Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn mĩ thuật ở tiểu học...

Tài liệu Skkn giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn mĩ thuật ở tiểu học

.DOC
38
1479
103

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……..……………..o 0 o………………… ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I - SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên : - Ngày tháng năm sinh : - Năm vào nghành : Lê Thị Kim Phượng 12 / 2 / 1971 1995 - Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên dạy Mĩ Thuật Trường Tiểu học Vân Canh Huyện Hoài Đức - Hà Nội - Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm. - Hệ đào tạo : Tập trung - Bộ môn giảng dạy : Mĩ Thuật - Khen thưởng : Giáo viên dạy giỏi thành phố Sáng kiến kinh nghiệm loại C cấp ngành Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -1- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Nếu bạn là một người tích cực và có ý thức về môi trường, bạn có thể tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền giáo dục ý thức cho việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -2- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -3- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật II- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Tên đề tài : Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ Thuật Lý do chọn đề tài : Ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường của con người nói chung và của học sinh chưa cao, đâu đâu cũng thấy rác thải, ô nhiễm khói bụi ... Lớp học, sân trường còn bẩn do các em chưa có ý thức giữ vệ sinh khi tham gia học tập ở trường và sinh hoạt ở những nơi công cộng. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: Năm học 2010 - 2011 ở các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -4- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Khảo sát thực tế Con người đang hủy hoại môi trường sống của chính mình Để phát triển kinh tế, thoả mãn lòng tham vô đáy của mình, con người đang chặt cây phá rừng, đào khoáng sản dưới lòng đất, chặn dòng nước để làm thuỷ điện, xả rác thải, bụi khói ...vào môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -5- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Trong thiên nhiên liệu có con vật nào " bóc lột " với thiên nhiên hơn con người? Con hổ, con báo sống ẩn mình dưới những lùm cây, trong hang để sống và kiếm mồi. Những con vật đó biết nương nhờ vào thiên nhiên để sống. nhưng con người một động vật vẫn vỗ ngực là văn minh - lại đang phá huỷ chính môi trường mà mình đang sống. Thiên nhiên vẫn đang âm thầm chứng kiến những hành động phá hoại của con người và thiên nhiên vẫn đang âm thầm vận hành theo quy luật cân bằng của nó. Phải chăng những sự biến đổi về khí hậu, những thiên tai dịch bệnh ... chính là sự cân bằng của thiên nhiên nhằm đáp trả những hành động phá hoại của con người. Bầu không khí để thở, nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt mà chúng ta đang dùng.... môi trường mà chúng ta đang sống đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm ngày càng nặng. Là một công dân, một giáo viên dạy môn Mĩ thuật tôi thấy mình có trách nhiệm và có nhiều cơ hội trong việc giáo dục học sinh, thế hệ mầm non, tương lai của đất nước có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Do đặc trưng giáo dục thẩm mĩ, giáo dục hiểu biết cảm nhận vẻ đẹp và sáng tạo cái đẹp nên môn Mĩ thuật có nhiều lợi thế trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -6- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường xác động vật thối rữa làm ô nhiễm nguồn nước Thiên nhiên nổi giận ( Lũ lụt ở miểnTrung ) Khí thải nhà máy gây ô nhiễm bầu không khí Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -7Cá chết nổi thành bè ở sông Nhuệ Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Cháy rừng ở Lào Cai IV-NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để dạy tốt môn Mĩ thuật nói chung và giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua môn học Mĩ thuật tôi đã áp dụng các biện pháp sau: 1. Có kiến thức chung về bộ môn Mĩ thuật. 2. Người giáo viên phải có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường. 3. chuẩn bị đồ dùng trực quan. 4. chuẩn bị thiết kế bài dạy chu đáo chi tiết. 5. Phương pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm môn học. phần I Những kiến thức chung về môn Mĩ Thuật Mĩ thuật là một môn học có tính nghệ thuật. Nó có đặc điểm riêng không giống những giờ học khác. Chương trình được phân phối cho nhiều phân môn: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, thường thức Mĩ thuật...Dạy học Mĩ thuật ở phổ thông Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -8- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật không nhằm đào tạo các họa sỹ hay những người làm nghề chuyên nghiệp. Mục đích của dạy học Mĩ thuật ở bậc Tiểu học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh tiếp xúc, làm quen và bước đầu biết cách sáng tạo nghệ thuật thông qua các bài tập của mình. Dạy Mĩ thuật giáo viên cần chú ý tạo không khí nhẹ nhàng hấp dẫn, lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những hiểu biết của mình. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần gợi ý để học sinh tích cực đóng góp ý kiến, tổ chức các hoạt động theo nhóm để học sinh thảo luận học tập lẫn nhau. Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy, chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với thực tế địa phương. Thiết kế bài dạy phù hợp với đặc điểm đặc trưng của từng phân môn. Thiết kế cần sáng tạo đảm bảo tính khoa học sao cho đạt hiệu quả cao nhất cho giờ dạy. Tổ chức các hoạt động dạy và học một cách linh hoạt các nội dung dạy liên môn hay tích hợp cần kết hợp khéo léo nhẹ nhàng không máy móc hay áp đặt gây tâm lý nhàm chán, căng thẳng cho học sinh, cần để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và chủ động. Cần bám sát mục tiêu dạy học của môn Mĩ Thuật đó là: Dạy học Mĩ Thuật ở phổ thông không nhằm đào tạo các họa sỹ hay những người làm nghề chuyên nghiệp. Mục đích dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh giúp học sinh tiếp xúc làm quen và bước đầu biết cách Sáng tạo nghệ thuật thông qua các bài vẽ của mình. Giúp học sinh hoàn thiện nhân cách với nội dung là phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Phần II Kiến thức chung về môi trường và bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật -9- Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, độ ấm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Chức năng của môi trường sống Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí độ ẩm nước nhà ở....cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kỳ. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên như đất đá, tre nứa, tài nguyên, sinh vật ...Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm vàgiá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hoá các chất thải của con người trong quá trình sử dụng. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng chúng được thải vào môi trường dưới dạng các thất thải. Các chất này bị các quá trình vật lý hoá học sinh học phân huỷ thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống? Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 10 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền, như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần và là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại. Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động... khi không sử dụng. Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch và việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đó vứt đi! Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Nếu thực hiện 3R trên toàn thành phố, Hà Nội sẽ tiết kiệm được khoảng bốn tỷ đồng mỗi tháng. Lợi ích có thể thấy rõ nhưng việc thực hiện vẫn chưa như ý, vì thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người đã trở nên rất khó bỏ. Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng. Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh - là nguy ên liệu chính sản xuất ra giấy. Giảm sử dụng túi nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá... để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này. Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể, để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình. Sử dụng các tiến bộ của khoa: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tố. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ Thuật Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 12 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật 1.Kiến thức: - Học sinh biết được kến thức cơ bản về môi trường quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh - Biểu lộ tình cảm của mình đối với môi trường qua các bức tranh - Bước đầu hiểu được mối quan hệ và vai trò của môi trường trong cuộc sống của con người 2.Thái độ tình cảm - Biết yêu quý giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và môi trường xung quanh phản hồi các hoạt động gây hại cho môi trường - Có ý thứ giữ gìn bảo vệ môi trường 3. Kỹ năng, hành vi - Học sinh nặn vẽ xé dán được tranh về đề tài môi trường, bảo vệ môi trường và các tranh có nội dung liên quan đến môi trường. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường - Sử dụng thành thạo phương pháp lấy người học làm trung tâm - Mỗi giáo viên đều là một nhà môi trường trong giảng dạy lĩnh vực chuyên môn của mình Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 13 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Phần III Chuẩn bị đồ dùng trực quan I. Chuẩn bị đồ dùng dạy, học: *Đối với học sinh cần: - Chuẩn bị đầy đủ sách, bút, giấy vẽ, tẩy, chì màu, sáp màu ....dụng cụ cả học sinh giúp học sinh trực tiếp tham gia thực hành , vận dụng kiến thức mới. *Đối với giáo viên: - Chuẩn bị tốt giờ dạy của mình là trang bị tốt thiết bị dạy học như tranh ảnh, vật mẫu ...hoặc các thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu. Dạy học ở tiểu học, việc sử dụng trực quan là rất cần thiết vì dạy học Mĩ thuật là dạy học trên cơ sở những gì cụ thể, hiện diện trước mắt học sinh. Học sinh phải được nhìn thấy cụ thể về đường nét, hình dáng , đậm nhạt, màu sắc, bố cục. Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng là hết sức quan trọng. Tiết học có thành công hay đạt hiệu quả cao cũng từ những biện pháp này. Phương pháp chung thì giống nhau nhưng đi vào từng bài cụ thể Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật thì khác nhau, do đó đồ dùng trực quan phải phù hợp với từng bài dạy ở mỗi khối lớp . - Chuẩn bị đồ dùng trực quan cần phong phú, tranh ảnh nhiều đề tài khác nhau của họa sỹ và học sinh, bài vẽ của học sinh năm trước, các hình vẻ trên bảng để minh họa . - Lựa chọn trực quan phải điển hình , rõ nội dung khuôn khổ tranh ảnh phải đủ lớn để học sinh nhìn rõ đồng thời phải có tính thẩm mỹ cao - Cần phân loại trực quan theo trọng tâm bài dạy Bài dạy yêu cầu cao về hình dáng hay bố cục đậm nhạt, màu sắc…tuy nhiên ở đồ dùng dạy học Mĩ thuật thì các ngôn ngữ trên kết hợp hài hòa tạo nên một tổng thể, vậy cần phải sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao? - Giáo viên cần sử dụng đúng thời điểm có đối chiếu để làm rõ nội dung đề tài .Cùng một đề tài có nhiều cách thể hiện tranh cũng phải phong phú. Giáo viên trình bày đồ dùng cũng cần có trình tự rõ ràng, sắp xếp khoa học ngay ngắn ở nơi dễ nhìn. - Giáo viên cần chuẩn bị: - Tranh vẽ đa dạng về đề tài, thể loại, cách vẽ - Tranh minh họa một đề tài có nhiều tranh vẽ khác nhau về bố cục hình tượng và màu sắc. - Bài của học sinh năm trước để động viên khích lệ các em. - Hình vẽ minh họa các bước vẽ tranh ,hình mảng, hình tượng và vẽ màu. - Có thể cho học sinh xem thêm ảnh chụp phong cảnh đẹp, các con vật… trong thực tế. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 15 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật - Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và có kế hoạch chuẩn bị thường xuyên như sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ…đảm bảo cho giờ dạy phong phú chất lượng cao. - Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu để học sinh nhận thức tốt hơn bài học và suy nghĩ liên hệ với thực tế cuộc sống. - Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài dạy và có kế hoạch chuẩn bị thường xuyên như sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ làm tài liệu cần thiết phục vụ cho giờ học, đảm bảo cho giờ dạy phong phú đạt chất lượng hiệu quả cao. - Giáo viên cần xác định dược mục tiêu bài học, chuẩn kiến thức cần đạt đối với từng bài học cụ thể, từng khối lớp để có thiết kế bài dạy phù hợp vói từng đối tượng học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi tránh tình trạng kiến thức quá nặng hoặc hạ thấp yêu cầu so với chuẩn. - Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ứng dụng của công nghệ thông tin đã dần được áp dụng sâu rộng trong giảng dạy. Đồ dùng dạy học ngày nay không chỉ đơn thuần là tranh ảnh vật mẫu hoặc các đồ dùng tự làm. Đồ dùng dạy học được trang bị hiện đại và được chẩn bị trước giờ lên lớp giúp giáo viên đỡ giảng giải nhiều bớt đi các thao tác thừa, tốn thời gian trên lớp. Mặt khác việc sử dụng phương tiện dạy học hợp lý, phương pháp dạy học trực quan được phát huy cao độ, tuy nhiên trong việc sử dụng phương tiện dạy học tôi nhận thấy: Đồ dùng dạy học chỉ là phương tiện để mục tiêu bài giảng do đó không nên quá lạm dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đối với các giờ dạy có sử dụng phần mềm microsoft cho thấy khi trình chiếu bài giảng điện tử nếu giáo viên quá lạm dụng các hiệu ứng tính năng tạo ra các dòng chữ chạy nhảy nhiều, các hình động không liên quan đến nội dung bài học như vậy không phù hợp với tính chất sư phạm. Hình ảnh đồ họa mất nhiều thời gian không có tính khả thi, nội dung bài giảng thiếu ý đồ khái quát hạn chế Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 16 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật tính tích cực suy nghĩ, sáng tạo... Màu sắc cần hài hoà trang nhã, không loè loẹt, nên sử dụng thống nhất màu nền và hiệu ứng hình ảnh để tiện cho việc theo dõi bài của học sinh vì đây chỉ là phương tiện phục vụ cho bài giảng chứ không phải trình chiếu các ứng dụng của công nghệ thông tin. Do đó tôi đã kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học có sử dụng các thiết bị các hiện đại, giúp cho giờ học sôi nổi đạt hiệu quả cao. Để dạy tốt môn học Mĩ Thuật nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ. ngoài những đồ dùng trực quan phục vụ cho nội dung kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn học giáo viên cũng cần chú ý đến đồ dùng phục vụ cho dạy tích hợp bảo vệ môi trường. Dạy học ở tiểu học trực quan là rất cần thiết. Đối với học sinh tiểu học nhận thức của các em đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng do đó giáo viên cần chuẩn bị các tranh ảnh vật dụng đủ to, hình ảnh rõ ràng, điển hình, nội dung tranh, ảnh cần dễ hiểu, gần gũi với nội dung bài học và phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với từng bài dạy ở mỗi khối lớp. Đối với các loại bài có áp dụng tích hợp bảo vệ môi trường, giáo viên cần chú ý phân bổ thời gian để không ảnh hưởng đến việc cung cấp kiến thức bộ môn và rèn luyện kỹ năng vẽ của học sinh. Đồ dùng cần đưa đúng thời điểm và liên hệ một cách nhẹ nhàng tránh gượng ép làm ảnh hưởng đến tiến trình chung của giờ dạy . Giáo viên cần nắm vững nội dung tích hợp bảo vệ môi trường theo thông tư của bộ giáo dục ban hành Mức độ tích hợp giáo dục môi trường trong môn Mĩ thuật Có 3 mức độ có thể tích hợp 1 Tích hợp toàn phần 2. tích hợp ở mức độ bộ phận Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 17 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật 3. Tích hợp ở mức độ liên hệ Căn cứ vào nội dung, chương trình ở cáclớp 1,2,3,4,5 hãy thực hiện: - Xác định các bài Mĩ Thuật có khả năng tích hợp bảo vệ môi trường. - Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường của các bài đó theo mẫu. Nội dung tích hợp, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lớp 1 bao gồm: - Giáo dục học sinh yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây,có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. -Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật. - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường. Dạng bài / bài Mục tiêu Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 18 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật Kiến thức ( biết ) Thái độ tình Kĩ Mức độ cảm năng tích hợp hành vi Thực vật - Một vài loại quả - Yêu mến vẻ (có 6 tiết) Vẽ, nặn, cây thường gặp và sự đẹp của các xé dán, đa dạng của thực vật quả,cây - Một số vai trò của Bài(6,7,10,15,16,20) thực vậtđối với con cây, hoa, trái - Có ý thúc bảo vệ vẻ đẹp Biết người. của thiên chăm - Một số biện pháp nhiên Liên hệ sóc cây cơ bản bảo vệ thực vật Động vật - Một số loài vật (có 4 tiết )Nặn vẽ thường gặp và sự đa xé dán con vật: Bài dạng của động vật. - Yêumến các Biết 13, 19, 22, 23 - Quan hệ giữa động con vật chăm vật và con người - Yêu quý và trong cuộc sống hàng bảo vệ con ngày. sóc vật nuôi Liên hệ vật - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ động vật Vẽ tranh Yêu mến cảh Biết đẹp thiên giữ (Bài: 17, 21, 24, 26, - Thiên nhiên là môi nhiên có ý cảnh Bộ 29, 31 33) trường sống và làm thức giữ gìn quan phận việc của con người môi trường môi cảnh (7 tiết) phong - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 19 - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ Thuật - Một số biện pháp trường cơ bản BVMT thiên nhiên Nội dung tích hợp, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lớp 2 bao gồm: - Giáo dục học sinh yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây,có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. - Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật. - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường. Dạng bài / bài Mục tiêu Kiến thức ( biết ) Thái độ tình cảm Mức độ Kĩ tích hợp năng hành vi Động vật (có 5 tiết) - Một số loài vật Nặn vẽ xé dán con thường gặp và sự đa vật:Bài dạng của động vật. - Yêu mến Biết 5,16,21,24,29 - Quan hệ giữa động các con vật chăm vật và con người - Có ý thức sóc vật trong cuộc sống hàng chăm sóc vật ngày. nuôi Liên hệ nuôi - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh Vẽ tranh phong (có - Vẻ đẹp của thiên Yêu mếncảnh Tham 10 tiết ) đẹp thiên gia bảo ( Bài: 3, 4, 9, 10, - Mối quan hệ giữa nhiên có ý vệ cảnh Bộ 13, 20, 23, 26, 30, thiên nhiên và con thức giữ gìn nhiên Việt Nam quan Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật - 20 - phận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan