Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua giờ kể chuyện...

Tài liệu Skkn giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua giờ kể chuyện

.DOC
33
3542
60

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Xưa Bác Hồ có câu: " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Để răn dạy chúng ta phải luôn luyện đức rèn tài để trở thành những người có ích cho xã hội. Trong tình hình hiện nay chúng ta đang hướng tới mục tiêu là xây dựng một đất nước văn minh, giàu đẹp, xã hội công bằng, xã hội của xã hội chủ nghĩa. Nếu nói đến sự phát triển thì nó không chỉ của riêng một nước hay của một quốc gia nào mà là của chung của cả hành tinh này. Sự phát triển đó là gì nếu không phải xây dựng một nền giáo dục vững chắc. Chính vì vậy Nghị quyết Trung ương II của Đảng về giáo dục đào tạo khoa học công nghệ đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho nên cùng với các ngành nghề khác, công tác giáo dục đào tạo trong nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện đóng vai trò quan trọng. Sự phát triển của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào đâu nếu không phải là thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai. Chính vì vậy trong thư Bác gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường có viết : "Non sông Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không? Đó chính là nhờ vào công học tập của các cháu". Tiếp thu lời dạy của Bác thế hệ học sinh Việt Nam cũng như những người làm công tác giáo dục không ngừng học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những tinh hoa văn hoá của nhân loại cũng như những kinh nghiệm của người đi trước. Và những giáo viên Tiểu học cần phải cung cấp những tri thức khoa học cho các em. Do yêu cầu đổi mới của đất nước, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người năng động, sáng tạo thích ứng với thời kỳ công nghiệp, hoá hiện đại hoá. Vì thế, trong những năm gần đậy, nhiều trường trong cả nước đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Trong đó phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt cũng đã được tiến hành đổi mới. Môn Tiếng việt là một môn khoa học cơ bản nằm trong hệ thống các môn học đang giảng dạy ở nhà trường Tiểu học, phân môn này được chia làm nhiều môn nhỏ tổng hợp thành kiến thức Tiếng việt. Đây là môn học rất thú vị và bổ ích đối với trẻ. Do đó người giáo viên cần hiểu rõ trách nhiệm, ý nghĩa công 1 việc của mình. Từ đó đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục chung của cả dân tộc. Là một giáo viên đã tham gia công tác giảng dạy tôi tự xác định cho mình cái trách nhiệm phải luôn tìm kiếm những cái mới mẻ để phục vụ trong việc dạy nói chung, đặc biệt là môn Tiếng việt nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói câu: " Nghề sư phạm là nghề trồng người". Theo quan điểm của các nhà giáo dục mà thực chất là nghề hình thành và phát triển con người về nhân cách. Muốn làm tốt nghề đó thì nhà sư phạm đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm. Đúng như nhận xét của Ia Acomenxki: "Những giáo viên dốt nát là những bóng ma không hồn, là đám mây không mưa, là dòng suối khô cạn và đương nhiên đó là khoảng trống rỗng". Ngoài ra phải nhất thiết hiểu được những qui luật sự phát triển nhân cách. Các em phải có sự hứng thú đặc biệt là sự hứng thú kể chuyện. Con người càng tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng, phong phú bao nhiêu càng được phát triển bấy nhiêu. Đặc biệt hơn là mỗi con người phải có óc sáng tạo trong việc dạy và học kể chuyện thì mới có thể đạt được kết quả, phần nhiều còn phụ thuộc vào hứng thú của từng cá nhân học sinh. Vì hứng thú chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối với đối tượng nào đó. Việc giáo dục đạo đức thông qua kể chuyện phải có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại niềm thích thú học tập cho học sinh vì hứng thú học tập rất quan trọng trong việc nắm bắt, làm giàu vốn hiểu biết cho các em về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Môn kể chuyện trong trường Tiểu học đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn kể chuyện, người giáo viên cần đặc biệt chú ý, đó là: Phải dạy làm sao để học sinh có niềm thích thú vào môn học kể chuyện. Như nhà giáo dục Nga đã viết: "Sự học tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả mà chỉ tiến hành bằng sức mạnh vững bước thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của học sinh". Vì vậy môn học này (kể chuyện) giáo viên phải luôn động viên các em để các em hiểu được giá trị của câu chuyện mà thực sự có sự hứng thú học tập để đẩy bớt sự căng thẳng mệt nhọc, dường như nó mở ra con đường dẫn tới sự hiểu biết, nó làm cho việc học môn kể chuyện một cách dễ dàng, thuận lợi mà có hiệu quả. 2 Qua thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này, nhận thức được vai trò quan trọng của việc dạy học môn kể chuyện rất có ích cho học sinh qua việc học sinh tự kể lại. Trong chương trình Tiểu học môn kể chuyện có thuận lợi trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, vì mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa về mỗi tính cách khác nhau và các mặt tốt xấu về đạo đức khác nhau. Trẻ em rất thích nghe kể chuyện. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mà ai cũng có thể nhận thấy. Ngay từ khi còn nhỏ các em đã say mê những câu chuyện. Nhiều người đến tuổi trưởng thành vẫn còn giữ được ấn tượng, kỉ niệm về những buổi tối nghe kể chuyện cổ tích thuở ấu thơ, Puskin từng tâm sự: "Buổi tối tôi nghe chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự nghiệp giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi chuyện cổ tích ấy mới đẹp làm sao, mỗi truyện là một bài ca”. Càng lớn lên các em càng thích nghe kể chuyện. Biết đọc, biết viết, thích đọc truyện nhưng vẫn không giảm hứng thú khi nghe kể chuuyện. Kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên nhằm thoả mãn nhu cầu trên. Nhưng không phải chỉ thế kể chuyện còn là một phương tiện giáo dục. Phương tiện này có sức mạnh riêng đối với sự hình thành nhân cách của trẻ. Nhận thức như vậy giáo viên sẽ gạt bỏ một quan niệm thiếu chính xác cho rằng kể chuyện chỉ là giờ giải trí đơn thuần, giờ lấp chỗ trống. Từ bản thân em thấy rằng ngoài việc tích luỹ vốn hiểu biết và kiến thức vững chắc để truyền đạt cho học sinh thì người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp để kích thích sự hứng thú học tập môn kể chuyện của các em. Từ đó công tác dạy và học đạt kết quả cao và đặc biệt là tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong giảng dạy. Vì vậy, em xin mạnh dạn nghiên cứu khoa học với chủ đề " GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA GIỜ KỂ CHUYỆN " để khai thác chúng một cách có hiệu quả. Mặc dù đã nghiên cứu nhiều tài liệu, thâm nhập thực tế sâu sắc để xây dựng nên nội dung đề tài. Song vì thời gian công tác còn ngắn, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế. Vì thế không tránh khỏi sơ suất trong khi thể hiện. Xin trân thành cảm ơn./. 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: I.1.1. Cơ sở lý luận: Đất nước Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử cuộc sống lao động và đấu tranh ông cha ta đã để lại nhiều thành tựu vĩ đại cho đời sau như: Những chiến thắng oanh liệt và vẻ vang, những công trình kiến trúc độc đáo và cả một nền văn học vô giá. Nền văn học Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử văn học Việt Nam. Nó phản anh cuộc sống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là bằng chứng hùng vĩ về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dũng cảm của nhân dân qua các thời lỳ lịch sử. Trong đó nền Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, nó gắn liền với buổi sơ khai đầu của con người cùng các loại truyện như: thần thoại, ngụ ngôn, cổ tích, truyền thuýêt... làm cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam thêm phong phú. Thông qua những câu chuyện mộc mạc, giản dị, nó chứa đựng sự thể hiện lòng khao khát một tương lai tốt đẹp, tính lương thiện cao cả "ở hiền gặp lành" của con người Việt Nam. Kể chuyện có sức mạnh rất lớn trong việc giáo dục trẻ. Từ xa xưa dân tộc ta đã coi trọng việc giáo dục, coi trọng chiến lược con người. Vua Quang Trung có chủ trương xây dựng đất nước, lấy việc dạy học làm đầu. Ngày nay, trong giai đoạn mới tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho Nhà nước những nhân tài. Để đạt được kết quả trong công tác giáo dục không chỉ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà các nhà sư phạm phải hiểu rõ trách nhiệm, ý nghĩa công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào sự nghiệp giáo dục chung của cả dân tộc. Trẻ thơ sinh ra và lớn lên trong điều kiện kinh tế xã hội sẽ bị tác động đến lối sống đạo đức... Nếu không có sự giáo dục chu đáo, tỉ mỉ về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước thương nòi, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cho các em thì sau này đó sẽ là mối lo cho xã hội. 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu: "Nghề sư phạm là nghề trồng người" theo quan điểm của những nhà giáo dục mà thực chất là nghề hình thành và phát triển nhân cách con người. Muốn làm tốt nghề đó thì nhà sư phạm phải có trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm ... Đúng như nhận xét của Ia Cômenxki: "Những giáo viên dốt nát là cái bóng ma không hồn, là đám mây không mưa, là dòng suối khô cạn và đương nhiên là khoảng trống rỗng". Ngoài ra phải nhất thiết hiểu được những qui luật của sự phát triển nhân cách. Các em phải có sự hứng thú và khả năng kể chuyện, con người càng tham gia vào hoạt động đa dạng phong phú bao nhiêu thì càng được phát triển bấy nhiêu. Con người phải có óc sáng tạo trong công việc học kể chuyện thì mới có thể đạt được kết quả, phần nhiều còn phụ thuộc vào hứng thú của từng cá nhân. Vì hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối với đối tượng nào đó. Việc giáo dục đạo đức thông qua giờ kể chuyện phải vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại niềm hứng thú học tập của học sinh. Việc học môn kể chuyện phải đem lại sự hứng thú cho học sinh về cái hay cái đẹp. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ tác dụng đặc biệt của tác phẩm nghệ thuật đem kể cho trẻ Xu-khômlin-xki viết: "Truyện cổ tích góp phần phát triển cảm xúc, thẩm mĩ mà thiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, làng mẫn cảm chân thành trước nỗi bất hạnh, đau đớn và khổ ải của con người. Nhờ có truyện cổ tích trẻ nhận thức thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà bằng trái tim, vì trẻ không chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thế giới xung quanh, tỏ thái độ của mình đối với các điều thiện và điều ác. Truyện cổ tích cung cấp cho trẻ những hiện tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa. Giai đoạn đầu tiên của giáo dục lí tưởng cũng diễn ra nhờ có truyện cổ tích. Truyện cổ tích là ngọn nguồn phong phú và không có gì thay thế được để giáo dục tình yêu "Tổ quốc". Suốt những năm học ở trường Tiểu học, truyện kể góp phần làm tâm hồn các em giàu có thêm biết bao nhiêu. Các truyện dân gian phát huy trí tưởng tượng của học sinh có tác dụng giáo dục các em phân biệt chính và tà, thiện và ác, gây cho các em những tình cảm cao thượng: yêu nước, yêu cha mẹ, yêu quê hương, trọng nghĩa bạn bè, lẽ công bằng, cá tính, bác ái... 5 Vì vậy với môn học này, giáo viên luôn động viên các em để các em hiểu được giá trị của câu chuyện. Phải gây hứng thú học tập cho các em để đẩy bớt sự căng thẳng, mệt nhọc dường như nó mở ra con đường dẫn tới sự hiểu biết, nó làm cho việc học môn kể chuyện một cách dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả, tri thức là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự yếu kém trong học tập. I.1.2. Cơ sở thực tiễn: Trên cơ sở lý luận đã trình bày, ta thấy rõ tầm quan trọng của môn kể chuyện việc giáo dục đạo đức hay nói đúng hơn là việc hình thành nhân cách học sinh. Nhưng trên thực tế theo nhận định trước đây chương trình Tiếng việt nói chung và phân môn kể chuyện nói riêng nhìn chung phân bố chưa hợp lý và khoa học. Các khối lớp kiến thức chưa toàn diện và sâu sắc, phương pháp cũ chưa toàn diện và đặc biệt là chưa được coi trọng. Bản thân người giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng và tác dụng của câu chuyện kể, chưa coi giờ kể chuyện là một giờ học thực sự do đó tính giáo dục của nó chưa có hiệu quả. Hiện nay quá trình nghiên cứu giảng dạy kể chuyện trong nhà trường được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Cùng với các môn học khác, nó góp phần hoàn thiện nội dung giáo dục học sinh Tiểu học, đẩy nhanh và mạnh sự nghiệp trồng người, đưa đất nước tiến nhanh lên theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để rút kinh nghiệm của phương pháp giảng dạy cũ và trên tinh thần cải cách giáo dục Bộ Giáo Duc đã sửa đổi chương trình để đề ra chương trình mới, phương pháp mới toàn diện và đạt hiệu quả cao hơn. Việc tìm hiểu kể chuyện và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc và thu được những thành tựu to lớn. Qua thời gian giảng dạy ở trường Tiểu học Thị trấn Tiên Yên là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này và do bản thân nhận thức được vai trò quan trọng của việc dạy học môn kể chuyện rất có ích cho học sinh qua việc học sinh tự kể lại. Phân môn kể chuyện có thuận lợi rất nhiều trong việc giáo dục đạo đức nói riêng và cùng với các phân môn Tiếng việt đạo đức nói chung khác. Trẻ em rất thích nghe kể chuyện đây là điều kiện rất tốt cho công tác giáo dục đạo đức 6 cho trẻ em mà ai cũng có thể nhận thấy. Ngay từ khi còn nhỏ các em đã rất thích nghe kể chuyện, nhiều người khi trưởng thành vẫn nhớ và giữ được ấn tượng, kỉ niệm về lần nghe ông bà, cha mẹ kể cho nghe lúc còn ấu thơ. Thông qua những câu chuyện đó giúp trẻ em hay chúng ta bộc lộ được những tư tưởng, cảm xúc, vốn sống của mình. Và bản thân em thấy rằng việc tích luỹ vốn hiểu biết và kiến thức hiểu biết vững chắc, truyền đạt cho học sinh phù hợp thì người giáo viên trên cơ sở phải nắm chắc những đặc điểm của môn kể chuyện. Sẽ phát huy hết khả năng của học sinh, uốn nắn điều chỉnh kịp thời những hạn chế lệch lạc của các em. Xuất phát từ những vấn đề trên em đã chọn đề tài này. I.2. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài này nhằm giáo dục cho học sinh thấy rõ ý nghĩa câu chuyện, tất cả các em có thể kể lại được nội dung câu chuyện. Chức năng quan trọng nhất của người giáo viên là phải giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 thông qua giờ kể chuyện. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức tốt. Phê phán loại trừ các hành vi xấu. Qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hướng dẫn cho các em đến cái tốt đẹp của cuộc sống. I.3. Thời gian và địa điểm: I.3.1. Thời gian: - Từ tháng 9/ 2007 đến tháng 5/ 2008 I.3.2. Địa điểm: - Trường Tiểu học Thị trấn Tiên Yên. I.3.3. Phạm vi đề tài: I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu phân môn kể chuyện lớp 5 để từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thị trấn. I.3.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: - Lớp 5B - Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: - 27 học sinh lớp 5B. I.4/ Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết các sách về chuyên môn Tiếng việt. 7 - Phương pháp điều tra thực trạng, tình hình giảng dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phương pháp quan sát: Theo dõi diễn biến phát triển của học sinh. - Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi giữa giáo viên và học sinh - Phương pháp phân tích nghiên cứu sản phẩm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. PHẦN II: NỘI DUNG: II.1/ CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5B THÔNG QUA MÔN KỂ CHUYỆN II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Về nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đã có nhiều tác giả đề cập đến như tác giả Đinh Thu Trang, Nguyễn Cẩm Hường, Nguyễn Hữu Hợp... Nhưng ở đây các tác giả chỉ đưa ra những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các chuẩn mực hành vi đạo đức, qua các bài dạy của môn đạo đức mà chưa có sự tích hợp giáo dục cùng các môn học khác. Trong đề tài này tôi không tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề về dạy học đạo đức cho học sinh qua tất cả các môn học ở tiểu học mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu về giáo dục đạo đức thông qua môn kể chuyện đối với các loại bài cơ bản là: + Kể chuyện về người thật, việc tốt. + Kể chuyện đã nghe, đã học. + Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia II.1.2. Cơ sở lý luận: "Giáo dục đạo đức" là quá trình chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin và hành vi đạo đức của học sinh. Điều đó chỉ có thể đạt được khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. - "Giáo dục đạo đức' là hướng học sinh biết nhận xét đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, biết lựa 8 chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. KẾT LUẬN CHƯƠNG I: Qua quá trình nghiên cứu lịch sử vấn đề và cơ sở lý luận của vấn đề "Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B thông qua môn kể chuyện” tôi nhận thấy rõ hơn về vai trò giáo dục, hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh qua các giờ học đặc biệt là giờ kể chuyện để lấy những tấm gương người tốt, việc tốt làm mẫu để học sinh noi theo. II.2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: II.2.1/ Thực trạng và đánh giá thực trạng: Trong thời gian dạy ở trường tôi đã có điều kiện để tìm hiểu thực tế các giờ học của giáo viên qua Chất lượng % HSG 30 HSK 40 HSTB 25 HSY 5 * Trao đổi với giáo viên học sinh: Sau khi tìm hiểu khả năng giáo dục đạo đức thông qua giờ kể chuyện của học sinh. Em đã trực tiếp trao đối với đồng thời giáo viên trong trường. Đồng chí Dung cho biết: Trong một giờ kể chuyện phần giáo viên kể được coi là phần quan trọng nhất, sau đó là phần các em tự kể. Hầu hết các em đều rất say sưa, nhiệt tình, em nào cũng xung phong kể và muốn được hoà mình vào nhân vật. Các em có ý thức về việc mình kể lại câu chuyện. Nhưng chỉ còn lại một vài em là chưa thật sự hăng hái, đặc biệt là khi các em đóng vai. Có em thì rất thích được đóng vai, có em thì rụt rè. Giáo viên cũng có sự động viên tinh thần ham học hỏi của học sinh bằng cách chỉ ra cái hay cái đẹp của nội dung câu chuyện qua việc tìm hiểu các nhân vật trong truyện. Giáo viên cũng tự cho rằng: Chưa thực sự coi trọng giờ kể chuyện, chưa tạo được giao cảm giữa thầy và trò, vì thế chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Các tiết giảng phương tiện trực quan còn thiếu, chủ yếu là phụ thuộc vào sách giáo khoa chứ bản thân giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo. 9 Về phía học sinh: Sự hiểu biết của các em còn hạn chế, các em chưa nắm chắc các bước của câu chuyện, nhiều khi giáo viên gọi kể thì cầm cả sách để đọc như bài tập đọc. Việc sử dụng ngữ điệu không có, nhiều em còn chưa thuộc nội dung chuyện như một số em ở lớp 5B. Khi cho kể lại chưa thuộc nội dung. II.2.2/ Đánh giá thực trạng. - Kết quả giáo dục đạo đức thông qua môn kể chuyện còn thấp. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Qua quá trình nghiên cứu nhiệm vụ và một số nội dung của đề tài tôi càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của môn kể chuyện trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Nó có đóng góp rất lớn vào sự hình thành nhân cách đạo đức cho con người mới. II.3/ Chương III: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B trường tiểu học Thị Trấn thông qua môn kể chuyện. II.3.1/ Các biện pháp Mỗi loại bài tập trong môn Tiếng việt có phương pháp dạy đặc thù. Bài tập đọc lấy việc rèn kỹ năng đọc làm phương pháp dạy học chủ yếu. Bài tập viết đòi hỏi phải coi trọng việc rèn kĩ năng viết. Còn ở bài kể chuyện, phương pháp dạy đặc thù là kể chuyện: Giáo viên kể, học sinh kể (từng đoạn hay cả câu chuyện) Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ phân tích truyện, giảng giải dài dòng về truyện. Hãy kể cho cả thầy và trò sống trọn vẹn với các nhân vật, sự kiện các diễn biến của câu chuyện, khi hồi hộp theo dõi, lúc hỉ hả vui mừng, lúc bực tức căm giận. Học sinh Tiểu học càng lúc càng khó duy trì chú ý được lâu. Các em lại dề bị hấp dẫn bởi những hình ảnh nhiều màu sắc, biết cử động. Điều đó cho ta thấy: câu chuyện kể không nên quá dài, cần có sự kết hợp giữa lời kể với tranh, ảnh minh hoạ (nếu tranh, ảnh có thể cử động hoặc có nhiều màu sắc sặc sỡ). Do trí nhớ còn bị hạn chế, học sinh các lớp dưới Tiểu học khó nhớ các câu chuyện nhiều tình tiết, nhiều nhân vật... Giáo viên cần chú ý chọn các truyện thích hợp với từng lớp để kể. 10 Phân môn kể chuyện có nhiệm vụ giúp các em học sinh kể tốt, có ý nghĩa là các em thể hiện được nội dung, tư tưởng, tình cảm và nhập vai phù hợp qua giọng của mình. Để đạt được điều đó các em không chỉ luyện đọc nhiều lần mà còn phải cảm thụ tốt, thấu hiểu được nội dung bài và tâm tư suy nghĩ của câu chuyện, cũng nhờ đó có thể phát huy tốt chức năng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học cho học sinh. Muốn có được điều đó thì không còn con đường nào khác là giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nội dung và khai thác tốt câu chuyện. Với những kiến thức đã học trong trường sư phạm cùng với những kiến thức từ thực tế qua giảng dạy và nghiên cứu môn kể chuyện lớp 5. Qua quá trình dự giờ, trao đổi vói giáo viên và học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện đạt hiệu quả cao người giáo viên cần đạt được những yêu cầu sau: */ Biện pháp 1:Chuẩn bị tốt tâm thế, giáo án, nội dung câu chuyện - GV chuẩn bị câu chuyện ngày khi soạn giáo án, giáo án phải đầy đủ các bước, có sáng tạo linh hoạt. - GV phải sưu tầm câi chuyện phù hợp với đề bài, gần gũi với HS mang ý nghĩa giáo dục cao. *VD1: Với đề bài :”Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh”GV có thẻ tìm hoậc hướng dẫn học sinh tìm câu chuyện +Đảm bảo trật tự an ninh phố phường,lối xóm +Đảm bảo trạt tụe giao thông trên các tuyến đường. +Phòng cháy ,chữa cháy(truyện”Tiếng giao đêm”-TV5Tập 2 +Bắt trộm ,cướp,chống các hành vi phạm pháp,tệ nạn xã hội(truyện “Người gác rừng tí hon”.) +Truyện:Ông cố vấn của Hữu Mai,Sơ-lốc Hom của Đoi-li +Điều tra ,xết xử các vụ án(truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng,Phân xử tài tình-TV5 tạp 2) *VD2:Với đề bài:Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 11 +Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học:Ông tổ nghề thêu(TV3-tập 2)Văn hay chữ tốt(TV4-tập 1),Bông sen trong giếng ngọc(truyện đọc lớp 4) +Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết:Câu chuyện bó đũa(TV2tập1)Đôi bạn(TV3-tập 1)Vì muôn dân(TV5-tập 2) *VD3: Với đề bài:Kể chuyện được chứng kiến hoặc thamgia: +Kể một việc làm của những người công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng,các di tích lịch sử văn hóa:Là nhữnh câu chuyện giữ vệ sinh,không hái hoa,không leo trèo,nghịch ngợm,không viết,vẽ lên tường,phát hiện ngăn chặn các hành vi phá hoại công trình. +Kể một việc làm thẻ hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ: là những câu chuyện: đi bộ trên vỉa hè,không chạy nhảy nô đùa dưới lòng đường,không vượt đèn đỏ,đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng vi phamLuật Giao thông đường bộ... - Trước khi lên lớp, GV phải thuộc truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ phân tích chuyện, giảng giải dài dòng. Khi kể câu chuyện không nên quá dài dòng cần có sự kết hợp giữa lời kể với tranh ảnh minh hhoạ. GV phải cảm thụ vào vai thật tốt, phải tìm hiểu và diễn đạt từng lời nói nhân vật để giáo dục cho các em hiểu thế nào là cái hay cái đẹp. *VD: Khi kể câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng với nhân vật quan án Nguyễn Khoa Đăng kể vói giọng hào hùng,nghiêm khắc thể hiện là quan xử án còn với nhân vật “người mù” và “bọn cướp” kể với giọng sợ sệt, run sợ... - Khi vào kể câu chuyện giáo viên phải khéo léo, nét mặt phải phù hợp với từng nhân vật, động viên khuyến khích tạo hứng thú cho hcọ sinh để học sinh tìm cách diễn đạt nội dung câu chuyện cho phù hợp luôn hướng học sinh đến cái hay cái đẹp. */ Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng cho mỗi tiết học -*Với mỗi kiểu bài cần lựa chọn đồ dùng cho hợp lí. VD: Với kiểu bài là truyện kể thường có tranh to và bộ đồ dùng, giáo viên phải tìm tranh và hướng dẫn học sinh quan sát vì trong tranh gồm có nhiều tranh nhỏ ứng mỗi đoạn của 12 truyện khi kể nội dung đến đâu giáo viên chỉ vào tranh minh hoạ đến đó học sinh quan sát để nhớ được nội dung truyện. -Ví dụ : Khi kể câu chuyện Pa-xtơ và em bé +GV kể lần 1 toàn bộ câu chuyện +GV kể lần 2 toàn bộ câu chuyện kết hợp tranh:Đoan kể về việc Lu-i được đưa đến nhờ Pa-xtơ cứu Gv chỉ vào tranh 1 , đoan kể về sự suy nghĩ của Pa-xtơ về Lu-i Gv chỉ vào tranh 2,3... * Đối với câu chuyện đã nghe hay đã đọc hoặc câu chuyện dược chứng kién hoặc tham gia. GV phải sưu tầm tranh ảnh trong cuộc sống hoặc giáo viên tự làm những đồ dùng có thể phục vụ cho nội dung câu chuyện. Và cũng có thể là đò dùng ( Quần áo, mũ.....) để hoạ sinh sắm vai. Từ đó cho thấy học sinh có hứng thú với câu chuyện, thích xem tranh ảnh, giúp HS kể vàv nhớ được nội dung câu chuyện thanh hơn. */ Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập. - GV luôn suy nghĩ tổ chức linh hoạt nhiều hình thức học tập giúp học sinh nhớ nội dung và ý những câu chuyện +/ Có thể kể theo nhóm kết hợp tranh VD:Khi kể câu chuyện:” Người đi săn và con nai” phần kể theo đoạn tôi tổ chức cho học sinh kể theo nhóm 4 HS vì bộ tranh gồm có 4 tranh nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm sẽ kể một đoạn ứng với một tranh nhỏ và học sinh đổi chéo lại cho nhau. Như vậy học sinh sẽ không làm việc quá sức khi phải nhớ cả một câu chuyện dài. VD: Khi kể câu chuyện :”Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” Thì tôi cho học sinh kể theo nhóm 7 vì câu chuyện gồm 7 tranh nhỏ minh họa. Mỗi học sinh kể một đoạn ứng với một tranh. VD: Khi kể câu chuyện :”Lý Tự Trọng” tôi cho học sinh kể theo nhóm 6 học sinh vì câu chuyện có 6 tranh minh họa nhỏ cho nội dung câu chuyện. Tóm lại: Tùy từng đề bài mà giáo viên tổ chức học theo nhóm khác nhau. +/ Kể cá nhân trước lớp theo đoạn, toàn bộ câu chuyện và cho HS bình chọn lẫn nhau. Cứ mỗi câu chuyện tôi gọi từ 3-5 học sinh kể toàn bộ nội dung câu 13 chuyện, vừa kể kết hợp chỉ tranh minh họa. Sau đó gọi học sinh nhận xét,bình chọn xem bạn nào kể câu chuyện hay nhất, diễn cảm nhất , đúng với yêu cầu của đề bài nhất.... - Qua đó HS hứng thú với môn kể chuyện hơn, HS thích giờ kể chuyên, trong giờ học HS hào hứng, hăng hái xây dựng bài, khi lớp học sôi nổi. */ Biện pháp 4: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể, gợi mở sát với nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Khi soạn bài giáo viên chọn lọc, lựa chọn, suy nghĩ đưa ra các câu hỏi để khai thác nội dung và ý nghĩa của câu truyện sao cho phù hợp, HS đẽ trả lời và khắc sâu nội dung cho học sinh - Các câu hỏi luôn mang tính chất gợi mở. Từ đó giúp học sinh nhớ lâu nội dung câu chuyện và hiểu câu chuyện. VD1 : Khi kể câu chuyện : “Chiếc đồng hồ “ TV5- tập 2. tôi đưa ra các câu hỏi để giúp học sinh nhớ nội dung câu chuyện: ? Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? (1954) ? Mọi người dự hội nghị bàn tán về chuyện gì ? ( bàn tán về chuyện đi học lớp tiếp quản ở Hà Nội ) ? Bác Hồ mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để làm gì ? ( để nói về công việc của mỗi người , để mọi người hiểu công việc nào cũng đáng quý ) ? Chi tiết nào trong truyện làm em đáng nhớ nhất ? ( Bác hỏi mọi người về công dụng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ ) ? Qua câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? ( luôn phải làm tốt công viẹc mình được giao, không nên suy bì vì công việc nào cũng có ý nghĩa và rất quan trọng .) Kết luận : Thông qua câu chuyện này các em biết tự giác , tích cực trong các phong trào chung của lớp, của trường , luôn tự giác hoàn thành các công việc được giao : trực nhật, chăm sóc vườn rau, bài tập về nhà . VD2 : Khi kể câu chuyện : Ông Nguyễn Khoa Đăng tôi đã đưa ra các câu hỏi: ? Truyện kể về ai ? Ông là người như thế nào ? 14 ? Ông đã làm gì để tên tiền lộ nguyên hình ? ? Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp ? ? Ông còn làm gì để phát triển làng xóm ? ? Qua câu chuyện cho chúng ta thấy điều gì ? ( Qua câu chuyện cho ta thấy ông Nguyễn Khoa Đăng là vị quan văn võ song toàn. Ông rất có tài xét xử các vụ án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện. Ông là người có công thuần phục bọn cướp để chúng khai phá đất hoang , mở mang bờ cõi. ) Kết luận : Qua đó học sinh học được đức tính : biết yêu thương con người, luôn mong muốn sự công bằng cho con người. Cùng với đó là câu chuyện : ‘ Vì muôn dân “” , “Lý Tự Trọng “, “ Pa-xtơ và em bé”, “ Cây cỏ nước nam “ . VD3 : Khi kể chuyện “ Lớp trưởng lớp tôi “ tôi đưa ra các câu hỏi : ?Câu chuyện kể về ai ? Là người như thế nào ? ?Các bạn trong lớp đánh giá về người “ lớp trưởng “ như thế nào ? ?Vân đã thể hiện trách nhiệm của người lớp trưởng của mình với lớp và các công việc của lớp ra sao ? ?Thái độ của các bạn trong lớp qua các việc làm của Vân như thế nào ? ?Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì và rút ra bài học như thế nào ? ( Câu chuyện giúp chúng ta hiểu nam , nữ đều bình đẳng như nhau và có khả năng làm việc như nhau . Không nên coi thường bạn nữ . Bạn nữ vừa học giỏi , vừa chu đáo Kết luận : Cũng như câu chuyện này , Câu chuyện : “ Nhà vô địch “ đã giúp các em hiểu sự bình đẳng giữa nam và nữ. VD4 : Khi kể câu chuyện “ Người đi săn và con nai “ hệ thống câu hỏi đưa ra cần có : ? Người đi săn vào rừng để làm gì ? ? Suối và cây trám đã khuyên người đi săn điều gì ? ? Thái độ của người đi săn như thế nào ? ? Cuối cùng , anh có bắn con nai không ? ? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? ( Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên .) 15 Kết luận : Cùng với câu chuyện : “ Cây cỏ nước Nam “ , “Người đi săn và con nai “ các em biết bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng . Từ đó các em biết tự bảo vệ , chăm sóc cây cối ở gia đình cũng như vường trường. VD5 : Với kiểu câu chuyện : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Đề bài 1 : Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự , an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia. -Tôi đặt câu hỏi như sau : ? Đề bài yêu cầu gì ? ( Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự , an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia . ) Sau khi học sinh trả lời GV dùng phấn gạch chân dưới các tứ quan trọng như : việc làm tốt, bảo vệ trật tự , an ninh nơi làng xóm. ) ? Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm như thế nào ? ( việc làm tốt bảo vệ trật tự , an ninh nơi láng xóm, phố phường “ ) ? Theo em thế nào là việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự ,an ninh nơi làng xóm , phố phường ? ( tuần tra , bắt trộm cướp , giữ gìn trật tự giao thông , bảo vệ cầu đường , dẫn cụ già và em nhỏ qua đường.....) ? Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai ? ( Là những người sống quanh em hoặc chính em . ) ? Em chọn câu chuyện náo để kể ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. Đề bài 2 : Kể một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác -Tôi đã đưa ra các câu hỏi gợi ý sau : ? Tên gọi cụ thể của cảnh đẹp đó là gì ? ? Đó là cảnh đẹp ở địa phương em hay ở nơi khác ? ? Em chuẩn bị đi thăm cảnh đẹp ra sao ? Dọc đường đi em có những cảm giác gì thích thú ? ? Cảnh đẹp nơi em đến có những gì nổi bật? Sự việc nào làm em thích thú hoặc gây ấn tượng khó quên ? ? Cuộc đi thăm kết thúc vào lúc nào ? Em có những suy nghĩ và cảm xúc gì đáng nhớ về cảnh đẹp đó? 16 Kết luận : Qua đó học sinh biết yêu que hương và tự hào về phong cảnh đẹp của đất nước.Biết nhận xét và bình chọn về những cảnh đẹp của đất nước. -Phần củng cố dặn dò cần có 1-2 câu hỏi để củng cố nội dung truyện: Ví dụ : +Truỵen : “Chiếc đòng hồ “ ? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? +Truyện : “ Ông Nguyễn Khoa Đăng “ ? Theo em những biện pháp mà ông nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp tiền và chừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ? +Truyện : “Vì muôn dân “ ? Vì sao câu chuyện có tên là : “ Vì muôn dân “ ? +Truyện :” Lớp trưởng lớp tôi “ ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? +Truyện : “ Nhà vô địch “ ? Em có nhận xét gì về nhân vật Tôm Chíp ? Qua nhân vật Tôm Chíp em hiểu được điều gì ? +Truyện : “ Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai “ ? Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp em hiểu điều gì ? +Truyện “Pa-xtơ và em bé “ ? Những việc làm của Pa-xtơ chứng tỏ điều gì ? II.3.2/ Kết quả thực nghiệm Trong giờ dạy học thực nghiệm phân môn kể chuyện lớp 5 em đã chú ý thấy học sinh hiểu nội dung thông qua việc hướng dẫn của giáo viên. Qua đó thấy được việc hình thành nhân cách thông qua giờ kể chuyện là rất quan trọng và không thể thiếu được trong nhà trường Tiểu học. Như vậy chính bản thân học sinh cũng hiểu được nội dung của câu chuyện rất quan trọng. Các em thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung câu chuyện. 17 Học sinh cũng phát hiện nhanh về nội dung câu chuyện và hiểu thế nào là việc làm tốt cụ thể là: Các em học sinh lớp 5b của tôi đã nhận thức được những đức tính tốt thông qua từng nhân vật trong truyện. Lòng yêu nước, sự dũng cảm: thông qua truyện: Lý Tự Trọng, tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. vì muôn dân, ông Nguyễn Khoa Đăng. Học sinh biết bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng, "qua chuỵên Người đi săn và con nai", " Cây cỏ nước Nam" từ đó các em biết tự bảo vệ chăm sóc cây cối và gia đình, vườn trường... Thông qua câu truyện "Chiếc đông hồ" các em biết tự giác tích cực trong các phong trào chung của lớp, trường, luôn tự giác hoàn thành công việc được giao: trực nhật, chăm sóc vườn rau. Các em luôn tự giác sưu tầm. chuẩn bị trước những câu truyện đã nghe đã học hay được chứng kiến để kể về: anh hùng, danh nhân, ca ngợi hoà bình... khi kể các em đều rất hứng thú, thể hiện niềm tự hào sâu sắc. Bên cạnh đó khi kể về những câu truyện về bảo vệ môi trường, kể tấm gương sống và làm việc theo pháp luật... các em đã biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vứt giấy, rác bừa bãi, biết chấp hành đúng luật an toàn giao thông. Nhìn chung qua mỗi một câu truyện các em đều nêu được chính kiến của mình về cái hay, cái đẹp, cái cần học tập qua nhân vật nhưng cũng nêu được cái đáng ghét, đáng phê bình, qua nhân vật như: Người mù ăn cắp tiền, bon cướp (ông Nguyễn Khoa Đăng) hay người đi săn trong truyện (Người đi săn và con nai) là việc làm sai trái. Chính vì vậy môn kể truyện có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo đục đạo đức cho học sinh. */ Chất lượng của học sinh lớp 5B qua môn kể chuyện cuối năm Chất lượng HS giỏi HS khá HS TB HS yếu 18 % 32 42 26 0 KẾT LUẬN CHƯƠNG III: Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chương trình sách giáo khoa và tìm hiểu thực tế vấn đề ở trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên. Em nhận thấy rõ hơn về vai trò giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh qua các giờ học đặc biệt là giờ kể chuyện, để lấy những tấm gương người tốt, việc tốt làm mẫu để học sinh noi theo. Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác nội dung câu chuyện là việc làm vô cùng cần thiết. Đó chính là con đường giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh hiệu quả nhất. Tất cả các em học sinh đều có khả năng cảm thụ nội dung câu chuyện tốt nếu được hướng dẫn cụ thể và đúng đắn. Như vậy người giáo viên cần phải cố gắng tìm ra những phươngpháp giảng dạy hợp lí nhất cho mỗi giờ dạy kể chuyện ở lớp 5. Vì vậy các em có thể hưởng thụ cái hay, cái đẹp một cách cụ thể đúng đắn và bền lâu hơn. III./ KẾT LUẬN CHUNG Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, trau rồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ, không chỉ giảng dạy mà còn giáo dục cho các em nhận thức được cái hay cái ddepi trong cuộc sống để trở thành con người mới. Do điều kiện và khả năng có hạn đề tài còn nhiều thiếu sót, song đề tài "Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua môn kể truyện" đã giúp tôi cùng đồng nghiệp nhận thức sâu sắc về vai trò của người giáo viên trong sự hình thành nhân cách cho học sinh. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ xung của hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi tin rằng với sự góp ý của hội đồng khoa học và các bạn 19 đồng nghiệp sẽ làm cho đề tài của tôi thêm đầy đủ, nó sẽ góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao nhận thức của học sinh. Tiên yên, ngày 14 tháng 05 năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Thị Cẩm Yên TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tác phẩm Tên tác giả Nhà xuất bản 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan