Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giới thiệu âm nhạc quảng ngãi trong chương trình sinh hoạt ngoại khóa ở trư...

Tài liệu Skkn giới thiệu âm nhạc quảng ngãi trong chương trình sinh hoạt ngoại khóa ở trường thcs.

.PDF
36
390
94

Mô tả:

Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . MỤC LỤC NỘI DUNG I. TRANG TÓM TẮT………………………………..……………………………. 2 II. GIỚI THIỆU……..…………………………………………………….. 3 III. PHƢƠNG PHÁP……………………………………………… …… 4 1. Khách thể nghiên cứu ……………………………………….…..... 4 2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………. ….. 4 3. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………… 5 4. Đo lƣờng và thu thập dữ liệu ………………………………………25 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN BẠC KẾT QUẢ ……….……..……25 V. KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ …………………………….…...……..27 1. Kết luận…………………………………………………..……….. 27 2. Đề xuất và khuyến nghị ………………………………………….. 27 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….. 28 VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………… 29 1. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động………………………………. 29 2. Bảng điểm …………………………………………………………30 Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 1 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . I. TÓM TẮT Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong trƣờng THCS, tôi luôn trăn trở để làm sao giới thiệu đƣợc Âm nhạc Quảng Ngãi nói chung và Âm nhạc dân tộc quảng Ngãi nói riêng tới các em học sinh. Tuy nhiên, Địa bàn xã Bình Dƣơng là địa bàn ít có phƣơng tiện thông tin đại chúng, nên học sinh cũng ít có cơ hội tiếp cận với những thông tin bổ ích về Âm nhạc tỉnh nhà, hơn nữa với lƣu lƣợng thời gian trong chƣơng trình môn Âm nhạc, không đủ để giới thiệu rộng rãi đến học sinh nhiều nội dung hay, Tôi bắt đầu khảo sát tình hình hiểu biết về Âm nhạc Quảng Ngãi (Các làn điệu dân ca, các nhạc sĩ, các bài hát về Quảng Ngãi) của các em học sinh tại Trƣờng, và một thực trạng đáng quan tâm là hầu nhƣ tất cả các em học sinh biết rất ít về Âm nhạc của địa phƣơng. Trƣớc hiện trạng đó, tôi luôn ấp ủ một đề tài nghiên cứu khoa học để ứng dụng trong nhà trƣờng nhằm đƣa các em đến gần với Âm nhạc của địa phƣơng hơn. Tôi bắt đầu đi sƣu tầm, thu thập những thông tin, tài liệu (bao gồm cả âm thanh và hình ảnh) cần thiết cho việc nghiên cứu, và bắt đầu nghiên cứu với đề tài: “Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS”. Lớp 9 của trƣờng là đối tƣợng tôi lựa chọn để nghiên cứu vì mức độ cảm thụ âm nhạc cũng nhƣ khả năng diễn đạt tốt nhất để cho kết quả khách quan nhất. Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở hai lớp 9 trƣờng THCS Bình Dƣơng, lớp 9A là lớp thực nghiệm và lớp 9B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đƣợc thực hiện học tập, giới thiệu Âm nhạc kết hợp trong chƣơng trình ngoại khóa, gồm 4 buổi (1tiết/buổi), cụ thể: - Tiết 1: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc Quảng Ngãi. - Tiết 2: Giới thiệu một số làn điệu dân ca Quảng Ngãi. - Tiết 3: Giới thiệu một số nhạc sĩ nỗi tiếng của Quảng Ngãi cũng nhƣ những tác phẩm tiêu biểu của họ. - Tiết 4,5: Tập hát 2 bài hát, giao lƣu hát dân ca và khảo sát tình hình nhận thức của học sinh sau 4 tiết học). Để kết quả trung thực và khách quan tôi sử dụng phép kiểm chứng T- test để đánh giá trình độ trƣớc và sau tác động và phép tính SMD để kiểm chứng Mức độ Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 2 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . ảnh hƣởng (ES) sau tác động. Và kết quả cho thấy tác động có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hiểu biết và nhận thức của các em học sinh lớp 9A trƣờng THCS Bình Dƣơng. Từ đó, Tôi sử dụng nội dung tác động này giới thiệu đến toàn bộ học sinh trong nhà trƣờng. II. GIỚI THIỆU Những năm gần đây, Âm nhạc trở thành một môn học chính thức trong nhà trƣờng Tiểu học và THCS. Qua âm nhạc, giáo dục tình cảm, đạo đức và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, học sinh ở các trƣờng THCS có nhận thức chƣa đúng hƣớng về bộ môn Âm nhạc trong nhà trƣờng, các em có những biểu hiện lệch lạc thông qua việc hát các bài hát không phù hợp lứa tuổi, có nội dung không trong sáng và không phù hợp với thuần phong mĩ tục ngƣời Việt Nam. Chính vì lẽ đó , việc giới thiệu âm nhạc dân tộc và âm nhạc địa phƣơng trong trƣờng THCS là công việc cần thiết và cần đƣợc quan tâm hơn nữa, nhằm giáo dục thẩm mĩ phù hợp với bản sắc văn hóa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhạc sĩ Trƣơng Quang Lục khẳng định: “ Âm nhạc truyền thống dân gian, hay tiếng nói của cội nguồn bao giờ cũng là nguồn mỹ cảm làm rung động và đánh thức con tim mọi ngƣời – Nó sẽ tồn tại và phát triển trong kho tàng tinh hoa văn hóa của nhân loại…”Và thật là thiếu sót, nếu nhƣ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, mà không đƣợc giới thiệu về bản sắc của quê hƣơng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là các làn điêu dân ca. Trong năm học vừa qua, tôi đã có lồng ghép, giới thiệu nội dung về âm nhạc địa phƣơng trong chƣơng trình dạy học môn âm nhạc. Tuy nhiên với thời lƣợng ít ỏi Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 3 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . của phân môn Âm nhạc thƣờng thức ở một số tiết, thì việc mở rộng kiến thức cũng chỉ ở một mức độ hết sức khiêm tốn, học sinh không có cơ hội tiếp cận với nhiều nội dung hay. Tôi luôn trăn trở và ấp ủ một đề tài nghiên cứu khoa học, để truyền tải những nội dung mà mình thu thập đƣợc cho tất cả học sinh trong trƣờng. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọ đề tài “Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS ”. Đề tài này không tham vọng giới thiệu một cách đầy đủ về Âm nhạc Quảng Ngãi cho học sinh, mà thông qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa, các em đƣợc tìm hiểu về các loại nhạc cụ của dân tộc, đƣợc nghe và cảm nhận những làn điệu dân ca phổ biến, đƣợc tìm hiểu một số nhạc sĩ nổi tiếng cũng nhƣ các tác phẩm tiêu biểu của các nhạc sĩ ở Quảng Ngãi. Rất mong sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô! III PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: “Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS” 1.1. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 25/08/2014 đến 30/12/2014. 1.2. Địa điểm: Trƣờng THCS Bình Dƣơng 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu: Lớp 9A và lớp 9B trƣờng THCS Bình Dƣơng (Hai lớp này đƣợc Nhà trƣờng phân chia khá tƣơng đồng về số lƣợng, năng lực, ý thức học tập và giới tính. Bảng 1:Giới tính, tình hình học tập của học sinh Lớp 9A 9B Tổng số 31 30 Giới tính Nam Nữ 18 13 15 15 Học lực Đạt(Đ) Chƣa đạt(CĐ) 29 2 28 2 1.4. Nội dung nghiên cứu: “Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chƣơng trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trƣờng THCS”. 2. Thiết kế nghiên cứu: Tôi chọn 2 lớp: Lớp 9A là nhóm thực nghiệm và lớp 9B là nhóm đối chứng. Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 4 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . Tôi khảo sát mức độ hiểu biết về Âm nhạc Quảng Ngãi cũng nhƣ cảm nhận về dân ca nói chung của học sinh để làm bài kiểm tra trƣớc tác động. Quy định của bộ môn Âm nhạc là đánh giá Đạt(Đ) và Chƣa đạt(CĐ) nên để tiện sử dụng phép kiểm chứng TTEST (đo mức độ chênh lệch), tôi dùng hình thức ghi điểm để đánh giá học sinh. Sau đây là kết quả của 2 nhóm trƣớc khi tác động: Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước tác động TBC Độ chênh lệch (p) Lớp đối chứng 4.09 Lớp thực nghiệm 4.63 0.182 Kết quả trên cho thấy p = 0.182 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa. Vậy hai nhóm đƣợc coi là tƣơng đƣơng. Sử dụng thiết kế 2: Bảng 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với 2 nhóm Nhóm Thực nghiệm Đối chứng Kiểm tra trƣớc tác động 01 02 Tác động X Học tập bình thƣờng Kiểm tra sau tác động 03 04 * Ghi chú: X (Được học cơ bản 5 tiết chương trình ngoại khóa về Âm nhạc Quảng Ngãi) Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép tính SMD để kiểm chứng Mức độ ảnh hƣởng (ES) sau tác động. 3. Quy trình nghiên cứu: 3.1.Chuẩn bị bài của giáo viên: - Thiết kế một kế hoạch bài giảng (Tiết 14 – Lớp 9), có sử dụng phần liên hệ Âm nhạc mang âm hƣởng dân ca Quảng Ngãi (cụ thể 2 bài: Em là cô gái Bình Sơn; Bình Sơn quê mẹ), 5 kế hoạch ngoài giờ lên lớp có giao lƣu âm nhạc, dân ca, nhƣng không giới thiệu âm nhạc Quảng Ngãi. - Thiết kế 5 kế hoạch ngoài giờ lên lớp để giới thiệu về âm nhạc Quảng Ngãi bằng trình chiếu slide, thực hiện ở nhóm thực nghiệm. Các nội dung trên đƣợc thiết kế dựa trên phần mềm Encore 5 , Finale, Adobe Audition 3, Video, Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 5 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . photoshop, và các trang wetsile cũng nhƣ các tài liệu (đƣợc nêu rõ trong phần VI. Tài liệu tham khảo). 3.2. Tiến hành thực nghiệm: Thời gian dạy học môn âm nhạc vẫn tuân thủ theo quy chế chuyên môn, riêng tiết sinh hoạt ngoại khóa(SHNK) của 2 nhóm theo lịch của Nhà trƣờng. Cụ thể: Thời gian 26/08/2014 27/08/2014 10/09/2014 11/09/2014 01/10/2014 02/10/2014 02/11/2014 03/11/2014 10/12/2014 3.3. Môn/lớp SHNK/9A SHNK/9B PPCT Nội dung Buổi chiều Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Quảng Ngãi Buổi chiều Tìm hiểu thêm các loại nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và trên thế giới SHNK/9A Buổi chiều Giới thiệu dân ca Quảng Ngãi SHNK/9B Buổi chiều Ôn lại tất cả các bài hát dân ca trong chƣơng trình Âm nhạc THCS SHNK/9A Buổi chiều Giới thiệu nhạc sĩ và nhạc phẩm tiêu biểu về Quảng Ngãi SHNK/9B Buổi chiều Ôn lại tất cả các nhạc sĩ trong chƣơng trình Âm nhạc THCS SHNK/9A Buổi chiều Tập hát dân ca, giao lƣu âm nhạc, kiểm tra sau tác động SHNK/9B Buổi chiều Giao lƣu âm nhạc, kiểm tra sau tác động Âm nhạc/9A,B 14 Ôn tập TĐN số 4, Ca khúc mang âm hƣởng dân ca Nội dung thực nghiệm (Nội dung này nên trình chiếu bằng phần mềm powerpoit): 3.3.1. Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc của Quảng Ngãi (Có đĩa CD kèm theo) a. Nhạc cụ của người Việt Cũng nhƣ những vùng đồng bằng khác ở nƣớc ta, ngƣời Việt của tỉnh Quảng Ngãi cũng có các loại nhạc cụ dân tộc khá đa dạng về chủng loại, nhƣ đàn cò (nhị), trống cơm (phạn cổ), kèn tiểu (tiểu quân), đàn bầu (độc huyền cầm), đàn tranh (đàn thập lục), trống tiểu, sênh, phách, sinh tiền, chập chõa, bồng bồng... Các loại nhạc cụ này đƣợc sử dụng trong các môi trƣờng diễn xƣớng khác nhau, nhƣ hát bài chòi, hát sắc bùa, hát bả trạo, hát đám tang... Dƣới đây là một số nhạc cụ phổ biến: * Đàn cò: Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 6 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . Đàn cò (còn gọi là đàn nhị)làm bằng gỗ gụ hay trắc. Bầu cộng hƣởng gọi là bát nhị. Bát nhị hình ống rỗng lòng, dài khoảng 13,8 cm, một đầu bịt da trăn hay da kỳ đà. Cần đàn tròn không có phím, đầu dƣới cắm xuyên qua bầu đàn, đầu trên gọi là Thủ đàn. Thủ đàn hình đầu con cò, có gắn hai trục gỗ tròn để lên dây, có khi trục đàn đƣợc chạm khắc cầu kỳ. Ngựa đàn làm bằng tre hay gỗ dài 1 cm đặt khoảng giữa mặt da. Khuyết đàn còn gọi là "Cữ đàn" là một sợi tơ xe néo vào 2 dây đàn. Cữ đàn có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đƣa cữ đàn xuống là làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có giọng cao. Khi đẩy cữ đàn lên, làm dài quãng dây phát âm, đàn có giọng trầm. Cung vĩ làm bằng tre, hoặc gỗ đƣợc uốn cong hình cánh cung, ngƣời ta mắc vĩ nhƣ dây cung. Vĩ đàn đặt giữa hai dây, khi đàn vĩ cọ xát vào dây phát ra âm thanh. * Trống cơm: Từ thế kỷ 10, trống cơm đã xuất hiện ở Việt Nam. Trƣớc khi đánh trống ngƣời ta thƣờng lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm. Trống cơm có 2 mặt trống hình tròn bằng nhau, đƣờng kính khoảng 15 – 17 cm. Mặt trống bịt da, đƣờng viền buộc bằng sợi mây hay da (dây xạ) kéo từ đầu trống này sang đầu trống kia để chỉnh độ căng giữa 2 mặt trống. Tang trống bằng gỗ hình ống tròn dài khoảng 56 – 60 cm, hai đầu hơi khum lại, đƣờng kính ở tang trống đoạn giữa lớn hơn đƣờng kính mặt trống. Tang trống để mộc hoặc sơn đỏ. Trống cơm có âm thanh vang nhƣng mờ đục, diễn tả tốt tình cảm buồn, sâu sắc. Tùy theo chất cơm trét mặt trống âm thanh phát ra sẽ có chất lƣợng tốt hay xấu tƣơng ứng. Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 7 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . * Đàn Bầu: “…Cung thanh là tiếng mẹ , cung trầm là giọng cha...” Trong kho tàn văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam, đàn bầu đƣợc coi là nhạc cụ độc đáo và hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dƣơng, trầm lắng khiến ai đã nghe một lần thì thật khó quên. Đàn bầu hay còn gọi là độc huyền cầm, thuộc hị dây gẩy, chỉ có một dây, gảy bừng que hoặc miếng gẩy. Thân đàn hình hộp dài , đầu nhỏ hơn cuối. Thành đàn làm bằng gỗ cứng. Đáy đàn và mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ. Mặt đàn hay uống cong phồng lên. Đáy đàn có hai lỗ thoát âm. Bầu đàn làm bằng nửa quả bầu khô cắt đáy hoặc bằng gỗ tiện theo hình. Bầu ở đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Que đàn làm bằng que và song vót nhọn. Nói về đàn bầu, có rất nhiều ý kiến trái chiều về lịch sử của nó. Không ai biết chính xác đàn bầu xuất hiện ở nƣớc ta từ khi nào, chỉ biết rằng, đàn bầu có mặt hầu hết trong các dàn nhạc dân tộc, và cũng là một trong những nhạc cụ độc tấu tuyệt vời nhất trong kho tàng âm nhạc dân tộc Việt Nam. * Đàn tranh: Đàn tranh còn gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ của nguƣời Việt. Đàn thuộc họ dây chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên chữ là Thập lục. Nguồn gốc Đàn Tranh Việt Nam là đàn Tranh giống nhƣ đàn sắt. Từ Trung Quốc truyền sang nƣớc Việt có thể từ đời Nhà Trần. Tuy nhiên, đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộcViệt Nam vì đã đƣợc ngƣời Việt ƣa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hằng 7-8 trǎm nǎm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của ngƣời Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam. Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 8 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xƣa dùng dây tơ. Khi biểu diễn nghệ nhân thƣờng đeo 3 móng gẩy vào ngón cái, trỏ, & giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau nhƣ kim loại, sừng hoặc đồi mồi.Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tƣơi, trong sáng. Đàn Tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Đàn Tranh thƣờng đƣợc sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phƣờng bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp. *Sênh tiền: Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền (sênh trong tiếng Nôm là phách). Cũng có tên khác là sinh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sênh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền. Sinh tiền gồm có 3 thanh gỗ cứng (thƣờng là gỗ trắc hay gỗ cẩm lai). Thanh gỗ thứ nhất và thanh gỗ thứ hai đƣợc nối liền bằng một sợi dây da ngắn. Thanh thứ nhất trên đầu có 2 cây đinh nhỏ, mỗi đinh xuyên qua lỗ 3 đồng tiền, đầu đinh có núm để giữ các đồng chinh không rớt ra khi đánh. Mặt thanh thứ nhất (dƣới 2 cây đinh) có 1 đoạn dài khoảng 13 cm gồm 10 hàng răng cƣa lồi lõm, khía theo chiều ngang. Thanh thứ hai giống nhƣ thanh thứ nhất nhƣng chỉ có 1 cây đinh gắn các đồng tiền. Cả hai thanh này có phần cuối cùng bằng gỗ, không răng cƣa, dùng để làm tay cầm. Hai Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 9 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . thanh dài khoảng 28 cm, ngang khoảng 3 cm dày khoảng 8mm, còn thanh thức ba ngắn hơn, dài khoảng 20 cm. Thanh thứ ba ngắn hơn một ít, có khứa răng cƣa bên cạnh, cạnh trái khứa từ đầu đến giữa, cạnh phải từ đầu đến cuối. Sênh tiền đƣợc dùng trong dàn nhạc cung đình, chầu văn, ca Huế, bát âm, hát sắc bùa và hát ả đào... Ngƣời ta dùng nó để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa. b. Nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số: Nhạc cụ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi chủ yếu đƣợc chế tác bằng chính bàn tay của các nghệ nhân dân gian, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, bằng tai nghe, tay làm, mắt thấy, và sự trao truyền từ đời này sang đời khác. Ngoại trừ các bộ chiêng, còn lại hầu hết các loại nhạc cụ đều làm bằng những vật liệu sẵn có nhƣ: Đàn Brook, đàn k’lông buk, đàn rơ đoang, sáo máp, sáo tà lía, sáo avố, đàn gió, đàn nƣớc……. Ngƣời dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi sử dụng các nhạc cụ dân gian để chơi trong những lúc rỗi rãi, trên nhà sàn, hoặc ngoài nƣơng rẫy, cũng có khi đƣợc sử dụng trong các hội mùa, hội ăn trâu, để ru con ngủ, để tỏ tình... Tiêu biểu có các loại nhạc cụ sau: *Đàn Brook: Là một loại đàn phổ biến của nhiều dân tộc ở vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên, với các tên gọi hơi khác biệt chút ít, nhƣ brook, bro, vrook... Ở Quảng Ngãi, lợi đàn này đƣợc dân tộc ngƣời H’rê sử dụng nhiều nhất. Đàn brook có bầu đàn bằng trái bầu phơi khô, đƣợc khoét ruột; cần đàn là một ống lồ ô hoặc ống nứa dài khoảng 60 - 70cm, có đƣờng kính khoảng 3 - 4cm; các phím đàn là Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 10 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . những thẻ gỗ cây gạo hoặc bằng cật mây; có 2 dây, gồm một dây chồng (kxi klô) và một dây vợ (kxi kri). Đàn brook dành cho nam giới, dùng để chơi các giai điệu mang tính tự sự, mô phỏng tiếng chiêng, có khi còn để ru con ngủ. * Sáo Tà lía: Là loại sáo dọc, có 6 lỗ, tƣơng tự sáo tà lía của ngƣời Hrê, dùng để thổi lúc đêm khuya hoặc ra rừng, ra rẫy, có khi còn để hòa tấu với các nhạc cụ khác. * Chiêng: Chiêng là loại nhạc cụ phổ biến của ngƣời dân tộc thiểu số Việt Nam nói cung và ở Quảng Ngãi nói riêng. Đồng bào dân tộc ngƣời H’rê, Cor, và Cadong điều có loại nhạc cụ này. Ngƣời Ca Dong có hai bộ chiêng là chiêng hnăng và chiêng hlênh.Chiêng hnăng là bộ chiêng gồm 7 chiếc, có âm trầm vang, không có núm (chiêng bằng). Chiêng đƣợc đánh bằng dùi ở mặt trong, chỉ dùng trong lễ ăn trâu, ít khi dùng trong những trƣờng hợp khác, là loại chiêng do đàn ông lớn tuổi sử dụng. * Đàn kloong pút: Là loại đàn giống nhƣ đàn và pút (pênh pút) của ngƣời Hrê, nhƣng có từ 2 - 5 ống nứa. Cách chơi kloong pút của ngƣời Ca Dong cũng giống cách chơi đàn và pút hay đàn a khung của ngƣời Hrê. Đây là loại đàn dành cho nữ giới, chủ yếu chơi trong những lúc rỗi rãi hoặc hội hè. Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 11 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . * Sáo A máp: Là loại sáo nhỏ, bằng triêng rừng, có lƣỡi gà, tƣơng tự a mó của ngƣời Hrê, nhƣng dài hơn. Trong cộng đồng ngƣời Cor hiện có rất nhiều ngƣời biết chơi a máp, đặc biệt là các nghệ nhân ở Trà Phong (huyện Tây Trà), nhƣ bà Hồ Thị Vui, Hồ Thị Bảy... Hai nghệ nhân này có thể song tấu nhiều bài a máp khác nhau, nhƣ ru con, đánh thức con dậy, khuyên con đi làm rẫy, đi bẫy thú... * Đàn rơđoang: Đàn rơđoang là một loại nhạc cụ họ dây kéo, có nơi gọi là k’ny. Đàn chỉ có một dây, đƣợc làm bằng gân thú, hoặc dây dứa, dây tơ, dây nilông, dây kẽm. Cung kéo là một thanh tre, hoặc nứa nhỏ (dùng để kéo). Cần đàn là một ống nứa dài khoảng 40 - 50cm, có 4 - 5 phím bằng sáp ong. Một sợi chỉ đƣợc buột chặt từ phía dƣới thân đàn nối với một miếng kim loại. Khi diễn tấu, ngoài việc dùng cung kéo để kéo vào dây đàn, ngƣời diễn còn ngậm vào miếng kim loại để tạo nên một sự cộng hƣởng âm thanh từ khoang miệng. Đàn rơđoang cũng chỉ dành cho đàn ông, dùng để chơi các giai điệu tự sự vào những lúc nhàn rỗi, hoặc mối mai vợ chồng... * Sáo đất: Sáo làm bằng đất sét thổi nghe réo rắt, du dƣơng, trầm bổng. Ngƣời H’re ở huyện miền núi Sơn Hà gọi là sáo tà vố. Đó là tiếng lòng của dân tộc H’re, bởi thông qua tiếng sáo ngƣời thổi mở lòng mình với mọi ngƣời, nhất là những đôi trai gái yêu nhau. Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 12 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . 3.3.2. Giới thiệu một số làn điệu dân ca Quảng Ngãi:(Có đĩa CD kèm theo) a. Dân ca của người Việt: Trong suốt nhiều thế kỷ định cƣ trên vùng đất Quảng Ngãi, ngƣời Việt ở vùng đất này đã dùng nhiều loại hình dân ca để bày tỏ tình cảm, thái độ của mình trƣớc thiên nhiên, trƣớc sự đổi thay của lịch sử và đời sống xã hội, để tỏ tình, để ru con, để nói về tình cha mẹ, nghĩa xóm giềng... Căn cứ vào hình thức diễn xƣớng, có thể tạm chia loại hình nghệ thuật diễn xƣớng của ngƣời Việt ở Quảng Ngãi thành các thể loại: hò, hát, lý. * Đối với thể loại hò có thể chia thành hai loại như sau: - Hò trên cạn có các thể loại: hò giã gạo, hò đầm nền, hò đi cấy, hò xay lúa, hò tát nƣớc, hò đạp xe nƣớc, hò giã vôi, hò đẩy che mía... Tất cả các loại hò này là những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thƣờng gắn liền với môi trƣờng hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên ruộng lúa, ruộng mía, trên rẫy, trong nhà, ngoài sân, bến bãi, sân đình... Tiết tấu, giai điệu của từng điệu hò phù hợp với hoạt động sinh hoạt hoặc lao động sản xuất, nhƣ vòng quay của cối xay lúa, vòng quay của xe đạp nƣớc, nhịp chày giã gạo, nhịp chân đầm nền, nhịp tay cấy lúa... - Hò trên sông nước là loại hò thƣờng đƣợc sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất trên sông, trên biển. Hò trên sông nƣớc có các loại: hò chèo thuyền, chèo đò, hò giựt chì, hò ba lý, hò mái ba, hò mái nhì, hò mái nhặt... Trong các loại hò này, có loại tiết tấu lúc khoan nhặt (nên còn gọi là hò khoan), lúc trầm lúc bổng, lúc khỏe khắn, nhanh, chắc, nhƣ hò chèo thuyền, hò chèo đò trên các dòng sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ...; có loại mạnh mẽ, dồn dập nhƣ hò giựt chì, hò kéo lƣới, hò hụi...; có loại vui nhộn, sảng khoái, nhƣ hò ba lý, hò mái nhì, hò mái ba... Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 13 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . * Thể loại lý: Lý là một thể loại dùng trong sinh hoạt ca hát dân gian đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Cấu trúc của giai điệu lý rất chặt chẽ, hoàn chỉnh từ giai điệu, lời ca, nhịp. Lý thƣờng đƣợc dùng trong các loại hình dân ca nghi lễ, nhƣ hát sắc bùa, hát bả trạo, hò đƣa linh, hoặc các loại hình sân khấu truyền thống, nhƣ các vở tuồng cổ... Ở Quảng Ngãi, có các điệu lý phổ biến nhƣ: lý vẽ rồng, lý tang tít, lý con chuồn chuồn, lý năm canh, lý thƣơng nhau, lý mừng xuân... Trong các vở tuồng cổ, các điệu lý thƣờng đƣợc các nhân vật thuộc tầng lớp dƣới sử dụng để bày tỏ thái độ oán trách đối với tầng lớp trên (nhƣ các bài lý năm canh, lý thƣơng nhau...). Trong hát bả trạo, thƣờng sử dụng các bài lý tang tít, lý năm canh... Trong múa hát sắc bùa thƣờng sử dụng các bài lý, nhƣ lý mừng xuân, lý vẽ rồng, lý năm canh...(trong phần múa hát giúp vui). * Thể loại hát: Ngƣời Việt ở Quảng Ngãi có nhiều loại hát khác nhau. Nếu nhìn dƣới góc độ nội dung thể hiện thì có các loại hát: hát nhân ngãi, hát huê tình... Nếu theo chức năng thì có hát ru, hát khóc (nay không còn), hát mừng tuổi (dùng trong hát sắc bùa)... Nếu theo mục đích diễn xƣớng thì có hát sắc bùa, hát bả trạo... Nếu theo phƣơng thức diễn xƣớng thì có hát ống, hát lô tô, hát bài chòi... - Hát ru: là điệu hát của bà, của mẹ, của chị, và cả của ông, của cha dùng để ru con, ru cháu. Nhịp điệu khoan thai, lúc trầm lúc bổng, bao giờ cũng bắt đầu bằng từ "ầu ơ..". Ầu ơ... Ngó lên trên trời, trời cao lồng lộng Ngó ra ngoài biển, biển rộng thinh thinh Ngó vô trong dạ buồn tình Đêm nằm nƣớc mắt...(ầu ơ) nhỏ nhƣ bình trà nghiêng Đêm nằm nƣớc mắt...(ầu ơ) triền miên Áo em năm vạt (à) ƣớt liền cả năm.. (à ơ)... Bà Phù Thị Sẻ - Thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn hát Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 14 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . -Hát bài chòi: Hát bài chòi là một hình thức ca hát dân gian phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Cách đây vài chục năm về trƣớc, tại Quảng Ngãi, hội hát bài chòi có mặt ở hầu hết các làng xã trong tỉnh, nhất là ở các làng xã ven biển vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, có khi bắt đầu từ khoảng 20 tháng Chạp đến hết Rằm tháng Giêng. Ngày nay, ở một vài nơi cũng còn tổ chức hội bài chòi, trên 9 chòi và cả hội bài chòi chiếu, nhƣng thƣờng chỉ bắt đầu từ 26 - 27 tháng Chạp đến mùng 4 mùng 5 Tết. Giai điệu của bài chòi thƣờng theo lối hát thông thƣờng, nhƣ nói thơ, nói vè, và cũng có lúc vận dụng cả các điệu xuân nữ, xàng xê, hò Quảng... Nói chung, bài chòi là một hình thức diễn xƣớng dân gian mang tính tổng hợp, nhƣ hát, hô, nói, khua trống, mõ, nhạc đệm, diễn trò...Nhờ những yếu tố tích cực của hình thức diễn xƣớng này mà bài chòi bƣớc lên sân khấu chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp, từ độc tấu, song tấu đến ca kịch, từ những bài ca đơn lẻ đến vở diễn dài hơi. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài thơ nôm na đƣợc sáng tác cho lối hát bài chòi, đã thực sự lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân, và góp phần tuyên truyền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, của Cách mạng. Chính bài chòi đã làm nên những tên tuổi các nghệ sĩ là ngƣời Quảng Ngãi: Lệ Thi, Hữu Ích, Bích Liên, Nguyễn Văn Khánh... - Hát bả trạo: Hát bả trạo còn gọi là chèo bả trạo, có nơi gọi là chèo bá trạo, là một hình thức diễn xƣớng dân ca nghi lễ, diễn ra vào mỗi dịp tế Cá Ông, hoặc khi Cá Ông lụy, là một bộ phận của nghi lễ Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 15 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . thờ cúng Cá Ông của các vạn chài ven biển Quảng Ngãi.Đội chèo bả trạo thƣờng có 15 - 17 ngƣời, trong đó có một Tổng lái, một Tổng thƣơng, một Tổng mũi, và còn lại là các con trạo. Một chƣơng trình hát bả trạo diễn ra trong thời lƣợng 90 đến 120 phút ngay tại sân lăng thờ Cá Ông hoặc ngoài bãi biển. Nội dung chính một bài bả trạo theo trình tự: phần đầu kể về chuyện ngƣ dân đi làm biển, rồi bị sóng to gió lớn; khi thuyền sắp đắm, đức Ngƣ Ông xuất hiện và ra tay cứu giúp, đƣa thuyền về nơi an toàn; phần tiếp theo là hát múa kể về công đức Cá Ông, suy tôn Ông; phần cuối là hát các bài vè, bài lý giúp vui. Ngƣời giữ vai trò lĩnh xƣớng một cuộc hát bả trạo là Tổng mũi, có sự giúp sức của Tổng thƣơng và Tổng lái. Các con chèo xô theo từng đoạn và múa các động tác nhƣ đang chèo thuyền (nên còn gọi là chèo cạn). Giai điệu các bài bả trạo thƣờng đƣợc sử dụng là nói lối, hò chèo thuyền, hò kéo lƣới, hò kéo neo, hò giựt chì, hò mái ngơi, nam xuân, nam ai..., và các bài lý, nhƣ lý tang tít, lý vãi chài... Nhờ sự tích hợp nhiều giai điệu, làn điệu, có nói lối, có hát, có múa, có diễn, có sênh, trống và dàn nhạc phụ đệm phụ họa, và có thể xem, hát bả trạo là một loại hình diễn xƣớng mang tính tổng hợp (nhƣ hát sắc bùa, hát bài chòi). Hiện nay, nhiều làng, vạn ven biển Quảng Ngãi, hàng năm vào dịp tế Cá Ông còn tổ chức hát bả trạo, nhƣ vạn Đông Yên (Bình Dƣơng, huyện Bình Sơn), vạn Cù Lao - Mỹ Tân (Bình Chánh, huyện Bình Sơn), vạn Tuyết Diêm (Bình Thuận, huyện Bình Sơn)... Cách đây vài năm, vạn Thạch Bi (Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cũng tổ chức lại đội bả trạo để diễn trong lễ tế tại lăng Ông, và nghĩa tự của vạn vào lệ tế xuân và lệ tế thu. * Hát sắc bùa: Hát sắc bùa là một hình thức diễn xƣớng dân gian mang tính chất nghi lễ phong tục, chủ yếu diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Trƣớc năm 1945, nhiều làng xã ven biển thuộc các huyện Tƣ Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ có hát sắc bùa. Đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, tục hát sắc bùa chỉ còn ở xã Đức Phong (huyện Mộ Đức), các xã Phổ An, Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 16 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . Phổ Cƣờng, Phổ Khánh, Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), mà trong đó tiêu biểu nhất là ở Phổ An. Thời gian đội bùa lƣu diễn thƣờng bắt đầu từ đêm trừ tịch đến hết tháng Giêng, không chỉ trong một làng, xã mà còn đi diễn ở nhiều nơi, đặc biệt là ở những làng, xã dọc ven biển Quảng Ngãi, có khi đi tận Bình Định hoặc Quảng Nam. Chính tính chất lƣu diễn này mà hát sắc bùa đƣợc xem là một hình thức diễn xƣớng mang tính bán chuyên nghiệp.Biên chế một đội sắc bùa (còn gọi là phƣờng bùa, đội bùa) thƣờng có 11 ngƣời, trong đó có một ông cái kiêm chơi trống tầm vinh (còn gọi là tùng dinh, là một dạng trống cơm), một ông phụ cái, một ông chơi đàn cò, một ông chơi kèn tiểu, một ông chơi phách, và 6 nữ làm quân xô. Quân xô thƣờng chỉ từ 12 - 16 tuổi. Nội dung chính của hát sắc bùa là chúc mừng năm mới cho gia chủ (trong gia đình mời đội bùa đến biểu diễn), làm các thủ tục xua quỷ, trừ tà, tống cựu, nghinh tân, hát múa mừng năm mới. Về nghệ thuật, hát sắc bùa là một hình thức diễn xƣớng mang tính tổng hợp: hát, múa, diễn trò, nhạc đệm..., hết sức phong phú về làn điệu, lời ca, trong đó có nhiều giai điệu phổ biến của dân ca miền Nam Trung Bộ, dân ca Quảng Ngãi. Hiện nay, ở Quảng Ngãi có một số đội hát sắc bùa, nhƣng tiêu biểu nhất là đội sắc bùa Phổ An (huyện Đức Phổ). Có nghệ nhân thuộc hơn 50 làn điệu hát sắc bùa khác nhau, đó là nghệ nhân dân gian Lê Công Lịch. b. Dân ca của đồng bào dân tộc thiểu số: *Dân ca H’rê: Dân ca Hrê có giai điệu trong sáng, tình cảm và thang âm phong phú, nên nhiều nhạc sĩ đã mƣợn làn điệu từ dân ca Hrê để phát triển thành những ca khúc. Dân ca Hrê có giai điệu trong sáng, tình cảm và thang âm phong phú, nên nhiều nhạc sĩ đã mƣợn làn điệu từ dân ca Hrê để phát triển thành những ca khúc nổi tiếng, nhƣ: Phan Huỳnh Điểu với Bóng cây kơnia (thơ Ngọc Anh), Nhật Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 17 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . Lai với Thƣơng anh cán bộ, Cánh chim pôngkle, Hái rau tặng anh bộ đội, Phan Quý với Chiều sông Rhe (thơ Nguyễn Ngọc Trạch)... Các loại hình dân ca chính của ngƣời Hrê ở Quảng Ngãi bao gồm: ta lêu (ca lêu), ca choi (ca chơi), ta jeo, vađhô con...trong đó nỗi tiếng nhất là khúc ta lêu. Ta lêu (ở huyện Sơn Hà, và những vùng dƣới của huyện Sơn Tây gọi là ca lêu), là điệu hát kể, có tính chất tự sự. Ngƣời Hrê thƣờng dùng ta lêu để hát kể cho con cháu nghe bên bếp lửa nhà sàn, trên rẫy vào mùa chờ thu hoạch. Có hai dòng ta lêu là ta lêu cổ và ta lêu mới. Ta lêu cổ, là loại ta lêu có hệ thống bài bản vốn đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Loại ta lêu này có các đề tài nhƣ: kể về các loài vật, cây cối; kể về các anh hùng huyền thoại của cộng đồng tộc ngƣời, về các vị thần linh, về những con ngƣời tài trí, dũng cảm... Đây là loại ta lêu có cốt truyện nên khi hát kể ta lêu, ngƣời Hrê gọi là cà eng, vì có những bài ta lêu đƣợc các nghệ nhân Hrê hát suốt cả đêm. Trong các truyện cổ dân gian của ngƣời Hrê thƣờng có những đoạn xen bằng văn vần, đó chính là những khúc ta lêu cổ. Ta lêu mới, là loại ta lêu mới đƣợc sáng tác trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ và cả sau ngày hòa bình, thống nhất đất nƣớc. Nội dung chính của loại ta lêu này là ca ngợi Đảng, Bác Hồ, bộ đội; tình đoàn kết Kinh - Thƣợng, mối tình gắn bó giữa quân và dân; ca ngợi cuộc sống mới, về tinh thần hăng say lao động, sản xuất... và đặc biệt là về tình yêu đôi lứa * Dân ca của người Cor: Dân tộc Cor ở Quảng Ngãi còn bảo lƣu nhiều loại hình dân ca, khá đa dạng và phong phú, có những sắc thái riêng nhƣ: điệu xà ru, cà lu, A giới, a lát, cà lùa…Phổ biến nhất làn điệu sau xà ru: Xà ru là điệu hát có giai điệu trong sáng, mƣợt mà, theo lối tự sự, có kể, có tâm tình, có nói bóng gió, lời hát thƣờng từ sự ứng khẩu của mỗi ngƣời. Trai gái hay dùng xà ru để hát tỏ tình, trong rừng quế Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 18 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . hay ngoài sông, ngoài suối. Trong lễ hội, xà ru là công cụ năng động nhất để đối thoại giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau. Xà ru còn đƣợc dùng để giao tiếp với thần linh. * Dân ca của người Ca Dong Cũng nhƣ ngƣời Hrê, ngƣời Cor, ngƣời Ca Dong ở Quảng Ngãi cũng bảo lƣu đƣợc những làn điệu dân ca khá phong phú và đa đạng nhƣ: ca lêu, ra nghế, plét, a hội, dê ô dê. Trong đó nổi bật là điệu Ra nghế Ra nghế là lối hát đối đáp, tự sự, có tính chất ứng khẩu, thƣờng diễn ra vào những đêm trăng sáng, hoặc cũng có khi lên nƣơng, lên rẫy. Ngƣời Ca Dong còn dùng ra nghế để hát kể về công lao của con trâu trƣớc khi làm lễ hiến sinh, hát kể về các thành phần cũng nhƣ hoa văn họa tiết của cây nêu... Trong các lễ tết, ngƣời Ca Dong cũng dùng ra nghế, ca lêu, a hội... để hát vui với nhau. 3.3.3. Giới thiệu một số nhạc sĩ và một số ca khúc tiêu biểu của Quảng Ngãi. * Nhạc sĩ Trương Quang Lục: Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm 1933, quê tại xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Là hội viên hội Nhạc sĩ VN, đồng thời là hội viên hội Nhà báo VN. Trong kháng chiến chống Pháp, Trƣơng Quang lục đã có một số bài hát đƣợc phổ biến nhƣ: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối. Sau hòa bình, ông chuyển ra miền Bắc vừa làm kỹ sƣ hóa chất ở nhà máy Super – Phosphate Lâm Thao, ông vừa sáng tác ca khúc và nhiều tác phẩm ra đời ở đó. Trong thời kỳ này, ông đã có những ca khúc đƣợc công chúng yêu thích với: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mƣời, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cƣờng… cũng nhƣ một số bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh, Trái đất này là của chúng em (thơ Định Hải), Tuổi mƣời lăm, Màu mực tím… Trƣơng Quang Lục cũng tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, một số bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nhiều tác giả Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 19 Trường THCS Bình Dương Giới thiệu Âm nhạc Quảng Ngãi trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa ở trường THCS . trên báo Sài gòn giải phóng Chủ nhật. Tác phẩm đã xuất bản: Tuyển tập nhạc Trƣơng Quang Lục (hội Văn nghệ Vĩnh Phúc), Tuyển chọn ca khúc kèm băng cassette của Trƣơng Quang Lục (NXB DIHAVINA và hội Nhạc sĩ VN, 1995). Các tác phẩm tiêu biểu: Vàm Cỏ Đông, Trái đất này là của chúng em, Tuổi mƣời lăm, Màu mực tím, Hoa sen Tháp Mƣời. Trong đó đặc biệt là Ca khúc Quảng Ngãi đất mẹ ngoan cƣờng đƣợc tỉnh ta chọn làm bài tỉnh ca. * Nhạc sĩ Trần Xuân Tiên: - Quê quán: TP Quảng Ngãi - Công tác tại Đài PTTH tỉnh Quảng Ngãi - Những tác phẩm tiêu biểu: Khúc ru chiều Thiên Ấn(Giải thƣởng âm nhạc – Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2010), Cảm xúc giao thừa, Chiều Lý Sơn, Tìm về, Tam Thƣơng… Từ lúc còn cùng học phổ thông, bọn thiếu nhi chúng tôi ở thị xã Quảng Ngãi ai mà không thuộc làu những ca khúc thiếu nhi nhƣ: Sơ ri, Nấm mèo, Mẹ, Nhớ ơn Bác Hồ, Mời trăng xuống chơi… Đến nay với quãng đƣờng hơn ¼ thế kỷ, Trần Xuân Tiên, ngƣời nhạc sĩ tài hoa đó đã sáng tác gần 100 ca khúc thiếu nhi. Tuy mỗi bài có mỗi giai điệu riêng, nhƣng mỗi ca khúc của Trần Xuân Tiên đều mang phong vị dân ca đậm đà của vùng đồng bằng Trung Trung bộ quê hƣơng anh. Ngƣời ta thƣờng gọi Xuân Tiên là nhạc sĩ của những giải thƣởng, Năm 2000, anh đƣợc Ban tổ chức liên hoan Tiếng hát Hoa phƣợng đỏ toàn quốc tặng giải đặc biệt Giáo viên: Phạm Thị Na Sa 20 Trường THCS Bình Dương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất