 2 Quần thể P có 35AA, 14Aa, 91aa Các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ tìm cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ Giải: Cấu trúc của quần thể P 0,25AA + 0,1Aa + 0,65aa 12 Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ n AA = x + 1 y    .y  2 2 3 = 0,25 + 1 0,1    .0,1 =  2 2 0,29375 Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là n Aa = 3 1 1   .y =   .0,1 = 2  2 0,0125 Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là n aa = z + 1 y    .y  2 2 3 = 0,65 + 1 0,1    .0,1 =  2 2 0,69375 Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ 0,29375 AA + 0,125 Aa + 0,69375 aa Bài 3: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,8Bb + 0,2bb = 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn cấu trúc của quần thể như thế nào? Giải: Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể F3 là n BB = x + 1 y    .y  2 2 3 = 1 0,8    .0,8 =  2 0 2 0,35 Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể F3 là n Bb = 3 1 1   .y =   .0,8 2    2 = 0,1 Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể F3 là n bb = z + 1 y    .y  2 2 3 = 1 0,8    .0,8  2 0,2  2 = 0,55 Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là: 0,35 BB + 0,1 Bb + 0,55 bb Bài 4: Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2 Bb + 0,4bb = 1 Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475 Giải: Tỷ lệ thể đồng hợp trội BB trong quần thể Fn là n BB = x + 1 y    .y  2 2 n = 1 0,2    .0,2  2 0,4  2 = 0,475 => n=2 vậy sau 2 thế hệ BB = 0,475 c. Bài tập vận dụng: 13 Bài 1: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa. Đáp án B Bài 2: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là: A. 1/128. B. 127/128. C. 255/ 256. D. 1/ 256 Đáp án D Bài 3: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Đáp án B Bài 4: Một quần thể có 36 % AA: 48% Aa : 16% aa.Cấu trúc di truyền của quần thể này sau 3 thế hệ tự phối liên tiếp là A. 57 % AA : 16% Aa : 27 % aa B. 57% AA: 6% Aa: 37 % aa C. 57 AA : 36% Aa : 7% aa D. 57% AA: 26 % Aa: 17 % aa Đáp án B Bài 5: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, giả sử tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) ở thế hệ xuất phát là 100%. Tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ I3 là: A. 25%. B. 56,25%. C. 43,75%. D. 87,5%. Đáp án C Bài 6: Giả sử ở thế hệ xuất phát của quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Bb) là 100%. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở quần thể I5 là A. 3,125%. B. 6,25%. C. 12,5%. D. 25%. Đáp án A Bài 7: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ I2 là A. 6,25%. B. 12,5%. C. 25%. D. 50%. Đáp án B Bài 8: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ I 3 là A. 50%. B. 75%. C. 87,5%. D. 92,5%. Đáp án D Dạng 2: Cho thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ P: a. Cách giải: Cho thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ tự phối là x nBB + ynBb + znbb Thành phần kiểu gen của thế hệ P: 14 yn Bb = 1    2 yn n n = y BB = xn - 1 y    .y  2 2 = x (với y = bb = zn - n ) yn n 1 y    .y  2 2 1    2 = z (với y = 1   2 n ) b. Bài tập điển hình Bài 1: Quần thể tự thụ phấn sau 3 thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen 0,4375BB+0,125Bb + 0,4375bb. Cấu trúc di truyền ở thế hệ P như thế nào? Giải: yn Bb = 1    2 0,125 n =y => y = 1    2 3 =1 yn n BB = xn - 1 y    .y  2 2 = x (với y = 1   2 n =1) 3 => x = 0,4375 - 1 1    .1 =  2 2 0 yn n bb = zn - 1 y    .y  2 2 = z (với y = 1    2 n =1) 3 => z = 0,4375 - 1 1    .1 =  2 2 0 Vậy cấu trúc quần thể ở thế hệ P là :1Bb Bài 2: Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là 0,35 AA + 0,1 Aa + 0,55 aa Xác định cấu trúc của quần thể ở thế hệ P ? Giải: Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể P là yn Aa = 1   2 0,1 n 3 = y => y =  1  = 0,8  2 yn n AA = xn - 1 y    .y  2 2 = x (với y = 1    2 3 n ) => x = 0,35 - 1 0,8    .0,8  2 2 =0 15 yn n aa = zn - 1 y    .y  2 2 = z (với y = 1    2 3 n ) => z = 0,55 - 1 0,8    .0,8  2 2 = 0,2 Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,8Aa + 0,2aa = 1. c) Bài tập vận dụng: Bài 1. Ở một quần thể sau 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp của quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của quần thể trước khi xảy ra quá trình tự phối nói trên? A.36% cánh dài : 64% cánh ngắn C.64% cánh dài : 36% cánh ngắn B.84% cánh dài : 16% cánh ngắn D.84% cánh ngắn : 16% cánh dài Đáp án B Bài 2. Từ một quần thể thực vật ban đầu P, sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,40 Aa : 0,25 aa C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa. Đáp án B IV. Kiểm nghiệm: Để kiểm tra hiệu quả của việc phân loại các dạng bài tập cơ bản và đưa ra cách giải tổng quát sau đó mới cho HS làm các bài tập cụ thể so với việc không phân loại bài tập và không đưa ra công thức tổng quát mà cho HS làm các bài tập cụ thể ngay tôi đã tiến hành thực nghiệm như sau: Năm học 2011 – 2012 tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp ôn thi đại học có sĩ số và lực học tương đương và có mức độ tư duy không tốt: - Lớp thực nghiệm 12C7 - Lớp đối chứng 12C8. Năm học 2012 – 2013 tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp: - Lớp thực nghiệm 12C4 - Lớp đối chứng 12C5 Bài dạy cho lớp thực nghiệm được tiến hành theo kiểu dạy xong lí thuyết, bước tiếp theo là đưa ra các dạng toán cơ bản và cách giải sau đó mới cho làm bài cụ thể. Bài dạy cho lớp đối chứng được thiết kế theo kiểu dạy thông thường là dạy xong lí thuyết cho làm ngay các bài tập cụ thể. Trước khi tiến hành thực nghiệm, trong thực nghiệm tôi đã cho cả 2 lớp làm các bài kiểm tra 15 phút theo hình thức trắc nghiệm như nhau và sau thực nghiệm một tháng kiểm tra lại độ bền của kiến thức cũng bằng bài kiểm tra trắc nghiệm trong 15 phút Tổng số bài kiểm tra thu được là 186 bài gồm 90 bài đối chứng và 96 bài thực nghiệm, kết quả được tổng hợp theo bảng sau : 16 Bài số 1 Công thức TN ĐC 2 TN ĐC 3 TN ĐC Tổng TN số ĐC Số bài 32 30 32 30 32 30 96 90 Điểm dưới TB (<5) Số % bài 9 28.1 8 26.7 2 6.3 5 16.7 2 6.3 6 20.0 13 13.5 19 21.1 TB (5 - 6.5) Số % bài 17 53.1 16 53.3 20 62.5 18 60.0 22 68.8 17 56.7 59 61.5 51 56.7 Khá (7 - 8.5) Số % bài 6 18.8 6 20.0 9 28.1 7 23.3 7 21.8 7 23.3 22 22.9 20 22.2 Giỏi (9 - 10) Số % bài 0 0.0 0 0.0 1 3.1 0 0.0 1 3.1 0 0.0 2 2.1 0 0.0 Qua bảng ở trên ta thấy kết quả của bài kiểm tra thứ nhất 2 lớp có kết qua tương đương nhau; Ở bài thứ 2 và 3 kết quả ở lớp dạy thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Ta thấy rằng khi nắm được dạng toán và phương pháp giải nhanh bài toán đó thì kết quả chắc chắn sẽ cao. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận: Qua kết quả của bài kiểm tra chúng ta có thể kết luận ở lớp đối chứng các em hiểu và nắm kiến thức vững hơn so với lớp thực nghiệm vì: kết quả ở bài kiểm tra số 1 của 2 lớp tương đương nhau chứng tỏ lực học của các em khá đồng đều nhưng ở bài kiểm tra số 2, số 3 đã có sự khác biệt ở 2 lớp, lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Dựa vào kết quả của những năm học trước và đặc biệt là với kết quả thực nghiệm như trên tôi rút ra được kết luận: “Việc đưa ra các dạng bài tập cơ bản và cách giải tổng quát các dạng bài tập trong chương di truyền quần thể sau khi các em đã học xong phần lí thuyết là điều cần thiết để giúp các em HS làm nhanh các bài tập trắc nghiệm, đặc biệt là đối với đối tượng HS có học lực trung bình” II. Đề xuất Do thời gian dành cho việc ôn thi đại học không nhiều, số lượng học sinh theo học khối B ít, đối tượng học sinh có chất lượng đầu vào còn thấp nên đề tài nghiên cứu của tôi mới chỉ dừng lại ở những dạng toán cơ bản nhất trong phần di truyền Quần thể liên quan đến một gen có hai alen trong điều kiện quần thể không chịu sự tác động của chọn lọc, sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau là như nhau, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thi Đại học khối B của các em HS đặc biệt là những em khá giỏi, tôi rất mong được tiếp tục nghiên cứu để mở rộng các dạng toán phức tạp hơn thuộc nội dung kiến thức này như: + Trong quần thể xảy ra đột biến thuận hoặc nghịch với tần số nhất định. 17 + Sức sống của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể không giống nhau. + Khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau không giốing nhau. + Liên quan đến hai hay nhiều gen khác nhau phân li độc lập... + Các bài tập liên quan đến việc tính xác suất Tuy nhiên đề tài này cũng đã có những kết quả tương đối khả quan vì vậy tôi cũng rất mong đề tài của tôi được áp dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi không tránh khỏi những thiếu sót , hạn chế rất mong các thầy cô giáo là đồng nghiệp của tôi và những người quan tâm đến đề tài có ý kiến đóng góp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn sáng kiến của mình, nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay và sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2013 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Vũ Thị Trọng PHỤ LỤC Bài kiểm tra trước thực nghiệm là Hãy chọn đáp án đúng nhất: Câu 1.Trong các quần thể sau, quần thể nào không ở trạng thái cân bằng? A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa. B. 64% AA : 32% Aa: 4% aa. C. 72 cá thể có kiểu gen AA, 32 cá thể có kiểu gen aa, 96 cá thể có kiểu gen Aa. D. 40 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội, 40 cá thể có kiểu gen dị hợp, 20 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn. Câu 2: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800 Câu 3: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là A. 0,5A và 0,5a. B. 0,6A và 0,4a. C. 0,4A và 0,6a. D. 0,2A và 0,8a. Câu 4: Một quần thể có tần số tương đối quần thể là A 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. A 0,8 = 0,2 có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong a B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa. 18 Câu 5: Một quần thể có 36 % AA; 48% Aa ; 16% aa.Cấu trúc di truyền của quần thể này sau 3 thế hệ tự phối liên tiếp là A. 57 % AA ; 16% Aa ; 27 % aa B. 57% AA; 6% Aa;37 % aa C.57 AA ;36% Aa;7% aa D. 57% AA; 26 % Aa;17 % aa Câu 6: Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau: xAA + yAa + zaa = 1 qua n thế hệ tự phối Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ Fn là n A. aa = x + 1 y    .y  2 2 n B. aa = 1   .y  2 n 1 y    .y C. aa = z +  2 2 n 1 y    .y D. aa = y +  2 2 Câu 7: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA. C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA. Câu 8: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Câu 9: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là: A. A = 0,73; a = 0,27. B. A = 0,27; a = 0,73. C. A =0,53; a =0,47. D. A = 0,47; a = 0,53. Câu 10: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là A. 46,8750%. B. 48,4375%. C. 43,7500%. D. 37,5000%. Bài kiểm tra trong thực nghiệm là Hãy chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền? QT 1: 1AA QT 2: 0,5AA : 0,5Aa 19 QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa QT 4: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 1 và 4 D. 2,3 và 4. Câu 2: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa. Câu 3: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng,kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng.Một QT vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen,96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là: A. 0,3 và 0,7 B. 0,7 và 0,3 C. 0,4 và 0,6 D. 0,6 và 0,4 Câu 4: Một quần thể có tần số tương đối A 6 = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong a 4 quần thể là A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa. B. 0,36 AA + 0,42 Aa + 0,16 aa. C. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa. D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa. Câu 5: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là: A. 1/128. B. 127/128. C. 255/ 256. D. 1/ 256 Câu 6: Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau: xAA + yAa + zaa = 1 qua n thế hệ tự phối Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ Fn là n A. Aa = x + 1   .y 2 n B. Aa = y + 1   .y  2 C. Aa = z + 1   .y  2 n n D. Aa = 1   .y 2 Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là A. 25%. B. 48%. C. 16%. D. 36%. Câu 8: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất