Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ tập làm văn lớp 5 ở trường ti...

Tài liệu Skkn giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ tập làm văn lớp 5 ở trường tiểu học

.PDF
13
830
68

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC" CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số………………………………………………………. 1. Tên sáng kíên: “Giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tập làm văn lớp 5 ở Trường Tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học (Phân môn Tập làm văn). 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục Tiểu học ở nước ta là: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. (Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung- 2009). Chính vì vậy, người thầy cần phải kích thích ham muốn học tập của học sinh. Horaceman đã từng nói: “Một ông thầy mà không dạy cho học sinh được ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. Muốn vậy người giáo viên cần phải đào sâu suy nghĩ, không ngừng trau dồi kiến thức để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Thông qua môn học này, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Các em có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ từ đó làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh mình. Tâm hồn, tình cảm càng thêm phong phú. Đó là những nhân tố góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ thơ. Mấy năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức trong một tiết học Tập làm văn để tạo hứng thú cho học sinh đã mang lại hiệu quả đáng kể như : * Đối với giáo viên: 1 - Trang bị được cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Tập làm văn, phù hợp với trình độ nhận thức và phát triển của lứa tuổi học sinh từng khối lớp. Trên cơ sở đó, giáo viên đã tạo điều kiện để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng; - Luôn chuẩn bị tốt nội dung bài dạy bao gồm mục tiêu từng bài học, nội dung trọng tâm của tiết học, linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp như : phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo lớp…kết hợp với trò chơi học tập, các phương tiện dạy học hiện đại như: tiết dạy có kết hợp trình chiếu Power Point…; - Giáo viên hoàn thành tiết dạy và cung cấp đủ kiến thức cho học sinh. * Đối với học sinh: - Thông qua các hoạt động học tập, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự hướng dẫn hợp lí của giáo viên và biết khai thác các bài tập trong sách giáo khoa theo khả năng của mình; - Nắm được kiến thức cơ bản của bài học và vận dụng được vào bài viết cụ thể; - Các em có một môi trường học tập thân thiện, biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn một cách khách quan, trung thực, khiêm tốn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như sau: - Vẫn còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tập trung do sử dụng các hình thức hỗ trợ dạy học chưa phù hợp hoặc sử dụng trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhàm chán dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú, thiếu tập trung hoặc lo ra trong giờ học. Đặc biệt trong tiết học trả bài viết, các em chỉ thích biết điểm số của mình, còn đến phần sửa lỗi đã mắc, các em thường tỏ ra lúng túng và rất “ngại” sửa lỗi; - Hoạt động nhóm thường còn khô khan mang nặng tính hình thức, chỉ một em hoạt động rồi đại diện trả lời, những em khác thụ động nghe. Nguyên nhân là do nội dung cần bàn bạc không phù hợp với khả năng nhận thức của từng em trong nhóm nên không tạo cho các em hứng thú hoặc do ít khi được thảo luận nhóm nên các em không có thói quen hợp tác thảo luận; - Tiết dạy có kết hợp Power point nhưng hiệu quả chưa cao do giáo viên sử dụng chưa phù hợp gây cho học sinh sự nhàm chán, thụ động không tạo được hứng thú cho học sinh. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Nghiên cứu giải pháp này nhằm để góp phần nâng hiệu quả của đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng 2 tạo của học sinh, góp phần gây hứng thú học tập phân môn Tập làm văn cho học sinh, giúp các em tự tin trong việc lĩnh hội tri thức, củng cố và khắc sâu các tri thức đó, góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Đồng thời giúp cho giáo viên có nhiều tiết dạy đạt hiệu quả như mong muốn. - Nội dung giải pháp: * Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: “ Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh” là công việc mà nhiều giáo viên ở nhiều nơi đã làm. Tuy nhiên, vấn đề “ Về tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Tập làm văn lớp 5” được xây dựng trên cơ sở tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế ở trên để góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức là điểm mới mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả trong giải pháp này. * Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới: Để có một tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú học tập. Từ đó các em sẽ dễ dàng nắm vững được nội dung bài học. Qua một năm nghiên cứu và thực hiện, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm chủ yếu sau: - Sử dụng kết hợp nhiều hình thức học tập với tăng cường trò chơi tích cực một cách hợp lí, có sáng tạo phù hợp với từng nội dung bài học Để khắc phục tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tập trung hoặc lo ra trong giờ học, giáo viên cần lựa chọn phù hợp các phương pháp và hình thức dạy học. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi, giáo viên cần thay đổi hình thức để tạo sự hứng thú, lấy lại tâm lý, trạng thái vui tươi, có thể chơi một số trò chơi nhỏ. (Xem một số trò chơi - Phụ lục 2. Đính kèm). Chọn trò chơi để gây sự hứng thú cho học sinh cũng là một nghệ thuât bởi vì có sắp xếp hợp lí “ Học mà chơi, chơi mà học” thì hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. (Xem chi tiết ở phần I Phụ lục 1. Đính kèm). - Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhóm hiệu quả Tăng cường cho học sinh hoạt động nhóm để có cơ hội bàn bạc, nói lên ý kiến của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào tổ chức học nhóm cũng là tốt. Chỉ tổ chức học nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng, khó, cần sự hợp tác của nhiều người thì hoạt động nhóm mới thật sự cần thiết và hiệu quả. 3 Để có một hoạt động nhóm đạt hiệu quả, thì khâu chuẩn bị của giáo viên là rất quan trọng. Đối với mỗi tiết dạy, tôi đều nghiên cứu xem có nội dung nào cần phải tổ chức hoạt động nhóm và phù hợp với nhóm mấy? Tiếp theo là phải xây dựng nội dung cần thảo luận vừa sức và vừa có tính tò mò gây sự hấp dẫn học sinh, có một số câu hỏi gợi ý dự trù cho những nhóm ngẫu nhiên chỉ là học sinh trung bình mà không có học sinh khá giỏi. Với tính vừa sức và mới, học sinh sẽ rất hứng thú khi thảo luận. Cần lưu ý: Để tạo hứng thú trong tiết học Tập làm văn có hoạt động nhóm, giáo viên cần phải có khâu chuẩn bị chu đáo, phải tổ chức thường xuyên để rút kinh nghiệm và tạo cho học sinh có thói quen làm việc hợp tác. Trong hoạt động nhóm không nhất thiết phải theo quy định khuôn khổ mà luôn thay đổi, thêm vào một số tình tiết mới để gây hứng thú cho học sinh như thi đua giữa các bạn trong nhóm, khen thưởng…(Xem chi tiết ở phần II - Phụ lục 1. Đính kèm). - Phát huy tối đa và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học Tập làm văn Công nghệ thông tin trong dạy học cũng rất quan trọng vì nó dễ tạo hưng phấn cho học sinh trong tiết học. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính sư phạm thì mới đạt hiệu quả. Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tập làm văn, giáo viên cần nghiên cứu trước để lựa chọn bài dạy phù hợp, từng hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. Trong tiết học cần hướng học sinh đến việc tự làm bài và tự đánh giá nhận xét bài làm của nhau tức là phải biết phối hợp các hoạt động dạy - học từ máy chiếu và các hoạt động thực hành của học sinh tránh để xảy ra tình trạng ôm đồm kiến thức trong một tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin làm học sinh “ngộp”, không tập trung vào kiến thức chính của bài dạy hoặc không khéo sẽ rơi vào dạng biến hình thức dạy học từ “Thầy đọc, trò chép” sang “Thầy chiếu, trò chép”. Mỗi bài dạy tôi luôn lựa chon thật kĩ từ những hình ảnh đến con chữ ngay cả hình ảnh nền cho toàn bộ bài học để học sinh tiếp nhận lượng kiến thức vừa đủ, các em sẽ hứng thú với tiết học. (Xem chi tiết ở phần III – Phụ lục 1. Đính kèm). 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Từ những kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên đã được áp dụng tốt trong phân môn Tập làm văn cho bậc Tiểu học từ lớp 4 đến lớp 5 ở huyện Chợ Lách và một số trường Tiểu học khác trong các huyện bạn. 4 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: * Ý kiến của các giáo viên khi vận dụng sáng kiến: Tất cả đều cho rằng: - Học sinh thích học tiết Tập làm văn hơn khi chưa vận dụng sáng kiến này; - Lớp học sôi nổi, vui tươi hơn; học sinh nhẹ nhàng tiếp thu kiến thức nên nhớ bài lâu hơn; - Học sinh trung bình, yếu có chú ý hơn trong tiết trả bài viết nên những lỗi sai từng bước được khắc phục; tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên mà hiệu quả. * Ý kiến của tác giả: Trong năm học này tôi đã tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy phân môn Tập làm văn và đã thu được kết quả như sau: - Học sinh hứng thú hơn trong học tập, ngày càng mạnh dạn và tự tin hơn khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi; - Hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, học sinh ghi nhớ lâu những kiến thức đã học; - Chất lượng môn học tăng lên rõ rệt. (Xem số liệu so sánh – phụ lục 4. Đính kèm). 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sang kiến lần đầu (nếu có): Một số giáo viên dạy từ lớp 4 đến lớp 5 trong huyện và một số đồng nghiệp ở huyện bạn. (Xem cụ thể ở phụ lục 5. Đính kèm). 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên Tiểu học đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên, biết sử dụng công nghệ thông tin; cơ sở vật chất đủ để đáp ứng nhu cầu dạy học theo phương pháp mới. 3.8.Tài liệu kèm theo gồm: - Phụ lục 1: 01 bản (3 trang); - Phụ lục 2: 01 bản (2 trang); - Phụ lục 3: 01 bản; - Phụ lục 4: 01 bản; - Phụ lục 5: 01 bản. Bến Tre, ngày 18 tháng 3 năm 2013 5 Lê Minh Dân Trường Tiểu học Hòa Nghĩa A, huyện Chợ Lách Giáo viên 8,0đ Phụ lục 1 MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ VÍ DỤ MINH HOẠ CHO CÁC GIẢI PHÁP MỚI I. Sử dụng kết hợp nhiều hình thức học tập với tăng cường trò chơi tích cực một cách hợp lí, có sáng tạo phù hợp với từng nội dung bài học Đối với dạng bài “Hình thành kiến thức mới” để tạo hứng thú cho học sinh, trước khi vào phần cơ bản của tiết học nên cho các em tham gia trò chơi “Phóng viên” mang tính chất gợi mở để đi vào bài mới hoặc trò chơi “Đi học” để kiểm tra bài cũ… Đối với tiết Trả bài viết, tôi rất quan tâm đến tiết học này ngay từ việc giới thiệu tiết học là hoạt động tưởng như rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Một tiết học có thành công hay không, bên cạnh việc chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng của giáo viên còn phụ thuộc rất lớn vào học sinh. Chính vì vậy, việc kích thích hứng thú học tập ban đầu cho các em là vô cùng cần thiết. Cổ nhân có câu “Vạn sự khởi đầu nan”, việc làm này sẽ giúp các em tạo được hứng khởi trong các hoạt động tiếp theo. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ cách tổ chức để tạo ra một không khí vui, gây hứng thú cho các em trong tiết học. Tôi đã tìm ra được khá nhiều cách mở bài thú vị như: + Cách 1: Cho các em hát một bài hát gắn với một đề gần gũi nhất trong tiết trả bài, sau đó gợi mở cho các em nhớ và nhắc lại đề đó rồi nối tiếp nêu các đề còn lại. Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn trả bài “Tả người”, trong đó có đề: “Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ…) của em”, tôi cho các em hát bài “Tổ ấm gia đình” hoặc “Cả nhà thương nhau”, rồi gợi lại cho các em: Ai cũng có một tổ ấm gia đình. Đó là nơi ta được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mỗi người thân. Tiết trước, các em cũng viết một bài văn về người thân. Đó là đề nào?” Sau khi học sinh nêu đề: “ Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ…) của em”, tôi yêu cầu một vài em khác nối tiếp nêu những đề còn lại. + Cách 2: Cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến các vấn đề có trong tiết trả bài và yêu cầu học sinh nhớ lại từng đề. Khi dạy bài Tập làm văn trả bài “Tả cảnh”, tôi cho học sinh xem một số hình ảnh về một buổi sáng ở công viên, một cơn mưa, một ngôi nhà và hỏi: “Những hình ảnh này gợi cho em nhớ đến những đề văn nào trong tiết kiểm tra viết trước?”. + Cách 3: Cũng có thể mở đầu tiết học bằng một trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh học tập. 6 Ví dụ: Trong tiết trả bài “Tả con vật” tôi cho học sinh giải đáp một số câu hỏi về con vật có trong các bài làm của các em như: lợn, gà trống, mèo, chó…Sau đó tôi giải thích: “Chó, mèo, lợn, gà… là những con vật rất gần gũi với chúng ta. Các em hãy nhớ lại và nêu đề bài trong tiết tả con vật tiết trước.” Với những cách giới thiệu khác nhau, không tiết nào giống tiết nào, các em không bị nhàm chán, rất thích thú, hào hứng phát biểu, tạo không khí học vui, nhẹ nhàng ngay từ hoạt động đầu tiên. Ở phần viết đề bài, tôi cũng tiến hành theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Với những tiết chỉ có một đề bài như tiết trả bài “Tả con vật” chỉ có một đề: “Hãy tả một con vật mà em yêu thích” tôi chọn hình thức viết bảng, nhưng với những tiết như tiết trả bài: “Tả người”; “Tả cảnh” có từ 3 đến 4 đề hoặc giới thiệu những câu, đoạn văn hay, tôi có thể dùng bảng phụ hoặc thiết kế 1 slide trên Powerpoint. Tạo được không khí học tập vui vẻ, thoải mái như vậy các em sẽ tập trung sửa những lỗi sai của mình mắc phải và nghiêm túc khắc phục ở những bài văn sau. ( Xem một số câu, đoạn văn hay - Phụ lục 3. Đính kèm). II. Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhóm hiệu quả Ví dụ: Khi dạy bài “Lập chương trình hoạt động” Để giúp học sinh hứng thú trong việc tìm ra kiến thức mới giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo số thứ tự của từng hoạt động rồi thực hiện yêu cầu thảo luận và trình bày kết quả. Dựa vào kết quả của học sinh đã tìm được giáo viên chốt lại kiến thức. Như thế học sinh sẽ rất hào hứng vì các em nghĩ rằng tự mình đã tìm ra kiến thức. Hoặc khi dạy các bài có nội dung ôn tập kiến thức cũ giáo viên cũng nên tổ chức cho các em các hình thức như: Đố vui, hái hoa học tập hoặc thảo luận nhóm đôi. Việc thay đổi hình thức tổ chức trong giờ học Tập làm văn, đặc biệt là hoạt động nhóm cũng góp phần giúp các em hứng thú, tự tin và nhớ kiến thức lâu hơn. III. Phát huy tối đa và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học Tập làm văn Ví dụ: Khi dạy các bài ôn tập về tả cảnh, tả người, tả cây cối… Giáo viên nên sử dụng hình ảnh giúp học sinh trực quan để lập nên dàn bài chi tiết và tin tưởng vào kết quả vừa tìm được, từ đó giúp cho các em tập trung và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học. Giáo viên thay đổi các hình ảnh phù hợp để tránh làm học sinh quen mắt và nhàm chán, giúp các em hứng thú hơn trong tiết học. Nhưng khi đã lập xong dàn bài thì không nên lạm dụng máy chiếu nữa mà nên để học sinh thao tác thực hành, dùng từ, đặt câu hoàn chỉnh. Khi đó các em sẽ không cảm thấy mệt mỏi vì phải ngồi nhìn, ngồi nghe quá lâu. Tạo không gian lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp. Thỉnh thoảng cũng nên thay đổi không gian học tập. 7 Ví dụ: Xếp bàn theo hình chữ U, tổ chức tiết học ngoài trời để quan sát cây cối… Nói chung chương trình dạy học Tập làm văn cả năm của một lớp thì rất phong phú, đa dạng. Chúng ta nghiên cứu cho mỗi tiết dạy, tạo mọi điều kiện sử dụng phương pháp và hình thức phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn tạo nên sự hứng thú, kích thích các em say mê học tập. Có hứng thú, say mê học tập thì các em mới tiếp thu bài tốt. 8 Phụ lục 2 MỘT SỐ TRÒ CHƠI 1. Trò chơi “Hộp thư chạy” a. Mục đích: - Cung cấp cho học sinh một số ý, từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập trung. - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh. b. Chuẩn bị: - 1 hộp thư - Câu hỏi liên quan đến bài đang học. c. Cách tổ chức: Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi. Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục. Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi thường tổ chức "Hộp thư chạy". Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi học sinh phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trò chơi. 2. Trò chơi “Thi đố bạn” Đối với các tiết học hướng dẫn học sinh trình bày miệng, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thi đố bạn” a. Mục đích : Giúp học sinh hình thành bài văn có hệ thống, tập tác phong nhanh nhẹn. b. Chuẩn bị : - Một bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. - Một số băng giấy đã viết sẵn các câu văn trong đoạn văn trên. c. Cách tổ chức : Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi: Mỗi tổ chuẩn bị từ hai đến ba đoạn văn mẫu, trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Tổ này đọc đoạn văn của tổ mình, yêu cầu tổ 9 bạn nêu biện pháp nghệ thuật mà tổ đã sử dụng trong đoạn văn đó. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là hình ảnh so sánh, nhân hóa, cách so sánh, tác dụng của nó. Cứ như vậy đến tổ khác lên đọc đoạn văn rồi mời tổ bạn tìm và nhận xét. Đội nào nói đúng, nhanh là thắng cuộc. 3.Trò chơi “Tuyển chọn biên tập viên” Đối với những tiết trả bài viết, tôi thường tổ chức cho các em trò chơi “Tập phát hiện câu” hay “Tuyển chọn biên tập viên” a. Mục đích : - Luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa câu sai thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác. - Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai quy tắc. b. Chuẩn bị : - Ghi lại một số câu sai ngữ pháp trong bài làm hoặc một số câu viết chưa có hình ảnh. - Chép các câu sai vào một mảnh giấy nhỏ gấp lại bỏ vào hộp của tổ. - Giấy, bút. c. Cách tiến hành : - Yêu cầu : Đọc kỹ câu sai, xác định rõ nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng ngữ pháp (chỉ được thay đổi 2-3 từ, không viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của câu cũ), chữa lại bằng nhiều cách thì càng tốt trong thời gian cho phép hoặc viết câu lại cho có hình ảnh. VD: Sóng biển vỗ Thuyền đang lướt sóng - Quản trò điều khiển cho thực hiện theo kiểu tiếp sức: tổ 1 đến tổ 2, tổ 3. - Giáo viên và cả lớp nghe từng nhóm đọc kết quả để đánh giá cho điểm. Kết thúc cuộc thi giáo viên cộng điểm đạt được của từng nhóm (cá nhân) và công bố kết quả người (nhóm) có điểm cao nhất được tuyển chọn làm “Biên tập viên”. 10 Phụ lục 3 MỘT SỐ CÂU VĂN, ĐOẠN VĂN HAY 1. Trước tầm nhìn của em, cánh đồng trải dài mênh mông với một màu xanh ngút ngàn vẫn đang im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. (Tả cánh đồng lúa chín - Huỳnh Thái). 2. Nhánh sông Sài Gòn chảy qua lưu vực chợ Bình Dương, mọi người ở đây vẫn quen gọi là sông Bạch Đằng. Dòng sông hiền hòa uốn lượn sau chợ Thủ Dầu Một trông như một dải lụa đào mềm mại. (Tả dòng sông - Trần Đình Duy) 3. Mỗi búp huệ nhìn từ xa như những hạt ngọc thon thon, xinh xinh bằng đầu ngón tay út của thiếu nữ. Trên mỗi cành huệ có búp xoè nở, búp thì he hé mỉmcười còn những búp ở ngọn thì vẫn ôm sát vào nhau đợi chờ. (Tả một loài hoa mà em yêu thích – Lâm Gia Nghi). Phụ lục 4 Số liệu so sánh như sau Kết quả khảo sát chất lượng phân môn Tập làm văn NĂM HỌC GIỎI SL TL(%) SL KHÁ TL(%) TRUNG BÌNH SL TL(%) SL YẾU TL(%) 2011 – 2012 17/38 44.7 15/38 39.5 5/38 13.2 1/38 2.6 2012 – 2013 9/18 50.0 8/18 44.4 1/18 5.6 0 0 11 Phụ lục 5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh 1 Nguyễn Bá Khương 1974 Trường TH Hòa Nghĩa AChợ Lách Giáo viên Nơi công tác hoặc nơi thường trú Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ CĐTH Tham gia áp dụng giải pháp mới Giáo viên CĐTH Tham gia áp dụng giải pháp mới Giáo viên ĐHTH Tham gia áp dụng giải pháp mới 2 Ngô Ngọc Diễm 1978 Trường TH Thị Trấn Chợ Lách 3 Nguyễn Văn Trí 1972 Trường TH Hòa Nghĩa B - Chợ Lách 1970 Trường TH Nhuận Phú Tân 1 - Mỏ Cày Bắc Giáo viên Giáo viên ĐHTH Tham gia áp dụng giải pháp mới Giáo viên ĐHTH Tham gia áp dụng giải pháp mới 4 Lâm Quang Tâm 5 Nguyễn Thanh Tân 1972 Trường TH Hương Mỹ 2 Mỏ Cày Nam 6 Ngô Thị Hồng Hạnh 1976 Trường TH An Phú Trung- Ba Tri ĐHTH Tham gia áp dụng giải pháp mới 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất