Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giảng dạy hệ thống làm mát bằng powerpoint...

Tài liệu Skkn giảng dạy hệ thống làm mát bằng powerpoint

.DOC
17
282
78

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG POWERPOINT Người thực hiện :Lê Thị Hạnh Chức vụ :Giáo viên SKKN môn: Công nghệ THANH HOÁ ,NĂM 2013 Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 0 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1/- Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của công nghệ là quá trình lao động kĩ thuật của con người.Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người.Khi nghiên cứu về kĩ thuật công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người ,với xã hội,với tự nhiênvà môi trường theo quan điểm sinh học.Vì cuộc cách mạng khoa học -công nghệ đang đưa đến cho nhân loại với những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường :Tài nguyên bị cạn kiệt ,môi trường bị ô nhiễm... Trong quá trình giảng dạy bộ môn này,với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc các hệ thống của động cơ đốt trong còn có nhều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy,sự tiếp thu của học sinh .Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay các trường đều chưa có đủ các mô hình thực tế của đông cơ nhưng lại được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứngvới dạy học theo công nghệ hiện đại như máy chiếu đa năng ,máy chiếu vật thể ,máy tínhphục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất phù hợp. Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vong đề tài tài này sớm tìm ra nhữnh giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong được tốt hơn.Với môn công nghệ 11 phần động cơ đốt trong gắn liền với các khái niệm ,cấu tạo và nguyên lí làm việc của các cơ cấu ,của các hệ thống .Một bước rất quan trọng để hình thành khái niệm và nguyên lí hoạt động của các hệ thống là dẫn dắt học sinh đi từ trừu tượng đến trực quan sinh động vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng là rất quan trọng.Nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng,phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 1 3/- Đối tượng nghiên cứu và khảo sát: Đối với bộ môn Công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những thành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý học sinh và đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ. Do đó môn Công nghệ trong trường THPT chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng về: + Các dạng nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, như vật liệu cơ khí, vật liệu kỹ thuật điện, năng lượng dầu mỏ(xăng, dầu...), điện năng, cơ năng, bản vẽ kỹ thuật. + Các phương tiện kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và cách sử dụng chúng, như các dụng cụ cầm tay, các loại dụng cụ đo và kiểm tra, các loại máy móc - thiết bị kỹ thuật.... + Các quá trình kỹ thuật - công nghệ điển hình trong sản xuất công nghiệp, như quá trình truyền và biến đổi các dạng chuyển động và năng lượng, quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, các quá trình và phương pháp gia công vật liệu kỹ thuật, quá trình thu phát năng lượng điện từ... Như vậy đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau trong sản xuất công nghiệp (cơ khí, động lực, điện kỹ thuật, điện tử...) Nội dung và mức độ phản ánh những đối tượng trên được thể hiện trong chương trình và hệ thống tài liệu giáo khoa của môn học. Chúng được lựa chọn và sắp xếp thành các phân môn cụ thể đó là: + Vẽ kỹ thuật - Gia công vật liệu - Động cơ đốt trong Chương trình lớp 11. + Kỹ thuật điện - Điện tử. Chương trình lớp 12. Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài là kinh nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số Hệ thống của động cơ đốt trong phạm vi từ Bài 25 đến Bài 30 Môn Công nghệ lớp 11(Các bài này thuộc Chương 6:Cấu tạo động cơ đốt trong) Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 2 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung về nguyên lý hoạt động của các hệ thống ở động cơ đốt trong vì nó rất trìu tượng không nhìn thấy được. Đây cũng là những kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu trong các hệ thống. Khi giảng dạy bài này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để: + Học sinh nắm được cấu tạo chung của hệ thống, hiểu được các sơ đồ khối của các hệ thống, từ đó tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của các hệ thống. + Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế. Phần II NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương I: Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn 1/- Cơ sở khoa học của đề tài. Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” , hướng tới công cuộc: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng. * Phương pháp đặc trưng của bộ môn: - Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc : “Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 3 2/- Cơ sở thực tiễn của đề tài này. a. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu: Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làm cho học sinh rất khó hình dung ra nguyên lý hoạt động của các hệ thống . Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ SGK sẽ không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề. Không hiểu được quá trình chuyển động của các hệ thống như thế nào, Không hiểu được sự biến đổi năng lượng trong quá trình tiếp cận với kiến thức kỹ thuật. * Ưu điểm: Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy học ở mức độ cao, dễ thực hiện. * Hạn chế: - Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể. - Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động đặc biệt việc khó tưởng tượng quá trình hoạt động của các hệ thống. - Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài. Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy các hệ thống của động cơ đốt trong giúp cho các em học sinh tiếp cận cấu tạo, nguyên lý của các hệ thống này một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp của mình về hướng tiếp cận cấu tạo và nghiên cứu nguyên lý làm việc các hệ thống của Động cơ đốt trong dành cho học sinh lớp 11 THPT. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 4 b/ Đề xuất hướng dạy mở. - Dùng POWERPOINT để thiết kế và trình chiếu bài giảng. - Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng như cấu tạo chung của các hệ thống - Cho học sinh quan sát phim hoạt hình, mô phỏng hoạt động của các hệ thống để nắm được nguyên lý hoạt động Chương II Những căn cứ để xây dựng nội dung đề tài 1/- Căn cứ vào chương trình tài liệu: Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 các bài từ 25 đến bài 30 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban nhìn chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được. Khi trình bày nguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức đều là trừu tượng, vì không nhìn thấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do vậy khiến học sinh khó tiếp thu bài. 2/- Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường: Hiện nay với trường THPT Thạch Thành I có điều kiện thuận lợi là có máy chiếu đa năng, máy tính sách tay, máy chiếu vật thể,có các phòng chuyên dùng cho việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử và 1 nhân viên phụ tá cho việc dạy lưu động ở các lớp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin với bài giảng là rất thuận lợi. Nhưng với 1 trường THPT chỉ có 2 bộ thiết bị như vậy là ít chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của công tác giảng dạy vì còn nhiều tiết trùng nhau không thực hiện được, Vì vậy cần phải trang bị thêm thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 3/ Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là HS ở vùng nông thôn nông nghiệp thuần tuý. Trình độ nhận thức các em không đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa bàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 5 Như vậy việc áp dụng phương pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới và quá trình quan sát các hình động sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, giúp cho các em được hình thành các khái niệm kỹ thuật và tiếp thu bộ môn khoa học kỹ thuật này. 4/ Căn cứ vào nội dung của từng bài dạy: Đối với từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ kiến thức trọng tâm theo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý, vì nếu chúng ta không lựa chọn phù hợp thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ đồ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trừu tượng. Chính vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy các em sẽ hiểu ngay được quá trình biến đổi năng lượng, đường đi của các hệ thống như thế nào chính là điều kiện để các em tiếp thu bài nhanh nhất, giúp cho các em nắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài. Chương III Giải pháp cụ thể của nội dung đề tài BÀI 26 :HỆ THỐNG LÀM MÁT 1/ Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước Sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 6 Giáo viên dùng sơ đồ trên giới thiệu cho học sinh về cấu tạo các bộ phận của :Hệ thống làm mát sau đó chuyển về sơ đồ khối. Dùng phương pháp vẽ trên POWERPOINT và trình chiếu Sơ đồ khối chỉ cần giới thiệu các chi tiết chính của hệ thống như sau: 1.Thân máy 8. Ống nước nối tắt về bơm 2.Nắp máy 9. Pu li và đai truyền 3.Đường nước nóng ra khỏi ĐC 10. Bơm nước 4.Van hằng nhiệt 11. Ống phân phối nước lạnh 5.Két nước 6.Giàn ống của két nước 7.Quạt gió Van Nhiệt Két Bơm nước làm Áo nước làm mat mát Quạt gió Sơ đồ khối hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức Giáo viên dựa vào sơ đồ khối dùng các câu hỏi để cho học sinh trả lời và tìm được nhiệm vụ của các chi tiết chính trong hệ thống làm mát cụ thể như sau: - Bơm nước: Tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống. - Áo nước: Chứa nước để thu nhiệt của các chi tiết cần làm mát. - Két làm mát: Làm mát cho nước nóng từ trong áo nước chuyển ra. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 7 - Van hằng nhiệt: Dùng để điều chỉnh nước theo nhiệt độ đi tắt về bơm, qua két làm mát hoặc cả 2 đường. - Quạt gió làm tăng tốc độ làm mát của két nước. - Pu livà đai truyền :truyền mô mem từ trục của bơm nước sang trục của bơm dầu - Thân máy và nắp máy :Là hai chi tiết cần được làm mát 2/ Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước: Giáo viên giới thiệu 3 trường hợp hoạt động của hệ thống làm mát như sau: Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 8 Hình động hoạt động của hệ thống làm mát ở 3 chế độ khác nhau Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn quan sát chuyển động của hệ thống theo ba màu của mũi tên thể hiện 3 chế độ làm việc của hệ thống. Sau đó Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động của hệ thống theo sơ đồ khối sử dụng hiệu ứng trên POWERPOINT trình chiếu trong từng trường hợp: + Trường hợp thứ nhất: Khi động cơ mới nổ máy (Nhiệt độ nước < 750 ) Đường dẫn chuyển động của các mũi tên nhỏ màu xanh để thể hiện đường đi của nước làm mát. Khi học sinh quan sát chuyển động sẽ dễ dàng nêu được nguyên lý hoạt động. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 9 Van Nhiệt Bơm nước Két làm Áo nước làm mát mát Quạt gió Mô phỏng 1: Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước < 750 C + Trường hợp 2 Khi nhiệt độ nước =750 C van nhiệt mở một phần nước đi theo đường nước chính qua két làm mát rồi trở về bơm. Đồng thời một phần nước đi theo đường nước phụ về Bơm. Bơm lại đưa nước đã được làm mát lên áo nước trong thân máy và nắp máy để tiếp tục làm mát cho động cơ. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 10 Van Nhiệt Két Bơm nước làm mát Áo nước làm mát Quạt gió Mô phỏng 2: Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước =750 C + Trường hợp 3 khi nhiệt độ > 750 C Van nhiệt đóng hoàn toàn đường nước phụ mở đường nước chính toàn bộ nước được đưa qua Két làm mát được Quạt gió làm mát rồi trở về Bơm . Sơ đồ khối chuyển động của nước như sau: Van Nhiệt Bơm nước Két Áo nước làm mát làm mát Quạt gió Mô phỏng 3: Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước > 750 C Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 11 Kết luận: Khi động cơ làm việc nước trong áo nước nóng dần lên - Khi nhiệt độ trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước (<75 0C ) van nhiệt đóng đường nước chính về két làm mát, mở đường nước phụ nước đi tắt về bơm rồi đi vào áo nước. - Khi nhiệt độ nước trong áo nước gần đến giới hạn định trước (=75 0C ) van nhiệt mở cả 2 đường để nước vừa chảy qua két được làm mát, vừa đi qua đường nước tắt chảy về bơm rồi được đưa đến các áo nước. - Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước ( >75 0C ), Van nhiệt đóng hoàn toàn đường nước phụ, mở đường nước chính toàn bộ nước nóng đi qua Két làm mát được quạt gió làm mát rồi được bơm hút đưa trở lại áo nước của động cơ. PHẦN III Kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất 1/- Kết quả khảo nghiệm So sánh với kết quả những năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vào bài giảng về các hệ thống của động cơ đốt trong tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trìu tượng khi tìm hiểu cấu tạo và đặc biệt là nguyên lý hoạt động của hệ thống. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, học sinh hiểu ngay bài trên lớp. Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học này với 2 lớp đó là 11B7 và 11B8 như sau: + Lớp 11B7 dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu Hệ thống làm mát mà chỉ sử dụng tranh vẽ, quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu nguyên lý hoạt động theo 3 trường hợp, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được phần nguyên lý hoạt động của hệ thống. + Lớp 11B8 dạy bằng máy chiếu mô phỏng Nguyên lý hoạt động của Hệ thống làm mát theo 3 trường hợp . Giáo viên chỉ cần giới thiệu chuyển động kết hợp Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 12 với giải thích các trường hợp sau đó đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nêu nguyên lý hoạt động của hệ thống. Học sinh trình bày ngay được nguyên lý hoạt động của hệ thống, mặc dù học sinh của lớp 11B8 có khả năng nhận thức thấp hơn lớp 11B7. Sau khi dạy bài xong tôi tiến hành kiểm tra 15 phút đối với cả 2 lớp và thu được kết quả sau: Lớp Sĩ số 11B7 40 11B8 50 Điểm 910 % 10 (25%) 20 (40%) Điểm 7-8 Điểm 5-6 % % 20 (50%) 25 ( 50%) 10 (25%) 5 ( 10%) Điểm 3-4 % Điểm < 3 % 0 0 0 0 Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã đem lại kết quả cao hơn :Số lượng giỏi ,khá ở lớp 11B8 nhiều hơn và số lượng trung bình ít hơn so với 11B7 mặc dù 11B7 khả năng nhận thức cao hơn 11B8. Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy, với các lớp có nhận thức thấp hơn thì việc giảng dạy phần nguyên lý hoạt động là rất trìu tượng và khó hiểu, nếu ta ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng thì sẽ giúp cho các em dễ dàng hiểu bài hơn. Tất cả các bài từ 27 đến 30 tôi đều sử dụng máy chiếu để giảng dạy cho các lớp thấy rằng các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp. 2/- Những kiến nghị đề xuất. a/ Đối với người dạy và người học. - Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò. Đối với học sinh : - Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên ( Đọc trước nội dung theo Hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra). - Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo (Giáo viên giới thiệu). Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 13 - Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực , sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy. Đối với giáo viên: - Phải đầu tư soạn Giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và kiến thức cũng như kỹ năng của mình. - Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của HS . - Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu Giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án. b/ Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn. - Dạy học Công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau: a. Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm, mô hình. b. Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy. c. Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên. d. Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh. e. Đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng, máy tính để giảng dạy Giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng. Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 14 KẾT LUẬN CHUNG Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT Thạch Thành I với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của học sinh và phương pháp dạy học cũ tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phân môn Chế tạo cơ khí - Động cơ đốt trong. Đặc biệt là giảng dạy phần nội dung cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống của động cơ đốt trong. Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư liệu trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ với hình thức áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm của bản thân trên thực tế còn ít ỏi. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận được với các hệ thống một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên này. Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá ,ngày 28 tháng 3 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết ,không sao chép nội dung của người khác LÊ THỊ HẠNH PHỤ LỤC Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 15 Trang Phần I:Phần mởđầu 1 Phần II:Nội dung đề tài Chương I:Cơ Sở khoa học và cơ sở thực tiễn 3 Chương II:Những căn cứ để xây dựng nội dung đề tài 5 ChươngIII:Giải pháp cụ thể của nội dung đề tài 6 Phần III:Kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất Lê Thị Hạnh -Trường THPH Thạch Thành I 11 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan