Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh ở trường thpt xuân mỹ....

Tài liệu Skkn giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh ở trường thpt xuân mỹ.

.DOC
41
1167
66

Mô tả:

1 SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑOÀNG NAI Tröôøng THPT Xuaân Myõ Maõ soá……………………………… SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM ÑEÀ TAØI: HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ Ngöôøi thöïc hieän: Đỗ Huy Khánh Lónh vöïc nghieân cöùu: Lyù luaän giaùo duïc Năm học: 2011 - 2012 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU I. Tên đề tài Trang 1 II. Lý do chọn đề tài 1. Lý do khách quan 2. Lý do chủ quan Trang 1 Trang 2 III. Mục đích nghiên cứu Trang 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3 V. Giới hạn đề tài Trang 5 VI. Ý nghĩa của đề tài Trang 6 CHƯƠNG II : PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2. Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ 1.3. Vai trò và nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS 1.4. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh 2. Cơ sở pháp lý của đề tài II. Thực trạng về công tác phối hợp với gia đình và Ban … 1. Đặc điểm tình hình nhà trường 2. Thực trạng và phân tích thực trạng về công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và Ban đại diện CMHS 2.1. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN lớp xây dựng kế hoạch phối hợp với CMHS 2.2. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN tổ chức hội nghị CMHS lớp 2.3. Nâng cao năng lực công tác của GVCN 2.4. Biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp … Trang 6 Trang 6 Trang 6 Trang 7 Trang 9 Trang 13 Trang 15 Trang 15 Trang 19 Trang 19 Trang 23 Trang 29 Trang 32 CHƯƠNG III : PHẦN KẾT LUẬN 1. Nhận định chung 2. Bài học kinh nghiệm 3. Kiến nghị Trang 35 Trang 36 Trang 37 3 CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU I/ TÊN ĐỀ TÀI : “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phối hợp với cha mẹ học sinh (CMHS) ở trường THPT Xuân Mỹ”. II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Lý do khách quan : Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định : “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Luật giáo dục tại điều 2 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Ngành GD – ĐT là ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo thế hệ trẻ có trình độ, có năng lực để lĩnh hội những tri thức khoa học, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách cho học sinh. Trọng trách của nhà trường là trang bị cho học sinh có tri thức, có đạo đức, có kĩ năng sống, được phát triển nhân cách nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. Bác Hồ đã khẳng định : Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Như vậy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, tạo ra được những con người có ích cho đất nước, nhà trường cần phải biết tổng hòa sức mạnh của các đoàn thể xã hội, đặc biệt biết cách tập hợp và phát huy sức mạnh của giáo dục gia đình, gia đình là lớp học đầu tiên hình thành nhân cách trẻ, dạy cho trẻ những bài học làm người. Cùng với nhà trường, gia đình là lực lượng giáo dục, là môi trường đảm bảo sự giáo dục toàn diện cho học sinh, là môi trường đẻ các em thực hành những điều các em đã đuọc học ở trường. Bác đã viết : “Hiền dữ phải đâu là tính 4 sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, học sinh trở thành người tốt hay người xấu, thiện hay ác phần lớn là do được giáo dục tốt hay không tốt, vì vậy chúng ta cần nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của giáo dục ở trường, ở nhà và ở xã hội. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. 2. Lý do chủ quan : Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, nhiều tụ điểm Internet với nhiều trò chơi game trực tuyến, các trang web đen, các quán nhậu, bia ôm, ... xuất hiện xung quanh trường. Sự thiếu gương mẫu của người lớn trong cách cư xử, cách sống, … đã làm cho nhiều học sinh coi thường những tiêu chuẩn về đạo đức như bất hiếu với cha mẹ, hỗn hào với thầy cô, khinh bạc đối với người có tuổi, lừa đảo bạn bè, còn bản thân thì đua đòi, ăn chơi, lười học, thậm chí còn vi phạm pháp luật. Từ đó công tác học tập giảm sút, chán học, dẫn đến bỏ học. Với 5 năm làm công tác quản lý, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy được vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm, là cầu nối của việc kết hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, nhất là khi nhận nhiệm vụ làm công tác Hiệu trưởng phụ trách công tác quản lý chung của trường, tôi càng nhận thấy rõ sự cần thiết của việc chỉ đạo GVCN phối hợp tốt với CMHS, đó là giải pháp chiến lược cho công tác quản lý của nhà trường nhằm góp phần đưa chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường được nâng lên. Thực tế cho thấy GVCN hợp tác tốt với CMHS sẽ tạo môi trường thuận lợi, thống nhất trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, học sinh có đủ điều kiện để học tập, vui chơi và tất nhiên kết quả học tập sẽ cao hơn, việc phối hợp tốt giữa GVCN và CMHS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy – giáo dục của nhà trường, nhưng thực tế của nhà trường hkông phải GVCN nào cũng phối hợp tốt với CMHS, đã có rất nhiều trường hợp do thiếu quản lý, thiếu quan tâm, thiếu mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình đã dẫn đến ngày càng nhiều học sinh cá biệt, lười học, mê chơi, chán học và bỏ học. Từ những bức xúc ở đơn vị trong năm học vừa qua và thông qua tiếp thu những kinh nghiệm thực tế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp hoạt động với cha mẹ học sinh ở trường THPT Xuân 5 Mỹ”, để có điều kiện phân tích và tìm ra các giải pháp cho công tác chỉ đạo GVCN phối hợp hoạt động với CMHS nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện cho tất cả học sinh của trường luôn được nâng niu, giúp đỡ, hoàn thành tâm nguyện của Bác: “…Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS ở đơn vị, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ HS, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha me HS. Phân tích thực trạng về công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ HS tại trường THPT Xuân Mỹ – huyện Cẩm Mỹ – tỉnh Đồng Nai năm học 2011 – 2012. Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp để cải tiến công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ HS tại trường THPT Xuân Mỹ trong các năm học tiếp theo. V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI : Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian và trình độ nhận thức của bản thân, đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh”, tôi chỉ phân tích và đề ra các giải pháp chính để GVCN chủ động phối hợp hoạt động tốt với cha mẹ học sinh ở trường Xuân Mỹ có thể thực hiện được, trong đó có nêu lên một cách sơ nét về các hoạt động phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh ở đơn vị từ năm học 2007 – 2008 đến nay (tức là bắt đầu từ năm tôi nhận công tác quản lý), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như những giải pháp cụ thể để áp dụng cho điều kiện thực tế của nhà trường. 6 VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI : Thực thi được đề tài này, trước hết góp một phần để nhà trường có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai cũng như của Bộ Giáo dục Đào tạo đã giao cho nhà trường, mặt khác tạo điều kiện thắng lợi cho công cuôc nâng cao mặt bằng dân trí, làm nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mà Đảng, và Nhà nước ta đã đề ra. CHƯƠNG II : PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận : 1.1. Một số lý luận cơ bản : - Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung. - Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, một môi trường xã hội vi mô. - Ban đại diện cha mẹ HS là một tổ chức tự nguyện của cha mẹ HS, được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ HS từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. 1.2. Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ : Cha ông ta thường nói “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ qua nhân cách của từng thành viên trong gia đình. Cha mẹ là “người thầy” đầu tiên dạy cho trẻ và cũng chính là những “người thợ” đạt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng nhân cách cho trẻ. Gia đình, cha mẹ là những người gần gũi và hiểu biết nhất về con em mình, Vì vậy, gia đình và cha mẹ đã có vai trò trung tâm và có hiệu quả nhất trong việc giáo dục học sinh. 7 Cùng với nhà trường, gia đình là lực lượng giáo dục, là môi trường đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là môi trường để các em thực hành những điều các em đã được học, rèn luyện hành vi, thái độ, cách cư xử, …, góp phần hoàn thiện quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Gia đình là nên tảng của xã hội. Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt ; gia đình tốt thì xã hội mới tốt” . (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội). 1.3. Vai trò và nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh : 1.3.1. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh : Ban đại diện CMHS hoạt động giáo dục theo quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS và Điều lệ nhà trường. Quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS là bình đẳng, hợp tác. Thông qua Ban đại diện CMHS, gia đình tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức, tiếng nói của gia đình với nhà trường càng làm tăng “trọng lượng” trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể của CMHS tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường. Ban đại diện CMHS không chỉ là lực lượng gần gũi, gắn bó, thường xuyên phối hợp với nhà trường, là cầu nối giữa gia đình và nhà trường mà còn là mối liên kết quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác ngoài nhà trường. 1.3.1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh : Theo Điều lệ: “Ban đại diện cha mẹ học sinh” (Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã qui định rõ (Điều 4): 1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: 8 a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. 2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: a) Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp; b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học; c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp. Theo Điều lệ nhà trường, Điều lệ Ban đại diện CMHS và quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường thì Ban đại diện CMHS có các nhiệm vụ : Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban đại diện CMHS trường đề ra. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục HS. Phối hợp với nhà trường giáo dục HS hạnh kiểm yếu kém tiếp tục rèn luyện trong hè. Vận động CMHS và các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường trong công tác quản lý việc học của con cái khi ở nhà ; tác động đến gia đình, hạn chế lưu ban, bỏ học và chăm lo việc giáo dục đạo đức, nề nếp HS , bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém ; giúp đỡ HS nghèo, HS khó khăn, HS khuyết tật, tàn 9 tật ; vận động HS đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học ; động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. Vận động CMHS và các lực lượng xã hội hỗ trợ việc tu bổ, bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị của trường ; góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho thầy cô giáo ; khen thưởng HS giỏi, giúp đỡ HS nghèo. Đóng góp ý kiến với nhà trường về các chủ trương, biện pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục đạo đức và chăm sóc HS nhằm thực hiện có hiệu quả các văn bản luật có liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo. Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện CMHS lớp. 1.4. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh : 1.4.1. Các nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng : a/ Bảo đảm cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác phối hợp với gia đình : - Để công tác chỉ đạo có hiệu quả trước tiên hiệu trưởng cần phải tác động đến GVCN và CMHS nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường và gia đình. - GVCN phải làm cho CMHS nắm được mục đích giáo dục chung, mục tiêu giáo dục, các chuẩn kiến thức HS cần đạt. - Nắm chắc đối tượng HS của lớp mình chủ nhiệm như: hoàn cảnh kinh tế gia đình của các em, cá tính của từng em, những vi phạm thường xuyên, kết quả xếp loại 2 mặt, … của HS để báo kịp thời cho CMHS. - Hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng của các bậc CMHS làm tiền đề cho các việc : + Giáo dục HS. + Tổ chức tốt các buổi họp CMHS có nội dung thiết thực, tạo niềm tin của CMHS vào thầy cô và nhà trường. + Trao đổi với CMHS các biện pháp hướng dẫn HS sử dụng hợp lý thời gian ở nhà, quan tâm hợp lý từng đối tượng học sinh, kinh nghiệm nuôi dạy con cái, … + Thu hút CMHS tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa của lớp (giáo dục truyền thống, giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống ma túy, dạy nghề truyền thống, …) 10 - Biết định hướng, gợi ý hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp ; biết thực hiện các biện pháp phối hợp với Ban đại diện CMHS theo phương hướng và kế hoạch chung của trường. - Giao tiếp có văn hóa với CMHS; đánh giá học sinh công bằng. b/ Làm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình học sinh : - Ghi sổ liên lạc nhà trường – gia đình (Chú ý ghi số điện thoại của phụ huynh học sinh từng em để tiện liên lạc nhanh nhất khi cần thiết). - Gửi thư mời để mời CMHS đến trường: + Trao đổi về các vi phạm của HS: khi HS chưa ngoan, bỏ học, học giảm sút, hoắc có vấn đề gì đó (chỉ mời khi thật cần thiết, nếu mời 2 – 3 lần mà họ không tới thì phải kết hợp cùng với Ban đại diện CMHS đến thăm họ, có thể liên hệ bằng điện thoại để trao đổi kịp thời với cha mẹ của học sinh cá biệt). + Hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa (cần tổ chức nhiều hơn). - Thăm gia đình học sinh nhằm tìm hiểu học sinh và qua trao đổi, bàn bạc giúp cha mẹ các em làm tốt việc giáo dục con cái. Công việc này đòi hỏi phải được thực hiện có kế hoạch và chủ động. GVCN có thể thăm gia đình học sinh cùng với đại diện CMHS. - Tổ chức các cuộc họp CMHS theo kế hoạch của nhà trường, có thể kết hợp tổ chức tọa đàm, nội dung họp phải thiết thực, phải tập trung bàn sâu, bàn kỹ về biện pháp giáo dục học sinh, mỗi cuộc họp phải có nội dung mới tránh đơn điệu (năm sau cũng như năm trước, hoặc CMHS đi họp chỉ để biết đóng bao nhiêu tiền). c/ Nâng cao năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm để họ có khả năng vận động, thuyết phục CMHS và biết gợi ý, định hướng hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp. Hiệu trưởng có kế hoạch nâng cao năng lực của GVCN giúp họ có khả năng vận động, thuyết phục CMHS, biết gợi ý, định hướng hoạt động cho Ban đại diện CMHS của lớp : - Tham gia vào một số buổi sinh hoạt dưới cờ đâu tuần, buổi sinh hoạt lớp, qua đó Ban đại diện có thể hỗ trợ cho GVCN thúc đẩy việc học tập của học sinh, giáo dục học sinh. 11 - Phối hợp thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh , chống bỏ học, hạn chế lưu ban, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, góp phần đảm bảo hiệu quả giáo dục. - Phối hợp giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có sai phạm. - Trao đổi với CMHS tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến các tồn tại của học sinh, để thống nhất cách giáo dục học sinh. - Kiến nghị với chính quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. - Phối hợp với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục thẩm mỹ, …, tuyên truyền, cổ động về dân số, phòng chống tệ nạn xã hội, , học sinh có sai phạm. - Trao đổi với CMHS tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến các mặt tồn tại của học sinh, để thống nhất cách giáo dục học sinh. - Kiến nghị với chính quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. - Phối hợp với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục thẩm mỹ, …, tuyên truyền, cổ động về dân số, phòng chống tệ nạn xã hội, … d/ Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức hội nghị CMHS lớp + Phổ biến cho tập thể giáo viên về kế hoạch, yêu cầu của việc tổ chức hội nghị CMHS ở các lớp nhằm làm cho hội nghị CMHS ở các lớp có kết quả như : đảm bảo số lượng tham dự, khai thác được các tiềm năng sẵn có của các Chi hội. + Làm cho GV nhận thức được tầm quan trọng của hội nghị CMHS lớp. Đó là cơ sở, điều kiện thuận lợi để GVCN có thể tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với lớp mình, động viên CMHS tích cực tham gia công việc giáo dục ở trường và ở gia đình, giúp CMHS phương pháp giáo dục và theo dõi con cái ở nhà, giúp CMHS hiểu rõ công việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường và việc học tập, rèn luyện của con cái họ để họ tổ chức cho học sinh học tập, lao động, vui chơi giải trí và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. + Chỉ rõ các nội dung, thủ tục của hội nghị CMHS lớp: 12 - Thông báo cho CMHS biết về quỹ hội năm học trước; tình hình học tập của học sinh đầu năm ; yêu cầu về kiến thức bộ môn cần đạt; những biện pháp cụ thể của trường như kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém, nhất là các lớp cuối cấp; mức độ và thời gian thu các khoản học phí, xây dựng; thời gian học chính khóa ở trường, (cần cho phụ huynh nắm được thời khóa biểu cụ thể của các em để có kế hoạch theo dõi, quản lý); các lần họp CMHS định kỳ trong năm học; các chủ trương của nhà trường, của lớp; nội quy của nhà trường ; quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo về xếp loại hạnh kiểm, văn hóa, lao động cho học sinh. - Nêu rõ những hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đây là dịp GCVN có thể đưa ra những lời khuyên cần thiết cho CMHS trong cách giáo dục con em ở nhà. - Nhắc lại những nhiệm vụ và quyền hạn của CMHS trong việc giáo dục con em, trong quan hệ với nhà trường theo quy định của pháp luật chứ không phải là khoán trắng cho nhà trường. - Tổ chức thảo luận để CMHS góp ý kiến, thống nhất chương trình công tác. - Bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. - GVCN mời CMHS của học sinh cá biệt ở lại gặp riêng ở cuối buổi họp. - Gửi biên bản cho lãnh đạo trường tập hợp và xử lý ý kiến của hội nghị CMHS lớp. + Bảo đảm cho GVCN thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Chuẩn bị tư tưởng cho học sinh để các em mời được cha mẹ đến dự; ghi và gửi giấy mời họp kịp thời, không quá trễ, nội dung giấy mời họp do nhà trường phát hành thống nhất, giấy mời họp nên có nội dung chính của cuộc họp; chuẩn bị cuộc họp có nội dung phong phú, thiết thực, hấp dẫn và tiến hành khéo léo; nắm được tình hình lớp, hiểu sâu sắc tập thể học sinh; ghi các ý kiến đóng góp, các yêu cầu, nguyện vọng của CMHS của lớp trong hội nghị để nhà trường tổng hợp, xem xét. 1.4.2. Biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với gia đình và Ban đại diện CMHS: + Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất nhằm đảm bảo thực hiện các hình thức phối hợp có nề nếp. 13 +Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa GVCN và Ban đại diện CMHS như kinh nghiệm giao tiếp, biện pháp quản lý học sinh, biện pháp giáo dục học sinh. + Chỉ dẫn trực tiếp trong quá trình công tác : - Chẳng hạn như cách ghi lời phê của giáo viên khi thông báo cho CMHS sao cho rõ ràng, thiết thực và tế nhị. - Đề ra nội dung chính của các kỳ họp CMHS (đầu năm học, cuối học kỳ I, giữa kỳ II hoặc cuối năm) cho GVCN, từ đó từng GVCN sẽ cụ thể nội dung cho phù hợp với tình hình của lớp mình. - Tư vấn cho GVCN cách giao tiếp với từng thành phần CMHS giải quyết những trường hợp giáo dục học sinh cá biệt. + Hiệu trưởng kiểm tra công tác phối hợp với gia đình học sinh của GVCN qua việc xem xét hồ sơ chủ nhiệm, lắng nghe ý kiến của CMHS, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ phải làm, các yêu cầu cần đạt, các quy định cần tuân theo … nhằm làm cho GVCN ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc phối hợp với CMHS, từ đó tự giác thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, các yêu cầu, các quy định của trường trong công tác phối hợp với CMHS. 2. Cơ sở pháp lý của đề tài : + Khoản 2, điều 3, Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu : “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. + Điều 93, khoản 1, Luật Giáo dục năm 2005: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. + Điều 95, Luật Giáo dục quy định quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh : Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có những quyền sau: 1) Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ. 2) Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động giáo dục của CMHS trong nhà trường. 14 3) Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ. + Điều 45, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có quy định rõ trách nhiệm của nhà trường : Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục. + Điều 46, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau: 1) Mỗi lớp có một Ban đại diện CMHS tổ chức theo từng năm học gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với GVCN lớp. GV bộ môn trong việc giáo dục học sinh. 2) Mỗi trường có một Ban đại diện CMHS được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện CMHS từng lớp bầu ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các quy định tại điều 45 của Điều lệ này. 3.Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện CMHS từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo điều lệ Bân đại diện CMHS. + Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: 1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học 15 sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi. II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ – HUYỆN CẨM MỸ – TỈNH ĐỒNG NAI: 1. Đặc điểm tình hình nhà trường : 1.1. Địa bàn: Trường THPT Xuân Mỹ là một trường thuộc diện vùng sâu, vùng xa của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, trường được thành lập năn 2004 trên cơ sở tách ra từ trường cấp 2,3 Xuân Mỹ. Tổng số phòng học: 17 phòng, phòng bộ môn: 4, tuy nhiên các phòng bộ môn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì còn tận dụng các phòng học do trường xây theo mô hình cũ chưa thiết kế các phòng bộ môn, trang thiết bị cơ sở vật chất đã đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới hiện nay; địa bàn trường đứng trên địa bàn 1 xã vùng sâu, vùng xa vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, …nhiều học sinh nhà cách trường trên 30km , phải đi học bằng xe đưa rước học sinh; đối tượng học sinh diện chính sách rất nhiều (diện xóa đói giảm nghèo, con thương binh, 100% học sinh của trường thuộc vùng kinh tế khó khăn được miễn giảm học phí …). Các em học sinh đa số là con em công nhân cao su, nông dân…nên sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến con em mình còn nhiều hạn chế. 1.2. Chất lượng đầu vào : Trường thực hiện xét tuyển vào lớp 10, do trường đóng chân trên địa bàn vùng sâu vùng xa nên chất lượng tuyển vào không đạt chỉ tiêu đề ra ( tuyển 100% học sinh nộp hồ sơ xét tuyển) do đó học sinh trúng tuyển vào trường đa số là các em có học lực yếu, TB, …tính cách hiếu động, nghịch ngợm, không thích học và tu dưỡng dạo đức trong các năm học ở cấp II vì các em mang tư tưởng dù sao cũng trúng tuyển, sau năm học lớp 10, trường phải sắp xếp danh sách lớp lại cho phù hợp với thực chất, vì đầu năm lớp 10 khi xếp lớp thì phải dựa vào đăng ký chọn ban của học sinh và phải dựa vào điểm số sau năm học lớp 10 nhà trường mới có cơ sở để phân loại, chon ban học cho các em dưa vào lực học cuối năm. 16 Công tác tư vấn chọn ban ở các trường THCS chưa tốt, cũng như CMHS chưa nắm được năng lực và sở thích của học sinh, luôn thích cho con chọn ban KHTN hoặc ban cơ bản nâng cao toán, lý, hóa trong khi các em học rất yếu những môn này. Nhiều học sinh vì sỹ diện với bạn bè không chiu theo học ban C trong khi học rất yếu các môn tự nhiên. Kết quả sau năm lớp 10 phải săp xếp lại, nhà trường phải tiếp tục tư vấn cho học sinh để các em chuyển đổi ban cho phù hợp hơn, nhưng chưa tác động đến CMHS nên hiệu quả tư vấn chưa đạt yêu cầu, tình trạng học sinh học trung bình yếu nhưng vẫn học chương trình nâng cao, kết quả học tập giảm sút nhiều. 1.3. Về phía Ban đại diện CMHS và gia đình học sinh : a/ Ban địa diện CMHS : Ban đại diện CMHS gồm 1 trưởng ban, 1 thư ký, 3 thành viên đại diện cho 3 khối. Mỗi lớp cũng có Ban đại diện, nhưng chủ yếu chỉ có Ban đại diện của trường hoạt động, chưa huy động được lực lượng CMHS từng lớp, ở lớp một số GVCN cũng chỉ liên hệ từng CMHS khi cần. Ban đại diện CMHS của lớp có, nhưng không hoạt động, sự phối hợp giữa GVCN và CMHS chưa tốt, việc giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học, học yếu còn cao. b/ Gia đình học sinh : Gia đình học sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành nhân cách của HS. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều gia đình chưa thật sự là môi trường phát triển và hình thành nhân cách tốt cho con em mình, điều đó thể hiện như sau: - Do CMHS nhận thức chưa đầy đủ về việc học của con em mình, chưa am hiểu về kế hoạch hoạt động của nhà trường. - Trong một số gia đình, học sinh còn là lao động chính, khi gặp khó khăn về kinh tế, cha mẹ sẵn sàng cho con cái nghỉ học hoặc không tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập. Gia đình chưa tạo đủ thời gian cho con em tự học và rèn luyện ở nhà, chưa xây dựng được thói quen sinh hoạt và học tập ở nhà (như thời gian, không gian, vị trí học tập), hoạt động học tập thiếu khoa học nên mất thời gian mà hiệu quả không cao. - Đa số gia đình các em là công nhân cao su nên thời gian đi làm nhiều (sáng đi từ 3, 4 giờ sáng, chiều 15 giờ 30’ mới về đến nhà, khi về thì mệt mỏi 17 không còn thời gian quan tâm con cái nữa). Chính vì vậy cha mẹ học sinh thường buông lỏng việc quản lý con cái khoán trắngviệc quản lý giáo dục con cái cho nhà trường, chưa tích cực và chủ động phối hợp với nhà trường, với GVCN để cùng nhau giáo dục con em mình; một số gia đình quá quan tâm gây sức ép tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thể chất của học sinh. Cha mẹ quá nuông chiều con thì luôn che giấu những hành vi sai trái của con, khi con mắc sai phạm còn bất hợp tác tỏ thái độ bênh vực con.. . - Một số gia đình buôn bán, đi làm xa nhà…. con cái không người chăm sóc, không quản lý được con cái hoặc một số gia đình buôn bán, kinh doanh những nghề mà xã hội đang bài trừ như: “bia ôm”, “nhà chứa”, tụ điểm giải trí không lành mạnh… từ đó cũng làm ảnh hưởng đến lối sống của con cái. - Trong gia đình thì vợ chồng thường xuyên bất đồng ý kiến, nặng lời với nhau, đôi khi còn dùng bạo lực hành hung nhau, ly thân hoặc ly dị nhau. Từ đó con cái mất tình yêu thương, đùm bọc của cha mẹ dẫn đến mất phương hướng trong cuộc sống và thiếu điều kiện tốt nhất để học tập. - Có thể nói rằng cha, mẹ thiếu gương mẫu, xử sự thiếu văn hóa, không phù hợp (trong lời nói và hành động) đối với con cái sẽ làm mất lòng tin ở con nên khó giáo dục được con. 1.4. Về phía nhà trường : Tổng số CB – GV – NV của trường gồm 54 người, trong đó CBQL: 2, giáo viên: 44, Công nhân viên: 8. Tổng số học sinh toàn trường: 960 học sinh, chia làm 26 lớp (lớp 12: 4 lớp; lớp 11: 10 lớp, lớp 10: 12 lớp). Công tác sắp xếp phân công lực lượng giáo viên làm công tác chủ nhiệm cũng gặp khó khăn, như: một số giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm không nhiều, một số giáo viên có con nhỏ, thiếu nhiệt tình, hoặc quá lớn tuổi thì làm công tác chủ nhiê êm không tốt. a. Học sinh : Còn nhiều học sinh có học lực yếu, kém bởi lý do: - Nhà trường phải xét tuyển 100% hồ sơ xét tuyển vào lớp 10. - Ý thức học tâ pê của học sinh chưa tốt, mất căn bản nhiều năm nên chán học khi bị gây sức ép phải học thì bỏ học. 18 - Do sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, của các tụ điểm ăn chơi không lành mạnh như: Internet, karaoke, game, caffe…trong khi đó các em lại thiếu sự quan tâm quản lý chă êt chẽ của gia đinh – nhà trường – xã hô êi dẫn đến tình trạng nhiều học sinh thích chơi bời, trốn học… - Mặt khác do sự phát triển không ngừng của các khu công nghiê pê lớn trên địa phương, quá trình tuyển dụng lao động của các công ty luôn thiếu và dễ, chỉ cần tuyển lao động phổ thông mô tê số thanh niên không có trình đô ê học vấn vẫn đi làm và có tiền đã rủ rê học sinh nghỉ học đi làm, hoă êc mô tê số học sinh sau khi tốt nghiê êp vẫn không có viê êc làm, không có điều kiê ên học tiếp thường đi làm ở khu công nghiê êp, đã tác đô nê g đến học sinh học trung bình, yếu, kém nghĩ rằng học nhiều cũng chẳng được gì, nghỉ học đi làm để sớm có tiền không phụ thuộc vào gia đình. Tỷ lệ bỏ học các năm học vừa qua: Năm học Tỉ lê ê % 2008 - 2009 2010 – 2011 12/879 5/895 (1.3%) (0.55%) 2011 – 2012 (Tính đến ngày 25/05/2012) 4/960 (0.4%) Trong đó chủ yếu là: do lực học yếu, kém dẫn tới chán học, nghỉ học đi làm, hoặc học yếu nên mă êc cảm với bạn bè. b. Giáo viên bô ô môn : Gă pê khó khăn trong giảng dạy và tổ chức kiểm tra với lý do sau : - Đối tượng học sinh có lực học phân hoá nhiều giáo viên bộ môn không thể theo sát đối tượng, khó tìm phương pháp phù hợp cho từng đối tượng ở mỗi hoạt đô nê g. - Mô êt số giáo viên còn lúng túng trong viê êc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa tích cực học tâ pê trao đổi kinh nghiê êm với đồng nghiê êp. - Mô êt số giáo viên bộ môn chưa phối hợp tốt với GVCN trong công tác giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu kém. c. Giáo viên chủ nhiê ôm : 19 - Chưa nhiê êt tình, chưa chịu khó bám sát lớp, mô êt số giáo viên còn thiếu kinh nghê êm trong công tác chủ nhiê êm, còn lúng túng trong cách tổ chức lớp, cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh cá biệt còn khô cứng đôi khi ứng xử chưa thâ êt tế nhị, tạo mặc cảm cho các em. - Chưa xây dựng được môi trường tập thể lớp tốt cho giáo viên bộ môn giảng dạy để đạt hiệu quả cao. - Kế hoạch chủ nhiê êm và biê ên pháp thực hiê ên còn nhiều thiếu sót hoă êc chưa phù hợp. - Thiếu sự phối hợp thường xuyên đến CMHS, chưa định hướng được hoạt đô nê g của ban đại diê ên CMHS của lớp. 1.5. Chính quyền địa phương : - Đời sống kinh tế, văn hoá xã hô êi đang phát triển, nhiều gia đình bắt đầu quan tâm đến vấn đề giáo dục, tuy nhiên mô tê bô ê phâ ên không nhỏ phụ huynh mải lo làm ăn, ít quan tâm đến viê êc học hành của con cái, thâ êm chí còn khoán trắng cho nhà trường, tạo ra nhiều bất lợi cho viê êc phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao hiê êu quả giáo dục. - Chưa quản lý chă êt chẽ những tụ điểm vui chơi không lành mạnh, các đoàn thể xã hô êi chưa làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên tham gia hoạt động giáo dục tốt. - Địa phương còn thiếu nhiều khu vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi học sinh để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động xã hội. 2. Thực trạng và phân tích thực trạng viê ôc chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và Ban đại diê ôn cha mẹ học sinh ở Trường THPT Xuân Mỹ: 2.1. Hiê ôu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiê ôm lớp xây dựng kế hoạch phối hợp với CMHS: 2.1.1. Thực trạng: Từ trước năm học 2007 – 2008 tình hình học sinh của trường đã có nhiều biểu hiện vi phạm nội qui của trường, chưa chấp hành tốt về nề nếp tác phong, hàng năm đều có kỷ luâ êt ở mức buô êc thôi học 2 đến 3 học sinh, một số cha mẹ học sinh có thái độ xem thường thầy cô giáo, tổ chức kiện cáo gây mất đoàn kết 20 trường học. Trước tình hình đó từ năm học 2007-2008 hiê êu trưởng nhà trường có quan tâm hơn về công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục nhân cách đạo đức cho các em, và trong quá trình phối hợp làm việc hiệu trưởng nhà trường đã nhâ ên thấy rằng: trong công tác chủ nhiê êm mô êt công viê êc không thể thiếu và yếu được đó là công tác phối hợp với CMHS. Trong quá trình chỉ đạo bên cạnh việc vừa theo dõi hoạt đô nê g của mô tê số GVCN, phân tích những viê êc đã làm và chưa làm của từng GCVN, Hiệu trưởng trường THPT Xuân Mỹ đã đúc kết được mô êt số công viê êc chính trong quá trình chỉ đạo như sau: Đầu năm học hiê êu trưởng chỉ đạo cho GVCN, xây dựng kế hoạch phối hợp với CMHS. + Chỉ đạo GVCN lớp tiến hành điều tra để phân tích tình hình cụ thể của từng lớp: - Nô êi dung điều tra: Nô êi dung điều tra ở đầu năm: (lưu vào hồ sơ chủ nhiê êm).  Diê ên chính sách: Diê ên xoá đói giảm nghèo, câ nê nghèo, dân tô êc, mồ côi (cha hoă êc mẹ, hoă êc cả hai), thương binh (loại gì?).  Nghề nghiê êp cha, mẹ, anh chị em trong gia đình (Công chức, công nhân, buôn bán, làm rẫy…).  Các em ở trọ hay ở nhà (lưu ý rõ có người quản lý hay không).  Công viê êc thường làm ở nhà.  Sở thích năng khiếu.  Bạn gần nhà, bạn cùng đường.  Số điê nê thoại cha, mẹ. - Số ngày nghỉ (phép hay không phép), số lần cúp giờ, không thuô êc bài hay mô êt số vi phạm khác, … ở năm học trước (công việc này GVCN có thể xem trong học bạ của các em). - Kết quả học tâ pê từng môn. - Nhâ ên xét của chủ nhiê êm năm qua.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng