Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường thpt quảng xương 4 thông qua việ...

Tài liệu Skkn giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường thpt quảng xương 4 thông qua việc vận dụng tấm gương cách mạng trong giảng dạy bài 14 môn gdcd lớp 10

.DOC
22
381
108

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC QUẢNG XƯƠNG 4 ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG XƯƠNG 4 THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG TẤM GƯƠNG CÁCH MẠNG TRONG GIẢNG DẠY BÀI 14 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người thực hiện: Ngô Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân Thanh Hóa, tháng 5 năm 2013 1 A. LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tư tưởng yêu nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ lịch sử của đất nước Việt Nam, là thước đo giá trị tinh thần của từng con người, từng công dân trước cộng đồng. Yêu nước trở thành một lẽ sống, một triết lý xã hội và nhân sinh của con người Việt Nam, nó thấm nhuần trong máu thịt của từng con người hình thành nên truyền thống vẻ vang của dân tộc. Nhờ đó mà từ bao đời nay, từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã chiến đấu không tiếc xương máu của mình để đập tan biết bao lũ xâm lăng tàn bạo, giữ vững nền độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Đất nước ta có được độc lập, tự do và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay chính là nhờ sự phát huy tinh thần yêu nước của biết bao tấm gương anh hùng cách mạng đã đổ máu và ngã xuống. Họ là những con người bình thường nhưng với tấm lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc họ đã làm được những việc rất phi thường trong những điều kiện khó khăn hầu như không thể khắc phục được. Sự âm thầm chịu đựng, hy sinh thầm lặng của họ cho Tổ quốc trở thành những hình tượng, những tấm gương cao đẹp cho biết bao thế hệ noi theo. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần mà chúng ta cần phải có. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang diễn ra trong một bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp và đầy thử thách. Trước yêu cầu của lịch sử, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Yêu nước phải thống nhất với yêu chủ nghĩa xã hội làm một. Trong công cuộc đổi mới đó, thế hệ trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Họ là lực lượng nòng cốt, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bồi dưỡng và giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ là một việc làm cần thiết và quan trọng. Thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã ra sức giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ này được đặt 2 lên vai của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của môn GDCD. Trong nhiều năm qua, việc giáo lòng yêu nước thông qua giảng dạy môn GDCD thực sự đã được đội ngũ giáo viên dạy GDCD rất chú trọng. Song trong quá trình giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp khi dạy bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10, bản thân tôi nhận thấy, đa số các giáo viên khi giảng dạy lòng yêu nước cho học sinh vẫn còn mang tính lý thuyết trong SGK. Điều đó làm cho giờ học khô khan, thiếu đi tính thực tế và thuyết phục. Vì vậy, một câu hỏi đặt ra cho bản thân tôi là làm thế nào để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thực sự có chất lượng và hiệu quả? Và làm thế nào để cho tư tưởng ấy trở thành niềm tin, lí tưởng và hành động cho học sinh? Vì lẽ đó, trong quá trình giảng dạy bài 14 và một số bài học khác trong môn GDCD lớp 10 tôi đã sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Điều đó đã làm cho giờ dạy của cá nhân tôi sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường trung học phổ thông Quảng Xương IV thông qua việc vận dụng tấm gương cách mạng trong giảng dạy bài 14 môn Giáo dục công dân lớp 10” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 3 B. NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT 1. Vai trò, vị trí của thanh niên học sinh THPT trong sự ngiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Trong thư gửi học sinh năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Học sinh THPT là thời kỳ đầu của lứa tuổi thanh niên, là lớp người trẻ tuổi có hoài bão, ước mơ và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp. Đó là lứa tuổi có sức khoẻ và trí lực dồi dào, ham hiểu biết, tự thể nghiệm mình, lứa tuổi có tính nhạy cảm với cái mới và cái đẹp, cái tiến bộ. Họ là lớp người đại biểu cho tương lai của dân tộc. Học sinh THPT là một bộ phận của thanh niên còn đang được giáo dục trong nhà trường, là một bộ phận dân cư trẻ tuổi được xã hội quan tâm, chăm sóc, đào tạo một cách có mục đích, có nội dung, có hệ thống cơ bản để trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội trong tương lai. Các em chính là lực lượng to lớn đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thời kỳ đổi mới, thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phụ thuộc rất nhiều vào tầm hiểu biết, khả năng sáng tạo và ý thức bền bĩ phấn đấu của nhân tố con người trên mọi lĩnh vực. Học sinh THPT là những người được đào tạo, chuẩn bị hành trang trở thành những nhà khoa học, nghệ sĩ, sĩ quan, giáo viên, công nhân.... Các em chính là đội dự bị, là nguồn lực chủ chốt, là một bộ phận đội ngũ trí thức góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tương lai. Sự phát triển lâu dài của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi này. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã nêu “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất 4 nước bước vào thế kỷ XXI có xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên”. Tóm lại, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên - học sinh THPT là những thế hệ trẻ có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay để có nguồn lực đủ sức nắm vững thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ mới thì Đảng và toàn dân ta cần phải chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người vừa hồng vừa chuyên xứng đáng là người làm chủ tương lai của nước nhà. 2. Ý nghĩa của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên Từ nhận thức vị trí, vai trò của học sinh, thanh niên ở trên. Một điều dễ nhận thấy rằng, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên có ý nghĩa cực kì quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. • Ý nghĩa đầu tiên của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên là hình thành ở các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về dân tộc. Từ góp phần giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, lập trường cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc với nhân dân. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu và là phẩm chất chủ yếu cơ bản nhất của mội người Việt Nam yêu nước, là những yếu tố vừa phản ánh bản chất, nguồn gốc sức mạnh của quân và dân ta, vừa nói lên mục tiêu, phương hướng, yêu cầu của việc giáo dục lòng yêu nước trong tất cả các giai đoạn phát triển của dân tộc. • Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên ngày nay là giúp cho họ có khả năng tự miễn dịch trước tác động của chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc, chiến thắng mọi cám dỗ của tiền tài, vật chất và mặt trái “Cơ chế thị trường”. Đây là cơ sở để cho họ nhận rõ bản 5 chất âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của địch. • Giáo dục chủ nghĩa yêu nước còn là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng, tổ chức và hành động. Vì lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến quyết thắng là cơ sở quan trọng để quy tụ mọi suy nghĩ và hành động, là chất keo kết dính mọi tổ chức, mọi con người cùng đồng tâm hiệp lực, huy động mọi nguồn sức mạnh cả vật chất và tinh thần, cả trí lực và thể lực của quân và dân ta hướng vào một mục đích duy nhất là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Từ đó, giúp cho mọi người tạm gác những tính toán riêng tư để chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, thử thách. • Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, thanh niên là để cho họ thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước ngay từ ban đầu, để nó là động lực bên trong thôi thúc mọi người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, cần cù chăm chỉ trong học tập, nâng cao trình độ mọi mặt biến tư tưởng nhận thức thành hành động cách mạng, thành ý chí quyết tâm mãnh liệt vững vàng vượt qua mọi thử thách, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. • Giáo dục yêu nước nhằm cho thế hệ trẻ để họ thấy được nổi nhục của một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu từ đó quyết tâm xây dựng một đất nước giàu mạnh. Như vậy giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ có ý nghĩa là nhằm phát huy nội lực, phát huy tối đa nhân tố con người mà trước hết là tiềm năng và nội lực tinh thần tồn tại ở mỗi con người. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước sẽ làm cho thế hệ trẻ luôn ở trong trạng thái hiện hữu của những tiềm năng, những nội lực tinh thần tích cực nhất của dân tộc. Và chính điều này đóng một vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6 II. Sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học trong giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10 1. Cơ sở tâm lí của học sinh để vận dụng vấn đề trên Các Mác đã từng nói: Để cho tác động mang lại một kết quả nào đó thì cần phải biết được thứ vật liệu mà ta sẽ tác động vào nó. Ý kiến này của Các Mác đúng đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh nói riêng. Chúng ta biết rằng học sinh THPT là thời kì đầu của tuổi thanh niên, đây là giai đoạn cuối của cả một thời kì bồi dưỡng kiến thức văn hoá chung, đã khiến cho thanh niên phải nghĩ đến tiền đồ của mình, đến việc chuẩn bị bước vào đời. Tuổi thanh niên mới lớn là thời kì dồi dào thể lực và trí lực, là thời kì thích tìm cái mới trong học tập và lao động, lứa tuổi trong sáng, đầy ước mơ, khát vọng, nhiệt tình và giàu lòng quả cảm...Vì vậy mà tại Đại hội lần thứ IX -2001 của Đảng ta đã nêu rõ “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây chính là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Mà một trong những yếu tố đầu tiên cần giáo dục đạo đức cho học sinh đó chính là lòng yêu nước. Mục đích của việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh nói riêng và đạo đức nói chung không chỉ cung cấp cho họ những tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là hình thành cho họ động cơ và tình cảm đạo đức trong sáng, phải giáo dục cho họ có được niềm tin đối với vấn đề cần được giáo dục. Nhưng cần làm thế nào để biến những tri thức chủ nghĩa yêu nước thành niềm tin và hành vi đạo đức, động cơ ở mỗi học sinh thì chúng ta cần phải có phương pháp tác động vào nó. Và ở lứa tuổi này để cho việc giáo dục lòng yêu nước có hiệu quả thì việc vân dụng hình tượng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước 7 cho học sinh là một trong những phương pháp có hiệu quả. Thông qua việc cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực với chính chủ thể của các hành vi đạo đức có thật sẽ có tác dụng hơn nhiều so với lý thuyết dài dòng, khô khan, cứng nhắc về những điều phải làm và không được làm. Việc thực người thực có khả năng đi thẳng vào niềm tin của mỗi học sinh, của nhóm và tập thể mà học sinh là những thành viên. Những hành vi đó là mẫu mực để học sinh noi theo. Niềm tin vốn là một trong những thành tố tâm lí phức tạp nhất của con người, niềm tin có cội nguồn từ chủ nghĩa yêu nước bao giờ cũng là niềm tin chân chính và dễ biến thành ý chí và hành động ý chí. Niềm tin có cơ sở khoa học là sự phản ánh, sự thừa nhận, chấp nhận tự giác về lẽ phải và chân lý, thừa nhận xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Niềm tin chỉ phụ thuộc về nhân cách khi nhân cách bị thuyết phục là kết quả của trải nghiệm cuộc sống mà trong đó con người luôn so sánh, đối chiếu giữa nhận thức với thực tiễn giữa cái được nghe và được đọc với hiện thực. Do đó, con đường cơ bản để xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ trong việc hình thành niềm tin đối với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước theo PGS.TS Võ Văn Sen trong bài tham luận của mình có nhận định “Điều quan trọng nhất trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ là sự gương mẫu của thế hệ đi trước. Vấn đề này có ý nghĩa hàng đầu.Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là một gương tiêu biểu trong lịch sử dân tộc ta, đặc biệt là trong thế kỉ XXI này. “Dáng đứng Việt Nam” chính là dáng đứng của anh bộ đội cụ Hồ. Sự hy sinh, khí phách hào hùng của các thế hệ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam chính là tấm gương sáng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước”. Theo Hồ Chí Minh lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục là một biện pháp có ý nghĩa lớn, thiết thực để giáo dục cho thanh niên vươn tới cái tốt, cái đẹp, cái cao cả. Theo Người, phương pháp này phù hợp với dân tộc, phù hợp với tâm lí thanh niên học sinh vốn coi trọng thực tế: “Một tấm gương sáng còn hơn một trăm bài diễn thuyết”. Nhà giáo dục học nổi tiếng người Nga V.A.Xu-khôm-lin-xki khi 8 giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ nước mình ông cũng đã lấy những hình tượng sáng ngời như V.I.Lênin, A-lech-xan-đrơ, Ma-tơ-rô-xôp...làm mẫu mực lí tưởng để giáo dục cho thế hệ trẻ Từ những cơ sở nói trên có thể cho chúng ta khẳng định rằng việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh thông qua việc vận dụng các hình tượng tấm gương cách mạng sẽ mang lại những hiệu quả cao. 2. Thực tế vận dụng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy bài 14 môn GDCD lớp 10 ở trường THPH Quảng xương 4. Để nắm được thực trạng và ý nghĩa to lớn của việc vân dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giảng dạy môn GDCD, người làm SKKN đã trực tiếp quan sát, tìm hiểu và tiến hành điều tra xã hội học đối với học sinh Trường THPT Quảng xương 4 ở 4 lớp 10I, 10E, 10G, 10M. Qua xử lý số liệu thu được tôi đã thu được kết quả như sau: Thứ nhất là về mức độ nhận thức và hiểu biết của học sinh về hình tượng tấm gương cách mạng. Qua kết quả điều tra cho thấy khi đánh giá mức độ cần thiết của việc hiểu biết về các hình tượng tấm gương cách mạng thì có đến 82,5% học sinh trả lời là rất cần thiết. Điều này cho chúng ta thấy rằng, hầu hết các em học sinh trường THPT Quảng xương 4 đều có được sự nhận thức đúng đắn, đều coi việc hiểu biết các hình tượng tấm gương cách mạng là một điều cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số học sinh đã nhận thức không đúng về vấn đề này có đến 3,5% trả lời không cần thiết, 14% học sinh cảm thấy khó trả lời và đang còn băn khoăn, dao động. Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường cùng với sự bùng nổ thông tin đang diễn ra phức tạp đã tác động không nhỏ đến đời sống, tình cảm, đạo đức của học sinh thì việc hiểu biết về các hình tượng tấm gương cách mạng luôn là điều cần thiết. Và chúng ta 9 thật mừng khi đứng trước những tác động như vậy nhưng đa số học sinh đã có một nhận thức đúng. Phải chăng các em đã nhận rõ được ý nghĩa, lí tưởng từ các hình tượng tấm gương cách mạng mang lại? Thật đúng vậy khi được đề cập đến hình tượng tấm gương cách mạng trong tâm khảm của các em là ai thì có đến 97% đã xác định đúng đó chính là những người yêu nước, những người đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Tuy nhiên cũng có 3% học sinh chưa rõ các hình tượng tấm gương cách mạng là ai. Khi đánh giá ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục hình tượng tấm gương cách mạng cho học sinh có đến 55% đã nhận rõ sâu sắc, ý nghĩa tinh thần từ việc giáo dục đó. Thông qua hiểu biết các hình tượng tấm gương cách mạng đã giúp cho các em tăng thêm tình yêu quê hương đất nước và nhận thấy bản thân mình cần phải có trách nhiệm phát huy và nối bước tinh thần của thế hệ cha anh trong cộng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Từ thực trạng nêu trên cho chúng ta thấy lớp trẻ ngày nay tuy được sống và lớn lên trong thời kì hoà bình nhưng về cơ bản ý thức của họ đối với dân tộc, với các hình tượng tấm gương cách mạng, với các truyền thống của đất nước vẫn được họ giữ vững. Đa số các em đều nhận thức được lí tưởng trách nhiệm của mình đới với Tổ quốc. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số học sinh đang còn mơ hồ chưa rõ ràng trước lí tưởng của mình. Thực tế đó đặt ra một nhu cầu mà những người làm công tác giáo dục cần phải giải quyết. Thứ hai cách thức tiếp cận của học sinh về các hình tượng tấm gương cách mạng Đứng trước nhận thức và nhu cầu cần thiết của việc hiểu biết các hình tượng tấm gương cách mạng như trên thì học sinh của chúng ta đã có cách thức tiếp cận và mức độ hiểu biết như thế nào? Thật đáng buồn khi hỏi về các em hiểu biết nhiều về nhân vật nào thì có đến 45% trả lời là các ca sĩ, 15,8% là diễn viên điện ảnh, 8,3% là người mẫu thời trang trong khi đó hiểu biết về các tấm gương cách mạng chỉ có 30%, một 10 con số thật đáng lo ngại, nhưng điều này cũng thật dễ hiểu để lí giải nó. Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng ở bất cứ loại nào, nơi nào, lúc nào ta cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh về các ca sĩ, về những người mẫu thời trang, những diễn viên điện ảnh...với những hình ảnh bắt mắt.Hình thức và cách diễn đạt truyền tải đến các bạn trẻ đều hấp dẫn hơn những câu chuyện về truyền thống lịch sử, về các hình tượng tấm gương cách mạng. Chính điều này dẫn đến kết quả là các em học sinh thường hiểu biết các ca sĩ, diễn viên nhiều hơn là những tấm gương cách mạng và những anh hùng chiến sĩ. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội đối với thế hệ trẻ của chúng ta. Thứ ba thực trạng vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giảng dạy môn GDCD. Điều 23 của luật giáo dục của nước ta đã chỉ rõ “mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Là một môn khoa học xã hội, cùng với tất cả môn học khác môn GDCD trực tiếp giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất trí tuệ cho học sinh nói chung và giáo dục lòng yêu nước gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh nói riêng. Nhưng trong nhiều năm qua, qua tìm hiểu cho thấy việc vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào giảng dạy môn GDCD còn chưa hiệu quả, chưa đạt kết quả như mong muốn. Đối với giáo viên, họ đều nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của việc vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, đã có một số giáo viên vận dụng vấn đề trên nhưng chưa thật sự chú trọng, nhiệt tình và say mê đến việc tìm kiếm các tài liệu về các hình tượng tấm gương cách mạng để vận dụng vào giảng dạy. Nguyên nhân của vấn đề này một mặt là do giáo viên có tâm lý đây là môn học được 11 cho là môn học phụ trong nhà trường, học sinh ít tập trung học, vì vậy mà họ không thật sự nhiệt tình và tâm huyết khi giảng dạy. Mặt khác các tài liệu về tấm gương cách mạng trong kho tư liệu nhà trường còn ít. Còn đối với học sinh cũng từ nguyên nhân trên dẫn đến các em còn thụ động trong việc tiếp thu tìm hiểu các hình tượng tấm gương cách mạng. Từ những vấn đề nêu trên có thể tóm tắt thực trạng nêu trên như sau: - Thứ nhất, sự kính trọng, tin tưởng vào các hình tượng tấm gương cách mạng vẫn được giữ nguyên ở học sinh. Nhưng sự nhận thức và hiểu biết về các hình tượng tấm gương cách mạng ở các em không sâu sắc, không nhiều. - Thứ hai các phương tiện thông tin đại chúng, sách giáo khoa đều có tác dụng tuyên truyền, củng cố các hình tượng tấm gương cách mạng tuy nhiên chưa phổ biến và sâu rộng. - Phương pháp giảng dạy, sự vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước, giáo dục đạo đức cho học sinh còn tẻ nhạt nặng về lý thuyết chưa chú trọng về mặt tình cảm. Giáo viên giảng dạy môn GDCD chưa xem đây là việc cần phải làm thường xuyên, có hệ thống nên ít chú trọng đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn và vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng một cách có hiệu quả. Điều này làm cho học sinh không yêu thích môn học và hiểu biết vấn đề còn đơn giản, mù mờ. 3. Sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học trong giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10 Mục đích của việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong chương trình giảng dạy GDCD ở trường THPT chủ yếu là nhằm giúp học sinh hiểu được thế nào là lòng yêu nước, những biểu hiện của lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay và trách nhiệm của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 12 Sử dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT được khai thác ở những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, giáo dục lòng yêu thương bố mẹ, anh em, gia đình, bà con, đồng bào, nòi giống, dân tộc... Để giáo dục nội dung này giáo viên có thể lấy tấm gương Ngô Mây. Ngô Mây sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khổ, cha anh mất từ khi anh còn rất nhỏ. Anh rất yêu thương mẹ vì vậy anh luôn gánh vác tất cả mọi công việc đồng áng thay cha giúp mẹ. Năm 1945, khi nghe tin giặc Pháp chuẩn bị xâm chiếm làng quê Cát Chánh của mình, anh đã viết một quyết tâm thư nguyện ôm bom đợi giặc đến nộp mạng ngay trận đụng độ đầu tiên. Trước khi đi anh đã viết lại những dòng thật xúc động gửi lại mẹ: “Tóc má đã bạc trắng, con của má sẽ làm tiếng nổ lớn chôn vùi lũ cướp nước để má được sống tự do trong tuổi già...”cuối thư anh hỏi má: “Má ơi, má có vui không má”.Như vậy, xuất phát từ lòng yêu thương người mẹ già vô bờ bến, lòng yêu thương bà con, cô bác mà anh đã anh dũng ôm bom giết giặc và đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Hoặc giáo viên có thể kể những tấm gương như Cao Xuân Quế , Hoàng Thị Ái , Trần Thị Vệ ... Qua hình tượng tấm gương này chúng ta giúp học sinh hiểu được lòng yêu thương bố mẹ, anh chị em, bà con,...là một trong những tình cảm đầu tiên, là nguồn sống hình thành nên hạt nhân lòng yêu nước. Thứ hai, giáo dục lòng yêu làng xóm, quê hương, đất nước. Để giáo dục nội dung này giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về cậu bé Trần Văn Chẩm. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Củ Chi yêu dấu, Trần Văn Chẩm là một cậu bé hiền lành, học giỏi, đàn hay. Cứ đêm đêm, Chẩm và các bạn cùng nhau ngồi đàn hát, cất những tiếng ca vút cao trên quê hương mình. Nhưng tư khi có đạo luật 10/59 của Mĩ- Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam, chém giết nhiều đồng bào vô tội. Quê hương của Chẩm kể từ ngày đó cứ im lìm, đêm không một ánh đèn, không một tiếng chó sủa, tiếng đàn của Chẩm kể từ đó cũng im bặt. Càng yêu quê hương làng xóm bao nhiêu, Chẩm càng căm 13 thù giặc bấy nhiêu và em đã nuôi ý chí trả thù. 14 tuổi Chẩm đã tự chế tạo súng và cùng bạn giết tên Đại diện “Chưng” ác ôn của làng. Bọn giặc lùng soát, mọi người khuyên em đi sang địa bàn khác nhưng nhìn quê hương đầy tang tóc, làng xóm đang đau thương Chẩm một mực xin ở lại. Cứ đêm đêm Chẩm lại cùng bạn bè chụm đầu hát khẽ những bài ca yêu hương đất nước. Rồi một đêm Chẩm lại lẻn về nhà người quen định ám sát tên Cảnh sát Long thì bị giặc bắt và bị chúng chặt đầu bêu trước cổng đồn của làng. Chẩm đã hy sinh nhưng trong tiếng hát của đất, trong tiếng ca lao xao của những rặng trúc xanh biếc, tiếng đàn yêu quê hương của Chẩm vẫn vút cao. Qua câu chuyện này giáo viên giáo dục cho học sinh tình cảm gắn bó với mảnh đất nơi mà các em đã sinh ra và lớn lên và đây cũng chính là một trong những cội nguồn của ý thức yêu nước. Ngoài ra giáo viên có thể lấy những tấm gương khác như: Lê Văn Tám , Nhất Chi Mai, nhà thơ Lê Anh Xuân.... Thứ ba, giáo dục ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần vì nước quên mình. Đây là nội dung quan trọng của việc giáo dục lòng yêu nước và cũng là nội dung có nhiều tấm gương điển hình về tinh thần này vì vậy giáo viên có thể kể nhiều câu chuyện để khắc sâu tinh thần này. Đó là câu chuyện kể về đồng chí Nguyễn Văn Hiếu quê ở Hải Phòng. Năm 1940 khi bị giặc bắt cùng hai đồng chí là Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Hiếu đã nhận thay hai đồng chí đó tất cả các tài liệu bị bắt để chịu hết mọi cực hình tra tấn của giặc để tránh tổn hại cho Đảng. Mấy tháng trời nằm trong nhà tù với chế độ khắc nghiệt phải ở trần truồng, ăn uống cơ cực lại bị giặc tra tấn dã man, đồng chí Hiếu bị ho lao. Anh em trong tù xin cho đồng chí được bộ áo quân để mặc. Một hôm đồng chí đã nói với đồng chí Lê Duẩn: “Tôi không sống được nữa. Tôi đang cố nghĩ cách làm gì có lợi cho Đảng mà nghĩ mãi không ra. Giờ chỉ còn cách là đưa bộ quần áo này cho đồng chí mặc mà hoạt động cho Đảng.” 14 Nghe thế, đồng chí Lê Duẩn vô cùng cảm động và không đồng tình nhưng đồng chí Hiếu đã khóc nức nở: “ Đồng chí không cho tôi làm nhiệm vụ với Đảng sao?”. Hôm sau đồng chí Hiếu đã hy sinh. Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình, sắp mất cái quý nhất là sự sống mà đồng chí Hiếu vẫn nghĩ đến Đảng, đến đất nước. Hay như tấm gương anh hùng Cù Chính Lan. Trong trận đánh Gô Tô năm 1952 khi tham gia cắt hàng rào, Cù Chính Lan bị trúng đạn văng mất một cách tay nhưng anh vẫn tham gia đánh lô cốt thứ nhất. Đến lô cốt thứ hai, anh bị gãy cánh tay kia, đồng đội đề nghị anh ra, nhưng anh nói: “Mình còn chân vẫn còn đánh giặc được.” Rồi trước bão lửa, anh tiếp tục bị đạn cưa tiếp một chân, cứu thương đặt anh lên cáng, anh lăn xuống đất nói: “Tôi còn mồm còn chỉ huy chiến đấu được” rồi anh hô to : “Hạ đồn to, các đồng chí ơi!”.Triệt hạ đồn, anh lịm dần và hy sinh trên tay các đồng chí. Giáo viên có thể kể rất nhiều về tấm gương để giáo dục nội dung này như chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, Lê Thị Hồng Gấm, Trần Thị Lý ...Để thông qua những tấm gương này giáo dục cho học sinh tinh thần dũng cảm không chùn bước trước mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình vì sự nghiệp của cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Đây chính là tư tưởng, là nội dung cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước. Thứ tư, giáo dục tinh thần lao động cần cù, sáng tạo để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Giáo viên có thể kể về tấm gương GS-TSKH Nguyễn Văn Trương là một người sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nghèo của Nghệ An, ông luôn trăn trở về nổi khổ cực cực bà con. Sau 60 năm nghiên cứu và 15 năm vật lộn trên các vùng đất ông cùng một số nhà khoa học khác đã cải tạo được 12 làng sinh thái từ Bắc Cạn đến Quảng Trị đã đem lại cuộc sống ấm no cho những người dân ở vùng quê này và nhiều người đã gọi ông là “ông Bụt Trương”. Ông là người duy nhất trong cả nước suốt 15 năm làm viện trưởng mà không nhận đồng lương nào. Giáo viên cũng có thể kể về tấm gương chị Nguyễn Thị Bình , 15 Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiếu, anh Hồ Giáo... Qua những tấm gương này giúp học sinh hiểu được yêu nước cần phải cần cù, sáng tạo trong lao động để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp. Thứ năm, giáo dục lòng tự hào dân tộc, biết giữ gìn màu cờ sắc áo, thể diện quốc gia, ý thức trân trọng và giữ gìn những giá trị chân chính của dân tộc. Giáo viên có thể kể tấm gương Lê Tường quê ở Quảng Trị. Năm 1970, Lê Tường chuyển từ Côn Đảo về nhà lao Chí Hoà. Ở đây, cứ vào lúc 6 giờ kém 15 là bọn giặc bắt tất cả tù nhân phải chào cờ của bọn chúng. Nhưng Lê Tường trước sau như một cứ đến giờ chào cờ là anh lại đi ra gần bọn trật tự ngồi xuống bậc cửa quay mặt nhìn bọn chúng.Và anh đã bị bọn giặc dùng tất cả mọi cực hình tra tấn làm anh chết đi sống lại nhiều lần nhưng anh vẫn một mực: “Đó không phải là cờ của tôi. Tôi đã nói với các ông là tôi chỉ chào một lá cờ duy nhất là lá cờ đỏ sao vàng”. Ngoài ra giáo viên có thể kể thêm những tấm gương như: Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Ngọc Phương….Qua tấm gương này nhằm giáo dục học sinh cần phải có lòng tự tôn dân tộc, phải biết giữ gìn những giá trị cao quý và thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua những tấm gương đó giáo viên đã giáo dục cho các em được lòng tự hào dân tộc, tự hào về các bậc anh hùng về những tấm gương yêu nước sâu sắc. Cuối cùng, giáo dục động cơ học tập đúng đắn, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Để giáo dục nội dung này, giáo viên có thể kể về các tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký mặc dù bị liệt hai tay nhưng với sự kiên trì, bền bĩ và cần cù mà Nguyễn Ngọc Ký chiến thắng được số phận và giờ đây đã trở thành một trong những nhà giáo ưu tú có những đóng góp cho đất nước. Theo gương Nguyễn Ngọc Ký ngày nay cũng có nhiều tấm gương xuất hiện trên đất 16 nước ta như: Em Nguyễn Minh Phú , Đào Viết Anh , Nguyễn Văn Bảy, Hiệp sỹ thông tin Nguyễn Công Hùng. Để cho việc sử dụng hình tượng tấm gương cách mạng ở trên mang lại hiệu quả cao, trong quá trình giảng dạy bài 14 giáo viên cần phải có kế hoạch chọn lọc các tấm gương để kể vì thời gian ngắn và cần kết hợp các phương pháp: phương pháp kể chuyện, phương pháp trực quan bằng cách cho học sinh xem phim, tranh ảnh.... Hình tượng tấm gương cách mạng ở nước ta rất nhiều nhưng trong một lượng thời gian có hạn giáo viên không thể cung cấp hết các tấm gương được vì vậy có thể trước khi học bài này giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm một số hình tượng tấm gương cách mạng ở địa phương của mình hoặc những tấm gương mà học sinh biết. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức học sinh sưu tầm tranh ảnh về các hình tượng tấm gương cách mạng theo nội dung của bài học, thi kể chuyện về các tấm gương thông qua giờ học hoặc bài thực hành ở tiết ngoại khóa.... Điều này sẽ giúp giáo viên và học sinh hứng thú và chủ động hơn trong việc tìm hiểu bài học, sự tác động đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Như vậy, từ những tấm gương người thực việc thực đó giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành được ý thức và tình cảm về quê hương, đất nước của mình và các em sẽ tự nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Kết quả đạt được Sau khi dạy xong bài này, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của bài dạy bằng một câu hỏi kiểm tra 7 phút ở 2 lớp thực nghiệm 10E, 10I và 2 lớp đối chứng 10G và 10M. * Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ta? - Kết quả đã thu thu được như sau: 17 Giỏi Trung bình Khá Lớp 10E, 10I 77 HS 10G, 10M 83 HS SL % SL % SL 25 32 34 44 18 18 22 27 32 28 % Yếu SL % 24 0 0 34 10 12 Như vậy, nhìn vào kết quả ở bảng trên ta thấy kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm (10E, 10I ) cao hơn lớp đối chứng (10G, 10M). Đồng thời qua điều tra khảo sát thái độ của học sinh sau khi học xong bài 14 ở hai lớp thực nghiệm bằng câu hỏi: Em có hiểu bài và thích học môn GDCD không?. Tôi đã thu được kết quả như sau: Đối tượng điều tra 10E, 10I (77 HS) Thích học 60 HS (78%) Bình thường 33 ( 22% ) Không thích học 0 ( 0 %) Không tỏ thái độ 0 HS ( 0%) 18 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. KẾT LUẬN Chủ nghĩa yêu nước là tài sản tinh thần quý báu của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cần phải làm tốt công tác giáo dục lòng yêu nước cho toàn dân, đặc biệt cho tuổi trẻ học đường để góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức dân tộc nhằm tạo nên sức mạnh nội lực của Việt Nam, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm Châu, để Việt Nam hội nhập mà không hoà tan, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Việc giáo dục lòng yêu nước của dân tộc là vấn đề không bao giờ cũ mà cần phải tiến hành thường xuyên liên tục, cần phải giáo dục nhiều, giáo dục mãi, không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong đó, cần phải chú ý quan tâm hơn nữa việc vận dụng tấm gương cách mạng để làm bật dậy từ trong sâu xa nhất của mỗi con tim, khối óc lòng tự hào dân tộc, làm cháy lên ngọn lửa nhiệt tình yêu nước trong mỗi con người, khơi dòng và nuôi dưỡng sự khát khao cống hiến vì sự phồn vinh của dân tộc, vì sự thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công việc cực kì quan trọng đó là sự nghiệp của đội ngũ làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, trong đó có sự đóng góp của giáo viên bộ môn GDCD. Chỉ có sự say mê nghề nghiệp, cần cù lao động, giáo viên GDCD mới hoàn thành nhiệm vụ do Đảng và nhân dân giao phó. Với đề tài SKKN này, tôi mong muốn đựơc chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp để có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy lòng yêu nước cho học sinh lớp 10 thông qua bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, để bài dạy thực sự đem lại niềm yêu thích và sự hứng thú cho các em học sinh và việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh sẽ trở nên sâu sắc hơn. 19 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Đối với Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT: - Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học như: đồ dùng dạy học, băng đĩa, các tư liệu tham khảo để tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện đổi mới phương pháp và tích hợp các vấn đề chính trị, xã hội vào bài dạy môn GDCD tích cực hiệu quả hơn. - Tổ chức các lớp chuyên đề, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên GDCD ở các trường THPT, xoá bỏ quan niệm coi môn GDCD là môn học phụ. 2. Đối với các trường phổ thông. - Không ngừng yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, kiên trì, tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực học của trò và dạy của thầy. - Ở các trường cần phải xây dựng một tủ sách và bảo tàng “mini” về những tấm gương cách mạng để cho giáo viên và học sinh có điều kiện tham khảo, chú ý sưu tầm các tài liệu về các tấm gương cách mạng ở địa phương. Thanh Hóa, ngày 13 tháng 5 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Ngô THị Hiền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan