Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường ptdt nội trú...

Tài liệu Skkn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường ptdt nội trú

.DOCX
24
1409
51

Mô tả:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho học sinh. Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích…. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay ở các trường phổ thông đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đặc biệt ở trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) việc giáo dục kỷ năng sống là hết sức quan trọng. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục trong xã hội mà tiên phong là đội ngũ giáo viên trong các nhà trường phổ thông. Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến viê êc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường; không những giúp cho các em có được những kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huống mô êt cách hợp lí. Khác với các phương pháp trước đây trong viê êc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các em mắc lỗi thường các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luâ êt mà ít khi lắng nghe các em giải bày... Nay với viê êc chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi thầy, cô giáo cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, lắng nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến viê êc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Viê êc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tâ pê , được tích hợp trong các bô ê môn và còn được trải nghiê êm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong viê êc tu dưỡng đạo đức, hướng thiê ên và nâng cao được năng lực học tâ pê , sáng tạo. Từ đó, các em có nhâ nê thức đúng đắn trong viê êc thực hiê nê nô êi qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiê ên. Học sinh trường PTDTNT huyện Krông Ana, ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số (97%), trong đó các em từ các buôn làng xa xôi của huyện đến học tập và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa phù hợp, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; 1| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Hiểu được vai trò quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh trường PTDTNT nói riêng, bản thân tôi là một người làm công tác quản lí nhà trường đã và đang đưa ra rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm triển khai sâu rộng và có hiệu quả kỹ năng sống có giá trị nhân văn cho học sinh các dân tộc thiểu số. Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Krông Ana tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đồng thời rút ra một số kinh nghiệm về “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện”. Xin được đưa ra để hội đồng khoa học đánh giá và đồng nghiệp cùng tham khảo đóng góp ý kiến. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu của giáo dục kỷ năng sống: Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn. Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động xấu của các vấn đề xã hội như: Ma túy, HIV/AIDS, mại dâm, riệu, thuốc lá…đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của dân tộc. Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới tính, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục. Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khoẻ bản thân, phát triển ở HS những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm. Khuyến khích hành vi có trách nhiệm của học sinh để ngăn ngừa tình trạng mang thai sớm, sự lây truyền của các bệnh xã hội. Tạo điều kiện cho học sinh nhận biết được sự lạm dụng về tình dục và cách xử lý với những vấn đề này. Giúp các em biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới trong cộng đồng. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diê nê theo chương trình đào tạo của Bô ê Giáo dục và Đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp HS đổi mới phương pháp học tâ pê của mình; từ đó giúp các em có khả năng học tâ pê tốt hơn, các tư duy hoạt đô nê g của các em được phát triển, các em biết 2| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú lâ pê luâ nê , tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tâ pê . Đồng thời giáo dục tính tự giác, tự quản của học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau hơn, giúp nhau học tâ pê , rèn luyê ên đạo đức ngày càng tốt hơn. b. Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống: Tăng cường các biện pháp chỉ đạo sâu rộng về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỷ năng sống cho học sinh, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm hình thành các kỷ năng cần thiết ở học sinh phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO. Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỷ năng sống, đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kỷ năng sống có hiệu quả trong trường PTDTNT. Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội và xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực, thúc đẩy được những hoạt đô nê g mang tính xã hô êi, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào “xây dựng trường học thân thiê ên học sinh tích cực” tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTNT. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Môi trường nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc nội trú. Phạm vi nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thuộc địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Khả năng áp dụng của đề tài: Áp dụng rộng rãi cho các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở. 5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Trong nghiên cứu lí luận ta dựa vào những lí thuyết đã được khẳng định, những thành tựu của nhân loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau, những văn kiện chỉ đạo của Đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để xem xét vấn đề và tìm ra những giải pháp hợp lí, có sức thuyết phục, xây dựng một lí thuyết mới, bổ sung hoàn chỉnh cụ thể hoá lí thuyết cũ. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở kiểm chứng, đánh giá các thông tin thu lượm được sẽ hình dung được thực trạng, đặc điểm hoạt động của học 3| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú sinh một cách tương đối chính xác. Từ đó có phương hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường. c. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều tra thống kê lại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông thường những phương pháp nghiên cứu trên được kết hợp với nhau làm cho các kết quả thu được vừa có sức thuyết phục về mặt lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. a. Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Căn cứ Luật Giáo dục (Được sữa đổi, bổ sung năm 2009). Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; Thông tư số 01/ 2016/TT-BGDĐT ngày 15/ 01/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông Dân tộc Nội trú; Công văn số 1445/SGDĐT-GDDT ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Sở GD&ĐT Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc năm học 2016 – 2017. Công văn số 1341/SGDĐT-CTTT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện công tác chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên; hoạt động ngoài giờ lên lớp và y tế trường học năm học 2016 – 2017; Kế hoạch triển khai quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk; Kế hoạch số 57/KH-SGDĐT ngày 30/9/2016 của Sở GD&ĐT Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong trường học giai đoạn 2016-2020. b. Cơ sở lý luận về kỹ năng sống. b.1. Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, song có thể thấy kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 4| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú b.2. Giáo dục kỹ năng sống: Là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. b.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống: chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹ năng sống ở học sinh. b.4. Phân loại kỹ năng sống: Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kỹ năng sống thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: - Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin… - Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng sống như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự thông cảm, hợp tác… - Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năng sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề… b.5. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. b.6. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự thông cảm, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kiên định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin… c. Vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đội thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay thế 5| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú được. Có thể nói, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với lứa tuổi Trung học cơ sở chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục. Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá. Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của học sinh, là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thuận lợi- khó khăn. a. Thuận lợi: Trường phổ thông dân tộc nội trú Krông Ana là trường phổ thông tạo nguồn cán bộ dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; trường có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở miền núi và vùng dân tộc. Tổng số học sinh trường PTDTNT Krông Ana năm học 2016-2017 Lớp T/số DT Nữ Nữ Chia theo Dân tộc thiểu số DT Ê đê Tày Nùn g Mườn g Kin h 6 39 39 33 33 34 2 3 7 41 38 31 28 30 6 1 1 3 8 39 38 26 25 28 5 2 3 1 9 38 37 29 28 31 5 1 T/cộn g 157 119 114 123 18 7 152 Tuyển mới Ghi chú 39 1 4 5 39 Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, động viên kịp thời của các cấp, các ngành cũng như của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương. Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề và luôn quan tâm thương yêu học sinh. Các em học sinh trong nhà trường ngoan ngoãn, lễ 6| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú phép, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Tổng phụ trách đội năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể; cơ sở vật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh ở tập trung nội trú tại trường nên rất thuận lợi cho công tác giáo dục kỹ năng sống. b. Khó khăn: Trình độ học sinh chưa đồng đều, năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, công tác tuyển sinh đã có sự đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác tuyển chọn học sinh khá giỏi vào trường. Các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở các buôn làng của các xã trên địa bàn huyện nên đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt tập thể. Phần lớn các em ở xa cách trường (có em xa hơn 20 km), giao thông đi lại khó khăn, cách đồi, cách suối, nhiều em là con của các gia đình thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí chi thường xuyên chưa đáp ứng đủ nhu cầu để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh còn nhiều bất cập vì học sinh ở rải rác các thôn buôn, các xã trong toàn huyện; việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình gặp nhiều khó khăn. 2.2. Thành công – Hạn chế: Thành công: So với các năm học trước: Các em học sinh đã ngoan hơn, biết chào hỏi lễ phép hơn, các vụ viê êc mâu thuẫn dẫn đến đánh, chửi nhau không còn, mô êt số học sinh năm trước cho là khó giáo dục năm học này đã có nhiều chuyển biến tốt về đạo đức, học sinh đã mạnh dạn hơn trong viê êc học tâ pê , phát biểu ý kiến... Tính tự chủ, làm chủ bản thân tốt hơn; các em đã có được những kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốt hơn, có thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huống mô êt cách hợp lí. Góp phần đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diê nê theo chương trình đào tạo của Bô ê Giáo dục và Đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh đều có thể nhâ ên thức được mục tiêu học tâ êp của mình, phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Thúc đẩy được những hoạt đô nê g mang tính xã hô êi, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. Qua viê êc rèn luyê nê kỹ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tâ êp của mình. Từ đó giúp các em có khả năng học tâ pê tốt hơn, các tư duy hoạt đô nê g của các em được phát triển, các em biết lâ êp luâ nê , tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tâ êp; tính tự giác, tự quản của học sinh 7| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú ngày càng tốt hơn, HS biết đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau học tâ pê , rèn luyê nê tốt hơn. Hạn chế: Đội ngũ GV làm công tác giáo dục kỹ năng sống chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa được tập huấn một cách bài bản nên công tác giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trên cơ sở bản năng sẵn có của từng người dẫn đến hiệu quả chưa cao; thời gian để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống còn hạn hẹp, nhà trường khó sắp xếp vì phần lớn công việc này phải làm việc ngoài giờ, đòi hỏi GV phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết thì mới thực hiện được. Chưa có sự phối kết hợp tốt với gia đình học sinh để phát huy tốt khả năng của học sinh trong việc thực hành kỹ năng sống. 2.3. Mặt mạnh – Mặt yếu: Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề và luôn quan tâm thương yêu học sinh. Học sinh được tuyển chọn từ các trường tiểu học ở các xã nên đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Cán bộ phụ trách đoàn, đội năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể; cơ sở vật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh ở tập trung nội trú tại trường nên rất thuận lợi cho công tác giáo dục kỹ năng sống. Mặt yếu: Học sinh trường PTDTNT Krông Ana, ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số (97%), trong đó có nhiều em từ các buôn làng xa xôi như buôn Krông, Buôn Krang… đến học tập và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân…; đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp và sinh hoạt tập thể. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Từ thực tế quản lý tôi nhận thấy rằng kỹ năng sống của các em còn yếu là do nhiều nguyên nhân như: - Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động. - Nhiều em chưa được giáo dục kỹ năng sống; do gia đình chưa quan tâm, các trường tiểu học chưa làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS. - Lần đầu tiên các em phải sống xa gia đình, môi trường sống hoàn toàn xa lạ và mới mẻ từ bạn bè, thầy cô… 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Hàng năm nhà trường đã triển khai các văn bản chỉ đạo của ngành, lên kế hoạch hoạt động và đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nội dung giờ sinh 8| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú hoạt chủ nhiệm, giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể do đội thiếu niên tổ chức.... Nhưng hiệu quả và những tác động tích cực của các hoạt động còn hạn chế, đôi khi còn mang nặng hình thức, chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia. Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống thường giao khoán cho tổng phụ trách đội trong việc tổ chức các hoạt động mà chưa chú ý đến việc tư vấn tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả. Việc phối hợp với Phụ huynh học sinh hầu như chỉ là trao đổi thông qua điện thoại với giáo viên chủ nhiệm, chưa quan tâm đến việc phối hợp với Phụ huynh học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ năng sống. Công tác kiểm tra đánh giá của lãnh đạo nhà trường về hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với giáo viên chủ nhiệm còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống của ban giám hiệu mới chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượng phối hợp. Việc chỉ đạo cho các đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn chưa chặt chẽ, thiếu về chiều sâu, chưa giao trách nhiệm cụ thể rõ ràng nên các đoàn thể còn ỷ lại, thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và phó mặc cho tổng phụ trách đội. Những tác động trên cho thấy những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi kỹ năng sống của học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt, dẫn đến chất lượng giáo dục hạnh kiểm vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Qua tổng hợp kết quả giáo dục về hạnh kiểm và đánh giá về khả năng giao tiếp ứng xử của học sinh cho thấy: Bảng 1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh trong những năm mới chỉ đạo thực hiện: NĂM HỌC TS HS XẾP LOẠI HẠNH KIỂM TỐT KHÁ TB YẾU 2011-2012 150 70,0 18,0 12,0 0 2012-2013 152 76,3 15,8 7,9 0 2013-2014 156 69,9 23,1 7,0 0 Khả năng tự tin trong giao tiếp 46,1% Thiếu tự tin trong giao tiếp 53,9% Học sinh bỏ học 02 * Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh và khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh có những chuyển biến nhưng 9| Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú chưa rõ nét. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình hàng năm có giảm nhưng chưa đáng kể. Chất lượng các cuộc thi của nhà trường do ngành tổ chức hiệu quả chưa cao: 2.6. Nguyên nhân thực trạng: Đối tượng HS là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đa số ở các buôn làng cách xa trung tâm huyện nên đa số học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Lãnh đạo nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS; các tổ chức đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động còn chưa đều tay, kinh nghiêm tổ chức các hoạt động tập thể còn chưa nhiều, chưa thực sự cuốn hút được học sinh tham gia. Tài liệu phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống chưa phong phú; đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục kỹ năng sống chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa được tập huấn. Kinh phí hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc huy động nguồn xã hội hóa từ phía cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm, doanh nghiệp chưa thực hiện được. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 3.1.Mục tiêu của giải pháp. Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh hiểu rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, tổ quản lý nội trú, nhân viên y tế, các tổ chức đoàn thể có năng lực, phẩm chất, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về người dạy đảm bảo thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng và lôi cuốn học sinh tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. 10 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Nêu cao vai trò của anh chị phụ trách chi đội – Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc đoàn kết, thống nhất và chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động của lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác quản lý lớp học, trong đó có việc rèn luyện ý thức đạo đức, nền nếp, nội quy, kỷ luật và thực hiện nghiêm túc các hoạt động của nhà trường. Duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, tạo động lực kích thích hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường thu được kết quả cao. 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Từ thực trạng trên, bản thân luôn trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và tăng cường các giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao được hiệu quả của công tác này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Gồm 6 giải pháp cụ thể như sau: 3.2.1.Quán triệt và triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp; kiện toàn Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, để mọi người thấy được việc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống sẽ hỗ trợ tích cực cho việc hình thành nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức: trong các buổi họp hội đồng giáo dục, họp phụ huynh học sinh đầu năm, các giờ chào cờ, các hội thi tuyên truyền và trên các phương tiện thông tin đại chúng; thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. 3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và các lực lượng tham gia. Lựa chọn cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: năng lực tổ chức, khả năng diễn đạt tốt, yêu thích hoạt động, tâm huyết, yêu quí trẻ, thói quen làm việc có trách nhiệm, có sức khỏe, tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với các hình thức: Tạo điều kiện cho cá nhân tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống do Bộ GD&ĐT tạo, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. 11 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Tổ chức chuyên đề về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, về giáo dục đạo đức học sinh…Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. Chỉ đạo Liên đội đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực quản lý, tổ chức hoạt động của đội cờ đỏ. Xây dựng đội cờ đỏ tự quản, thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc rèn luyện đạo đức, hành vi của học sinh theo nội quy trường lớp đã xây dựng. Bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giao lưu, tạo sự tự tin trong đội ngũ nòng cốt của đội. Chủ động, bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kỹ năng sống với cha mẹ học sinh, để gia đình cùng tác động tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ phép, mạnh dạn và tự tin hơn. Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động để thấy các em tham gia nhiều hoạt động tập thể thì mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử; nói năng mạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vai trò của việc học, việc rèn kỹ năng sống để phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 3.2.3. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng quản lý tốt, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, có phương pháp chủ nhiệm tốt. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học phù hợp với đối tượng học sinh với tình hình thực tế của lớp mình phụ trách và cùng thời điểm với các ngày lễ lớn trong năm học. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động có sự góp ý tham mưu của tổng phụ trách đội, tổ chủ nhiệm, sự tư vấn và phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường và tiến hành thực hiện có hiệu quả. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán sự lớp có khả năng điều khiển các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Hướng dẫn HS, cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục, tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. Khen thưởng kịp thời để khích lệ học sinh. Ban giám hiệu kết hợp cùng các đoàn thể tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, hồ sơ, báo cáo định kỳ. 3.2.4. Tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào nội dung các môn học đặc biệt là môn giáo dục công dân, môn sinh học, môn địa lý, môn lịch sử… 12 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ (chào cờ) như: Tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV, kỹ năng ứng xử văn hoá…Đưa ra tình huống về các đề tài do nhà trường gợi ý trước có thể là: chống bạo lực học đường; xây dựng kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng từ chối..; phòng chống ma túy, AIDS, Phòng chống đuối nước, tai nạn giao thông; biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cách chăm sóc sức khoẻ trong những ngày nắng nóng hoặc trong mùa rét. Các hoạt động này thường diễn ra trong khoảng 10' - 15', và giao cho giáo viên trình bày, tăng cường đối thoại với học sinh bằng cách đặt các câu hỏi yêu cầu HS trả lời, thảo luận nhanh, chia sẻ những suy nghĩ của cá nhân với vấn đề được gợi ý. Tổ chức các hội thi, các buổi nói chuyện truyền thống gắn với việc tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học. Trong năm học, để chào mừng các ngày lễ kỉ niệm của đất nước, bên cạnh các phong trào thi đua mang tính chuyên môn như: Hội giảng, thi đua giành nhiều điểm tốt, giữ vở sạch, viết chữ đẹp…, Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo Liên đội kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể với nhiều nội dung phong phú, trong đó lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: Tổ chức sinh hoạt tập thể để giới thiệu truyền thống nhà trường, tổ chức và bộ máy, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn, thiết bị học tập; hướng dẫn học sinh chăm sóc và sử dụng các công trình phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường như: Thư viện, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu thể dục thể thao, công trình nước và vệ sinh, bảo vệ môi trường, trang phục, đồ dùng học tập và rèn luyện của học sinh khi đến trường; (tháng 8 hàng năm) Thi tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông nhân tháng an toàn giao thông (Tháng 9 hàng năm); tổ chức đêm hội trăng rằm: thi hóa trang chú Cuội, chị Hằng, thi trình bày mâm ngũ quả, thi văn nghệ. Tổ chức chuyên đề phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước…(tháng 9) Tổ chức đố vui để học với chủ đề “Bác Hồ Kính yêu” và kỷ năng mềm (15/10). Thi viết báo tường và tổ chức các phong trào thi đua trong học tập, tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, lễ tri ân nhà giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam(20/11). Tổ chức tuyên truyền về truyền thống Quân đội nhân dân Việt nam, giao lưu, trò chuyện cùng các chú bộ đội ở Huyện đội, các bác cựu chiến binh trên địa bàn Thị trấn, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ… nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. 13 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Tổ chức liên hoan tiếng hát dân ca và nhạc cụ các dân tộc cấp trường và tham gia các cấp. Tổ chức chương trình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt nam, tặng quà cho học sinh nghèo nhân dịp tết nguyên đán. Tổ chức hội chợ ẩm thực nhân ngày học sinh, sinh viên Việt nam 9/01; tổ chức cho học sinh gói bánh chưng, chế biến các món ăn trong bữa tiệc tất niên hàng năm. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tết trông cây, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, bảo vệ môi trường…. tổ chức buổi đố vui với chủ đề “Phòng chống HIV/AIDS"; tổ chức buổi truyền thông về “ Sức khoẻ sinh sản vị thành niên” cho học sinh. Tổ chức ngày hội thiếu niên tiếp bước lên đoàn nhân ngày 26/3 tạo không khí vui tươi của ngày hội Đoàn, qua đó giáo dục các em ý thức trách nhiệm của mình đối với nhà trường, gia đình và xã hội; tổ chức mở lớp cảm tình đoàn và kết nạp đoàn viên mới. Chỉ đạo Liên đội phát động phong trào ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, chăm sóc gia đình liệt sĩ (gia đình thầy Trần Ngọc Hoằng-GV của trường), phong trào nuôi heo đất tình thương từ đó hình thành trong tâm hồn các em lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, biết sẽ chia giúp đỡ mọi người trong khó khăn, hoạn nạn. Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh tại địa phương tỉnh như nhà đày, nhà bảo tàng Ban Mê Thuột, khu du lịch Buôn đôn, hồ Lăk… Chỉ đạo Liên đội chủ động trong phối hợp tổ chức cho HS giao lưu với các đơn vị trường bạn như: trường THCS Lê Văn Tám, DuKmăn, tạo tính tự tin, bạo dạn trong giao tiếp, kĩ năng tiếp thu và học hỏi những tiến bộ, những mô hình tổ chức hoạt động tập thể hay ở học sinh khác. Thông qua việc tham gia các buổi sinh hoạt tập thể đó, học sinh không những được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của đất nước, của cha ông đi trước, được tham gia vui chơi thư giãn sau những ngày học căng thẳng, mà còn được hòa mình vào các hoạt động, được thể hiện những năng lực của bản thân, có cơ hội được thể hiện cảm xúc, được rèn luyện cách làm việc đồng đội…Có thể nói, qua hoạt động tập thể đa dạng trên các em được rèn luyện những kỹ năng sống một cách tự nhiên nhất. 3.2.5. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức các hoạt động, kịp thời chỉ đạo việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Kiểm tra, đánh giá chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp loại thi đua lớp. 14 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Kiểm tra quá trình chuẩn bị, khi hoạt động diễn ra, xem xét thái độ, tinh thần khi tham gia hoạt động của cả thầy và trò. Khi kiểm tra đánh giá cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo mục tiêu giáo dục. Phân công các thành viên trong hội đồng thi đua, khen thưởng kiểm tra, có biên bản đánh giá kết quả kiểm tra và đề xuất rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau. 3.2.6. Động viên, khen thưởng kịp thời với tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động. Có thể động viên giáo viên và học sinh có nhiều thành tích bằng việc tổ chức chuyến thăm quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia giao lưu với các đơn vị bạn để nâng cao trình độ hiểu biết. Xây dựng các danh hiệu thi đua như giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách giỏi, chỉ huy liên đội giỏi… Cả giáo viên và học sinh đạt các danh hiệu trên đều được tuyên dương và khen thưởng như giáo viên và học sinh đạt thành tích ở các môn văn hoá, được ghi trong sổ vàng truyền thống của nhà trường và thành tích này cũng được tính vào xét thi đua cuối năm của cá nhân và tập thể. 3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp. Nghiên cứu, hiểu sâu sắc các văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản cần triển khai. Chủ động xây dựng kế hoạch và lựa chọn thời gian thích hợp để triển khai, tranh thủ được sự tham gia ý kiến của các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giáo dục kỹ năng sống ngay từ đầu năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện kế hoạch tại các tổ. Chuẩn bị nội dung chu đáo cho các buổi tập huấn, sát với đặc điểm nhà trường, phân công giáo viên phụ trách công tác tập huấn đảm bảo về nghiệp vụ, khả năng tổ chức và truyền đạt. Ban giám hiệu chủ động trong phối hợp và thống nhất biện pháp giáo dục giữa các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh; chỉ đạo tốt công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội, định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm để nhận xét, đánh giá và thống nhất tổ chức các hoạt động. Kịp thời hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về giải pháp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình. Thường xuyên phối hợp với tổng phụ trách đội và các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các hoạt 15 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú động. Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể đa dạng theo chủ điểm trong năm học. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống về cả nội dung và hình thức hoạt động. Chủ động và tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động tập thể hoặc hoạt động ngoại khoá theo chủ điểm: giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội sẽ duyệt qua nội dung, hệ thống câu hỏi và chuẩn bị trước cho các nhóm trình bày kỹ năng định hướng, giải quyết các tình huống bất ngờ nhằm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia và đạt được mục tiêu đề ra. Đội thiếu niên chuẩn bị trước một số quà nhỏ (kẹo, bánh, đồ dùng học tập...) để làm phần thưởng cho những câu trả lời hoặc những câu hỏi thông minh, dí dỏm. Sau các buổi sinh hoạt, giáo viên tổng phụ trách hoặc giáo viên được giao trách nhiệm chuyên đề phải có kết luận cho vấn đề được nêu ra trong buổi sinh hoạt đồng thời đánh giá chất lượng của buổi sinh hoạt, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đã tích cực tham gia trong buổi sinh hoạt, sau đó thông báo nội dung sinh hoạt lần kế tiếp, để học sinh có thể chuẩn bị trước. Ban giám hiệu đưa tiêu chuẩn tham gia các buổi sinh hoạt tập thể thành một tiêu chuẩn thi đua xếp loại các lớp, tiêu chuẩn xét thi đua giáo viên chủ nhiệm cuối năm. 3.4.Mối quan hệ giữa các giải pháp. Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi thực hiện phải đồng thời áp dụng các giải pháp đó thì hiệu quả giáo dục kỹ năng sống mới đạt hiệu quả cao; trong đó biện pháp 1 là tiền đề, biện pháp 2;3;4;5 là quan trọng và then chốt, biện pháp 6 là biện pháp hỗ trợ; trình tự thực hiện các biện pháp theo thứ tự từ 1 đến 6. 3.5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Qua việc tăng cường các biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục. Bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe....Các em đã có ý thức tốt hơn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự tin, biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.... bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơn, biết từ chối khi cần thiết…Chương trình giáo dục kỹ năng sống làm cho các tiết sinh hoạt đội trở nên phong phú hơn, thu hút được 16 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú các em tham gia nhiệt tình hơn. Đặc biệt, đa số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình. *Kết quả cụ thể: Khi tôi mới bắt tay vào nghiên cứu đề tài giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ về nhận thức cũng như việc thực hiện những kỹ năng sống cơ bản của các em thì nhận thấy rằng, hầu như các em chưa nhận thức được sự quan trọng phải học kỹ năng sống, hoặc thấy không cần phải rèn kỹ năng sống; và có đến hơn 65% số học sinh trong trường thiếu những kỹ năng cần thiết đơn giản như: biết chào hỏi lễ phép khi gặp người quen hay khách đến nhà, biết mời khách vào nhà và hỏi chuyện một cách tự tin, biết tự phục vụ bản thân (tắm giặt, vệ sinh cá nhân, nấu cơm đơn giản), biết ngăn cản khi bạn đánh nhau… Và một điều rất đáng mừng, vào tháng 01 năm 2017, qua khảo sát 155 học sinh chúng tôi đã thu được một số kết quả khả quan về những chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi của các em trong học tập, rèn luyện. Sự tự tin trong giao tiếp của học được thể hiện rõ nét từ các hoạt động trên lớp đến các hoạt động ngoại khoá và hoạt động giao tiếp hằng ngày. Tỉ lệ học sinh có sự tự tin trong giao tiếp đạt 71,3%, tăng 25,2% so với năm học 2013-2014. Điều này ảnh hưởng tích cực đến kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của các em. Bảng 2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh sau khi áp dụng đề tài: NĂM HỌC TS HS XẾP LOẠI HẠNH KIỂM TỐT KHÁ TB YẾU Khả năng tự tin trong giao tiếp Thiếu tự tin trong giao tiếp Học sinh bỏ học 2013-2014 156 69,9 23,1 7,0 0 46,1% 53,9% 02 2014-2015 157 78,3 16,6 5,1 0 54,8% 45,2% 0 2015-2016 156 79,5 19,2 1,3 0 66% 34% 01 2016-2017 (HKI) 157 80,3 18,5 1,2 0 71,3% 28,7% * Nhận xét: Kết quả ở bảng 2 cho thấy những tác động của những biện pháp nêu ra trong đề tài đã ảnh hưởng tích cực đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh. So với các năm học trước, tỉ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt tăng lên đáng kể (10,4%), từ 69,9% năm học 2013 – 2014 lên 80,3% trong học kỳ I năm học 2016 – 2017. Điều đó cũng đồng nghĩa tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm đi rõ rệt (5,8%), từ 7% năm học 2013-2014 xuống còn 1,2% trong học kỳ I năm học 2016-2017. 17 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Kết quả các hoạt động phong trào trong những năm qua: -Hội khỏe phù đổng cấp huyện: +Năm học 2013-2014: xếp thứ 4 toàn huyện; +Năm học 2015-2016: xếp thứ hai toàn huyện; -Học sinh giỏi thể dục thể thao: +Năm học 2014-2015: xếp thứ 4 toàn huyện; +Năm học 2016-2017: xếp thứ hai toàn huyện; -Học sinh giỏi văn hóa +Năm học 2013-2014: không. Xếp thứ 10 toàn huyện. +Năm học 2014-2015: 02 em được công nhận. Xếp thứ 10 toàn huyện. +Năm học 2015-2016: 03 giải (01 giải ba, 02 được công nhận); dự thi cấp tỉnh 01 em đạt giải ba. Xếp thứ 9 toàn huyện. +Năm học 2016-2017: 6 giải (01 giải nhì, 03 giải ba, 01 giải khuyến khích và 01 công nhận); tham gia dự thi cấp tỉnh 03 em. Xếp thứ ba toàn huyện. -Thi nghi thức, nghi lễ và chỉ huy chi đội giỏi cấp huyện: +Năm học 2012-2013: Đạt giải nhì về nghi thức, nghi lễ và giải nhì về chỉ huy chi đội giỏi cấp THCS. +Năm học 2016-2017: Đạt giải nhất về nghi thức, nghi lễ và giải nhất về chỉ huy chi đội giỏi cấp THCS; tham gia dự thi cấp tỉnh đạt giải khuyến khích về nghi thức, nghi lễ và công nhận chỉ huy chi đội giỏi cấp tỉnh. * Nhận xét: Kết quả trên cho thấy sự tự tin trong các cuộc thi của HS được thể hiện rõ nét từ kết quả các hoạt động phong trào và các cuộc thi. So với các năm học trước, tỉ lệ học sinh đạt giải tăng lên đáng kể về văn hóa cũng như văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đội. Những kết quả đạt được ở trên là cơ sở để nhà trường tiếp tục nhân rộng và tăng cường các biện pháp đã thực hiện trong đề tài trong thời gian tiếp theo của năm học và các năm học tiếp theo. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Đối với các thầy giáo, cô giáo: Ý thức tự giác nâng cao trình đô ,ê tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu của ngành ngày càng cao hơn. Viê êc sử dụng các kênh thông tin, các thiết bị, phương tiê nê dạy học đã tốt hơn, các ứng dụng công nghê ê thông tin: giáo án điê ên tử, sử dụng kênh hình cho viê êc giảng dạy được nâng lên và có hiê êu quả trong viê êc giảng dạy, truyền thụ kiến thức. 18 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú Thông qua viê êc dạy tích hợp giáo dục công dân, rèn kỹ năng sống qua các bô ê môn được các thầy cô chú trọng và thực hiê nê nghiêm túc. Thông qua các giải pháp để rèn các nhóm kỹ năng sống mà thầy cô gần gũi học sinh hơn; hiểu được hoàn cảnh của các em, từ đó có những biê nê pháp giáo dục đạo đức học sinh tốt hơn. - Đối với học sinh: Các em đã bổ sung cho bản thân được các kỹ năng sống tối thiểu mà trước đây các em không để ý tới như cách xưng hô lễ phép với thầy cô, với khách, với người lớn tuổi; các em biết ứng xử thân thiê ên hơn trong mọi tình huống, đã biết kiềm chế bản thân, biết làm viê êc theo nhóm, bước đầu có kỹ năng về hoạt đô nê g xã hô êi. Các em đã biết giữ gìn sức khỏe, có ý thức bảo vê ê bản thân. Thông qua viê êc rèn kỹ năng sống các em đã có ý thức tốt hơn trong học tâ pê trên lớp và ý thức tự học của các em có tiến bô ê rõ nét. Các em đã thể hiê nê được bản thân dám đấu tranh với thói hư tâ êt xấu và mạnh dạn lên án thói hư tâ êt xấu, biết phân biê êt đúng sai và dám chịu trách nhiê êm viê êc mình làm. - Đối với cha mẹ học sinh: Đã được nhà trường tư vấn về kỹ năng sống theo lứa tuổi học sinh từ đó đã có nhâ ên thức đầy đủ, quan tâm đến việc học tâp, rèn luyê nê của con em mình. Đồng thời đã ôn hòa hơn khi con em mắc lỗi và có cách dạy bảo khoa học hơn, giảm được các trâ nê đòn lên học sinh khi các em mắc khuyết điểm. Đã có lý lẽ phân tích cho con nhiều hơn để trẻ thấy được lỗi đã mắc và hướng phấn đấu vươn lên. Giúp cho học sinh có được kỹ năng sống tốt hơn là viê êc làm không thể thiếu được của các thầy, cô giáo mà nó còn thể hiê ên lương tâm trách nhiê êm của các nhà giáo. Sau mô êt năm học chỉ đạo, thực hiê ên đề tài “Giáo dục kỷ năng sống cho học sinh trường PTDTNT Krông Ana, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” đã mang lại nhiều kết quả thiết thực; Hiện nay nhà trường không còn hiê ên tượng học sinh bất hòa, gây gổ đánh nhau, không còn học sinh mang quà vào lớp học, không có học sinh trốn học, nghỉ học không lý do, viê êc thực hiê nê đồng phục, mang khăn quàng được các em thực hiê nê tự giác, ý thức trách nhiê m ê và sự cố gắng hoàn thành công viê cê được giao của các em được nâng lên rõ rê tê ... Ý thức học tâ pê , tự học tâ pê đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng học tập đã được nâng lên rõ rệt cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà. Phong trào “xây dựng trường học thân thiê ên - học sinh tích cực” được củng cố và phát triển. Có thể nói thông qua viê êc quan tâm giúp đỡ học sinh rèn các kỹ năng sống đã góp phần tích cực trong viê êc hoàn thành nhiê êm vụ năm học và có tác dụng rất lớn trong viê êc giáo dục toàn diê nê của nhà trường. Rèn kỹ năng sống cho học sinh là trách nhiê êm của các thầy giáo, cô giáo, hãy bắt đầu từ kỹ năng đơn giản, với “các bước đi nhỏ” kỹ năng sống của các em dần thay đổi bổ sung, điều chỉnh các kỹ năng sống đã có trong con người các em. Hãy quan tâm đến các em từ những điều nhỏ nhất chắc chắn chúng ta có được những thành công không nhỏ trong công tác giáo dục. 19 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo toàn diện học sinh. Để làm tốt công tác này, nhà trường cần có những biện pháp chỉ đạo sát sao, cần phát huy tối đa vai trò chủ đạo của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, để hình thành nhân cách cho học sinh đòi hỏi thầy, cô giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, quan tâm đến các em, tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên. Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì thầy, cô giáo phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn; Phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng. Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có đạo đức tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ kết, tổng kết… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích. Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn giáo dục công dân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp... Mặt khác nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người có đầy đủ các phẩm chất “ Đức, Trí, Lao,Thể, Mỹ”, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ mà xã hội đang mong chờ. Những biện pháp nêu ra trong đề tài sẽ là những kinh nghiệm cho Ban giám hiệu nhà trường trong việc lựa chọn lực lượng chủ lực và đa dạng các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, giúp học sinh nắm vững những kỹ năng sống cơ bản để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giúp cho tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm có một cẩm nang về việc tổ chức các hoạt động đội trong nhà trường. Giúp cho công tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả cao hơn và chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả hơn. Đề tài có khả năng áp dụng rộng rãi đối với các trường trung học cơ sở. Đặc biệt có hiệu quả đối với những đồng chí làm công tác quản lý trường học và phụ trách 20 | Lương Đức Thuận – Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan