Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giáo dục học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường trong bà...

Tài liệu Skkn giáo dục học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường trong bài vật liệu polime, sách giáo khoa hóa học 12

.PDF
16
1731
146

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH VỀ TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI TÚI NILON ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI VẬT LIỆU POLIME, SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC12 Người thực hiện: Lê Văn Thân Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Hoá học THANH HOÁ NĂM 2013 MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 4 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài 4 PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 5 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5 2.1. Về phía giáo viên 5 2.2. Về phía học sinh 5 2.3. Thực trạng rác thải túi nilon ở trường THPT Triệu Sơn 2 6 2.4. Giải pháp giảm sử dụng túi nilon. 6 3. Nội dung thực hiện 7 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1.Về nhận thức 1.2. Kết quả 14 2. Kiến nghị 16 14 14 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do thực hiện đề tài Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hóa, cùng với đó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi nilon. Các bao bì nilon hiện đang sử dụng thuộc loại khó và lâu phân hủy. Nhưng với ưu điểm tiện dụng, bền chắc và giá thành thấp, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ của hàng bán rau, dưa, cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở cửa hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em, thậm chí trong trường học túi nilon cũng xuất hiện rất nhiều. Vì vậy, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khỏe là rất lớn. Nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến tác hại của rác thải túi nilon, loại rác thải mà các chuyên gia môi trường nói là loại “Ô nhiễm trắng”. Theo các chuyên gia hóa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy. Muốn túi nilon phân hủy hoàn toàn phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam, số lượng túi nilon được tập trung về bãi rác để xử lý tập trung và tái chế chiếm tỉ lệ thấp, đa phần còn lại thường bị vứt lung tung trên đường phố, vườn hoa, cống rãnh... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước... Chính vì những tác hại rất to lớn của rác thải tui nilon đến môi trường và sức khoẻ con người nên cần phải loại bỏ hoặc giảm thiểu tác hại của túi nilon gây ra. Tuy nhiên, nỗ lực của một tổ chức, cá nhân vẫn chưa đủ. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Điều cần thiết hơn chính là việc phải tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính hành động “nói không với túi nilon hoặc sử dụng túi nilon hiệu quả” để trách ô nhiễn tới môi trường. 3 Là một giáo viên, tôi nhận thức được tác hại rất nghiêm trọng của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở tìm tòi phương pháp để đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Vì chính các em học sinh là những người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường và còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, nhà trường và nơi các em sinh sống. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Giáo dục học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường trong bài vật liệu polime, sách giáo khoa hoá học 12 ”. 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu, trong quá trình giảng dạy trên lớp năm 2012 2013. Các lớp học sinh được thử nghiệm là lớp 12 của trường THPT Triệu Sơn 2 – Thanh Hoá. - Lớp 12C1, 12C4 năm học 2012 – 2013 3. Mục đích nghiên cứu - Giáo dục cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nhận thức tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường, sức khoẻ con người. Hướng dẫn các em học sinh sử dụng túi nilon một cách hiệu quả để giữ vệ sinh chung cho nhà trường và cộng đồng. - Đề tài này viết nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người trong bài “ Vật liệu polime – Hoá học 12”. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép kiến thức, thông qua trình chiếu hình ảnh minh hoạ làm nổi bật lên vấn đề, từ đó thống kê số liệu, khảo sát về việc nắm kiến thức, kỹ năng và nhận thức của học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người. 5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đặc biệt hưởng ứng chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu ứng giáo dục cao, các em học sinh không chỉ là những người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường tại nơi mình học mà còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình và cộng đồng. Tình hình thực tế ô nhiễm túi nilon tại địa phương và ở trường THPT Triệu Sơn 2 đang được báo động. Việc giáo dục học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 là rất cần thiết, vì các em là đối tượng trực tiếp gây ô nhiễm và cũng là người trực tiếp tuyên truyền và bảo vệ môi trường. 4 Việc truyền tải hình ảnh minh họa cũng tạo điều kiện để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Nguyên nhân chính dẫn đến sử dụng túi nilon một cách tràn lan là do giá thành của túi nilon rẻ hơn so với các loại vật liệu khác và tiện dụng nên được các thương nhân sẵn sàng cho không để làm vừa lòng khách hàng nên lượng túi nilon lưu thông trên thị trường ngày càng nhiều. Ngoài ra ý thức của người dân còn kém, vứt bừa bãi túi nilon ra môi trường tự nhiên mặc dù có nhiều người vẫn biết về tác hại của túi nilon gây ra. Thăm dò ý kiến của người dân và thống kê như sau: 56% biết rất rõ, 42% cho biết thỉnh thoảng có nghe tới tác hại của túi nilon, chỉ có 2% cho biết là chưa bao giờ nghe nói tác hại của túi nilon này gây ra cho sức khoẻ và môi trường. Và kết quả thăm dò của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó biến đổi khí hậu (SCC), đối với 200 khách hàng : Một hộ gia đình trung bình dùng tới 11,3 túi nilon / ngày. Chính vì tác hại rất to lớn của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người nên cần phải loại bỏ hoặc giảm thiểu tác hại của nó gây ra. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Về phía giáo viên Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các lý do sau: + Không căn chuẩn thời gian các phần. + Phần liên hệ được coi là phần phụ. + Giáo viên ít có kiến thức thực tế. Thường thì vấn đề này giáo viên hay bỏ qua hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm rác thải túi nilon đến môi trường. Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa Hoá học nói chung và Hoá học 12 nói riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của bài nên giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em. Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo sách giáo khoa học sinh sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế. Sách giáo khoa nói gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao. 2.2. Về phía học sinh - Thực trạng học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm rác thải túi nilon, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm này tới môi trường. 5 - Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em đi mua hàng đặc biệt là một số em ở lại trường ăn cơm trưa vẫn còn xả rác bừa bãi, ném túi nilon vương vãi khắp trường và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường .... - Hiện nay đa số học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 chưa có nhiều hiểu biết về tác hại của rác thải túi nilon. Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh là chưa cao. 2.3. Thực trạng rác thải túi nilon ở trường THPT Triệu Sơn 2 - Trường THPT Triệu Sơn 2 được đóng trên địa bàn gần khu dân cư, nhiều quán xá ven đường nên việc mua bán diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường và học sinh rất hạn chế. Tình trạng xả thải vương vãi túi nilon khắp nơi quanh trường diễn ra hàng giờ, hàng ngày làm ảnh hưởng đến mỹ quan trường học và ô nhiễm môi trường trầm trọng. - Hầu hết học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 là con em gia đình nông thôn nghèo, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn khó khăn, ít được tiếp cận tới một số nguồn thông tin như báo trí, mạng internet ... nên ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Đặc biệt là những học sinh đi học xa nhà thường ở lại ăn trưa để chiều học tiếp nên mua đồ ăn, mua quà vặt và đã ném túi nilon vương vãi ra sân trường, trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong trường học. 2.4. Giải pháp giảm sử dụng túi nilon - Ở nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon như: + Đánh thuế môi trường đối với túi nilon. + Tái chế, tái sử dụng túi nilon. + Thay tui nilon bằng túi cói. - Từ thực tế trên, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng túi nilon không hẳn là nhu cầu mà đôi khi đã trở thành một thói quen, một “xu hướng tiêu dùng” của người dân Việt Nam. Sau đây là một vài ý kiến đề xuất của tôi với mong muốn góp phần thay đổi thói quen sử dụng túi nilon nhằm hạn chế rác thải túi nilon, bảo vệ môi trường. Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền “ hạn chế sử dụng túi nilon ”. Nâng cao ý thức của người dân đối với thói quen dùng túi nilon nhằm bảo vệ môi trường. Phát động phong trào giảm lượng dùng túi nilon và thay dùng túi giấy, túi dùng nhiều lần một cách sâu rộng trong quần chúng dân cư. Phải làm cho người dân thực sự hiểu rõ được tác hại gây ô nhiễm do túi nilon gây ra, từ đó gây dựng ý thức tự giác không dùng túi nilon. Thứ hai: Sử dụng loại túi làm bằng chất liệu dễ phân huỷ và không có thành phần chất độc hại như túi nilon. Thứ ba: Sử dụng loại túi tái sử dụng nhiều lần, đây là loại túi được người tiêu dùng mua một lần, sau khi sử dụng có thể giặt sạch và đem theo đựng hàng hoá cho lần mua hàng tiếp theo. 6 Thứ tư: Tăng cường công tác giáo dục ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Đem chương trình bảo vệ môi trường vào trường học để giáo dục học sinh. Thứ năm: Vận động các nhà máy, siêu thị, cửa hàng, công ty lớn phải là những đơn vị đi đầu trong việc thay dùng túi nilon cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có như vậy mới tạo được sức lan rộng ra cho người tiêu dùng và khách hàng. Thứ sáu: Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho những chương trình, dự án khuyên dùng “ túi không phải nilon” của các đơn vị doanh nghiệp. Thứ bảy: Tích cực nghiên cứu ra một loại túi có thể thay thế túi nilon một cách hoàn hảo như túi tự huỷ, túi phân huỷ sinh học, … Thứ tám: Thắt chặt, kiểm soát hơn nữa hoạt động sản xuất túi nilon, hạn chế việc sản xuất túi nilon đại trà. Thứ chín: Đánh thuế nặng vào mặt hàng túi nilon để người bán phải tính tiền túi nilon và người mua sẽ có lựa chọn không mua túi. Thứ mười: Phân loại tại nguồn thải, trong sinh hoạt của người dân cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và đỏ khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân hủy, màu đỏ đựng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng hộ gia đình, nơi công cộng, … kể cả trong trường học. 3. Nội dung thực hiện Đề tài này được áp dụng trong tiết 21 theo phân phối chương trình của bài 14 - sách giáo khoa Hoá học 12, hoặc tiết 28 theo phân phối chương trình của bài 17 - sách giáo khoa Hoá học 12 (Nâng cao). Sau khi dạy xong mục “ chất dẻo”, phần liên hệ thực tế tôi nêu tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người. Tôi sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép kiến thức, thông qua trình chiếu và thuyết trình một số hình ảnh minh hoạ về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường làm nổi bật lên vấn đề. Thứ nhất: Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Thứ hai: Túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua), PE (polietilen) không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu... là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị 7 nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Những cốc cháo đựơc các bà mẹ mang về cho những đứa con thân yêu ăn mà không hề biết đến tác hại của chúng. 8 Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm từ nhựa PE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu. 9 Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư. Thứ ba: Các túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Theo ước tính số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nilon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ước lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho con người và môi trường. 10 Rác thải túi nilon ở công viên Những túi nilon vẫn còn rất sạch sẽ bị người dân dùng 1 lần rồi bỏ đi 11 Đa phần là do ý thức của người dân còn kém - Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. 12 - Ngoài ra, bên cạnh ảnh hưởng tới nguồn nước, đất sức khỏe, túi nilon còn gây mất mỹ quan. Thứ tư: Việc xử lý túi nilon là một bài toán khó giải. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất, nước do nilon khó phân huỷ, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi. Hành tinh của chúng ta sẽ ngập chìm trong rác thải 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Sau khi hoàn thành đề tài “Giáo dục học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường trong bài vật liệu polime, sách giáo khoa hoá học 12 ’’ tôi đã áp dụng giảng dạy ở các lớp 12 tại trường THPT Triệu Sơn 2. Kết quả thu được rất tốt. 1.1. Về nhận thức - Qua bài học được giáo dục tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường, sức khoẻ con người và được hướng dẫn sử dụng túi nilon hiệu quả các em đã có ý thực hiện rất tốt việc giữ vệ sinh trong lớp, ngoài lớp và cả ở gia đình. - Khi các em mua sắm hoặc ở lại ăn trưa không còn hiện tượng các em vứt rác bừa bãi mà các em gom lại và phân loại bỏ vào thùng giác rất gọn gàng. - Cùng với việc thực hiện bảo vệ môi trường, các em còn tuyên truyền cho gia đình và người thân thực hiện rất tốt không còn hiện tượng rác thải và túi nilon vứt trong trường. 1.2. Kết quả Để kiểm chứng đề tài, sau buổi dạy tôi kiểm tra học sinh 5 phút bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, nhận thức của học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người trong hai lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 2, lớp 12C1 được áp dụng đề tài còn lớp 12C4 không áp dụng đề tài. Đề kiểm tra nhận thức của học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người Thời gian : 5 phút -----------------------------------------Họ và tên : ………………………………… Lớp: 12C …… Câu1: Sau khi mua hàng về, em cũng như gia đình thường xử lý thế nào với túi nilon ? A. Giữ lại những bao nilon sạch để lần sau dùng lại còn bao nilon bẩn, rách cho vào thùng giác phân loại. B. Vứt ra ngoài khu vực xung quanh nhà. C. Treo lên tường D. Tất cả đều đúng Câu2: Rác thải túi nilon có ảnh hưởng gì tới môi trường và sức khoẻ con người. A. Chất độc trong túi nilon ảnh hưởng tới não và gây ung thư phổi B. Mất mỹ quan C. Gây xói mòn đất D. Tất cả Câu3: Thời gian để một túi nilon phân hủy hoàn toàn là khoảng bao lâu ? A. 10 năm – 20 năm B. 100 năm – 200 năm C. 500 năm – 1000 năm D. 50 năm – 100 năm 14 Câu4: Khi túi nilon lẫn vào đất thì có thể gây ra những tác hại gì? A. Làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng B. Ngăn cản oxy đi qua đất D. Tất cả C. Gây xói mòn đất Câu5: Những tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng nhiều túi nilon rồi quăng vứt bừa bãi là gì? A. Tắc nghẽn ống cống gây ngập úng B. Mất mỹ quan đô thị D. Tất cả C. Ô nhiễm sông ngòi kênh rạch. Câu6: Khi xử lí rác thải là túi nilon, người ta thường làm gì? A. Đốt cháy B. Trôn lấp C. Gom lại nhập cho nhà máy để tái sản xuất D. Vứt ra sông, ao, hồ … Câu7: Khi mua rưa, cà, mắn, muối ta nên dùng túi nào trong các loại sau? A. Loại túi thân thiện với môi trường B. Túi nilon màu đỏ C. Túi nilon màu xanh D. Túi nilon không màu Câu8: Chúng ta cần làm gì để hạn chế sử dụng túi nilon? A. Sử dụng loại túi tự hủy B. Sử dụng giỏ nhựa để đi chợ C. Sử dụng túi nhiều lần hoặc sử dụng giấy, lá chuối…để gói thực phẩm thay cho bao nilon. D. Tất cả Câu9: Có thể thay đổi thói quen sử dụng túi nilon bằng các loại túi thân thiện với môi trường để bảo vệ môi trường được không ? A. Có B. Không D. Ý kiến khác C. Sẽ suy nghĩ Câu10: Túi nilon được làm từ nhựa PVC, PE có các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo và có màu sắc đẹp. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 7080oC có độc hại gì không? A. Không độc hại gì B. Rất ít độc hại C. Rất độc hại D. Đề sai -------------------------------------------------------------------Kết quả thống kê lớp không áp dụng đề tài: Lớp 12C4 Nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2 4,55 8 18,18 12 27,27 14 31,82 8 18,18 44 15 Kết quả thống kê lớp áp dụng đề tài: Lớp 12C1 Nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh Sĩ số Khá Tốt Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 15 33,33 20 44,44 10 22,23 0 0 0 0 45 Qua kết quả kiểm tra cho thấy, các lớp áp dụng đề tài cao hơn so với lớp không áp dụng đề tài nhiều. Như vậy, “giáo dục học sinh về tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường trong bài vật liệu polime, sách giáo khoa hoá học 12” đã mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường. 2. Kiến nghị - Tôi mong rằng trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi có thể trình bày các ý tưởng để giáo dục học sinh nhận thức về tác hại của rác thải túi nilon để các em cùng với nhà trường và toàn xã hội bảo vệ môi trường tốt hơn. -Với đề tài này viết ra nhằm mục đích được chia sẻ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục tác hại của rác thải túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người trong bài “Vật liệu polime – Hoá học 12”. - Đề tài này là các kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy của tôi. Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi cho đồng nghiệp trong bài dạy. Do thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và những độc giả quan tâm để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2013 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lê Văn Thân 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan